4 lich su dang.
4, Hội nghị TW Đảng tháng 7/1936. (Hoàn cảnh lịch sử? Nội dung? Ý nghĩa?)
a) Hoàn cảnh lịch sử:
* Tình hình quốc tế:
Hậu quả trầm trọng của cuộc khủng hoảng ktế 1929 - 1933 và tình trạng tiêu điều trong các nước TBCN đã làm cho mâu thuẫn nội tại của CNTB thêm gay gắt và PT CM của quần chúng dâng cao.
- Ở một số nước, giai cấp tư sản lũng đoạn không muốn duy trì nền thống trị bằng chế độ dân chủ tư sản đại nghị như cũ, nên đã âm mưu dùng bạo lực để đàn áp phong trào đấu tranh trong nước và ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị phát động một cuộc Chiến tranh thế giới mới.
- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và thắng thế ở một số nơi như: Đức, Tây Ban Nha, Italia, Nhật Bản. => Tập đoàn phát xít cầm quyền ở Đức, Ý, Nhật đã liên kết với nhau thành Trục pháp xít Đức - Ý - Nhật, tuyên bố chống Quốc tế Cộng sản, ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới => Nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế.
Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Matxcơva (tháng 7 - 1935).
+ Đại hội xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới chưa phải là CNĐQ nói chung mà là chủ nghĩa phát xít.
+ Đề ra nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chủ nghĩa xã hội, mà là chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân thế giới.
+ Thành lập mặt trận nhân dân chống CN pháp xít ở các nước & mặt trận nhân dân chống CN đế quốc ở các nước thuộc địa.
Sự phát triển của cách mạng trên thế giới, đặc biệt công cuộc xây dựng XHCN ở Liên Xô.
Các ĐCS ra sức phấn đấu lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống chủ nghĩa phát xít (mặt trận nhân dân Tây Ban Nha, Mặt trận thống nhất chống phát xít của nhân dân Trung Quốc, Mặt trận nhân dân Pháp chống phát xít...).
+ 5/1935, Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập bao gồm ĐCS & ĐXH
+ 7/1936, Mặt trận nhân dân Pháp chống phát xít đã giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử năm 1936, dẫn đến sự ra đời của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp. =>đưa ra 1 số LS toàn bộ => Đông Dương:
* Thả tù chính trị
* Thành lập Ủy ban điều tra cục diện ở Bắc Phi & Đông Dương.
* Chính sách về cải cách đối với người lao động.
Thắng lợi đó đã tạo ra không khí chính trị thuận lợi cho cuộc đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân các nước trong hệ thống thuộc địa của đế quốc Pháp trong đó có Đông Dương.
* Tình hình trong nước:
Hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã tác động sâu sắc không những đến đời sống của những giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động, mà còn đến cả những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ.
Bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét bóc lột và khủng bố, phong trào đấu tranh của nhân dân ta, làm cho bầu không khí chính trị và kinh tế hết sức ngột ngạt.
=> Hậu quả: công nhân thất nghiệp, nông dân bị bần cùng hóa => Mọi tầng lớp xã hội đều mong muốn có những cải cách dân chủ.
Đảng Cộng sản Đông Dương đã phục hồi sau một thời kỳ đấu tranh cực kỳ gian khổ, kịp thời lãnh đạo nhân dân ta bước vào một thời kỳ mới. => Yêu cầu bức thiết về vấn đề dân sinh, dân chủ.
b) Nội dung:
- Tháng 7/1936, Hội nghị BCH TW Đảng nhận định tình hình và thông qua Nghị quyết, đặt ra yêu cầu của CM Đông Dương: đòi quyền dân chủ, dân sinh và chuyển hướng chiến lược của CM Đông Dương.
+ Xác định kẻ thù trực tiếp: không phải thực dân Pháp nói chung mà là phản động thuộc địa và tay sai, không thi hành chính sách của mặt trận nhân dân Pháp.
+ Đề ra nhiệm vụ trước mắt: chống chiến tranh, phát xít, đòi tự do, dân chủ, dân sinh, cơm áo, hòa bình.
+ Khẳng định nhiệm vụ chiến lược của CM vẫn là đánh đổ ĐQ và PK nhưng ko phải là nhiệm vụ trực tiếp.
+ Khẩu hiệu đấu tranh: tạm gác khẩu hiệu "đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập, tịch thu ruộng đất của địa chủ cho dân cày", thay bằng khẩu hiệu "tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình" vì:
Trước tình hình thế giới lúc bấy giờ nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tịch thu ruộng đất của địa chủ, chia cho dân cày nghèo không thể thực hiện được.
Với những chính sách của thực dân Pháp đã ban hành tạo điều kiện cho ta đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Trong nước do chính sách bóc lột của thực dân làm cho đời sống của nhân dân rất khổ cực nên cơm áo, hòa bình... là những đòi hỏi bức thiết.
+ Chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (3/1938 đổi tên là Mặt trận dân chủ Đông Dương).
+ Hình thức & phương pháp đấu tranh: đấu tranh hợp pháp nửa hợp pháp, công khai nửa công khai nhằm tuyên truyền tổ chức và giáo dục quần chúng, đồng thời đưa Đảng ra hoạt động hợp pháp, kết hợp đưa Đảng ra đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp & bí mật hợp pháp để khi cần rút vào hoạt động bí mật, bảo toàn lực lượng.
+ Công tác xây dựng Đảng: coi trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, sự phát triển Đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo.
c) Ý nghĩa:
Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của CM, các mối quan hệ giữa liên minh công nông và mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa PT CM Đông Dương và PT CM ở Pháp và trên thế giới.
Đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt thích hợp nhằm hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh cao hơn vì độc lập và tự do.
Nghị quyết Hội nghị đánh dấu một bước trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng, thể hiện bản lĩnh, tinh thần độc lập, sáng tạo của Đảng, mở ra một cao trào cách mạng mới trong cả nước.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro