Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 3: Tài nhân trịch thượng rồi thay tướng.

 Phần I: Châu Mùa.
Chương 3: Tài nhân trịch thượng rồi thay tướng.

Xuân phiền mấy khúc vang ca
Để rồi có cảnh vì ta máu trào
Nước trong bỗng hóa sắc màu
Vì ngày hôm ấy xuân đau mất người.

-----

   Sau buổi trà chiều, Khương Chinh Ngọc rời khỏi. Hà Quang Xuân thì nán lại chỗ Thủy Diệp vài ngày để nghe đờn, chêm hát cùng cậu, sẵn đó nghỉ ngơi sau chuyến đi dài.

   Ban đầu, Xuân Thủy chỉ muốn xả hơi một hai ngày thôi. Nhưng chắc do Thủy Diệp và Xuân Thủy lại khá hợp nhau, nên từ một hai ngày, Xuân Thủy nán lại hẳn năm ngày.

   Tại một quán ăn bên lề chợ, Xuân Thủy nhìn trời cao và thở ra. Thủy Diệp nghe thấy tiếng thở chen lẫn uể oải của Xuân Thủy, bèn hỏi:

   - Em chưa thấy ai ăn rồi thở dài như anh, mấy hôm trước còn bình thường mà nhỉ? 

   - Ngày mai anh đi, nán lại lâu quá rồi!

   Xuân Thủy đáp lời. Trong câu nói chẳng có chút nuối tiếc hay buồn bã gì cả. Vốn dĩ Xuân Thủy là du sĩ, nó là món nghề cũng là một sở thích của hắn nên tạm biệt một người bạn không phải chuyện mới mẻ gì. Bảo là tạm biệt thì nó là tạm biệt thôi, sớm muộn gì thì Xuân Thủy cũng sẽ gặp lại người bạn này, cho nên chẳng có gì đáng tiếc cả. Hắn chỉ thở dài bởi vì đã chôn chân quá lâu rồi thôi.

   Đối với Thủy Diệp, chuyện chia xa không phải chuyện buồn. Trước đây cậu đã được Giáng Danh Phương tập tành cho tâm lý cứng cáp trước những buổi tiễn biệt của anh ta rồi. Dù Thủy Diệp không phải du sĩ, nhưng bạn của cậu đa số đều là bạn xa, cho nên sau khi nán lại thì họ rời đi là chuyện thường, vì vậy tạm biệt là điều không mới mẻ gì với cậu cả.

   - Vậy anh sẽ đi đến đâu tiếp nhỉ? 

   Thủy Diệp không thuộc bản đồ địa lí của Tự Ngôn. Mà đối với Thủy Diệp thì việc này cũng chẳng quan trọng. Dù sao thì Thủy Diệp vốn chỉ muốn ở nhà và sống nốt cuộc đời mình thôi. Cũng chẳng có lí do gì bắt buộc cậu phải đi hết. 

   Hà Quang Xuân hơi mơ hồ, lờ mờ đáp:

   - Chắc là sẽ đến châu Hoán Đảo. 

   Thủy Diệp không thuộc bảng đồ địa lí của Tự Ngôn. Nhưng Thủy Diệp biết châu Hoán Đảo. Thật ra thì vốn cũng không biết. Nhưng do dạo này ở Song Thanh có vài lưu dân xuất hiện và kể về việc chạy giặc ở Hoán Đảo. Từ đó, Thủy Diệp biết đến châu Hoán Đảo. 

   Mà nói ra cũng lạ, châu Hoán Đảo vốn ở rất xa, thế mà có thể chạy đến chỗ này cũng hay. Nhưng nghĩ lại thì giặc dã khắp nơi, có chỗ níu lại mạng sống được tất nhiên phải cố chạy đến đây rồi. 

   - Em thấy dạo này có nhiều người từ chỗ đó đến đây để chạy giặc. Sao anh lại đến đó làm gì? 

    Hà Quang Xuân nhìn sắc trời đêm được điểm vào vài ánh sao làm bật lên khoảng rộng gió lộng, hơi chán chường trong lòng. Cúi đầu trả lời: 

   - Để viết sử.

   - Viết sử? 

   Thấy Thủy Diệp tỏ ý thắc mắc, Hà Quang Xuân kể:

   - Năm Tự Ngôn thứ 178, nước Hoán Đảo được hình thành sau trận chiến Máu Rơi Biển Vàng. Khi đó Hoán Đảo chỉ là một câu chuyện dã sử đối với dân chúng bởi trận đó ở ngoài biển xa, nơi mà chẳng tàu thuyền lớn nào dám bơi đến. Mãi đến năm 352, trận loạn đầu tiên của nước Hoán Đảo hình thành thì mới bắt đầu được biết đến với cái tên châu Hoán Đảo. Sau trận đó Hoán Đảo tương đối an nhiên. 

   Thủy Diệp không hiểu. Và có lẽ cậu cũng không có hứng thú để hiểu. Cậu chỉ muốn có được và biết được thứ cậu cần. Còn những trang sử kia, nên để lại cho những người tìm kiếm thì tốt hơn.

   Hà Quang Xuân thấy dáng vẻ chẳng mấy quan tâm của Thủy Diệp, cũng biết rõ cậu không có hứng thú với điều này, nên không kể tiếp nữa. Đành cười nhẹ, cho chuyện sẽ qua. 

   Sau buổi ăn trễ tạm biệt nhau. Thủy Diệp không buồn và Hà Quang Xuân đã quá quen với việc chia tay một người bạn cũng không nuối tiếc gì. Vốn dĩ, nó là chuyện thường với cả hai, nên chẳng có gì đáng buồn và nghiêm trọng với cả hai hết.

   Nhưng nói thì nói, Thủy Diệp cũng có phần chán ngán cảm giác từ biệt này. Dù sao đã quen nhau, cũng có chơi bời cùng nhau, làm sao mà cậu dễ chịu được. 

   Sáng sớm tinh mơ, vườn nhà chim rộn. Dưới hiên nhà, Thủy Diệp im lặng thẩn thờ với mớ suy nghĩ mờ mịt. Nói ra thì việc kết bạn của Thủy Diệp đa số là từ bạn xa. Thế nên sau khoảng thời gian nói chuyện, cười đùa ngắn ngủi thì ai cũng sẽ về nhà nấy. Rồi dưới hiên, chỉ còn mỗi Thủy Diệp ngồi thẩn thờ.

   Tính ra thì những người bạn của Thủy Diệp đa số đi rất nhiều. Thế mà Thủy Diệp lại chỉ dậm chân tại chỗ. Vốn Thủy Diệp không muốn đi, bởi đối với cậu, cậu muốn ở cùng ba mẹ và tận hưởng hơn. Nhưng chẳng lẽ cứ ngồi ở nhà mãi sao? 

   Chắc là không. 

   Trong đầu Thủy Diệp thoáng xuất hiện một ý nghĩ chẳng mấy giống suy nghĩ thường ngày của cậu. Thế rồi dần trở thành thứ gây vướng bận cho cậu. Bạn bè của Thủy Diệp đến thăm cậu rất nhiều, đa số bởi họ đi nhiều nên ghé đến chứ chưa hẳn là muốn đến chỗ cậu mới đi. Nhưng chỉ vì điều đó mà Thủy Diệp cứ lơ mãi thế sao?

   Giáng Danh Phương từng nói bởi vì đi, nên mới biết nhà của Thủy Diệp, mới có được những người bạn xa và hiểu được nhiều thứ hơn. Giáng Danh Phương luôn ba hoa, chê bai việc đi nhưng chẳng phải anh ta luôn rất quý trọng hành trình đó hay sao? Hơn nữa, cuối cùng dù cho Giáng Danh Phương không đi nữa. Thì chẳng phải năm nào anh ta cũng đến nhà cậu thăm hỏi hay sao? 

   Nhắc đến Giáng Danh Phương, Thủy Diệp chợt muốn đến đó. Giáng Danh Phương tuy hiểu biết nhiều do ba của anh ta là thầy, thế nhưng lại ham hơn thua. Nay tự nhiên Thủy Diệp vang Tài cùng lúc với Giáng Danh Phương, nhưng lại thuộc hạng cao hơn thì làm sao Giáng Danh Phương chịu được. Đoán chừng khi biết tin cậu đứng đầu, anh ta đã soạn câu từ để chửi cậu sau khi gặp lại nhau rồi. 

   Thủy Diệp quay ra nhìn mấy con gà mái hàng xóm đang dẫn đàn gà con đào bới cục tác cục tà, khẽ nhấp ngụp trà. Dường như đã có được câu trả lời bản thân mong muốn. 

      Ta đi trong dòng người ôn ả   
   Nghe tiếng cười đùa cả trời xa   
     Ta thương thêm những mái nhà      
Tự Ngôn Thi Ngọc đã là chính ta.
_Thi Ngọc - Nguyệt Mãn_

   -----

   Nước Kiếm Bạc, tỉnh Trâm Khuyến, thôn Nho.

   Cuối thôn Nho, dưới mái chòi, có lũ trẻ chăn trâu, nghịch phá ồn ào tận đầu thôn. 

   Giáng Duy Nhân ngồi nhìn đám trẻ vô tư đùa giỡn mà cười hiền. Thôn của ông không phải là một thôn giàu có như những thôn khác tại Trâm Khuyến. Nên trẻ con cày ruộng, chăn trâu rất nhiều. Dẫu là như thế, nhưng bọn trẻ lại rất thích học chữ, nên ông đã cất cái chòi để dạy chữ cho bọn nhỏ. Chẳng biết từ bao giờ trở thành nơi quen thuộc để bọn nhỏ tụ tập. 

   Sáng sớm tinh mơ, chiều rạng sắc tối; dần rồi cả ngày của Giáng Duy Nhân chỉ còn mấy đứa nhỏ. Chẳng lo nghĩ phiền hà, chỉ rộn tiếng cười cả khoảng trời. 

   Thủy Diệp mệt nhoài với đống hành lí mang theo. Thở hì hục nhìn khung cảnh xung quanh, trước mắt cậu là căn nhà lá sơ xác giữa đồng lúa vàng ươm, trước cửa nhà là cái chõng tre cùng mâm trà đơn sơ. Sau khi nhìn rõ khung cảnh, Thủy Diệp mới thở nhẹ ra được một hơi. Vội vàng đi đến căn nhà lá. 

   Thủy Diệp hơi khó tin nhẹ vì khung cảnh này. Bởi trước giờ, Giáng Danh Phương ăn mặc rất sạch sẽ, hơn nữa cũng chẳng thấy trong người hết tiền bao giờ. Vậy mà nay, khi đến Kiếm Bạc tìm nhà của Giáng Danh Phương, lại được người trong thôn chỉ tới căn nhà lá này. Vậy cái gia tài đồ sộ mà ba cậu kể khi nói về ba của Giáng Danh Phương đâu?

   Cậu bước đến gần cái chõng tre, nhẹ giọng hỏi:

   - Có ai ở trong không? 

   Sau lời gọi, là sự im lặng bao trùm khung cảnh xung quanh. Thủy Diệp hoang mang, có phải Giáng Danh Phương chơi khăm cậu không vậy? Tại sao chẳng có ai ở đây? 

   Đang loay hoay chẳng biết nên làm gì, thì từ xa có một đứa trẻ đi đến. Kêu lớn: 

   - *Ngài là ai? 

*Ngài tức người.

   Thủy Diệp quay ra. Dường như tìm thấy được người cứu giúp bản thân. Thế là vội vã đi đến gần chỗ bé gái. Cậu khuỵu gối để tầm nhìn của mình bằng với chiều cao của đứa bé, sau đó mới hỏi:

   - Em có biết nhà Giáng Danh Phương ở đâu không? Anh muốn tìm bạn, nhưng không tìm thấy được. 

   Đứa nhỏ nhìn Thủy Diệp, hơi nghi ngờ. Nhìn vòng vòng, hỏi:

   - Ngài biết cha của anh ấy là ai *nỏ? 

*Nỏ = Không.

   Thủy Diệp phải mất một lúc để xác nhận cô bé đang nói gì. Sau đó đáp:

   - Là chú Nhân, thầy của mấy đứa đúng không?

   Cô bé là người Kiếm Bạc, nên khi nghe Thủy Diệp nói thì hơi nhăn mặt không hiểu. Tất nhiên là không hiểu, bởi Thủy Diệp không phải người ở nước nó, giọng nói không phải phương ngữ chỗ nó, tất nhiên khó hiểu chuyện thường. Dường như Thủy Diệp cũng nhận ra điều này, thế là cố lục lại trí nhớ, ráng nói ra những từ phương ngữ mà Giáng Danh Phương thường dùng để giải thích mất một lúc lâu. May sao cuối cùng cô bé cũng hiểu. 

   Vũ Bích - cô bé hỏi chuyện Thủy Diệp vẫn còn nghi ngờ về cậu. Thế nhưng, cô bé nghĩ ngợi một hồi, nhớ rằng anh Phương của cô bé đi rất nhiều nơi, nên có lẽ là bạn thật. Thế là dẫn Thủy Diệp đến nhà của Giáng Duy Nhân. 

   Vũ Bích dẫn Thủy Diệp đi qua đồng lúa sau căn chòi, qua thôn Thiệt. Trong thôn ấy, nhà cửa đa số là nhà sàn, nửa trên đất, nửa dưới sông. Trông thì không mấy giàu có, nhưng nhìn mấy cô dì ngồi trước cửa tám vặt cùng mấy lớp vàng đắp lên cả người thì cậu buột phải nghĩ lại. Song Thanh không phải một nước giàu có. Thế nên cái cảnh đeo trang sức khắp người này làm cho cậu hơi choáng mất một hồi. Cậu đã tự hỏi rằng cái giàu kia khác cái giàu ở Song Thanh như thế nào, nay được nhìn thấy lại chẳng dám tin. Đúng là không đi thì không mở mang tầm mắt được.

   Hôm ấy, Thủy Diệp cũng đã đấu tranh về việc không đi xa. Vì đường dài hiểm trở, lạc đường hay cướp bóc, quân xấu xa hay không ra gì cũng khó mà thiếu được. Nhưng bởi vì muốn thử, cuối cùng vẫn quyết định đi. Ba mẹ của Thủy Diệp nghe tin cũng không mấy vừa lòng. Bởi bản thân đi đến đâu Thủy Diệp còn chẳng biết, sao hai người họ dám để con mình đi xa? Nhưng cuối cùng thì ba mẹ của Thủy Diệp vẫn thua tính cố chấp của cậu, đành lòng để con làm theo ý con. 

   Ba ngày đầu tiên, Thủy Diệp đi khơi khơi chẳng biết nên dừng ở đâu hay chọn điểm đến là nơi nào. Sau khi mệt nhoài, suy nghĩ mất một lúc, cuối cùng quyết định đến nhà Giáng Danh Phương để tìm anh ta. Có anh ta, biết đâu sẽ được chỉ dẫn cho mấy tỉnh, mấy nước tốt đẹp để cậu đi. Nghĩ xong, cậu tìm mua một tấm bản đồ lớn và tìm kiếm nhà của Giáng Danh Phương ngay. 

   Một ngày, hai ngày rồi kéo dài đến tận ba tháng. Sau khi Thủy Diệp đã chịu gian nan, hiểm trở một cách khó nhằn thì cuối cùng cũng tìm thấy nhà của Giáng Danh Phương. 

   Trước cửa căn nhà sàn tối màu, Giáng Duy Nhân ngồi cùng mâm trà nóng và dĩa bánh ngọt, lai rai nhâm nhi chiều chạng vạng. Ông quay ra, nhìn thấy Vũ Bích cùng Thủy Diệp đi đến. Ông lên tiếng hỏi: 

   - Cậu trai này là ai?

   Vũ Bích gãi gãi đầu, nhảy lên nhà ngồi sau lưng Giáng Duy Nhân. Đáp:

   - Chú ni bảo quen anh Phương! 

*Ni = này.

   Giáng Duy Nhân nhìn Thủy Diệp từ trên xuống dưới một lượt. Nhớ lại mấy người từng ghé nhà, cuối cùng nhẹ giọng hỏi: 

   - Cậu là con trai của Diệp đúng *nỏ?

*nỏ = không.

   Thủy Diệp lờ mờ nhớ khi nhỏ, ba của cậu có đi đến nhà Giáng Danh Phương. Bắt được cớ, nhanh miệng thưa thốt:

   - Dạ thưa chú, đúng rồi ạ! 

   Giáng Duy Nhân cười hiền: 

   - Ngồi xuống rồi nói!

   Giáng Duy Nhân - ba của Giáng Danh Phương là người đọc sách. Nên ăn nói rất dễ nghe, thêm phần do tâm ông đẹp nên gương mặt cũng rất hiền từ. Ông sống rất đơn giản, ngày hai bình trà, một lũ trẻ là đủ để ông vui. Khách đến nhà, ông cũng không ba hoa mình có tiền nong, chỉ nhẹ mời họ tách trà, miếng bánh để cho thân thiết thay vì mấy món sơn hào hải vị. Do tính ông hiền, lòng tốt như thế, nên mọi người rất quý ông. 

   Mà Thủy Diệp sau khi ngồi nói chuyện cùng Giáng Duy Nhân một hồi, cũng dần mến ông. Thủy Diệp thường sẽ "lựa bạn mà chơi", nên những người có tính cách hay chửi đỏng mắng đanh như Giáng Danh Phương cậu hiếm khi giao du. Nhưng Giáng Danh Phương dù thường vô lí là thế, nhưng anh ta lại hiểu rõ cái đúng là cái gì. Cho nên Thủy Diệp mới thân dần, thân dần với Giáng Danh Phương như hiện tại. Ba của Thủy Diệp cũng rất hay khen anh ta tốt, anh ta giỏi nên dần Thủy Diệp cũng bắt đầu thắc mắc đến nhà của Giáng Danh Phương. Hôm nay được gặp ba của anh ta, thầm lòng cảm thấy Giáng Danh Phương rất có phúc mới có được người cha hiền hòa như này. 

   Tuy Thủy Diệp và Giáng Duy Nhân hơi khó hiểu ý nhau do không cùng một đất nước. Nhưng những câu chuyện mang ra kể cho nhau nghe, lẫn những lời vẽ gà rất hợp miệng. Thế rồi ngồi như hai người bạn mà cười nói. 

   Mãi rất lâu, Thủy Diệp mới chợt ngớ ra cuộc nói chuyện đang dần đi xa. Bèn chuyển sang hỏi về Giáng Danh Phương:

   - Vậy cho con hỏi, anh Phương đâu rồi ạ?

   Giáng Duy Nhân lắc đầu, đáp lại:

   - Nó đi nhiều. Dạo này nghe Hoán Đảo có nhiều vở cải lương chính trị hay, nên đến đó xem tuồng rồi. 

   Thủy Diệp hơi hoang mang:

   - Ở đó đang chiến tranh thì phải...?

   -----

   Thủy Diệp lờ mờ bước lên bờ, nôn ói vì khó chịu một trận do đoạn đường biển chập chờn đến Hoán Đảo gây ra. Ở Song Thanh đâu có biển như thế này, sông cũng có nhưng bắt cầu đi qua thôi chớ cậu đã đi xuồng ghe gì đâu. Nay đi tàu giữa biển cứ lênh đênh, dập dìu còn chưa kể mấy lúc sóng cao đánh tới, lúc đó chỉ sợ rớt xuống biển cho mấy con thủy quái làm thịt thôi chứ chẳng còn chút cảm giác đang sống nữa.

   Giáng Danh Phương bị điên à? Sao đi đến cái chỗ khắc nghiệt này với con đường khắc nghiệt này được vậy chứ? Thủy Diệp vừa nôn ọe, vừa thở hì hục, vừa thầm oán trách Giáng Danh Phương... Dù Giáng Danh Phương chưa từng rủ hay bắt ép Thủy Diệp đến. 

   Chủ tàu thấy Thủy Diệp cứ nôn thóc nôn tháo, đoán được chừng không phải người Kiếm Bạc. Nên thăm hỏi: 

   - Cậu cũng liều ghê, Hoán Đảo giặc dã tứa lưa, biển thì sóng đánh xập thuyền thế mà vẫn muốn lên đây. Trước giờ người say sóng tôi thấy không ít, nhưng cậu là người đầu tiên say tới độ này đấy. 

   Thủy Diệp chẳng còn tí sức nào đáp lại lời của chủ tàu. Chỉ biết ngồi chồm hổm thở hì hà hì hục. Chủ tàu biết Thủy Diệp bị hành mệt, nên không trêu chọc cậu, mà vỗ nhẹ tấm lưng của Thủy Diệp, nhằm cho cậu dễ chịu hơn một chút. 

   - Thôi, cậu đến nhà tôi nghỉ một hôm đi, trông cậu thế này đi một hồi bị giặc bắt mất thì lại khổ. 

   Nói xong, chủ tàu nhanh chóng đỡ vai cậu, dìu về nhà. Thanh niên vừa chớm tuổi, muốn đi trải nghiệm thử sức rất nhiều. Ông ấy cũng chẳng còn nhỏ để thắc mắc về lí do Thủy Diệp đến đây. Thôi thì giúp mấy cậu này được gì thì giúp, cho mấy cậu ít ra còn có chút dễ thở trên đoạn đường đời khó đi. 

   Sau khi Thủy Diệp được đưa về nhà của chủ tàu, thì nằm ngủ say sưa như bệnh nặng sắp chết. Trong người cậu cứ lờ mờ, khó chịu không thôi. Phải gắng gượng, nghỉ ngơi tới tận trưa hôm sau mới dễ chịu được một chút. Nay chỉ mới đi ra khơi đã bị hành như này, sau này khi quay về thì còn bị hành đến thế nào nữa đây? Nghĩ đến, Thủy Diệp sởn cả gai óc, thở ra cũng trở thành vấn đề khó khăn đối với cậu.

   Thủy Diệp sinh ra vốn quen thói trêu phá, chẳng sợ ai. Nay đã biết sợ rồi. 

   Hôn nay, chủ tàu đưa người Hoán Đảo và du nhân vào đất liền, vì thế trong căn nhà trở nên hoang sơ hẳn. Thủy Diệp đi ra trước nhà, nhìn khung cảnh mọi người vác cái lưới to, tay ôm cái gọng tre làm cậu không định hình kịp mình đã tỉnh hay chưa. Cứ ngỡ Hoán Đảo chiến tranh, khung cảnh sẽ xác sơ, dân chúng sẽ khổ đói. Thế mà lại bình yên còn hơn cả, khiến  Thủy Diệp có chút không tin vào hiện thực. 

   Ngồi trong nhà nghỉ ngơi một chút, sau khi đã ổn hơn thì ra khỏi nhà, thăm hỏi mọi người một vòng. 

   - Bác ơi!

   Ông bác đang ngồi vá lưới, thấy Thủy Diệp quần là áo lượt, hơi đánh giá chốc rồi hỏi:

   - Cậu là du nhân sao?

   Thủy Diệp gật đầu, dạ thưa:

   - Dạ con ở châu An, bạn con đi làm kép hát ở Hoán Đảo này nên con đi tìm. Mà con bị lạc, bác cho con hỏi ở đây có đoàn cải lương, chèo hay xẩm gì không bác?

   Ông bác nhăn mặt:

   - Trời đất, sao mà đi hát gì mà tuốt bên này! Giặc dã tứa lưa, diễn cho ai xem mà diễn. Ở đây gần biển, khuất mắt vua nên may ra còn yên ổn. Chứ đi ra kia chừng được chín mười bước là giặc nó chém cho chết rồi thì sao mà hát hả cậu! Thôi tôi khuyên, đoán chừng chắc bạn cậu cũng không về nữa đâu, cậu xem tàu còn chiếc nào thì bắt về nhanh nhanh. Chúng tôi chôn rau cắt rốn ở đây, cũng chỉ vì đã sinh sống lâu năm nên bấu víu, ráng bám vào quê hương chớ cậu không phải người ở đây. Chết đi ở đất khác, mẹ cha làm sao mà biết đường đón con! 

   Thủy Diệp hơi nghĩ ngợi. Hỏi:

   - Vậy ở đây không có đoàn hát nào sao ạ?

   - Ừ, không có có đâu. Nói chừng người ta ghét cậu, nên muốn dụ dỗ để cậu bỏ mạng ở đây không chừng! 

   Khả năng này, không thể xảy ra. Bởi cậu biết rõ, cậu chưa bao giờ nhìn sai người. Hơn nữa, Giáng Danh Phương cũng không bao giờ lừa cha của anh ta như thế được cả. Thủy Diệp đảo mắt quanh một vòng. Đầu óc hơi mờ mịt, nhưng rồi vẫn bình tĩnh cảm ơn bác nọ rồi quay người rời đi. Cậu sẽ cược, xem Giáng Danh Phương còn sống hay đã bỏ mạng. 

  Thủy Diệp quay về căn nhà của chủ tàu. Ngồi nhìn trời nắng gắt gao một hồi. Biết rõ bản thân không yên lòng, thế rồi nhanh chóng sắp xếp rời đi. 

   Vốn cậu muốn chờ chủ tàu quay lại cảm ơn ông một tiếng rồi mới đi. Thế nhưng lo lắng tích tụ trong lòng cậu quá nhiều, Thủy Diệp không kiềm nó lại được. Nên tranh thủ rời khỏi tránh việc lo lắng sẽ thành thật, khi nào về đất liền sẽ cảm ơn ông ấy sau. 

   Thủy Diệp rời đi. Giữa trưa gắt gao, cậu chỉ biết đi tới đâu hay tới đó. Vẫn than rằng Giáng Danh Phương điên khùng, thế nhưng không muốn quay về một mình. Thủy Diệp đi suốt ba ngày đường, khiến chân rụng rời, cả người mỏi mệt. Giữa thời chiến, tiền không quan trọng bằng mạng, nên cậu có tiền cũng chẳng có lợi ích gì. Có đôi lúc Thủy Diệp đi trên đường, còn thấy vàng bạc vứt lung tung hết cả, nên kiếm một quán ăn nán lại để nghỉ chân, ăn gì đó rất khó. 

   May là vẫn có một vài người tốt, thấy cậu tìm kiếm gia đình tội nghiệp, nên vẫn giúp cậu có vài bữa ăn. 

   Ngoài vấn đề ăn uống, Thủy Diệp còn mắc vào vấn đề giữ mạng như thế nào nữa. Cứ đi được một lúc, cậu lại phải trốn chui, trốn lủi trong bụi cây hoặc đào hố tự chôn để không bị phát hiện và thủ tiêu bởi những quân lính đột kích ở khắp nơi. Suốt hai mươi năm sống ở Song Thanh, khi nghe về chiến tranh, thái độ của Thủy Diệp luôn rất bề ỷ y, nay đi trong chiến tranh... Thủy Diệp mới thấy nó khắc nghiệt như thế nào. 

   Thủy Diệp ngồi sau góc cây, thở hì hục vì mệt. Quân lính vừa đi qua cùng vài tù binh, cậu nhìn họ vừa đi vừa bị đánh đập đến thương xót. Tiếc là cậu chỉ là một công tử bột chứ không có tài hoa đánh đấm, nên không cứu giúp họ được mà chỉ thể nhìn họ đau đớn gắng đi nhanh chiều lòng những quân lính kia. 

   - Ngoan, đừng lên tiếng. Mấy người xấu đó sẽ bắt mẹ đi đấy! 

   Thủy Diệp nhìn quanh, cảm tưởng mình vừa bị hù ma vì xung quanh chẳng có ai. Thủy Diệp không tin vào ma cỏ, nhưng mà trong thời này khó mà không tin. Bởi trên đường đi, cậu cũng đã bị hù hết mấy lần. Có lẽ bởi họ chết nhiều, có oán hận thế nên mới không thể siêu thoát hoặc cũng có thể là do nhìn cảnh người ta bị bắt, bị giết quá nhiều nên cậu tự hù mình. 

   - Xấu! 

   Giọng trẻ con vang lên. Đoán chừng vẫn còn bé nên phát âm có phần chưa rõ ràng. Thủy Diệp hơi lạnh người. Cậu quay ra nhìn đường đi đã chẳng còn quân lính, cuốn quýt đứng dậy rời đi sớm để tránh phá đất của "người" không nên chạm. 

   Vừa đứng lên, thì ở trong bụi gần đó cũng có một cậu bé đứng lên chạy ra ngoài. Thủy Diệp nhìn cậu bé, rồi liếc vào bụi thấy có hai bóng người thì thở phào. Cứ ngỡ là ma. May là người.

   Cô gái trong bụi thấy Thủy Diệp thở phào. Cũng đoán sương sương ra Thủy Diệp bị hù ma quá nhiều nên sợ. Cô cũng sợ ma, nên không có mấy buồn cười. Nhanh chóng ẵm con đi đến cạnh Thủy Diệp.

   - Chú hình như không phải người ở đây đúng không? 

   Thủy Diệp gật đầu. Nhìn cậu con trai đang nấp bên đường. Khẽ thưa chuyện: 

   - Tôi đến đây tìm bạn, đến nay chưa có tin tức... 

   Cậu con trai phía xa nhìn đoạn đường đã vắng vẻ, thấy không mấy an tâm. Nên nhanh chóng lên tiếng nhắc nhở:

   - Cô Linh với chú nấp đi! Không giặc nó biết nó bắt mình nữa đó! 

   Thủy Diệp nhìn cậu bé mới chừng sáu tuổi, nhưng thái độ lại tưởng chừng bằng tuổi mình mà bất ngờ. Thời chiến, có quá nhiều đứa trẻ phải lớn nhanh nhỉ? 

   Phan Diệu Linh nghe theo lời của Hoàn Hoài Vãn, nhanh chóng ngồi xuống sau bụi cây chờ cho mọi thứ lo lắng xuống. 

   - Bạn của chú là người ở đây hay là ở nước khác đến?

   - Anh ấy là người nước khác. Nghe đâu là qua đây để nghe hát.

   Phan Diệu Linh bất ngờ, rồi ngờ ngợ: 

   - Chiến tranh thì làm sao mà có đoàn hát gì mà qua đây!

   Hoàn Hoài Vãn nghe Phan Diệu Linh nói, bèn đáp: 

   - Ở Trầm Viên có đoàn hát! Hôm bữa, con có thấy chị đào tô mặt ở chỗ biên giới! 

   Thủy Diệp như vớ được nguồn động lực to lớn. 

   - Vậy... Đường đến đó đi như nào? Con chỉ cho chú có được không? 

   Hoàn Hoài Vãn nhìn con gái của Phan Diệu Linh, thấy con bé còn nhỏ bụng đói meo nhưng không dám lên tiếng đòi ăn. Bèn nói:

   - Để con dẫn chú đi! Nhưng mà chú có thể cho con với hai mẹ con cô Linh đồ ăn không? Giang đói lắm rồi! 

   Thủy Diệp không nghĩ ngợi, lấy trong túi mấy chiếc bánh để sẵn trong người. Không quan tâm liệu ngày mai, ngày mốt có ăn hay liệu có gặp Giáng Danh Phương hay không mà đưa thẳng cho Phan Diệu Linh. Hoàn Hoài Vãn nhìn thấy cảnh đó, bèn nhanh chóng nhìn xung quanh, rồi nói:

   - Cô Linh ở đây đợi con, để con dẫn chú này đi rồi tìm thêm thức ăn cho hai người, có được không?

   - Người xấu... Bắt! 

   Trầm Thị Giang - Con gái của Phan Diệu Linh nghe thấy Hoàn Hoài Vãn muốn đi, vội vùng ra chạy lại chỗ cậu bé mà nắm chặt tay cậu. Thế nhưng cậu bé lại chẳng có chút sợ hãi nào, dỗ dành cô bé ngoan ngoãn ở lại chờ cậu quay về.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro