4.2. NG phục vụ công cuộc đổi mới (1986-2000)
4.2. Ngoại giao phục vụ công cuộc đổi mới (1986-2000)
4.2.1. Những biến đổi to lớn trên thế giới: thời cơ và thách thức
+ Từ đầu những năm 80, cách mạng khoa học – công nghệ phát triển tăng tốc, với các đợt sóng công nghệ cao, nổi bật là công nghệ thông tin, dẫn đến việc xã hội hóa sản xuất vật chất, tạo ra nhiều ngành kinh tế mới, thúc đẩy kinh tế tri thức, sự phổ cập của Internet…
+ Cải cách mở cửa được các nước tiến hành ở những mức độ khác nhau
+ Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế đặt ra những thách thức to lớn nhất là đối với các nước chậm phát triển, có thể xói mòn chủ quyền quốc gia, đe dọa ổn định kinh tế, làm sâu sắc thêm sự chênh lệch giàu nghèo.
+ Cục diện chính trị thế giới thay đổi, các nước lớn điều chỉnh chính sách đối ngoại, Hoa Kỳ và LX chấm dứt chiến tranh lạnh, LX và TQ bình thường hóa quan hệ, các nước Đông Âu lần lượt đổ vỡ, Trật tự hai cực chấm dứt. Các nước lớn tăng cường chạy đua kinh tế, trong nước thực hiện chấn hưng kinh tế, cải tổ kinh tế, cải cách mở cửa, về đối ngoại họ đi vào hòa hoãn, cải thiện quan hệ từng đôi vừa hợp tác, vừa kìm chế lẫn nhau. Kinh tế trở thành sức mạnh trụ cột của từng quốc gia và đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
+ Các xung đột khu vực, dân tộc sắc tộc có chiều hướng tăng (vùng Vịnh, Đông Timo, Kosovo…
+ Những biểu hiện ngoại giao bá quyền, cường quyền, những chiêu bài: “ưu tiên cho đạo lý”, “nhân quyền cao hơn chủ quyền”… trong sinh hoạt quốc tế ngày càng trở nên lộ liễu và công khai.
+ Những vấn đề toàn cầu về môi trường sinh thái, bùng nổ dân số, ma túy, các căn bệnh thế kỷ, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa phục hưng tôn giáo, tội phạm xuyên quốc gia, chủ nghĩa khủng bố… trở nên gay gắt.
- Tình hình châu Á, Thái Bình Dương:
+ Là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu thế giới, một số quốc gia và vùng lãnh thổ trở thành con rồng “con hổ mới” về kinh tế, các nước trong khu vực đều có nguyện vọng cùng tồn tại trong hòa bình, hữu nghị và hợp tác để phát triển, các tổ chức hợp tác như APEC, ASEAN, AFTA…, cùng hàng loạt các hợp tác tam giác, tứ giác ra đời. Các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược đối ngoại của mình. Quan hệ giữa các nước trong khu vực dù còn trục trặc, nhưng về cơ bản vẫn nằm trong khuôn khổ vừa đấu tranh, vừa hợp tác với nhau, nhưng tránh đối đầu.
Lần đầu tiên trong lịch sử kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á trải qua một thập kỷ phát triển năng động trong cuộc hành trình vào thiên niên kỷ mới (mặc dù vào cuối những năm 90 có cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ, kéo theo khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng), song với vị thế của mình (giao thông, lao động, tài nguyên) ĐNA vẫn được coi là khu vực dầu tiềm năng và có tốc độ phát triển kinh tế cao hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.
4.2.2. Xây dựng và hoàn chỉnh đối lối đối ngoại thời kỳ đổi mới
+ 7-1986, BCT ra nghị quyết điều chỉnh chính sách đối ngoại: kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ những điều kiện quốc tế thuân lợi để xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, chủ động tạo thế ổn định để phát triển kinh tế. Chủ động chuyển sang thời kỳ cùng tồn tại hòa bình, góp phần xây dựng ĐNA thành khu vực hòa bình.
+ Đại hội VI nhấn mạnh: Phát triển và củng cố quan hệ với Lào và Campuchia, đoàn kết và hợp tác toàn diện với LX, coi đó là hòn đá tảng, sẵn sàng đàm phán bình thường hóa quan hệ với TQ, mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình.
+ Tháng 5-1888 BCT ra nghị quyết xác định ngoại giao phải ưu tiên giữ vững hòa bình để phát triển kinh tế, nhấn mạnh chính sách “thêm bạn, bớt thù”, đa dạng hóa các quan hệ, trước mắt bình thường hóa quan hệ với TQ và góp phần giải quyết vấn đề CPC… đó là sự đổi mới tư duy về các vấn đề quốc tế và đối ngoại của ĐCSVN, giải quyết một loạt quan điểm về chiến tranh và hòa bình, an ninh và phát triển, kinh tế và quốc phòng, dân tộc và quốc tế, quan hệ đồng minh…
+ ĐH VII (6-1991) xác định nhiệm vụ của đối ngoại là giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ. Đại hội thông qua tuyên bố chính sách: “Với chính sách đối ngoại rộng mở, chúng ta tuyên bố rằng: VN muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. trong Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội đề ra chính sách “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại” hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau, trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình.
Sau đại hội VII, tình hình thế giới chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và cơ bản, tác động mạnh tới VN: LX và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch tăng cường chống phá VN, cách mạng nước ta một lần nữa trải qua những thử thách hiểm nghèo. Tuy nhiên những nhân tố thuận lợi mới cũng xuất hiện: hợp tác liên kết kinh tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế.
+ Tháng 6-1992, Hội nghị lần ba của Đảng nêu lên tư tưởng chỉ đạo hoạt động đối ngoại: giữ vững nguyên tắc vì độc lập thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh của nước ta, cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với từng đối tượng ta có quan hệ.
+ Tháng 1-1994, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ ra nghị quyết về đẩy tới một bước công nghiệp hóa hiện đại hóa. Để thực hiện nhiệm vụ này, về ngoại giao: “tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa, tranh thủ tối đa mặt đồng, hạn chế mặt bất đồng trong quan hệ với các nước. Theo dõi sát tình hình và diễn biến phức tạp trong quan hệ quốc tế để có chủ trương thích hợp, giữ vững nguyên tắc năng động, linh hoạt”.
+ Đại hội VIII tháng 6-1996 nhấn mạnh tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để phát triển đất nước, đẩy mạnh nhanh quá trình hội nhập kinh tế trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, bản sắc văn hóa dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tháng 12-1997, tại hội nghị lần thứ tư của Trung ương khẳng định: độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường là cơ sở vững chắc để đẩy mạnh hơn nữa đoàn kết và hợp tác quốc tế… tư tưởng đối ngoại đó xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu của đất nước cần phải tiếp tục khai thác các điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Tích cực tham gia đối thoại tìm giải P chính trị cho vấn đề Campuchia
+ Từ 1982, hàng năm bộ phận quân tình nguyện VN rút dần về nước, các nước đòi VN rút hết quân như điều kiện tiên quyết cho một giải P chính trị về CPC, cho việc bình thường hóa quan hệ với VN.
+ Từ đầu 1985, tình hình có những diễn biến mới: các nước lớn có liên quan đều không muốn có xung đột CPC kéo dài ảnh hưởng đến quan hệ giữa họ với nhau, và họ với ĐNA, đặc biệt là 5 nước thường trực (hình thành nhóm P-5). Tháng 8-1985, Hội nghị ngoại trưởng 3 nước Đông Dương đưa ra một giải P 5 điểm cho CPC, trong đó: VN sẽ rút hết quân vào 1990, CHNDCPC sẽ nói chuyện với các bên để thực hiện một nước CPC độc lập,…). Tháng 1-1986, Ngoại trưởng 3 nước nhắc lại đề nghị 5 điểm và nhấn mạnh 2 mặt của vấn đề: VN rút quân gắn với việc chấm dứt viện trợ bên ngoài cho CPC, Thái Lan không sử dụng lãnh thổ của mình làm đất thánh, chấm dứt các hoạt động chống 3 nước Đông Dương)… đến đây việc đối phương nêu vấn đề VN rút quân mất dần giá trị.
+ Tháng 6-1988, Bộ Quốc phòng VN tuyên bố rút 5 vạn quân và rút Bộ tư lệnh quân tình nguyện VN ở CPC, số quân VN còn lại đặt dưới sự chỉ huy của Cộng hòa NDCPC. Trong đợt rút quân này, số quân đóng gần biên giới Thái Lan cũng rút về nước, việc làm đó tác động đến thái độ của Thái Lan và các nuớc ESAN. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố sẽ rút hết quân về nước vào tháng 9-1989, dù có hay không giải P về CPC.
+ Tháng 9-1989, VN hoàn thành việc rút quân đã thúc đẩy nhanh xu thế đối thoại, tăng sức ép đối phương đi vào giải P, vô hiệu hóa con bài “rút quân VN”, thay đổi cơ bản tính chất cuộc đấu tranh ở CPC. Đồng thời VN tích cực đối thoại với các nước hữu quan trước hết là với nhóm nước ASEAN do Inđônêxia làm đại diện. Các bên CPC (3phái): Hunxen – Xihanúc – Xon Xan đều tán thành chủ trương: VN rút quân và ngăn chặn sự trở lại của Khơme đỏ (Pôn Pốt). Do sự đấu tranh khôn khéo của VN, các nước ASEAN đều nhất trí những nguyên tắc lớn để giải quyết vấn đề CPC: VN rút hết quân, chấm dứt viện trợ và sự cam thiệp từ bên ngoài, loại trừ sự quay trở lại của chính sách và chế độ diệt chủng.
+ Tháng 4-1989, quốc hội CPC ra tuyên bố về nền trung lập vĩnh viễn của CPC, đổi tên CHNDCPC thành nhà nước CPC phù hợp với yêu cầu của Xihanúc.
+ Đồng thời với quá trình này, VN đẩy mạnh quá trình đối thoại với TQ: Ông Phạm Văn Đồng khẳng định trong thông điệp gửi cho Đặng Tiểu Bình: VN không cho rằng việc giải quyết vấn đề CPC có liên quan tới việc bình thường hóa quan hệ VN-TQ. Tháng 12-1988, VN chính thức đề nghị TQ tổ chức gặp gỡ cấp bộ trưởng ngoại giao bàn về bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Vòng đàm phán đầu tiên cấp thứ trưởng diễn ra tại Bắc kinh. Tháng 11-1989, VN gửi thông điệp cho TQ bày tỏ muốn sớm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, TQ trả lời với nội dung: VN rút hết quân, giải quyết thành lập chính phủ lâm thời 4 phái do Xihanúc đứng đầu, có giám sát quốc tế.
+ Tình hình CPC chuyển biến nhanh chóng, từ 1989 Mĩ điều chỉnh chính sách với Đông Dương, chấm dứt ủng hộ chính phủ 3 phái CPC, bắt đầu bàn đến bình thường hóa quan hệ với VN, các nước phương Tây và ASEAN vượt qua hàng rào cấm vận, bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm ăn với VN, nhất là từ khi thủ tướng Thái Lan Chatichai Chônhavan tuyên bố: “Biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường” (8-1988).
+ Theo sáng kiến của ngoại trưởng Ốxtrâylia và lời mời của chính phủ P, hội nghị quốc tế về CPC đã họp tại phố Clêbe tháng 7 đến tháng 8-1989 (đây có thể coi là vòng một của Hội nghị Pari về CPC). Tuy nhiên vấn đề phân chia quyền lực giữa các phái vẫn bế tắc, việc ngăn chặn diệt chủng vẫn bị Khơ me đỏ bác bỏ.
+ Tháng 7-1990, P5 họp cấp thứ trưởng và thỏa thuận: tập kết và giải giáp các bên CPC, LHQ tổ chức tổng tuyển cử, thành lập Hội đồng tối cao CPC (SNC), thông qua văn kiện khung về một giải P toàn bộ cho cuộc xung đột ở CPC. Trong quan hệ VN Hoa Kỳ, ngoại trưởng Mĩ trong các cuộc gặp gỡ với VN đều đưa ra đề nghị rằng VN nên chấp nhận quyết định của P5 và giúp tháo gỡ bế tắc trong Hội đồng tối cao CPC, gặp Xihanúc
- Ký kết hiệp định Pari về CPC:
+ Vấn đề CPC gồm hai mặt: nội bộ và quốc tế, hai mặt đan xen nhau và liên quan đến lợi ích của nhân dân CPC, các bên CPC, phù hợp với lợi ích hòa bình ổn định ở ĐNA vì vậy các cuộc đàm phán rất phức tạp, các diễn đàn song phương khó đạt được một giải P toàn diện cuối cùng đã phải thông qua một hội nghị quốc tế, tuy nhiên thỏa thuận P5 có ảnh hưởng lớn.
+ Tháng 7-1991, hội đồng tối cao CPC họp tại Bắc Kinh đã thỏa thuận cơ cấu gồm 12 thành viên do Xihanúc làm chủ tịch. Tháng 11-1991 Hội nghị quốc tế về CPC họp tại Clêbe ký kết các văn kiện về giải P chính trị toàn bộ cho vấn đề CPC. Nội dung cơ bản của hiệp định là: công nhận và khẳng định tôn trọng độc lập…, công nhận Hội đồng tối cao CPC là cơ quan hợp P duy nhất trong thời kỳ quá độ, quy định tổng tuyển cử, soạn thảo hiến P. Rút hết quân đội nước ngoài, cấm viện trợ quân sự cho các bên CPC.
Hiệp định được ký kết chấm dứt tình trạng căng thẳng đối đầu giữa nước ta với các nước đã lợi dụng vấn đề CPC để thực hiện chính sách bao vây cấm vận VN.
- Quan hệ giữa VN với CPC và Lào sang trang
+ Tháng 3-1992, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm CPC, hai bên ra thông cáo chung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa quan hệ hai nước bước sang giai đoạn mới. Tiếp đó là các cuộc viếng thăm lẫn nhau giữa các lãnh đạo cao nhất của hai nước.
+ Tháng 9-1999, hai bên thỏa thuận phương châm 16 chữ chỉ đạo quan hệ hai nước là: “Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài”.
+ VN ủng hộ mạnh mẽ việc kết nạp CPC vào ASEAN và đứng ra kết nạp tháng 4-1999, sự kiện này thúc đẩy xu thế hòa bình hợp tác ở khu vực.
+ Đối với Lào: nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự hợp tác, những cuộc viếng thăm chính thức giữa lãnh đạo của hai nhà nước hai chính phủ đã thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt – Lào, nâng sự hợp tác hai nước lên toàn diện, chiến lược và lâu dài.
- Bình thường hóa và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với TQ
+ Năm 1988, VN đã sửa lời nói đầu trong Hiến P, đề nghị hai bên chấm dứt hoạt động vũ trang tại biên giới, đất liền và hải đảo, không bên nào đóng quân trên các điểm cao dọc biên giới hai nước, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thăm hỏi bà con thân thích. VN đã mở cửa khẩu cho hai bên qua lại.
+ Tháng 8-1990, thủ tướng Lý Bằng tuyên bố: “Hy vọng sẽ bình thường hóa quan hệ với VN”. TQ đã mời các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta thăm không chính thức.
+ Tháng 3-1991, thủ tướng Lý Bằng tuyên bố: “Quan hệ VN-TQ đã tan băng”. Tháng 11-1991, Tổng bí thư Đảng ta và Thủ tướng chính phủ VN đã sang thăm TQ chính thức, hai bên đã ra tuyên bố chung, ký kết một số hiệp định… sự kiện này đánh dấu việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
+ Tháng 12-1992 Thủ tướng Lý Bằng thăm chính thức VN, rồi Tổng bí thư, kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân sang thăm chính thức nước ta, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
+ Tháng 3-1999 Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thăm TQ, trong thông cáo chung đã nêu lên 16 chữ làm khuôn khổ cho quan hệ hai nước: “Láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
+ Tháng 12-1999, bộ ngoại giao hai nước đã ký kết hiệp ước về biên giới trên đất liền giữa VN và TQ (cơ bản phù hợp với công ước giữa P và nhà Thanh năm 1887, 1895, đối với những khu vực trước đây chưa rõ ràng thì hai bên xem xét tổng hợp các yếu tố lịch sử, quản lý, địa hình… để giải quyết.
+ Sau bốn lần trao đổi ở cấp chính phủ, ngày 25-12-2000 bộ ngoại giao hai nước đã ký hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ (VN: 53,23%; TQ: 46,77%).
Việc ký kết hai hiệp định trên là mốc rất quan trọng trong quan hệ hai nước, giải quyết một vấn đề tồn tại lâu năm, tạo điều kiện để tăng cường quan hệ giữa hai nước. Thực hiện mục tiêu xây dựng biên giới VN-TQ trở thành biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài.
- Cải thiện quan hệ với các nước ĐNA và ASEAN
+ Tháng 10-1990, tổng thống Inđônêxia Xuhacto là vị nguyên thủ đầu tiên trong các nước Asean thăm nước ta.
+ Sau khi hiệp định hòa bình về CPC được ký kết, Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt thăm Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo, đây có thể coi là bước đột phá trong quan hệ giữa VN-ASEAN thời kỳ “sau Campuchia”, bởi vì kể từ sau sự kiện này, lần lượt các nguyên thủ quốc gia của các nước Asean đã sang thăm chính thức nước ta và ngược lại các đoàn cao cấp của nước ta cũng sang thăm các nước Asean.
Sau các sự kiện này quan hệ hợp tác trao đổi về kinh tế, thương mại giữa hai nước tăng lên nhanh chóng
+ Đối với Asean, tháng 2-1989, VN tuyên bố sẵn sàng tham gia Hiệp ước thân thiện Đông Nam Á (hiệp ước bali). Tháng 7-1992 trở thành quan sát viên. Ngày 28-7-1995, tại Banđa Xêri Bêgaoan (thủ đô của vương quốc Brunây Đaruxalem) đã diễn ra lễ kết nạp VN là thành viên đầy đủ của Asean.
Gia nhập Asean, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển chung của VN và cả khu vực, nâng cao vị thế của nước ta, tạo điều kiện để nước ta mở rộng quan hệ với các đối tác quan trọng khác trên thế giới.
- Đấu tranh phá bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ
Từ giữa năm 1986, quan hệ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, có những phát triển quan trọng kể từ sau khi giải quyết vấn đề Campuchia. Việc thực hiện bình thường hóa với Hoa kỳ được thực hiện trên nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng và những vấn đề tồn tại thông qua thương lượng hòa bình.
Cơ sở giải quyết bình thường hóa là nguyện vọng của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực. VN kiên quyết đòi Mĩ xóa bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận chống VN
+ Năm 1991, tại Pari Bộ Ngoại giao ta đã có những cuộc tiếp xúc với bộ ngoại giao Mĩ bàn về bình thường hóa quan hệ hai nước. Từ 1992-1994, hàng năm nhân dịp dự Đại hội đồng LHQ, trong các cuộc tiếp xúc không chính thức, ta tiếp tục gặp gỡ nhằm thúc đẩy quá trình cải thiện quan hệ giữa hai nước. Cũng trong những năm này nhiều đoàn nghị sĩ Mĩ đã thăm VN.
+ Ngày 3-2-1994, tổng thống Mĩ Bin Clintơn tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với VN, thiết lập cơ quan liên lạc Mĩ tại Hà Nội.
+ Ngày 11-7-1995, tuyên bố bình thường quan hệ với VN. Tháng 8-1995 ngoại trưởng Mĩ Crittocphơ ký thỏa thuận trao đổi đại sứ giữa hai nước. Bước đầu tiên trong quan hệ là bình thường hóa về quan hệ kinh tế, thương mại. Tháng 10-1998, bộ trưởng ngoại giao ta Nguyễn Mạnh Cầm lần đầu tiên thăm chính thức Hoa Kỳ. Nước ta xuất khẩu sang Hoa Kỳ gồm: gạo, dầu thô, khoáng sản, thực phẩm, nông sản nhiệt đới, nước giải khát, bia, hải sản và giầy dép… của Mĩ là bông, thực phẩm, thiết bị kỹ thuật.
+ Sau 4 năm đàm phán, ngày 14-7-2000 ta và Mĩ đã ký kết hiệp định thương mại Việt –Mĩ, hoàn tất quá trình bình thường hóa về kinh tế và thương mại giữa hai nước.
+ Tháng 11-2000, Bin Clitơn thăm chính thức VN, đây là mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ VN Hoa Kỳ, khép lại một chương liên quan đến cuộc chiến tranh VN.
- Đổi mới quan hệ với Nga, các nước Đông Âu và các nước bạn bè truyền thống
Từ giữa những năm 80, LX chuyển hướng chiến lược đối ngoại, đẩy mạnh hòa hoãn với Mĩ, tìm cách cải thiện quan hệ với TQ, giảm cam kết bên ngoài. Điều đó tác động đến chính sách của LX với Đông Dương. Trong bối cảnh đó ta chủ trương phải đổi mới quan hệ hợp tác với LX, nâng cao hiệu quả của sự hợp tác trên cơ sở cùng có lợi.
+ Từ 1987 ta và LX thực hiện một số hình thức liên doanh và trực tiếp hợp tác giữa các cơ sở sản xuất. Ta và Lien Xô đã ký hiệp định khung về về quan hệ trực tiếp và liên doanh về công nghiệp nhẹ, cơ khí, điện tử, khai khoáng, công nông nghiệp và hợp tác lao động. Năm 1991, hai bên thỏa thuận chuyển sang cơ chế hợp tác, thương mại trên cơ sở giá quốc tế và đồng tiền chuyển đổi.
+ Đầu những năm 90, LX và các nước XHCN sụp đổ dưới góc độ nhà nước, quan hệ giữa nước ta với các nước này tạm gián đoạn, tuy nhiên sau một thời gian không lâu, VN chủ động khôi phục và thúc đẩy quan hệ hữu nghị và sự hợp tác nhiều mặt với các nước trên cơ sở mới.
Những cuộc viếng thăm giữa các bên trong thập niên 90 đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng, trong đó xác định những nguyên tắc quan hệ mới và những hình thức hợp tác nhiều mặt theo những hình thức mới phù hợp.
+ VN coi Liên bang Nga có tầm quan trọng hàng đầu trong mối quan hệ giữa VN với các nước bạn bè truyền thống. Năm 1993, ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế thương mại và khoa học kỹ thuật Việt – Nga họp phiên đầu tiên.
Hai bên cũng đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, hai nước đã ký hiệp ước về các nguyên tắc quan hệ hữu nghị thay thế hiệp ước hữu nghị hợp tác năm 1978 và nhiều hiệp định về hợp tác kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, điện lực, dầu khí, khuyến khích và bảo hệ đầu tư, tổ hợp công, nông nghiệp và các lĩnh vực khác. Liên bang Nga là bạn hàng lớn và nhiều tiềm năng của VN, là nước đầu tư lớn vào VN.
+ Đối với các nước thuộc LX cũ, VN chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy quan hệ.
+ Từ năm 1992, VN khôi phục quan hệ với các nước Đông Âu đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại.
+ Với Cuba, tình đoàn kết hữu nghị truyền thống tiếp tục được củng cố trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt coi trọng đến thế mạnh của mỗi nước.
+ Với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên: ủng hộ việc thống nhất hai miền Nam Bắc triều Tiên, hoan nghênh các cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai miền Triều Tiên.
+ Với Ấn Độ: tăng cường hơn nữa quan hệ nhiều mặt với Ấn Độ.
- Cải thiện và tăng cường quan hệ với các nước tư bản và công nghiệp phát triển
Từ khi VN thực hiện công cuộc đổi mới và sau khi cuộc xung đột ở CPC được giải quyết bằng giải P thương lượng.
+ Quan hệ với Nhật Bản có tầm quan trọng hàng đầu đối với VN. Từ 1992 quan hệ hai nước bình thường hóa và sau đó tiến triển tích cực.
Từ năm 1993, các đoàn cao cấp của VN cứ hai năm 1 lần tới thăm chính thức Nhật Bản. Nhật là bạn hàng buôn bán lớn nhất của VN (về đầu tư đứng thứ ba sau Xingapo và Đài Loan). Nhật nối lại viện trợ cho VN năm 1992, dành cho VN số ODA lớn nhất trong các nước trên thế giới (khoảng 40%). Là nước viện trợ không hoàn lại đứng thứ hai sau Thụy Điển.
+ Quan hệ với Ốxtraylia, Niu Dilân được thúc đẩy, hợp tác được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, hai nước đã giúp VN những khoản viện trợ rất có ý nghĩa.
+ Các nước Tây Âu, Bắc Âu: chủ trương của ta là mở rộng hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng và hợp tác cùng có lợi. Từ khi VN công bố Luật đầu tư 1987, nhiều công ty đã vào VN tìm hiểu, nghiên cứu khả năng và cơ hội làm ăn buôn bán. Ngay khi VN rút quân khỏi CPC, các nước Tây Âu đã bỏ qua lệnh cấm vận của Mĩ để tăng cường quan hệ với VN. Ta tích cực triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm thu hút vốn đầu tư của các nước có vốn và công nghệ, mở rông quan hệ văn hóa du lịch giữa nhân dân các nước với VN.
+ Ngày 2-9-1993 tổng thống Mittơrăng (P) là nguyên thủ đầu tiên ở các nước Tây Âu thăm VN. Chuyến thăm này mở ra một thời kỳ mới. VN đã ký với hầu hết các nước Hiệp định khung về hợp tác và khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tạo cơ sở P lý cho việc xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác lâu dài. Đến năm 2000 có 11 nước EU đầu tư vào VN, vốn ODA và viện trợ không hoàn lại được thực hiện chủ yếu từ 1992-1993 về sau, trong đó Thụy Điển là nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất (trên 1,5 tỷ USD). Viện trợ không hoàn lại tập trung vào hạ tầng cơ sở, phát triển nông thôn, nông nghiệp, y tế, giáo dục, lâm nghiệp, xử lý môi trường…
Các nước Tây Âu còn là thị trường buôn bán lớn của VN, quan hệ buôn bán 1990-1999 tăng 10 lần, hàng của VN chủ yếu là dệt may, giầy da, thủy sản. Thông qua các nước Tây Âu, VN đến với các tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu.
- Phát triển quan hệ với nhiều nước ở các châu lục
Từ 1986 đến 2000 VN đã thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều nước ở tất cả các khu vực như Thái Bình Dương, Trung Đông, châu Phi, Mĩlatinh…
- Mở rộng quan hệ ngoại giao đa phương
Với các tổ chức của LHQ, với Cộng đồng các quốc gia và lãnh thổ có sử dụng tiếng P, với Phong trào không liên kết. Từ việc chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, VN đã mở rộng quan hệ với nhiều nước ở khắp các châu lục, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế, các trung tâm kinh tế, chính trị thế giới, các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, y tế giáo dục, văn hóa xã hội kể cả an ninh và phát triển dưới nhiều hình thức, ở nhiều cấp nhiều tầng nấc khác nhau.
Ngoại giao đa phương ngày càng có vai trò to lớn trong đời sống quốc tế hiện đại, trở thành hình thức phổ biến, làm thay đổi chất lượng hoạt động ngoại giao.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro