Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

4.11biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự, các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:

- Kê biên tài sản đang tranh chấp: được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản. Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của toà án.

- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp: được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác.

- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp: được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.

- Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác: được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có tài sản đang tranh chấp hoặc liên quan đến tranh chấp mà có hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác ở thời kỳ thu hoạch hoặc không thể bảo quản được lâu dài.

- Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ: được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án. Phong toả tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án.

- Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ: được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án.

- Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.

- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.

Trong trường hợp do pháp luật quy định, toà án có trách nhiệm giải quyết yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ngoài những trường hợp quy định trên.

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Người yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến toà án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm viết đơn; b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; c) Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

d) Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tuỳ theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho toà án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 120 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Trường hợp hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên toà thì hội đồng xét xử xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 120 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, chánh án toà án chỉ định ngay một thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 10, khoản 11 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự thì chỉ được phong toả tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.

Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích của người khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự kiến nghị toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do kiến nghị toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng; tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ; tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; chứng cứ để chứng minh cho việc kiến nghị của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Khi xét thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được thực hiện theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Toà án ra ngay quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi có một trong các trường hợp sau đây:

- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị huỷ bỏ;

- Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;

- Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Trong trường hợp huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, toà án phải xem xét, quyết định để người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá bảo đảm quy định tại Điều 120 Bộ luật Tố tụng dân sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: