4.1. Ngoại giao 75-85
4.1. Ngoại giao phục vụ khôi phục, phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc (1975-1985)
4.1.1. Bối cảnh thế giới sau 1975
- Cuộc cách mạng KHKT phát triển mạnh mẽ, nhiều công nghệ mới ra đời như tin học, năng lượng, vật liệu mới
- Sau chiến tranh VN, nước Mĩ bước vào thời kỳ “sau VN”, nhiều nước lớn điều chỉnh quan hệ đối ngoại. Nước Mĩ suy giảm thế lực, khủng hoảng toàn diện, Nhật và Tây Âu vươn lên mạnh mẽ, xu hướng độc lập với Mĩ trong các nước phương Tây tăng lên. Mĩ tăng cường hòa hoãn với các nước lớn để ưu tiên giải quyết các vấn đề trong nước. LX đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự với Mĩ và tăng cường mở rộng ảnh hưởng ra các châu lục, quan tâm nhiều hơn đến châu Á, Đông Nam Á… TQ thực hiện chương trình cải cách hiện đại hóa và mở cửa kinh tế, để thực hiện điều này TQ đẩy mạnh quan hệ với Mĩ, Nhật Bản.
+ Tại các nước XHCN Đông Âu, kinh tế phát triển chậm, quan hệ với LX có nhiều trục trặc.
+ Các nước Đông Nam Á điều chỉnh chính sách nhấn mạnh hòa bình, trung lập, tăng cường duy trì quan hệ với Mĩ, Nhật, từng bước cải thiện quan hệ với LX, TQ và các nước XHCN.
4.1.2. Tình hình trong nước
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đã nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, từ 1975-1977 ta thiết lập quan hệ ngoại giao với 23 nước
- Quan hệ giũaa nước ta với nhiều nước trong khu viực có nhiều trắc trở và phát triển theo chiều hướng ngày càng phức tạp. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước tăng cường chống phá.
- Các Đại hội Đảng IV và V xác định chính sách đối ngoại của VN: đoàn kết hợp tác toàn diện với LX, củng cố và tăng cường đoàn kết hợp tác với các nước XHCN, bảo vệ và phát triển quan hệ đặc biệt, tình đoàn kết và hợp tác lâu dài với Lào và Campuchia, sẵn sàng thiết lập quan hệ tình hữu nghị với các nước trong khu vực, đối với ASEAN thiết lập quan hệ láng giềng tốt, thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi.
4.1.3. Đẩy mạnh hợp tác toàn diện với LX và các nước XHCN
+ Với LX là “hòn đá tảng của chính sách đối ngoại”; “là nguyên tắc, là chiến lược”
Tháng 9-1975, Tổng bí thư Lê Duẩn thăm LX và nhận được cam kết từ phía LX giúp ta xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, Trị An, Phả Lại, xi măng Bỉm Sơn, hợp tác khai thác dầu khí.
+ Tháng 5-1977, VN gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế. Ngày 3-11-1978, hai nước ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác, kể từ đây quan hệ giữa hai nước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, riêng viện trợ của LX cho VN mỗi năm ước chừng 1 tỷ đô la.
+ Quan hệ giữa VN và các nước XHCN cùng phát triển nhanh chóng
4.1.4. Cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á
+ Với Lào: kể từ chuyến thăm chính thức của đoàn đại biểu ta năm 1977, quan hệ hai nước được nâng lên một tầm cao mới
+ Với các nước ASAN: trước khi có sự kiện Campuchia, VN đã có quan hệ với tất cả các nước thành viên.
+ Năm 1978 tại ĐNA xuất hiện những luồng gió ngược chiều do việc Pôn Pốt được các thế lực bên ngoài ủng hộ gây chiến tranh xâm lược biên giới VN, quân dân VN đã đập tan bọn xâm lược, đồng thời giúp Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng
4.1.5. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, giúp nhân dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chúng
+ Từ 1-5-1975, quan hệ VN-CPC có những dấu hiệu ngày càng xấu đi: CPC xâm lấn biên giới, tấn công việt kiều, di tản người CPC ở biên giới về nước, từ chối hoặc phá vỡ các cuộc gặp gỡ với VN về vấn đề biên giới.
+ Từ 1977 quan hệ ngày càng xấu đi: CPC cho quân tấn công 14 xã thuộc tỉnh An Giang, Kiên Giang, pháo kích nhiều lần vào Châu Đốc. Trên diễn đàn quốc tế họ vu cáo VN xâm lược CPC.
+ Tháng 9-1977, Pôn Pốt đi thăm chính thức TQ, cùng thời điểm này cho quân khiêu khích toàn tuyến biên giới tỉnh Tây Ninh, sát hại nhân vô tội. VN đã đánh trả kẻ xâm lấn.
+ Tháng 12-1977, Pôn Pốt chính thức ra tuyên bố vu cáo VN xâm lược CPC, cắt quan hệ ngoại giao với VN, rút sứ quán CPC ở Hà Nội và yêu cầu tất cả cán bộ ngoại giao ta tại sứ quán VN ở Phnôm Pênh về nước. Chính phủ VN đã ra tuyên bố vạch rõ bản chất của vấn đề và đề nghị hai bên gặp gỡ nhau trên tinh thần “hữu nghị anh em” nhưng CPC bác bỏ. Tiếp đó tháng 2-1978 ta đưa ra đề nghị ba điểm đầy tính xây dựng: chấm dứt xung đột, hai bên gặp nhau, thỏa thuận có giám sát quốc tế nhưng mọi cố gắng của VN một lần nữa Pôn Pốt lại bác bỏ. CPC vẫn tiếp tục vu cáo VN xâm lược, muốn thành lập Liên bang Đông Dương, ra thời hạn VN phải thực hiện những yêu cầu của CPC trong vòng 7 tháng… đồng thời tiếp tục tấn công tàn sát dân vô tội, dùng pháo 130 ly bắn vào Châu Đốc.
+ Trung tuần tháng 12-1978, Pôn Pốt tập trung 19/23 sư đoàn tại biên giới và ngày 22-12-1978 mở cuộc tấn công lớn vào Tây Ninh nhưng đã bị đánh bại. Một phần lực lượng của Pôn Pốt bị tiêu diệt, một phần tan rã tại chỗ, một phần chạy sang nước phía Tây, sau tập hợp thành các đơn vị du kích.
Phản ứng của quốc tế đối với vấn đề VN đưa quân vào Campuchia là không thuận (chỉ có Lào và LX tuyên bố ủng hộ), thậm chí họ đòi VN rút quân, các nước tập hợp lại tiến hành bao vây kinh tế, cấm vận kinh tế làm suy yếu và gây sức ép với VN. Nhiệm vụ của ngoại giao VN thời kỳ này chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, giúp nhân dân CPC hồi sinh.
4.1.6. Khôi phục tình đoàn kết giữa ba nước Đông Dương, thúc đẩy đối thoại với ASEAN
- Ngay từ đầu các nước ASEAN đã đưa ra LHQ nghị quyết lên án VN xâm lược CPC và yêu cầu quân VN rút về nước, ta trả lời là VN ở CPC là do yêu cầu của phía CPC và sẽ rút khi tình hình ổn định
+ 3 tháng một lần, 3 nước Đông Dương họp cấp bộ trưởng ngoại giao.
+ Tháng 2-1983 VN tuyên bố rút từng bước quân tình nguyện về nước và đề nghị lập khu phi quân sự dọc biên giới Thái Lan – Campuchia.
+ Từ 1979 đến 1985 VN tăng cường đối thoại với ASEAN nhưng quan điểm của các bên vẫn còn xa nhau.
4.1.7. Kiên trì khôi phục quan hệ bình thường với TQ
Xuất phát từ những tương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa và lịch sử, hơn nữa VN luôn biết ơn sự giúp đỡ của TQ trong hai cuộc kháng chiến chống P và chống Mĩ. Tháng 9-1975, đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước ta đã sang thăm và bày tỏ lòng biết ơn đối với những giúp đỡ của nhân dân TQ, bàn những biện P củng cố và tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước. TQ cũng hứa thực hiện các cam kết đế xây dựng cho VN 111 công trình.
+ Cuối năm 1976, đầu 1977 đã có những cuộc xung đột biên giới khu vực Cao Bắc Lạng. hai bên đã yêu cầu bàn các biện P chấm dứt các cuộc xung đột biên giới. Tháng 9-1977 hai bên đã tiến hành đàm phán ba vòng nhưng không đạt được kết quả. Tháng 11-1977, tại cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh hai bên bất đồng sâu sắc xung quanh vấn đề Campuchia.
+ Tháng 4-1978, VN tiến hành cải tạo côngthương tại thành phố HCM, vấn đề người Hoa ở VN được TQ nêu lên, ngay sau đó tháng 5-1978 TQ tuyên bố cắt 21+51 hạng mục công trình viện trợ, sau đó cắt toàn bộ viện trợ kinh tế, rút hết chuyên gia về nước. Các vụ xung đột biên giới liên tiếp diễn ra.
+ Tháng 8-1978 hai bên đàm phán về vấn đề người Hoa nhưng qua 7 phiên họp mà không thu được kết quả như mong muốn.
+ Tháng 2-1979 60 vạn quân TQ xâm lược VN
+ Tháng 4-1979 diễn ra các cuộc đàm phán tại Hà Nội và Bắc kinh, hai bên đưa ra những quan điểm riêng (TQ đòi VN rút quân khỏi Trường Sa, Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ, thay đổi thái độ với CPC, Lào. Các cuộc họp chỉ đạt được việc trao trả người bị bắt), đầu 1980 đàm phán đình chỉ.
- Từ 1980-1987 VN đã 17 lần gửi công hàm đề nghị nối lại đàm phán Việt – Trung, qua các cuộc đàm phán Xô – Trung thời kỳ này, TQ cho rằng trở ngại của quan hệ Việt – Trung là việc quân đội VN ở CPC.
Đấu tranh chống chính sách cấm vận của chính quyền Mĩ
Sau năm 1975 chính quyền Mĩ tiếp tục chính sách thù địch đối với VN (từ 30-4 phong tỏa tài sản của VN). Tháng 5-1975 tuyên bố cấm vận thương mại, phủ quyết việc VN gia nhập LHQ nhưng mặt khác Hoa Kỳ vẫn để ngỏ khả năng cải thiện quan hệ với VN.
+ Đầu 1977, khi Catơ lên làm tổng thống đã cho thi hành một số điều chỉnh trong chính sách đối với VNM, chủ trương bình thường hóa quan hệ với VN. Thông qua LX, Hoa Kỳ đã đề nghị một kế hoạch 3 điểm: VN thông tin về người Mĩ mất tích trong chiến tranh, chấp nhận VN gia nhập LHQ, có thể đóng góp vào khôi phục kinh tế VN bằng cách phát triển buôn bán. Để thúc đẩy quan hệ, Hoa Kỳ đã cử một đoàn đại biểu do một Thượng nghị sĩ sang VN, đã có những cuộc hội đàm.
+ Khi quan hệ giữa VN và LX tốt lên, VN và TQ xấu đi, cuối 1978 Mĩ hủy bỏ các vòng đàm phán, gắn vấn đề CPC và người Mĩ mất tích như là những điều kiện bắt buộc cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Chính điều này làm cho quan hệ hai nước tiếp tục căng thẳng
Ngoại giao VN kiên quyết chống lại chính sách bao vây cấm vận của Mĩ, VN không nêu vấn đề bồi thường chiến tranh, tách vấn đề nhân đạo khỏi chính trị, hợp tác với Mĩ về vấn đề MIA, còn lại, những người hợp tác với Mĩ trong chiến tranh được xuất cảnh sang Mĩ hoặc nước thứ ba, tạo điều kiện cho nhiều tổ chức phi chính phủ của Mĩ đến VN, nhiều cuộc hội thảo được tổ chức, hai nước tiến hành trao đổi sinh viên và học giả.
4.1.8. Phát triển quan hệ với các nước dân tộc chủ nghĩa và không liên kết
Xuất phát từ uy tín của VN sau năm 1975, VN đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ hoặc tổng lãnh sự với nhiều nước ở châu Phi, châu Mylatinh, Trung Đông vừa tranh thủ vốn, viện trợ, vừa học hỏi kinh nghiệm của các nước trong xây dựng kinh tế.
+ Tại diễn đàn hội nghị cấp cao các nước không liên kết, VN đã tích cực chủ động phối hợp với các nước thành viên.
- Mở rộng quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa và các tổ chức quốc tế
Từ 1976 đến 1986 VN đẩy mạnh quan hệ với Nhật, Canađa, Cộng hòa liên bang Đức, Ốtxtrâylia nhằm mở ra quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học học kỹ thuật, trước khi xẩy ra vấn đề CPC thủ tướng Phạm Văn Đồng đi thăm các nước Tây Âu, Bắc Âu (P, Phần Lan, Đan Mạch để vay vốn và tranh thủ viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo, thiết bị kỹ thuật của các nước tư bản phương Tây (trong số hơn 2 tỷ đô la thì 46% là viện trợ không hoàn lại). Từ 1979 quan hệ với các nước này giảm hẳn, ngân hàng thế giới và ngân hàng châu Á ngừng cung cấp vốn cho VN, tuy nhiên quan hệ VN với một số tổ chức quốc tế vẫn được duy trì như hệ thống phát triển LHQ, Chương trình lương thực thế giới. Sự tham gia hợp tác của VN với các tổ chức trên đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật (giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, kế hoạch hóa gia đình, cung cấp nước sạch, vệ sinh công cộng, phục hồi, xây dựng một số cơ sở sản xuất)
+ Sau ngày 30-4-1975, do sự kích động của các thế lực thù địch với VN, dòng người ra đi bất hợp P diễn ra ồ ạt chủ yếu sang Mĩ và phương Tây, mục đích là làm giảm uy tín và gây khó khăn cho VN, phá hoại đoàn kết dân tộc.
Chính phủ VN coi vấn đề người di tản là vấn đề nhân đạo và chủ trương giải quyết trên tinh thần nhân đạo, đồng thời có nhiều biện P tích cực ngăn chặn, chống lại những âm mưu tuyên truyền lừa bịp và ra đi bất hợp P. VN liên hệ với Cao ủy LHQ về người tị nạn, Tổ chức di cư quốc tế
+ Tháng 5-1979 VN ký bản ghi nhớ để phối hợp tổ chức xuất cảnh có trật tự trong vòng 10 năm có 243.995 người được xuất cảnh, đến 12-1978 đã thỏa thuận cho những người hồi hương tự nguyện, kiên quyết phản đối hồi hương cưỡng bức (chú ý đây là vấn đề rất phức tạp) .
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro