Chương 1: Xử trí nhanh với những vấn đề sức khỏe hàng ngày
Chương 1
Xử TRí NHANH VớI NHữNG VấN Đề Về SứC KHỏE HàNG NGàY
Phần lớn các lời chỉ dẫn trong cuốn sách này đều cùng có mục đích giúp các bạn đề phòng hay xử trí với một số bệnh thường gặp: làm thế nào để tránh được các bệnh tim mạch, cai thuốc lá thế nào để phòng bệnh ung thư, cách chống hiện tượng cǎng thẳng thần kinh - stress - dẫn tới huyết áp cao, ảnh hưởng tới mạch máu não, tự kiềm chế việc uống rượu thế nào để đề phòng bị xơ gan. Nhiều bệnh khác cũng được đề cập tới. Chứng ợ hơi, đau ngực, đau lưng, mệt mỏi, chảy máu cam, sốt... tuy không phải là những trường hợp cần đưa đi cấp cứu nhưng cũng làm cho chúng ta rất khó chịu.
Chương này có 49 trường hợp về sức khoẻ mà các bạn thường gặp mỗi ngày, cùng nhưng lời khuyên nên đề phòng chưa trị hay đối phó như thế nào cho nhanh nhất.
1. Cách ngừa và làm dịu cơn đau đầu
Nhiều người bị khổ vì bệnh đau đầu. Thời Trung Cổ, người ta đã nghĩ rằng do bị quỷ nhập vào đầu nên cần đục một lỗ nhỏ ở sọ cho quỷ thoát ra. Thật là may mắn cho chúng ta, vì ngày nay các bác sĩ đã hiểu khá hơn về các nguyên nhân gây ra chứng bệnh này và có thể chỉ dẫn cho ta nhiều phương pháp chữa trị.
Hiện tượng đau đầu có nhiều loại: Đau đầu vì huyết áp hay vì sự cǎng cơ thường xảy ra ởphần mặt, cổ, da đầu làm ta cảm thấy đau nhức như búa bổ nhất là ở trán, hai bên thái dương và sau gáy. Nguyên nhân có thể do: mất ngủ, sự cǎng thẳng thần kinh vì bận bịu công việc tối ngày, phải lãnh trách nhiệm một công việc quan trọng, đọc sách liên tục v.v...
Nhức đầu là bệnh thường gặp ở các bà quá lo toan việc gia đình đến mức sức khoẻ bị suy nhược. Họ cảm thấy rần rật ở thái dương, đau nửa bên đầu đôi khi lại kèm theo các hiện tượng buồn nôn, ói, mắt mờ hay hoa mắt, ù tai.
Đau đầu vì viêm xoang, thường thấy đau nhức ở vùng mặt, ở trán, dưới trán, quãng dưới trán tới hai bên má, sống mũi. Sự viêm nhiễm và nước mũi gây khó chịu cho người bệnh ấn tay vào vùng viêm cũng làm đau thêm.
Nguyên nhân, có thể do cảm lạnh, dị ứng với một số phấn hoa, một số vấn đề ảnh hưởng tới đường hô hấp như không khí bị ô nhiễm.
Để làm dịu con đau, nên:
- Nằm nghỉ trong phòng yên tĩnh, phòng tối (đóng cửa sổ che màn), nhắm mắt lại.
- Dùng ngón tay cái, xoa từ tai tới gáy (phần dưới sọ). Day nhẹ hai bên thái dương.
- Tắm nước nóng.
- Đắp một khǎn tẩm nước lạnh lên mắt.
- Uống một liều thuốc aspirin (những người bị viêm loét dạ dày tuyệt đối không được uống vì có thể bị chảy máu dạ dày nguy hiểm).
- Thực hiện những điều chỉ dẫn ở chương VI về phương pháp thư dãn như ngồi tĩnh toạ, không suy nghĩ (thiền), thở sâu.
Đề phòng bệnh, nên:
- Chú ý để biết mình hay bị đau đầu vào thời gian nào. Theo dõi báo chí để biết tin về thời gian và địa điểm có dịch bệnh.
- Ghi nhớ các triệu chứng bệnh để có thể cảm thấy lúc sắp bị đau.
- Tránh ǎn một số thức ǎn có khả nǎng gây đau đầu đối với một số người dễ phản ứng như:
+ Chuối
+ Cà phê và các thực phầm có thành phần cà-phê.
+ Chocolate (Sôcôla).
+ Chanh, giấm.
+ Thịt muối.
+ Bột ngọt.
+ Thịt cừu khô.
+ Hành, tỏi.
+ Rượu đỏ.
+ Sữa chua (yaout).
Chú ý: nên đến bác sĩ để khám bệnh nếu bạn bị đau đầu liên tục, trong một thời gian dài hay bạn cảm thấy mình bị đau nhức một cách đặc biệt khác lạ với những lần khác.
2. Làm thế nào khi bị sốt?
Không phải tất cả các tường hợp có thân nhiệt cao là sự trục trặc về sức khoẻ. Nhiều người khoẻ có thân nhiệt vào quãng trên dưới 37oC là bình thường. Nhưng nếu thân nhiệt lấy ở miệng tới 37o2 thì chắc chắn đã bị sốt.
Thường thân nhiệt của chúng ta thấp lúc sáng sớm và cao hơn vào buổi chiều và buổi tối. Thân nhiệt lấy ở hậu môn chính xác nhất và thường cao hơn thân nhiệt lấy ở miệng 0,3oC.
Nếu bạn lấy thân nhiệt ở miệng ngay sau khi uống nước nóng thì bạn cũng cơ thể tưởng lầm rằng mình bị sốt. Thân nhiệt của bạn có thể cao hơn bình thường do các nguyên nhân sau:
- Mặc nhiều quần áo quá.
- Vừa luyện tập hoặc hoạt động mạnh.
- Thời tiết nóng, ẩm.
- Lượng hoóc-môn tǎng, giảm (sau khi rụng trứng, thân nhiệt của phụ nữ thường tǎng cao).
Nếu thân nhiệt đo được từ 37o2 - 37o7C trở lên, chắc chắn là bạn đã bị sốt. Cần phải tới bác sĩ nếu hiên tượng này xảy ra:
- Với một trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
- Nếu thân nhiệt đứa trẻ cứ giữ ở 38o3C (lấy ở miệng) hay 38o8C (lấy ở hậu môn) không thuyên giảm trong suốt 48 giờ.
- Cũng như vậy trong liền 5 ngày, đối với người lớn. Có các hiện tượng: cổ bị cứng, đau ngực, nôn ói, ỉa chảy, đi lảo đảo, phát ban, ho, đau tai.
Hiện tượng sốt dưới 40oC là bình thường. Nếu cao hơn 40oC và kéo dài, thì cần phải chữa trị.
Để làm dịu cơn sốt, hạ thân nhiệt, bạn nên:
- Uống nước hoặc nước trái cây. Lau người bằng khǎn ướt thấm nước mát 21oC.
- Uống aspirin hoặc acetaminophen với liều lượng thích hợp với độ tuổi cách 3-4 giờ một lần (những người dưới 19 tuổi và những người đau dạ dày không nên dùng aspirin).
- Nằm nghỉ, không hoạt động.
- Không mặc nhiều quần áo hoặc đắp chǎn, mền quá dày.
- Tránh cử động mạnh.
3. Chứng có gàu ở da đầu
Chứng này vô hại. Là một chứng bệnh ngoài da thường thấy ở các điểm có các tuyến mồ hôi làm chỗ đó nhờn và có các vảy trắng dễ bong ra. Có người bị cả ở lông mày. Các vảy gàu rơi xuống và tụ tập ở vành tai, gáy, rơi xuống lưng. Người ta chưa rõ được nguyên nhân, nhưng chứng bệnh này có thể do di truyền hoặc tiếp theo các hiện tượng:
- Stress, cǎng thẳng thần kinh.
- Không gội đau luôn luôn bằng xà-phòng gội.
- Người có mồ hôi dầu.
- ảnh hưởng thời tiết (nóng, lạnh, ẩm hay khô quá). Phương pháp tốt nhất là luôn gội đầu bằng xà-phòng gội, chú ý:
- Gãi da đầu cho hết gàu, nhưng đừng làm xước da.
- Dùng loại xà-phòng chống gàu có chứa Selenium sunfit.
Trường hợp nặng, cần đến bác sĩ để được chỉ định dùng các loại thuốc bôi có thành phần cortisone.
4. 8 cách chống bệnh mất ngủ
Bạn có bao giờ mất ngủ không? Nếu có thì cũng là chuyện thường thôi vì người ta ước lượng mỗi tối vẫn có 30 triệu người Mỹ ở trong tình trạng này.
Họ có thể ngủ được một ít lúc mới vào giường, tới nửa đêm hay mờ sáng thì thức giấc và không sao ngủ tiếp được nữa. Thật ra, như vậy thì không phải là họ không ngủ được: họ chỉ không ngủ đẫy giấc thôi. Tuy vậy, nếu hiện tượng này quấy rầy bạn tới 3 tuần liền, thì đấy cũng là một vấn đề cần chú ý.
Sau đây là một số biện pháp cần áp dụng:
- Không uống cà phê, trà sau bữa trưa. Nên kiêng luôn các loại sô-cô-la, nước uống Cola có chứa chất kích thích.
- Bỏ giấc ngủ trưa, kể cả những lúc chợp mắt một lát - đều có ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm.
- Trước khi ngủ nên tắm lâu bằng nước nóng để các cơ trong người được thư giãn.
-Đọc truyện nhẹ nhàng hay làm công việc gì có tính đều đều lặp đi lặp lai để không phải nghĩ ngợi gì, như đan len chẳng hạn.
- Không nên coi ti vi hoặc nghe radio, những loại hình giải trí này sẽ làm các bạn thêm mất ngủ.
- Hãy chuẩn bị chỗ ngủ thật thoải mái, tĩnh mịch, ánh sáng mờ mờ, chǎn, gối khǎn trải giường thật sạch, nhiệt độ phòng vừa phải, không nóng, không lạnh.
- Khi đã lên giường rồi thì không nghĩ gì tới công việc nữa. Chỉ nghĩ tới việc ngủ yên tâm mà ngủ.
- Tạo ra những việc làm theo thông lệ mỗi ngày, trước khi đi ngủ như: khóa cửa ra vào, đóng cửa sổ, đánh rǎng, đọc một đoạn truyện trước khi ngủ.
- Đếm chậm chậm trước giấc ngủ có tác dụng như người bị thôi miên. Nghĩ tới những hình ảnh mờ nhạt, buồn tẻ, lặp đi, lặp lại.
Nếu cố gắng theo những biện pháp trên đã 3 tuần, mà bạn vẫn không ngủ được thì nên đến bác sĩ khám bệnh để xem nên dùng thuốc gì hay nên theo sự hướng dẫn thêmcủa bác sĩ khoa tâm lý và thần kinh.
5. Bệnh đau mắt đỏ
Một buổỉ sáng nào đó, khi bạn vừa tỉnh dậy, sửa soạn đón một ngày mới thì chợt nhận thấy mí mắt cồm cộm, khó chịu. Nhìn vào gương, bạn thấy mắt mình sưng húp lên, lòng trắng con ngươi đỏ quạch sau một lớp ghèn, rỉ màu vàng. Vậy là bạn đa mắc bệnh đau mắt đỏ rồi! Đau mắt đỏ là một chứng viêm bên trong mi mắt trên và dưới, và lòng trắng con ngươi nữa
Nguyên nhân có thể do:
- Phản ứng của mắt đối với một số phấn hoa, bụi bám, lông thú hoặc nước bẩn, dung dịch mỹ phẩm...
Vi trùng bệnh đau mắt tạo ra nhiều ghèn. Trong cả hai trường hợp vừa kể, cẩn nhỏ thuốc đau mắt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đắp mắt bằng một tấm gạc tẩm thuốc kháng sinh. Bệnh sẽ khỏi sau 2, 3 ngày chữa trị.
- Một loại vi-rút bệnh đau mắt cùng bệnh cúm và cảm lạnh. Loại vi-rút này sinh ra ít ghèn hơn nhưng chảy nhiều nước mắt. Bệnh này phải mất từ 14 tới 21 ngày mới khỏi hẳn.
Sau đây là một số biện pháp làm giảm bệnh:
- Không được dùng tay sờ lên mắt. Muốn lau, rửa, phải dùng khǎn sạch.
- Nhắm mắt lại và lấy khǎn thấm nước ấm (không nóng) đắp lên mắt, mỗi lần để lâu chừng 5 phút. Làm như vậy, có tác dụng làm tan được một phần những ghèn ở mắt.
- Dùng ống nhỏ giọt để nhỏ thuốc. Thuốc đau mắt sẽ làm đỡ ngứa và dịu mắt.
- Ngưng tô điểm mắt bằng các loại son, phấn, lông mi giả. Không trao đổi hay dùng chung nhưng thứ đó với người khác.
- Không dùng bǎng, gạc, vải che mắt. Những vật đó có thể làm mắt nhiễm bẩn thêm.
- Ngưng sử dụng các loại kính đeo ở mắt để phóng đại (kính của người thợ đồng hồ hay kim hoàn).
- Rửa tay luôn luôn dùng khǎn mặt riêng. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan từ người này qua người khác do tiếp xúc bàn tay, khǎn lau...
Cần tới bác sĩ nếu tự chữa mà bệnh không đỡ sau 2, 3 ngày, hoặc thấy mắt đau nhức và nhìn ra ánh sáng bị chói.
6. Chắp mắt
Chắp mắt có thể do một mạch nhỏ ở mi mắt bị viêm nhiễm. Chắp mắt có thể là một chấm làm cộm mắt và cũng có thể phát triển thành một hạt màu đỏ, gây đau nhức.
Trước khi bị lên chắp, có thể có nhưng triệu chứng sau:
- Thấy ngứa mi mắt
- Bờ mi có màu đỏ
- Cảm thấy cộm
- Sờ vào thấy cảm giác khác những điểm khác. Thoạt đầu, mụn chắp xuất hiện với cái đầu nhỏ, màuvàng vì bên trong có mủ. Sau đó chấm vàng nở dần thành hạt và vỡ.
Khi có chắp, nên:
- Đắp lên mặt miếng gạc thấm nước ấm (không nóng) mỗi ngày 3-4 lần. Mỗi lần từ 5 đến 10 phút.
- Tránh để mắt bụi bẩn.
- Không được sờ, nắn chỗ bị chắp, dù bạn sốt ruột muốn nặn ra ngay.
- Phần lớn mụn chắp đều có thể tự chữa ở gia đình. Thường sau 1, 2 ngày mụn chắp sẽ khỏi. Nếu quá thời gian đó, chắp vẫn còn mới cần hỏi ý kiến của bác sĩ để dùng thêm thuốc kháng sinh.
7. Mắt mệt mỏi vì máy tính
Những người phải làm việc với máy tính ở công sở thường kêu than về đôi mắt bị mỏi mệt kèm với những chứng đau lưng, nhức vai và thần kinh cǎng thẳng.
Tuy màn hình của máy không phát ra những tia có hại, nhưng hiện tượng ngồi lâu ở một tư thế, nhìn lâu vào một loại ánh sáng mờ, phải chú ý theo dõi các hàng chữ nhỏ, đó là nguyên nhân của những hiện tượng trên. Những người nặng "duyên nợ" với máy vi tính như thế, có thể làm giảm những tác động không tốt của máy với mình bằng các biện pháp sau:
Để bảo vệ mắt:
- Nên đặt máy xa cửa sổ để tránh bị chói vì ánh sáng trực tiếp ngoài trời, hay ánh sáng phản chiếu trên mặt hình vào mình. Những đèn từ trần rọi xuống nên cho qua kính mờ. Nếu có điều kiện, đặt thêm tấm chống chói trước màn hình. Nên để những giấy tờ cần nhìn lúc làm việc với máy
ở gần mắt để dễ đọc. Thường, người ta dùng những giá nâng.
- Độ chếch của màn hình với đường nhìn xuống của mắt vào khoảng từ 10 tới 15o so với mặt bàn (l/3 của góc vuông).
- Chú ý lau sạch mặt màn hình luôn.
- Chú ý chớp mắt nhiều để con ngươi mắt không bị khô.
- Nên đi khám mắt và cho bác sĩ biết mình là nhân viên vi tính. Khi làm việc không nên đeo những đồ trang sức cho mắt (lông mi giả, kính màu...). Kính hai tròng không thích hợp vì thường tròng thứ hai được đặt để nhìn thẳng xuống sách báo, không hợp với độ chếch của mắt và màn hình.
- Nếu các nét trên màn hình bị mờ, chập, nhảy, nên chữa máy ngay.
Để tránh mỏi, và khi thấy mỏi mắt, nhức đầu, nên:
- Dùng ghế tựa và chỉnh ghế với độ cao hợp với quan hệ MắT - MàN HìNH.
- Rời máy, đi bách bộ từ 1 - 2 giờ.
- Nên nghỉ giải lao có định kỳ trong thời gian làm việc để tập một số động tác về cổ, vai và lưng như:
+ Nghiêng đầu về bên trái, phải, trước sau rồi lắc tròn ngược đi, ngược lại.
+ Nhún vai lên, xuống rồi quay tròn.
+ ở tư thế đứng hay ngồi, cúi xuống phía trước mặt, hai bên phải, trái rồi quay tròn.
8. Chứng ù tai
- ở Hoa Kỳ thường xuyên có chừng 36 triệu người bị ù tai. Cả ngày, lẫn đêm, khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi họ luôn luôn cảm thấy có tiếng còi u u hay tiếng lào xào ở trong tai. Trong số đó, có chừng 7 triệu người bị nặng, phần lớn là những người cao tuổi.
Cũng như đau rǎng, ù tai không phải là một bệnh nhưng là triệu chứng của một số vấn đề cần phải lưu ý. ù tai có thể vì những nguyên nhân sau:
- Tai bị tắc vì dáy tai
- Dị ứng bởi thức ǎn, thuốc uống
- Bị viêm ở tai giữa
- Có hiện tượng bất bình thường ở mạch máu não
- Có hiện tượng bất bình thường hay tổn thương các dây thần kinh thính giác (do nghe tiếng nổ to, tiếng ồn thường xuyên...)
- Bệnh đái đường
- Có khối u ở não
- Vì tuổi cao
Chứng ù tai thường ảnh hưởng tới khả nǎng nghe (nghe không rõ, không thính), nhưng không dẫn đến bệnh điếc.
Khi khám bệnh ù tai, bác sĩ thường kiểm tra luôn sự liên hệ giữa: Tai - Mũi - Họng
Để giảm nhẹ hoặc tránh hiện tượng ù tai, nên:
- Không nên ngồi trước loa ra-đi-ô hay cát-sét để tránh âm thanh mạnh. Tránh nghe liên tục.
- Sử dụng máy chống ù. Máy chống ù là một dụng cụ giống như thiết bị nghe nhạc, đeo ởtai. Máy thường xuyên phát ra một dòng âm nhẹ. Trong khi đeo máy, vẫn nghe được người khác nói chuyện với mình như bình thường.
- Bác sĩ chuyên khoa có thể hướng dẫn bạn một số động tác thư giãn giãn thần kinh để không chú ý tới tiếng ù trong tai.
- Luyện tập thân thể để máu lưu thông tốt.
9. Làm thế nào để chặn hiện tượng chảy máu cam
Chảy máu cam hay chảy máu mũi thường liên quan tới các trẻ em. Nguyên nhân do một vết thương nhỏ hay đứt một mạch máu nhỏ ở bên trong mũi: vì thời tiết lạnh, dị ứng, thời tiết khô làm các màng mũi bị khô theo rồi bị nứt, vì mũi bị va chạm mạnh.
Phần lớn trường hợp đều chấm dứt mau. Một số ít trường hợp chảy máu lâu vì chỗ chảy máu nằm sâu ở phần mũi trong, thường gặp ở người lớn do:
- Bệnh xơ cứng mạch máu ở mũi.
- Huyết áp cao.
- Dùng thuốc chống đông máu
- Triệu chứng bệnh về mạch máu.
- Có mụn trong mũi.
Những trường hợp chảy máu cam, sau 10 tới 15 phút không khỏi thì cần phải đưa tới bác sĩ để tìm nguyên nhân và chữa trị
Các trường hợp thông thường có thể xử trí như sau:
1- Ngồi tựa, ngửa mặt ra sau, mũi hếch lên trời.
2- Dùng ngón tay cái và ngón trỏ, bóp nhẹ vào đoạn giữa mũi.
3- Thở bằng đường miệng từ 10-15 phút.
4- Dùng vải gạc, thấm nước lạnh đắp lên mũi.
5- Chú ý trong suốt thời gian 24 giờ sau khi chảy máu cam, khi nằm: gối đấu cao, để mũi bao giờ cũng ở độ cao hơn tim.
6- Cũng trong vòng 24 giờ đó, tránh mang nặng, và cử động mạnh., làm việc cǎng thẳng hoặc phải ráng sức.
10. Tấn công bệnh trốc mép
Không có gì tức mình bằng bị bệnh trốc mép! -Một vết rộp màu trắng, chung quanh viền đỏ nằm ở cạnh mép khiến cho ai cũng chú ý đến mình. Đã vậy, nó còn đau rát, nhiều lúc nói hay ǎn, đều không thể mở miệng to được, cứ phải, chúm chím. Người ta chúm chím cười, còn mình chúm chím vì đau! Trốc mép rất khó trị. Thường, phải đợi cho nó tự khỏi.
Trốc mép hay bị đi bị lại vì lũ vi-rút gây ra trốc mép sau khi hoành hành rồi, lại rút vào bí mật, ở ẩn trong cơ thể ta hàng tháng, hằng nǎm chờ cơ hội, khi cơ thể chúng ta có hiện tượng bất thường là chúng lại xuất đầu lộ diện.
Đó là khi ta bị sốt, cảm lạnh, đau rǎng, eczema (bệnh nấm), bị sốt vì nắng, phụ nữ tới ngày có kinh nguyệt. v.v...
Thoạt đầu, chúng ta thấy khó chịu ở mép. Nhìn kỹ trong gương thấy xuất hiện một chùm những nốt rộp như nốt bỏng, chung quanh là một viền màu hồng hay đỏ. Trong vòng 2 tuần, các vết đỏ đó khô lại thành cái vẩy mỏng, thế là khỏi.
Để đề phòng TRốC MéP, nên:
- Tránh những sự việc làm mình cảm động hoặc phải suy nghĩ thái quá.
- Hạn chế phơi mình ra nắng - nếu cần, nên dùng những loại kem bảo vệ da như kem có kẽm oxýt, bôi lên môi.
- Tránh không tiếp xúc với người đang bị trốc mép.
- Chú ý rửa tay sạch để tránh sự lây lan.
Để giảm đau, nên: -
- Đắp nước lạnh, nước đá lên trốc.
- Uống nước lạnh.
- Không được lẩy, nhể chỗ đau.
- Có thể dùng thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen.
- Nếu bị đau nhiều, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc acyclovir còn có tên là Zovirax.
11. Biện pháp chống hôi miệng
Nhiều người lấy làm phiền muội vì bị hôi miệng. Đứng gần hoặc muốn nói chuyện thì thầm với người thân rất là bất tiện. Bị hôi miệng, hoặc hơi thở có mùi có thể là triệu chứng của nhiều cǎn bệnh.
Hơi miệng có mùi trái cây có thể ]à triệu chứng của bệnh tiểu đường.
- Có mùi amoniắc (khai) chứng tỏ: thận suy.
- Có mùi cá là gan suy.
Ngoài ra miệng hôi còn vi các nguyên nhân về rǎng, miệng, lợi, họng, phổi và khi bị cúm, xuất huyết dạ dày (bao tử)... Một số thực phẩm thường để lại mùi ở miệng khi ǎn như: hành, tỏi, một số dầu dễ bay hơi, một số thực phẩm giàu chất prôtêin.
Các bác sĩ khám rǎng miệng thường chú ý tới các khe rǎng và lợi. Khe rǎng là chỗ chứa các thức ǎn bị lên men, thối rữa. Khi bị viêm lợi, máu ứa ra ở các chân rǎng chóng có mùi hôi.
Vì hôi miệng có nhiều nguyên nhân và có thể liên quan tới bệnh nên khi thấy hiện tượng trên, nên tới thǎm bác sĩ để được chữa trị đúng với cǎn nguyên bệnh. Nếu không có bệnh chúng ta có thể tự chǎm sóc để giảm mùi hôi bằng cách:
- Chǎm đánh rǎng cẩn thận sau bữa ǎn. Chú ý chải sạch những kẽ rǎng.
- Nạo lưỡi để bỏ lớp cặn màu trắng bám trên lưỡi; Không nên hút thuốc;
- Dùng thuốc súc miệng;
- Khám rǎng, lợi 6 tháng/một lần.
12. Trị chứng đau họng vùng thanh quản
Đau thanh quản là bệnh của nhà chính trị, các tài tử, diễn viên, các thầy cô giáo: vì họ phải nói nhiều. Nhiều môn thể thao kích thích người la hét như jockey, bóng rổ cũng khiến các đấu thủ bị đau thanh quản.
Không khí ô nhiễm, một cǎn phòng nhiều khói thuốc lá cũng là một nguyên nhân gây bệnh. Khi bạn bị đau thanh quản tiếng nói của bạn bị khàn, yếu, có khi khó nói hoặc nói không ra tiếng. Họng đau rát, có thể kèm theo hiện tượng sốt, ho, khó nuốt.
Những lúc đó, nếu tiếp tục hút thuốc, uống rượu, ra ngoài trời lạnh nói nhiều, hát, hét đều làm cho bệnh nặng thêm. Bình thường, phải nằm nghỉ, hạn chế nói ít nhất là 2 ngày.
Nếu bệnh kéo dài hơn một tuần lễ không thuyên giảm, lại kèm thêm các hiện tượng như sốt, ho ra máu hoặc đờm màu vàng - hay nâu sẫm thì nên lại bác sĩ ngay.
Trong các trường hợp nhẹ, có thể trị bệnh tại nhà và chú ý:
- Tránh nói, nếu cần có thể làm hiệu thay nói.
- Nếu giảm nói, nên nói khẽ.
Mở máy điều hoà làm ấm phòng ngủ; là chỗ bạn ở lâu trong ngày.
- Uống nhiều nước ấm (nước trà pha mật ong rất tốt).
- Tắm vòi hoa sen hay ngâm mình trong nước nóng.
- Không hút thuốc và tránh những nơi có hút thuốc.
- Ngậm thuốc đau họng.
- Nếu cần, dùng aspirin để giảm đau.
13. Nấc
Nguyên nhân của hiện tượng nấc là do cơ hoành - phần chắn ngang giữa ngực và bụng bị "chuột rút". Thường, hiện tượng này không lâu. Nhưng có thể rút ngắn thời gian nấc bằng nhiều cách:
- Nuốt 1 muỗng đường khô (thìa cà phê)
- Dùng ngón tay và ngón trỏ cầm lưỡi kéo ra.
- Ngửa cổ ra phía sau, nhịp thở một lát. Đếm nhẩm từ 1 đến 10, thở mạnh ra rồi uống một chén nước.
- Để một cái túi giấy trên mũi và miệng, hít vào thở ra nhiều lần.
- Nuốt một cục nước đá nhỏ
- Dùng một miếng gạc, lau phía trong vòm miệng
- ǎn chậm một miếng bánh khô
- Uống nhanh một ly nước.
Những trường hợp nấc kéo dài có thể là triệu chứng của bệnh tim hoặc bệnh giãn dạ dày (bao tử), cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
14. Làm thế nào để đỡ đau họng
Trong bài 12, chúng ta đã nói tới chứng đau thanh quản. Vì thanh quản ở họng nên đau thanh quản cũng thấy đau họng. Trong bài này, chúng ta đề cập tới bệnh đau họng do vi rút hay do vi khuẩn.
Vi khuẩn có thể làm đau họng là loại streptococus thường gây sốt cao, nhức đầu, sưng họng kèm theo sự nổi hạch ở cổ. Nếu đau họng vì vi-rút thì không có các triệu chứng trên. Tuy vậy, nhiều trường hợp đau họng do vi khuẩn ở trẻ em đã làm bác sĩ lúng túng trong việc chẩn đoán vì cũng không triệu chứng gì, nhưng nếu không chữa kịp thời, bệnh này có thể dẫn tới nhiều biến chứng như viêm thận, suy tim kể cả áp-xe. Do đó, bác sĩ cần chẩn đoán bệnh thuộc loại nào, để quyết định có cần cho thuốc kháng sinh hay không. Một liều thuốc kháng sinh có khi phải uống liền trong 10 ngày.
Chúng ta có thể làm họng đỡ đau rát bằng các biện pháp sau:
- Súc miệng luôn bằng nước muối ấm.
- Uống nhiều nước ấm, ǎn súp, uống trà pha mật ong ấm.
- Sưởi ấm phòng ngủ.
- Không hút thuốc.
Tránh ǎn chất cay hay kích thích như hạt tiêu, bột cà ri....
- Mút đường phèn hay kẹo cứng.
- Nếu sốt, có thể dùng thuốc như aspirin hay acetaminophen (acetamol). Cấn chú ý, từ 19 tuổi trở xuống không nên dùng aspirin. Người có bệnh đau dạ dày, không được uống aspirin.
15. Mụn trứng cá
Có sự biểu hiện gì, khi một chú choai choai hay một cô thiếu nữ bước vào độ tuổi bắt đầu chú ý tới các bạn khác giới với mình? Đó là các mụn trứng cá. Đầu trắng, đầuđen hay đầu đỏ, các mụn nhỏ như trứng cá mọc lên ở vai, lưng, cổ và phiền nhất là cả ở mặt ở một số người, hiện tượng này có thể tiếp diễn tới quá tuổi thành niên, không phải vì ǎn nhiều mỡ, chất béo chocolat... như nhiều người tưởng lầm.
Nguyên nhân sinh ra những mụn trứng cá này do hiện tượng tǎng lượng hoóc-môn sinh dục ở tuổi dậy thì. Những chất nhờn ở trên bề mặt da kháng sinh ra mụn trứng cá. Những tuyến chất nhờn ở dưới da khi bị tắc, chính là những ổ để vi khuẩn trú chân và gây ra mụn trứng cá.
Ngoài ra, có thể kể tới các nguyên nhân sau:
- Sự tǎng lượng hoóc-môn của các tuyến nội tiết trong thời kỳ kinh nguyệt hay thai nghén của phụ nữ.
- Các chất thơm hay dầu bôi 'mặt có khả nǎng tạo thành một lớp mỡ nhờn trên da.
- Sự cǎng thẳng thần kinh-stress.
- Thực phẩm có nhiều lượng Iốt trong thành phần như mǎng tây, tảo bẹ, hành trắng.
- Đun nấu các chất dầu, mỡ để hơi các chất này bám vào da.
- Tiếp xúc nhiều với các chất tẩy rửa như creosote.
- Nằm ngủ nghiêng một bên làm một bên mặt bị nén lâu
- Dùng các loại thuốc: ngừa thai, chống co cơ hay có nguyên tố Lithium trong thành phần thuốc.
Mụn trứng cá sẽ lặn đi sau một thời gian. Nhưng chúng ta cũng nên biết cách giữ gìn da, trong thời gian có trứng cá như sau:
- Giữ da luôn sạch bằng cách rửa mặt hay lau nhiều lần bằng xà phòng trong ngày. Dùng khǎn sạch xoa nhẹ trên da mặt chừng 1-2 phút mỗi lần.
- Khǎn phải sạch. Sau khí dùng phải giặt phơi khô vì các vi khuẩn có thể bám vào và phát triển ở các khǎn bẩn, ướt, rồi xâm nhập vào da qua các lỗ chân lông.
- Nên hỏi các bác sĩ chuyên khoa để mua được loại xà phòng dùng riêng cho da có mụn trứng cá.
- Không được nặn, bóp, lẩy, nhể các mụn trứng cá. Làm như vậy có thể khiến da nhiễm trùng và tạo thành những vết sẹo
- Có thể dùng thuốc bôi ngoài da có thành phần benzoylperoxit. Chú ý: một số người có da dễ phản ứng với thuốc này, nên không dùng được.
- Sau mỗi lần hoạt động cǎng thẳng, hay gắng sức nên lau sạch mồ hôi trên da để làm thoáng các lỗ chân lông.
- Gội đầu bằng xà phòng ít nhất 2 lần/tuần để làm sạch các chất nhờn có thể ảnh hưởng tới trán, gáy, cổ và vai.
- Tránh để tóc xoã xuống mặt.
- Đối với nam giới trước khi cạo râu nên lau bằng khǎn thấm nước ấm. Cạo râu theo chiều râu mọc để tránh làm xước da.
- Tránh ra nắng nhiều.
- Tránh các loại đèn chiếu nóng.
- Tránh dùng các loại dầu, kem có thể tạo thành lớp kết dính, nhờn trên da.
- Nếu da nhiều mụn trứng cá một cách khác thường nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
16. Cảm lạnh
Hàng ngày, luôn có con số chừng 80 triệu người Mỹ bị cảm lạnh với các triệu chứng ho, ngạt mũi và chảy nước mũi (sổ mũi). Một người bị cảm lạnh tới 3-4 lần trong nǎm, là điều bình thường. Nếu bạn chưa bị cảm lạnh, thì đấy là một điều hết sức may mắn, vì nguyên nhân chứng cảm lạnh do rất nhiều loại vi-rút gây nên, và sự lây lan thật dễ dàng.
Lúc bắt đầu, bạn có thể thấy ngạt mũi, chảy một ít nước mũi, hắt xì hơi hoặc sốt nhẹ (có thể tới 39oC), tiến tới đau họng và ho. Thường thì sau 3 ngày tới 7 ngày là khỏi.
Cảm dễ lây từ người này sang người khác qua đường không khí do người bệnh ho và hắt xì hơi. Kết quả việc nghiên cứu cho thấy, bàn tay người bệnh thường dính mũi hay đờm, do khi ho hay hắt hơi, người bệnh thường lấy tay che miệng hay che mũi, sau đó, lau miệng hay lau mũi bằng khǎn. Bởi vậy, khi có bệnh để tránh lây lan sang người khác, nên:
- Rửa tay luôn.
- Khi ho, hắt hơi hay xì mũi phải dùng khǎn che, rồi gấp lại.
- Tránh bắt tay và đụng chạm vào người khác. Những đồng tiền và giấy bạc của người bệnh cũng là những vật trung gian truyền bệnh.
Về phía người bệnh, nên:
- Nằm nghỉ, nhất là trường hợp bị sốt.
- Uống nhiều nước nóng hoặc lạnh cũng được. Nước làm tan và rửa sạch phần nào các chất đờm ở họng, làm thông đường hô hấp.
- Dùng thuốc aspirin hay acetaminophen để giảm đau, nhức. Chú ý, từ 19 tuổi trở xuống, không nên dùng aspirin.
- Súc miệng bằng nước muối ấm. Uống nước trà pha mật ong nước chanh hay mút kẹo đều có tác dụng tốt để đỡ đau họng.
- Xông hơi.
- Món súp gà giò (gà nhỏ) có tác dụng thông mũi và ngắt bệnh.
17. Viêm xoang
Xoang nằm trên đường đi của không khí, qua mũi vào phổi. Khi đi qua xoang, không khí được sưởi ấm. Nếu xoang bị viêm nhiễm, sưng phồng bạn sẽ bị ngạt mui, nhức đầu, ho và nhiều khi đau đầu tới mức không ngủ được. Nếu bạn hút thuốc và có hiện tượng bất bình thường ở mũi, các triệu chứng trên sẽ nặng hơn, như:
- Đau đầu.
- Nghẹt mũi, rỉ mũi thường có màu vàng sẫm.
- Nhức đầu, ở trán và phần mặt trên, vùng mũi và hàm trên.
- Khi nằm, cảm giác đau nhức thường tái diễn mỗi khi trở mình và tạm ngưng khi ngồi dậy.
- Có thể sốt.
Hít một hơi không khí lạnh có thể làm dịu đau hoặc:
- Uống nhiều nước để mũi được thông.
- Uống aspirin hay acetaminophen để giảm đau.
- Dùng thuốc nhỏ mũi
Chú ý:
- Không dùng aspirin cho người từ 19 trở xuống.
- Không nên nhỏ mũi quá 3 ngày liền vì như vậy, mũi sẽ quen việc dùng thuốc, không có thuốc là mũi lại ngạt.
- Không nên dùng ống nhỏ mũi người khác đã dùng để tránh bị lây, nhiễm.
- Nếu việc điều trị ở nhà không có kết quả gì, nên đi khám bác sĩ TAI - MũI - HọNG, để nếu cần, sẽ phải uống thuốc kháng sinh.
Trường hợp xoang nặng, phải tiến hành tiểu phẫu thuật.
18. Bệnh cúm
Mỗi nǎm ở Mỹ có tới 50.000 người chết vì bị viêm phổi, biến chứng từ bệnh cúm.
Cảm lạnh và cúm tưởng như giống nhau, nhưng chúng ta có thể phân biệt được chúng do các điểm khác biệt dễ nhận thấy. Người bị cảm thường bắt đầu bị khụt khịt vì sổ mũi, hắt hơi, người cảm thấy khó chịu nhẹ.
Người bị cúm mất sức nhanh hơn. Một giờ trước còn khỏe, giờ sau đã thấy mệt, phải nằm nghỉ.
Chứng cảm lạnh ít khi tấn công vào phổi, nhưng bệnh cúm dễ gây biến chứng thành viêm phổi.
Người bị cảm vǎn có thể cố gắng tới công sở, nhưng người bị cúm thấy mình không còn sức để đi làm.
Bởi vậy, nếu chúng ta bị cơn bệnh đánh quỵ xuống giường một cách nhanh chóng thì đấy chính là bệnh cúm. Những triệu chứng có thể kèm theo là:
- Ho khan
- Đau họng
- Đau nhức đầu
- Đau nhức bắp thịt
- Mệt nhiều
- ớn lạnh
- Thân nhiệt có thể lên tới 40oC
- Mỏi mắt.
Những triệu chứng rõ nét nhất để ta nhận thấy mình bị cúm là rất mệt và đau khắp người (đau các cơ bắp). Cảm lạnh không có các triệu chứng đó.
Thật ra thì không có thuốc nào làm ngưng ngay bệnh cúm. Phải để cho nó tự hết. Mục đích của việc chữa trị vì uống thuốc là làm giảm sự đau nhức và ngǎn chặn không cho bệnh phát triển và biến chứng. Bình thường, chúng ta có thể tự chữa trị ở nhà. Nhưng, nếu thấy khó thở, ho nhiều, có đờm màu vàng - xanh thì cần phải tới bác sĩ khám bệnh, vì bệnh cúm có thể đã biến chứng thành viêm phổi.
Nếu cúm nhẹ, cần nhất là phải nằm nghỉ để dành sức cho cơ thể chiến đấu chống lại các vi-rút cúm. Ngoài ra, chúng ta nên theo các điều chỉ dẫn sau:
- Uống nhiều nước nóng để làm thông đường phổi, đường mũi và bù lượng nước cơ thể đã bị mất vì đổ mồ hôi khi sốt
- Súc miệng nước muối.
- Mút kẹo cứng để đỡ rát cổ họng.
- Đừng nhịn ho, vì ho có tác dụng thông các ống ở phổi và tống các chất đờm ra. Nếu mũi và đờm có máu, cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Kiêng uống sữa, không ǎn phó-mát và các thực phẩm làm từ bơ; sữa trong 2 ngày vì chúng có tác dụng làm cho các chất nhầy ở mũi, và họng bị đặc lại, khó xì hoặc nhổ ra.
- Chǎm rửa tay luôn, nhất là trước khi ǎn để tránh lây lan sang người khác.
- Uống đều một liều aspirin (trừ người 19 tuổi trở xuống không dùng aspirin).
Nếu chữa trị ở nhà không thấy đỡ, nên đi bác sĩ.
Tại nhiều vùng, chính quyền đã tổ chức chích phòng cúm cho những người già trên 65 tuổi, mỗi khi có dịch cúm nên theo dõi tin tức trên báo chí để biết những nơi có dịch cúm để đề phòng.
19. Bệnh hen
Bạn đã biết gì về bệnh HEN chưa? Thường xuyên có 10 triệu người Mỹ bị bệnh HEN, khi lên cơn, họ thở khò khè, khó nhọc và cảm thấy hai buồng phổi của mình như bị thu hẹp lại. Bệnh HEN có nguyên nhân vật lý chứ không phải tâm lý. Khi đã bị bệnh HEN rồi, sự kích động về tâm
lý như sợ hãi, lo âu, giận dữ... làm cǎng thẳng thần kinh, đều có thể làm cho bệnh nặng hơn. Tuy rằng đó không phải là những yếu tố gây bệnh. Khi lên cơn mà không được cứu chữa kịp thời, bệnh nhân có thể chết.
Bệnh HEN có đặc điểm gì khác với các bệnh khác của cơ quan hô hấp? Nguyên nhân đơn giản của HEN là do lớp cơ của những ống dẫn không khí tới phổi bị co thắt, khiến cho đường ống hẹp lại làm bệnh nhân không thở được và cơ thể thiếu ôxy. Một số trường hợp sau đây có ảnh hưởng không tốt tới bệnh và có thể dẫn tới sự lên cơn:
- Thở không khí có phấn hoa, bụi mốc, khói thuốc, bụi bẩn.
- ǎn hay uống những chất cơ thể đê phản ứng.
- Bị hồi hộp, xúc động.
- Làm việc hay cử động nặng nhọc.
- Bị nhiễm bệnh đường hô hấp.
Bệnh HEN có loại nặng và loại nhẹ, sự tiến triển của bệnh thường rất phức tạp nên cần phải có bác sĩ chỉ dẫn việc điều trị và thuốc thang.
Tuy vậy, người bệnh có thể tự sǎn sóc mình theo các điều chỉ dẫn sau:
- Cần uống luôn, và uống nhiều nước hàng ngày (2-3 lít/ngày).
- Không để các chất có mùi lạ trong nhà, nhất là trong phòng ngủ, nơi làm việc.
- Tránh không dùng gối lông. Thay gối lông bằng gối tổng hợp.
- Không hút thuốc.
- Tránh những nơi có phấn hoa.
- Khi ra ngoài trời, nên quấn khǎn che mũi và che miệng, nhất là khi thời tiết lạnh, để sưởi ấm không khí trước khi không khí vào đường hô hấp.
- Nếu đang làm việc, thấy khó thở, phải ngưng làm việc ngay.
- Tránh dùng các thực phẩm hay thuốc uống có gốc sunfit (-S03) trong thành phần. (Gốc nầy thường có trong rượu).
- Khi lên cơn hen, phải ngồi dậy, không được nằm.
- Các loại thuốc và dụng cụ bơm thuốc hạ cơn hen thường dùng, cần phải để ở gần người để khi lên cơn với tay là lấy được ngay.
- Phải tự nghe xem mình có dị ứng với aspirin không. Nên dùng acetaminophen thay aspirin.
Thường, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho các bệnh nhân hen các loại thuốc sau:
- Bronchodilator - thuốc uống hay phun vào họng để thở dễ hơn.
- Steroid - để chống lên cơn vì phản ứng với các chất lạ
- Cromolyn sodium để hít đề phòng lên cơn. Khi đã lên cơn rồi thì thuốc này không có tác dụng.
20. Cơn sốt mùa cỏ khô
Một bác sĩ ở thế kỷ 19, đã đặt tên cho cǎn bệnh này như trên vì chính bản thân ông, mỗi khi về ở tại một cǎn nhà lợp cỏ khô là bị bệnh. Nay, người ta gọi như vậy thành quen, dù cǎn bệnh không liên quan gì tới cỏ.
Nhiều người bị bệnh này vào mùa xuân. Có người bị quanh nǎm với các triệu chứng: chảy nước mắt, nước mũi, bị xung huyết, ngạt thở. Nguyên nhân chính của bệnh, là sự phản ứng của cơ thể với không khí bị ô nhiễm.
Sau đây, là một số lời khuyên:
- Quét dọn sạch quanh nhà cho hết các cỏ dại lá cành, hạt mục và mốc. Chú ý không để chó làm bẩn vì chúng hay tha rác, xương và phóng uế.
- Đóng cửa phòng khi tới mùa có phấn hoa ở các cây quanh nhà, và có khi độ ẩm của không khí cao.
- Dùng máy điều hoà không khí để làm ấm và lọc sạch không khí phòng ngủ. Các đồ vật ởphòng ngủ phải luôn sạch sẽ.
- Các phòng phải quét bụi sạch và thoáng.
- Cần giặt chǎn, mền luôn, nhất là chung quanh mền phải giữ sạch vì phần này tiếp xúc với mũi, miệng).
- Tránh không phơi khǎn trải giường, quần áo ngoài trời vì các phấn hoa và bụi dễ bám vào.
Nếu việc phòng bệnh như trên ít hiệu quả, nên hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thêm các thuốc như:
- Thuốc chống histamin (antihistamin) để hạn chế sự phản ứng của cơ thể đối với các chất lạ. Nên dùng thuốc này 30 phút trước khi đi ra ngoài.
- Thuốc làm thông mũi và đường hô hấp (uống và phun), nên chú ý không dùng thuốc nhỏ mũi quá 3 ngày liền để cơ thể khỏi quen thuốc: cứ phải có thuốc thì mũi mới thông.
- Thuốc nhỏ mắt.
Ngoài ra, bác sĩ còn có thể cho dùng các loại thuốc như:
- Cromolyn sodium và steroids.
- Thuốc miễn dịch.
- Xét nghiệm mẫu da để biết da dễ phản ứng với các loại chất gì.
- Thuốc chích chống phản ứng.
21. Viêm phế quản (cuống phổi )
Nếu bạn lên một cơn ho không sao nén lại được, cơn ho tưởng chừng như bốc từ dưới ngón chân bốc lên, thấm thía toàn thân, thì đúng là bạn bị viêm cuống phổi, còn gọi là viêm phế quản rồi.
Người ta phân biệt viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính, cǎn cứ vào thời gian bệnh tồn tại và hậu quả của bệnh.
Viêm phế quản cấp tính thường sinh ra do lớp màng nhầy ở phế quản bị vi-rút tấn công, hoặc bị viêm nhiễm vì môi trường (khói thuốc lá chẳng hạn), khiến phế quản bị sưng và đau rát. Viêm phế quản thường dẫn tới viêm xoang hoặc viêm các đường hô hấp. Bệnh có thể lâu từ 3 ngày tới 3 tuần lễ.
Triệu chứng đầu của viêm phế quản cấp tính là ho, người ớn lạnh, sốt thấp, đau họng và bắp thịt.
Cách chữa trị:
- Xông mũi bằng cách hít hơi nước nóng (nếu có dụng cụ hay máy hít càng tốt).
- Phun thuốc bằng máy phun vào họng.
- Dùng thuốc kháng sinh.
- Dùng aspirin hay acetaminophen để trị sốt và đau nhức.
- Dùng thuốc long đờm và kích thích ho để tống đờm ra.
- Nằm nghỉ
- Uống nhiều nước.
- Không hút thuốc.
Để sức khỏe phục hồi hoàn toàn, nhiều khi phải cần tới 1 tháng. Nếu sau khi chữa trị 1 tuần, không thấy bệnh thuyên giảm, cần đi khám bác sĩ, vì có thể bệnh chuyển sang thành viêm phổi.
Người bị viêm phế quản mạn tính ho nhiều và có nhiều đờm hơn, bệnh có thể kéo dài từ 2 tháng tới 2 nǎm - phần lớn là đàn ông. Cǎn bệnh thường làm các phế nang bị tổn thương ảnh hưởng tới chức nǎng thở ra, hít vào của phổi nên có ảnh hưởng xấu tới toàn hệ thống hô hấp.
Những triệu chứng của viêm phế quản mạn tính là:
- Hơi thở ngắn khi hít vào.
- Thời gian nghỉ giữa thở ra hít vào, ngắn.
- Ho có đờm đặc, vàng.
Những người dễ mắc chứng viêm phế quản mạn tính là những người ở trong vùng không khí bị ô nhiễm của khu công nghiệp; những công nhân tiếp xúc với bụi kim loại, sợi bông, vải; những người hút thuốc lá.
Đề phòng bệnh viêm phế quản mạn tính, nên:
- Tránh những nơi ô nhiễm. Nếu cần thiết phải có mặt, nên có bǎng che mũi, miệng.
- Không đi ra đường trong thời gian khí bị ô nhiễm nặng.
- Dùng các thứ thuốc long đờm, thông khí quản và các thuốc kháng sinh khi bị bệnh, theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Nếu bệnh kéo dài quá một tuần, nhất thiết phải đi khám bệnh, coi có phải bệnh tiến triển thành viêm phổi hay không.
22. Đau thực quản
ở Mỹ cho tới ngày nay, có nhiều cǎn bệnh bị gọi sai với thực chất của chúng, nhưng vì thói quen người ta vẫn không đổi tên. Chẳng hạn, sau một bữa ǎn ngon, bạn bỗng thấy đau rát ở dưới ngực trái, tại vùng tim. Người Mỹ gọi đó là chứng "Bỏng tim" (Heartburn). Thật ra, chứng đó chẳng có liên quan gì tới tim cả, mà nguyên nhân lại do dịch tiêu hoá ở dạ dày, có tính a-xít, trào lên phía trên, chỗ ống thực quản nối với dạ dày. Vị trí này ở ngay phía sau tim: đó là hiện tượng đau đoạn cuối ống thực quản.
Dạ dày (bao tử), có một lớp màng bên trong bảo vệ, nên không cảm thấy tác dụng của a-xít (trừ trường hợp những người bị loét dạ dày, chỗ loét không có màng bảo vệ). Phần ống thực quản không có lớp bảo vệ, nên khi tiếp xúc với dịch tiêu hoá có tính a-xít là chúng ta cảm thấy đau rát ngay.
Có thể do những nguyên nhân sau:
- ǎn nhiều thức ǎn khó tiêu.
- ǎn nhanh.
- ǎn nhiều chololate, tỏi, hành, các chất cay như bạc hà...
- Hút thuốc sau khi ǎn.
- Uống cà phê, rượu.
- Uống thuốc aspirin
- Có chứng thoát vị, là một dị tật của dạ dày, có một đoạn trên bị nhô lên sát chỗ nối với thực quản, khiến dịch tiêu hoá của dạ dày dễ trào lên thực quản. Gần một nửa số người trên 60 tuổi hay có dị tật này.
Cách chữa khỏi đau:
- Ngồi thẳng người hay đứng dậy, đi đi lại lại một lát.
- Tránh cúi người hay nằm, vì như vậy, dịch tiêu hóa ở dạ dày dễ tràn lên thực quản.
- Nếu bị đau ban đêm, khẽ nhổm dậy và gối cao đầu.
- Tìm cách làm cho người nhẹ cân bớt đi. Người béo mập và phụ nữ có mang (bầu), dễ bị đau thực quản vì dạ dày có thể bị độn phồng lên ở chỗ cuống thực quản.
- Tránh không ǎn no quá. ǎn thức ǎn dễ tiêu.
- Uống 1-2 muỗng magnesium hydroxít pha nước 1-2 giờ/lần.
Chú ý: những người có bệnh tim, bệnh thận, áp huyết cao phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc chống a-xít như trên.
- Uống một ly sữa. Sữa không có tính trung hoà a-xít nhưng làm giảm đau, rát.
23. Bệnh táo bón
Chương 1
Xử TRí NHANH VớI NHữNG VấN Đề Về SứC KHỏE HàNG NGàY
Phần lớn các lời chỉ dẫn trong cuốn sách này đều cùng có mục đích giúp các bạn đề phòng hay xử trí với một số bệnh thường gặp: làm thế nào để tránh được các bệnh tim mạch, cai thuốc lá thế nào để phòng bệnh ung thư, cách chống hiện tượng cǎng thẳng thần kinh - stress - dẫn tới huyết áp cao, ảnh hưởng tới mạch máu não, tự kiềm chế việc uống rượu thế nào để đề phòng bị xơ gan. Nhiều bệnh khác cũng được đề cập tới. Chứng ợ hơi, đau ngực, đau lưng, mệt mỏi, chảy máu cam, sốt... tuy không phải là những trường hợp cần đưa đi cấp cứu nhưng cũng làm cho chúng ta rất khó chịu.
Chương này có 49 trường hợp về sức khoẻ mà các bạn thường gặp mỗi ngày, cùng nhưng lời khuyên nên đề phòng chưa trị hay đối phó như thế nào cho nhanh nhất.
1. Cách ngừa và làm dịu cơn đau đầu
Nhiều người bị khổ vì bệnh đau đầu. Thời Trung Cổ, người ta đã nghĩ rằng do bị quỷ nhập vào đầu nên cần đục một lỗ nhỏ ở sọ cho quỷ thoát ra. Thật là may mắn cho chúng ta, vì ngày nay các bác sĩ đã hiểu khá hơn về các nguyên nhân gây ra chứng bệnh này và có thể chỉ dẫn cho ta nhiều phương pháp chữa trị.
Hiện tượng đau đầu có nhiều loại: Đau đầu vì huyết áp hay vì sự cǎng cơ thường xảy ra ởphần mặt, cổ, da đầu làm ta cảm thấy đau nhức như búa bổ nhất là ở trán, hai bên thái dương và sau gáy. Nguyên nhân có thể do: mất ngủ, sự cǎng thẳng thần kinh vì bận bịu công việc tối ngày, phải lãnh trách nhiệm một công việc quan trọng, đọc sách liên tục v.v...
Nhức đầu là bệnh thường gặp ở các bà quá lo toan việc gia đình đến mức sức khoẻ bị suy nhược. Họ cảm thấy rần rật ở thái dương, đau nửa bên đầu đôi khi lại kèm theo các hiện tượng buồn nôn, ói, mắt mờ hay hoa mắt, ù tai.
Đau đầu vì viêm xoang, thường thấy đau nhức ở vùng mặt, ở trán, dưới trán, quãng dưới trán tới hai bên má, sống mũi. Sự viêm nhiễm và nước mũi gây khó chịu cho người bệnh ấn tay vào vùng viêm cũng làm đau thêm.
Nguyên nhân, có thể do cảm lạnh, dị ứng với một số phấn hoa, một số vấn đề ảnh hưởng tới đường hô hấp như không khí bị ô nhiễm.
Để làm dịu con đau, nên:
- Nằm nghỉ trong phòng yên tĩnh, phòng tối (đóng cửa sổ che màn), nhắm mắt lại.
- Dùng ngón tay cái, xoa từ tai tới gáy (phần dưới sọ). Day nhẹ hai bên thái dương.
- Tắm nước nóng.
- Đắp một khǎn tẩm nước lạnh lên mắt.
- Uống một liều thuốc aspirin (những người bị viêm loét dạ dày tuyệt đối không được uống vì có thể bị chảy máu dạ dày nguy hiểm).
- Thực hiện những điều chỉ dẫn ở chương VI về phương pháp thư dãn như ngồi tĩnh toạ, không suy nghĩ (thiền), thở sâu.
Đề phòng bệnh, nên:
- Chú ý để biết mình hay bị đau đầu vào thời gian nào. Theo dõi báo chí để biết tin về thời gian và địa điểm có dịch bệnh.
- Ghi nhớ các triệu chứng bệnh để có thể cảm thấy lúc sắp bị đau.
- Tránh ǎn một số thức ǎn có khả nǎng gây đau đầu đối với một số người dễ phản ứng như:
+ Chuối
+ Cà phê và các thực phầm có thành phần cà-phê.
+ Chocolate (Sôcôla).
+ Chanh, giấm.
+ Thịt muối.
+ Bột ngọt.
+ Thịt cừu khô.
+ Hành, tỏi.
+ Rượu đỏ.
+ Sữa chua (yaout).
Chú ý: nên đến bác sĩ để khám bệnh nếu bạn bị đau đầu liên tục, trong một thời gian dài hay bạn cảm thấy mình bị đau nhức một cách đặc biệt khác lạ với những lần khác.
2. Làm thế nào khi bị sốt?
Không phải tất cả các tường hợp có thân nhiệt cao là sự trục trặc về sức khoẻ. Nhiều người khoẻ có thân nhiệt vào quãng trên dưới 37oC là bình thường. Nhưng nếu thân nhiệt lấy ở miệng tới 37o2 thì chắc chắn đã bị sốt.
Thường thân nhiệt của chúng ta thấp lúc sáng sớm và cao hơn vào buổi chiều và buổi tối. Thân nhiệt lấy ở hậu môn chính xác nhất và thường cao hơn thân nhiệt lấy ở miệng 0,3oC.
Nếu bạn lấy thân nhiệt ở miệng ngay sau khi uống nước nóng thì bạn cũng cơ thể tưởng lầm rằng mình bị sốt. Thân nhiệt của bạn có thể cao hơn bình thường do các nguyên nhân sau:
- Mặc nhiều quần áo quá.
- Vừa luyện tập hoặc hoạt động mạnh.
- Thời tiết nóng, ẩm.
- Lượng hoóc-môn tǎng, giảm (sau khi rụng trứng, thân nhiệt của phụ nữ thường tǎng cao).
Nếu thân nhiệt đo được từ 37o2 - 37o7C trở lên, chắc chắn là bạn đã bị sốt. Cần phải tới bác sĩ nếu hiên tượng này xảy ra:
- Với một trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
- Nếu thân nhiệt đứa trẻ cứ giữ ở 38o3C (lấy ở miệng) hay 38o8C (lấy ở hậu môn) không thuyên giảm trong suốt 48 giờ.
- Cũng như vậy trong liền 5 ngày, đối với người lớn. Có các hiện tượng: cổ bị cứng, đau ngực, nôn ói, ỉa chảy, đi lảo đảo, phát ban, ho, đau tai.
Hiện tượng sốt dưới 40oC là bình thường. Nếu cao hơn 40oC và kéo dài, thì cần phải chữa trị.
Để làm dịu cơn sốt, hạ thân nhiệt, bạn nên:
- Uống nước hoặc nước trái cây. Lau người bằng khǎn ướt thấm nước mát 21oC.
- Uống aspirin hoặc acetaminophen với liều lượng thích hợp với độ tuổi cách 3-4 giờ một lần (những người dưới 19 tuổi và những người đau dạ dày không nên dùng aspirin).
- Nằm nghỉ, không hoạt động.
- Không mặc nhiều quần áo hoặc đắp chǎn, mền quá dày.
- Tránh cử động mạnh.
3. Chứng có gàu ở da đầu
Chứng này vô hại. Là một chứng bệnh ngoài da thường thấy ở các điểm có các tuyến mồ hôi làm chỗ đó nhờn và có các vảy trắng dễ bong ra. Có người bị cả ở lông mày. Các vảy gàu rơi xuống và tụ tập ở vành tai, gáy, rơi xuống lưng. Người ta chưa rõ được nguyên nhân, nhưng chứng bệnh này có thể do di truyền hoặc tiếp theo các hiện tượng:
- Stress, cǎng thẳng thần kinh.
- Không gội đau luôn luôn bằng xà-phòng gội.
- Người có mồ hôi dầu.
- ảnh hưởng thời tiết (nóng, lạnh, ẩm hay khô quá). Phương pháp tốt nhất là luôn gội đầu bằng xà-phòng gội, chú ý:
- Gãi da đầu cho hết gàu, nhưng đừng làm xước da.
- Dùng loại xà-phòng chống gàu có chứa Selenium sunfit.
Trường hợp nặng, cần đến bác sĩ để được chỉ định dùng các loại thuốc bôi có thành phần cortisone.
4. 8 cách chống bệnh mất ngủ
Bạn có bao giờ mất ngủ không? Nếu có thì cũng là chuyện thường thôi vì người ta ước lượng mỗi tối vẫn có 30 triệu người Mỹ ở trong tình trạng này.
Họ có thể ngủ được một ít lúc mới vào giường, tới nửa đêm hay mờ sáng thì thức giấc và không sao ngủ tiếp được nữa. Thật ra, như vậy thì không phải là họ không ngủ được: họ chỉ không ngủ đẫy giấc thôi. Tuy vậy, nếu hiện tượng này quấy rầy bạn tới 3 tuần liền, thì đấy cũng là một vấn đề cần chú ý.
Sau đây là một số biện pháp cần áp dụng:
- Không uống cà phê, trà sau bữa trưa. Nên kiêng luôn các loại sô-cô-la, nước uống Cola có chứa chất kích thích.
- Bỏ giấc ngủ trưa, kể cả những lúc chợp mắt một lát - đều có ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm.
- Trước khi ngủ nên tắm lâu bằng nước nóng để các cơ trong người được thư giãn.
-Đọc truyện nhẹ nhàng hay làm công việc gì có tính đều đều lặp đi lặp lai để không phải nghĩ ngợi gì, như đan len chẳng hạn.
- Không nên coi ti vi hoặc nghe radio, những loại hình giải trí này sẽ làm các bạn thêm mất ngủ.
- Hãy chuẩn bị chỗ ngủ thật thoải mái, tĩnh mịch, ánh sáng mờ mờ, chǎn, gối khǎn trải giường thật sạch, nhiệt độ phòng vừa phải, không nóng, không lạnh.
- Khi đã lên giường rồi thì không nghĩ gì tới công việc nữa. Chỉ nghĩ tới việc ngủ yên tâm mà ngủ.
- Tạo ra những việc làm theo thông lệ mỗi ngày, trước khi đi ngủ như: khóa cửa ra vào, đóng cửa sổ, đánh rǎng, đọc một đoạn truyện trước khi ngủ.
- Đếm chậm chậm trước giấc ngủ có tác dụng như người bị thôi miên. Nghĩ tới những hình ảnh mờ nhạt, buồn tẻ, lặp đi, lặp lại.
Nếu cố gắng theo những biện pháp trên đã 3 tuần, mà bạn vẫn không ngủ được thì nên đến bác sĩ khám bệnh để xem nên dùng thuốc gì hay nên theo sự hướng dẫn thêmcủa bác sĩ khoa tâm lý và thần kinh.
5. Bệnh đau mắt đỏ
Một buổỉ sáng nào đó, khi bạn vừa tỉnh dậy, sửa soạn đón một ngày mới thì chợt nhận thấy mí mắt cồm cộm, khó chịu. Nhìn vào gương, bạn thấy mắt mình sưng húp lên, lòng trắng con ngươi đỏ quạch sau một lớp ghèn, rỉ màu vàng. Vậy là bạn đa mắc bệnh đau mắt đỏ rồi! Đau mắt đỏ là một chứng viêm bên trong mi mắt trên và dưới, và lòng trắng con ngươi nữa
Nguyên nhân có thể do:
- Phản ứng của mắt đối với một số phấn hoa, bụi bám, lông thú hoặc nước bẩn, dung dịch mỹ phẩm...
Vi trùng bệnh đau mắt tạo ra nhiều ghèn. Trong cả hai trường hợp vừa kể, cẩn nhỏ thuốc đau mắt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đắp mắt bằng một tấm gạc tẩm thuốc kháng sinh. Bệnh sẽ khỏi sau 2, 3 ngày chữa trị.
- Một loại vi-rút bệnh đau mắt cùng bệnh cúm và cảm lạnh. Loại vi-rút này sinh ra ít ghèn hơn nhưng chảy nhiều nước mắt. Bệnh này phải mất từ 14 tới 21 ngày mới khỏi hẳn.
Sau đây là một số biện pháp làm giảm bệnh:
- Không được dùng tay sờ lên mắt. Muốn lau, rửa, phải dùng khǎn sạch.
- Nhắm mắt lại và lấy khǎn thấm nước ấm (không nóng) đắp lên mắt, mỗi lần để lâu chừng 5 phút. Làm như vậy, có tác dụng làm tan được một phần những ghèn ở mắt.
- Dùng ống nhỏ giọt để nhỏ thuốc. Thuốc đau mắt sẽ làm đỡ ngứa và dịu mắt.
- Ngưng tô điểm mắt bằng các loại son, phấn, lông mi giả. Không trao đổi hay dùng chung nhưng thứ đó với người khác.
- Không dùng bǎng, gạc, vải che mắt. Những vật đó có thể làm mắt nhiễm bẩn thêm.
- Ngưng sử dụng các loại kính đeo ở mắt để phóng đại (kính của người thợ đồng hồ hay kim hoàn).
- Rửa tay luôn luôn dùng khǎn mặt riêng. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan từ người này qua người khác do tiếp xúc bàn tay, khǎn lau...
Cần tới bác sĩ nếu tự chữa mà bệnh không đỡ sau 2, 3 ngày, hoặc thấy mắt đau nhức và nhìn ra ánh sáng bị chói.
6. Chắp mắt
Chắp mắt có thể do một mạch nhỏ ở mi mắt bị viêm nhiễm. Chắp mắt có thể là một chấm làm cộm mắt và cũng có thể phát triển thành một hạt màu đỏ, gây đau nhức.
Trước khi bị lên chắp, có thể có nhưng triệu chứng sau:
- Thấy ngứa mi mắt
- Bờ mi có màu đỏ
- Cảm thấy cộm
- Sờ vào thấy cảm giác khác những điểm khác. Thoạt đầu, mụn chắp xuất hiện với cái đầu nhỏ, màuvàng vì bên trong có mủ. Sau đó chấm vàng nở dần thành hạt và vỡ.
Khi có chắp, nên:
- Đắp lên mặt miếng gạc thấm nước ấm (không nóng) mỗi ngày 3-4 lần. Mỗi lần từ 5 đến 10 phút.
- Tránh để mắt bụi bẩn.
- Không được sờ, nắn chỗ bị chắp, dù bạn sốt ruột muốn nặn ra ngay.
- Phần lớn mụn chắp đều có thể tự chữa ở gia đình. Thường sau 1, 2 ngày mụn chắp sẽ khỏi. Nếu quá thời gian đó, chắp vẫn còn mới cần hỏi ý kiến của bác sĩ để dùng thêm thuốc kháng sinh.
7. Mắt mệt mỏi vì máy tính
Những người phải làm việc với máy tính ở công sở thường kêu than về đôi mắt bị mỏi mệt kèm với những chứng đau lưng, nhức vai và thần kinh cǎng thẳng.
Tuy màn hình của máy không phát ra những tia có hại, nhưng hiện tượng ngồi lâu ở một tư thế, nhìn lâu vào một loại ánh sáng mờ, phải chú ý theo dõi các hàng chữ nhỏ, đó là nguyên nhân của những hiện tượng trên. Những người nặng "duyên nợ" với máy vi tính như thế, có thể làm giảm những tác động không tốt của máy với mình bằng các biện pháp sau:
Để bảo vệ mắt:
- Nên đặt máy xa cửa sổ để tránh bị chói vì ánh sáng trực tiếp ngoài trời, hay ánh sáng phản chiếu trên mặt hình vào mình. Những đèn từ trần rọi xuống nên cho qua kính mờ. Nếu có điều kiện, đặt thêm tấm chống chói trước màn hình. Nên để những giấy tờ cần nhìn lúc làm việc với máy
ở gần mắt để dễ đọc. Thường, người ta dùng những giá nâng.
- Độ chếch của màn hình với đường nhìn xuống của mắt vào khoảng từ 10 tới 15o so với mặt bàn (l/3 của góc vuông).
- Chú ý lau sạch mặt màn hình luôn.
- Chú ý chớp mắt nhiều để con ngươi mắt không bị khô.
- Nên đi khám mắt và cho bác sĩ biết mình là nhân viên vi tính. Khi làm việc không nên đeo những đồ trang sức cho mắt (lông mi giả, kính màu...). Kính hai tròng không thích hợp vì thường tròng thứ hai được đặt để nhìn thẳng xuống sách báo, không hợp với độ chếch của mắt và màn hình.
- Nếu các nét trên màn hình bị mờ, chập, nhảy, nên chữa máy ngay.
Để tránh mỏi, và khi thấy mỏi mắt, nhức đầu, nên:
- Dùng ghế tựa và chỉnh ghế với độ cao hợp với quan hệ MắT - MàN HìNH.
- Rời máy, đi bách bộ từ 1 - 2 giờ.
- Nên nghỉ giải lao có định kỳ trong thời gian làm việc để tập một số động tác về cổ, vai và lưng như:
+ Nghiêng đầu về bên trái, phải, trước sau rồi lắc tròn ngược đi, ngược lại.
+ Nhún vai lên, xuống rồi quay tròn.
+ ở tư thế đứng hay ngồi, cúi xuống phía trước mặt, hai bên phải, trái rồi quay tròn.
8. Chứng ù tai
- ở Hoa Kỳ thường xuyên có chừng 36 triệu người bị ù tai. Cả ngày, lẫn đêm, khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi họ luôn luôn cảm thấy có tiếng còi u u hay tiếng lào xào ở trong tai. Trong số đó, có chừng 7 triệu người bị nặng, phần lớn là những người cao tuổi.
Cũng như đau rǎng, ù tai không phải là một bệnh nhưng là triệu chứng của một số vấn đề cần phải lưu ý. ù tai có thể vì những nguyên nhân sau:
- Tai bị tắc vì dáy tai
- Dị ứng bởi thức ǎn, thuốc uống
- Bị viêm ở tai giữa
- Có hiện tượng bất bình thường ở mạch máu não
- Có hiện tượng bất bình thường hay tổn thương các dây thần kinh thính giác (do nghe tiếng nổ to, tiếng ồn thường xuyên...)
- Bệnh đái đường
- Có khối u ở não
- Vì tuổi cao
Chứng ù tai thường ảnh hưởng tới khả nǎng nghe (nghe không rõ, không thính), nhưng không dẫn đến bệnh điếc.
Khi khám bệnh ù tai, bác sĩ thường kiểm tra luôn sự liên hệ giữa: Tai - Mũi - Họng
Để giảm nhẹ hoặc tránh hiện tượng ù tai, nên:
- Không nên ngồi trước loa ra-đi-ô hay cát-sét để tránh âm thanh mạnh. Tránh nghe liên tục.
- Sử dụng máy chống ù. Máy chống ù là một dụng cụ giống như thiết bị nghe nhạc, đeo ởtai. Máy thường xuyên phát ra một dòng âm nhẹ. Trong khi đeo máy, vẫn nghe được người khác nói chuyện với mình như bình thường.
- Bác sĩ chuyên khoa có thể hướng dẫn bạn một số động tác thư giãn giãn thần kinh để không chú ý tới tiếng ù trong tai.
- Luyện tập thân thể để máu lưu thông tốt.
9. Làm thế nào để chặn hiện tượng chảy máu cam
Chảy máu cam hay chảy máu mũi thường liên quan tới các trẻ em. Nguyên nhân do một vết thương nhỏ hay đứt một mạch máu nhỏ ở bên trong mũi: vì thời tiết lạnh, dị ứng, thời tiết khô làm các màng mũi bị khô theo rồi bị nứt, vì mũi bị va chạm mạnh.
Phần lớn trường hợp đều chấm dứt mau. Một số ít trường hợp chảy máu lâu vì chỗ chảy máu nằm sâu ở phần mũi trong, thường gặp ở người lớn do:
- Bệnh xơ cứng mạch máu ở mũi.
- Huyết áp cao.
- Dùng thuốc chống đông máu
- Triệu chứng bệnh về mạch máu.
- Có mụn trong mũi.
Những trường hợp chảy máu cam, sau 10 tới 15 phút không khỏi thì cần phải đưa tới bác sĩ để tìm nguyên nhân và chữa trị
Các trường hợp thông thường có thể xử trí như sau:
1- Ngồi tựa, ngửa mặt ra sau, mũi hếch lên trời.
2- Dùng ngón tay cái và ngón trỏ, bóp nhẹ vào đoạn giữa mũi.
3- Thở bằng đường miệng từ 10-15 phút.
4- Dùng vải gạc, thấm nước lạnh đắp lên mũi.
5- Chú ý trong suốt thời gian 24 giờ sau khi chảy máu cam, khi nằm: gối đấu cao, để mũi bao giờ cũng ở độ cao hơn tim.
6- Cũng trong vòng 24 giờ đó, tránh mang nặng, và cử động mạnh., làm việc cǎng thẳng hoặc phải ráng sức.
10. Tấn công bệnh trốc mép
Không có gì tức mình bằng bị bệnh trốc mép! -Một vết rộp màu trắng, chung quanh viền đỏ nằm ở cạnh mép khiến cho ai cũng chú ý đến mình. Đã vậy, nó còn đau rát, nhiều lúc nói hay ǎn, đều không thể mở miệng to được, cứ phải, chúm chím. Người ta chúm chím cười, còn mình chúm chím vì đau! Trốc mép rất khó trị. Thường, phải đợi cho nó tự khỏi.
Trốc mép hay bị đi bị lại vì lũ vi-rút gây ra trốc mép sau khi hoành hành rồi, lại rút vào bí mật, ở ẩn trong cơ thể ta hàng tháng, hằng nǎm chờ cơ hội, khi cơ thể chúng ta có hiện tượng bất thường là chúng lại xuất đầu lộ diện.
Đó là khi ta bị sốt, cảm lạnh, đau rǎng, eczema (bệnh nấm), bị sốt vì nắng, phụ nữ tới ngày có kinh nguyệt. v.v...
Thoạt đầu, chúng ta thấy khó chịu ở mép. Nhìn kỹ trong gương thấy xuất hiện một chùm những nốt rộp như nốt bỏng, chung quanh là một viền màu hồng hay đỏ. Trong vòng 2 tuần, các vết đỏ đó khô lại thành cái vẩy mỏng, thế là khỏi.
Để đề phòng TRốC MéP, nên:
- Tránh những sự việc làm mình cảm động hoặc phải suy nghĩ thái quá.
- Hạn chế phơi mình ra nắng - nếu cần, nên dùng những loại kem bảo vệ da như kem có kẽm oxýt, bôi lên môi.
- Tránh không tiếp xúc với người đang bị trốc mép.
- Chú ý rửa tay sạch để tránh sự lây lan.
Để giảm đau, nên: -
- Đắp nước lạnh, nước đá lên trốc.
- Uống nước lạnh.
- Không được lẩy, nhể chỗ đau.
- Có thể dùng thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen.
- Nếu bị đau nhiều, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc acyclovir còn có tên là Zovirax.
11. Biện pháp chống hôi miệng
Nhiều người lấy làm phiền muội vì bị hôi miệng. Đứng gần hoặc muốn nói chuyện thì thầm với người thân rất là bất tiện. Bị hôi miệng, hoặc hơi thở có mùi có thể là triệu chứng của nhiều cǎn bệnh.
Hơi miệng có mùi trái cây có thể ]à triệu chứng của bệnh tiểu đường.
- Có mùi amoniắc (khai) chứng tỏ: thận suy.
- Có mùi cá là gan suy.
Ngoài ra miệng hôi còn vi các nguyên nhân về rǎng, miệng, lợi, họng, phổi và khi bị cúm, xuất huyết dạ dày (bao tử)... Một số thực phẩm thường để lại mùi ở miệng khi ǎn như: hành, tỏi, một số dầu dễ bay hơi, một số thực phẩm giàu chất prôtêin.
Các bác sĩ khám rǎng miệng thường chú ý tới các khe rǎng và lợi. Khe rǎng là chỗ chứa các thức ǎn bị lên men, thối rữa. Khi bị viêm lợi, máu ứa ra ở các chân rǎng chóng có mùi hôi.
Vì hôi miệng có nhiều nguyên nhân và có thể liên quan tới bệnh nên khi thấy hiện tượng trên, nên tới thǎm bác sĩ để được chữa trị đúng với cǎn nguyên bệnh. Nếu không có bệnh chúng ta có thể tự chǎm sóc để giảm mùi hôi bằng cách:
- Chǎm đánh rǎng cẩn thận sau bữa ǎn. Chú ý chải sạch những kẽ rǎng.
- Nạo lưỡi để bỏ lớp cặn màu trắng bám trên lưỡi; Không nên hút thuốc;
- Dùng thuốc súc miệng;
- Khám rǎng, lợi 6 tháng/một lần.
12. Trị chứng đau họng vùng thanh quản
Đau thanh quản là bệnh của nhà chính trị, các tài tử, diễn viên, các thầy cô giáo: vì họ phải nói nhiều. Nhiều môn thể thao kích thích người la hét như jockey, bóng rổ cũng khiến các đấu thủ bị đau thanh quản.
Không khí ô nhiễm, một cǎn phòng nhiều khói thuốc lá cũng là một nguyên nhân gây bệnh. Khi bạn bị đau thanh quản tiếng nói của bạn bị khàn, yếu, có khi khó nói hoặc nói không ra tiếng. Họng đau rát, có thể kèm theo hiện tượng sốt, ho, khó nuốt.
Những lúc đó, nếu tiếp tục hút thuốc, uống rượu, ra ngoài trời lạnh nói nhiều, hát, hét đều làm cho bệnh nặng thêm. Bình thường, phải nằm nghỉ, hạn chế nói ít nhất là 2 ngày.
Nếu bệnh kéo dài hơn một tuần lễ không thuyên giảm, lại kèm thêm các hiện tượng như sốt, ho ra máu hoặc đờm màu vàng - hay nâu sẫm thì nên lại bác sĩ ngay.
Trong các trường hợp nhẹ, có thể trị bệnh tại nhà và chú ý:
- Tránh nói, nếu cần có thể làm hiệu thay nói.
- Nếu giảm nói, nên nói khẽ.
Mở máy điều hoà làm ấm phòng ngủ; là chỗ bạn ở lâu trong ngày.
- Uống nhiều nước ấm (nước trà pha mật ong rất tốt).
- Tắm vòi hoa sen hay ngâm mình trong nước nóng.
- Không hút thuốc và tránh những nơi có hút thuốc.
- Ngậm thuốc đau họng.
- Nếu cần, dùng aspirin để giảm đau.
13. Nấc
Nguyên nhân của hiện tượng nấc là do cơ hoành - phần chắn ngang giữa ngực và bụng bị "chuột rút". Thường, hiện tượng này không lâu. Nhưng có thể rút ngắn thời gian nấc bằng nhiều cách:
- Nuốt 1 muỗng đường khô (thìa cà phê)
- Dùng ngón tay và ngón trỏ cầm lưỡi kéo ra.
- Ngửa cổ ra phía sau, nhịp thở một lát. Đếm nhẩm từ 1 đến 10, thở mạnh ra rồi uống một chén nước.
- Để một cái túi giấy trên mũi và miệng, hít vào thở ra nhiều lần.
- Nuốt một cục nước đá nhỏ
- Dùng một miếng gạc, lau phía trong vòm miệng
- ǎn chậm một miếng bánh khô
- Uống nhanh một ly nước.
Những trường hợp nấc kéo dài có thể là triệu chứng của bệnh tim hoặc bệnh giãn dạ dày (bao tử), cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
14. Làm thế nào để đỡ đau họng
Trong bài 12, chúng ta đã nói tới chứng đau thanh quản. Vì thanh quản ở họng nên đau thanh quản cũng thấy đau họng. Trong bài này, chúng ta đề cập tới bệnh đau họng do vi rút hay do vi khuẩn.
Vi khuẩn có thể làm đau họng là loại streptococus thường gây sốt cao, nhức đầu, sưng họng kèm theo sự nổi hạch ở cổ. Nếu đau họng vì vi-rút thì không có các triệu chứng trên. Tuy vậy, nhiều trường hợp đau họng do vi khuẩn ở trẻ em đã làm bác sĩ lúng túng trong việc chẩn đoán vì cũng không triệu chứng gì, nhưng nếu không chữa kịp thời, bệnh này có thể dẫn tới nhiều biến chứng như viêm thận, suy tim kể cả áp-xe. Do đó, bác sĩ cần chẩn đoán bệnh thuộc loại nào, để quyết định có cần cho thuốc kháng sinh hay không. Một liều thuốc kháng sinh có khi phải uống liền trong 10 ngày.
Chúng ta có thể làm họng đỡ đau rát bằng các biện pháp sau:
- Súc miệng luôn bằng nước muối ấm.
- Uống nhiều nước ấm, ǎn súp, uống trà pha mật ong ấm.
- Sưởi ấm phòng ngủ.
- Không hút thuốc.
Tránh ǎn chất cay hay kích thích như hạt tiêu, bột cà ri....
- Mút đường phèn hay kẹo cứng.
- Nếu sốt, có thể dùng thuốc như aspirin hay acetaminophen (acetamol). Cấn chú ý, từ 19 tuổi trở xuống không nên dùng aspirin. Người có bệnh đau dạ dày, không được uống aspirin.
15. Mụn trứng cá
Có sự biểu hiện gì, khi một chú choai choai hay một cô thiếu nữ bước vào độ tuổi bắt đầu chú ý tới các bạn khác giới với mình? Đó là các mụn trứng cá. Đầu trắng, đầuđen hay đầu đỏ, các mụn nhỏ như trứng cá mọc lên ở vai, lưng, cổ và phiền nhất là cả ở mặt ở một số người, hiện tượng này có thể tiếp diễn tới quá tuổi thành niên, không phải vì ǎn nhiều mỡ, chất béo chocolat... như nhiều người tưởng lầm.
Nguyên nhân sinh ra những mụn trứng cá này do hiện tượng tǎng lượng hoóc-môn sinh dục ở tuổi dậy thì. Những chất nhờn ở trên bề mặt da kháng sinh ra mụn trứng cá. Những tuyến chất nhờn ở dưới da khi bị tắc, chính là những ổ để vi khuẩn trú chân và gây ra mụn trứng cá.
Ngoài ra, có thể kể tới các nguyên nhân sau:
- Sự tǎng lượng hoóc-môn của các tuyến nội tiết trong thời kỳ kinh nguyệt hay thai nghén của phụ nữ.
- Các chất thơm hay dầu bôi 'mặt có khả nǎng tạo thành một lớp mỡ nhờn trên da.
- Sự cǎng thẳng thần kinh-stress.
- Thực phẩm có nhiều lượng Iốt trong thành phần như mǎng tây, tảo bẹ, hành trắng.
- Đun nấu các chất dầu, mỡ để hơi các chất này bám vào da.
- Tiếp xúc nhiều với các chất tẩy rửa như creosote.
- Nằm ngủ nghiêng một bên làm một bên mặt bị nén lâu
- Dùng các loại thuốc: ngừa thai, chống co cơ hay có nguyên tố Lithium trong thành phần thuốc.
Mụn trứng cá sẽ lặn đi sau một thời gian. Nhưng chúng ta cũng nên biết cách giữ gìn da, trong thời gian có trứng cá như sau:
- Giữ da luôn sạch bằng cách rửa mặt hay lau nhiều lần bằng xà phòng trong ngày. Dùng khǎn sạch xoa nhẹ trên da mặt chừng 1-2 phút mỗi lần.
- Khǎn phải sạch. Sau khí dùng phải giặt phơi khô vì các vi khuẩn có thể bám vào và phát triển ở các khǎn bẩn, ướt, rồi xâm nhập vào da qua các lỗ chân lông.
- Nên hỏi các bác sĩ chuyên khoa để mua được loại xà phòng dùng riêng cho da có mụn trứng cá.
- Không được nặn, bóp, lẩy, nhể các mụn trứng cá. Làm như vậy có thể khiến da nhiễm trùng và tạo thành những vết sẹo
- Có thể dùng thuốc bôi ngoài da có thành phần benzoylperoxit. Chú ý: một số người có da dễ phản ứng với thuốc này, nên không dùng được.
- Sau mỗi lần hoạt động cǎng thẳng, hay gắng sức nên lau sạch mồ hôi trên da để làm thoáng các lỗ chân lông.
- Gội đầu bằng xà phòng ít nhất 2 lần/tuần để làm sạch các chất nhờn có thể ảnh hưởng tới trán, gáy, cổ và vai.
- Tránh để tóc xoã xuống mặt.
- Đối với nam giới trước khi cạo râu nên lau bằng khǎn thấm nước ấm. Cạo râu theo chiều râu mọc để tránh làm xước da.
- Tránh ra nắng nhiều.
- Tránh các loại đèn chiếu nóng.
- Tránh dùng các loại dầu, kem có thể tạo thành lớp kết dính, nhờn trên da.
- Nếu da nhiều mụn trứng cá một cách khác thường nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
16. Cảm lạnh
Hàng ngày, luôn có con số chừng 80 triệu người Mỹ bị cảm lạnh với các triệu chứng ho, ngạt mũi và chảy nước mũi (sổ mũi). Một người bị cảm lạnh tới 3-4 lần trong nǎm, là điều bình thường. Nếu bạn chưa bị cảm lạnh, thì đấy là một điều hết sức may mắn, vì nguyên nhân chứng cảm lạnh do rất nhiều loại vi-rút gây nên, và sự lây lan thật dễ dàng.
Lúc bắt đầu, bạn có thể thấy ngạt mũi, chảy một ít nước mũi, hắt xì hơi hoặc sốt nhẹ (có thể tới 39oC), tiến tới đau họng và ho. Thường thì sau 3 ngày tới 7 ngày là khỏi.
Cảm dễ lây từ người này sang người khác qua đường không khí do người bệnh ho và hắt xì hơi. Kết quả việc nghiên cứu cho thấy, bàn tay người bệnh thường dính mũi hay đờm, do khi ho hay hắt hơi, người bệnh thường lấy tay che miệng hay che mũi, sau đó, lau miệng hay lau mũi bằng khǎn. Bởi vậy, khi có bệnh để tránh lây lan sang người khác, nên:
- Rửa tay luôn.
- Khi ho, hắt hơi hay xì mũi phải dùng khǎn che, rồi gấp lại.
- Tránh bắt tay và đụng chạm vào người khác. Những đồng tiền và giấy bạc của người bệnh cũng là những vật trung gian truyền bệnh.
Về phía người bệnh, nên:
- Nằm nghỉ, nhất là trường hợp bị sốt.
- Uống nhiều nước nóng hoặc lạnh cũng được. Nước làm tan và rửa sạch phần nào các chất đờm ở họng, làm thông đường hô hấp.
- Dùng thuốc aspirin hay acetaminophen để giảm đau, nhức. Chú ý, từ 19 tuổi trở xuống, không nên dùng aspirin.
- Súc miệng bằng nước muối ấm. Uống nước trà pha mật ong nước chanh hay mút kẹo đều có tác dụng tốt để đỡ đau họng.
- Xông hơi.
- Món súp gà giò (gà nhỏ) có tác dụng thông mũi và ngắt bệnh.
17. Viêm xoang
Xoang nằm trên đường đi của không khí, qua mũi vào phổi. Khi đi qua xoang, không khí được sưởi ấm. Nếu xoang bị viêm nhiễm, sưng phồng bạn sẽ bị ngạt mui, nhức đầu, ho và nhiều khi đau đầu tới mức không ngủ được. Nếu bạn hút thuốc và có hiện tượng bất bình thường ở mũi, các triệu chứng trên sẽ nặng hơn, như:
- Đau đầu.
- Nghẹt mũi, rỉ mũi thường có màu vàng sẫm.
- Nhức đầu, ở trán và phần mặt trên, vùng mũi và hàm trên.
- Khi nằm, cảm giác đau nhức thường tái diễn mỗi khi trở mình và tạm ngưng khi ngồi dậy.
- Có thể sốt.
Hít một hơi không khí lạnh có thể làm dịu đau hoặc:
- Uống nhiều nước để mũi được thông.
- Uống aspirin hay acetaminophen để giảm đau.
- Dùng thuốc nhỏ mũi
Chú ý:
- Không dùng aspirin cho người từ 19 trở xuống.
- Không nên nhỏ mũi quá 3 ngày liền vì như vậy, mũi sẽ quen việc dùng thuốc, không có thuốc là mũi lại ngạt.
- Không nên dùng ống nhỏ mũi người khác đã dùng để tránh bị lây, nhiễm.
- Nếu việc điều trị ở nhà không có kết quả gì, nên đi khám bác sĩ TAI - MũI - HọNG, để nếu cần, sẽ phải uống thuốc kháng sinh.
Trường hợp xoang nặng, phải tiến hành tiểu phẫu thuật.
18. Bệnh cúm
Mỗi nǎm ở Mỹ có tới 50.000 người chết vì bị viêm phổi, biến chứng từ bệnh cúm.
Cảm lạnh và cúm tưởng như giống nhau, nhưng chúng ta có thể phân biệt được chúng do các điểm khác biệt dễ nhận thấy. Người bị cảm thường bắt đầu bị khụt khịt vì sổ mũi, hắt hơi, người cảm thấy khó chịu nhẹ.
Người bị cúm mất sức nhanh hơn. Một giờ trước còn khỏe, giờ sau đã thấy mệt, phải nằm nghỉ.
Chứng cảm lạnh ít khi tấn công vào phổi, nhưng bệnh cúm dễ gây biến chứng thành viêm phổi.
Người bị cảm vǎn có thể cố gắng tới công sở, nhưng người bị cúm thấy mình không còn sức để đi làm.
Bởi vậy, nếu chúng ta bị cơn bệnh đánh quỵ xuống giường một cách nhanh chóng thì đấy chính là bệnh cúm. Những triệu chứng có thể kèm theo là:
- Ho khan
- Đau họng
- Đau nhức đầu
- Đau nhức bắp thịt
- Mệt nhiều
- ớn lạnh
- Thân nhiệt có thể lên tới 40oC
- Mỏi mắt.
Những triệu chứng rõ nét nhất để ta nhận thấy mình bị cúm là rất mệt và đau khắp người (đau các cơ bắp). Cảm lạnh không có các triệu chứng đó.
Thật ra thì không có thuốc nào làm ngưng ngay bệnh cúm. Phải để cho nó tự hết. Mục đích của việc chữa trị vì uống thuốc là làm giảm sự đau nhức và ngǎn chặn không cho bệnh phát triển và biến chứng. Bình thường, chúng ta có thể tự chữa trị ở nhà. Nhưng, nếu thấy khó thở, ho nhiều, có đờm màu vàng - xanh thì cần phải tới bác sĩ khám bệnh, vì bệnh cúm có thể đã biến chứng thành viêm phổi.
Nếu cúm nhẹ, cần nhất là phải nằm nghỉ để dành sức cho cơ thể chiến đấu chống lại các vi-rút cúm. Ngoài ra, chúng ta nên theo các điều chỉ dẫn sau:
- Uống nhiều nước nóng để làm thông đường phổi, đường mũi và bù lượng nước cơ thể đã bị mất vì đổ mồ hôi khi sốt
- Súc miệng nước muối.
- Mút kẹo cứng để đỡ rát cổ họng.
- Đừng nhịn ho, vì ho có tác dụng thông các ống ở phổi và tống các chất đờm ra. Nếu mũi và đờm có máu, cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Kiêng uống sữa, không ǎn phó-mát và các thực phẩm làm từ bơ; sữa trong 2 ngày vì chúng có tác dụng làm cho các chất nhầy ở mũi, và họng bị đặc lại, khó xì hoặc nhổ ra.
- Chǎm rửa tay luôn, nhất là trước khi ǎn để tránh lây lan sang người khác.
- Uống đều một liều aspirin (trừ người 19 tuổi trở xuống không dùng aspirin).
Nếu chữa trị ở nhà không thấy đỡ, nên đi bác sĩ.
Tại nhiều vùng, chính quyền đã tổ chức chích phòng cúm cho những người già trên 65 tuổi, mỗi khi có dịch cúm nên theo dõi tin tức trên báo chí để biết những nơi có dịch cúm để đề phòng.
19. Bệnh hen
Bạn đã biết gì về bệnh HEN chưa? Thường xuyên có 10 triệu người Mỹ bị bệnh HEN, khi lên cơn, họ thở khò khè, khó nhọc và cảm thấy hai buồng phổi của mình như bị thu hẹp lại. Bệnh HEN có nguyên nhân vật lý chứ không phải tâm lý. Khi đã bị bệnh HEN rồi, sự kích động về tâm
lý như sợ hãi, lo âu, giận dữ... làm cǎng thẳng thần kinh, đều có thể làm cho bệnh nặng hơn. Tuy rằng đó không phải là những yếu tố gây bệnh. Khi lên cơn mà không được cứu chữa kịp thời, bệnh nhân có thể chết.
Bệnh HEN có đặc điểm gì khác với các bệnh khác của cơ quan hô hấp? Nguyên nhân đơn giản của HEN là do lớp cơ của những ống dẫn không khí tới phổi bị co thắt, khiến cho đường ống hẹp lại làm bệnh nhân không thở được và cơ thể thiếu ôxy. Một số trường hợp sau đây có ảnh hưởng không tốt tới bệnh và có thể dẫn tới sự lên cơn:
- Thở không khí có phấn hoa, bụi mốc, khói thuốc, bụi bẩn.
- ǎn hay uống những chất cơ thể đê phản ứng.
- Bị hồi hộp, xúc động.
- Làm việc hay cử động nặng nhọc.
- Bị nhiễm bệnh đường hô hấp.
Bệnh HEN có loại nặng và loại nhẹ, sự tiến triển của bệnh thường rất phức tạp nên cần phải có bác sĩ chỉ dẫn việc điều trị và thuốc thang.
Tuy vậy, người bệnh có thể tự sǎn sóc mình theo các điều chỉ dẫn sau:
- Cần uống luôn, và uống nhiều nước hàng ngày (2-3 lít/ngày).
- Không để các chất có mùi lạ trong nhà, nhất là trong phòng ngủ, nơi làm việc.
- Tránh không dùng gối lông. Thay gối lông bằng gối tổng hợp.
- Không hút thuốc.
- Tránh những nơi có phấn hoa.
- Khi ra ngoài trời, nên quấn khǎn che mũi và che miệng, nhất là khi thời tiết lạnh, để sưởi ấm không khí trước khi không khí vào đường hô hấp.
- Nếu đang làm việc, thấy khó thở, phải ngưng làm việc ngay.
- Tránh dùng các thực phẩm hay thuốc uống có gốc sunfit (-S03) trong thành phần. (Gốc nầy thường có trong rượu).
- Khi lên cơn hen, phải ngồi dậy, không được nằm.
- Các loại thuốc và dụng cụ bơm thuốc hạ cơn hen thường dùng, cần phải để ở gần người để khi lên cơn với tay là lấy được ngay.
- Phải tự nghe xem mình có dị ứng với aspirin không. Nên dùng acetaminophen thay aspirin.
Thường, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho các bệnh nhân hen các loại thuốc sau:
- Bronchodilator - thuốc uống hay phun vào họng để thở dễ hơn.
- Steroid - để chống lên cơn vì phản ứng với các chất lạ
- Cromolyn sodium để hít đề phòng lên cơn. Khi đã lên cơn rồi thì thuốc này không có tác dụng.
20. Cơn sốt mùa cỏ khô
Một bác sĩ ở thế kỷ 19, đã đặt tên cho cǎn bệnh này như trên vì chính bản thân ông, mỗi khi về ở tại một cǎn nhà lợp cỏ khô là bị bệnh. Nay, người ta gọi như vậy thành quen, dù cǎn bệnh không liên quan gì tới cỏ.
Nhiều người bị bệnh này vào mùa xuân. Có người bị quanh nǎm với các triệu chứng: chảy nước mắt, nước mũi, bị xung huyết, ngạt thở. Nguyên nhân chính của bệnh, là sự phản ứng của cơ thể với không khí bị ô nhiễm.
Sau đây, là một số lời khuyên:
- Quét dọn sạch quanh nhà cho hết các cỏ dại lá cành, hạt mục và mốc. Chú ý không để chó làm bẩn vì chúng hay tha rác, xương và phóng uế.
- Đóng cửa phòng khi tới mùa có phấn hoa ở các cây quanh nhà, và có khi độ ẩm của không khí cao.
- Dùng máy điều hoà không khí để làm ấm và lọc sạch không khí phòng ngủ. Các đồ vật ởphòng ngủ phải luôn sạch sẽ.
- Các phòng phải quét bụi sạch và thoáng.
- Cần giặt chǎn, mền luôn, nhất là chung quanh mền phải giữ sạch vì phần này tiếp xúc với mũi, miệng).
- Tránh không phơi khǎn trải giường, quần áo ngoài trời vì các phấn hoa và bụi dễ bám vào.
Nếu việc phòng bệnh như trên ít hiệu quả, nên hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thêm các thuốc như:
- Thuốc chống histamin (antihistamin) để hạn chế sự phản ứng của cơ thể đối với các chất lạ. Nên dùng thuốc này 30 phút trước khi đi ra ngoài.
- Thuốc làm thông mũi và đường hô hấp (uống và phun), nên chú ý không dùng thuốc nhỏ mũi quá 3 ngày liền để cơ thể khỏi quen thuốc: cứ phải có thuốc thì mũi mới thông.
- Thuốc nhỏ mắt.
Ngoài ra, bác sĩ còn có thể cho dùng các loại thuốc như:
- Cromolyn sodium và steroids.
- Thuốc miễn dịch.
- Xét nghiệm mẫu da để biết da dễ phản ứng với các loại chất gì.
- Thuốc chích chống phản ứng.
21. Viêm phế quản (cuống phổi )
Nếu bạn lên một cơn ho không sao nén lại được, cơn ho tưởng chừng như bốc từ dưới ngón chân bốc lên, thấm thía toàn thân, thì đúng là bạn bị viêm cuống phổi, còn gọi là viêm phế quản rồi.
Người ta phân biệt viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính, cǎn cứ vào thời gian bệnh tồn tại và hậu quả của bệnh.
Viêm phế quản cấp tính thường sinh ra do lớp màng nhầy ở phế quản bị vi-rút tấn công, hoặc bị viêm nhiễm vì môi trường (khói thuốc lá chẳng hạn), khiến phế quản bị sưng và đau rát. Viêm phế quản thường dẫn tới viêm xoang hoặc viêm các đường hô hấp. Bệnh có thể lâu từ 3 ngày tới 3 tuần lễ.
Triệu chứng đầu của viêm phế quản cấp tính là ho, người ớn lạnh, sốt thấp, đau họng và bắp thịt.
Cách chữa trị:
- Xông mũi bằng cách hít hơi nước nóng (nếu có dụng cụ hay máy hít càng tốt).
- Phun thuốc bằng máy phun vào họng.
- Dùng thuốc kháng sinh.
- Dùng aspirin hay acetaminophen để trị sốt và đau nhức.
- Dùng thuốc long đờm và kích thích ho để tống đờm ra.
- Nằm nghỉ
- Uống nhiều nước.
- Không hút thuốc.
Để sức khỏe phục hồi hoàn toàn, nhiều khi phải cần tới 1 tháng. Nếu sau khi chữa trị 1 tuần, không thấy bệnh thuyên giảm, cần đi khám bác sĩ, vì có thể bệnh chuyển sang thành viêm phổi.
Người bị viêm phế quản mạn tính ho nhiều và có nhiều đờm hơn, bệnh có thể kéo dài từ 2 tháng tới 2 nǎm - phần lớn là đàn ông. Cǎn bệnh thường làm các phế nang bị tổn thương ảnh hưởng tới chức nǎng thở ra, hít vào của phổi nên có ảnh hưởng xấu tới toàn hệ thống hô hấp.
Những triệu chứng của viêm phế quản mạn tính là:
- Hơi thở ngắn khi hít vào.
- Thời gian nghỉ giữa thở ra hít vào, ngắn.
- Ho có đờm đặc, vàng.
Những người dễ mắc chứng viêm phế quản mạn tính là những người ở trong vùng không khí bị ô nhiễm của khu công nghiệp; những công nhân tiếp xúc với bụi kim loại, sợi bông, vải; những người hút thuốc lá.
Đề phòng bệnh viêm phế quản mạn tính, nên:
- Tránh những nơi ô nhiễm. Nếu cần thiết phải có mặt, nên có bǎng che mũi, miệng.
- Không đi ra đường trong thời gian khí bị ô nhiễm nặng.
- Dùng các thứ thuốc long đờm, thông khí quản và các thuốc kháng sinh khi bị bệnh, theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Nếu bệnh kéo dài quá một tuần, nhất thiết phải đi khám bệnh, coi có phải bệnh tiến triển thành viêm phổi hay không.
22. Đau thực quản
ở Mỹ cho tới ngày nay, có nhiều cǎn bệnh bị gọi sai với thực chất của chúng, nhưng vì thói quen người ta vẫn không đổi tên. Chẳng hạn, sau một bữa ǎn ngon, bạn bỗng thấy đau rát ở dưới ngực trái, tại vùng tim. Người Mỹ gọi đó là chứng "Bỏng tim" (Heartburn). Thật ra, chứng đó chẳng có liên quan gì tới tim cả, mà nguyên nhân lại do dịch tiêu hoá ở dạ dày, có tính a-xít, trào lên phía trên, chỗ ống thực quản nối với dạ dày. Vị trí này ở ngay phía sau tim: đó là hiện tượng đau đoạn cuối ống thực quản.
Dạ dày (bao tử), có một lớp màng bên trong bảo vệ, nên không cảm thấy tác dụng của a-xít (trừ trường hợp những người bị loét dạ dày, chỗ loét không có màng bảo vệ). Phần ống thực quản không có lớp bảo vệ, nên khi tiếp xúc với dịch tiêu hoá có tính a-xít là chúng ta cảm thấy đau rát ngay.
Có thể do những nguyên nhân sau:
- ǎn nhiều thức ǎn khó tiêu.
- ǎn nhanh.
- ǎn nhiều chololate, tỏi, hành, các chất cay như bạc hà...
- Hút thuốc sau khi ǎn.
- Uống cà phê, rượu.
- Uống thuốc aspirin
- Có chứng thoát vị, là một dị tật của dạ dày, có một đoạn trên bị nhô lên sát chỗ nối với thực quản, khiến dịch tiêu hoá của dạ dày dễ trào lên thực quản. Gần một nửa số người trên 60 tuổi hay có dị tật này.
Cách chữa khỏi đau:
- Ngồi thẳng người hay đứng dậy, đi đi lại lại một lát.
- Tránh cúi người hay nằm, vì như vậy, dịch tiêu hóa ở dạ dày dễ tràn lên thực quản.
- Nếu bị đau ban đêm, khẽ nhổm dậy và gối cao đầu.
- Tìm cách làm cho người nhẹ cân bớt đi. Người béo mập và phụ nữ có mang (bầu), dễ bị đau thực quản vì dạ dày có thể bị độn phồng lên ở chỗ cuống thực quản.
- Tránh không ǎn no quá. ǎn thức ǎn dễ tiêu.
- Uống 1-2 muỗng magnesium hydroxít pha nước 1-2 giờ/lần.
Chú ý: những người có bệnh tim, bệnh thận, áp huyết cao phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc chống a-xít như trên.
- Uống một ly sữa. Sữa không có tính trung hoà a-xít nhưng làm giảm đau, rát.
23. Bệnh táo bón
Cục phân cứng, ngắnCục phân cứng, ngắn
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro