34. Trình bày tóm tắt về công nghệ nấu đồng và hợp kim đồng
* Nấu luyện đồng nguyên chất: quá trình nấu luyện đồng nguyên chất đòi hỏi phải chính xác và cẩn thận. Quá nhiệt KL lỏng ko những làm tăng độ hấp thụ khí mà còn làm tổ chức thô, điều này làm ảnh hưởng tới cơ tính và lý tính của đồng
* Nấu luyện hợp kim đồng:
Hợp kim đồng đc chia làm 2 loại: đồng thanh và đồng thau. Đồng thanh là HK của đồng với bất kỳ nguyên tố nào trừ Zn ra. Ngược lại HK đồng với Zn gọi là đồng thau.
- Nấu HK đồng thanh:
Nấu đồng thanh thiếc: thực tế thường hay sử dụng các HK đồng thanh thiếc sau: CuSn 1, CuSn 5, CuSn 10, CuSn 12…
Nếu phối liệu chứa lượng nhỏ H2 thì phải tiến hành nấu có oxy hóa yếu có che phủ bề mặt HK lỏng bằng lớp than gỗ khô với cỡ thanh 10mm và chiều dày lớp che phủ bột thanh gỗ thì ko cho kết quả chắc chắn. Trước khi rót tiến hành khử khí bằng cách thổi N2
- Nấu đồng thanh đỏ: là HK đúc đc ưa chuộn nhất. Nó tính đúc tốt. Trong đồng thanh đỏ ngoài Sn và Pb còn có Zn
Nếu phối liệu là hồi liệu thì phải tiến hành oxy hóa. Tuy nhiên cũng có thể sử dụng các pp nấu luyện như trường hợp nấu đồng thanh thiếc. Mức độ hòa tan khí H2 giảm khi hàm lượng Pb tăng.
Người ta thổi khí N2 để khử khí HK lỏng đồng thanh đỏ
Trước khi rót cần tiến hàn khử oxy. Phương pháp tiến hành khử oxy giống như đồng thanh thiếc. Đối với đồng thanh dễ xảy ra phản ứng giữa khuôn – KL. Do vậy cần phải cẩn thận hơn để lượng P còn dư lại trong HK ko vượt quá 0,02%. Photpho là chất xúc tác của phản ứng khuôn KL, đặc biệt đối với HK đồng có Pb. Hơn nữa Zn hòa tan trong HK lỏng, có tác dụng khử oxy tốt, cho nên chất khử oxy CuP10 đc dùng với lượng ít hơn so với trường hợp khi khử oxy cho HK đồng thanh thiếc
Nếu phối liệu ban đầu là đồng nguyên chất thì quá trình nấu luyện đồng thanh đỏ như sau: sau khi đồng chảy tan và sau khi khử oxy bằng CuP10 thì điều chỉnh nhiệt độ đến 50oC trên đường lỏng, từ đó lần lượt cho Zn tiếp theo Pb và cuối cùng là Sn
Để làm giảm độ nhạy cảm đến thành dày vật đúc thì HK lỏng đồng thanh đỏ đc HK hóa với Ni, Ni đc đưa vào ở dạng HK trung gian CuNi25 trong giai đoạn quá nhiệt trước khi khử oxy.
- Nấu đồng thanh chì: đồng thanh chì là HK dễ thiên tích. Để giảm thiên tích ng ta có thể đưa thêm vào HK: Sn, Ni và các nguyên tố khác. Trong thời gian gần đây ng ta sử dụng S và KL giúp Pb phân bố đồng đều trong tổ chức. Ngc lại P và Si làm tăng xu hướng thiên tích của đồng thanh chì, vì vậy mà ng ta ko dùng P hoặc Si để khử oxy trong đồng thành chì.
Quá trình nấu luyện nên tiến hành oxy hóa khi bề mặt HKk có lớp che phủ than gỗ khô. Nếu các thỏi phối liệu chứa lượng H2 toois thiểu thì ko phải khử khí.
- Nấu đồng thanh nhôm: đồng thanh nhôm 2 nguyên ít đc sử dụng vì nó tạo thành tổ chức thô to khi nguội chậm. Do vậy HK này phải làm nguội nhanh hoặc đúc rót trong khuôn KL.
Nấu luyện đồng thanh nhôm đc tiến hành trong môi trường oxy hóa yếu, thời gian nấu phải ngắn nhất để làm giảm sự oxy hóa nhôm đến mức thấp nhất. Trước khi rót phải cào xỉ. Để giảm khả năng oxy hóa lúc rót cần phải cho vào lượng nhỏ Be (0,001 dến 0,005%0)
- Nấu HK đồng thau: đồng thau là HK đòng với Zn bao gồm 2 nguyên hoặc nhiều nguyên. Khi nấu HK đồng thau nhiều nguyên, ng ta phải sử dụng HK trung gian. HK trung gian dùng phải đảm bảo 4 y/c:
+ Nhiệt độ nóng chảy thấp
+ Nên dùng thành phần cùng tinh
+ KL cơ sở có nhiệt độ nóng chảy cao
+ Giòn
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro