Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

33 I- Bản chất con người

Trước Mác, các nhà triết học coi bản chất con người hoặc là ở

nguồn gốc thần thánh của nó (chủ nghĩa duy tâm tôn giáo) hoặc là

một bộ phận và là sự thể hiện cao nhất của giới tự nhiên (chủ

nghĩa duy vật siêu hình). Ngược lại, triết học Mác coi "bản chất

con người là tổng hoà các quan hệ xã hội" và bản chất đó cũng biến

đổi cùng với sự phát triển của xã hội.

- Khi khẳng định bản chất con người là tổng hoà các quan hệ

xã hội, triết học Mác không tuyệt đối hoá mặt xã hội trong con

người, mà cho rằng con người là thực thể thống nhất của cái sinh

vật và cái xã hội.

- Cái sinh vật là toàn bộ các quá trình sinh vật diễn ra trong

con người và cả cấu tạo giải phẫu của nó. Còn cái xã hội là các

phẩm chất xã hội của con người do các quan hệ xã hội tạo ra như

biết lao động, có ngôn ngữ, ý thức và tư duy.

+ Cơ sở để xem xét sự thống nhất giữa cái sinh vật và cái xã

hội là học thuyết của Ăngghen về các hình thức vận động cơ bản

của vật chất. Theo học thuyết nay, các hình thức vận động của vật

chất khác nhau về chất, nên không thể quy hình thức cao vào hình

thức thấp, và ngược lại. Trong những hệ thống vật chất phức tạp

như cơ thể sống chẳng hạn, hình thức vận động cao (sinh vật)

quyết định các hình thức thấp (hoá học và vật lý), còn các hình

thức thấp cùng tồn tại với hình thức cao, nhưng bị "lọc vỏ" bởi hình

thức cao.

+ Với cơ sở như vậy, trong con người, cái sinh vật là tiền đề,

điều kiện của cái xã hội. Thiếu cái sinh vật, cái xã hội không thể

tồn tại và biểu hiện ra được. Song, cái sinh vật trong con người bị

biến đổi bởi các xã hội và mang tính xã hội. Ngược lại, khi ra đời,

cái xã hội có vai trò quyết định, chế ước cái sinh vật và quy định

bản chất xã hội của con người.

- Với quan điểm nhất nguyên luận coi con người là một thực

thể sinh vật - xã hội, triết học Mác đã khắc phục cả hai quan điểm

sai lầm trong vấn đề con người: hoặc là tự nhiên hoá (sinh vật hoá)

con người, tức là tuyệt đối hoá cái sinh vật, không thấy vai trò

quyết định là cái xã hội; hoặc là xã hội hoá giản đơn con người, tức

là tuyệt đối hoá cái xã hội, không thấy được tiền đề tự nhiên, sinh

vật trong con người.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: