3. Trình bày 2 phương thức sản xuất giá trị thặng dư?
Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra bị nhà tư bản chiếm không. Giá trị thặng dư phản ánh bản chất của quan hệ sản xuất TBCN quan hệ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động làm thuê.
Để thu được giá trị thặng dư có hai phương pháp sản xuất chủ yếu:
v Phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối.
- Là giá trị thặng dư được tạo ra do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng xuất lao đỗng xã hội, giá trị sức lao động và thời gian lao động tấy yếu không thay đổi.
- Ngày lao động keo dài trong khi thời gian lao động không đổi, do đó thời gian lao động thặng dư tăng lên sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là cơ sở chung của chết độ TBCN. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở giai đoạn đầu của TBCN khi lao động còn ở trình độ thủ công và năng suất lao động còn thấp.
- với lòng tham vô hạn, các nhà tư bản tìm mọi thủ đoạn để kéo ngày lao động, nâng cao trình độ bốc lột sức lao động làm thuê. Nhưng một mặt, do giới hạn tự nhiên về sức lực con người, giới hạn về tinh thần, xã hội, mặt khác do đấu tranh quyết liệt của công nhân đòi rút ngắn ngày lao động, cho nên ngày lao động không thể keo dài vô hạn. Tuy nhiên, ngày lao động cũng không thể rút ngắn đến mức chỉ bằng thời gian lao động tất yếu. Một hình thức khác của sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là càng tăng cường độ lao động. Vì tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động trong ngày, trong khi thời gian lao động cần thiết không đổi.
v Phương pháp giá trị thặng dư tương đối
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách tăng năng xuất lao động xã hội. Việc tăng năng xuất lao động xã hội, trước hết ở các ngành sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng, sẽ làm cho giá trị sức lao động giảm xuống do đó làm giảm thời gian lao động cần thiết. Khi độ dài ngày lao động không thay đổi, thời gian lao động cần thiết giảm sẽ làm tăng thời gian lao động thặng dư, thời gian để sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối cho nhà tư bản.
Để giành ưu thế để cạnh tranh, để thu được nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản đã áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, cải tiến tổ chức sản xuất, hoàn thiện phương pháp quản lý kinh tế nâng cao năng xuất lao động.
kết quả là giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội. Nhà tư bản nào thực hiện được điều đó thì khi bán hàng của mình sẽ thu được một giá trị thặng dư trội hơn so với các nhà tư bản khác. Phần giá trị thặng dư thu được trội hơn giá trị thặng dư bình thường của xã hội được gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch. Xét từng đơn vị sản xuất TBCN, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng thường xuyên. Vì vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch là một động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật, tăng năng xuất lao động.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối là vì:
- giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng xuất lao động cá biệt làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị trường của nó.
- Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối: vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng xuất lao động , đều do người công nhân tạo ra.
- Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời nhưng trong phạm vi xã hội thì nó lại thường xuyên tồn tại. Gía trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng xuất lao động giảm giá trị của hàng hoá.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro