3-CQ tien hanh TT
PHẦN II: CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG.
1. CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG.
1.1. Cơ quan điều tra.
1.1.1. Tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra:
Các cơ quan điều tra bao gồm:
- Cơ quan điều tra của Công an nhân dân
- Cơ quan điều tra của Quân đội nhân dân.
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân.
1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều tra.
- Nhiệm vụ <Điều 1 pháp lệnh tổ chức điều tra>
- Quyền hạn.
+ Khởi tố vụ án, khởi tố bị can
+ Tiến hành các hoạt động điều tra.
+ Áp dụng biện pháp cưỡng chế.
+ Làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố.
1.2. Viện kiểm sát.
1.2.1. Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát.
Viện kiểm sát nhân dân bao gồm:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện.
- Các viện kiểm sát quân sự.
1.2.2. Nhiệm vụ quyền hạn của viện kiểm sát.
- Nhiệm vụ: Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Quyền hạn:
+ Kiểm sát các hoạt động khởi tố, điều tra, xét xử, thi hành án. (Kiểm sát các hành vi tố tụng trong các giai đoạn trên).
+ Sau khi kết thúc điều tra viên kiểm sát có quyền truy tố bị can trước toà án bằng bản cáo trạng; trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án.
1.3. Toà án.
1.3.1 Tổ chức và hoạt động của Toà án
Toà án nhân dân bao gồm:
- Toà án nhân dân tối cao.
- Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Toà án nhân dân huyện, quận.
- Các toà án quân sự.
- Các toà án khác do luật định.
1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn.
- Nhiệm vụ: Toà án là cơ quan xét xử của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toà án có nhiệm vụ xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
- Quyền hạn:
+ Nghiên cứu hồ sơ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử để quyết định: đưa vụ án ra xét xử, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án.
+ Tiến hành xét xử, ra bản án quyết định các vấn đề khác...
+ Ra quyết định thi hành án, theo dõi việc thi hành án.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro