3. Chi dao doi moi PPDH
Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày quy trình chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học?
Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học cần được tiến hành một cách khoa học, nghiêm túc theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị là bước rất quan trọng, cần chuẩn bị chu đáo nhiều mặt:
-Tác động nhận thức, tạo tâm thế và điều kiện cho giáo viên sẵn sàng tham gia đổi mới phương pháp dạy học.
-Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, xây dựng môi trường dạy học phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học.
-Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên: năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, điều kiện bản thân để đổi mới phương pháp dạy học.
-Nghiên cứu đặc điểm đối tượng người học.
-Thành lập Ban chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học.
-Dự thảo chương trình, kế hoạch hoạt động.
-Tổ chức hội thảo, tọa đàm trong tập thể sư phạm để thống nhất chương trình, ý chí và hành động.
Bước 2: Chỉ đạo điểm (còn gọi là thực nghiệm sư phạm)
-Định hướng về cách thiết kế bài học (giáo án) theo tinh thần đổi mới.
-Định hướng thống nhất về chuẩn đánh giá giờ dạy của giáo viên theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, thống nhất quy trình đánh giá.
-Chọn đối tượng thực nghiệm: môn học, bài học, người dạy, lớp dạy…
-Tổ chức cho đối tượng được thực nghiệm chuẩn bị tiết dạy.
-Tổ chức dạy thí điểm (diện hẹp, diện rộng)
-Dự giờ, kiểm tra – đánh giá kết quả.
-Sơ kết rút ra kinh nghiệm bước đầu để mở rộng đại trà.
Bước 3: Chỉ đạo mở rộng đại trà.
-Phát huy nội lực, gây khí thế thi đua sôi nổi, hào hứng trong tập thể giáo viên và học sinh.
-Tổ chức, chỉ đạo dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp đổi mới ở tất cả các môn học, ở tất cả các giáo viên.
-Tổ chức dự giờ, phân tích sư phạm bài lên lớp, đánh giá, xếp loại.
-Theo dõi, quan sát, thu thập và xử lý thông tin đa chiều, điều hành, phối hợp hành động giữa cá nhận và tổ chức.
-Kiểm tra, đánh giá từng công đoạn, động viên, khuyến khích, điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động dạy học hướng đích (Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học).
-Tiến hành từng bước vững chắc, liên tục từ năm này qua năm khác và có tổng kết kinh nghiệm.
Bước 4: Tổng kết đánh giá.
-Tổng kết, đánh giá hàng năm, hàng kỳ, hàng tháng, khen thưởng, trách phạt khi cần thiết.
-Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm cá nhân, tập thể. Trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nhà trường.
-Tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm quản lý để tiếp tục triển khai trong năm học tiếp theo.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro