Bai tap
3.4. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA NHÓM
Sự hình thành tâm lý nhóm xuất phát từ sự tổng hợp tâm lý cá thể của từng thành viên trong nhóm sẽ tạo nên những nhận thức chung của cả nhóm, xúc cảm của nhóm, tâm trạng nhóm, nhu cầu hứng thú, nguyện vọng chung của cả nhóm. Tâm lý nhóm thường rất phức tạp, đa dạng không đồng nhất với những hiện tượng tâm lý tương ứng với từng thành viên trong nhóm Các hiện tượng tâm lý nhóm xuất hiện một số dạng cơ bản sau:
3.4.1. Thủ lĩnh
Thủ lĩnh là cá nhân nổi bật trong nhóm không chính thức được các thành viên của nhóm suy tôn để giữ vai trò điều khiển nhóm.
•Phân biệt sự khác nhau giữa thủ lĩnh và thủ trưởng
Giống nhau
- Đều là những người đứng đầu các nhóm, các tổ chức. Đều ra đời khi có nhiệm vụ đặt ra trước nhóm, trước tổ chức mà cần được giải quyết.
-Là những người có uy tín, đồng thời cũng là những người được những người dưới quyền thừa nhận về vị trí và là những người đưa ra các quyết định quan trọng định hướng mục tiêu hoạt động của nhóm.
Khác nhau
- Thủ trưởng là người đứng đầu một tập thể (nhóm chính thức), nó tồn tại dựa theo quy chế vì vậy có thể lâu dài kể cả khi thủ trưởng không được các thành viên của nhóm yêu mến, ủng hộ. Thủ trưởng là người được bổ nhiệm hoặc qua bầu cử nên có thể có hoặc không có uy tín phù hợp. Vai trò quan trọng nhất của thủ trưởng là phối hợp mọi hoạt động của nhóm. Phạm vi hoạt động rộng. Điều khiển nhóm lớn.
-Thủ lĩnh là người đứng đầu nhóm không chính thức. Thủ lĩnh tồn tại theo quan hệ tâm lý, nó mang tính chất tự phát và có thể không bền vững khi không đáp ứng được yêu cầu của nhóm. Là người được nhóm suy tôn nên thủ lĩnh có uy tín tuyệt đối. Phạm vi hoạt động hẹp. Điều khiển nhóm nhỏ. Vì vậy nếu người lãnh đạo vừa là thủ trưởng vừa là thủ lĩnh sẽ có uy tín tuyệt đối trong công tác quản lý.
• Cơ chế xuất hiện thủ lĩnh
Trong một nhóm, tập thể việc xuất hiện thủ lĩnh là một tất yếu, có thể xuất phát từ các lý do sau:
- Do động cơ chủ quan của cá nhân. Cá nhân muốn vươn lên làm thủ lĩnh để thúc đẩy tập thể tiến lên (hoặc ngăn chặn sự thoái hóa của tập thể nếu thấy thủ trưởng yếu kém). Cũng có thể cá nhân muốn làm thủ lĩnh để thỏa mãn nhu cầu, hứng thú, cá nhân muốn khẳng định vị trí của mình trong nhóm, muốn nổi trội...
- Khi thủ trưởng không đáp ứng nhu cầu của tập thể thì việc xuất hiện thủ lĩnh là tất yếu. Khi thủ trưởng liên tiếp bị thất bại, có yếu kém nào đó về phẩm chất, năng lực... ngay lập tức có một hoặc một vài người đứng ra làm vai trò thủ lĩnh thay thế cho vai trò của thủ trưởng. Đặc biệt khi nhóm gặp trở ngại, khó khăn lớn, đe dọa sự tồn tại của nhóm, sẽ xuất hiện thủ lĩnh và vai trò của họ rất nổi bật. Ví dụ khi tách hoặc nhập đơn vị, khi nội bộ cơ quan hoặc ban lãnh đạo mất đoàn kết sẽ xuất hiện thủ lĩnh. Thủ lĩnh có thể công khai hoặc không công khai (giấu mặt) điều khiển hoạt động của mọi người như một cơ chế bổ bất lực, non kém của thủ trưởng. Xuất hiện thủ lĩnh là cơ chế bù trừ, là quy luật tất yếu nếu thủ trưởng yếu kém.
- Thủ lĩnh có thể tích cực hoặc tiêu cực tùy theo chuẩn mực đạo đức của nhóm. Thủ lĩnh xuất hiện khi số lượng người trong nhóm tăng lên, hình thành nhóm phức tạp hơn, nhóm gặp phải khó khăn trên đường đạt tới mục tiêu hoặc thủ lĩnh cũ không đủ khả năng điều khiển nhóm Một vài kết luận Trong tập thể, có thể có nhóm không chính thức và xuất hiện thủ lĩnh. Đây là hiện tượng tâm lý xã hội bình thường.Vấn đề này có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tập thể.
- Thủ lĩnh xuất hiện là hiện tượng tất yếu. Thủ trưởng cần nắm được những phẩm chất và năng lực tốt đẹp, cần thiết của thủ lĩnh để bổ sung khiếm khuyết của bản thân. Dùng thủ lĩnh để thuyết phục nhóm.
- Quan tâm những thủ lĩnh tốt, bồi dưỡng năng lực và phẩm chất cần thiết để trở thành người lãnh đạo.
- Thủ trưởng phải hoàn thiện nhân cách để vừa là thủ trưởng, vừa là thủ lĩnh sẽ tạo được uy tín tuyệt đối.
- Mỗi người cùng lúc tham gia nhiều nhóm chính thức và không chính thức khác nhau, bản thân mỗi cá nhân và người lãnh đạo phải xác định đúng vai trò, vị trí của mình ở mỗi nhóm, để phối hợp nhịp nhàng và làm việc tốt.
3.4.2. Quan hệ liên nhân cách
Trong nhóm, tập thể, mỗi cá nhân tham gia hai mối quan hệ cơ bản: Quan hệ công việc (quan hệ chính thức) và quan hệ cá nhân (quan hệ không chính thức).
Các quan hệ công việc đã được quy định trong những văn bản chính thức của nhà nước hoặc các đoàn thể. Các quan hệ cá nhân nảy sinh trên cơ sở thiện cảm hoặc ác cảm giữa các cá nhân với nhau một cách tự phát.
• Quan hệ liên nhân cách là toàn bộ các quan hệ công việc và quan hệ cá nhân trong tập thể tạo thành hệ thống quan hệ liên nhân cách trong tập thể đó.
Hệ thống quan hệ liên nhân cách có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả hoạt động của tập thể. Qua các công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng, ở những nhóm, tập thể đã xây dựng được hệ thống quan hệ liên nhẫn cách đúng đắn thì hiệu quả làm việc sẽ cao. Còn ở nhóm, tập thể nào mà quan hệ công việc và quan hệ cá nhân không xác định được đúng đắn, thì hoặc tập thể mất đoàn kết, hoặc là năng suất lao động thấp kém hoặc cả hai điều đó xảy ra. Vì vậy, xây dựng được hệ thống quan hệ liên nhân cách đúng đắn trong nhóm, tập thể là điều kiện rất cần thiết cho sự hoàn thành kế hoạch công tác và sự củng cố của tập thể.
Trong quan hệ công việc, cần phải quy định rõ ràng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của từng thành viên trong tập thể đặc biệt là của những người có trách nhiệm quản lý các bộ phận đó. Phải giúp cho mọi người hiểu được tính chất quan hệ công tác trong từng trường hợp: phục tùng ai? ngang hàng với ai? về vấn đề gì?... Điều này không đơn giản, vì mỗi người, đặc biệt là cán bộ quản lý, thường có nhiều mối quan hệ công việc đan chéo nhau (công tác chính quyền, Đảng, công đoàn, Đoàn TNCS, đội thiếu niên, công tác xã hội...).
Những quan hệ cá nhân lại càng phong phú và phức tạp hơn. Tuy nhiên, ta cũng có thể quy về ba dạng quan hệ tâm lý sau: thiện cảm, ác cảm và thờ ơ. Những quan hệ này phụ thuộc nhiều vào xúc cảm cá nhân của mỗi người. Nội dung của chúng có thể là:
- Có những sở thích, giống nhau hoặc khác nhau.
- Thừa nhận thành tích của nhau hoặc không tôn trọng nhau.
- Tin tưởng nhau hoặc ngờ vực nhau.
- Thương yêu nhau hoặc thù ghét nhau...
Mặc dù quan hệ giữa người và người trong tập thể lao động của chúng ta là vấn đề phục tùng quan hệ công việc một cách đúng đắn, nhưng trong điều kiện công việc được tổ chức tốt hoặc trong hoàn cảnh lao động đòi hỏi sự sáng tạo thì việc người lãnh đạo quan tâm tới các quan hệ tâm lý giữa mọi người trong tập thể có giá trị động viên, khuyến khích và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của người lao động. Vì vậy, việc hiểu biết các quan hệ liên nhân cách trong tập thể là một việc quan trọng của người lãnh đạo, giúp người lãnh đạo có thể nâng cao hiệu quả quản lý của mình.
3.4.3. Sự tương hợp nhóm
Trong các nhóm và tập thể nhỏ ta còn thấy có sự tương hợp hoặc không tương hợp (xung khắc) giữa các thành viên. Hiện tượng tương hợp có ảnh hưởng đáng kể tới quan hệ tâm lý của mọi người trong nhóm, do đó, nó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của nhóm.
Vậy sự tương hợp nhóm là gì?
Sự tương hợp nhóm là sự kết hợp thuận lợi nhất những phẩm chất và năng lực của các thành viên trong nhóm, bảo đảm cho sự hài lòng cá nhẫn cũng như hiệu quả hoạt động chung của nhóm được cao. Sự kết hợp này có thể là tương đương hoặc bổ sung cho nhau.
Có thể xét sự tương hợp về các mặt thể chất, phẩm chất tâm lý và năng lực.
- Về thể chất là chiều cao, sức khỏe, giới tính...
- Về phẩm chất tâm lý như khí chất, tính cách, xu hướng.
Ví dụ công việc đòi hỏi cẩn thận, tỉ mỉ, khéo tay mà nhóm lại có người tính nóng nảy, vụng về, thích phản ứng nhanh mạnh thì khó đạt hiệu quả cao. Vì vậy, vấn đề tương hợp phải căn cứ vào công việc mà tuyển chọn người cho thích hợp.
- Sự tương hợp về năng lực như năng lực tư duy, quan sát, nhận thức... tùy theo trường hợp mà cần tương đương nhau hoặc bổ sung cho nhau. Trong một ê kíp lãnh đạo gồm toàn những người tài giỏi về chính trị và chuyên môn là điều lý tưởng nhất. Hoặc phải bố trí một ê kíp mà trong đó có người giỏi chuyên môn, người thông thạo công tác chính trị, tổ ngoại giao, tải chính... để bổ sung, hỗ trợ nhau về năng lực công tác.
Trong sự tương hợp thì sự tương hợp về xu hướng và tính cách là chức, quan trọng nhất. Cùng chung thế giới quan, lý tưởng và thái độ đối với lao động, với mọi người và với bản thân... thì bao giờ cũng dê sông, dễ làm việc với nhau, tạo sự thoải mái, hiệu quả công việc cao và có thể cộng tác lâu dài.
Sự tương hợp nhóm có vai trò nhất định trong đời sống tập thể. Nó có tác dụng nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác, tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, thân mật, thoải mái trong nhóm, trong tập thể và tạo sự hài lòng cho mỗi cá nhân.
Vì vậy, khi bố trí những tổ công tác, nhóm làm việc, đặc biệt là ê kíp lãnh đạo, cần phải quan tâm đến sự tương hợp của các thành viên. Nhóm tập thể có sự tương hợp là nhóm, tập thể có khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ đặt ra với hiệu quả cao nhất. Đó là cơ sở tâm lý học của tỉnh chất đồng đội, tính chất "ekip" mà tập thể quản lý, lãnh đạo trong xã hội nào cũng cần phải có.
3.4.4. Các nhóm tính cách
Từ "nhóm" có nghĩa chỉ một tập hợp từ hai người trở lên. Khái niệm nhóm chúng ta dùng ở đây là nhóm tập hợp một số ngưới có mục tiêu chung, có tương tác với nhau, có xây dựng các quy tắc chung để thành viên tuân theo và các thành viên đảm nhận những vai trò rõ ràng. Trong đó có thể chia làm nhóm chính thức – được thành lập bởi nhu cầu của tổ chức trên nhóm, có quyết định thành lập và mục tiêu phải phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức và nhóm không chính thức nhóm được hình thành tự nhiên do nhu cầu xã hội của những người tham gia, mục tiêu của nhóm có thể không trùng mục tiêu của tổ chức. Trong một tổ chức đồng thời có thể tồn tại nhiều nhóm chính thức và không chính thức. Các nhóm làm việc trong một cơ quan, tổ chức, nhà máy thường là nhóm "chính thức". Tuy nhiên vai trò và ảnh hưởng của các nhóm không chính thức cũng rất quan trọng. Các nhóm không chính thức có khi ảnh hưởng rất mạnh đến kết quả hoạt động của các nhóm chính thức. Các tính cách thường thấy ở các nhóm chính thức.
3.4.4.1. Tính cách chuyên quyền
Trưởng nhóm đưa ra mục đích công việc, quyết định phương thức làm việc, phân công nhiệm vụ, thông tin chủ yếu từ trên xuống. Phong cách này cả nhóm bị động theo dẫn dắt của trưởng nhóm, các thành viên độc lập với trưởng nhóm, đôi khi âm thầm chống lại trưởng nhóm. Phong cách này dễ gây ra cá nhân chủ nghĩa, ganh đua, ngờ vực lẫn nhau nhưng có ưu điểm là đôi khi nhóm nhanh triển khai công việc và đạt mục tiêu, có hiệu quả.
3.4.4.2. Tính cách tự do
Trưởng nhóm không đưa ra quyết định, để nhóm tự do tổ chức giải quyết các công việc. Nhóm có thể tự tổ chức thành công hoặc sinh ra những thủ lĩnh tự phát, làm giảm uy tín của trưởng nhóm. Phong cách này cũng dễ dẫn tới thất bại vì nhóm không có khả năng tự tổ chức, người chăm, người lười sinh xung đột giữa các thành viên. 3.4.4.3. Tính cách cộng tác
Người trưởng nhóm là người chỉ huy đề xuất các phương án khác nhau để nhóm bàn bạc, lựa chọn. Trưởng nhóm phân công nhiệm vụ khi được bàn bạc thống nhất. Hoạt động nhóm theo cách tiếp cận có sự tham gia, có sự hợp tác của mọi thành viên. Phong cách này có nhược điểm là mất nhiều thời gian cho thảo luận, bàn bạc. Nếu cần giải quyết gấp rút công việc thì không phù hợp. Nhưng phong cách này có sự hài lòng của các thành viên và đa số trường hợp mang lại tính hiệu quả của công việc.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro