Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

3.2UBND:vi tri phap ly,co cau, hoat dong.nv-qh cua ct ubnd

Câu 2 .Phân tích vị trí pháp lý của UBND. Nêu cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt động của UBND (hoặc HĐND). Phân biệt nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND và tập thể UBND?

       * Phân tích vị trí pháp lý của UBND

   Điều 123 hiến pháp 1992 quy định: “Uỷ ban nhân dân do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên”.

Như vậy, Theo quy định của pháp luật, UBND là cơ quan do HĐND bầu ra, là cơ quan châp hành của HĐND, cơ quan hành chinh nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.

     Vị trí này khẳng định tầm quan trọng của UBND trong việc thực thi pháp luật, các nghị quyết của HĐND và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương. UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

     UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở. UBND cấp trên chỉ đạo hoạt dộng của UBND cấp dưới trực tiếp.

* Cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt động của UBND:

     UBND được tổ chức theo các đơn vị hành chính, bao gồm: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ (gọi chung là cấp tỉnh); UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã);

     Nhiệm kỳ của UBND cùng với nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp. Khi HĐND hết nhiệm kỳ, UBND tiếp tục làm việc cho đến khi HĐND khóa mới bầu ra UBND.

-          Các thành viên của UBND:

     Chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên

     Số lượng thành viên của UBND các cấp được pháp luật quy định là:

+ UBND cấp tỉnh có từ 9-11 thành viên; UBND Tp Hà Nội và UBND Tp HCM có số lượng nhiều hơn nhưng không quá 13 người.

+ UBND cấp huyện có từ 7-9 thành viên.

+ UBND cấp xã có từ 3-5 thành viên.

      Số lượng thành viên và số phó chủ tịch UBND của mỗi cấp do Chính phủ quy định.

     UBND mỗi tháng họp ít nhất một lần. Các quyết định của UBND phải được quá nửa tổng số thành viên UBND biểu quyết tán thành.

     Chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương được mời dự các phiên họp của UBND cùng cấp khi bàn bạc các vấn dề có liên quan.

     UBND thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Ban Thường  trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.

     Chủ tịch UBND là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

     Chủ tịch UBND phân công công tác cho Phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND; người được phân công phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND. Mỗi thành viên của UBND phải chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước HĐND, UBND cùng cấp và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trước HĐND cấp mình và trước cơ quan nhà nước cấp trên.

     - Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cùng cấp và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ TƯ đến cơ sở.

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự chi đạo, kiểm tra về nghiệp vụ vủa cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND, cơ quan chuyên môn cấp trên và báo cáo công tác trước HĐND khi được yêu cầu.

       *Cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt động  của HDND:

     HDND được tổ chức và phân cấp theo các đơn vị hành chính địa phương, bao gồm: HDND tỉnh, tp trực thuộc TƯ (gọi chung là cấp tỉnh); HDND huyện, quận, thị xã, tp thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) và HDND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).

     HDND ở mỗi cấp bao gồm những đại biểu do nhân dân bầu ra theo những quy định cụ thể của Luật bầu cử đại biểu HDND các cấp. Tùy theo từng đơn vị hành chính, HDND các cấp có những cơ cấu tổ chức khác nhau.

+) Tổ chức

- Thường trực HDND

+ Thường trực HDND cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và Ủy viên Thường trực

+ Thường trực HDND cấp xã gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch HDND cùng câp bầu ra.

+ Thành viên của Thường trực HDND không thể đồng thời là thành viên UBND cùng cấp.

- Các ban của HDND

+ HDND cấp tỉnh thành lập ba ban: Ban kinh tế và ngân sách, Ban văn hóa – xã hội, Ban pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban dân tộc.

+ HDND cấp huyện thành lập hai ban: Ban kinh tế xã hội; Ban pháp chế.

     Số lượng thành viên của mỗi ban do HĐND cùng cấp quyết định. Thành viên của các ban của HDND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp.

     Trưởng ban của HDND không thể đồng thời là thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Viện trưởng viênj Kiểm sát nhân dân, Chánh án TAND.

- Đại biểu HDND

     Đại biểu HDND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chính sách pháp luât của Nhà nước,; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước.

     Đại biểu HDND hoạt động theo nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ của HDND mỗi khóa bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất của HDND khóa đó đến kỳ họp thứ nhât của HDND khóa sau.

+) HÌnh thức hoạt động

- HDND hoạt động thông qua các kỳ họp,  kỳ họp là phương thức hoạt động quan trọng của HDND và đại biểu HDND. Tại kỳ họp, HDND thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của mình bằng việc ra nghị quyết quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương.

     HDND các cấp họp thường lệ mỗi năm hai kỳ, HDND tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường và tổ chức họp công khai.

- HDND thực hiện hoạt động giám sát, là hoạt đông quan trọng để đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết, quyết định của HDND. Thông qua hoạt động giám sát, HDND đề ra những biện pháp kịp thời để giải quyết những bức xúc của nhân dân, nắm bắt ý kiến cử tri và yêu cầu, kiến nghị các cơ quan nhà nước khác phối hợp để thực hiện những nhiệm vụ đặt ra.

     Giám sát của HDND bao gồm: giám sát của HĐND tại kỳ họp; giám sát của Thường trực HDND, các ban của HDND và giám sát của đại biểu HDND khi được HDND giao nhiệm vụ.

       * Phân biệt nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND và tập thể UBND?

    

Tiêu chí

Chủ tịch UBND

UBND

Vị trí

Người đứng đầu UBND

Là cơ quan nhà nước do HĐND lập lên

Vai trò

Đứng đầu 1 cơ quan

Cơ quan chấp hành của HĐND

Phương thức hình thành

Do HĐND bầu lên, và Chủ tịch UBND cấp trên phê chuẩn

HĐND bẩu ra để chấp hành  nghị quyết của HĐND

Chức năng

Lãnh đạo, điều hành hoạt động của UBND

Quản lý NN ở địa phương trên mọi mặt đời sống kinh tế, xh

Nhiệm vụ

Lãnh đạo, điều hành công tác UBND, quyết định một số vấn đề theo thẩm quyền

thực hiện việc quản lý hành chính Nhà nước đối với các lĩnh vực công tác trên địa bàn của địa phương.

Trách nhiệm

Cá nhân chịu trách nhiệm

Tập thể chịu trách nhiệm

Quyền hạn

Lãnh đạo, đôn đốc, kiểm tra, chủ tọa phiên họp, quyết định, đình chỉ, hủy bỏ văn bản trái pháp luật của cấp dưới…

Thảo luận tập thê, quyết định theo đa số những vấn đề về kế hoạch pt ktxh, đầu tư, biện pháp thực hiện nghị quyết HĐND…..

Văn bản được ban hành

Quyết định, chỉ thị nội bộ

Quyết định

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: