Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

3.1. Đấu tranh thi hành HĐ Giơnevơ (1954-1960)

3.1. Đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ (1954-1960)

- Việc đình chiến tại bán đảo Triều Tiên và Đông Dương làm cho tình hình tại khu vực bớt nóng, nhưng “Chiến tranh lạnh” vẫn tiếp diễn gay gắt. Tháng 5-1955 khối Vacxava ra đời, 1957 LX phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Năm 1956 LX điều chỉnh đường lối đối ngoại, phê phán Xtalin. Hội nghị các ĐCS và công nhân quốc tế họp năm 1957, chiến thắng Điện Biên Phủ của VN và phong trào GPDT phát triển mạnh ở Châu Á, châu Phi.

- Tình hình ở Đông Dương và ĐNA sau 1954 có nhiều thay đổi:

+ Chiến tranh chấm dứt, hòa bình được lập lại

+ Nước VN bị chia làm hai miền

+ Mĩ gạt P khỏi Đông Dương, thành lập khối SEATO (9-1954)

+ Diệm tuyên bố vĩ tuyến của Mĩ đến vĩ tuyến 17

+ Cách mạng Viêt Nam chuyển sang giai đoạn mới, công tác đối ngoại thuận lợi hơn nhiều so với thời kỳ chống P. Chính sách đối ngoại trên các hướng lớn

1. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ

- Ta chủ trương thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định, trước hết là đấu tranh đòi thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản về đình chiến, tập kết chuyển quân, bàn giao khu vực, lập khu phi quân sự.

- Đấu tranh chống lại chính sách và hành động khủng bố của Ngô Đình Diệm ở miền Nam. Vạch mặt thái độ phá hoại Hiệp thương tổng tuyển cử của Diệm.

- Tố cáo Mĩ đưa vũ khí, nhân viên quân sự vào miền Nam, tăng cường lực lượng cho quân ngụy đàn áp cách mạng.

2. Mở rộng quan hệ đối ngoại phục vụ cho vây dựng CNXH ở miền Bắc

- Sau khi tiếp quản Hà Nội, ta tạo mọi điều kiện để các nước XHCN sớm đặt đại sứ quán tại VN và VN đặt sứ quán tại nước ngoài.

- Năm 1956, 1957 HCM lần đầu tiên đi thăm chính thức các nước XHCN. Những chuyến thăm đã nhận được cam kết ủng hộ to lớn công cuộc xây dựng lại miền Bắc, đặc biệt là cam kết xây dựng các nhà máy công nghiệp cho VN.

- Do bất đồng giữa LX và TQ bùng nổ từ 1960, ngoại giao VN còn đóng góp vào giữ gìn đoàn kết trong phe XHCN và giữ cân bằng quan hệ trong phe XHCN.

- Năm 1960, HCM thăm không chính thức LX và TQ với mục đích tích cực đóng góp cho mối quan hệ Xô – Trung. Ta đã đề ra sáng kiến tổ chức đại hội các ĐCS và công nhân quốc tế tại Matxcơva năm 1960.

- Do tình hình Lào và Campuchia có những diễn biến phức tạp do Mĩ can thiệp vào hai nước này, ta cố gắng xây dựng tình hữu nghị láng giềng, thân thiện trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hòa bình, đồng thời giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia, làm cho họ không gia nhập khối phòng thủ Đông Nam Á. Tuy nhiên do tình hình nội bộ Campuchia và sức ép từ nhiều phía nên VN chưa thiết lập được quan hệ ngoại giao chính thức với CPC.

- VN cũng thiết lập quan hệ tổng lãnh sự với Miến Điện, Inđônêxia, Cu Ba

- Trong điều kiện quốc tế có những diễn biến phức tạp, Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng ta đã khẳng định tính độc lập, tự chủ trong việc đề ra đường lối cho cách mạng VN…

3. Mặt trận dân tộc GPMNVN và chính sách đối ngoại hòa bình trung lập

- Ngày 20-12-1960, tại Tân Lập (Tây Ninh), tuyên ngôn của Mặt trận khẳng định đánh đổ đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai, thực hiện độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Sự kiện này giáng một đòn vào cái gọi là “thế hợp P” của chính quyền Ngô Đình Diệm.

- Chương trình mười điểm của Mặt trận có ý nghĩa đối nội và đối ngoại hết sức quan trọng.

- Ngày 16-2-1962, tại Tây Ninh ông Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Chủ tịch Mặt trận đã nâng chương trình mười điểm thành Cương lĩnh nhằm mục tiêu: đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ tự do dân chủ, đời sống ấm no cho nhân dân… trước mắt đòi Mĩ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, đòi Mĩ rút quân khỏi miền Nam, xóa bỏ kế hoạch Xtalây – Taylo

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: