Chị Dậu - Tức nước vỡ bờ
Theo như mình biết, Chị Dậu là một người phụ nữ xinh đẹp, chu đáo và chăm sóc chồng con rất tốt. Tất nhiên, trong từng hoàn cảnh, chị luôn phấn đấu để vượt qua cuộc đời bất công và oan nghiệt của mình.
Quan điểm của mỗi người có thể khác nhau, tuy nhiên, về phần này mình xin phép trình bày như sau:
Lấy bối cảnh khoảng đầu thế kỷ XX, trong thời kỳ đất nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng hình tượng chị Dậu là nhân vật kinh điển đại diện cho người nông dân Việt Nam.
Mở đầu tác phẩm là không khí căng thẳng, ngột ngạt của làng quê trong những ngày sưu thế. Khi người chồng còn đang lâm bệnh nặng, một mình còn phải nộp cả hai suất sưu cùng một lúc, không có một ai để nương tựa, có thể nói, chị Dậu chính là trụ cột của gia đình, là hi vọng duy nhất có cuộc sống mai sau của hai đứa con còn khờ dại.
"Tiếng trống mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đánh đập, tiếng kêu khóc" cho thấy đây là thời điểm phải nộp thuế gay gắt. Dù đã bán cô con gái đầu lòng, bán cả gánh khoai để nộp sưu cho chồng nhưng vẫn không đủ. Trong khi anh Dậu lại đang bị đánh trói đến chết đi sống lại và sắp bị đem ra tra tấn tiếp, chị Dậu luôn cần phải bảo vệ tính mạng chồng.
Còn Cái lệ, một nhân vật điển hình trong xã hội cũ đầy rẫy bất công, tàn ác cũng không lần nào buông tha cho chị Dậu.
Ban đầu, khi những tên cai lệ kia chưa đến, cử chỉ của chị Dậu như quạt cho cháo chóng nguội,rón rén bưng một bát đến cho chồng, chờ xem chồng ăn có ngon miệng hay không lại chứng minh cho chúng ta thấy rằng,Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, hết lòng yêu thuơng chồng con, tính tình vốn dịu dàng, hiền lành và đầy tình cảm.
Tuy nhiên, khi những tên cai lệ kia đến, chị lại đổi giọng run run, tha thiết gọi "ông" xưng "cháu" như đang cố van xin, bọn cai lệ có một chút từ bi, một chút lòng cảm thương. Nhưng, không!
Cho dù có van xin, thì bọn chúng cũng không dung tha, chị Dậu biết.
Đúng là "tức nước" thì sẽ có "vỡ bờ". Đâu có ai chịu được cảnh bị người khác bóc lột mà không có một lý lẽ, minh chứng. Nhưng chị Dậu vẫn nhớ tới thứ thân phận yếu hèn của mình, vẫn biết nhẫn nhịn trước bao nhiêu câu nói vô tâm, vô tình của bọn quân lệ. Song, khi đối đáp tiếp với bọn chúng, không còn là giọng nói run run sợ sệt như trước, giọng nói ấy trở nên cứng cỏi và đầy tự tin. Gọi cai là ông, gọi mình là tôi. Có thể nói, chị đang đặt mình ngang hàng với cái lệ.
Nhưng khi tên cai lệ hung dữ như chó sói ấy quay lại "Tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu", thì chị Dậu đã bật dậy với sức mạnh ghê ghớm bất ngờ.
Chị Dậu "nghiến hai hàm răng" (biểu hiện của sự nổi giận cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Không còn van xin, không còn đấu lí, chị quyết đấu lực với bọn ác ôn này.
Nếu để ý kỹ, bạn sẽ nhận ra, cách xưng hô "bà","mày" của chị Dậu. Đó là cách xưng hô của kẻ bề trên, của sự căm giận, khinh bị kẻ thù đã lên tới tột độ. Trong màn đấu lực, chị đã thắng.
Bạn đã từng nghĩ hành động của chị Dậu là do quá nổi nóng, không thể kìm chế nổi bản thân mà ra tay với quan lớn, điều đó sẽ là một trong những sai phạm dẫn đến nhiều kết cục không mấy tốt đẹp của chị mai sau? À, vâng, chị Dậu đúng là quá căm hận những lời nói của cai lệ, quá day dứt vì những hành động mà họ đã làm với chồng mình. Đúng, chị Dậu có sai. Nhưng cái sai đó chỉ là sự thiếu suy nghĩ trước khi hành động gây nên.
Nếu tôi là chị Dậu, tôi cũng sẽ làm vậy. Thậm chí là hơn cả vậy. Bởi vì chả ai có thể cứ cam chịu trước sự khinh bỉ mà người khác dành cho mình, họ cũng là người, dù thấp hèn vẫn là người, vẫn có quyền được sống, quyền được lực chọn. Đối xử với họ như thế thì có khác gì đối xử với súc vật.
Đâu có gì gọi là công bằng, gọi là anh minh.
Và, biết không, lúc anh Dậu cố gắng khuyên răng người vợ đang nổi nóng của mình, chị Dậu đã nói gì, hẳn mọi người ở đây ai cũng biết.
"Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tội làm tình mãi, tôi không chịu được"
Cái này gọi là "Chết vinh còn hơn sống nhục", nhỉ?
Riêng về quan điểm của mình thì tôi thích câu trên của chị Dậu nhất. Bởi lẽ hình ảnh một người nông dân luôn cam chịu bị quan lại bắt nạt đã trở nên quá ức chế đối với tôi. Cứ cam chịu mãi cũng chả được gì, chúng ta dù có mất hết tất cả cũng còn cái đầu để nghĩ, để có ý kiến riêng của mình. Chúng ta có phải robot đâu mà không được biểu lộ cơn tức giận. Muốn tức thì cứ tức, muốn đánh thì cứ đánh. Như vậy sống mới không ân hận, day dứt hết quãng đời còn lại.
Nhận xét chung: Chị Dậu là nhân vật chính trong đoạn chích này và cũng là nhân vật có nhiều quan điểm và cảm xúc được bộc lộ nhiều nhất. Hình ảnh chị Dậu trong đoạn chích trên đã gợi cho tôi thấy một người nông dân dũng cảm, mạnh mẽ. Một người dám đứng lên đấu tranh với số phận đen đủi và oan nghiệt của mình. Là nhân vật tiêu biểu đại diện cho người nông dân Việt Nam sau khi trải qua bức nặng nề thì họ sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Ya, bài của mình thế nào? Có gì cứ nói thẳng ra nhé! Mấy cái văn đã xuất bản ở Việt Nam mình không giỏi phân tích cho lắm.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro