25251325
LT 1.4.1
Anh (chị) hãy phân biệt hiển ngôn và hàm ngôn. Lấy ví dụ minh họa bằng một tình huống.
Trả lời:
- Phân biệt hiển ngôn và hàm ngôn: (2đ)
- Tình huống (1đ)
LT 1.4.2
Theo anh (chị) sử dụng ngôn ngữ tình thái trong giao tiếp nhằm mục đích gì? Lấy ví dụ minh họa bằng một tình huống.
Trả lời:
- Mục đích của việc sử dụng ngôn ngữ tình thái: (2đ)
- Tình huống (2đ)
LT 1.4.3
Theo anh (chị) thế nào là giao chính thức và giao tiếp không chính thức. Nêu ưu, nhược điểm của mỗi loại? Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời:
Giao tiếp trực tiếp: là giao tiếp được tiến hành đồng thời một thời điểm, có mặt cả đối tượng và chủ thể giao tiếp (0.5 đ).
Giao tiếp gián tiếp: là giao tiếp mà đối tượng giao tiếp không có mặt ở thời điểm cần tiếp xúc (0.5 đ).
Ưu điểm của giao tiếp trực tiếp (0.5 đ):
+ Bên cạnh ngôn ngữ (giọng điệu, nhịp điệu, cường độ nói) còn sử dụng thêm các phương tiện phi ngôn ngữ (ánh mắt, nét mặt, trang phục…) để nhấn mạnh hoặc thể hiện thái độ của đối tượng giao tiếp.
+ Giao tiếp trực tiếp rất linh hoạt, mềm dẻo ở chỗ ta có thể nhanh chóng biết dược ý kiến của người đối thoại từ đó điều chỉnh quá trình giao tiếp một cách kịp thời.
Nhược điểm của giao tiếp trực tiếp (0.5 đ):
- Giao tiếp trực tiếp bị hạn chế về mặt không gian.
- Do tiếp xúc mặt đối mặt nên đôi khi gây ra sự e ngại, lúng túng nên chủ thể giao tiếp không thể bộc lộ hết được điều muốn trình bày.
Ưu điểm của giao tiếp gián tiếp (0.5 đ)
- Giao tiếp gián tiếp ít bị hạn chế về mặt không gian.
- Cùng một lúc có thể tiếp xúc với một số lượng lớn.
- Giảm tác đông tâm ly.
Nhược điểm của giao tiếp gián tiếp (0.5 đ):
- Trong giao tiếp gián tiếp chúng ta thường không thấy được vẻ mặt của người đối thoại, không biết họ đang làm gì, đang ở trong hoàn cảnh nào.
- Không thể sử dụng nhiều phương tiện phi ngôn ngữ.
Ví dụ: Mỗi ví dụ được 0.5 đ.
LT 1.4.5
Theo anh (chị) thế nào là giao chính thức và giao tiếp không chính thức. Nêu ưu, nhược điểm của mỗi loại? Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời:
- Giao tiếp chính thức: là giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội được pháp luật, xã hội quy định (0.5 đ).
- Giao tiếp không chính thức: Là giao tiếp mang tính chất cá nhân không câu nệ vào thể thức, chủ yếu dựa trên sự hiểu biết về nhau giữa các chủ thể giao tiếp.(0.5đ)
Ưu điểm của giao tiếp chính thức (0.5 đ)
- Vấn đề cần trao đổi bàn bạc thường được xác định trước, thông tin cũng được các chủ thể xác định trước.
Thông tin thường có tính chính xác cao.
Nhược điểm của giao tiếp chính thức (0.5 đ)
- Không bộc lộ được tình cảm, thái độ.
- Đôi khi bị gò bó bởi những quy tắc.
Ưu điểm của giao tiếp không chính thức (0.5 đ)
- Không khí giao tiếp thân tình, gợi mở.
-Dễ dàng biểu lộ những niềm vui, suy nghĩ của bản thân mà không e ngại điều gì.
Nhược điểm của giao tiếp không chính thức (0.5 đ)
- Giao tiếp không có sự chuẩn bị trước nên đòi hỏi đối tượng giao tiếp phải linh hoạt trong các tình huống.
Ví dụ: Mỗi ví dụ được 0.5 đ.
LT 1.4.5
Anh (chị) hãy phân tích vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Trả lời:
Phân tích vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách
học sinh:
- Nêu và phân tích giao tiếp giúp con người hình thành và phát triển ngôn ngữ:
1.5đ
- Nêu và phân tích trí tuệ của con người được hình thành trong quá trình giao tiếp
đối với những người xung quanh: (1.25đ)
- Nêu và phân tích giao tiếp giúp lao động của con người mang tính xã hội và tập
thể: (1.25đ)
CHƯƠNG 2
LT 2. Câu hỏi lý thuyết
LT 2.3. 1
Anh (chị) hãy trình bày khái niệm giao tiếp sư phạm. Nêu các đặc trưng cơ bản của giao tiếp sư phạm.
Trả lời:
- Khái niệm(0.75 đ)
Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính nghề nghiệp giữa giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và giáo dục, có chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm lý, xây dựng không khí tâm lý thuận lợi cùng với các quá trình tâm lý khác ...tạo ra kết quả tối ưu của quan hệ thầy trò, trong hoạt động dạy cũng như hoạt động học và quan hệ trong nội bộ tập thể học sinh.
- Những đặc trưng cơ bản của giao tiếp sư phạm(Mỗi đặc trưng được 0.75đ)
- Đặc trưng thứ nhất (0.75 đ): Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên là tấm gương mẫu mực về nhân cách cho học sinh noi theo đúng với yêu cầu xã hội qui định. Tấm gương của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
- Đặc trưng thứ hai (0.75 đ): Trong giao tiếp sư phạm, thầy giáo chỉ được dùng các biện pháp giáo dục tình cảm để thuyết phục, vận động học sinh; không được đánh đập, hành hạ, trù dập học sinh.
- Đặc trưng thứ ba (0.75 đ): Sự tôn trọng của Nhà nước, của xã hội đối với giáo viên (theo điều 16 luật phổ cập GDTH và điều 76 dự thảo luật GD).
Yêu cầu về phía học sinh là phải luôn luôn kính trọng thầy cô giáo, kể cả trong hành vi cử chỉ và phải luôn có ý thức mình là học sinh. Để làm được điều này, giáo dục là yếu tố không thể thiếu được trong việc giáo dục các em có thái độ kính trọng thầy giáo.
LT 2.4.2
Theo anh (chị) thế nào là mô phạm? Trình bày những biểu hiện của nguyên tắc nhân cách mẫu mực (mô phạm) trong giao tiếp. Lấy ví dụ về việc thực hiện nguyên tắc này.
Trả lời:
- Mô phạm (0.75đ): Hành vi của một chủ thể hành động để giáo dục người khác, làm gương cho người khác không chỉ bằng lời nói mang tính thuyết giáo mà bằng cả hành động trong thực tế.
- Biểu hiện (2.25đ):
+ Mẫu mực trong trang phục, hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ nói; thống nhất giữa lời nói và việc làm (0.75đ).
+ Thái độ và những biểu hiện của thái độ phải phù hợp với các phản ứng hành vi, kể cả hành vi ngôn ngữ (0.75đ).
+ Nhân cách: khoan dung và trung hậu (0.75đ).
- Ví dụ về việc thực hiện nguyên tắc này: (1đ)
LT 2.4. 3
Theo anh (chị) thế nào là tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp? Trình bày những biểu hiện của nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp. Lấy ví dụ về việc thực hiện nguyên tắc này.
Trả lời:
- Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp: (1 đ)
Trong giao tiếp phải coi đối tượng giao tiếp là một cá nhân, một con người với đầy đủ các quyền được học tập, vui chơi, nhận thức lao động... với những tập trung tâm lý riêng biệt, họ có quyền bình đẳng với mọi người trong các quan hệ xã hội, giáo viên không nên áp đặt, ép buộc các em theo ý của mình một cách máy móc, duy ý chí.
- Biểu hiện (2đ):
+ Biết lắng nghe học sinh trình bày ý muốn, nhu cầu, nguyện vọng của mình (0.5đ).
+ Ngôn ngữ, giọng điệu, cách phát âm, dùng từ phải đảm bảo tính văn hoá (0.5đ).
+ Trang phục của giáo viên phải phù hợp (0.5đ).
+ Chủ thể giao tiếp biết kính trọng, khích lệ những ưu điểm của người khác, và biết kiềm chế khi cần thiết (0.5đ).
- Ví dụ về việc thực hiện nguyên tắc này: (1đ)
LT 2.4.4
Theo anh (chị) thế nào là có thiện chí trong giao tiếp? Trình bày những biểu hiện của nguyên tắc thiện chí trong giao tiếp. Lấy ví dụ về việc thực hiện nguyên tắc này.
Trả lời:
- Có thiện chí trong giao tiếp là: (1 đ) là luôn nghĩ tốt về đối tượng giao tiếp, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người mình giao tiếp, luôn tin tưởng ở đối tượng giao tiếp.
- Biểu hiện: (2 đ)
+ Công bằng khi cho điểm, nhận xét, đánh giá (0.5đ).
+ Khích lệ tinh thần của đối tượng giao tiếp. Trong quá trình dạy học, không bao giờ nghĩ học sinh của mình kém, đạo đức tồi, là học sinh cá biệt (0.5đ).
+ Tin tưởng ở con người (0.5đ).
+ Đặt lợi ích của học sinh lên trên hết. Trong giao tiếp, thầy giáo không vì quyền lợi của bản thân mà gây thiệt hại, xúc phạm đến danh dự, đến nhân cách học sinh (0.5đ).
- Ví dụ về việc thực hiện nguyên tắc này: (1đ)
LT 2.4. 5
Theo anh (chị) thế nào là đồng cảm trong giao tiếp? Trình bày những biểu hiện của nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp. Lấy ví dụ về việc thực hiện nguyên tắc này.
Trả lời:
- Đồng cảm trong giao tiếp nghĩa là (1đ): Chủ thể giao tiếp (giáo viên) biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp để trả lời câu hỏi: "Nếu mình ở vị trí các em mình sẽ ứng xử như thế nào?".
- Biểu hiện (1.5đ):
+ Có hành vi ứng xử phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của học sinh (0.5đ).
+ Xác định đúng không gian và thời gian giao tiếp, giáo viên không nên gây căng thẳng trong tâm trí học sinh. Sau mỗi lần tiếp xúc, nên tạo cho các em một niềm vui mới, một khát vọng muốn tiếp xúc với thầy cô (0.5đ).
+ Giải đáp được những vướng mắc trong học tập cũng như trong quan hệ với học sinh (0.5đ).
- Ví dụ về việc thực hiện nguyên tắc này: (1.5đ)
LT 2.4.6
Theo anh (chị) thế nào là phong cách giao tiếp sư phạm? Tại sao nói phong cách giao tiếp sư phạm gồm hai phần ổn định và linh hoạt?
Trả lời:
- Phong cách giao tiếp sư phạm là: (1đ)Phong cách giao tiếp sư phạm là toàn bộ hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng, hành động tương đối bền vững, ổn định của giáo viên trong quá trình tiếp xúc với học sinh, nhằm truyền đạt tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh.
- Phong cách giao tiếp ổn định vì: (1.5đ)
- Phong cách giao tiếp linh hoạt vì(1.5 đ)
LT 2.3.7
Theo anh (chị) thế nào là phong cách độc đoán? Nêu ưu và nhược điểm của phong cách độc đoán trong giao tiếp sư phạm.
Trả lời:
- Phong cách độc đoán (1đ):
+ Người giáo viên giám sát chặt chẽ hành vi của người học viên. (0.5đ)
+ Các quyết định được đề ra trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của người giáo viên, không quan tâm đến ý kiến của học viên. (0.5 đ)
- Ưu điểm (1đ):Cho phép giải quyết một cách nhanh chóng các nhiệm vụ đề ra.
- Nhược điểm (1đ):
+ Không phát huy được tính chủ thể và sự sáng tạo, kinh nghiệm của HS (0.5đ).
+Hình thành ở học sinh tâm lý “chống đối ngầm”, ngoan, lễ phép trước mặt thầy cô, thực hiện công việc một cách miễn cưỡng, không say mê, hứng thú hoặc chống đối ra mặt làm giảm hiệu quả dạy học và giáo dục (0.5đ).
LT 2.3. 8
Theo anh (chị) thế nào là phong cách tự do? Nêu ưu và nhược điểm của phong cách tự do trong giao tiếp sư phạm.
Trả lời:
- Phong cách tự do:(1đ)
+ Thái độ, hành vi, cử chỉ, điệu bộ ứng xử của giáo viên và học sinh dễ dàng thay đổi trong những tình huống giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. (0.5đ)
+ Phong cách này thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt, đôi khi xen lẫn sự khéo léo đối xử sư phạm, cũng có trường hợp biểu hiện như là giao tiếp tự nhiên. (0.5đ)
- Ưu điểm (1đ): Cho phép phát huy tối đa năng lực sáng tạo của người học.
- Nhược điểm (1đ):
+ Phong cách này dễ dẫn đến tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ trong lớp học do thiếu vắng sự chỉ dẫn của giáo viên. (0.5đ)
+ Giáo viên có khi không làm chủ được cảm xúc của mình.(0.5đ)
LT 2.3. 9
Theo anh (chị) thế nào là phong cách dân chủ? Nêu ưu và nhược điểm của phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm.
Trả lời:
- Phong cách dân chủ(1đ)
+ Thầy cô giáo luôn coi trọng những đặc điểm tâm lý cá nhân, vốn sống kinh nghiệm, trình độ nhận thức, nhu cầu, hứng thú và mức độ tích cực nhận thức của học sinh; chú ý lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của học sinh.(0.5đ)
+ Những đề nghị chính đáng của học sinh được giáo viên đáp ứng kịp thời bằng hành động hoặc giáo viên có lời giải thích rõ ràng.(0.5đ)
- Ưu điểm (1đ):
+ Cho phép khai thác sự sáng tạo, kiến thức, kinh nghiệm của học viên. (0.5đ)
+ Dễ dàng thiết lập quan hệ với học sinh. (0.5đ)
- Nhược điểm(1đ):
+ Quá trình dân chủ tốn kém nhiều thời gian (0.5đ).
+ Trong rất nhiều trường hợp, việc kéo dài bàn bạc mà không đi tới được quyết định trong khi thời gian giải quyết không cho phép kéo dài (0.5đ).
LT 2.4.10
Anh (chị) hãy trình bày các loại phong cách giao tiếp sư phạm. Hiện nay phong cách giao tiếp sư phạm nào chiếm ưu thế trong quá trình dạy học? Vì sao?
Trả lời:
- Trình bày các loại phong cách giao tiếp sư phạm: trình bày đủ 3 phong cách.(1đ)
- Giải thích được hiện nay phong cách giao tiếp sư phạm nào chiếm ưu thế trong quá trình dạy học (3đ)
LT 2.4.11
Theo anh (chị), ở giai đoạn mở đầu của quá trình giao tiếp người giáo viên cần chú ý những nội dung gì để đạt hiệu quả cao.
Trả lời:
Một số nội dung cần chú ý đối với người giáo viên ở giai đoạn mở đầu của quá trình giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp cao:
- Muốn giai đoạn này diễn ra tốt đẹp thông thường cần giới thiệu vài nét về thầy cô để làm quen với các em, sau đó mới đến nội dung chính.(0,75đ)
- Thầy cô nên nói rõ ràng, mạch lạc.(0.75đ)
- Nếu giới thiệu môn học mới, chương trình mới giáo viên cần định hướng rõ với học sinh môn học có tổng số bao nhiêu tiết, mỗi tuần học bao nhiêu tiết, có mấy lần kiểm tra, thi vào thời gian nào.(0.75đ)
- Nếu là giáo viên chủ nhiệm nội dung giao tiếp lần đầu phức tạp hơn(giới thiệu bản thân, làm quen với lớp, tìm hiểu tình hình học tập của lớp,…) (0.75đ)
LT 2.4.12
Theo anh (chị), ở giai đoạn diễn biến của quá trình giao tiếp người giáo viên cần chú ý những nội dung gì để đạt hiệu quả cao.
Trả lời:
Một số nội dung cần chú ý đối với người giáo viên ở giai đoạn diễn biến của quá trình giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp cao:
- Giọng nói của giáo viên cần được thay đổi lúc trầm, lúc bổng, tránh đơn điệu (gây buồn ngủ, chóng chán…) kèm theo là cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, tư thế sao cho phù hợp.(0.48đ)
- Lời giảng cần súc tích, nhiều thông tin…kích thích được sự hứng thú học tập của các em.(0.42đ)
- Việc lên lớp và kết thúc tiết giảng cần đúng giờ (theo trống, kẻng, chuông).
- Các bước lên lớp ở mỗi loại tiết học nên theo một trình tự khoa học nghiệp vụ sư phạm.(0.42đ)
- Những thắc mắc của học sinh liên quan đến bài giảng cần được giải đáp rõ ràng, dễ hiểu.(0.42đ)
- Khi giảng bài cần nhấn mạnh nội dung trọng tâm, trình bày một cách có hệ thống để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu.(0.42đ)
- Trong giờ cần tạo ra một bầu không khí hiểu biết lẫn nhau, học sinh tin tưởng vào những tri thức thầy cô cung cấp.(0.42đ)
LT 2.4.13
Theo anh (chị), ở giai đoạn kết thúc của quá trình giao tiếp người giáo viên cần chú ý những nội dung gì để đạt hiệu quả cao.
Trả lời:
Một số nội dung cần chú ý đối với người giáo viên ở giai đoạn kết thúc của quá trình giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp cao:
- Mỗi thầy cô có những tín hiệu riêng để kết thúc bài giảng hay buổi giao tiếp.(0.75đ)
- Kết thúc quá trình giao tiếp sư phạm nên hẹn gặp tiếp theo.(0.75đ)
- Không nên tạo ra sự hụt hẫng đột ngột khi nội dung bài giảng còn dở dang hoặc dừng giảng bài khi mục đích yêu cầu giao tiếp chưa đạt được.(0.75đ)
- Khi dừng giao tiếp giáo viên nên để lại sự lưu luyến ở các em học sinh vì sự mẫu mực về nhân cách, về chiều sâu năng lực chuyên môn và vì bản lĩnh trí tuệ, tạo cho các em tâm thế giờ tiếp theo hoặc nêu vấn đề về nhà suy nghĩ, khơi dậy hứng thú học tập ở các em.(0.75đ)
BT 2. Bài tập
BT 2.3.14
Anh (chị) hãy trình bày và phân tích một tình huống giao tiếp sư phạm trong đó giáo viên đã vi phạm các nguyên tắc giao tiếp sư phạm đã học. Nếu là anh (chị), anh (chị) sẽ ứng xử thế nào?
Trả lời:
- Tình huống chứa đầy đủ nội dung yêu cầu: 1.5 đ.
- Phân tích tình huống (0.5 đ).
- Xử lý tình huống (1 đ).
BT 2.3.15
Anh (chị) hãy phân tích phong cách của một người giáo viên mà anh (chị) có ấn tượng sâu sắc nhất.
Trả lời:
- Nội dung đầy đủ, rõ ràng, chính xác (1.5 đ).
- Phân tích được giáo viên đó sử dụng phong cách giao tiếp sư phạm nào(1.5 đ).
BT 2.3.16
Anh (chị) hãy trình bày và phân tích một tình huống giao tiếp sư phạm mà anh (chị) biết có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của các giai đoạn trong quá trình giao tiếp sư phạm.
Trả lời:
- Tình huống đầy đủ, rõ ràng, chính xác (1.5 đ).
- Phân tích tình huống(1.5 đ).
CHƯƠNG 3
LT 3. Câu hỏi lý thuyết
LT 3.3. 1
Anh (chị) hãy nêu những điểm cần lưu ý khi nhận biết đối tượng ứng xử trong quy trình ứng xử sư phạm.
Trả lời:
Một số điểm cần lưu ý khi nhận biết đối tượng ứng xử trong quy trình ứng xử sư phạm:
- Giáo viên cần làm một số công việc sau: Tên tuổi, lớp học, thầy, cô giáo chủ nhiệm, nhóm hoạt động và một đối tượng trong nhóm, địa điểm gia đình sinh sống và sơ bộ về nghề nghiệp của cha mẹ, một vài nét về năng lực học tập, hoàn cảnh sống của gia đình (1 đ).
- Giáo viên cần tạo ra những ấn tượng tốt, dễ chịu, gần gũi khi mới gặp nhau, điều đó góp phần mở ra một hành lang giao tiếp ở những giai đoạn sau. Vậy, thời gian nhận biết đối tượng cũng là thời gian để chủ thể ứng xử tự bộc lộ mình, tự giới thiệu về mình trước đối tượng (1 đ).
- Giáo viên nên thăm dò sơ bộ một số nét về sở thích, thói quen cá tính từ đó chủ thể ứng xử có thể đánh giá tổng quan về đối tượng, kết hợp với hoàn cảnh không gian và thời gian cho phép, nội dung ứng xử để lựa chọn phương án ứng xử (1đ).
LT 3.3. 2
Anh (chị) hãy nêu những điểm cần lưu ý khi quyết định sử dụng phương án dự kiến để xử lí trong quy trình ứng xử sư phạm.
Trả lời:
Một số điểm cần lưu ý khi quyết định sử dụng phương án dự kiến để xử lí trong quy trình ứng xử sư phạm:
- Giáo viên chú ý luôn luôn phải giữ được vị trí chủ đạo của mình thông qua ngôn ngữ giao tiếp (mềm mỏng nhưng dứt khoát, rõ ràng nhưng xúc tích, vui vẻ nhưng không đùa cợt, đồng thời giúp đối tượng ứng xử bình tĩnh chủ động tiếp thu hoặc cùng bàn bạc giải quyết tình huống (0.75đ).
- Giáo viên cần khuyến khích, động viên , trao thêm nhiệm vụ và trách nhiệm cho đối tượng nếu hoạt động ứng xử đạt tới kết quả mong muốn, đáp ứng được mục đích giáo dục và thỏa mãn nhu cầu của đối tượng ứng xử.(0.75đ)
- Ngược lại, nếu chưa đạt tới kết quả thì Giáo viên hết sức bình tĩnh, cân nhắc về mặt thời gian để tránh tình trạng đẩy đối tượng tới mức căng thẳng hoặc nhàm chán trước cách xử lý của chủ thể để rồi cùng thống nhất với đối tượng ứng xử về một không gian, thời gian phù hợp cho một cuộc gặp lại tiếp theo. (0.75đ)
- Trong khi giải quyết tình huống sư phạm giáo viên nên tránh: nóng vội, hiếu thắng (đặc biệt những giáo viên trẻ, hoặc giáo viên có cá tính mạnh); trông chờ vào tập thể, trì hoãn các cuộc tiếp xúc tay đôi, ít đầu tư suy nghĩ tìm kiếm những kinh nghiệm trong thực tiễn giáo dục (0.75đ)
LT 3.3.3
Anh (chị) hãy nêu những điểm cần lưu ý ở bước cuối trong quy trình ứng xử sư phạm.
Trả lời:
Một số điểm cần lưu ý ở bước cuối trong quy trình ứng xử sư phạm:
- Giáo viên cần đánh giá cái được và cái chưa được qua mỗi ứng xử sư phạm để từ đó đặt ra cho mình những gì cần bổ sung và hoàn thiện, những gì cần gìn giữ và phát huy (1đ).
- Giáo viên cần phải đến với học sinh không chỉ những lúc các em có được nhân cách đúng đắn mà kể cả những lúc nhân cách của họ có sự đột biến, tha hóa để nâng đỡ họ.(1đ)
- Sự vấp ngã trong công tác giáo dục là không tránh khỏi nhưng vấp để rồi mà tránh, mà tìm ra con đường bằng phẳng hơn nhằm đạt tới đích luôn luôn là niềm vui trong nghề nghiệp của người giáo viên.(1đ)
LT 3.3. 4
Tại sao nói sự thiếu kinh nghiệm giáo dục là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong ứng xử sư phạm?
Trả lời:
Sự thiếu kinh nghiệm giáo dục là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong ứng xử sư phạm vì:
- Thực tế va chạm trong công tác giáo dục là những bài học rất phong phú và sinh động để nhận biết đối tượng giáo dục. vì:(1đ)
+ Tâm tính học sinh mỗi em mỗi khác, điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của mỗi em trong những hoàn cảnh riêng biệt của gia đình, của địa phương không giống nhau.(0.5đ)
+ Để hiểu được đối tượng giáo dục của mình, người giáo viên phải thông qua các mối quan hệ nhiều chiều, trực tiếp hoặc gián tiếp, biết nhận xét các mối quan hệ của các em với bè bạn, với người lớn tuổi, cách ăn nói, đi đứng và sự đánh giá của tập thể đối với học sinh đó, để thấy được mình sẽ thực hiện các tình huống sư phạm như thế nào trong mỗi lần ứng xử (0.5đ).
- Vì ít kinh nghiệm giáo dục, không ít giáo viên khi xử lý tình huống thường đặt đối tượng vào vị trí của mình, đòi hỏi quá nhiều hoặc chỉ nhượng bộ cho êm ả.(1đ)
- Những giáo viên thiếu kinh nghiệm ứng xử thường không xuất phát từ một ngụ ý lấn át hoặc bình dân mà chủ yếu là lúng túng trước mỗi tình huống bất chợt chưa quen biết, chưa tìm ra được lối thoát trong cách cư xử thỏa mãn nhu cầu của đối tượng. (1đ).
LT 3.3. 5
Tại sao nói sự lạm dụng uy quyền của chủ thể ứng xử là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong ứng xử sư phạm?
Trả lời:
Sự lạm dụng uy quyền của chủ thể ứng xử là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong ứng xử sư phạm vì:
- Uy quyền của giáo viên là cơ sở vững chắc tạo cho họ có được vị trí chủ đạo. Uy quyền của giáo viên do nhiều yếu tố tạo nên như quy định, nề nếp học đường, truyền thống đạo đức xã hội.v.v... nhưng điều chủ yếu lại chính do mối quan hệ thầy trò và nhân cách của giáo viên (1đ).
- Uy quyền của người giáo viên bắt nguồn từ sự thái quá, bất chấp những đặc điểm tâm lý của đối tượng ứng xử, không nhận ra hoặc lãng quên những gì mình có sẽ dẫn tới nguy cơ thất bại trong ứng xử.(1đ)
- Lạm dụng uy quyền của người giáo viên trong ứng xử sư phạm dẫn tới những biểu hiện trong hành vi thiếu chuẩn mực ứng xử của họ đối với học sinh như quát nạt, sừng sộ, không kiềm chế được tình cảm xúc làm cho tình huống ứng xử thêm gay cấn. (1đ).
LT 3.3. 6
Tại sao nói tính mặc cảm của học sinh và định kiến của giáo viên là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong ứng xử sư phạm?
Trả lời:
Tính mặc cảm của học sinh và định kiến của học sinh là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong ứng xử sư phạm vì:
- Tính mặc cảm của học sinh:(1.5đ)
+ Thường thấy ở bộ phận những học sinh chậm tiến.(0.5đ)
+ Trước một tình huống do họ gây ra, thái độ và hành vi ứng xử của họ thường mang tính thụ động, họ chờ đợi cơn giận dữ của giáo viên trút lên đầu họ nhiều hơn là sự khuyên nhủ và thuyết phục.(0.5đ)
+ Trong suy nghĩ của số học sinh này luôn có sự mặc cảm với chính mình (đúng hay sai thì phần thua thiệt vẫn là mình) từ đó dẫn tới phản ứng của họ bằng việc im lặng hoặc cố gắng lẩn tránh trước câu hỏi của giáo viên, cần mau chóng thoát được sự truy cứu trách nhiệm của giáo viên hoặc sự chú ý của tập thể. Có những học sinh hỗn láo, biểu hiện những hành vi vô giáo dục với thầy cô và tập thể, chỉ vì họ cho rằng đằng nào thì cũng bị trì triết và phê bình, rằng muốn đi tới đâu cũng được (0.5đ).
- Định kiến của giáo viên:(1.5đ)
+ Trong ứng xử, những học sinh kém cỏi thường ít được giáo viên tạo ra cơ hội để họ trình bày có ngọn ngành những gì đã xảy ra, hoặc lắng nghe những gì họ muốn.(0.3đ)
+ Trong nhiều trường hợp một số học sinh đã xuất phát từ động cơ đúng đắn, nhưng thiếu suy nghĩ chín chắn dẫn tới những hành vi sai nhưng với định kiến về sự hư đốn của học sinh đó, giáo viên thường không giữ được bình tĩnh, quy chụp một cách vội vàng, phê bình nhiều hơn là phân tích đúng sai. Do phải lặp đi lặp lại sự trừng phạt trong ứng xử, học sinh dần tạo lập được cho mình con đường thụ động: trơ ỳ, phá quấy, hoặc liều lĩnh. (0.3đ)
+ Dưới cách nhìn định kiến, hầu như mọi hành vi của những học sinh kém đều bị quy tụ về chiều hướng tiêu cực, còn những học sinh ngoan thì ngược lại. Điều này dẫn tới sự bất ổn trong ứng xử với học sinh.(0.3đ)
+ Từ định kiến trong suy nghĩ dẫn tới định kiến trong cách xử sự, các tình huống không được giáo viên xem xét kỹ càng, những liệu pháp rắn trong ứng xử thường được áp dụng, những nhân tố tích cực trong tình huống dễ bị bỏ qua.(0.3đ)
+ Tính bất biến trong quan niệm về sự phát triển nhân cách của học sinh là một sai lầm trong giáo dục, hiệu quả của nó đem lại là sự mất mát niềm tin trong học sinh đối với lẽ phải, đối với bè bạn, tập thể và giáo viên (0.3đ).
LT 3.3. 7
Tại sao nói sự thiếu hợp tác của tập thể lớp là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong ứng xử sư phạm?
Trả lời:
Sự thiếu hợp tác của tập thể lớp là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong ứng xử sư phạm vì:
- Một tập thể yếu cũng có nghĩa là mất đi khả năng chế ngự những hiện tượng tiêu cực của học sinh. Một tập thể yếu luôn tồn tại trong nó những cán bộ lớp non kém, ít có sự đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, luôn tìm cách bao che khuyết điểm cho nhau. Với những yếu điểm này, uy tín của tập thể không cộng hưởng với uy quyền của giáo viên trong ứng xử sư phạm. (1đ).
- Hiện tượng đơn độc trong ứng xử sư phạm của giáo viên đối với nhiều tình huống tạo ra những khó khăn về nắm bắt tình hình đối tượng, ứng xử một cách toàn diện và sâu sắc. Giáo viên không có được môi trường tốt để răn đe, thuyết phục những học sinh hay quậy phá trong tập thể (1đ).
- Trong ứng xử sư phạm, không có gì thuận lợi bằng khi xử lý tình huống, người giáo viên có được sự giúp đỡ và ủng hộ của tập thể lớp học, đoàn thanh niên cộng sản và những nhóm bè bạn của đối tượng ứng xử. Những tập thể này ngoài tác dụng như là chỗ dựa cho chủ thể ứng xử, họ còn là những véc tơ giáo dục thuận chiều, cùng hướng tới mục đích hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân trong tập thể (1đ).
BT 3. Bài tập
BT 3.3.8
Anh (chị) hãy trình bày và phân tích một tình huống giao tiếp sư phạm mà anh (chị) biết có đầy đủ các bước trong quy trình ứng xử sư phạm.
Trả lời:
- Tình huống đầy đủ các bước trong quy trình ứng xử sư phạm (1.5đ).
- Phân tích tình huống (1.5đ).
BT 3.3. 9
Cho tình huống sau:
Lần đầu tiên lên bục giảng, cô Thanh muốn thể hiện sự tự tin và làm chủ giáo án của mình nên cô đã di chuyển liên tục trong khi giảng.
Một học sinh đã đứng lên nói :
- Thưa cô, em không sao ghi được bài vì cô đi lại làm em chóng hết mặt.
Câu hỏi: Nếu là cô Thanh, anh (chị) sẽ ứng xử thế nào? Tại sao ?
Trả lời:
LT B.3.10
Cho tình huống sau:
Cô Lan là giáo viên chủ nhiệm lớp CT03. Một hôm, cô cùng một số em học sinh đến thăm nhà một em thường xuyên nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Vừa đến đầu sân thì cô nghe thấy tiếng phụ huynh nói vọng từ trong nhà ra: "Thầy cô nào dạy mày mà mày dốt thế".
Câu hỏi: Nếu là cô Lan, anh (chị) sẽ ứng xử thế nào?Tại sao?
Trả lời:
BT 3.3.11
Cho tình huống sau:
Một hôm, cô Liên tình cờ nghe được câu chuyện của hai học sinh với nhau.
- Thầy Khuê dạy bạn hiểu gì không? - Một học sinh nói.
- Không. Không hiểu tại sao thầy dạy dở như thế mà nhà trường cũng cho thầy đứng lớp.
Thầy Khuê ở đây lại cùng tổ bộ môn với cô Liên.
Câu hỏi: Nếu là cô Liên, anh (chị) sẽ ứng xử thế nào? Tại sao?
Trả lời:
BT 3.3.12
Cho tình huống sau:
Một hôm cô Bích bị ốm, thầy Vinh đã dạy thay một buổi. Trước khi kết thúc bài giảng thầy hỏi cả lớp:
- Tôi dạy thế các em có tiếp thu được bài không?
- Dạ hay lắm ạ! - Cả lớp đồng thanh đáp.
- Hơn cô Bích là cái chắc - Có một học sinh nói theo.
Câu hỏi: Nếu là thầy Vinh, anh (chị) sẽ ứng xử thế nào? Tại sao?
Trả lời:
BT 3.3.13
Cho tình huống sau:
Thầy Hà là giáo viên trẻ mới ra trường. Một hôm, học sinh đã dán bã kẹo cao su lên ghế của thầy và đã làm dính vào quần của thầy nhưng thầy không biết. Khi giảng bài, mỗi lần thầy viết bảng, học sinh lại cười khúc khích. Đến lúc đó thầy phát hiện ra quần mình dính kẹo cao su.
Câu hỏi: Nếu là thầy Hà, anh (chị) sẽ ứng xử thế nào? Tại sao?
Trả lời (gợi ý):
BT 3.3.14
Cho tình huống sau:
Giờ Hóa, khi cô Lan đang say sưa giảng bài thì dưới lớp Nam vừa cười vừa nói và trêu các bạn bàn dưới. Một lúc sau, Nam lại nằm dài trên ghế ngủ. Cô đánh thức Nam dậy.
Nam: Thưa cô…
Cô Lan ngắt lời: Đừng để tôi nhắc lại lần thứ hai.
Cả lớp ngơ ngác. Tiết học trôi qua một cách nặng nề. Hết giờ học cô phê vào sổ đầu bài: " Nam ngủ trong lớp".
Câu hỏi: 1. Anh (chị) hãy đánh giá về cách ứng xử của cô Lan.
2. Nếu là cô Lan, anh (chị) sẽ ứng xử thế nào?Tại sao?
Trả lời (gợi ý):
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro