2.XDNNPQ
Câu 2: Vì sao xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nc ta hiện nay phai đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật? phân tích mục tiêu, quan điểm xây dựng và hoàn thiện hệ thống PL nc ta trong thời gian tới?
Bài làm:
Khái niệm:
Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước XHCN thực sự của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân; bảo đảm tính tối cao của HP, quản lý XH theo pháp luật nhằm phục vụ lợi ích và hạnh phúc của nhân dân, do Đảng tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhân dân và sự giám sát của nhân dân.
Đặc trưng nhà nước PQ XHCN VN
- Đó là nhà nc thực sự của dân, do dân & vì dân, bảo đảm tất cả các quyền lực nhà nc thuộc về nhân dân.
- Đó là nhà nước tổ chức , hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà nc là thống nhất, nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nc trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nc về mặt lập pháp, hành pháp & tư pháp
- Đó là nhà nc được tổ chức, hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật. đảm bảo tính tối cao của hiến pháp và luật trong đời sống xã hội.
- Đó là nhà nc tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con ng, tất cả vì hạnh phúc của con ng. bảo đảm trách nhiệm giữa nhà nc và công dân, thực hành dân chủ gắn với tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
- Đó là nhà nc do đảng cộng sản việt nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, su giám sát và phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam và các tổ chức thành viên của mặt trận.
- Đó là nhà nc thực hiện đường lối hòa bình, hữu nghị với nhân dân các dân tộc và các nhà nc trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau và cùng có lợi, đồng thời tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.
ð Để xây dựng được nhà nươc ấy, nhà nước ta hiện nay phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của một nhà nước Pháp quyền. Trong đó, có được 1 hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện vững chắc, người dân ở đó sống và làm việc theo pháp luật là 1 yêu cầu được đặt lên trên hết, và cần thiết nhất đối với mỗi quốc gia.
Đối với VN, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nc ta hiện nay phai đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật bởi lẽ:
- Yêu cầu khách quan, cấp bách của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật xuất phát từ chính yêu cầu của việc xây dựng Nhà nc pháp quyền XHCN VN của dân, do dân, vì dân -> thưc hiện yêu cầu quản lí xã hội bằng pháp luật
- Pháp luật là công cụ cơ bản để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, chủ thể trong xã hội, nhằm đưa xã hội về một trật tự, khuôn khổ nhất định, đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước và xã hội. do đó trong tiến trình xây dựng NN pháp quyền, nhiệm vụ xây dựng, củng cố, hoàn thiện hệ thống pháp luật là yêu cầu tất yếu đối với mỗi nhà nước trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền.
- Con đường đi lên Nhà nước XHCN còn dài, gian khó, và nhiều chông gai, thực tế cho thấy chưa có 1 mẫu hình ở quốc gia nào làm khuôn mẫu cho chúng ta xây dựng CNXH, bên cạnh đó trước những yếu tố phức tạp, đan xen của Quản lý xã hội, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có hành lang pháp lý để tránh sự chệch hướng XHCN, rối loạn trật tự kỷ cương xã hội.
- Xuất phát từ thực trạng và xuất phát điểm của đất nước, là một nước nông nghiệp lạc hậu, các quy phạm pháp luật còn lẻ tẻ, manh mún, ý thức pháp luật nghèo nàn, tiểu nông. Do đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thì nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật cần phải được chú trọng và triển khai đầy đủ.
- Từ thực trạng thực thi hệ thống pháp luật nước ta, sự chồng chéo, phủ định lẫn nhau giữa các văn bản quy phạm pháp luật; sự tha hóa của một bộ phận cán bộ công chức, cố tình thực thi sai các quy định của pháp luật, và sự thờ ơ, coi thường sức mạnh của pháp luật của một bộ phận người dân trong xã hội đòi hỏi cần phải có sự điểu chỉnh và hoàn thiện pháp luật, xây dựng hệ thống pháp luật với các chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa nhà nước và công dân, trách nhiệm thực thi của nhà nước, nhằm xây dựng một trật tự xã hội kỷ cương, văn minh, pháp chế.
- Trình độ phát triển của xã hội, trình độ dân trí còn thấp, do vậy một mặt phải xây dựng hệ thống pháp luật hành lang đủ mạnh làm tiền để vực dậy và phát triển, ổn định nền kinh tế; một mặt phải đơn giản hóa, chuẩn hóa các quy phạm pháp luật để dễ dàng đi vào đời sống nhân dân; làm cho họ hiểu và thực hiện pháp luật một cách hiệu quả.
- Trước xu thế vận động và phát triển của thế giới, xu hướng hội nhập quốc tế háo, đa phương hóa. Việt Nam cần phải xây dựng các thể chế pháp lý phù hợp với xu hướng của thế giới. Do đó nhiệm vụ hoàn thiện thể chế pháp lý, hội nhập quốc tế, phù hợp với thông lệ, quy định, pháp luật quốc tế phải được quan tâm. Nhằm nâng cao chất lượng quy phạm pháp luật VN trên trường quốc tế.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật phải quán triệt những quan điểm có tính nguyên tắc là đảm bảo sự phù hợp vơí thực tế khách quan trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. đảm bảo tính dân chủ, pháp chế, khoa học trong xây dựng pháp luật. đồng thời phải đảm bảo sự tương thích giữa luật pháp quốc gia với luật pháp quốc tế mà nhà nc ta đã tham gia kí kết or gia nhập. trong điều kiện đảng cẩm quyền phải đảm bảo tăng cường sự lãnh đao của đảng đối với hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật.
A. Phân tích:
Mục tiêu của hoạt động xây dựng pháp luật trong thời gian tới là phấn đấu đến năm 2020 xây dựng được hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thi, đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, có tính ổn định, tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội đều được điều chỉnh trực tiếp bằng các bộ luật và luật pháp nhằm phát huy vai trò của pháp luật trong phát tiển nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa, đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước.
Căn cứ vào mục tiêu và những định hướng trên, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời gian tới cần tập trung và những nội dung cơ bản sau:
- Lĩnh vực kinh tế: cần tập trung hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư nước ngoài tại việt nam, pháp luật về sở hữu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tài chính công, pháp luật thuế, pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi tr, pháp luật về thị trường vốn, thị trường lao động và bất động sản.
- Lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học – công nghệ: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực giáo dục & đào tạo nhằm tạo ra cơ sở pháp lí cho việc cải cách một cách căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc gia phù hợp với thời kì CNH – HĐH đất nc. Hoàn thiệ pháp luật về khoa học & công nghệ nhằm thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ phát triển, khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu với ứng dụng
- Lĩnh vực xã hội: coi trong hòa thiện pháp luật về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, hoàn thiện pháp luật về dân tộc và tôn giáo: hoàn thiện pháp luật về báo chí và xuất bản, quan tâm việc xây dựng và ban hàng các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo thực hiện các chính sách công bằng xã hội, về xóa đói giảm nghèo, về bảo vệ người tiêu dùng. Giúp đỡ và tư vấn pháp luật
- Lĩnh vực an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội: cần coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ biên giới, pháp luật trong viêc đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, rà soát và pháp điển hóa pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
- Lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ chưc và hoạt động của bộ máy nhà nước bao gồm pháp luật về tổ chức quốc hội, luật tổ chức toàn án nhân dân, luật tổ chức HĐND và ủy ban nhân dân cao cấp.
ð Cùng với việc đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong một nhà nước pháp quyền,, điều quan trọng hơn là đảm bảo cho các quy định của pháp luật phải được thi hành trên thực tế. muốn vậy phải đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật mà trước hết là công tác phổ biến, tuyên truyền, giao dục, giai thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật. mở rộng các hoạt động dịch vụ và tư vấn pháp lí trong xã hội. chấn chỉnh các tổ chức và hoạt động của luật sư, công chứng, giám định, hộ tịch, thi hành án. Đương nhiên việc đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp bảo đảm cho các cơ quan này thực hiện đúng chức năng luật định có ý nghĩa quan trọng va quyết định trong tổ chức thực hiện pháp luật.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro