2 Quy luat quan trong va tu gioi han
Hai quy luật quan trọng.
by Napoleon Hill
Có hai quy luật quan trong mà bạn nên quen thuộc với. Một là quy luật đền bù và một quy luật nữa là luật tăng cường kết quả ( increasing returns ) . Con người phụ thuộc vào sự hoạt động của hai quy luật này trong cuộc sống. Nếu mà người nông dân không thực hiện quy luật này thì họ không thể sản suất ra thực phẩm. Chúng ta hãy xem người nông dân phải quan sát quy luật này và cộng thêm với nguyên tắc làm thêm ( going the extra mile ) cho dù anh ta có nhận ra hay không.
Người nông dẫn phải dọn sạch cỏ . Anh ta phải trồng , tưới bón khi cần thiết. Sau đó anh phải đặt hạt giống vào trong đất . Anh ta phải trộn sự thông minh với sức lao động của anh ta, quan sát mùa màng cẩn thận ....
Với những bước đó hoàn thành , anh ta có hoàn tất cái mà anh ta làm . Vào thời điểm đó anh không được trả công cho công sức của mình. Một cách khác anh ta làm nhiều hơn cái mà anh ta được trả . Bây giờ anh ta phải chờ đợi để cho hạt giống nảy mầm , cho thời gian trôi qua và sự phát triển của hạt giống và một mùa màng được hình thành.
Nếu người nông dân thực hiện công việc của anh ta một cách thông minh , tự nhiên sẽ thưởng cho anh ta qua quy luật đền bù , tự nhiên sẽ không có phép đạt một điều gì đó mà không phải làm gì hoặc bất cư một hình thức lao động nào mà không có phần thưởng . Quy luật này đảm bảo những hạt giống sẽ được sinh ra tiếp . Nhưng chỉ có sự sinh sản ra hạt giống thì không có gì đạt được trong quá trình này và không có thức ăn được tạo ra cho con người
Phải có thêm một quy luật nữa hoạt động đồng thời. Đó là quy luật của sự gia tăng và đó là sự tăng cường về số lượng được tạo ra trên số lượng được trồng. Tự nhiên sẽ cho lại người nông dân hạt giống anh ta trồng trong đất cộng với số lượng nhiều hạt giống nữa. Đó là phần thưởng dành cho người nông dân vì anh ta đã làm nhiều hơn cái mà anh ta được trả tạm thời. Quy luật không thay đổi này trao cho những người có những nỗ lực thông minh , một niềm tin , một sự làm việc phóng khoáng mà không quan tâm tới sự đền bù tức thời.
Và bây h bạn có thể hiểu được nguyên lý về sự phục vụ nhiều hơn và tốt hơn những gì mà mình được nhận tạm thời không phải là quy luật của con người tạo ra. Tất nhiên bạn nghĩ rằng những ví dụ này là rất đơn giản. Những quy luật này thật đơn giản và hiệu quả coi thường nó. Bởi vì nguyên nhân của quy luật này là rất sâu xa và toàn bộ vũ trụ đều được duy trì theo phương pháp đó qua thời gian và không gian.
Tự nhiên có những quy luật đã được định hình sẵn và những nguyên tắc đó nếu được áp dụng thì chúng ta sẽ thành công. Chúng ta không nhất thiết cần hiều hết nghĩa rộng và mục đích của các quy luật này . Tất cả chúng ta cần làm là quan sát sự tồn tại của nó và thích nghi hành động của chúng ta theo những quy luật này .
Tự giới hạn
Một người có cuộc sống no đủ nhưng suốt ngày chẳng có việc gì để làm, cũng chẳng biết làm việc gì sẽ không bao giờ cảm nhận được giá trị của bản thân mình. Ngược lại ai đó gắn mọi hoạt động của mình với lý tưởng hoài bảo lớn lao trong tương lai, tự xác định được chỗ đứng và cống hiến của mình cho cuộc đời thì sẽ cảm nhận được ý nghĩa và giá trị của cuộc sống, không bao giờ cảm thấy nhàm chán vô vị cả. Muốn nên người thì điều cốt yếu nhất là biết vượt qua chính mình.
Một nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm, đem một con bọ chó, lúc bình thường có khả năng nhảy cao đến 30cm, thả vào một chiếc cốc thủy tinh trong suốt. Chiều cao của chiếc cốc này chỉ có 15 cm tức chỉ bằng một nửa khả năng nhảy cao của con bọ chó thôi.
Lúc đầu con bọ chó dùng hết sức bình sinh để nhảy nhưng đầu nó va vào nắp của cốc thủy tinh. Sau vài lần như thế, nó chỉ dùng nửa sức mạnh để nhảy, nhằm tránh không để đầu va vào nắp cốc thủy tinh.
Một thời gian sau, nhà khoa học bỏ hẳn nắp cốc ra, nhẽ ra con bọ chó có thể nhảy hết sức để thoạt ra ngoài, nhưng thực tế nó vận chỉ nhảy ngang tầm miệng cốc thôi. Kết thúc rút ra là nó đã thích nghi với môi trường hoàn cảnh đó rồi, nói cách khác thói quen đã ràng buộc nó không cho nó phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình. Con người cũng vậy, nếu sống lâu trong môi trường hạn chế thì tài năng dần dần bị thoái hóa, thui chột đi.
Trong rất nhiều trường hợp, con người hoàn toàn có thể phá tung hạn chế của môi trường bên ngoài để phát triển.
Người thợ nguội Hans Ghimo ở thành phố Frankfurt nước Đức ngay từ nhỏ đã mê âm nhạc. Nhưng nhà nghèo không thể mua nổi một chiếc đàn Piano vì giá cao. Cậu tự mình dùng bìa cúng để mô phỏng phím đàn đen trắng, rồi miệt mài luyện tập bản "Giao hưởng vận mệnh" của Beethoven, cậu đánh nhiều đến mức đầu 10 ngón tay đều thành chai. Cuối cùng cậu cũng mua được cây đàn Piano cổ lỗ sĩ bằng tiền nhuận bút sáng tác của mình. Có được cây Piano, Ghimo tưởng như mình được chắp thêm đôi cánh, càng hăng say rèn luyện hơn, để rồi nhanh chóng trở thành một trong những nhạc sỹ sáng tác chủ chốt ở công ty điện ảnh Hollywood.
Khi sáng tác nhạc Ghimo say mê đến mức quên cả cuộc hẹn với người tình, vì thế nhiều cô gái đã mỉa mai gọi ông là chàng si mê âm nhạc, kẻ mắc bệnh tâm thần.... Sau khi cưới, ông giúp vợ nấu cơm, thường nấu thành cháy đen.
Một hôm ông ra tay nấu món mì xào thịt bò California, kết quả nấu thành món cháo lỏng, may được vợ rất thông cảm, không oán trách, nhưng phạt ông bằng cách bắt phải ăn hề, nếu không sẽ ly hôn.
Khi Ghimo đi trên đường hay ngồi tàu điện ngầm, đều không quên cầm cuốn số để ghi lại nhưng nét nhạc vụt hiện ra trong cảm hứng, sau đó sẽ sử dụng để sáng tác các bản nhạc hoàn chỉnh. Nhiều đêm đang ngủ bông có một giai điệu chợt đến liền bò dậy soi đèn pin để sáng tác.
Thiên tài trước hệt xuất phát từ hứng thú đam mê, có say mê thì mới đạt đến đỉnh cao trong lĩnh vực đó. Trong lễ trao giải thưởng Oscar lần thứ 67, Ghimo được vinh dự nhận giải Oscar về nhạc chủ đề hay nhất trong bộ phim hoạt hình "Vua sư tử" nổi tiếng thế giới. Thật tình cờ, hôm đó vừa đúng ngày sinh nhật lần thứ 37 của ông.
Bất kỳ sự phát triển của sử vật nào cũng bị hạn chế bởi môi trường hoàn cảnh, mặt khác bị hạn chế bởi ý thức chủ quan. Muốn vươn tới thành công, thì phải phá vỡ mọi sự hạn chế bên ngoài và bên trong. Mới nếm mùi thất bại đã ngã lòng hoặc tự trói buộc mình thì không thể thành công.
Trong cuộc sống đua chen trên đường đời, chiến thắng bản thân, tự vượt qua chính mình còn khó khăn hơn chiến thắng người khác. Thực tế chứng minh rằng người thành công không những dám đối mặt với thất bại mà còn phải từ trong thất bại tạo ra phản ứng tích cực, để xoay chuyển tình thế khó khăn thành thuận lợi. Không nhưng không sợ thất bại mà còn biến thất bại thành bài học và sức mạnh giúp mình giành chiến thắng.
Một vị giáo sư tâm lý học chỉ ra rằng: Điều gây hại cho chúng ta không phải là những chuyện phát sinh ở bản thân mình, mà là do cách phản ứng của mình đối với những chuyện xảy ra đó. Một số chuyện chỉ tác động tổn hại đến cơ sở xác thịt và kinh tế mà không phản ứng với phẩm cách của con người. Ngược lại, là một trường rèn luyện phẩm cách giúp ta trở thành con người cứng rắn kiên nghị hơn, đủ sức ứng phó với những khó khăn ách tắc sau này. Hoàn cảnh và sự từng trải của người này cũng là tấm gương giáo dục khích lệ người khác.
Chúng ta được chứng kiến nhiều con người, trong hoàn cảnh cực kỳ gay go khốc liệt vẫn giữ vững tinh thần. Ví dụ, mắc bệnh hiểm nghèo, cơ thể bại liệt tàn phế nhưng vẫn vui vẻ lạc quan và không ngừng phấn đấu vươn lên trên con đường sự nghiệp, đóng góp to lớn cho xã hội để lại ấn tượng sâu đậm và lòng kính trọng không phai mờ trong lòng mọi người, đó là những tấm gương lớn biết tự chiến thắng bản thân, vượt qua chính mình, phá vỡ sự ràng buộc của hoàn cảnh. Những cốt cách cao đẹp của họ mãi mãi tô đẹp cuộc đời và động viên khích lệ những kẻ đang sống sung sướng an nhàn nhưng vô vị.
Không phải mọi điều bất hạnh đều trở thành tai họa. Có người coi cảnh ngộ éo le là dịp may để mình rèn luyện, học hỏi, mặt khác động viên tinh thần phấn đấu của con người. Kirio là một nô lệ ở Hy lạp nhưng nhờ có tài nghệ xuất chúng nên đã biến cảnh ngộ khó khăn thành thuận và trở thành nhà điêu khắc nổi tiếng của Hy lạp. Khi ông đang tiến hành sáng tác một tượng đài thì ở Hy lạp ban bố một đạo luật. Nếu người nô lệ tham gia sáng tác nghệ thuật sẽ bị xử tử hình.
Biết xử trí ra sao bây giờ, vì tất cả tâm hồn tình cảm của Kirio đều đã gửi gắm vào tác phẩm của mình, cả chị gái Kiriola của ông cũng cảm nhận sức ép nặng nề. Nhưng chị đã động viên cậu em: Hãy xuống dưới tầng hầm nhà ta, thắp đèn nến lên mà làm, chị sẽ mang thức ăn xuống cho em, chắc là ông trời sẽ phù hộ chúng ta.
Chị ông đã tìm mọi cách che chở bảo vệ cho em trai sáng tá, công việc của Kirio rất quang vinh nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm.
Sau đó không lâu, ở thủ đô Athens tổ chức cuộc trưng bày nghệ thuật, người chủ trì là nhân vật quan trọng trong chính phủ đồng thời là nghệ sỹ lừng danh Polyk. Các nhân vật nổi tiếng đương thời của Hy lạp như nhà điêu khắc Phidias, triết gia Socrates đều tham gia. Tác phẩm của các nghệ sỹ bậc thầy đều được trưng bày, nhưng có một nhóm tượng vượt trội hơn hẳn và nhóm tượng này thu hút tất cả mọi, ai cũng phải tấm tắc khen ngợi tâm phục khẩu phục, không chút ghen tỵ.
Người ta hỏi nhau: Đây là tác phẩm của ai? Không có câu trả lời. Viên quan truyền lệnh hỏi lại lần nữa, vẫn không ai đứng ra nhận, khán giá bắt đầu bàn tán: "Nhẽ nào đây là tác phẩm của nô lệ?"
Cả hội trường nhốn nháo một lúc, rồi một thiếu nữ đầu bù tóc rối bị đẩy ra khỏi đám đông, cô nín lặng không hé răng một lời nào, nhưng trong ánh mắt toát lên tinh thần cương nghị. Vị quan hét lên: "Cô gái này không biết rõ tác giả bức tượng, nhưng cô ta không chịu nói ra".
Cô gái đó là Kiriola, cô kiên quyết không trả lời mọi người khuyên cô: "hãy nói đi, thái độ ương bướng đó sẽ bị trừng phạt", cô vẫn lặng im. Cuối cùng Polyk tuyên bố: "Pháp luật không nương nhẹ với ai, ta là mệnh quan chấp pháp, ta ra lệnh tống giam cô giá này vào nhà lao".
Lúc đó có một chàng trai để xõa tóc dài mặt mày vàng vọt nhưng ánh mắt sắc sảo thông minh vội vàng chạy đến trước mặt Polyk thưa rằng: "Xin quan lớn hãy tha cho chị ấy, tác phẩm đó là của tôi, là mồ hôi lao động của một tên nô lệ ".
Mọi người hét lên: "Hãy tống nó vào nhà lao, cho nó xuống địa ngục, tên nô lệ đáng chết". Nhưng Polyk đứng lên nói: "Không được, nếu như ta còn sống thì phải giữ bức tượng này lại, thông qua bức tượng này Apolo muốn dạy bảo chúng ta rằng, trên đời còn có những thứ cao cả hơn đạo luật không công bằng, mục tiêu cuối cùng của luật pháp chính là bảo vệ tôn vinh và phát triển những sự vật tốt đẹp trên đời. Sở dĩ Athens nổi tiếng khắp thiên hạ, vì nó đã cống hiến cho loài người những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, vì vậy chàng trai này không đáng bị đẩy xuống địa ngục, mà xứng đáng đứng bên cạnh chúng ta."
Trước mặt tất cả các quan khách, người trợ lý của Polyk trịnh trọng đội vòng nguyệt quế biểu tượng chiến thắng lên đầu Kirio.
Kirio đã thành công, vì tài năng và ý chí kiên cường đã giúp anh vượt qua chính mình.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro