Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

2. PP mo hinh hoa, VD

Câu 2. PP mô hình hóa và VD trong QL:

1, Khái niệm:

-Mô hình hóa: mô hình hóa là phương pháp khoa học để nghiên cứu và nhận thức và nhận thức các đối tượng, các quá trình v..v.. bằng cách xây dựng các mô hình của chúng. Các mô hình này bảo toàn các tính chất cơ bản được trích ra của đối tượng đang nghiên cứu.

- Mô hình: Mô hình là một hệ thống biểu diễn, phản ánh hoặc tái tạo đối tượng cần nghiên cứu. Nó có thể thay thế đối tượng sao cho việc nghiên cứu mô hình cho ta những thông tin mới tương tự đối tượng.

Mô hình là một công cụ nghiên cứu khoa học, phương pháp mô hình hóa là nghiên cứu hệ thống như một tổng thể. Mô hình giúp cho các nhà khoa học hiểu biết, đánh giá, dự báo và tối ưu hóa hệ thống.

- Mô hình giúp ta dự báo, nghĩa là nghiên cứu hệ thống phức tạp trong các điều kiện mà ta chưa thể quan sát hay tạo ra được, hoặc không thể quan sát được trong thế giới thực tạo. Mô hình dự báo còn được đánh giá tác động của các biện pháp trong việc quản lý nguồn lợi tự nhiên.

Một mục đích khác của mô hình hóa là giúp ta chon quyết định tốt nhất để quản lý hệ thống, giúp chọn phương pháp tốt nhất để điều khiển hệ thống.

2, Các tính chất của mô hình:

-Tính tương tự: Là tính chất cơ bản của mô hình. Một hệ thống chỉ dduwwocj xem là mô hình của mọt vật gốc khi có thể chuyển được những kết quả nghiên cứu của mô hình Sang vật gốc, nghĩa là có sự tương tự giữa mô hìn và ật gốc, giữa chúng có những đặc điểm cơ bản có thể so sánh với nhau được.

-Tính đơn giản: Mỗi môhình chỉ phản ánh một hoặc một số mặt nào đó của đối tượng gốc.

-Tính trực quan: nhận biết được bằng giác quan mà đối với vật gốc khó hoặc không thể thực hiện được;

-Tính lý tưởng: Khi mô hình hóa một đối tượng gốc, ta đã khái quát hóa, trừu tượng hóa, phản ánh đặc tính của đối tượng gốc ở mức độ hoàn thiện hơn, vì vậy ít nhiều đã mang tính lý tưởng.

-Tính quy luật riêng: Giữa mô hình và vật gốc có sự tương tự. Nhưng bản thân mô hình có những tính chất riêng được quy định bởi các phân tử tạo nên nó. Ví dụ mô hình tế bào được làm bởi vật liệu khác với tế bài thực; mô hình trường học tiên tiến có nét riêng bởi các thành tố của trường đó (ví dụ đội ngũ, cơ sở vật chất, môi trường giáo dục…)

3, Phân loại mô hình:

-Có nhiều cách phân loại mô hình. Ví dụ, phân loại theo mô hình vật chất và mô hình tinh thần, mô hình theo tính chất, mô hình cấu trúc và mô hình chức năng..

-Việc phân loại mô hình có thể căn cứ trên các tính chất hình học hay vật lý, trừu tượng hay tư duy, cấu trúc hay chức năng… không có sự phân loại nào hoàn chỉnh và bao quát được tất cả các loại mô hình.

-Ta có thể phân loại theo chủng loại của dấu hiệu mô hình: vật chất, tinh thần, trực quan, ký hiệu. phân loại theo hình thức biểu diễn là: cơ học, logic, toán học. phân loại theo chủ đề nghiên cứu: vật lý, hóa học,kỹ thuật, sinh học, y học… phân loại theo chủng loại của hiện tượng: xã hội, kinh tế, sinh học, tâm lý học, phần tử học… phân chia theo nhiệm vụ nghiên cứu: dự báo, phỏng đoán… phân chia theo mức độ chính xác: gần đúng, đúng, đáng tin cậy, xác suất… phân chia theo tính chất của sự phản ánh: cấu trúc, chức năng , thông tin… phân chia theo cách biểu diễn: bằng dấu hiệu, vật chất cụ thể, bằng sơ đồ…

Ta xét hai loại phân chia thông dụng:

-mô hình vậy chất và mô hình tinh thần

-mô hình cấu trúc và mô hình chức năng.

3.1: mô hình vật chất và mô hình tinh thần:

a, mô hình vật chất: là mô hình trên đó phản ánh những đặc trưng cơ bản về mặt hình học, vật lý học, động lực học, chức năng học của vật gốc. mô hình vật chất có thể chia thành 2 phân hệ:

- mô hình hình học: mô hình có kích thước hoặc hình dạng giống đối tượng thực. ví dụ: các bức ảnh của klhoong gian 2 chiều hay không gian 3 chiều, các hình mẫu, các sa bàn, các bản đồ…

- mô hình vật lý: là mô hình có cùng bản chất vật lý với vật gốc, phản ánh những đặc trưng về tính chất vật lý. Vd: mô hình về phản lực, mô hình về sự phóng điện…

b, Mô hình tinh thần: loại mô hình này lại chia thành:

- mô hình biểu tượng: các mô hình được biểu hiện bằng tư duy, được tưởngtượng bởi con người. vd: mô hình xã hội, mô hình nhà trường…

- mô hình logic toán (mô hình tư duy trừu tượng): còn được gọi là mô hình công thức, mô hình ký hiêu hay mô hình toán học. chúng được thể hiện các mô hình tư duy dưới dạng các hệ phương trình toán, các biểu thức logic, các bảng, các ma trận, các sơ đồ và các mô phương pháp toán học khác để mô tả các hiện tượng, các quá trình bằng toán học và logic học. các mô hình này có một cấu trúc toán học mà nó phản ánh các tính chất vận động và phát triển của dối tượng. các mô hình toán học như các mô hình vật lý-toán, cơ lượng tử, ngôn ngữ máy tính, toán kinh tế…

(Vẽ mô hình vật chất và tinh thần dựa vào cấu trúc từng nội dung trên)

3.2 mô hình cấu trúc và mô hình chức năng:

A, mô hình cấu trúc: loại mô hình này phản ánh cấu trúc của đối tượng nghiên cứu. đơn giản nhất là cấu trúc không gian( vd: mô hình hình học, mô hình vật lý), các bộ phận hợp thành có bản chất vật lý giống hệt vật gốc. ở mức độ cao hơn, giữa mô hình và vật gốc có những thành phần caaus tạo tương ứng.

Vd: mô hình động cơ đốt trong, mô hình tế bào, sa bàn… là các loại mô hình cấu trúc.

b, mô hình chức năng: mô hình này phản ánh chức năng của vật gốc. ở đây ngườita không quan tâm đến các bộ phận tạo thành mô hình mà chỉ chú ý đến chức năng của chúng. Vd: mô hình người máy. Não người và “não” người máy cùng nhận lệnh và xử lệnh giống nhau nghĩa là cùng chức năng, nhưng về mặt cấu trúc hoàn toàn khác nhau.

Phương pháp “chiếc hộp đen” dduwwocj coi là phương pháp mô hình hóa chức năng. Trong phương pháp này, người ta đã trừu xuất đi cấu trúc của hệ, chức năng của hệ được mô hình hóa bằng “hộp đen” cho biết mối quanhệ giữa đầu vào và đầu ra của hệ. đầu vào ứng với những tác động từ bên ngoài, đầu ra ứng với những kết quả đầu ra của hệ.

Vd: - người xem tivi không cần biết đến cấu trúc của tivi mà chỉ chú ý đến tác động vào: bật công tắc, điều chỉnh các núm… và xem hình, nghetiếng

-xem một lớp học, để đánh giá sơ bộ chất lượng dạy và học, ta chỉ cần kiểm tra trình độ học tập của học sinh bằng những bài kiểm tra… lúc này ta đã xem lớp học là một “chiếc hộp đen”- tức là mô hình chức năng

4, Một số ví dụ vận dụng mô hình:

a, mô hình phục vụ dạy học: trong dạy học chúng ta rất hay sử dụng đồ dùng dạy học nghĩa là ta sử dụng phương pháp mô hình hóa. Ví dụ:

- việc sử dụng các bản đồ, sa bàn trong dạy ác bộ môn địa lý, lịch sử nghĩa là chúng ta đã mô hình hóa các kiến thức địa lý, lịch sử vào sơ đồ.

- sử dụng các mẫu chữ để dạy ở mẫu giáo hay tiểu học là mô hình hóa các kiểu chữ viết.

- mô hình hóa các kiến thức toán học, vật lý, học bằng các công thức và các biểu thức toán học. vd:

+ công thức phương trình bậc 2: aX2 +bX +c =o

+ công thức vật lý: định luật 2 niutơn: F= ma

+ công thức hóa học: H2O

-các bức tranh, các bức ảnh, các hình vẽ được sử dụng trong dạy học để mô tả, chứng minh, hoặc minh họa các kiến thức trong dạy học

-làm thí nghiệm trong các phòng thí nghiệm, trong các giờ dạy học cũng là sử dụng phương pháp mô hình hóa.

-Nói chung, phương pháp mô hình hóa được sử dụng rất phổ biến trong dạy học nó mang lại những kết quả rất tốt trong dạy học.

b, các mô hình xã hội:

-trong quản lý người ta thường sử dụng phương pháp “chỉ đại điển hình”, lấy “điểm” để chỉ đạo “diện”. lấy một tập thể học sinh, một nhà trường, một địa bàn để chỉ đạo đưa các ý tưởng quản lý và tập thể từ đó rút ra các kết luận, các kinh nghiệm để chỉ đạo, quản lý các đơn vị khác với diện rộng hơn.

-Trong các cấu trúc xh chúng ta thường sử dụng phương pháp mô hình chức năng hay cấu trúc. Vd: mô hình cấu trúc một nhà nước, một tỉnh, một huyện, một nhà trường… trong quản lý lại thường sử dụng mô hình chức năng như sự phân công trách nhiệm, như việc khoán chất lượng.

c, các mô hình kỹ thuật:

trong kỹ thuật cũng hay dùng phương pháp mô hình hóa như các bản vẽ kỹ thuật… các loại mô hình hình học như các bức ảnh, các kiểu mẫu về thời trang, các cuộc trưng bày, triển lãm…

việc sử dụng phương pháp mô hình hóa rất đa dạng, ở hầu hết các lĩnh vực trong các hoạt động của con người như trong cuộc sống thường nhật, trong hoạt động khoa học, trong quản lý, trong điều khiển.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: