2. Những nhân tố chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
2. Những nhân tố chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
2.1. Sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân (*)
Bản thõn GCCN phải:
- Là lực lượng thường xuyên, trực tiếp sản xuất Công nghiệp hiện đại(cả trong CNTB và CNXH)
- Vững mạnh và trưởng thành về số lượng, chất lượng, có cơ cấu hợp lý.
- Vững mạnh về chính trị, tư tưởng và đạo đức cách mạng.
- Phải tổ chức ra nghiệp đoàn, công đoàn tiến tới hình thành Đảng Cộng sản, phát triển phong trào từ tự phát đến tự giác.
2.2. Vai trò của Đảng cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
a. Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính Đảng của giai cấp công nhân.
- Phải có chủ nghĩa Mác soi sáng, giai cấp công nhân mới đạt tới trình độ nhận thức lý luận về vai trò lịch sử của mình. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân dẫn đến sự hình thành chính đảng của giai cấp công nhân. Lênin chỉ ra rằng, Đảng Cộng sản là sự kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội khoa học.
Khi ĐCS ra đời, thông qua sự tuyên truyền giác ngộ của Đảng, giai cấp công nhân nhận thức được vị trí của mình trong xã hội, hiểu được con đường, biện pháp đấu tranh cách mạng, từ đó tập hợp nhân dân lao động thực hiện lật đổ CNTB, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Sự ra đời của ĐCS là điều kiện để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
ĐCS muốn hoàn thành vai trò lãnh đạo cách mạng thì phải luôn chăm lo xây dựng về tư tưởng và tổ chức, phải luôn làm Đảng vững mạnh về chính trị, không ngừng nâng cao về trí tuệ, gắn bó với nhân dân, có năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn.
b. Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân
Không có một giai cấp nào khi giữ một vai trò lãnh đạo XH mà không thông qua chính đảng của mình. Đối với giai cấp công nhân, Đảng đó là Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản đại biểu cho trí tuệ và lợi ích của giai cấp công nhân, đồng thời còn là đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động và cả dân tộc.
- Thống nhất:
• Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội - giai cấp của Đảng, là nguồn bổ sung lực lượng cho Đảng. Đảng là đội tiên phong chiến đấu, là bộ tham mưu của giai cấp công nhân. Giữa Đảng với giai cấp công nhân có mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời. Những đảng viên cộng sản có thể không phải là công nhân nhưng phải là người giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và đứng trên lập trường của giai cấp này.
• ĐCS phải đại biểu một cách triệt để và trung thành với lợi ích của GCCN và nhân dân lao động.
• Lấy hệ tư tưởng của GCCN, chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của mình
- Tính độc lập tương đối: Với một Đảng Cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Đảng với giai cấp là thống nhất nhưng Đảng có trình độ lý lụân và tổ chức cao nhất để lãnh đạo cả giai cấp và dân tộc, vì thế không thể lẫn lộn Đảng với giai cấp. Vai trò lãnh đạo của ĐCS đối với GCCN được thể hiện thông qua các nhiệm vụ cụ thể:
• ĐCS vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, phân tích đúng đắn tình hình cụ thể đề ra cương lĩnh chính trị, đường lối chiến lược, xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của quá trình cách mạng cũng như của từng giai đoạn cách mạng (giành chính quyền, xây dựng CNXH ...) trong từng nước cũng như trên toàn thế giới.
• ĐCS tuyên truyền đường lối, giáo dục, thuyết phục giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động thực hiện thắng lợi đường lối đã đề ra.
• ĐCS tổ chức, chỉ huy toàn bộ quá trình cách mạng cũng như từng giai đoạn cách mạng: tập hợp lực lượng, bố trí cán bộ, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh ...
• Mọi cán bộ, đảng viên của ĐCS gương mẫu thực hiện và thực hiện xuất sắc đường lối đã đề ra.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro