Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

2-KTCT_100490

Câu 6: P/t ND va tac dong cua QLGT trong nen sxhh? Su bieu hien cua quy luat nay trong cac giai doan phat trien cua CNTB. Chinh phu va chu doanh nghiep da van dung quy luat nay ntn trong nen kinh te hh?

@.Nội dung yêu cầu và tác dụng của quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa.

a)Nội dung của quy luật giá trị là:

Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.

Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được; còn trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.

Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị. ở đây, giá trị như cái trục của giá cả.

b) Tác động của quy luật giá trị

Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có ba tác động sau:

- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:

+ Thứ nhất, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.

+ Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên.

Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.

Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.

- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết.

- Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu, nghèo.

Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.

Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.

Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.

Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

c) Biểu hiện của quy luật này trong các giai đoạn phát triển của CNTB:

CNTB có hai giai đoạn phát triển:

Giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu hiện ở quy luật giá cả sx. Giá cả sx = chi phí sx + lợi nhuận bình quân.

Giá cả sx điều tiết toàn bộ hoạt động sx kinh doanh và lưu thông hàng hóa.

Giai đoạn CNTB độc quyền quy luật giá trị biểu hiện ở quy luật giá cả độc quyền. Giá cả độc quyền được xác định dựa trên cơ sở lợi nhuận độc quyền. Vì thế giá cả độc quyền của các công ty độc quyền sẽ thao túng thị trường thay thế cả sx

d)Vận Dụng

Nhà nước vận dụng QLGT vào việc đổi mới nền kinh tế thông qua xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thực hiện chế độ một giá, một thị trường thống nhất trong cả nuớc và mở cửa với thị trường nước ngoài.

VD: Từ 1986 về trước,nước ta thực thi mô hình kinh tế chỉ tập trung quan liêu bao cấp, nhưng về sau, nhờ vận dụng QLGT thông qua đổi mới nền kinh tế, nước ta chuyển sang xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhờ đó đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế_Xã hội và đạt những thành tựu đáng kể.

_Nhà nước thông qua việc ban hành, sử dụng pháp luật, chính sách kinh tế, chính sách xã hội và bằng thực lực kinh tế của mình để điều tiết thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế sự pâhn hoá giàu - nghèo và những tiêu cực Xh khác, thúc đẩy sản xuất phát triển và lưu thông hàng hoá,ổn định, nâng cao đời sống nhân dân.

VD: ban hành Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư.....

Câu 7: P/t mau thuan cong thuc chung cua TB.Vi sao p/t hhSLĐ la chia khoa de giai quyet mau thuan do?

a)Công thức chung của tư bản & mâu thuẫn của nó:

+Công thức chung của tư bản:

Phân biệt tiền thong thuờng (tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn) và tiền là tư bản (trong lưu thong của tư bản): tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn, vận động theo cộng thức (1) H-T-H; tiền là tư bản vận động theo công thức (2) T-H-T.

Điểm giống nhau: Cả 2 sự vận động đều do 2 giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành, đều có 2 yếu tố tiền & hàng, đều có 2 người có wan hệ kinh tế với nhau là người mua & người bán. Nhưng đó chỉ điểm jống nhau về hình thức.

Điểm khác nhau về chất giữa 2 hình thức:

+)H-T-H

+)T-H-T

Điểm xuất phát & điểm kết thúc của wá trình vận động

Đều là hàng hóa, tiền đóng vai trò trung jan

Đều là tiền, hàng hóa đóng vai trò trung jan

Trình tự vận động

Bắt đầu là việc bán, kết thúc = việc mua

Bắt đầu = việc mua, kết thúc = việc bán

Mục đích vận động

Là giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu

Là giá trị hơn nữa là giá trị tăng them

Giới hạn vận động

Có giới hạn

Ko có giới hạn

-tóm lại: công thức (2) phản ánh mục đích vận động là tiền với tưc cách là tư bản, nên lượng giá trị sau quay về phải lớn hơn giá trị ban đầu, vậy công thức vận động đầy đủ của tư bản là t-H-T', trong đó T'=T+t, (t là giá trị thặng dư, kí hiệu là m). Như vậy công thức T-H-T' là công thức chung của tư bản, vì mọi tư bản đều vận động theo công thức này.

+Mâu thuẫn của cộng thức chung của tư bản là T'>T

Tại sao quá trình lưu thong lại thu về được T', nguồn gốc thực sự của số tiền tăng them này từ đâu? Nó đc tăng lên trong phạm vi lưu thong hoặc ngoài lưu thong.

Trong lưu thông:

- trường hợp trao đổi ngang giá: chỉ có sự thay đổi hình thái giá trị, còn tổng số giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trước sau vẫn ko thay đổi.

- trường hợp trao đổi ko ngang giá: có thể có 3 TH sau:

. thứ 1st, bán hàng hóa cao hơn giá trị: nhà tư bản sẽ đc khi bán cao và sẽ mất khi mua.

. thứ 2nd,bán hàng hóa thấp hơn giá trị: nhà tư bản sẽ đc do mua rẻ & sẽ bị mất khi bán.

. thứ 3rd,chuyên mua rẻ, bán đắt: tổng giá trị toàn xh cũng ko hề tăng lên, ở đây chỉ có sự phân phối lại lượng giá trị có sẵn trong xh mà thôi

Như vậy trong lưu thông dù trao đổi ngang giá hay ko ngang giá đều ko tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà TB

Ngoài lưu thông

- xét các yếu tố tiền: nếu tiền làm phương tiện cất trữ, ko tiếp xúc gì với lưu thông, thì tiền cũng ko tự lớn lên đc.

- Xét các yếu tố hàng: nếu người trao đổi vẫn đứng 1 mình với hàng hóa của anh ta, thì giá trị của hàng hóa ấy ko tăng lên.

Tóm lại, xét trong lưu thông hay ngoài lưu thông với các trường hợp ở trên đều ko tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư ko đc tạo ra trong lưu thông & cũng ko thể xuất hiện bên ngoài lưu thông. Nhưng ko có lưu thông cũng ko tạo ra giá trị thặng dư.

b. Cách thức giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của TB

Các Mác là người đầu tiên phân tích & giải quyết mâu thuẫn trong công thức của TB = lý luận về hh sức lao động.

Nhà TB khi đưa tiền vào lưu thông đã dùng tiền mua đc hàng hóa đặc biệt là hàng hóa sức lao động, để sử dụng nó (ko phải bán nó), sẽ tạo ra giá trị thặng dư cho nhà TB. Hàng hóa đặc biệt này có đặc điểm về giá trị sử dụng là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản.

Sử dụng hàng hóa sức lao động tức là quá trình người công nhận tiến hành lao động, là sự kết hợp sức lao động của công nhân với tư liệu sản xuất; trong quá trình lao động = lao động trừu tượng - = sự hao phí thể lực , trí lực mới sẽ tạo giá trị mới cho hàng hóa, lượng giá trị mới này lớn hơn giá trị của bản thân nó.

Câu 8: phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư va nhung ket luon rut ra tu qua trinh do?

a)Quá trình sản xuất giá trị thặng dư

Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa, cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư, trước hết, nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị và giá trị thặng dư.

Vậy, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. C. Mác viết: "Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hoá; với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hoá"1.

Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua, nên nó có các đặc điểm: một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, giống như những yếu tố

citkhác của sản xuất được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất; hai là, sản phẩm được làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản, chứ không thuộc về công nhân.

Để hiểu rõ quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta lấy việc sản xuất sợi của một nhà tư bản làm ví dụ. Nó là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình lớn lên của giá trị hay là quá trình sản xuất giá thị thặng dư.

Giả định để sản xuất 10 kg sợi, cần 10 kg bông và giá 10 kg bông là 10 $. Để biến số bông đó thành sợi, một công nhân phải lao động trong 6 giờ và hao mòn máy móc là 2 $; giá trị sức lao động trong một ngày là 3 $ và ngày lao động là 12 giờ; trong một giờ lao động, người công nhân tạo ra một lượng giá trị là 0,5 $; cuối cùng giả định trong quá trình sản xuất, sợi đã hao phí theo thời gian lao động xã hội cần thiết.

Với giả định như vậy, nếu nhà tư bản chỉ bắt công nhân lao động trong 6 giờ, thì nhà tư bản phải ứng ra là 15 $ và giá trị của sản phẩm mới (10 kg sợi) mà nhà tư bản thu được cũng là 15 $. Như vậy, nếu quá trình lao động chỉ kéo dài đến cái điểm đủ bù đắp lại giá trị sức lao động (6 giờ), tức là bằng thời gian lao động tất yếu, thì chưa sản xuất ra giá trị thặng dư, do đó tiền chưa biến thành tư bản.

Trong thực tế quá trình lao động không dừng lại ở điểm đó. Giá trị sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua và giá trị mà sức lao động đó có thể tạo ra cho nhà tư bản là hai đại lượng khác nhau, mà nhà tư bản đã tính đến trước khi mua sức lao động. Nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động trong một ngày (12 giờ). Việc sử dụng sức lao động trong ngày đó là thuộc quyền của nhà tư bản.

Nếu nhà tư bản bắt công nhân lao động 12 giờ trong ngày như đã thoả thuận thì:

Chi phí sản xuất Giá trị sản phẩm mới (20 kg sợi)

- Tiền mua bông (20 kg): 20$

- Tiền hao mòn máy móc: 4$ - Tiền mua sức lao động trong một ngày: 3$

Tổng cộng 27$ - Giá trị của bông được chuyển vào sợi: 20$

- Giá trị của máy móc được chuyển vào sợi: 4$

- Giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra

trong 12 giờ lao động: 6$

Tổng cộng: 30$

Như vậy, toàn bộ chi phí sản xuất mà nhà tư bản bỏ ra là 27 $, còn giá trị của sản phẩm mới (20 kg sợi) do công nhân sản xuất ra trong 12 giờ lao động là 30$. Vậy 27 $ ứng trước đã chuyển hoá thành 30$, đã đem lại một giá trị thặng dư là 3$. Do đó tiền tệ ứng ra ban đầu đã chuyển hoá thành tư bản.

b)Từ sự nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể rút ra những kết luận sau đây:

Một là, phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra (20 kg sợi), chúng ta thấy có cithai phần: Giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ (trong ví dụ là 24 $). Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất gọi là giá trị mới (trong ví dụ là 6 $). Phần giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.

Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới.

Hai là, ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần: phần ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động cần thiết và lao động trong khoảng thời gian đó là lao động cần thiết. Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư, và lao động trong khoảng thời gian đó gọi là lao động thặng dư.

Ba là, sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta nhận thấy mâu thuẫn của công thức chung của tư bản đã được giải quyết: việc chuyển hoá của tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó. Chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá sức lao động. Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hoá đặc biệt đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó tiền của nhà tư bản mới chuyển thành tư bản.

Việc nghiên cứu giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào đã vạch ra rõ ràng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Nhưng trong điều kiện hiện nay, do sự phát triển của công ty cổ phần, mà trong đó một bộ phận nhỏ công nhân cũng có cổ phiếu và trở thành cổ đông, đã xuất hiện quan niệm cho rằng không còn bóc lột giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản ngày nay đã thay đổi bản chất. Dựa vào đó một số học giả tư sản đưa ra thuyết "Chủ nghĩa tư bản nhân dân". Song, trên thực tế, công nhân chỉ có một số cổ phiếu không đáng kể, do đó họ chỉ là người sở hữu danh nghĩa không có vai trò chi phối doanh nghiệp, phần lớn lợi tức cổ phần vẫn nằm trong tay các nhà tư bản, thu nhập của công nhân chủ yếu vẫn là tiền lương.

Câu 9:Bản chất của tư bản.Sự phân chia tbản thành tbản bất biến và tbản khả biến? Tỉ suất gtrị thặng dư và khối lượng gtrị thặng dư?Gia tri thang du tuyet doi, tuong doi va sieu ngach giong va khac nhau ntn?

a)Bản chất của tư bản:

Tbản là gtrị mang lại gtrị thặng dư = cách bóc lột lđ ko công của công nhân làm thuê.Như vậy bản chất của tbản là thể hiện qhệ sx xh mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt gtrị thặng dư do gcấp công nhân sáng tạo ra.

b)Tư bản bất biến và tư bản khả biến:

-Tbản bất biến là 1 bpận tbản biến thành tư liệu sx mà gtrị đc bảo toàn và chuyển vào sphẩm,tức là ko thay đổi về lượng gtrị của nó. (kí hiệu là C).Bphận tbản dùng để mua slđ đã ko ngừng chuyển hóa từ đại lượng bất biến thành 1 đại lượng khả biến,tức là đã tăng lên về lượng trong qt sx.

-Tư bản khả biến là 1bphận tbản biến thành slđ ko tái hiện ra,nhưng thông qua lđ trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên,tức là biến đổi về lượng (kí hiệu là V)

-Như vậy tbản bất biến là đk cần thiết ko thể thiếu đc để sx ra gtrị thặng dư, còn tư bản khả biến co vai trò quyết định trong qt đó, vì nó chính là bpận tbản đã lớn lên.Căn cứ cho sự phânn chia đó là dựa vào vai trò # nhau của các bphận của tbản trong qt sx ra gtrị thặng dư,do đó nó vạch rõ bản chất bóc lột của CNTB,chỉ có công nhân làm thuê mới tạo ra gtrị thặng dư cho nhà tư bản.

c)Tỷ suất gtrị thặng dư:là tỉ số tính theo % giữa gtrị thặng dư và tbản khả biến cần thiết để sx ra gtrị thặng dư đó.Nếu kí hiệu m' là tỷ suất gtrị thặng dư,thì m' đc xđ = cthức: (trong đó m là tổng gtrị thặng dư và v là tư bản khả biến).

Ngoài ra còn có thể biểu thị tỷ suất gtrị thặng dư theo 1 công thức #:

Tỷ suất gtrị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà tbản đối với công nhân làm thuê,nó chưa nói rõ quy mô bóc lột.

d)Khối lượng gtrị thặng dư:Là tích số giữa tỷ suất gtrị thặng dư và tổng tbản khả biến đã đc sử dụng

Nếu kí hiệu M là khối lượng gtrị thặng dư, thì M đc xđ = cthức:M=m'*V.CNTB càng ptriển thì klượng gtrị thặng dư càng tăng,vì trình độ bóc lột sức lđ càng tăng

e)Su khac va giong nhau:

Sx gtrị thặng dư tuyệt đối:Giá trị thặng dư tuyệt đối là gtrị thặng dư đc tạo ra do kéo dài thời gian lđ vượt quá thời gian lđ tất yếu, trong khi năng suất lđ xh, gtrị sức lđ và thời gian lđ tất yếu ko thay đổi.

@.Sx gtrị thặng dư tương đối: Giá trị thặng dư tương đối là gtrị thặng dư đc tạo ra do rút ngắn tgian lđ tất yếu = cách nâng cao năng suất lđ xh, nhờ đó tăng tgian lđ thặng dư lên ngay trong đk độ dài ngày lđ vẫn như cũ.

@.Giá trị thặng dư siêu ngạch

Là phần gtrị thặng dư thu đc do tăng năng suất lđ cá biệt, làm cho gtrị cá biệt của hh thấp hơn gtrị thị trường của nó.

Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà TB cải tiến kt, áp dụng công nghệ mới vào sx, hoàn thiện tổ chức lđ và tổ chức sx để tăng năng suất lđ giảm gtrị của hh.

Câu 10:Bản chất của tiền công, 2 hình thức cơ bản của tiền công?Tiền công tính theo tgian,Tiền công tính theo sphẩm,Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế?

@Bản chất của tiền công trong CNTB là hình thức biểu hiện bằng tiền của gtrị slđ, hay giá cả của slđ,nhưng lại bhiện ra bề ngoài thành giá cả của lđ

2 hình thức cơ bản của tiền công.

ØTiền công tính theo tgian, là hình thức tiền công mà slượng của nó ít hay nhiều tùy theo tgian lđ của công nhân (giờ, ngày,tháng) dài hay ngắn.

ØTiền công tính theo sphẩm, là hình thức tiền công mà slượng của nó phụ thuọc vào slượng sphẩm hay số lượng n~ bphận của sphẩm mà công nhân đã sx ra or số lượng công việc đã hoàn thành. Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hóa của tiền công tính theo tgian.Thực hiện tiền công tính theo sphẩm, 1 mặt,giúp cho nhà tbản trong việc quản lý,giám sát qt lđ của công nhân dễ dàng hơn,mặt # kích thích công nhân lđ tích cực,khẩn trương tạo ra nhiều sphẩm đẻ nhận đc tiền công cao hơn.

@Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế?

§Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận đc do bán sứa lđ của mình cho nhà tbản.Tiền công đc sử dụng để tái sx sức lđ,nên tiền công danh nghĩa pải đc chuyển hóa thành tiền công thực tế.

§Tiền công thực tế là tiền công đc biểu hiện = số lượng hàng hóa tiêu dùng và dvụ mà công nhân mua đc = tiền công danh nghĩa của mình.

§Tiền công danh nghĩa là giá cả slđ, nên nó có thể tăng lên or giảm xuống tùy theo sự biến động của qhệ cung-cầu về hh slđ trên thị trường. Trong 1tgian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa ko thay đổi,nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng or dvụ tăng lên or giảm xuống,thì tiền công thực tế sẽ giảm xuống hay tăng lên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: