19ThaiDuThang
Câu 19: Trình bày các tính chất thai nhi đủ tháng?
1.Thai nhi đủ tháng có những đặc điểm sau:
- Tuổi thai nhi: 38 - 42 tuần tính từ ngày đầu của vòng KCC. Nếu dưới 37 tuần là thai non tháng, trên 42 tuần là thai già tháng.
- Trọng lượng thai: 2500 - 3500g
- Chiều dài thai nhi: 48 - 50 cm, vòng đầu trên 34cm và lớn hơn vòng ngực.
- Lông tóc móng: Tóc dài tối thiểu 2cm, móng chân móng tay trùm kín đầu chi
- Da có lớp mỡ dưới da
- Lòng bàn tay, bàn chân đã có các nếp nhăn
- Đầu mặt: Trán cao, rộng, Sụn vành tai cứng, có độ cong tròn đều
- Bộ phận sinh dục: Nam: 2 tinh hoàn đã xuống bìu; Nữ: 2 môi lớn đã phát triển che kín 2 môi bé
- Trương lực cơ tốt nên trẻ thường nằm ở tư thế gấp, các phản xạ nguyên thủy đều tốt (khóc, mút, ho hắt hơi, tìm kiếm, vồ vập, cầm nắm, duỗi chéo, bước đi tự động,...)
2.Về GP:
Thai nhi đủ tháng có cấu tạo gần như người lớn, nằm gọn trong buồng ối, lưng cong, người cúi, cằm sát ngực, 2 tay bắt chéo phía trước, 2 cẳng chân gập vào đùi, đùi sát vào bụng.
2.1.Đầu: phần to và rắn nhất, liên quan và có vai trò trực tiếp đến cơ chế đẻ. Đầu có 2 phần:
- Đáy sọ: không thu hẹp được, có các xương trán, thái dương, bướm, chẩm, sàng
- Đỉnh sọ: có thể thu hẹp nhờ các khớp sọ còn ở dạng màng.
- Có 2 thóp: Thóp trước ở giữa 2 xương trán và 2 xương đỉnh, hình thoi; Thóp sau ở giữa 2 xương đỉnh và xương chẩm, hình tam giác.
Một số đk liên quan đến cuộc đẻ:
+ Hạ chẩm thóp trước: 9,5cm + Hạ chẩm trán: 11cm + Chẩm trán: 11,5cm
+ Chẩm cằm: 13cm + Thượng chẩm cằm: 13,5cm + Hạ cằm thóp trước: 9,5cm
+ Lưỡng đỉnh: 9,5cm + Lưỡng thái dương: 8cm.
Vòng đầu to: đo qua thượng chẩm cằm: 38cm; Vòng đầu nhỏ: đo qua hạ chẩm thóp trước: 35cm.
2.2.Cổ thân:
Cổ thai nhi giúp đầu quay được 180 độ, cúi, ngửa, nghiêng dễ dàng, có thể chịu sức kéo đến 50kg.
Thân có một số đk quan trọng:
+ Đk lưỡng mỏm vai: 12cm, thu hẹp còn 9cm.
+ Đk lưỡng ụ đùi: 9cm.
+ Đk cùng chầy: 11cm, thu hẹp còn 9cm.
3. Về sinh lý:
- Tuần hoàn: Đặc điểm tuần hoàn trước và sau sinh ở thai nhi là khác nhau.
Tim: có 4 buồng, trong đó 2 tâm nhĩ thông với nhau ở lỗ Botal, ĐM chu và ĐM phổi cũng thông với nhau ở ống Botal (ống Arantius), nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha. Khi thai nhi ra đời, cuống rốn bị cắt, vòng tiểu tuần hoàn hoạt động, lỗ Botal và ống ĐM đóng kín lại, hệ tuần hoàn trở nên giống người lớn.
Nhịp tim: 140 - 160ck/p, giảm dần sau khi sinh.
Cung lượng tim: 150ml/nhát bóp
Số lượng HC: 5 - 5,5 T/l
- Hô hấp: khi còn trong bào thai, thai nhi trao đổi khí nhờ bánh rau, khi ra đời, thai nhi trao đổi khí qua hệ hô hấp
- Tiêu hóa: Thai nhi trong bụng mẹ nhận dinh dưỡng và đào thải chất cặn bã qua bánh rau, ống tiêu hóa chưa hoạt động nên chỉ có ít nước ối, TB ống và phân su.
- Tiết niệu: Ngay từ tháng thứ 4, hệ tiết niệu đã hoạt động, và thai nhi bài tiết vào ngay nước ối
- Bài tiết: da bài tiết chất nhờn ngay từ tháng thứ 5
- Thân nhiệt: Thân nhiệt thai nhi chịu tác động của mẹ và môi trường do hệ điều nhiệt chưa phát triển hoàn chỉnh.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro