Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

18 van dong

 2. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về vận động của vật chất 

2.1. Vận động là gì  

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động là mọi sự biến đổi 

nói chung. Ph. Ăngghen viết: "Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất - tức được 

hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất - 

thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự 

thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”

2.2. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật 

chất 

Vật chất và vận động không tách rời nhau. Ở đâu có vật chất thì ở đó có vận 

động, và ở đâu có vận động thì ở đó phải có vật chất. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào, 

dù trong tự nhiên hay xã hội, dù vô cùng lớn hay vô cùng nhỏ, dù thuộc giới vô sinh 

hay hữu sinh đều ở trong trạng thái biến đổi không ngừng. Theo Ph. Ăngghen, vật 

chất mà không vận động là điều không thể tưởng tượng được và ngược lại cũng 

không tưởng tượng nổi có thứ vận động nào lại không phải là vận động của vật chất, 

không thuộc về vật chất. Vật chất chỉ có thể tồn tại được bằng cách vận động và 

thông qua sự vận động và biểu hiện sự tồn tại của mình. Vì vậy, nhận thức sự vận 

động của sự vật cũng chính là nhận thức bản thân sự vật. 

Vận động của vật chất là sự tự thân vận động . Nguồn gốc của sự vận động nằm 

ngay trong bản thân thế giới vật chất, không cần đến một lực lượng siêu tự nhiên 

nào từ bên ngoài. Vật chất không do ai sáng tạo ra và nó không thể bị tiêu diệt, mà 

vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, nên vận động cũng không do ai sáng tạo 

ra và không thể bị tiêu diệt. Vận động của một vật thể cụ thể có thể tăng, giảm, 

nhưng vận động của toàn thế giới vật chất bao giờ cũng là một số không thay đổi. 

Định luật chuyển hóa và bảo toàn năng lượng đã cho thấy, nếu một hình thức vận 

động nào đó của sự vật mất đi thì tất yếu nảy sinh một hình thức vận động khác thay 

thế nó. Nghĩa là các hình thức vận động chỉ chuyển hóa lẫn nhau, chứ vận động của 

vật chất nói chung thì vĩnh viễn, tồn tại cùng với sự tồn tại vĩnh viễn của vật chất. 

  2. 3. Các hình thức vận động cơ bản của vật chất 

Dựa vào những thành tựu khoa học thời đại mình, Ph. Ăngghen đã phân chia 

vận động của vật chất thành năm hình thức cơ bản: 

- Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian). 

- Vận động vật lý (vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử, 

các quá trình nhiệt, điện, từ ...). 

- Vận động hóa học (vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân 

giải các chất). 

- Vận động sinh học (sự trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường). 

- Vận động xã hội (quá trình biến đổi và thay thế của các hình thái kinh tế-xã 

hội). 

Giữa các hình thức vận động có sự khác nhau về chất, có quy luật vận động 

riêng. Vì vậy, không được quy hình thức vận động này về hình thức vận động khác. 

Ví dụ, nếu quy các hoạt động sinh học vào hoạt động cơ học, xem hoạt động của cơ 

thể sinh học, của con người như hoạt động của máy móc sẽ làm mất đặc trưng sinh 

học của các cơ thể sống. Mặt khác, trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật luôn chịu 

sự chi phối của nhiều hình thức vận động, trong đó bao giờ cũng có một hình thức 

vận động đặc trưng. Ví dụ, đối với động vật thì vận động sinh học là vận động đặc 

trưng, mặc dù trong cơ thể động vật còn có các vận động cơ học, vật lý và hóa học. 

Không thấy được điều đó sẽ không phản ánh được bản chất của sự vật. 

  2. 4. Vận động và đứng im 

Thế giới vật chất bao giờ cũng ở trong quá trình vận động không ngừng. Nhưng 

điều đó không loại trừ mà còn bao hàm trong đó hiện tượng đứng im tương đối. Nếu 

không có hiện tượng đứng im tương đối thì sẽ không có một sự vật nào tồn tại được, 

và chúng ta cũng sẽ không nhận thức được sự vận động của sự vật. 

Hiện tượng đứng im chỉ là tương đối và tạm thời. Vì,  thứ nhất , hiện tượng đứng 

im chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định chứ không phải trong mọi quan hệ 

cùng một lúc (con tàu đứng im so với bến cảng, còn so với mặt trời thì nó vận động 

theo sự vận động của quả đất).  Thứ hai, hiện tượng đứng im chỉ xảy ra với một hình 

thức vận động trong một lúc nào đó, chứ không phải với mọi hình thức vận động 

trong cùng một lúc (con tàu đứng im là xét về hình thức vận động cơ học, trong khi 

đó các hình thức vận động lý, hóa không ngừng diễn ra trong bản thân nó).  Thứ ba , 

hiện tượng đứng im chỉ biểu hiện của một trạng thái vận động - vận động trong 

thăng bằng, trong sự ổn định tương đối của mỗi sự vật và hiện tượng. Trạng thái 

thăng bằng, ổn định này sẽ bị sự vận động là tuyệt đối phá vỡ. Ph. Ăngghen viết: 

"Vận động riêng biệt có xu hướng chuyển thành cân bằng, vận động toàn bộ phá 

hoại sự cân bằng riêng biệt”

 Như vậy, trong quan hệ giữa vận động và đứng im, 

vận động là tuyệt đối, vĩnh viễn, đứng im là tương đối, tạm thời. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: