
18. Các phương pháp nổ mìn cơ bản
a/Nổ mìn lỗ nông
Bao thuốc hình dài nạp trong lỗ khoan có đường kính d<85mm và chiều sâu H<5m.
Nổ mìn lỗ nông thường ứng dụng khi đào đường hầm, đào tầng bảo vệ của hố móng, phá đá quá cỡ. Năng suất không cao, sử dụng khi khối lượng đào không lớn.
phương pháp nổ mìn lỗ nông
+ Nội dung: Bao thuốc hình dài, nạp trong lỗ khoan có đường kính d<85mm và chiều sâu H<5m
1. Tính toán các thông số
- Đường cản ngắn nhất: W=47.KT.d.( căn bậc 2(denta* e)/gama)
Trong đó: KT- Hệ số xét đến điều kiện địa chất. Đá liền khối KT=0,9; đá nứt nẻ, tầng nằm ngang KT=1,1
d- Đường kính bao thuốc (m);
deenta:- Mật thuốc nổ trong bao thuốc (kg/dm3);
e- Hệ số hiệu chỉnh:
V- Sức công phá của khối thuốc đang dùng;
gama- Khối lượng riêng của đá (kg/dm3);
- Khoảng cách giữa hai lỗ mìn: Khi gây nổ bằng dây cháy chậm và kíp lửa chọn trị số a lớn, khi gây nổ bằng điện thì dùng trị số a bé hơn;
- Khoảng cách giữa hai hàng mìn: khi nổ vi sai lấy b=W;
- Chiều sâu khoan thêm để tránh tạo mô đá chân tầng: lkt=10d; (trường hợp lớp đá nằm ngang thì không cần khoan thêm);
- Lượng thuốc nổ trong một lỗ khoan: Q=q×W×a×H
Trong đó:
q- Lượng hao thuốc đơn vị (kg/m3);
H- Độ cao tầng nổ (m).
2. Bố trí lỗ khoan và trình tự thi công
Khi bố trí lỗ khoan cần lưu ý:
- Thường W<(0,7¸1)H, phương lỗ khoan không trùng với phương đường cản ngắn nhất;
- Phương lỗ khoan không trùng với các lớp đá và không qua các khe nứt lớn;
- Có thể bố trí các lỗ khoan a = b = 0,9W theo lưới ô vuông hoặc hoa mai, có thể nổ vi sai;
Trình tự nổ mìn gồm: định vị, khoan lỗ, nạp thuốc, lấp bua, gây nổ, xử lý mìn câm.
b/Phương pháp nổ mìn lỗ sâu.
Bao thuốc hình dài trong các lỗ khoan d > 85mm, H > 5m, thường dùng các lỗ khoan thẳng đứng có d = 105¸250mm, trường hợp cần thiết mới khoan theo phương nghiêng hoặc nằm ngang.
phương pháp nổ mìn lỗ sâu
1. Nội dung: Dùng bao thuốc hình dài nạp trong lỗ khoan có đường kính d>85mm và độ sâu H>5m. Người ta thường dùng các lỗ khoan H=15 – 25m, d=106 – 250mm theo phương thẳng đứng
a, Tính các thông số nổ phá
Trong đó: KT- Hệ số xét đến điều kiện địa chất 0,9¸1,1;
d - Đường kính bao thuốc (m);
denta - Mật độ thuốc nổ trong bao thuốc (kg/dm3);
a = (0,9¸1,4)W; b = (0,85¸1)W; lkt = (10¸15)d; llb>(20¸25)d, để đá không văng xa llb=(30¸35)d;
Q = q×W×a×H;
- Để đảm bảo an toàn, hàng lỗ khoan đầu tiên cách mép tầng ba = 2¸3m;
- Thời gian nổ vi sai: Dt = A×W với Dt- Thời gian vi sai (ms), A- Hệ số phụ thuộc loại đá nổ phá.
b, Trường hợp dùng lỗ khoan nghiêng
Việc tính toán tương tự như trên, chú ý đến
Trong đó:WH- Đường cản chân tầng;WH=w/sin(anpha)
anpha- Góc của lỗ khoan so với phương ngang;
c, Biện pháp phân đoạn không khí
Trong lỗ khoan có thể nạp thuốc phân đoạn, giữa các khối thuốc được ngăn cách bằng vật liệu lấp bua được gọi là phân đoạn thường, ngăn cách bằng đoạn không khí thì gọi là phân đoạn không khí;
Nổ phân đoạn làm cho mức độ đập vỡ đồng đều hơn. Nhất là phân đoạn không khí làm tăng thời gian tác dụng của áp suất nổ và giảm áp suất lớn nhất trong lỗ khoan, tập trung được năng lượng nổ phía dưới mặt thoáng do đó giảm lượng đá nát vụn và tăng mức độ đập vỡ đồng đều đất đá;
Tỷ số chiều dài khối thuốc nổ trên và khối thuốc nổ dưới nên lấy là(1/5 -1/3) . Nếu lớp đá bên trên cứng thì lấy trị số lớn và ngược lại thì lấy trị số nhỏ;
Chiều cao cột không khí hk lấy như sau:
hk = (0,2¸0,35)lbt khi f ³ 14;
hk = (0,25¸0,45) lbt khi f = 8¸14;
hk = (0,3¸0,55) lbt khi f <8;
lbt - Là chiều dài bao thuốc. Chiều dài lấp bua llb ³ 20d.
d, Trình tự thi công
Định vị, khoan lỗ, nạp thuốc, lấp bua, gây nổ, xử lý mìn câm;
Việc lấp bua khi d<150mm không cần lèn chặt lắm. Khi d>150mm thì lấp bua không cần lèn.
c/Phương pháp nổ mìn bầu.
d/Phương pháp nổ mìn hầm
e/Nổ mìn vi sai.
f/Phương pháp nổ mìn ốp
g/Nổ mìn tạo viền
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro