Không Tên Phần 1
Câu 18: Trình bày khái niệm và nguyên nhân của cm XHCN.
- Khái niệm:
+Nghĩa chung: thay thế chế độ tư bản lỗi thời bằng chế độ XHCN / GCCN lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng xã hội mới.
+ Nghĩa hẹp: Cuộc CM về chính trị kết thúc bằng việc giành chính quyền của NDLĐ.
+ Nghĩa rộng: Thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản / sử dụng nhà nước đó để cải tạo XH cũ, xây dựng xã hội XHCN.
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan: + LLSX >< QHSX trong xh TBCN
+ do quy luật cạnh tranh và tính chất vô chính phủ trong sx dưới CNTB
+ khủng hoảng thừa, SX trì trệ => thất nghiệp => cm nổ ra.
- Nguyên nhân chủ quan: + GCCN nhận thức được SMLS của mình
+ Do sở hữu tư nhân về TLSX =>áp bức, bóc lột nặng nề
+ GCTS >< GCCN => cm nổ ra.
Câu 19: Trình bày tính tất yếu và đặc điểm của thời kì quá độ lên CNXH.
- Tính tất yếu của thời kì quá độ được luận giải từ các căn cứ sau đây:
Một là, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất mà trước hết là về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất. Vì vậy, cần có một thời kì cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Hai là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên một nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao mà quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cơ sở vật chất - kĩ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội. Cơ sở đó muốn phục vụ cho chủ nghĩa xã hội cần có thời gian sắp xếp, tổ chức lại.
Ba là, các quan hệ xã hội chủ nghĩa không nảy sinh trong xã hội tư bản mà là kết quả của xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa, do vậy, cần có một thời gian nhất định.
Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp khó khăn, phức tạp và mới mẻ, cần phải có thời gian để giai cấp công nhân và nhân dân lao động từng bước thực hiện.
- Đặc điểm và nội dung kinh tế: là sự đan xen giữa những yếu tố của XH cũ và XH mới trong mối quan hệ vừa thống nhất, vừa đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống KT - XH.
Đặc điểm kinh tế:
+ Nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất.
+ Tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng và các hình thức phân phối, trong đó, phân phối theo lao động giữ vai trò chủ đạo.
+ Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì bố trí lại lực lượng sản xuất hiện có, cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới. Nhiệm vụ trọng tâm là tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đặc điểm chính trị: Xã hội có nhiều giai tầng: công nhân, nông dân, trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản. Các giai tầng này vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Trong một giai tầng cũng có nhiều bộ phận có trình độ ý thức về chính trị khác nhau.
Đặc điểm tư tưởng - văn hóa - xã hội: thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa là tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông. V.I. Lênin cho rằng, tính tự phát tiểu tư sản là: "kẻ thù giấu mặt hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn nhiều so với bọn phản cách mạng công khai"1.
Câu 20: Trình bày đặc trưng cơ bản của xh XHCN.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật là nền sx công nghiệp hiện đại, tức lực lượng sản xuất của xã hội xã
hội chủ nghĩa, khi nó hoàn thiện, phải cao hơn so với chủ nghĩa tư bản.
- Xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN, thiết lập chế độ công hữu về TLSX. Trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội, về cơ sở kinh tế còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. V.I Lênin trong "Chính sách kinh tế mới" (NEP) cũng đã thừa nhận, trong thời kỳ quá độ, nước Nga còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa 5 thành phần. Đó là một đặc trưng kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH. Do đó, việc xóa bỏ một cách vội vàng những đặc điểm và nội dung kinh tế trên là chủ quan duy ý chí trong mấy thập kỷ cuối thế kỷ XX của các nước XHCN, là trái với quan điểm của V.I.Lênin về nền kinh tế quá độ lên CNXH.
- Lao động có kế hoạch, kỉ luật tự giác : Trong sự nghiệp kiến thiết chế độ XH mới, các nhà kinh điển của CNXHKH rất quan tâm và coi trọng việc tổ chức lao động và kỹ thuật lao động mới vừa có tính kỷ luật chặt chẽ theo những quy định chung của luật pháp, pháp chế xã hội chủ nghĩa, vừa có tính tự giác, kỷ luật tự cao, khắc phục tư tưởng, tác phong của người sản xuất nhỏ trong quá trình xây dựng CNXH.
- Nguyên tắc phân phối theo lao động là cơ bản, làm cơ sở cho mọi quan hệ phân phối của toàn xã hội: mỗi người lao động sẽ được nhận từ xã hội một số lượng sản phẩm tiêu dùng có giá trị tương đương số lượng chất lượng và hiệu quả lao động của họ đã cung cấp cho xã hội, sau khi đã trừ đi một số khoản đóng góp chung cho XH. Nguyên tắc này là phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong CNXH đồng thời thể hiện sự công bằng dưới CNXH.
- Nhà nước XHCN "của dân, do dân, vì dân" và hệ thống chính trị mang bản chất - giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Thực chất của nhà nước đó là sự lãnh đạo của chính Đảng của giai cấp công nhân, được nhân dân tổ chức ra. Thông qua nhà nước mà đảng lãnh đạo toàn xã hội về mọi mặt và nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trên mọi mặt của xã hội.
- Thực hiện bình đẳng XH, con người phát triển toàn diện: Giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, thực hiện bình đẳng xã hội, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện, đó là mục tiêu cao nhất của CNXH.
Câu 21: Trình bày tính tất yếu và nội dung của liên minh giữa GCCN và giai cấp nông dân trong cách mạng XHCN.
* Tính tất yếu của liên minh công - nông trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội được xem xét dưới các góc độ sau:
Thứ nhất, xét về nguyên tắc tập hợp lực lượng của chuyên chính vô sản thì liên minh này đã tập thu hút và tổ chức được lực lượng sản xuất cơ bản, đông đảo và cách mạng nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, xét về nguyên tắc lãnh đạo của chuyên chính vô sản thì giai cấp vô sản là giai cấp duy nhất thông qua đảng của mình để lãnh đạo hệ thống chính trị XHCN. Nhưng vai trò đó chỉ được thực hiện với điều kiện tổ chức tốt liên minh công - nông - trí thức và các giai tầng khác trong xã hội.
Thứ ba, xét về lợi ích cơ bản và mục tiêu của nhà nước XHCN là đảm bảo quyền lợi của toàn thể nhân dân, dân tộc mà đại đa số là công - nông và những người lao động khác.
* Nội dung:
- Nội dung chính trị: + Cùng tham gia vào chính quyền Nhà nước
+ Cùng bảo vệ chế độ và thành quả cách mạng
+ Dựa trên lập trường chính trị của GCCN
- Nd về kinh tế: + Xây dựng nền công - nông nghiệp hiện đại
+ Dựa trên chế độ công hữu về TLSX chủ yếu
+ Xd hệ thống chính sách KT phù hợp
+ Đặc biệt quan tâm đến GCND
- Nội dung về VH - XH: + Nâng cao dân trí
+ Xd một xã hội nhân văn, nhân đạo
+ Tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lí nhà nước
Câu 22: Trình bày khái niệm và bản chất của dân chủ XHCN.
* Khái niệm: Dân chủ là một phạm trù lịch sử phụ thuộc vào trình độ kinh tế - xã hội và sự xuất hiện của hệ thống pháp luật mà nhân dân tự giác thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ của mình.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin kế thừa những nhân tố hợp lí trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của nhân dân về dân chủ, đặc biệt là ý kiến cho rằng: dân chủ là nhu cầu khách quan, là quyền lực của nhân dân.
- Khi xã hội phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước, chế độ dân chủ thể hiện chủ yếu qua nhà nước, khi đó không có dân chủ thuần tuý, phi giai cấp. Trái lại, mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã hội.
Từ khi có nhà nước thì dân chủ còn với ý nghĩa là một chế độ chính trị. Trong đó, có các quyền bầu cử và bãi miễn các thành viên của nhà nước.
* Bản chất (đặc trưng cơ bản):
Một là, với tư cách là một chế độ nhà nước do nhân dân lao động sáng tạo ra, dưới sự lãnh đạo của ĐCS, dân chủ XHCN đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Nhà nước là một thiết chế chủ yếu để thực thi dân chủ. Đây là đặc trưng bản chất chính trị của nền dân chủ XHCN.
Hai là, đặc trưng kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu nhằm thỏa mãn không ngừng về nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân lao động.
Ba là, nền dân chủ XHCN là sự kết hợp hài hòa lợi ích của toàn xã hội do nhà nước của giai cấp công nhân đại diện nhằm động viên thu hút mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
Bốn là, nền dân chủ XHCN cần có những điều kiện tồn tại với tư cách là nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử mang bản chất GCCN, thực hiện trấn áp với thiểu số giai cấp bóc lột và phản động. Trong nền dân chủ đó, chuyên chính và dân chủ là hai mặt có qui định tác động lẫn nhau.
Câu 23: Trình bày khái niệm dân tộc và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin trong giải quyết vấn đề dân tộc.
* Khái niệm dân tộc:
- Nghĩa t1: chỉ cộng đồng người cụ thể, có mối liên hệ chặt chẽ, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với cộng đồng khác, xuất hiện sau cộng đồng bộ tộc, có kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên tròn cộng đồng đó.
- Nghĩa t2: chỉ cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.
* Nguyên tắc:
Giải quyết vấn đề dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Trên cơ sở tư tưởng của M, Ă về vấn đề dân tộc và giai cấp, cùng với sự phân tích 2 xu hướng của vấn đề dân tộc, Lênin đã nêu ra "Cương lĩnh dân tộc" với 3 nd cơ bản:
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: Tất cả các dân tộc, dù đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào... Mọi quốc gia đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
- Các dân tộc được quyền tự quyết: Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình. Khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc, cần đứng vững trên lập trường của GCCN, ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, đấu tranh chống những mưu toan lợi dụng quyền dân tộc tự quyết.
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: Đây là nội dung, tư tưởng cơ bản trong "Cương lĩnh dt" của Lênin, thể hiện bản chất quốc tế của GCCN, phong trào công nhân, phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.
Câu 24: Trình bày khái niệm tôn giáo, những nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong tiến trình xây dựng CNXH.
- Khái niệm: Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác định. Về bản chất tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội.
- Những nguyên nhân tồn tại của tôn giáo:
+ Nguyên nhân nhận thức (PTBHằng): Nhiều hiện tượng xã hội mà khoa học chưa lý giải được trong khi trình độ dân trí vẫn chưa thực sự được nâng cao khiến một bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải chúng từ sức mạnh của thần linh.
+ Nguyên nhân kinh tế: Trong đời sống, còn tồn tại sự bất bình đẳng, sự cách biệt lớn về đời sống giữa các nhóm dân cư. Những yếu tố may rủi vẫn ngẫu nhiên tác động đến con người, làm con người thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.
+ Nguyên nhân tâm lí: Tín ngưỡng, tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại, đã trở thành niềm tin, lối sống, phong tục tập quán, tình cảm của một số bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân qua nhiều thế hệ thậm chí là trong tiến trình xây dựng CNXH và trong XH XHCN.
+ Nguyên nhân chính trị - xã hội: Tôn giáo về cơ bản là tiêu cực nhưng trong các nguyên tắc của tôn giáo còn có những điểm phù hợp với chủ nghĩa xã hội về pháp luật, với đạo đức, thuần phong, mĩ tục của dân tộc. Vì thế, tôn giáo tồn tại trong chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng khách quan. Nhũng thế lực phản động lợi dụng tôn giáo như một phương tiện để chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH.
+ Nguyên nhân văn hóa: Đa số tín ngưỡng, tôn giáo đều gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân. Do vậy, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đòi hỏi phải bảo tồn tôn giáo ở những mức độ nhất định (Nhà thờ, chùa, thánh địa,...). Mặt khác, tín ngưỡng, tôn giáo có liên quan đến tình cảm, tư tưởng của một bộ phận dân cư. Vì vậy, sự tồn tại của tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa như là một hiện tượng khách quan.
Tóm lại, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội bảo thủ hơn so với tồn tại xã hội. Vì thế, điều kiện kinh tế - xã hội đã có những biến đổi to lớn nhưng tín ngưỡng, tôn giáo cũng không thể thay đổi ngay theo sự biến đổi kinh tế - xã hội mà nó phản ánh.
Câu 25: Trình bày những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong giải quyết vấn đề tôn giáo.
Tín ngưỡng, tôn giáo là những vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Do đó, những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải được xem xét, giải quyết hết sức thận trọng, cụ thể và chuẩn xác, có tính nguyên tắc với những phương thức linh hoạt theo quan điểm của chủ nghĩa M - L.
Một là, giải quyết những vấn đề phát sinh từ tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Do chủ nghĩa M - L và hệ thống tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho nd.
Hai là,tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân: Công dân có tôn giáo hay không có tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Cần phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.
Ba là, thực hiện đoàn kết những người có tôn giáo với những người không có tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết những người theo và không theo tôn giáo, đoàn kết dân tộc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ cộng đồng vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.
Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo. Trong quá trình xây dựng CNXH, khắc phục mặt tư tưởng là việc làm thường xuyên, lâu dài; đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, vừa phải khẩn trương, kiên quyết vừa phải thận trọng và có sách lược phù hợp với thực tế.
Năm là, phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo: Do trong mỗi thời kì LS khác nhau, vai trò và sự tác động của từng tôn giáo đv đời sống xh khác nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực, các vấn đề của XH có sự khác biệt.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro