16-20
Câu 16:Xử lý động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
1. Việc xử lý đối với động vật trên cạn mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Sở đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định tiêuhuỷ, giết mổ bắt buộc đối với những động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh phải tiêu huỷ, giết mổ bắt buộc theo quy định. Việc tiêu huỷ động vật phải được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này;
b) Việc giết mổ bắt buộc động vật phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh chỉ định và tại đó phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y theo quy định;
c) Phương tiện vận chuyển động vật giết mổ bắt buộc phải có sàn kín để không rơi vãi các chất thải trên đường đi và phải được khử trùng tiêu độc ngay sau vận chuyển;
d) Nơi giết mổ, dụng cụ giết mổ, chất thải của động vật bị giết mổ bắt buộc phải được xử lý, khử trùng tiêu độc sau giết mổ;
đ) Thân thịt của động vật bị giết mổ bắt buộc không được sử dụng ở dạng tươi sống, mà phải được xử lý bảo đảm vệ sinh thú y theo quy định. Những phụ phẩm, sản phẩm khác của động vật bị giết mổ bắt buộc không sử dụng được làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, chế biến công nghiệp thì phải tiêu hủy theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này.
2. Việc xử lý đối với động vật dưới nước, lưỡng cư mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định của Bộ Thủy sản.
Câu 17: Khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn
1. Khi vận chuyển, lưu thông trong nước động vật, sản phẩm động vật có
trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch, phải
khai báo và gửi hồ sơ kiểm dịch theo mẫu quy định đến cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành về thú y có thẩm quyền. Việc khai báo kiểm dịch quy định như sau:
a) Khai báo trước ít nhất 05 (năm) ngày nếu động vật đã được áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định và còn miễn dịch; từ 15 (mười lăm) đến 30 (ba mươi) ngày nếu động vật chưa được áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định hoặc không có miễn dịch;
b) Khai báo trước ít nhất 03 (ba) ngày nếu sản phẩm động vật đã được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y hoặc gửi qua đường bưu điện; 10 (mười) ngày nếu sản phẩm động vật chưa được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y.
Trong phạm vi 02 (hai) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xác nhận đăng ký kiểm dịch và thông báo địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch.
Câu 18:Điều kiện vệ sinh thú y trong kinh doanh động vật, sản phẩm động vật
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ phải
ở khu riêng biệt với các loại hàng hóa khác và bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú
y sau đây:
a) Phương tiện bày bán, dụng cụ chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng;
b) Có biện pháp bảo quản để sản phẩm động vật không bị nhiễm bẩn, biến
chất;
c) Nơi mua bán, vật dụng dùng trong việc mua bán động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh sạch sẽ sau khi bán;
d) Nước thải trong quá trình kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ phải được xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y trước khi thải ra môi trường.
2. Nơi tập trung, mua bán động vật trên cạn phải xa khu dân cư, các công
trình công cộng; được vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi lần tập trung, mua bán
động vật.
3. Nghiêm cấm mua bán:
a) Động vật trên cạn mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc động vật chết bất thường chưa rõ nguyên nhân;
b) Động vật dưới nước, lưỡng cư có xuất xứ từ vùng cấm thu hoạch;
c) Động vật bị bơm, chích nước hoặc các loại dịch lỏng gây hại cho người sử
dụng;
d) Sản phẩm động vật biến chất, chứa hóa chất, phẩm màu không được phép sử dụng.
Câu 19:Điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
1. Phương tiện vận chuyển động vật trên cạnphải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:
a) An toàn về mặt kỹ thuật để bảo vệ động vật trong suốt quá trình vận chuyển;
b) Nơi chứa động vật phải có đủ diện tích, không gian để động vật có thể
đứng, nằm ở vị trí tự nhiên; có lồng, cũi, hộp để bảo đảm an toàn cho động vật
trong quá trình vận chuyển; sàn phải phẳng, không trơn, kín không để lọt nước và
chất thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển; dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc;
c) Đối với phương tiện vận chuyển kín phải có hệ thống thông khí thích hợp để bảo đảm đủ độ thông khí cần thiết.
Câu 20:Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề.
1. Điều kiện về bằng cấp chuyên môn:
a) Người hành nghề chẩn đoán, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thuỷ sảnđối với hành nghề thú y thuỷ sản. Người hành nghề tiêm phòng, thiến, hoạn động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh cấp;
b) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở hành nghề xét nghiệm bệnh, phẫu thuật động vật tối thiểu phải có bằng bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y hoặc cử nhân sinh học, hóa sinh, kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đã qua lớp đào tạo về xét nghiệm bệnh động vật thuỷ sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản; có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;
c) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở hành nghề sản xuất, kiểm nghiệmthuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y, dược sỹ,cử nhân hóa học hoặc sinh học, kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản; có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề;
d) Chủ cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá
chất dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp thú y, chăn nuôi thú y, hoặc
trung cấp sinh học, nuôi trồng thuỷ sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản. Người
trực tiếp bán hàng tối thiểu phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp tập huấn về lĩnh vực
đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh
cấp;
đ) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở thử nghiệm, khảo nghiệm
thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y tối thiểu
phải có bằng bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y hoặc cử nhân sinh học, hóa sinh,
kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đã tốt nghiệp lớp đào tạo về chuyên ngành thú y đối với
hành nghề thú y thuỷ sản; có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
đăng ký hành nghề;
e) Chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y tối thiểu phải có bằng bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi thú y hoặc cử nhân sinh học, hoá sinh, kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản đã tốt nghiệp lớp đào tạo về chuyên ngành thú y đối với hành nghề thú y thuỷ sản;
f) Người hành nghề tư vấn, dịch vụ kỹ thuật về thú y tối thiểu phải có bằng
trung cấp thú y, trung cấp chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thuỷ sản đã
tốt nghiệp lớp đào tạo về chuyên ngành thú y đối với hành nghề thú y thuỷ sản.
2. Người được cấp chứng chỉ hành nghề thú y phải có giấy khám sức khỏe xác nhận đủ sức khỏe để làm việc của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp.
3. Đối với người nước ngoài, ngoài những quy định tại các khoản 1, 2 Điều này còn phải có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và không thuộc đối tượng quy định tại Điều 66của Nghị định này.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro