15 kỹ năng cơ bản cho sinh viên Việt Nam
Mục lục:
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: KỸ NĂNG QUẢN LÝ BẢN THÂN4
1.QUẢN LÝ BẢN THÂN -
2.KỸ NĂNG NHẬN THỨC CUỘC SỐNG
3.QUẢN LÝ THỜI GIAN14
4.KỸ NĂNG VƯỢT QUA KHÓ KHĂN VÀ ÁP LỰC
CHƯƠNG II: KỸ NĂNG NHẬN THỨC
1.KỸ NĂNG TƯ DUY TÍCH CỰC
2. KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
3.KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
4.KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN
5.KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH
CHƯƠNG III: KỸ NĂNG XÃ HỘI
1.KỸ NĂNG TRONG GIAO TIẾP ỨNG XỬ
2.KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
3.LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ
4.TẠO LẬP VÀ DUY TRÌ CÁC MỐI QUAN HỆ
5.THUYẾT PHỤC VÀ GÂY ẢNH HƯỞNG
6.KỸ NĂNG TÌM VIỆC VÀ CHINH PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tế hiện nay cho thấy giới trẻ Việt Nam thiếu các kỹ năng sống. VIệc giáo dục ở gia đình và nhà trường thường mang nặng tính lý thuyết, áp lực học văn hóa mà quên mất trang bị cho các bạn trẻ những kỹ năng thiết thực để đối mặt với các tình huống thiết thực trong đời sống.
" 15 KỸ NĂNG CƠ BẢN CHO SINH VIÊN VIỆT NAM " cung cấp cho các bạn trẻ đặc biệt là các bạn sinh viên những kỹ năng mềm quan trọng. Và cách thức vận dụng những kỹ năng đó để làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình. Xây dựng nền tảng vững chắc trong việc tạo dưng tư thế chủ động sáng tạo của một bạn trẻ năng động. Giúp bạn trẻ đối đầu và tìm cách vượt qua những áp lực tâm lý về công việc , học tập cũng như các mối quan hệ phức tạp khác trong cuộc sống và đặc biệt là công việc tương lai
CHƯƠNG I: KỸ NĂNG QUẢN LÝ BẢN THÂNQuản lý bản thân - Kỹ năng giúp bạn hoàn thành ước mơ
Có kỹ năng làm chủ, quản lý bản thân tốt, bạn sẽ đạt được mọi ước mơ, mọi mục đích hợp lý của mình, dù đó là mục đích lớn hay một nhiệm vụ nhỏ.
1. Thế nào là kỹ năng quản lý bản thân?
Đó là những cách thức ( phương pháp, chiến thuật) của cá nhân giúp cho cá nhân đó có cuộc sống tốt đẹp hơn, bao gồm việc đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch, lập chương trình thực hiện mục tiêu, tự tiến hành công việc và tự đánh giá kết quả.
Một người làm chủ bản thân, có kĩ năng quản lý bản thân biết: Mình muốn gì, không muốn gì, thuận lợi và khó khăn có thể gặp khi thực hiện mục tiêu, sự kiên định mục tiêu đã đề ra, biết điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp khi cần thiết, lường trước những hậu quả xấu có thể xảy ra và tìm được giải pháp khắc phục, đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra.
Ví dụ: Một sinh viên đặt mục tiêu phấn đấu đạt học bổng trong năm học tới. Sinh viên đó biết cách xác định:
- Tình trạng học tập của mình hiện nay ra sao (Mới đang đứng thứ 15 trong lớp)
- Thế mạnh của mình khi theo đuổi mục tiêu (Bố mẹ quan tâm, có chị gái học rất giỏi, có thể hỗ trợ, bản thân học khá nếu chăm chỉ hơn…)
- Điểm yếu của mình (Ham chơi, dễ bị bạn bè lôi kéo)
- Cách khắc phục nhược điểm, điểm yếu của mình. (Sẽ từ chối khi bạn rủ bỏ học đi chơi, sẽ tìm lý do thích hợp để từ chối…)
- Cách học tập để đạt mục tiêu (Dành nhiều thời gian cho môn còn kém, cố gắng hoàn thành bài tập ở lớp, chăm chỉ lên thư viện…)
- Đánh giá kết quả học tập của mình (thông qua các bài kiểm tra, các lần xung phong lên bảng, sự đánh giá của bạn bè, thầy cô …)
Chúng ta nói một sinh viên như vậy có kĩ năng làm chủ bản thân hay có kĩ năng quản lý bản thân.
2. Nội dung kỹ năng quản lý bản thân.
Xác định rõ ràng mục tiêu: Ví dụ: Mỗi ngày sẽ học 4 tiếng; chạy bộ 3 km buổi sáng; tự giặt quần áo.
Xác định rõ khi nào thì thực hiện những mục tiêu đề ra: Ví dụ: Hàng ngày; từ thứ hai đến thứ sáu; một tuần 2 lần; bất cứ lúc nào…
Ghi chép tiến trình hoàn thành hoặc không hoàn thành công việc đề raí dụ: Có tờ lịch treo trên tường, mỗi khi hoàn thành công việc nào đó, đánh dấu lên lịch để theo dõi.
Lắng nghe nhận xét của mọi người xung quanh. Nói cho mọi người biết mục tiêu phấn đấu của mình và tiến trình thực hiện. Nhờ người ta theo dõi, đánh giá, nhắc nhở mình trong quá trình thực hiện công việc. Nhờ người khác khen thưởng, động viên,khi bạn hoàn thành hoặc nhắc nhở, phạt mình khi mình chưa hoàn thành công việc.
Tự phạt mình khi không hoàn thành công việc hoặc giao hẹn với một ai đó theo dõi giúp mình. Nếu mình chưa hoàn thành một công việc nào đó đã đề ra, tự mình xử phạt mình hoặc nhờ người khác phạt mình để rèn tính kỷ luậtcho bản thân. Ví dụ: Khi bạn không hoàn thành bài ở nhà, tự phạt mình bằng cách không được đi chơi bóng vào lúc 5h chiều cùng các bạn. Hoặc, nếu bạn phạm một điều gì đó, bạn sẽ phảichiêu đãi bạn thân của mình một món ăn nào đó ( vừa túi tiền như que kem, góiô mai nhỏ…)
Chia nhỏ nhiệm vụ, mục tiêu thành những mục tiêu nhỏ hơn. Ví dụ, để đạt mục tiêu “ Nói năng lưu loát ở chỗ đông người”, bạn hãy chia nhiệm vụ này thành những mốc nhỏ, cụ thể như: Có thể tự nhiên hơn khi lên bảng trả lời bài; Có thể đứng trước nhóm bạn thân, nói năng tự nhiên; Đứng trước lớp nói không run; Đứng trước lớp nói lưu loát; Đứng trước toàn trường nói năng lưu loát; Nói năng lưu loát ở bất cứ hoàn cảnh nào… Tham lam, nóng vội là nguyên nhân dẫn tới khó quản lý bản thân.
3. Kỹ năng nhận thức bản thân.
Kỹ năng nhận thức bản thân là tìm lại chính mình, lắng nghe, thấu hiểu về chính mình và từ đó có thể cảm nhận được cảm xúc của nhiều người khác nữa. Mỗi cá nhân đều có những tố chất khác nhau, nhu cầu và mong muốn khác nhau và cách thể hiện cảm xúc cũng khác nhau. Thông qua tất cả sự khéo léo, thông minh, tế nhị - đặc biệt là nếu chúng ta muốn thành công trong giao tiếp, giải quyết vấn đề, thì kỹ năng nhận thức cảm xúc bản thân lại càng trở lên quan trọng, có thể nói nó chính là kỹ năng cơ bản cần có để phát triển nhiều kỹ năng khác.
- Khả năng tự nhận thức:
Có khả năng nhận thức tốt, từng lúc thấy ngay được cảm xúc của chính mình và vì thế, không để cho cảm xúc lấn át lý trí làm phát sinh những phản ứng tiêu cực.
Biết điểm mạnh, điểm yếu của mình để biết lĩnh vực nào là lĩnh vực có thể làm tốt, lĩnh vực nào yếu kém cần phải khắc phục. Rỏ ràng, khả năng tự nhận thức là kỹ năng quan trọng nhất cho việc tự học, tự lập, tự thân vận động.
- Khả năng tự điều chỉnh:
Khả năng kiểm soát những cảm xúc và sự bộc phát, tránh được những phản ứng hồ đồ. Người có khả năng tự điều chỉnh này không cho phép mình trở nên quá giận dữ, đố kỵ và họ không được bốc đồng hay có những quyết định thiếu cẩn thận. Họ nghĩ trước khi họ hành động. Đặc điểm của khả năng tự điều chỉnh là có sự suy tính, thoải mái với những thay đổi, trung thực và có khả năng để nói lời từ chối nhã nhặn.
4. Kỹ năng làm chủ cảm xúc
Xin cho phép tôi hỏi bạn một câu hỏi quan trọng. Bạn có luôn quản lý được cảm xúc của bạn không? Nói một cách cụ thể hơn, trước thời điểm bạn cảm thấy buồn, bạn có tự nói với bản thân rằng “Ừm… bây giờ mình sẽ sắp buồn đây” và lâm vào tâm trạng buồn phiền ngay sau đó không? Hay khi bạn cảm thấy tràn trề tự tin cũng thế. Có phải chính bạn đã điều khiển bản thân mình vào trạng thái tự tin đó không?
Có phải đã có những lúc bạn đang cảm thấy vui vẻ, nhưng bất chợt bạn cảm thấy “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” không? Hay đã bao giờ bạn bắt đầu một ngày mới cảm thấy cực kỳ yêu đời nhưng chẳng bao lâu sau, bạn không còn “chút lửa”, mất hẳn động lực làm việc chưa? Tại sao lại như vậy?
Khi bạn không quản lý cảm xúc của bạn một cách có nhận thức, não bộ của bạn sẽ “chạy tự động” và chuyển bạn vào các cảm xúc khác nhau. Tệ hơn nữa, sau một thời gian lặp đi lặp lại, nhiều cảm xúc trở thành thói quen cố hữu của bạn. Việc này giải thích tại sao nhiều người vẫn cảm thấy buồn ngủ và không tỉnh táo cho dù đã ngủ được bảy tám giờ trước đó. Hoặc có những người khi bước vào công ty, nhìn thấy núi việc chồng chất là cảm thấy nản chí và chỉ muốn bỏ việc ngay lập tức. Tất cả những thói quen cảm xúc giới hạn này đã được lập trình sẵn trong tiềm thức của bạn và do các kết nối nơ-ron tạo ra. Bây giờ thì bạn đã hiểu tại sao nhiều người than vãn là họ không quản lý được cảm xúc và cuộc sống của họ rồi chứ?
Có phải những người thành công lúc nào cũng cảm thấy lạc quan là vì họ luôn được “trời đất phù hộ” nên gặp những chuyện vui vẻ, may mắn không? Có phải ít khi nào họ gặp khó khăn trở ngại trong cuộc sống không? Có phải họ luôn có người ở bên cạnh động viên an ủi họ không? Có phải họ thường đạt được mục tiêu và chẳng biết đến thất bại là gì không? Dĩ nhiên là không phải vậy. Những người thành công vẫn có thể gặp phải những chuyện tồi tệ bên ngoài như bao người khác, điểm khác biệt nằm ở chỗ họ duy trì được cảm xúc tích cực bên trong cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa. Những cảm xúc tích cực này tiếp tục thúc đẩy họ hành động nhiều hơn cho đến khi họ đạt được kết quả mong muốn.
Tại sao những người thành công làm được điều này? Đó là vì họ chịu trách nhiệm cho cảm xúc của họ và biết cách điều khiển cảm xúc bản thân một cách có nhận thức. Những người trung bình, mặt khác, luôn cho rằng cảm xúc của mình liên tục bị những thói quen xấu và môi trường xung quanh kiểm soát.
Cho nên, ngay từ bây giờ, bạn hãy bắt đầu làm chủ cảm xúc của mình và học cách liên tục đặt bản thân vào những cảm xúc tích cực để giúp bạn đạt được hiệu quả làm việc tối đa. Để làm được điều này, việc đầu tiên mà bạn cần phải hiểu là… chính bạn tạo ra cảm xúc của mình.
Các cảm xúc phổ biến của một người học giỏi cũng như thành công:
1/ Động lực mạnh mẻ
2/ Đam mê
3/ Tự tin
4/ Vui vẻ
5/ Phấn khởi
6/ Tràn đầy sinh lực
7/ Tò mò
Nếu chỉ số IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt thì chỉ số EQ lại chiếm đến 75% sự thành đạt và hạnh phúc của một con người.
Vì thế, hãy “làm chủ” cảm xúc trước khi chúng “quản lý” chúng ta. Những cảm xúc tiêu cực thường gặp như: thất vọng, cáu gắt, lo lắng, bồn chồn, tức giận… Sự thất vọng thường xuất hiện khi chúng ta rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan, cảm thấy bế tắc, không thể giải quyết được vấn đề, hoặc quá nhiều áp lực có thể dẫn đến lo lắng thái quá… Khi có những cảm xúc tốt, chúng ta sẽ có những tương tác tích cực; và ngược lại, những cảm xúc không tốt sẽ hướng chúng ta đến những hành động tiêu cực.
Như vậy, chìa khoá mấu chốt cho việc kiểm soát những vấn đề trên là:
- Nguyên tắc “Tại và Hiện” (Here and Now): Sống trọn vẹn từng giây phút của hiện tại, không hoài niệm quá khứ cũng chẳng lo lắng về tương lai; xác định “Muốn và Cần”, bởi những điều chúng ta “muốn” chưa chắc đã là những điều chúng ta “cần”; không quá phấn khích trước những lời khen và giữ bình tĩnh ứng xử với những lời chỉ trích; thay vì thay đổi người khác thì trước hết, ta nên thay đổi chính mình.
- “Hạnh phúc tại tâm”: Ước muốn và khao khát của tất cả mọi người là được hạnh phúc, nhưng thực tế, đối với nhiều người, cuộc đời chẳng có gì đáng vui! Như vậy, phải tìm kiếm hạnh phúc ở đâu? Niềm vui, hạnh phúc không nhất thiết phải đến từ bên ngoài, cũng chẳng nhất thiết phụ thuộc vào tác động của ngoại cảnh. Hạnh phúc không ở đâu xa mà xuất phát từ chính trong mỗi người chúng ta. Do đó, “đừng đem đau khổ cho người khác và cũng đừng nhận đau khổ từ ai”.
- Mặc dù cảm xúc là tự nhiên nhưng chúng ta có thể quản lý nó trước hết bằng cách thay đổi suy nghĩ, từ đó sẽ thay đổi và chuyển hoá cảm xúc. Tư duy tích cực sẽ tạo ra cảm xúc tích cực. “10% cuộc đời là những gì xảy đến với bạn, còn 90% còn lại là do phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy đến đó”. Bản chất sự việc là bất biến, duy chỉ có một điều chúng ta có thể thay đổi được chính là thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận của bản thân đối với sự việc đó theo chiều hướng tích cực.
Tham khảo thêm các kỹ năng cần thiết trong Ebook "15 KỸ NĂNG CƠ BẢN CHO SINH VIÊN VIỆT NAM" được nhóm sinh viên Khoa xuất bản biên soạn và chọn lọc với sự giúp đỡ của Cô Kim Hương - giảng viên môn Xuất bản phẩm điện tử - khoa XUẤT BẢN. E BOOK HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ. Mong các bạn sẽ ủng hộ chúng mình. CHỈ VỚI 1 CÚ CLICK CHUỘT BẠN ĐÃ CÓ TRONG TAY CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG.
Đây là link tải Ebook
http://www.mediafire.com/view/q9bryodyit7j229/15_Ky_nang_co_ban_cho_sinh_vien_VN.pdf
LINK FAN PAGE "15 kỹ năng cơ bản cho sinh viên Việt Nam" để tham khảo thêm những kiến thức bổ ích
https://www.facebook.com/pages/15-kỹ-năng-cơ-bản-cho-sinh-viên-Việt-Nam/178468585679342
Và chúng mình xin đảm bảo SẼ KHÔNG CÓ VIRUT HAY BẤT KÌ SỰ CỐ NÀO KHI CÁC BẠN TẢI EBOOK VỀ MÁY TÍNH.
Cảm ơn bạn đã quan tâm
Nhóm Color - Khoa Xuất Bản - ĐH Văn hóa TP.HCM
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro