12 SỎI HỆ TIẾT NIỆU
SỎI HỆ TIẾT NIỆU
Sỏi thận tạo thành do nhiễm khuẩn có các đặc điểm sau, trừ một:
A. Thành phần gồm Phosphate, Amoniac, Magnesie.
B. Do các vi khuẩn Proteus, Pseudomonas, Klebsiella gây ra.
C. Tạo thành trong môi trường kiềm.
D. Tạo thành trong môi trường acid.
E. Sỏi có hình dạng san hô.
Sỏi acid urique không có các đặc tính sau, ngoai trừ:
A. Tạo ra trong môi trường kiềm.
B. Tạo ra trong môi trường acid.
C. Cản quang.
D. Không tan được khi kiềm hoá nước tiểu.
E. Tạo hình ảnh khối tăng âm nhưng không có bóng lưng trên siêu âm.
Sỏi niệu quản có các đặc tính sau, ngoại trừ:
A. 80% là do từ thận rơi xuống.
B. 75% các trường hợp nằm ở đoạn 1/3 dưới của niệu quản.
C. Khi bị hai bên thì rất nguy hiểm vì có thể gây vô niệu (anurie).
D. Khi bị hai bên thì rất nguy hiểm vì có thể gây bí tiểu.
E. Khi bị một bên thì cũng nhanh chóng dẫn tới hư hại chức năng thận cùng bên.
Một bệnh nhân có tiền sử bị đau âm ỉ thắt lưng một bên, có lúc lên cơn đau quặn thận từ một năm nay, thời gian gần đây thấy hết đau lưng nhưng xuất hiện đái rắt, đái buốt, có lúc tắc tiểu giữa dòng đó là:
A. Sỏi niệu quản làm thận mất chức năng.
B. Sỏi thận biến chứng nhiễm trùng tiết niệu.
C. Sỏi niệu quản di chuyển rơi xuống bàng quang.
D. Sỏi bàng quang gây nhiễm trùng và mất chức năng thận.
E. Sỏi niệu đạo kẹt.
Sỏi bàng quang là một trong những nguyên nhân gây ra các biến chứng sau, ngoại trừ:
A. Nhiễm trùng niệu.
B. Xơ hẹp cổ bàng quang.
C. Rối loạn tiểu tiện.
D. Bí tiểu cấp.
E. Đái máu.
Sỏi Oxalate calci và photphate calci :
A. Chiếm tỷ lệ thấp trong các loại sỏi tiết niệu
B. Chiếm tỷ lệ cao nhất và không thấy được trong phim hệ tiết niệu không chuẩn bị
C. Chiếm tỷ lệ thấp nhất và thấy được trong phim chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị
D. Chiếm tỷ lệ cao nhất (95%) và cản quang
E. Tất cả đều đúng
Sỏi acid urique và cystine :
A. Là loại sỏi thường gặp
B. Là loại thường gặp và không thấy được trên phim chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị
C. Là loại ít gặp và thấy được trên phim chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị
D. Là loại ít gặp (3-5%) và không cản quang
E. Tất cả đều sai
Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất của sỏi đường tiết niệu trên:
A. Đái máu
B. Đái máu toàn bãi
C. Đái máu cuối bãi
D. Đau quặn thận
E. Đau âm ỉ thắt lưng
Cơn đau quặn thận do sỏi:
A. Khởi phát đột ngột sau hoạt động mạnh
B. Có cường độ dữ dội không có tư thế giảm đau
C. Vị trí đau tùy theo vị trí sỏi
D. Lan về phía đùi bộ phận sinh dục ngoài
E. Tất cả đều đúng
Mối liên quan giữa kích thước viên sỏi đường tiết niệu trên và cơn đau quặn thận:
A. Sỏi càng to càng dễ bị đau quặn thận
B. Sỏi càng nhỏ càng dễ bị đau quặn thận
C. Có mối liên quan
D. Không có mối liên quan
E. Cơn đau quặn thận có thể được gây ra bởi 1 viên sỏi có kích thước bất kỳ
Trong cơn đau quặn thận có nôn mữa chướng bụng và bí trung đại tiện. Đây là:
A. Tắc ruột cơ học
B. Tắc ruột cơ năng
C. Tắc ruột cơ năng và không cần quan tâm
D. Tắc ruột cơ năng và cần chẩn đoán phân biệt với một cấp cứu bụng ngoại khoa
E. Tình trạng này thường dễ phát hiện và chẩn đoán được nguyên nhân
Đái máu trong sỏi đường tiết niệu trên là:
A. Đái máu tự nhiên
B. Đái máu đầu bãi
C. Đái máu cuối bãi
D. Đái máu toàn bãi và tự nhiên
E. Đái máu toàn bãi sau khi vận động mạnh
Trên phim chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị thấy có nhiều nốt cản quang phát ra từ vùng "ranh giới" giữa vỏ thận và tủy thận bờ tròn đều, đường kính thay đổi từ 1mm đến vài mm.
A. Đây là sỏi nhu mô thận
B. Đây là sỏi san hô
C. Đây là sỏi đài thận đơn độc
D. Đây là sỏi đài thận và không nguy hiểm
E. Đây là sỏi đài thận thứ phát sau tình trạng ứ đọng nước tiểu trong thận do tắc nghẽn ở bể thận.
Một bệnh nhân lên cơn đau quặn thận kèm đi tiểu buốt tiểu rắt là do:
A. Nhiễm trùng tiết niệu
B. Có sỏi bàng quang kèm theo
C. Sỏi niệu quản kích thích bàng quang
D. Hai triệu chứng trên không có liên quan gì đến nhau
E. Sỏi niệu quản không bao giờ gây rối loạn tiểu tiện
Cơn đau quặn thận do sỏi niệu quản xảy ra khi:
A. Tăng áp lực đột ngột tại bể thận - niệu quản
B. Tăng áp lực từ từ tại bể thận - niệu quản
C. Thận ứ nước lớn
D. Chức năng thận còn tốt mà tắc nghẽn niệu quản thì hoàn toàn
E. A và D đúng
Để chẩn đoán sỏi tiết niệu, xét nghiệm nào sau đây cần phải làm đầu tiên:
A. Định lượng calci máu
B. Định lượng oxalate nước tiểu
C. Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị
D. Siêu âm hệ tiết niệu
E. Chụp niệu đồ tĩnh mạch
Trong sỏi đường tiết niệu trên, siêu âm có các vai trò sau đây trừ mổ:
A. Phát hiện được sỏi cản quang
B. Phát hiện được sỏi không cản quang
C. Đánh giá phần nào chức năng thận không qua đo độ dày nhu mô thận
D. Chẩn đoán được nhiễm trùng thận
E. Đánh giá mức độ ứ nước thận
Trên phim chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV) của một bệnh nhân thấy có một hình khuyết sáng ở bể thận, làm siêu âm thấy hình khuyết đó tạo bóng lưng (Cône d'ombre). Hình khuyết đó là:
Sỏi cản quang bể thận
Sỏi không cản quang bể thận
U bể thận
Cục máu đông trong bể thận
Dấu ấn của mạch máu vào bể thận
Một thanh niên vào viện vì bí tiểu cấp, nguyên nhân nào sau đây hay gặp nhất:
A. Viêm tiền liệt tuyến cấp
B. Giập niệu đạo sau chấn thương
C. Sỏi kẹt niệu đạo
D. Hẹp niệu đạo
E. U bàng quang
Triệu chứng hay gặp nhất trong sỏi bàng quang là:
A. Đái máu cuối bãi
B. Rối loạn tiểu tiện dạng tiểu rắt tiểu buốt
C. Đái tắc giữa dòng
D. Đái máu toàn bãi
E. Đái khó
Điền vào chỗ trống: Sỏi thận tạo thành do nhiễm khuẩn trong môi trường.............
Chọn nhiều khả năng: Trên UIV thấy có hình khuyết sáng ở bể thận. Để xác định đó là sỏi không cản quang hay khối u bể thận, xét nghiệm đơn giản để chẩn đoán:
A. Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị (ASP)
B. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan)
C. Siêu âm
D. Chụp niệu quản-bể thận ngược dòng (UPR)
E. Thận đồ
Điền vào chỗ trống: Nguyên nhân thường gặp của sỏi bàng quang ở trẻ em là do tình trạng (1)................................và (2)......................................
Điền vào chỗ trống: Đặc tính của sỏi Cystine là:
A. .............................. trên phim hệ tiết niệu không chuẩn bị
B. ............................., không thể điều trị thành công bằng tán sỏi ngoài cơ thể
Điền vào chỗ trống: Hình ảnh giúp nghĩ nhiều đến sỏi cản quang hệ tiết niệu trên phim ASP là: ..........................................................
Điền vào chỗ trống: Hai tiêu chuẩn quan trọng nhất của một phim hệ tiết niệu không chuẩn bị là:
A: ....................................................
B: ....................................................
Chọn nhiều khả năng: Một bệnh nhân bị đau quặn thận 1 bên, thận đối diện bình thường trên SA và ASP, có biểu hiện tiểu ít (Vnt <300ml/24h) là do:
A. Thận đối diện có sỏi không cản quang không phát hiện được trên SA và ASP
B. Động mạch thận đối diện bị teo
C. Hẹp niệu quản đối diện
D. Phản xạ giảm tiết của thận đối diện
E. Suy thận cấp do tắc nghẽn
Chọn câu đúng nhất: Trên ASP có hình cản quang tròn đều ở rốn thận. Đây có thể là:
A. Sỏi đài thận
B. Sỏi bể thận đơn thuần
C. Sỏi khúc nối bể thận - niệu quản
D. Sỏi bể thận thứ phát sau hẹp khúc nối bể thận - niệu quản
E. Sỏi niệu quản
Điền vào chỗ trống: Sỏi thận phải nhỏ, nhiều viên, tròn, mật độ cản quang kém trên ASP. Cần chẩn đoán phân biệt vơí ...............................
Điền vào chỗ trống: Phương tiện giúp chẩn đoán phân biệt sỏi thận phải với sỏi túi mật khi thấy hình cản quang ở vùng hạ sườn phải trên phim ASP là ........
Cơ chế của cơn đau quặn thận điển hình?
Điền vào chỗ trống: Một bệnh nhân vào viện vì đau thắt lưng phải kèm sốt cao 39°C. Chẩn đoán sơ bộ trên lâm sàng là:........ ...
Một bệnh nhân bị viêm thận -bể thận phải cấp, xét nghiệm huyết học và vi trùng cần làm là:
A:...
B:...
C:...
Một bệnh nhân có triệu chứng của viêm thận-bể thận cấp. Xét nghiệm hình ảnh cần làm khẩn là:
A:...
B:...
Mục đích của các xét nghiệm hình ảnh khẩn cần làm cho bệnh nhân bị viêm thận bể thận cấp là gì?
Nêu các đặc điểm của sỏi bàng quang trên phim ASP.
Chẩn đoán phân biệt sỏi niệu quản đoạn tiểu khung và vôi hoá tĩnh mạch trên phim ASP.
Nêu các phương tiện giúp chẩn đoán chính xác sỏi niệu quản đoạn tiểu khung
Một nam bệnh nhân 70 tuổi vào viện vì đi làm siêu âm phát hiện có sỏi bàng quang, khi khám lâm sàng cần làm gì để phát hiện một bệnh lý là nguyên nhân của sỏi bàng quang :
A. Khám thận
B. Khám cầu bàng quang
C. Khám trực tràng
D. Khám bàng quang
E. Khám bìu
Trên phim chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị, trong những trường hợp nào sau đây khó phát hiện sỏi cản quang hệ tiết niệu,ngoại trừ:
A. Sỏi có kích thước nhỏ (0,3cm ở tiểu khung)
B. Sỏi nằm chồng lên xương
C. Thụt tháo không sạch
D. Thận ứ nước lớn
E. Bệnh nhân béo
Chẩn đoán sỏi bàng quang chắc chắn nhất là bằng :
A. Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị
B. Chụp niệu đồ tĩnh mạch
C. Soi bàng quang
D. Làm nghiệm pháp chạm kim khí
E. Siêu âm
Sỏi niệu quản có thể gây ra các biến chứng sau, ngoại trừ:
A. Thận ứ nước
B. Thận ứ mủ
C. Suy thận
D. Vô niệu
E. Bí tiểu cấp
Một bệnh nhân nam 70 tuổi được chẩn đoán u xơ tiền liệt tuyến và sỏi bàng quang, làm siêu âm thấy cả hai thận giãn :
A. Cả 2 thận giãn là do sỏi bàng quang
B. Cả hai thận giãn là do u xơ tiền liệt tuyến
C. Ba yếu tố trên không có liên quan nhau
D. Hai thận giãn là do sỏi niệu quản hai bên và cần xác định điều đó
E. Sỏi bàng quang và hai thận giãn thận giãn là hai biến chứng của u xơ tiền liệt tuyến
Biến chứng náo sau đây của sỏi niệu quản có triệu chứng sốt cao, rét run :
A. Thận ứ nước
B. Thận ứ mủ
C. Vô niệu
D. Viêm thận bể thận cấp
E. Không có biến chứng nào
Vô niệu có thể xảy ra trong các trường hợp sau, ngoại trừ:
A. Sỏi niệu quản hai bên
B. Sỏi niệu quản bên này, sỏi thận bên kia
C. Sỏi niệu quản một bên, sỏi bàng quang
D. Sỏi thận hai bên
E. Sỏi niệu quản trên thận duy nhất
Sỏi bàng quang không thể gây các biến chứng sau đây, ngoại trừ:
A. Nhiễm trùng thận
B. Bí tiểu cấp
C. Vô niệu
D. Túi thừa bàng quang
E. Giãn bàng quang
Khám thấy thận lớn, nguyên nhân hay gặp là :
A. Ung thư thận
B. Ung thư bể thận
C. Thận ứ nước do sỏi
D. Thận đa nang
E. Thận lớn bù trừ
Trên phim chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị, sỏi bàng quang dễ nhầm với, ngoại trừ:
A. Sỏi tĩnh mạch
B. Vôi hóa buồng trứng
C. Vôi hóa tiền liệt tuyến
D. Sỏi niệu quản loạn thành
E. Gai xương mu
Ở Việt nam, nguyên nhân thường gặp của sỏi bàng quang ở trẻ em là :
A. Dị dạng đường tiết niệu
B. Uống nước nhiều chất cặn
C. Trẻ uống ít nước
D. Dinh dưỡng kém đầy đủ
E. Thời tiết nóng bức
Chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bị ảnh hưởng của thận do sỏi bằng :
A. Chụp niệu đồ tĩnh mạch
B. Siêu âm
C. Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị
D. Chụp nhấp nháy thận (thận đồ)
E. Chụp niệu quản bể thận ngược dòng
Một bệnh nhân bị thận phải lớn nghi do sỏi niệu quản, chụp niệu đồ tĩnh mạch trên phim sau 2 giờ không thấy thuốc cản quang ngấm vào đài bể thận :
A. Thận câm
B. Không cần chụp thêm phim UIV nữa
C. Ngừng chụp UIV thay bằng chụp UPR
D. Tiếp tục chụp các phim chậm, nếu không thấy chỗ tắc do sỏi thì chụp UPR
E. Ngừng chụp và làm siêu âm thận
Một bệnh nhân vào viện vì đái máu toàn bãi và đau thắt lưng phải sau khi tai nạn lao động. Chụp phim hệ tiết niệu không chuẩn bị thấy có sỏi thận phải :
A. Đây là một trường hợp sỏi thận đơn thuần
B. Đây là một trường hợp chấn thương thận đơn thuần
C. Đái máu là do sỏi cọ xát vào niêm mạc bể thận
D. Đau thắt lưng là do sỏi di động
E. Đây là trường hợp chấn thương thận
Một bệnh nhân bị sỏi niệu quản gây sỏi ứ nước căng to. Định lượng créatine máu để
A. Đánh giá chức năng thận phải
B. Đánh giá chức năng thận trái
C. Đánh giá chức năng thận cả hai bên
D. Đánh giá chức năng chuyển hóa protide của gan
E. Không có giá trị gì
Một bệnh vào viện vì chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị có sỏi niệu quản hai bên, xét nghiệm cần làm khẩn là :
A. Công thức máu
B. Siêu âm
C. Chụp niệu đồ tĩnh mạch
D. Định lượng créatinine niệu
E. Định lượng créatinine máu và điện giải đồ
Vị trí hay gặp sỏi niệu quản là :
A. Mọi vị trí
B. 1/3 dưới
C. 1/3 giữa
D. 1/3 trên
E. Đoạn thành bàng quang
Trong các loại sỏi thận sau đây, loại sỏi nào khó di chuyển nhất xuống niệu quản?
A. Sỏi bể thận đơn thuần
B. Sỏi đài trên
C. Sỏi đài dưới
D. Sỏi đài giữa
E. Sỏi khúc nối bể thận - nệu quản
Sỏi niệu quản có 80% khả năng đào thải tự nhiên ra ngoài khi có kích thước:
A. < 1cm
B. < 0,8cm
C. < 0,6cm
D. < 0,4cm
E. < 1,2cm
Thận được cho là lớn khi chiều cao của bóng thận trên ASP:
A. > 12cm
B. > 9cm
C. > 3 đốt sống thắt lưng
D. > 4 đốt sống thắt lưng
E. > 5 đốt sống thắt lưng
Đánh giá tốt nhất tình trạng ứ nước của thận trên siêu âm dựa vào:
A. Độ dày nhu mô thận
B. Độ giãn đài thận
C. Độ giãn bể thận
D. Độ giãn đài thận và độ dày nhu mô thận
E. Độ giãn bể thận và đài thận.
Với mức độ ứ nước thận bao nhiêu trên siêu âm thì khám thấy thận lớn trên lâm sàng:
A. Độ I
B. Độ II
C. Độ III
D. Độ IV
E. Không có mối tương quan.
Tổn thương tại thận sẽ không hồi phục hoàn toàn khi thời gian tắc nghẽn của ường tiết niệu trên do sỏi:
A. > 1 tuần
B. > 2 tuần
C. > 3 tuần
D. > 4 tuần
E. > 3 tháng
Chọn nhiều câu đúng: Bệnh nhân bị sỏi thận, khi khám thận có nghiệm pháp rung thận (+) và phản ứng; đó là do:
A. Thận ứ nước
B. Thận ứ mủ
C. Sỏi to
D. Áp xe thận
E. Áp xe quanh thận.
Bệnh nhân bị sỏi bể thận. Mổ lấy sỏi phát hiện có tổn thương dạng u của niêm mạc bể thận. Giải phẫu bệnh lý xác định u biểu mô đường niệu trên (Urothelioma). Mối liên quan giữa sỏi bể thận và u bể thận:
A. Hai bệnh riêng biệt
B. U là nguyên nhân tạo sỏi
C. Sỏi là nguyên nhân tạo u
D. Không thể xác định được mối liên quan
E. Tổn thương u không quan trọng.
Biến chứng hay gặp nhất của sỏi thận là............
Biến chứng của sỏi thận - niệu quản một bên có thể ảnh hưởng tới tính mạng của bệnh nhân là gì ?
Thái độ xử trí cấp cứu sỏi niệu quản biến chứng ứ nước nhiễm trùng (viêm thận - bể thận cấp):
A. Kháng sinh
B. Mổ lấy sỏi
C. Dẫn lưu thận mở
D. Đặt dẫn lưu thận - niệu quản bằng nội soi (sonde niệu quản hoặc JJ)
E. Chờ mổ phiên.
Thái độ xử trí sỏi niệu quản biến chứng ứ nước độ III là :
A. Kháng sinh
B. Mổ lấy sỏi
C. Dẫn lưu thận mở
D. Đặt dẫn lưu thận - niệu quản bằng nội soi (sonde niệu quản hoặc JJ)
E. Mổ phiên.
Thái độ xử trí cấp cứu thận ứ mủ do sỏi:
A. Dẫn lưu thận mở, sau đó làm thận đồ. Tuỳ theo kết quả thận đồ mà có thái độ sử trí thích hợp
B. Mổ lấy sỏi
C. Cắt thận
D. Dẫn lưu thận - niệu quản nội soi (sonde niệu quản hoặc JJ)
E. Tất cả đúng.
Bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến vì bí tiểu cấp, làm siêu âm có sỏi bàng quang. Nguyên nhân bí tiểu cấp là:
A. Sỏi bàng quang kẹt cổ bàng quang
B. U xơ tiền liệt tuyế
C. Viêm bàng quang
D. Viêm tiền liệt tuyến
E. Tất cả đều sai
Thái độ xử trí của bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến vì bí tiểu cấp, làm siêu âm có sỏi bàng quang:
A. Mổ lấy sỏi bàng quang cấp cứu
B. Mổ dẫn lưu bàng quang cấp cứu
C. Đặt sonde tiểu
D. Bóp sỏi bàng quang nội soi cấp cứu
E. Nếu đặt sonde tiểu thất bại thì dẫn lưu bàng quang bằng cathéter.
Thái độ xử trí sỏi niệu đạo kẹt tại hố thuyền gây bí tiểu cấp:
A. Đẩy sỏi vào bàng quang và đặt sonde tiểu giữ lại
B. Đẩy sỏi vào bàng quang và mổ bàng quang lấy sỏi
C. Đẩy sỏi vào bàng quang và bóp sỏi nội soi
D. Mở miệng sáo lấy sỏi (Méatomie)
E. Gắp sỏi qua miệng sáo bằng pince
Thái độ xử trí triệt để sỏi niệu đạo kẹt tại niệu đạo tiền liệt tuyến:
A. Đẩy sỏi vào bàng quang và đặt sonde tiểu giữ lại
B. Đẩy sỏi vào bàng quang và mổ bàng quang lấy sỏi
C. Đẩy sỏi vào bàng quang và bóp sỏi nội soi
D. Mở miệng sáo lấy sỏi (Méatomie)
E. Gắp sỏi qua miệng sáo bằng pince
Không được làm đối với sỏi niệu đạo kẹt tại niệu đạo hành:
A. Đẩy sỏi vào bàng quang và đặt sonde tiểu giữ lại
B. Đẩy sỏi vào bàng quang và mổ bàng quang lấy sỏi
C. Đẩy sỏi vào bàng quang và bóp sỏi nội soi
D. Mổ niệu đạo lấy sỏi (phương pháp Monseur)
E. Gắp sỏi qua miệng sáo bằng pince
Thái độ xử trí cấp cứu tạm thời an toàn nhất một bí tiểu cấp do sỏi kẹt niệu đạo trước:
A. Đẩy sỏi vào bàng quang và đặt sonde tiểu giữ lại
B. Đẩy sỏi vào bàng quang và mổ bàng quang lấy sỏi
C. Đẩy sỏi vào bàng quang và bóp sỏi nội soi
D. Mổ niệu đạo lấy sỏi (phương pháp Monseur)
E. Gắp sỏi qua miệng sáo bằng pince
Thăm khám lâm sàng luôn có thể chẩn đoán được sỏi niệu đạo kẹt niệu đạo tiền liệt tuyến biến chứng bí tiểu cấp:
A. Đúng
B. Sai
Thăm khám lâm sàng có thể chẩn đoán được chính xác sỏi niệu đạo dương vật biến chứng bí tiểu cấp:
A. Đúng
B. Sai
Chẩn đoán chính xác sỏi niệu đạo kẹt tiền liệt tuyến biến chứng bí tiểu cấp:nhờ vào.......
Không cần xét nghiệm cận lâm sàng để có thể chẩn đoán chính xác sỏi niệu đạo dương vật biến chứng bí tiểu cấp.
A. Đúng
B. Sai
Trước một cơn đau quặn thận, cần làm ngay:
A. Chụp X quang hệ tiết niệu không chuẩn bị (ASP) có thụt tháo kỹ để thấy rõ hình ảnh sỏi.
B. Chụp UIV.
C. Chụp ASP không cần thụt tháo.
D. Chụp ASP không cần thụt tháo và siêu âm hệ tiết niệu.
E. Siêu âm hệ tiết niệu.
Phương pháp được chọn lựa ngày nay để điều trị cơn đau quặn thận do sỏi không có sốt là:
A. Thuốc giãn cơ trơn đơn thuần.
B. Thuốc giảm đau chống viêm non-Steroid (AINS).
C. Phẫu thuật cấp cứu lấy sỏi.
D. Dẫn lưu thận.
E. Vận động nhiều để tống sỏi.
Phương pháp được chọn lựa ngày nay để điều trị cơn đau quặn thận do sỏi có sốt là:
A. Kháng sinh.
B. Giảm đau kết hợp kháng sinh.
C. Dẫn lưu thận hoặc đặt ống thông niệu quản tạm thời.
D. Mổ lấy sỏi cấp cứu.
E. Thuốc hạ sốt giảm đau.
Hiệu quả tán sỏi của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố sau trừ một:
A. Kích thước sỏi.
B. Vị trí sỏi.
C. Độ cứng của sỏi
D. Độ dày của cơ thành lưng.
E. Cường độ sóng sung.
Về độ cứng của sỏi, có thể tiên lượng được hiệu quả của tán sỏi ngoài cơ thể nếu dựa vào:
A. Độ cản quang của sỏi so với xương trên phim chụp hề tiết niệu không chuẩn bị.
B. Phân tích thành phần hoá học của sỏi trước khi quyết định tán.
C. Phân tích tính chất lý học của sỏi trước khi quyết định tán.
D. Tính chất cản quang hay không cản quang của sỏi.
E. Nguyên lý phát sóng sung của máy tán.
Sỏi thận biến chứng nhiễm trùng:
A. Chống chỉ định tuyệt đối tán sỏi ngoài cơ thể.
B. Tán sỏi ngoài cơ thể vẫn chỉ định bất chấp nhiễm trùng.
C. Cho kháng sinh rồi tán sỏi ngoài cơ thể ngay.
D. Dẫn lưu nước tiểu nhiễm trùng, kháng sinh đến hết sốt, cấy nước tiểu âm tính sau đó có thể tán sỏi ngoài cơ thể.
E. Kháng sinh đến hết sốt sau đó có thể tán sỏi ngoài cơ thể.
Phụ nữ có thai bị sỏi thận có chỉ định điều trị ngoại khoa thì:
A. Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp chọn lựa để điềìu trị vì không cần gây mê, không có nguy cơ của phẫu thuật.
B. Chống chỉ định tuyệt đối tán sỏi ngoài cơ thể.
C. Có thể tán sỏi ngoài cơ thể nếu ngoài 3 tháng đầu.
D. Có thể tán sỏi ngoài cơ thể nếu ngoài 3 tháng đầu nhưng với cường độ thấp hơn bình thường.
E. Chống chỉ định tuơng đối tán sỏi ngoài cơ thể.
Phương pháp chọn lựa ngày nay để điều trị sỏi san hô thận không nhiễm trùng là:
A. Phẫu thuật lấy sỏi.
B. Tán sỏi ngoài cơ thể.
C. Tán sỏi qua da.
D. Tán sỏi qua da kết hợp với tán sỏi ngoài cơ thể .
E. Nội soi niệu quản lên thận để tán sỏi tại chỗ (in Situ).
Về vị trí sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể hiệu quả nhất đối với:
A. Sỏi niệu quản 1/3 trên.
B. Sỏi bể thận đơn thuần.
C. Sỏi niệu quản 1/3 giữa.
D. Sỏi niệu quản 1/3 dưới.
E. Sỏi bàng quang.
Một bệnh nhân bị sỏi bể thận có kích thước 2cm, thận ứ nước độ một trên SA, cấy nước tiểu âm tính. Chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp nhất:
A. Mổ lấy sỏi
B. Tán sỏi ngoài cơ thể
C. Tán sỏi qua da
D. Tán sỏi nội soi ngược dòng từ niệu quản
E. Điều trị nội
Một bệnh nhân bị sỏi bể thận có kích thước 3cm, thận ứ nước độ ba trên SA, cấy nước tiểu âm tính. Chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp nhất:
A. Mổ lấy sỏi
B. Tán sỏi ngoài cơ thể
C. Tán sỏi qua da
D. Tán sỏi nội soi ngược dòng từ niệu quản
E. Dẫn lưu thận
Một bệnh nhân sỏi san hô không hoàn toàn có kích thước 5cm, thận ứ nước độ ba trên SA, cấy nước tiểu âm tính. Chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp nhất:
A. Mổ lấy sỏi
B. Tán sỏi ngoài cơ thể
C. Tán sỏi qua da
D. Tán sỏi qua da sau đó tán sỏi ngoài cơ thể để loại trừ hết các mảnh sỏi còn sót
E. Cắt thận
Một bệnh nhân 60 tuổi bị sỏi san hô không hoàn toàn có kích thước 5cm, thận ứ mủ độ ba trên SA; thận câm trên UIV, thận đối diện bình thường về chức năng, lớn bù nhẹ; cấy nước tiểu âm tính. Chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp nhất:
A. Mổ lấy sỏi
B. Tán sỏi ngoài cơ thể
C. Tán sỏi qua da
D. Cắt thận
E. Dẫn lưu thận
Một bệnh nhân 50 tuổi bị sỏi bể thận có kích thước 3cm, hình tròn đều; trên UIV thấy bể thận giãn lớn, các đài thận giãn nhẹ, khúc nối bể thận - niệu quản có dấu ấn của động mạch cực dưới thận; cấy nước tiểu âm tính. Chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp nhất:
A. Mổ lấy sỏi
B. Tán sỏi ngoài cơ thể
C. Tán sỏi qua da
D. Mổ lấy sỏi thận và tạo hình bể thận sau khi đã giải bắt chéo động mạch.
E. Mổ lấy sỏi thận và tạo hình bể thận
Biến chứng hay gặp nhất sau tán sỏi ngoài cơ thể điều trị sỏi thận:
A. Nhiễm trùng tiết niệu (viêm thận-bể thận)
B. Đái máu
C. Tắc niệu quản do chuỗi sỏi
D. Máu tụ quanh thận
E. Đau quặn thận
Biến chứng nguy hiểm nhất sau tán sỏi ngoài cơ thể điều trị sỏi thận:
A. Nhiễm trùng tiết niệu (viêm thận-bể thận) với sốt cao rét run
B. Đái máu
C. Tắc niệu quản do chuỗi sỏi
D. Máu tụ quanh thận
E. Đau quặn thận
Trong các yếu tố tiên lượng thành công của tán sỏi ngoài cơ thể điều trị sỏi thận, yếu tố nào không xác định được trước khi tán:
A. Kích thước sỏi
B. Độ cản quang của sỏi
C. Mức độ ứ nước của thận
D. Thành phần hoá học của sỏi
E. Sự thông thương của đường tiết niệu trên
Một bệnh nhân bị sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên có kích thước 1,2cm, thận ứ nước độ một trên SA, cấy nước tiểu âm tính. Chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp nhất:
A. Mổ lấy sỏi
B. Tán sỏi ngoài cơ thể
C. Tán sỏi nội soi xuôi dòng từ thận qua da
D. Tán sỏi nội soi ngược dòng từ niệu quản
E. Điều trị nội
Một bệnh nhân bị sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên có kích thước 1,2cm, thận ứ nước toàn bộ trên SA, cấy nước tiểu âm tính. Chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp nhất:
A. Mổ lấy sỏi
B. Tán sỏi ngoài cơ thể
C. Tán sỏi nội soi xuôi dòng từ thận qua da
D. Tán sỏi nội soi ngược dòng từ niệu quản
E. Cắt thận
Một bệnh nhân bị sỏi niệu quản đoạn 1/3 giữa có kích thước 2,5 cm, thận ứ nước độ một trên SA, cấy nước tiểu âm tính. Chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp nhất:
A. Mổ lấy sỏi
B. Tán sỏi ngoài cơ thể
C. Tán sỏi nội soi xuôi dòng từ thận qua da
D. Tán sỏi nội soi ngược dòng từ niệu quản
E. Cắt thận
Một bệnh nhân bị sỏi niệu quản có kích thước 5 mm, không triệu chứng lâm sàng, thận không ứ nước trên SA, cấy nước tiểu âm tính. Chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp nhất:
A. Mổ lấy sỏi
B. Tán sỏi ngoài cơ thể
C. Tán sỏi nội soi ngược dòng từ niệu quản
D. Điều trị nội bằng thuốc giảm đau chống viêm (AINS)
E. Chờ đợi và theo dõi trong 3 tháng
Một bệnh nhân bị sỏi niệu quản có kích thước 5 mm, đau quặn thận điển hình, thận ứ nước đọ một trên SA, cấy nước tiểu âm tính. Chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp nhất:
A. Mổ lấy sỏi
B. Tán sỏi ngoài cơ thể
C. Tán sỏi nội soi ngược dòng từ niệu quản
D. Điều trị nội bằng thuốc giảm đau chống viêm (AINS)
E. Chờ đợi và theo dõi trong 3 tháng
Một bệnh nhân bị sỏi niệu quản đoạn 1/3 dưới có kích thước 1,5 cm, thận ứ nước độ một trên SA, cấy nước tiểu âm tính. Chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp nhất:
A. Mổ lấy sỏi
B. Tán sỏi ngoài cơ thể
C. Tán sỏi nội soi xuôi dòng từ thận qua da
D. Tán sỏi nội soi ngược dòng từ niệu quản
E. Điều trị nội
Tán sỏi ngoài cơ thể có hiệu quả nhất đối với:
A. Sỏi NQ 1/3 trên
B. Sỏi NQ 1/3 giữa
C. Sỏi NQ 1/3 dứơi
D. Sỏi NQ mọi vị trí đều như nhau
E. Tất cả các câu trên đều sai
Tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng (ureteroscopy) được chỉ định thích hợp nhất cho:
A. Sỏi NQ 1/3 trên
B. Sỏi NQ 1/3 giữa
C. Sỏi NQ 1/3 dứơi
D. Sỏi NQ mọi vị trí
E. Tất cả các câu trên đều sai
Biến chứng nguy hiểm nhất của nội soi niệu quản ngược dòng (ureteroscopy):
A. Nhiễm trùng ngược dòng
B. Chảy máu
C. Thủng bàng quang
D. Thủng niệu đạo
E. Thủng niệu quản
Nguyên nhân thất bại của nội soi niệu quản ngược dòng (ureteroscopy) trong điều trị sỏi niệu quản:
A. Không đưa được ống soi lên niệu quản
B. Không tiếp cận được viên sỏi trong lòng niệu quản do niêm mạc phù nề
C. Sỏi quá cứng tán không vỡ
D. Sỏi chạy ngược lên thận
E. Tất cả đều đúng
Tai biến thường gặp và nguy hiểm trong phẫu thuật lấy sỏi NQ đoạn 1/3 dưới:
A. Tổn thương các tạng lân cận
B. Chảy máu do tổn thương các mạch máu lân cận
C. Sỏi chạy ngược lên thận
D. Rách phúc mạc
E. Thủng bàng quang
Biến chứng sớm thường gặp sau mổ lấy sỏi niệu quản đoạn 1/3 dưới:
A. Chảy máu ổ mổ
B. Đái máu
C. Dò nước tiểu kéo dài
D. Viêm bàng quang
E. Bí tiểu
Biến chứng muộn hay gặp sau mổ lấy sỏi niệu quản đoạn 1/3 dưới là gì?
Nguyên nhân dò nước tiểu kéo dài sau mổ lấy sỏi đường tiết niệu trên (thận, niệu quản), ngoại trừ:
A. Khâu không kín
B. Đường tiết niệu bên dưới chỗ mổ bị hẹp
C. Sỏi sót rơi xuốn
D. Chảy máu trong đường tiết niệu gây cục máu đông
E. Phù nề đường bài xuất nước tiểu bên dưới chỗ mổ lấy sỏi
Một bệnh nhân 70 tuổi vào viện vì sốt 39 °C, đau hạ vị, đái khó. Trước đó một tuần được mổ lấy sỏi bàng quang. Khám vùng hạ vị viêm tấy. Chẩn đoán lâm sàng là................
Một bệnh nhân 70 tuổi vào viện vì sốt 39 °C, đau hạ vị, đái khó. Trước đó một tuần được mổ lấy sỏi bàng quang. Khám vùng hạ vị viêm tấy. Sau khi có chẩn đoán tình trạng bệnh,chẩn đoán nguyên nhân là............
Phương pháp chọn lựa ngày nay để điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới không nhiễm trùng là:
A. Mổ lấy sỏi.
B. Tán sỏi qua da.
C. Tán sỏi ngoài cơ thể.
D. Nội soi niệu quản tán sỏi tại chỗ (in Situ).
E. Nội soi niệu quản kéo sỏi bằng sonde giỏ Dormia.
Phương pháp chọn lựa ngày nay để điều trị sỏi bàng quang không do tắc nghẽn cổ bằng quang và không có biến chứng nhiễm trùng là:
A. Mổ lấy sỏi.
B. Tán sỏi ngoài cơ thể.
C. Tán sỏi qua da.
D. Nội soi bàng quang tán sỏi.
E. Mổ lấy sỏi và kiểm tra bàng quang.
Phương pháp chọn lựa ngày nay để điều trị sỏi bàng quang do tắc nghẽn cổ bàng quang tiền liệt tuyến là:
A. Tán sỏi ngoài cơ thể.
B. Tán sỏi qua da.
C. Nội soi bàng quang tán sỏi.
D. Nội soi điều trị nguyên nhân tắc nghẽn cổ bàng quang kết hợp tán sỏi nội soi.
E. Mổ lấy sỏi đồng kiểm tra bàng quang, giải quyết nguyên nhân tạo sỏi.
Chọn nhiều khả năng: Trên phim UIV thấy có hình khuyết sáng ở bể thận. Hình khuyết sáng đó có thể là:
A. Cục máu đông
B. Sỏi cản quang bể thận
C. Sỏi không cản quang bể thận
D. Khối u bể thận
E. Câu A, C, D đúng
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro