11.đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
Nội dung của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
1. Đầu tư vào tài sản cố định
Tài sản của công ty bao gồm: tài sản cố định (tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang và các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn); tài sản lưu động (tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác và chi sự nghiệp) mà công ty có quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt theo quy định của pháp luật.
Hoạt động đầu tư vào tài sản cố định bao gồm: xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị. trong doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để các hoạt động diễn ra bình thường đều cần xây dựng nhà xưởng, kho tàng, các công trình kiến trúc, mua và lắp đặt trên nền bệ các máy móc thiết bị... Hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và chiểm tỉ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển của đơn vị.
1.1. Đầu tư vào tài sản cố định vô hình
- Bằng phát minh sáng chế;
- Bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích;
- Phần mềm máy vi tính;
Đầu tư vào tài sản vô hình là hành động bỏ vốn để nâng cao năng lực, giá trị vai trò của tài sản vô hình đối với công ty như thương hiệu, các mối quan hệ, những công nghệ, bí quyết mới bằng cách quảng cáo, mở rộng phạm vi ảnh hưởng, mua lại bản quyền hay tự nghiên cứu, sáng chế
Đầu tư vào phần mềm,bí quyết, công nghệ, bản quyền để trực tiếp làm tăng năng suất lao động của công nhân, hiệu suất của máy móc. Khi đầu tư theo hướng phát triển các yếu tố như phần mềm, bí quyết, công nghệ...công ty đã chủ động làm tăng năng suất cũng như hiệu suất của công ty. Và lợi ích thu được từ việc đầu tư theo hướng nâng cao nội lực này không chỉ dừng lại ở các việc trực tiếp đẩy mạnh quá trình sản xuất tài sản hữu hình mà còn gián tiếp tăng lên về mặt tài sản vô hình.
1.2. Đầu tư vào tài sản cố định hữu hình:
1.2.1 Nhà cửa, vật kiến trúc:
- Nhà: Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhà câu lạc bộ nhà văn hoá, nhà tập và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, nhà trẻ nhà mẫu giáo, nhà xưởng, trường học, giảng đường, ký túc xá, bệnh viện, trạm xá, nhà an dưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà công thự, nhà khác, .....
- Vật kiến trúc: Giếng khoan, giếng đào, sân chơi, sân phơi, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, đê, đập, đường sá (do đơn vị đầu tư xây dựng), sân vận động, bể bơi, trường bắn, các lăng tẩm, tượng đài, tường rào bao quanh,...
Mục đích đầu tư: tạo ra không gian sản xuất, vận hành quản lý và lưu trữ hàng hoá hoặc nguyên vật liệu. Là tài sản cố định có thời gian khấu hao khá dài, có thể lên đến 30, 50 năm
Do đặc điểm được sử dụng trong một thời gian dài nên tầm quan trọng của hệ thống nhà xưởng lại càng lớn, cần phải tính toán một cách kỹ lưỡng để tránh gây ra những hậu quả lâu dài.Một khi hệ thống nhà xưởng, văn phòng và vật kiến trúc không đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản lý, sẽ gây ra một sự cản trở rất lớn tới sự thành công của doanh nghiệp
1.2.2. Máy móc, thiết bị:
- Máy móc, thiết bị văn phòng: Máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy chiếu, máy huỷ tài liệu, máy đun nước, thiết bị lọc nước, máy hút ẩm, máy hút bụi, máy điều hoà không khí, tủ lạnh, tủ đá, máy giặt, thiết bị nghe nhìn, thiết bị lưu trữ thông tin dữ liệu, thiết bị phòng cháy chữa cháy, bộ bàn ghế, tủ, két sắt,...
- Máy móc thiết bị dùng cho công tác chuyên môn: Máy công cụ, máy móc thiết bị đo lường phân tích, máy móc thiết bị thí nghiệm,...
Đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ có hàm lượng khoa học công nghệ cao và có sự đổi mới nhanh chóng. Hiện nay những dây chuyền hiện đại được khấu hao chỉ trong vòng từ 2 đến 4 năm. Hoạt động này cần chú ý hàng đầu. Nhất là trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ và thay đổi nhanh chóng như hiện nay. Một dây chuyền công nghệ sản xuất thích hợp với các công nghệ mới đạt được các hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được sản lượng lớn với giá thành thấp và chiếm lĩnh được thị trường.
1.2.3. Phương tiện vận tải, truyền dẫn:
- Phương tiện vận tải đường bộ (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện vận tải đường bộ khác); phương tiện vận tải đường thuỷ (ca nô, xuồng máy các loại; tàu thuỷ các loại; ghe thuyền các loại, phương tiện vận tải đường thuỷ khác); Phương tiện vận tải đường không (máy bay các loại),...
- Phương tiện truyền dẫn: Hệ thống dây điện thoại, tổng đài điện thoại, phương tiện truyền dẫn điện,...
- Ngoài chi phí ban đầu chi phí vận hành, chi phí nhiên liệu xăng dầu chiếm một tỷ trọng đáng kể và cần được tính đến trong quá trình vận hành.
Hệ thống phương tiện vận tải đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong rất nhiều doanh nghiệp, nó quyết định đến doanh số bán hàng, khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu thị trường, đặc biệt với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Do đó các doanh nghiệp không những cần thiết phải chú trọng hoạt động đầu tư cho hệ thống phương tiện giao thông vận tải mà còn phải chú trọng vấn đề bảo hiểm tài sản, đặc biệt đối với cả các loại hình phương tiện vận tải đường thuỷ như tàu thuỷ xà lam cũng như đối với các phương tiện cơ giới đường bộ thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro khác.
1.2.4. Thiết bị, dụng cụ quản lý, thiết bị đo lường và kiểm định: Bàn, ghế, tủ, giá kệ đựng tài liệu,...
Đây là các máy móc có giá trị không lớn nhưng được khấu hao trong thời gian dài. Các máy móc văn phòng như máy vi tính, máy in... đã giúp làm tăng năng xuất và hiệu quả quản lý. Đồng thời một hệ thống đo lường và kiểm định hiện đại và chính xác sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên những sản phẩm có chất lượng và độ tin cậy cao.
1.2.5. Tài sản đặc biệt: Hiện vật bảo tàng, cổ vật, tác phẩm nghệ thuật, sách, lăng tẩm, di tích lịch sử,...
1.3. Tài sản cố định khác.
Ngoài ra TSCĐ trong doanh nghiệp còn tồn tại ở một trong những dạng sau :
-Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản mà DN thuê của Cty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoả mãn các quy định về thuê tài chính đều là tài sản cố định thuê hoạt động.
- Đầu tư tài chính dài hạn: Đầu tư tài chính là tiền vốn của doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh ở bên ngoài hoạt động của doanh nghiệp mục đích hưởng lãi hoặc chia sẻ lợi ích với doanh nghiệp khác. Đầu tư tài chính có thể là: cổ phiếu; trái phiếu các loại; vốn góp liên doanh; tài sản, đất đai cho thuê ngoài; tiền vốn cho vay v.v...
- Tài sản cố định dở dang: là các TSCĐ hữu hình hoặc vô hình đang trong quá trình hình thành, hiện chưa sử dụng và được xếp vào mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
Ngoài ra, những khoản ký quỹ, ký cược dài hạn mà doanh nghiệp thực hiện cũng được xếp vào TSCĐ.
Như vậy có thể thấy tài sản cố định hữu hình là một trong những tài sản quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp. Là một trong những cơ sở đầu tiên được hình thành trong quá trình từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh. Hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và chiểm tỉ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển của đơn vị..
2. Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ:
Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp. tùy theo loại hình doanh nghiệp, quy mô và cơ cấu các mặt hàng tồn trữ cũng khác nhau. Nguyên vật liệu là một bộ phận hàng tồn trữ không thể thiếu của doanh nghiệp sản xuất .
Hàng tồn trữ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các tài sản lưu động của các doanh nghiệp. Để quản lý tốt hàng tồn kho cần phải phân loại, sắp xếp hàng tồn kho theo những nhóm và theo tiêu thức nhất định. Tiêu thức phân loại thông dụng nhất là phân loại theo công dụng của hàng tồn kho.Trên thực tế để nghiên cứu kĩ về vấn đề này cần phải tiếp cận nó ở những góc độ khác nhau và đặt trong những mối quan hệ cụ thể.
Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp: là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp.
Tùy theo loại hình doanh nghiệp, quy mô và cơ cấu các mặt hàng tồn trữ khác nhau là khác nhau. Hàng tồn trữ mang đậm tính chất ngành nghề .Tỷ trọng đầu tư vào hàng tồn trữ trong tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp thương mại thường cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
2.1. Đầu tư bổ sung nguyên vật liệu tồn trữ trong doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu là một bộ phận hàng tồn trữ không thể thiếu của doanh nghiệp sản xuất nhưng lại không có trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ .
Đầu tư bổ sung nguyên vật liệu đem tồn trữ là cần thiết khi mà nguyên vật liệu đầu vào có tính chất không ổn định về số lượng hay chất lượng ở mỗi thời kỳ hoặc mùa vụ. Doanh nghiệp dự trữ các nguyên vật liệu cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất. Đối với những doanh nghiệp dựa vào mùa vụ, cần đầu vào ổn định, muốn tranh thủ cơ hội từ khan hiếm hàng hóa thì việc đầu tư hàng tồn trữ tối ưu cho doanh nghiệp lại càng cần thiết
Ta có thể dựa vào tính toán để xác định chi phí đầu tư vào dự trữ nguyên vật liệu từ đó xác định quy mô đầu tư hợp lý nhất:
Giá tồn kho nguyên vật liệu (hàng phải mua) = giá mua trên hóa đơn + chi phí mua hàng (chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ, lưu kho, bảo hiểm, hao hụt, công tác phí, dịch vụ phí...) + thuế - chiết khấu thương mại, giảm giá.
2.2. Đầu tư bổ sung bán thành phẩm trong doanh nghiệp.
Bán thành phẩm là sản phẩm chỉ mới trải qua một nửa trong chu trình sản xuất cần phải trải qua một số công đoạn để thành một sản phẩm hoàn chỉnh để có thể đem ra tiêu thụ trên thị trường.
Đầu tư vào dự trữ bán thành phẩm làm giảm bớt rủi ro đối với hàng hoá, đối với một số mặt hàng có yêu cầu bảo quản cao khi ở dạng thành phẩm.
2.3. Đầu tư dự trữ thành phẩm trong doanh nghiệp.
Sản phẩm hoàn thành là những sản phẩm đã là thành phẩm có thể xuất ra thị trường.Các sản phẩm này thường được các doanh nghiệp tồn trữ bảo quản một phần.
Sản phẩm hoàn thành tồn trữ trong doanh nghiệp sẽ được đem ra sử dụng khi khách hàng đột nhiên yêu cầu lượng hàng tăng vọt trong khi đó doanh nghiệp không thể nào sản xuất kịp,những bất chắc nhất định trong nguồn cầu, trong giao nhận hàng,hoặc do các yếu tố rủi ro có tính chất bất ngờ khiến doanh nghiệp muốn trữ một lượng hàng nhất định để dự phòng tránh bị chậm hay không thể hoàn thành hợp đồng.Vì vậy sản phẩm tồn kho giúp doanh nghiệp đảm bảo, giữ, và tăng uy tín đối với khách hàng.
Mặt khác để khai thác tính kinh tế nhờ quy mô. Nếu không có hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ cần tăng cường hoạt động nhận hay giao hàng. Điều này khiến cho chi phí tăng lên. Vì thế, doanh nghiệp có thể muốn trữ hàng đợi đến một lượng nhất định thì mới giao hàng nhằm giảm chi phí.
Để xác định giá trị hàng tồn kho, ngoài việc chỉ xác định giá vốn, giá thị trường, giá trị thực tế của hàng tồn, doanh nghiệp phải tính cả chi phí tồn kho để từ đó xác định được thực tế nên đầu tư bổ sung hàng tồn trữ như thế nào là hợp lý.
Giá tồn kho thành phẩm (hàng sản xuất) = giá nguyên vật liệu + chi phí lao động + chi phí sản xuất.
Chi phí tồn kho = chi phí tồn trữ (chi phí bảo quản, chi phí vốn, chi phí khấu hao...) + chi phí đặt hàng.
Trong đó, chi phí tồn trữ = lượng dự trữ bình quân x chi phí dự trữ bình quân; chi phí đặt hàng = số lần đặt hàng trong năm x chi phí mỗi lần đặt hàng.
-Tuy nhiên lượng tồn kho nhiều quá thì doanh nghiệp sẽ tốn chi phí để lưu hàng và chậm thu hồi vốn. Vì vậy phải quy định số lượng từng loại hàng dự trữ ở những thời điểm khác nhau của chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp,và quá trình quản lý với từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh nên phải đảm bảo quá trình quản lý chặt chẽ và có hiệu quả
Vậy: Hàng dự trữ và khống chế hàng dự trữ trong việc quay vòng vốn, tiết kiệm chi phí, ổn định sản xuất là đáp ứng nhu cầu luôn biến đổi của khách hàng..
3. Đầu tư phát triển nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực (theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận của đầu tư phát triển, nó là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đóng góp tốt hơn kiến thức, thể lực của người lao động, để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất.
Nguồn nhân lực có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế và doanh nghiệp. Nguồn nhân lực chất lượng cao mới đảm bảo giành thắng lợi trong cạnh tranh vì vậy đầu tư nâng cao chất lượng là rất cần thiết. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ lao động, đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe, y tế, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của người lao động... Và trả lương đúng và đủ cho người lao động cũng được xem là hoạt động đầu tư phát triển.
3.1. Đầu tư giáo dục đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định. Phát triển nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động học tập trang thiết bị kiến thức kĩ năng để cho người lao động làm công việc khó khăn phức tạp hơn và để phát triển sự nghiệp của mình. Để hoàn thành tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực cần phải có sự đầu tư kĩ lưỡng về mọi mặt. Việc đầu tư cho giáo dục được thể hiện qua các mặt chính sau:
Đầu tư cho chương trình giảng dạy: Chương trình giảng dạy thể hiện những nội dung sẽ được đưa vào công việc của mỗi người tham gia khóa học. Chương trình giảng dạy đối với từng đối tượng lao động cần có sự khác biệt. Để đảm bảo phù hợp với trình độ và thời gian học tập của người cán bộ công nhân viên chức và người lao động, thì nó cần phải được đầu tư một cách nghiêm túc, có sự tham gia của các học giả, các nhà giáo kinh nghiệm để đảm bảo hệ thống kiến thức trong đó phải chính xác, theo một trình tự logic chặt chẽ, được gia công về mặt sư phạm cho phù hợp với đối tượng lao động. Và ngoài phần kiến thức, phần đưa vào thực hành cần đặc biệt chú trọng.
Đầu tư đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy: Một chương trình đào tạo giáo dục có hiệu quả, chất lượng tốt cần có sự phối hợp giữa người dạy và người học, người dạy tốt sẽ có học trò giỏi. Các doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp huấn luyện ngắn ngày cho đội ngũ cán bộ dưới sự hướng dẫn trực tiếp của nhân viên trong doanh nghiệp, nhằm có phương pháp truyền đạt gần gũi nhất đối với người lao động. Bên cạnh đó có thể tổ chức các khóa học nâng cao tay nghề cho người lao động với việc thuê các giảng viên hoặc người có trình độ cao để tiếp thu các phương pháp mới.
3.2. Đầu tư y tế và chăm sóc sức khỏe
Đầu tư cơ sở vật chất (bệnh viện): mỗi doanh nghiệp có thể đầu tư vào cơ sở chăm sóc sức khoẻ riêng của mình, từ đó đảm bảo cho việc khám chữa bệnh tại chỗ cho người lao động. Mặt khác giúp người lao động có thể an tâm hơn trong quá trình làm việc.
Đầu tư trang thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe, cán bộ y tế có tay nghề: Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe CBCNV.
Đầu tư vào an sinh xã hội trong doanh nghiệp: cấp thẻ bảo hiểm khám chữa bệnh cho các nhân viên, có chính sách phụ cấp rõ ràng. Đối với các đối tượng thuộc dạng chính sách hoặc ưu đãi thì cần được hỗ trợ hoặc ưu tiên. Bồi dưỡng thêm cho công nhân trong dịp lễ hoặc nghỉ tết giúp người công nhân củng cố điều kiện sinh hoạt đồng thời nâng cao đời sống đảm bảo sức khoẻ, để có thể đáp ứng các yêu cầu của công viêc.
3.3. Đầu tư cải thiện môi trường làm việc của người lao động
Đầu tư tăng cường điều kiện lao động: bên cạnh việc tổ chức xây dựng nhà xưởng cần kết hợp đảm bảo an toàn cho người lao động, đầu tư mua sắm các trang thiết bị bảo hộ, giúp người lao động yên tâm trong quá trình làm việc
Đầu tư tăng cường bảo hộ lao động: doanh nghiệp trích quỹ từ ngân sách đầu tư vào chương trình bảo hộ lao động, tăng cường công tác giám sát lao động, Nâng cao ý thức người lao động, giúp họ tự bảo vệ mình v à bảo vệ, gìn giữ tài sản của công ty. Thường xuyên phát động tuần lễ an toàn lao động, phòng chống cháy nổ để nâng cao ý thức người lao động.
Đầu tư giảm tai nạn lao động: cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa, tập trung khắc phục các nguy cơ gây tai nạn lao động, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp, giúp người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn hơn, góp phần bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người lao động.
Đầu tư cho bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội: đ ầu tư cho bảo hiệm xã hội là hết sức cần thiết, nó đem lại quyền lợi khám chữa bệnh cho người lao động. Người lao động có thể yên tâm làm việc, phòng tránh rủi ro. Bảo hiểm xã hội còn giúp người lao động khi họ nằm viện, khám chữa bệnh, nghỉ mất sức. Doanh nghi ệp cần hoàn thành nghĩa vụ mua và cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ và kịp thời cho người lao động.
3.4. Đầu tư cho tiền lương
Đối với người lao động, tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ, phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số lao động trong xã hội. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của hết thảy mọi người lao động. Mục đích này tạo ra động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình.
Còn đối với doanh nghiệp,tiền lương là một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp toạ ra. Các doanh nghiệp sử dụng tiền lương để làm đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy để phát triển năng suất lao động.
Để có được cơ chế trả lương xứng đáng cho người lao động cũng như phù hợp với từng doanh nghiệp thì cần có nhiều sự điều chỉnh xuyên suốt từ các cấp cao đến từng cấp ngành cơ sở, địa phương.
4. Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học, công nghệ
Đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển KHKT là hình thức của ĐTPT nhằm hiện đại hoá dây chuyền công nghệ và trang thiết bị cũng như trình độ nhân lực, tăng năng lực sản xuất kinh doanh cũng như cải tiến đổi mới sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, đây cũng là hoạt động đầu tư vào lĩnh vực phần mềm của công nghệ như thông tin, thương hiệu và thể chế doanh nghiệp.
Phát triển sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động mới đòi hỏi cần đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ. Đầu tư nghiên cứu hoặc mua công nghệ đòi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao. Hiện nay khả năng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học và công nghệ của doanh nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam còn khá khiêm tốn. Cùng với đà phát triển của kinh tế đất nước và doanh nghiệp, trong tương lai tỷ lệ chi cho hoạt động đầu tư này ngày sẽ càng tăng, tương ứng với nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp.
4.1.Đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D)
Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục cụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn.
Đây là loại hình đầu tư mang tính dài hạn, hướng tới tương lai, đồng thời kết quả thì chưa xác định trước. Do đó, hoạt động đầu tư này mang tính rủi ro cao nhưng vì vậy mà cũng có thể đem lại lợi nhuận lớn. Các công ty lớn, có tiềm năng tài chính và có chiến lược phát triển dài hạn thường có xu hướng đầu tư nhiều hơn cho loại này.
4.2. Đầu tư cho máy móc thiết bị, công nghệ sản phẩm mới
Đầu tư cho máy móc thiết bị hay sản phẩm công nghệ sản phẩm mới là giai đoạn tiếp theo khi quá trình sản xuất thử nghiệm các kết quả nghiên cứu và triển khai đã thành công hoặc trong quá trình chuyển giao "phần cứng" của công nghệ. Những đầu tư này thực chất là đầu tư trực tiếp cho quá trình sản xuất và thường có giá trị lớn do máy móc thiết bị theo công nghệ sản xuất đòi hỏi giá thành cao.Loại đầu tư này độ rủi ro không cao như các hoạt động nghiên cứu và triển khai và không đòi khỏi phải thực hiện thường xuyên.
4.3. Đầu tư cho việc đào tạo con người để sử dụng các công nghệ mới
Đầu tư cho con người là loại đầu tư thường đi kèm với các loại đầu tư trên. Máy móc thiết bị bản thân nó không thể tự bản thân nó tạo ra sản phẩm nếu không có con người thao tác một cách thuần thục. Bản thân công nghệ và kỹ thuật mới đã đòi hỏi những kỹ năng mới, vì vậy nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân làm chủ và vận hành các công nghệ và kỹ thuật nay ngày càng rõ ràng hơn. Trong quá trình chuyển giao công nghệ, người ta phân chia làm hai loại nhân lực chủ yếu đó là các "nhân lực tiếp xúc" và "nhân lực hỗ trợ". Nhân lực tiếp xúc là những người vận hành kỹ thuật máy móc, thiết bị và ngược lại nhân lực hỗ trợ là những người cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình sử dụng công nghệ mới như bảo trì và tiến hành sử dụng phần kỹ thuật gián tiếp như các chuyên gia phần mềm đối với những máy công nghệ cao điều khiển số bằng máy tính và những người quản lý sản xuất. Trong bất kỳ trường hợp nào. Việc đào tạo nhân lực có trình độ cao (kỹ sư, thợ bậc cao, công nhân có kỹ năng cao) của các doanh nghiệp cần được hoạch định trong kế hoạch về đổi mới công nghệ. Các hoạt động đầu tư này cần bao gồm hai loại, đầu tư cho đào tạo cả về lý thuyết lẫn thực hành. Ngoài ra, phần đầu tư thêm cho việc trả lương cao hơn cho các lao động có trình độ, tay nghề cao cũng được coi là một phần của đầu tư cho nguồn nhân lực trong quá trình đổi mới công nghệ.
4.4. Đầu tư hỗ trợ khác.
Ngoài ra, để việc nghiên cứu, mua sắm, lắp đặt thiết bị được diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp còn cần quan tâm đến việc tu bổ, nâng cấp và đổi mới các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu; đầu tư xây dựng nhà xưởng phù hợp với quy trình công nghệ mới mua sắm cùng một số bộ phận phụ cần thiết nhằm đảm bảo cho quy trình mới hoạt động và hoạt động hiệu quả.
5. Đầu tư khuếch trương thương hiệu, các hoạt động marketing
Hoạt động marketing là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp. Đầu tư vào hoạt động marketing bao gồm cho đầu tư vào hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu... Đầu tư vào hoạt động marketing cần chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Đầu tư vào xây dựng, khuếch trương thương hiệu là một trong những hoạt động marketing quan trọng. Nếu làm tốt hoạt động này doanh nghiệp đã tạo dựng được uy tín trên thị trường và người tiêu dùng.
Khuếch chương là quá trình truyền tải những kinh nghiệm và hình ảnh của sản phẩm tới khách hàng nó có tác dụng định hướng sự cảm nhận của khách hàng về giá trị của sản phẩm.
Khuếch chương để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng lượng bán hàng của doanh nghiệp.
Đầu tư vào hoạt động Marketing: Doanh nghiệp muốn cạnh tranh thắng lợi thì marketing được nhiều người cho rằng là chức năng then chốt của thành công của doanh nghiệp: nhờ có marketing dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, dự tính các hành động cho doanh nghiệp, hỗ trợ bán hàng thông qua quảng cáo, khuyến mại, ...
Hoạt động này bao gồm một số nội dung như:
-Kiểu dáng công nghiệp : là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp.
Kiểu dáng công nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao doanh số, nhất là trong xã hội hiện nay, khi đời sống con người ngày một nâng cao thì nhu cầu về hàng hóa cũng được nâng lên một mức mới; từ ưa chuộng hàng hóa bền, rẻ chuyển sang tiêu dùng những hàng hóa có kiểu dáng đẹp, màu sắc bắt mắt... chính vì thế mà đầu tư cho kiểu dáng cũng là một hướng đi mới cho các doanh nghiệp khi tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.
-Nhãn hiệu hàng hóa : là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất - kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, các hoạt động kinh tế ngày một sôi động, thương mại quốc tế phát triển với tốc độ chóng mặt, do đó hàng hóa sản xuất và trao đổi cũng ngày càng đa dạng về chủng loại. Trên thị trường nhan nhản các hàng hóa như vậy, có những hàng hóa khác loại nhưng cũng có rất nhiều mặt hàng cùng loại được rao bán, chính vì vậy làm thế nào để khách hàng tin tưởng và chọn nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp mình cũng đang là câu hỏi khiến nhiều nhà sản xuất phải đau đầu.
- Hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Treo băng rôn, áp phích ... tại các trung tâm thương mại, siêu thị, các khu dân cư đông đúc, khu mua sắm...
III. DNNN và đầu tư trong DNNN
1. Khái niệm DNNN
Theo điều luật 1 chương 1 của bộ luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 đã qui định Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn .
Hay theo khoản 22 điều 4 luật Doanh nghiệp năm 2005 Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
2.Đặc điểm của DNNN trong nền kinh tế:
DNNN là các cơ sở kinh doanh do nhà nứơc sở hữu hoàn toàn hoặc một phần. Quyền sở hữu thuộc về nhà nước là đặc trưng cơ bản nhất , phân biệt DNNN với các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân. Đặc trưng này quy định sự kiểm soát của chính phủ bao gồm quyền chủ đạo và quyền can thiệp vào hoạt động kinh doanh. Do vậy, người quản lý DNNN không có quyền linh hoạt đối phó với những điều kiện thay đổi của thị trướng so với doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể: Bị chính phủ yêu cầu phải mua hàng hoá sản xuất trong nước, do vậy làm tăng chí phí đầu vào, do công nhân viên chức trong nhà nước luôn ổn định nên khó có khả năng thay thế đầu vào về nguồn lao động của mình cho phù hợp với hoàn cảnh bên ngoài. Mặt khác do quyền sở hữu thuộc về nhà nước , trong khi các công ty của khu vực tư nhân lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh thì các DNNN phải hướng vào các mục tiêu khác nhằm đảm bảo lợi ích xã hội, đôi khi không làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có thể là các DNNN buộc phải thoả mãn yêu cầu tiêu dùng trong nước với giá ưu đãi , phải đáp ứng các tiêu chuẩn dịch vụ nào đó ở bất kỳ đâu do nhà nước yêu cầu, cũng có thể bị yêu cầu chỉ được vay vốn từ một số định chế cho vay nào đó hoặc từ những nguồn cho vay trong nước nào đó.Do đó cũng có thể phải đầu tư phù hợp với kế hoạch quốc gia hoặc phải hy sinh lợi nhuận để thực hiện những mục tiêu xã hội.
Bên cạnh đó, sự kiểm soát lỏng lẻo trong khu vực DNNN do sở hữu nhà nước (đôi lúc mang nghĩa vô chủ), vì thế mỗi công nhân, người lao động thường không có mối liên hệ lợi ích đối với DNNN, vì không thấy sự ảnh hưởng nhiều vì thế không có cá nhân nào thấy cần phải có sự giám sát, điều hành, quản lý.
3. Phân biệt đầu tư trong DNNN với đầu tư trong DNTN
Đầu tư phát triển trong DNNN Đầu tư phát triển trong DNTN
• Chủ đầu tư là DNNN nhưng người có quyền quyết định đầu tư lại chính là chính phủ.
• Nguồn vốn để ĐTPT được lấy chủ yếu từ NSNN, còn một số nguồn khác như cổ phiếu, vốn tự có của DN.
• Quá trình để chính phủ xem xét và đi đến quyết định duyệt hay không duyệt dự án đầu tư là khá lâu.
• Quá trình giải ngân vốn là rất phức tạp có khi dự án bị đình trệ và không theo kế hoạch chỉ vì giải ngân chậm.
• Mục đích của ĐTPT trong DNNN không hoàn toàn vì lợi nhuận mà còn vì mục tiêu XH như tạo ra việc làm cho người lao động, hay là ổn định nền kinh tế chỉnh phủ có thể chấp nhận dự án có thể gây thua lỗ... • Người có quyền ra quyết định đầu tư chính là chủ đầu tư.
• Nguồn vốn để đầu tư chủ yếu là vốn tự có của chủ đầu tư và vốn lấy từ bán cổ phiếu của DN.
• Chỉ cần DN duyệt dự án ĐTPT thì dự án đó có thể được tiến hành mà không phải chờ đợi.
• Quá trình cung cấp vốn được DN tính toán sao cho có lợi nhất cho DN, đáp ứng kịp thời nhất nhu cầu DA .
• Mục đích của ĐTPT trong DNTN là tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí và nhằm đạt được lợi nhuận lớn nhất. Do đó các DNTN sẽ lựa chọn phương án đầu tư đem lại hiệu quả cao nhất để đầu tư.
4. Vai trò của đầu tư trong DNNN
4.1 Trên góc độ vĩ mô
4.1.1 Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế
Về mặt lý luận, hầu hết các tư tưởng, mô hình và lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đều trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận đầu tư và việc tích lũy vốn cho đầu tư là một nhân tố quan trọng cho việc gia tăng năng lực sản xuất, cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế.
Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thể hiện rất rõ nét trong quá trình đổi mới mở cửa nền kinh tế nước ta thời gian qua.Các nguồn vốn đầu tư cả trong nước và ngoài nước ngày càng gia tăng cả về quy mô và đa dạng hóa. Cuộc sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận dân cư ngày càng thỏa được cải thiện.
4.1.2 Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thong qua những chính sách tác dộng đến cơ cấu đầu tư. Trong điều hành chính sách đầu tư, NN có thể can thiệp trực tiếp như thực hiện chính sách phân bổ vốn, kế hoạch hóa, xây dựng cơ chế quản lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp qua các công cụ chính sách như: thuế, tín dụng, lãi suất để xác lập và định hướng một cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý hơn.
4.1.3 Đầu tư tác động làm tăng năng lực khoa học công nghệ của đất nước
Đầu tư và đặc biệt là đầu tư phát triển trực tiếp tạo mới và cải tạo chất lượng năng lực phục vụ sản xuất, phục vụ của nền kinh tế và cũng là của các đơn vị sản xuất. Chính vì vậy, đầu tư cũng là điều kiện tiên quyết cho quá trình đỏi mới và nâng cao năng lực công nghệ quốc gia.
4.1.4 Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh tế
Đầu tư là một bộ phận quan trọng của tổng cầu. Vì vậy, khi quy mô đầu tư thay đổi cũng sẽ có tác động trực tiếp đến quy mô tổng cầu. Tuy nhiên, tác động của đầu tư đến tổng cầu là ngắn hạn. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư sẽ làm cho tổng cầu tăng kéo theo sự gia tăng của sản lượng và giá cả các yếu tố đàu vào. Trong dài hạn, khi các thành quả của đầu tư đã được huy động và phát huy tác dụng, năng lực sản xuất và cunguwngs dịch vụ gia tăng thì tổng cung cũng sẽ tăng lên. Khi đó sản lượng tiềm năng sẽ tăng và đạt mức cân bằng trong khi giá cả của sản phẩm có xu hướng đi xuống. Sản lượng tăng trong khi giá cả giảm sẽ kích thích tiêu dung va hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ của nền kinh tế.
4.2 Trên góc độ vi mô
Trên góc độ vi mô thì đầu tư là nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất, cung ứng dịch vụ và của cải các đơn vị vô vị lợi. Để tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự ra đời của bất kì cơ sở, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ nào đều phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm, lắp đặp máy móc thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí gắn liền với hoạt động trong một chu kì của các cơ sở cật chất kĩ thuật được tạo ra. Đây chính là biểu hiện cụ thể của hoạt động đàu tư. Khi phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời hay do hao mòn cũng chính là hoạt động đàu tư.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro