Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

1001 bi an

1001 misteries

by Unknown

1001 bí ẩn

Cuốn sách là tập hợp các bài viết được đăng tải ở trang Khoa­hoc.com.vn về những vấn đề bí ẩn của thế giới cũng như ở Việt Nam, thu hút được sự chú ý, quan tâm của các nhà khoa học cũng như những người thích tìm hiểu khám phá....

Source: Khoa­hoc.com.vn

Cre­at­ed by tin­hvan - The­gioiebook.com

Con­tact: tin­[email protected]

Web­site: www.the­gioiebook.com 10 nhân vật ma quái đáng sợ nhất

Chúng lẩn khuất, ám ảnh, làm chúng ta kinh hãi. Nhưng những nhân vật kinh dị nhất dưới đây chắc chắn sẽ không thình lình xuất hiện trước mắt bạn. Chúng đã bị chôn vùi trong những thị trấn thời trung cổ, khi mà các câu chuyện dân gi­an kỳ bí ngự trị trong đầu mỗi người.

Sau đây là lịch sử và khoa học về những ngôi sao kinh dị của ngày 31/10 - Lễ hội Hal­loween hằng năm.

1. Yêu tinh

(Ảnh: Live­Science)

Nổi tiếng từ các câu chuyện cổ tích, những con yêu tinh nhỏ choắt đầy lông lá có tính ranh ma nhiều hơn là độc ác. Truyền thuyết kể về những con yêu tinh trốn trong các khu rừng, bày ra các trò chơi khăm và đôi khi tráo đổi em bé mới sinh. Không giống như các sinh vật khác vốn liên quan đến tôn giáo, yêu tinh chưa vượt qua được ngưỡng của sự tưởng tượng để gây nên những cơn hoảng loạn thực sự ở các thị trấn thời trung cổ.

2. Quỷ

(Ảnh: Live­Science)

Quỷ, như người ta vẫn thường gọi “linh hồn của quỷ”, có thể đại diện cho bất kỳ thứ nào từ tà ma, đến một thiên thần bị suy đồi tới đệ tử của Sa­tan. Ma quỷ có nguồn gốc từ thời cổ đại và xuất hiện trong các câu chuyện dân gi­an và văn học trên khắp thế giới.

3. Tượng đầu thú

(Ảnh: Live­Science)

Đó cũng là một trong những điều không thể giải thích được của kiến trúc cổ đại. Nhưng tượng đầu thú, những con quái vật bằng đá nhô ra từ mỏm của các giáo đường lớn, thực ra có chức năng của nó. Chúng được gắn vào các công trình đá gô-​tíc vào đầu thế kỷ 13 để dẫn nước mưa chảy từ trên nóc nhà thờ, miệng của chúng như cái máng xả nước. Xét về mặt tâm linh, tượng đầu thú cũng để bảo vệ giáo đoàn trước các thế lực ma quỷ rình rập bên ngoài.

4. Thây ma

(Ảnh: Live­Science)

Là vua của phim kinh dị, thây ma là những con người đã bị tước mất linh hồn hay người chết được sống lại nhờ một phép ma thuật nào đó. Truyền thuyết thây ma bắt nguồn từ tôn giáo ma thuật ở Haiti, nơi mà người ta tin rằng con người cơ thể rơi vào trạng thái hôn mê giống như xác chết di động mà chúng ta thấy trong phim.

5. Ma sói

(Ảnh: Live­Science)

Là những con người bình thường cho đến khi ngày trăng tròn tới, họ bị nguyền rủa biến thành những con sói man rợ - hình tượng xuất hiện trong mọi nền văn hoá bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại. Giống như phù thuỷ, họ bị săn đuổi vào thời trung cổ và bị buộc tội trong những vụ giết người không thể giải thích. Những câu chuyện truyền miệng cũng nói đến một chứng rối loạn hoóc môn khiến lông mọc rậm rạp trên cơ thể - được gọi là “căn bệnh người sói”.

6. Ma trơi

(Ảnh: Live­Science)

Những quả bí ngô ma quái này có thể là biểu tượng nổi bật nhất của lễ hội Hal­loween. Tục lệ khắc và thắp đèn trong những quả bí là một phong tục thời Celtic được các cư dân Ire­land mang tới Mỹ. Ở Ire­land, người ta dùng củ cải thay vì bí ngô. Những khuôn mặt đáng sợ tỏa sáng hiện ra từ những quả bí ngô là để xua đuổi tà ma lang thang trên các con đường vào đêm 31/10 - đêm các thánh.

7. Dơi

(Ảnh: Live­Science)

Chúng mù, treo lơ lửng trong các hang động và tạo nên những cuộc tấn công ồ ạt. Nhưng tại sao dơi lại liên quan tới Hal­loween? Những con thú có cánh này nên cảm ơn ma cà rồng vì điều đó. Giống như các con quỷ drac­ula, một bộ phận nhỏ dơi chuyên sống nhờ vào máu động vật - dùng răng sắc nhọn để cắn nạn nhân khi đang ngủ.

8. Phù thuỷ

(Ảnh: Live­Science)

Hãy quên đi những chiếc mũ đen nhọn hoắt hay cái mũi khoằm. Những hình ảnh đó chỉ xuất hiện gần đây so với lịch sử bi thương có từ rất lâu về phù thủy trên khắp hành tinh. Trong quá khứ, phù thuỷ được coi là người sở hữu những phép thuật liên quan tới thế giới tự nhiên. Giống như mọi kẻ ngoại giáo khác, họ bị truy lùng bởi nhà thờ Cơ đốc. Cuộc săn lùng lên tới đỉnh điểm vào thời trung cổ ở châu Âu và thế kỷ 17 ở châu Mỹ.

9. Bóng ma

(Ảnh: Live­Science)

Chọc 2 lỗ thủng từ tấm ga trải giường để nhìn và bạn đã có trang phục đơn giản nhất cho ngày Hal­loween. Trở thành một con ma thực thụ thì phức tạp hơn. Trước hết bạn phải chết, có thể một cách đau đớn, rồi để cho linh hồn của bạn lang thang khắp trái đất hù doạ người thân và ám ảnh các ngôi nhà. Từ một góc độ khoa học nào đó, các nhà cận tâm lý cho rằng một phần năng lượng của con người không bao giờ bị phá huỷ. Xã hội dường như cũng đồng ý, một cuộc khảo sát cho thấy 50% tin rằng thực sự có ma.

10. Ma cà rồng

(Ảnh: Live­Science)

Họ muốn hút máu bạn. Ma cà rồng xuất hiện trong nền văn hóa dân gi­an từ hàng nghìn năm trước, còn hình ảnh về những chiếc răng nanh phổ biến từ thế kỷ 18-19 tại Tây Âu. Người ta tin rằng một ai đó khi sinh ra bị dị dạng hoặc chết một cách bất thường thì sau khi chôn sẽ sống dậy để khủng bố người sống. Ma cà rồng được coi là những người chưa chết hẳn và cần phải hút máu người để duy trì sự sống.

M.C.R.

 Theo Live­science, Vn­ex­press Bí ẩn 14 ngôi tháp cổ Việt Nam

Tháp Chăm - Dương Long

Trên chặng đường 16 thế kỷ (từ năm 192 - 1822) vương quốc Chăm­pa đã sáng tạo nên một nền văn hóa độc đáo, đậm sắc thái riêng không một dân tộc nào có được, mà nay chỉ còn lại những di tích vỡ vụn chấm phá về một bức bích họa xa xưa của một nền văn minh huy hoàng đã suy tàn và mai một.

Theo Viện Khảo cổ học VN, di tích văn hóa Chăm được phân bố đều khắp trên dải đất duyên hải miền Trung từ tỉnh Quảng Bình vào đến Bình Thuận và Đồng Nai. Ở cao nguyên Trung bộ, các di tích Chăm xuất hiện rải rác ở Gia Lai, Kon­tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng... Xưa kia thuộc vùng Vi­ja­va từ thế kỷ 11 - 15, từng là kinh đô của Chăm­pa (1000 - 1471), các di tích ở Bình Định được xây dựng rải rác. 14 tháp Chăm được xây trên đồi cao tập trung tại 8 địa danh: Bánh Ít, Dương Long, Hưng Thạnh, Cánh Tiên, Phú Lộc, Phú Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông. Ngoài ra, còn có bốn toà thành cổ gồm Thị Nại, Đồ Bàn, An Thành, Uất Trì và hàng loạt các tác phẩm điêu khắc, những phế tích của tháp Chăm như giếng cổ hình vuông, rắn Na­ga; trụ văn bia; tượng thần điểu Garuđa... Đáng chú ý là di vật tượng tu sĩ ở chùa Linh Sơn (thôn Hải Gi­ang, xã Nhơn Hải, thành phố Qui Nhơn). Đang lúc canh tác, các cư dân ở đây đã phát hiện bức tượng này được chôn sâu dưới lòng đất. Từ đó, chùa Linh Sơn đã được gọi là chùa “Phật lồi”.

Tháp Đôi - Qui Nhơn

Nằm ngay cửa ngõ thành phố Qui Nhơn là hai ngọn tháp đứng sừng sững kề nhau, dân gi­an gọi là tháp Đôi. Theo các tư liệu xưa còn ghi chép được, tháp Đôi là tháp Hưng Thạnh. Ngày 10/7/1980, tháp Đôi đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Tháp Đôi được tiến hành trùng tu đầu tiên ở Bình Định và được các nhà nghiên cứu xếp vào loại di sản độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Chăm­pa bởi tháp Đôi không giống bất kỳ một ngôi tháp cổ nào hiện có. Các nhà khoa học đến nay vẫn chưa tìm ra lý do khác thường này.

Tháp Đôi được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 12. Ở ngọn tháp lớn, có khắc nhiều bức phù điêu hình khỉ Hanu­man trong tư thế nhảy múa. Còn tháp nhỏ lại có nhiều phù điêu hình thú vật như: hươu, nai; phía trong vòm khám thờ hình người ngồi thiền, đứng chầu hai bên là các sư tử đầu voi. Các góc tháp đều được trang trí hình chim thần Garuđa bằng đá.

Ngược lại, vùng “Tây Sơn hạ đạo” có cụm tháp Dương Long. Người Pháp gọi đây là “tháp Ngà”, còn dân địa

Tháp Ngà

phương gọi là tháp An Chánh. Tháp Dương Long có ba tòa tháp cổ với chiều cao từ 29-36 m. Các hệ thống cửa giả phần lớn đã bị sụp đổ. Các đề tài chạm khắc trên tháp Dương Long cũng có các hình thú như voi, sư tử đang đùa giỡn, phía bên trong tòa tháp cũng là những tu sĩ đang ngồi thiền. Hầu hết tòa tháp có cấu trúc nhỏ dần về phía đỉnh và kết thúc bằng một đóa sen đang nở. Những bức chạm khắc của tháp Dương Long rất tinh tế về nghệ thuật và kỹ xảo. Vòm cửa có hình quái vật Kala khạc ra rắn bảy đầu, bộ diềm mái được nghệ nhân khắc nhiều hoa văn với cảnh trí rất phong phú, đa dạng. Có thể nói, tháp Dương Long có giá trị nghệ thuật nhất trong số các kiến trúc Chăm thời kỳ này. Nhiều nhà nghiên cứu hiện xác định niên đại của tháp là vào khoảng nửa sau thế kỷ 12. Đây là cụm di tích thứ hai được Bộ Văn hoá xếp hạng cùng lúc với tháp Đôi.

Sau hai cụm tháp Đôi và tháp Dương Long là tháp Cánh Tiên và tháp Bánh Ít. Tháp Cánh Tiên được xây dựng ngay ở trung tâm thành Đồ Bàn (nay thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Sơn, tỉnh Bình Định). Có thể nói đây là một trong những kiến trúc còn khá nguyên vẹn. Theo tài liệu của Pháp, tháp Cánh Tiên còn được gọi là “tháp Đồng”, nhưng vì sao có tên gọi này thì vẫn chưa ai xác định được nguồn gốc. Tháp cao khoảng 20m, trông xa giống như đôi cánh của nàng tiên đang bay lên trời xanh. Khác với các tháp Chăm khác, tháp Cánh Tiên được xây dựng một phần bằng chất liệu sa thạch, xung quanh có nhiều phù điêu chạm khắc. Tháp Bánh Ít có đến bốn toà tháp lớn nhỏ khác nhau nằm trên một đỉnh đồi thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách thành phố Qui Nhơn khoảng 20km. Đứng xa cụm tháp này trông như những chiếc bánh ít lá gai thường thấy trong các dịp cúng lễ, giỗ chạp ở miền Trung. Người Pháp gọi đây là tháp Bạc. Bốn ngôi cổ tháp đều có các tượng thờ, hình vũ nữ đang múa, hình voi, hình các vị thần linh.

Cũng tại Bình Định còn có tháp Bình Lâm nằm ở xã Phước Hoà (Tuy Phước). Người dân ở đây kể rằng thôn Bình Lâm là vùng đất phì nhiêu có những cư dân người Việt lần đầu tiên đến khai phá mở mang. Trong hệ thống tháp Chăm Bình Định thì tháp Bình Lâm là nhóm tháp cổ có niên đại sớm nhất.

Một cụm di tích khác có tên là tháp Thủ Thiện ở xã Bình Nghi (Tây Sơn) - quê hương của những lò gạch ngói thủ công nổi tiếng nằm bên quốc lộ 19. Năm 1995, ngọn tháp này cũng được xếp hạng di tích quốc gia, nhưng hiện đang bị đổ nát nghiêm trọng. Nhiều di tích, cấu trúc của ngọn tháp đã bị thời gi­an và con người phá huỷ.

Cùng được xếp hạng với tháp Thủ Thiện là tháp Phú Lộc mà người Pháp đặt tên là tháp Vàng, nằm giáp giới giữa hai huyện An Nhơn và Tuy Phước. Cao 29m, Phú Lộc nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao 76m so với mực nước biển. Dù đã bị đổ nát khá nhiều nhưng nhìn tổng quát, ngọn tháp vẫn có dáng bề thế, uy nghi của một công trình kiến trúc cổ.

Ngoài bảy cụm tháp ở Bình Định đã được Nhà nước xếp hạng, hiện nay vẫn còn một số di tích tháp cổ khác, trong đó có tháp Hòn Chuông ở huyện Phù Cát hiện chỉ còn chân đế, hoặc đã bị sụp đổ do người dân đào bới để tìm vàng.

Có thể nói, 8 cụm tháp với tổng số 14 tòa tháp cổ còn lại được xem như là tài sản vô giá mà lịch sử đã ban tặng cho miền Trung. Những bí ẩn về tháp Chăm mặc dù đã được nghiên cứu tìm hiểu từ cả chục năm nay nhưng cũng còn là những nghiên cứu bên ngoài. Nhiều bí ẩn kỳ lạ, nhiều huyền thoại lý thú vẫn đang chờ được hé mở.

Những tháp cổ còn đứng đó như một dấu chấm than cho một nền văn minh đã lụi tàn và như một dấu chấm hỏi cho những người hôm nay.

 Theo Bưu điện Đà Nẵng 3 bí ẩn của địa cầu

Ai cũng biết không gi­an có thể tác động đến con người. Mặt trời gây nên nhiều vấn đề nơi một số người nhạy cảm trước những đổi thay thời tiết. Bên cạnh việc gây nên biến động thủy triều, mặt trăng còn là nguyên nhân của hiện tượng mộng du (bước đi trong khi ngủ).

(Ảnh: Live­Science)

Dường như ai cũng nghe nói địa cầu chúng ta có thể là nơi “đổ bộ” của thiên thạch vào một ngày vô định nào đó trong tương lai? Bản thân trái đất có thể tác động đến cuộc sống con người như sau:

Bức xạ tần số thấp phát ra từ ruột trái đất tác động bất lợi cho nội tạng con người.

Nhà cao tầng xây dựng trên vùng dẫn lưu có thể bị rung chuyển và sụp đổ vì lý do không ai biết.

Theo một trong nhiều lý thuyết, khủng long diệt vong do hai cực từ của địa cầu di chuyển.

Đội ngũ chuyên gia của Viện hàm lâm Khoa học Nga phát hiện sự liên kết kỳ lạ giữa số vụ tai nạn với rối loạn trường điện từ của trái đất, và bức xạ tần số thấp trong ruột địa cầu chính là thủ phạm đáng ghét. Một trong nhiều giả thuyết cho rằng hiện tượng sinh ra do các tiến trình lực căng ứng suất trong lớp vỏ trái đất. Và, có thể một phần năng lượng này

Mặt trăng còn là nguyên nhân của hiện tượng mộng du (Ảnh: ezthemes.com)

sau đó biến thành luồng phân tử điện từ vỡ tự do, giống như đám quỷ dữ thoát ra từ chiếc hộp Pan­do­ra. Khoa học tin rằng bức xạ bí ẩn tác động xấu đến sức khỏe con người. Ví dụ, thống kê cho thấy phần lớn những người gọi xe cứu thương và tai nạn gi­ao thông bột phát khi có một sự gia tăng loại bức xạ này.

Khoa học ghi nhận nhiều lỗ thủng khổng lồ đang xuất hiện trong từ trường trái đất. Đến một mức độ nào đó thì những lỗ thủng này sẽ gây nên vấn đề. Khoa học cho rằng lúc đó hai cực từ của trái đất sẽ hoán đổi vị trí, vì hiện tượng này từng xảy ra trong lịch sử địa chất hành tinh.

Hiện thời, cực từ Bắc đang di chuyển và tiến gần đến Siberia. Cực từ Nam cũng thế, nó rời Nam Cực và hiện tiến dần đến các vùng bờ biển miền Tây Aus­tralia. Chuyển động của hai cực từ được dò thấy ở Trung tâm Quân sự và Viện Kỹ thuật Ground Forces. Theo một số dữ liệu, hiện tượng thay đổi vị trí của hai cực từ xảy ra một lần trong gi­ai đoạn 12.500, và có thể nó đã giết chết loài khủng long, voi mam­mouth, và gây nên sự huỷ điệt At­lantis

Di An

 Theo Live­Science, CAND.com.vn Giải quyết 8 bí ẩn lớn nhất của khoa học trong thế kỷ 21

Cuộc sống vốn đầy rẫy những bí ẩn và các nhà khoa học đang cố gắng tìm lời giải đáp cho những bí ẩn Đấy. Bí ẩn về con người là những bí ẩn sâu thẳm nhất mà hiện nay các nhà khoa học cần phải làm rõ trong thế kỷ 21 này.

NGUỒN GỐC TUỔI THANH XUÂN

Cấu trúc phân tử gien P21

Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Scripps - Cal­ifor­nia (Mỹ) đã khảo sát gien của một số người già ở tuổi 90. Có đến 99% trường hợp, gien vẫn làm việc hoàn hảo khi điều khiển tế bào tạo ra loại pro­tein thích hợp. Các nhà khoa học ở ĐH Illi­nois, Chica­go (Mỹ) cho biết, họ rất có thể đã tìm ra được câu trả lời qua việc nghiên cứu một loại gien gọi là p21. P21 hoạt động như một bộ phận hãm khẩn cấp về mặt di truyền; khi được kích hoạt, nó làm ngừng sự phát triển của các tế bào bị tổn hại do chất độc hay phóng xạ, cho chúng có thời gi­an phục hồi.

Ig­or Ronin­son, giáo sư về di truyền học phân tử, đã kích hoạt được gien p21 trong tế bào người và nghiên cứu cách nó tác động lên các gien khác. Những gien bị tác động này sẽ có dạng hình bột, xẹp xuống và ngừng phát triển - chúng đang già đi. Ông nói: “Việc kích hoạt gien loại này còn dẫn đến sự thay đổi tại một loạt các gien khác đã bị tác động bởi lão hoá hay các bệnh liên quan đến lão hoá”.

Ngoài ra p21 còn có tác dụng kiềm chế một cách có chọn lọc hơn 40 gien được biết có liên quan đến việc tái tạo ADN và việc phân chia tế bào, theo đó làm ngừng ngay lập tức sự tăng trưởng của tế bào. Những loại gien được p21 kích thích gồm các loại liên quan đến bệnh Alzheimer, bệnh lão hoá và viêm khớp.

Ung thư vú - nỗi lo kinh hoàng của phụ nữ sẽ được tiêu diệt trong thế kỷ 21.

THANH TOÁN BỆNH UNG THƯ

Bệnh ung thư có đặc tính chung: các tế bào đang khoẻ mạnh bỗng trở nên phát triển bất thường. Các nhà khoa học đã xác định rõ: nguyên nhân không phải ở các gien mà ung thư xuất hiện chủ yếu vì hút thuốc lá, chế độ ăn uống kém khoa học, thiếu rèn luyện thể lực hay bị ảnh hưởng bởi phóng xạ, ô nhiễm cùng các hoá chất gây ung thư khác.

Một nỗ lực kiểm soát bao gồm các quy định hạn chế việc thải chất công nghiệp có thể đẩy bệnh ung thư ra khỏi danh sách những căn bệnh giết người, chuyển nó thành loại bệnh hiếm gặp. Giải pháp chính đã được xác định không phải bằng những viên thuốc, mà tốt hơn cả là những biện pháp phòng ngừa.

TÌM RA THUỐC BẤT TỬ

Những chiếc đồng hồ đếm ngược giúp tìm ra phương thuốc bất tử.

Các tế bào ung thư cùng chia sẻ với nhau một đặc tính, đó là khả năng bất tử. Nếu còn được nuôi dưỡng, chúng sẽ được tiếp tục phân chia. Điều này không xảy ra đối với các tế bào khoẻ mạnh, nơi dường như đã được gắn một chiếc đồng hồ đếm ngược (được gọi là telom­ere) vào cuối các nhiễm sắc thể để giới hạn số lần tế bào có thể tự tái tạo. Mỗi lần tế bào tự tái tạo, một phần của telom­ere bị loại bỏ và đến khi nó hết sạch, tế bào sẽ ngừng việc phân chia. Với 46 nhiễm sắc thể, con người có cả thảy 92 chiếc đồng hồ đếm ngược thời gi­an sống của mình.

Tiến sĩ Jer­ry Shay tại Đại học Texas cho biết: “Thông thường, các tế bào sẽ ngừng phân chia sau khoảng 70 thế hệ. Còn những tế bào mới (đã có telom­erase được kích hoạt) đã tự nhân đôi đến hơn 100 lần, trong khi chưa có dấu hiệu nào cho thấy tốc độ phân chia của chúng đang giảm dần”. Mặc dù telom­erase đã hoạt động khá lâu trong các tế bào bình thường, đủ thời gi­an cho các telom­ere có thể khôi phục được độ dài nguyên gốc của nó, không hề có triệu chứng những tế bào trên phát triển thành loại tế bào ung thư.

CUỘC SỐNG NHÂN TẠO

Công nghệ nano - đỉnh cao của mọi công nghệ trong tương lai

Công nghệ siêu nhỏ (nan­otech­nol­ogy) là một kỹ thuật sản xuất, theo đó các thiết bị nhỏ xíu được sắp xếp theo từng nguyên tử một. Điều duy nhất có thể chế tạo được những thiết bị từ những thành phần nhỏ bé đến như vậy chính là một hiện tượng được gọi là tự sắp xếp (self-​as­sem­bly). Nếu bạn sắp xếp theo thứ tự chính xác được một cấu trúc cơ bản, bạn có thể “làm phát triển” các ống siêu nhỏ, hình cầu siêu nhỏ và các tran­sis­tor (bóng bán dẫn) siêu nhỏ cho máy tính.

Tại ĐH Illi­nois, các nhà nghiên cứu đang sử dụng một loại tiền tố pro­tein thường tìm thấy trong nhiều loại tế bào con người để tạo ra một cấu trúc tự sắp xếp. Chuyên gia Ger­ard Wong cho biết: “Các nang có màng là chất tiền tố này của chúng tôi luôn trong trạng thái cân bằng và không yêu cầu năng lượng để duy trì sự ổn định”. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thể đạt tới một điểm mà tại đó, các cấu trúc tự sắp xếp theo đúng nghĩa đen có thể tạo ra một cuộc sống của riêng chúng? Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện công nghệ Cal­ifor­nia và Đại học Tổng hợp bang Michi­gan đã cùng thống nhất khẳng định: câu trả lời là có! Những nhà khoa học này đã tạo ra được “các cơ thể dưới dạng số” trong máy tính. Họ phát hiện ra rằng, những “cá thể điều khiển học” này phản ứng trước những biến đổi theo cách rất giống với những cơ thể thực sự như vi khuẩn, nấm và ruồi giấm.

Chuyên gia Chris Ada­mi tại Viện công nghệ Cal­ifor­nia cho biết: “Rất có thể nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về cuộc sống từ một cơ thể sống, do cơ thể sống là kết quả phức tạp của một quá trình tiến hoá sau 4 tỉ năm. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu ban đầu sẽ giúp chúng ta hiểu được chút gì đó về cuộc sống”.

Bước nghiên cứu đầu tiên của Ada­mi chính là thử nghiệm quá trình tiến hoá dưới dạng sống được xây dựng dựa trên một cơ thể sống, trong trường hợp này là vi khuẩn E. coli. Ông khẳng định: “Tôi nghĩ chúng tôi đã có thể thuyết phục những nhà nghiên cứu sinh vật học rằng cuộc sống nhân tạo không còn là một giấc mơ. Nó còn giúp chúng ta giải đáp một số vấn đề cơ bản về sinh vật học”.

KHÁM PHÁ BẢN CHẤT CỦA TÂM HỒN

Các nhà khoa học đang làm việc với mày quét X quang tính toán phát xạ positron đơn ba đầu xoay.

Nhờ công nghệ nano siêu nhỏ, trong tương lai chúng ta có thể tạo ra được bản sao của một con người. Nhưng bản sao đó thực sự có tâm hồn như nguyên mẫu hay không? Một câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ! Đây có thể là bí ẩn mà các nhà khoa học ưu tiên giải quyết trong thế kỷ này. Các chuyên gia thần kinh học và những nhà thần học của toà thánh Vat­ican đang tranh luận và nghiên cứu về bản chất về mặt vật chất của linh hồn. “Liệu tôn giáo có phụ thuộc vào linh hồn hay không? Khoa học có thể thừa nhận hình thức vật chất của linh hồn không?”. Đó là những câu hỏi mà hai bên đặt ra.

Câu hỏi đầu tiên dành cho các nhà thần học. Còn các chuyên gia thần kinh học thì tin rằng, họ đã có một công nghệ để có thể trả lời cho câu hỏi thứ hai. Đó là một thiết bị cực nhạy có tên là máy quét X quang tính toán phát xạ positron đơn ba đầu xoay để nghiên cứu não của những người đang suy nghĩ. Nhà bác học An­drew New­berg cho biết: “Nhiều người rất bối rối trước hiện tượng cảm động nhất vừa trải qua có thể làm giảm những chức năng đặc trưng của bộ não - điều có thể đo được bằng các phương pháp chụp ảnh não tiên tiến”.

Đối tượng của các cuộc nghiên cứu này là các thiền sư Tây Tạng và họ đã cho phép gắn các ống vào tĩnh mạch trên tay của họ. Khi các người này đạt đến trạng thái tập trung tư tưởng cao nhất, họ báo cho New­berg để ông truyền một chất đồng vị phóng xạ vào tĩnh mạch của họ. Trong não, những tế bào đã được kích hoạt mạnh hơn trong quá trình suy nghĩ đã tiếp nhận thêm chất đồng vị để phóng xạ mạnh hơn, giúp máy quét có thể dễ dàng ghi nhận. Cuộc nghiên cứu tương tự cũng đang được tiến hành với các nữ tu sĩ dòng thánh Fran­cis và những tín đồ đạo Cơ đốc chính thống.

Liệu con người có thể vượt qua được tốc độ của ánh sáng? Các nhà khoa học sẽ cho chúng ta câu trả lời trong những năm tới một khi họ đã thực sự đo được chính xác đường truyền của ánh sáng

NHANH HƠN TỐC ĐỘ ÁNH SÁNG

Vượt qua tốc độ ánh sáng là một trong những mơ ước hàng đầu của con người, nhất là khi nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc chinh phục vũ trụ. Nhà bác học Chris Van Den Broeck (Bỉ) đã mô tả về một cuộc đua tốc độ ánh sáng bằng cách dùng một dạng không gi­an biến dạng đặc biệt, cho phép tạo ra các bong bóng có dung tích trong lớn - trong khi bề mặt bên ngoài cực nhỏ. Broeck đã tính toán khả năng có thể tạo ra được một bong bóng đủ lớn để chứa được một đầu phóng tên lửa vũ trụ chỉ yêu cầu có 1g nguyên liệu.

Hè 2005, tạp chí khoa học Na­ture cho biết, nhóm nghiên cứu của nhà bác học Li­jun Wang, Viện Nghiên cứu NEC, Prince­ton (Mỹ) đã hướng được một xung ánh sáng đi qua bồn chứa đầy xezi với vận tốc gần 300.000km/giây. Wang khẳng định: “Thí nghiêm cho thấy, quan niệm thông thường cho rằng không có gì có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng là sai lầm”. Khả năng gửi tín hiệu với vận tốc nhanh hơn ánh sáng có thể giúp giải quyết hai vấn đề bí ẩn nhất: tiếp xúc với người ngoài trái đất và du hành theo thời gi­an.

CHÚNG TA LÀ DUY NHẤT?

Hai phát hiện gần đây trong khoảng không vũ trụ đã làm thay đổi đột ngột những quan điểm mâu thuẫn về sự sống trong vũ trụ. Phát hiện đầu liên quan đến một đám mây bí ẩn gần trung tâm ngân hà. Phát hiện thứ hai liên quan đến các bức xạ từ pul­sar (ngôi sao không nhìn thấy được bằng mắt thường mà chỉ được phát hiện qua các tín hiệu)

Pul­sar - những ngôi sao không nhìn thấy được bằng mắt thường mà chỉ được phát hiện qua các tín hiệu.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra dạng hợp chất đường (gly­co­lalde­hyde) trong đám mây mà từ đó các ngôi sao mới đang hình thành. Điều này có nghĩa là, khả năng rất lớn cho thấy các chất hoá học tiền thân của sự sống đã được hình thành từ khá lâu trong đám mây như vậy, trước khi các hành tinh phát triển xung quanh các ngôi sao.

Các nhà khoa học mô tả hợp chất đường này là họ hàng về mặt phân tử với loại đường ăn bình thường. Nguyên nhân là do loại nguyên tử gồm 8 nguyên tử của car­bon, oxy và hy­dro này có thể dễ dàng kết hợp với các phân tử khác để tạo thành ri­bose. Ri­bose chính là khối cơ sở của axít nu­cle­ic (ADN), một phần tử hoá học của mã di truyền tìm thấy trong tất cả cơ thể sống.

Phát hiện thứ hai liên quan tới các pul­sar. Mặc dù phần lớn các pul­sar đều được coi là một dạng sao neu­tron, việc tính toán thời gi­an phát năng lượng của chúng đã khiến cho các nhà vật lý học thiên thể phải ngạc nhiên. Một chuyên gia Mỹ đưa ra bằng chứng cho thấy các pul­sar đã được định vị và gửi các tín hiệu theo mẫu giống như dạng một thông điệp có trí tuệ.

Việc tìm ra các phân tử tạo thành cơ sở di truyền cho cuộc sống cùng với các tín hiệu được phát đi khá trật tự đã khẳng định một luận điểm: chúng ta hoàn toàn không cô đơn trong vũ trụ.

NHỮNG CỖ MÁY THỜI GI­AN SẼ XUẤT HIỆN?

Al­bert Ein­stein - nhà bác học thiên tài của mọi thời đại. Những giả thuyết của ông đưa ra vẫn còn đầy sức hút cho các nhà khoa học ngày nay để khám phá ra bản chất con người.

Al­bert Ein­stein từ lâu đã được đánh giá là một thiên tài vượt thời đại và những giả thuyết của ông đang được con người đương đại chứng minh. Một trong số đó có liên quan đến nghịch lý về hai anh em sinh đôi. Ein­stein đưa ra giả thuyết nhà du hành vũ trụ tham gia một chuyến đi dài với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng, trong khi người anh em của anh ta lại ở nhà. Khi ông này trở về thì nhìn thấy người anh em của mình đã thành một ông già. Nguyên nhân của sự kiện này, theo như Ein­stein là do thời gi­an trên tàu vũ trụ trôi chậm hơn, khiến cho các nhà du hành vẫn còn trẻ.

Trong một thí nghiệm gần đây nhất có sử dụng hai chiếc đồng hồ siêu chính xác, chiếc đồng hồ đặt trên máy bay siêu âm Con­corde rõ ràng đã chạy chậm hơn so với chiếc đặt trong phòng thí nghiệm. Điều này cho thấy thời gi­an hoàn toàn có thể co giãn. Việc nghiên cứu về những bộ máy thời gi­an trên lý thuyết vẫn được tiến hành với những tiến triển.

Nhà bác học Kip Thorne tại Viện công nghệ Cal­ifor­nia đã đề xuất việc sử dụng các lỗ đen vũ trụ. Theo như Ein­stein mô tả, những lỗ đen chính là những đường hầm đưa ta vào khoảng không - thời gi­an. Một lỗ đen nằm giữa hai điểm có thể kết nối giữa ngày hôm nay với ngày hôm qua hay sớm hơn nữa.

Khả năng trên lý thuyết của việc du hành ngược thời gi­an đã đặt ra một câu hỏi thực tế: vì sao chúng ta không gặp những nhà du hành vũ trụ theo thời gi­an? Ein­stein đã giải thích: khi các thuyết tương đối không tuân theo việc du hành ngược lại thời gi­an, chúng sẽ giới hạn thời gi­an bạn có thể du hành.

Bá Quý

 Theo SGTT Bí ẩn bình ăc quy ở thành cổ Iraq

Thành cổ Patea ở phía Tây Iraq có 2.000 năm lịch sử. Đầu những năm 70, Con­ic - Nhà khảo cổ học người Đức đã tới khu thành cổ này điều tra, phát hiện được một số hộp sứ có kích cỡ khác nhau. Những hộp sứ này thoạt tiên xem qua không khác những hộp sứ thông thường là mấy. Nhưng trong mỗi hộp lại có một thanh sắt nhỏ. Con­ic đã đặt câu hỏi và càng kinh ngạc hơn khi ông mở một hộp thấy thanh sắt nhỏ còn được đặt trong một ống tròn làm bằng đồng, trên thanh sắt vẫn còn những vết gỉ rất rõ ràng do bị dung dịch ax­it ăn mòn. Một ý nghĩ trong đầu ông: Đây đích thị là bình ăc quy ư?

Con­ic tiến hành nghiên cứu tỷ mỷ những hộp sứ. Ngoài vỏ làm bằng gốm sứ ra, từ nguyên lý kết cấu của nó đều không có gì khác biệt với bình ăc quy khô hiện dùng ngày nay. Theo Con­ic, chất điện phân trong ống tròn bằng đồng chỉ cần dùng rượu hoặc dấm là được. sau khi nghiên cứu cấu tạo và niên đại của các hộp này, Con­ic tuyến bố: Năm 200 sau Công nguyên, người Patea đã sử dụng bình ăc quy, hơn nữa nguyên lý của nó giống như bình ăc quy hiện đại ngày nay.

Nhưng mọi người đều biết rằng, bình ăc quy đầu tiên trên thế giới do nhà khoa học Fu­ta, người Italia phát minh vào năm 1800 sau Công nguyên. Tuy công nghệ chế tạo ăc quy không phức tạp, nhưng về nhận thức và tính năng sử dụng của phát minh ăc quy lại cần có một kiến thức về vật lý hiện đại. Người Patea 1800 năm trước làm thế nào có được những kiến thức này? Tất cả những điều đó làm cho các nhà khoa học, khảo cổ học đều chưa tìm ra được câu trả lời.

 H.T (Theo Nền văn mình cổ thế giới) Ai Cập - Huyền bí pho tượng nhân sư

Tượng Sphinx nằm ở sa mạc Ai Cập cách thủ đô Cairo khoảng 8 dặm, được người xưa dùng để canh gác ba kim tự tháp lớn ở Gizah. Đó là một quái vật tạc bằng đá, đầu người mình sư tử với những chân có vuốt trải ra phía trước.

Tượng Sphinx (Ảnh: big­pond)

Hình tượng chạm trổ sơ sài nhưng đầu lại được tạc một cách rất công phu. Đôi mắt đầy vẻ bí hiểm và có cái nhìn không ai có thể giải thích nổi. Mắt con Sphinx nhìn chằm chằm ra phía sa mạc với cái vẻ kênh kiệu khó hiểu. Tượng cao hơn 18 mét và trải dài tới 57 mét, mặt có bề ngang 5 mét, tại 1,57 mét, mũi 1,7mét.

Người ta cho rằng tượng Sphinx đã tồn tại ít nhất 5.000 năm nay! Tại sao lại thiết kế tượng này? Một bằng chứng mà ta có được xuất phát từ việc tìm thấy một am thờ nằm giữa những cái chân của quái vật này. Am thờ nhỏ này có bút tích của hai vị hoàng đế cổ Ai Cập. Hai vị giải thích rằng tượng Sphinx biểu thị một trong những hình dạng của thần Mặt trời Har­ma­chis. Và hai vị còn nói rằng mục đích làm tượng Sphinx là để xua đuổi tất cả những điều bạo ác, tội lỗi khỏi khu nghĩa địa quanh kim tự tháp.

Ở Ai Cập có nhiều tượng Sphinx, ngoài tượng Sphinx lớn ở Gizah. Đầu tượng biểu thị các vị hoàng đế. Trong các sách thánh của người Ai Cập, Sphinx có nghĩa là “vua chúa”.

Đối với các tôn giáo nguyên thủy ở Ai Cập cũng như ở các nơi khác, nhà vua được coi là sức mạnh và sự khôn ngoan của nhiều con thú bằng cách khoác cái lốt của chúng. Vì vậy người Ai Cập đã chạm các vị thần và các vị hoàng đế của họ nửa người, nửa thú.

Quan niệm về Sphinx đã từ Ai Cập truyền tới các nền văn minh khác, chẳng hạn như As­syr­ia và Hy Lạp. Ở các vùng này, Sphinx thường có thêm cánh. Ở As­syr­ia Sphinx thường là đàn ông, nhưng ở Hy Lạp Sphinx lại có đầu đàn bà.

Người Hy Lạp có một câu chuyện truyền thuyết về Sphinx như sau: Sphinx sống trên một tảng đá và giết bất cứ người nào đi qua mà không trả lời được câu đố sau đây: “Cái gì đã đi bằng bốn chân vào buổi sáng, đi bằng hai chân vào buổi trưa, đi bằng ba chân vào ban đêm?”. Ocdi­pus trả lời rằng đó là con người, bò bằng cả bốn chân tay khi là đứa trẻ, đi thẳng người trên hai chân khi là người lớn và đi với cây gậy khi đã già.

Đó là câu trả lời đúng, do đó con Sphinx điên tiết lên đã lao từ trên tảng đá xuống và chết. có nguồn khác thì cho rằng: do Sphinx là học trò của nữ thần thông thái ! nữ thần từng phán rằng, nếu ai giải được câu đó của Sphinx thì Sphinx sẽ phải chết!

Tượng Sphinx nằm ở sa mạc Ai Cập (Ảnh: farhori­zon.com)

 Theo Viet­Net Người Aino ở vùng biển Bắc Hải

Người Aino là một chủng người da trắng lạ lùng sống ở vùng biển Bắc - Nhật Bản. Chủng người này có thể hình đặc trưng của người châu Âu. Nhưng kỳ lạ là họ lại sống ở vùng giữa châu Á tới hàng ngàn năm nay, cách nơi định cư gần nhất của người da trắng ngày nay cũng tới 20.000km. Ngoài ra, nhóm máu của họ lại hoàn toàn đặc biệt. Điều khó hiểu là họ bị kẹp giữa 2 dân tộc lớn: Trung Quốc và Nhật Bản nhưng họ không những bảo tồn được gi­ao tiếp trong cuộc sống ngôn ngữ, văn hóa của mình mà đặc trưng của dân tộc cũng không bị mai một.

Cho tới tận ngày nay cũng chưa ai làm rõ được người Aino đến đây từ nơi nào và từ khi nào. Các nhà chuyên gia đều nhất trí cho rằng, cho dù trong hàng trăm triệu người Mông Cổ, ngẫu nhiên xuất hiện mấy vạn người có đặc trưng di truyền và sinh lý của người da trắng thì cũng thật khó có thể tin. Vậy cuối cùng thì điều này nguyên nhân là do đâu?

Về người Aino có một truyền thuyết như sau: Ngày xưa có một vị thần trí tuệ và dũng cảm đã từng xuống phía Bắc biển Bắc Hải. Chiếc phi thuyền vàng lóng lánh của ông ta ban ngày có màu sáng của vàng, ban đêm lại như một ngọn lửa đỏ. Khi phi thuyền bay lên không trung phát ra tiếng động như sấm vậy. Vị thần này ở lại trần gi­an qua mấy mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông dạy mọi người nghề nông, nghệ thuật, làm ăn, và tri thức. Ông ta còn truyền thụ cho người dân những vấn đề liên quan đến quy tắc của xã hội và đạo đức làm người. Khi xong nhiệm vụ, thần lên phi thuyền hướng về một vì sao bay đi, biến mất vĩnh viễn.

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Ẩn ngữ nghệ thuật thời tiền sử

Tháng 12/1994, Jean-​Marie Chau­vet và hai người bạn khám phá hệ hang động vùng Ardèche nước Pháp. Thật may mắn, họ đã tìm thấy các bức bích họa sinh động về ngựa, sư tử, bò tót, tê giác cũng như voi ma-​mút. Một số hình ảnh được vẽ, số khác được “chạm” vào vách hang.

Khám phá của Chau­vet là một trong những khám phá khảo cổ vĩ đại nhất thế kỷ XX. Nhưng giống như các khám phá khác, trong khi giải đáp được nhiều vấn đề, nó cũng đặt ra nhiều câu hỏi mới.

Người nguyên thủy với dấu chân trần hiện rõ trên bùn đã vào hang động từ bao giờ? Tại sao họ vào sâu trong lòng đất để vẽ tranh? Hành vi bí ẩn đó có phải là nguồn gốc của cái mà chúng ta gọi là “nghệ thuật” ngày nay hay không? Những hình ảnh đó liên quan thế nào với vật khắc trên xương, ngà voi và các bức tượng nhỏ tìm thấy ở các địa danh thời Đồ Đá Mới? Những câu hỏi đó từng được đặt ra trước kia, nhưng nay thì cần trả lời càng sớm càng tốt.

Bích họa sinh động về đàn ngựa trong hang động vùng Ardèche

(Ảnh: ren­min­bao)

Niên đại tranh trong hang được Chau­vet xác định khá dễ dàng. Kỹ thuật car­bon phóng xạ cho thấy chúng có tuổi 32.410 năm, với sai số 720 năm. Đó là những bức tranh khá tinh tế lâu đời nhất mà chúng ta từng biết. Chúng xuất hiện gần như đồng thời với sự có mặt của người hiện đại tại Tây Âu. Chúng đặt ra một câu hỏi hoàn toàn mới là, “nghệ thuật” có thể xuất hiện hoàn chỉnh ngay từ đầu, chứ không trải qua một quá trình phát triển từ thấp tới cao? Và tại sao lại vẽ tranh sâu trong lòng đất?

Câu hỏi tại sao vĩ đại?

Năm 1860, khi khám phá các “tác phẩm nghệ thuật” đầu tiên, giới nghiên cứu giả định rằng, động cơ duy nhất của chúng là thẩm mỹ. Nói cách khác, các bức tranh thời Đồ Đá Mới chỉ đơn giản là “nghệ thuật vị nghệ thuật” và việc vẽ tranh là thú tiêu khiển của người tiền sử. Nhưng rất khó hình dung cảnh người nguyên thủy vất vả bò xuống tận hang sâu chỉ để vẽ các con vật mà họ thấy quanh mình trên mặt đất.

Ngay cả mệnh đề “nghệ thuật vị nghệ thuật” cũng cần được đặt ra đúng nghĩa, vì nhiều nhà lịch sử nghệ thuật tin rằng, không hề có cái “vị nghệ thuật” đơn thuần như thế. Việc nghiên cứu vai trò của nghệ thuật trong các xã hội ngoài phương Tây - nhất là tại phương Đông - cho thấy, nghệ thuật luôn được đặt trong một mạng lưới xã hội và mang nhiều mục đích.

Sử học lừng danh Ab­bé Hen­ri Breuil nghiên cứu bức bích họa  trên vách đá (Ảnh: cul­ture.gouv)

Lời giải thích cho các con đường hiểm nguy sâu trong lòng đất xuất hiện hầu như không chậm trễ. Nhà nghiên cứu Pháp Sa­lomon Reinach (1902) cho rằng, “dùng ma thuật để sai khiến” chính là lý do. Con người vẽ hình để điều khiển những con thú mà họ vẫn săn. Hành vi đó thường được bao phủ dưới bức màn bí ẩn và phải thực hiện xa nơi cư trú là điều dễ hiểu. Rồi khi phát hiện các hình vẽ sư tử, nhà tiền sử học lừng danh Ab­bé Hen­ri Breuil (1952) cho rằng, con người vẽ vì muốn khỏe như chúng. Theo Reinach, qua “nghệ thuật”, con người thời Đồ Đá Mới hy vọng săn được nhiều thú để cuộc đi săn thành công.

Dần dà giới nghiên cứu nhận ra rằng, đó là cách giải thích quá đơn giản. Nó không thể đúng cho rất nhiều loại hình nghệ thuật và không giải thích được những đặc trưng còn chưa phát hiện. Chẳng hạn nó không tính đến thực tế là, hình dạng các mỏm đá và vách hang thường được dùng làm đường viền của hình vẽ.

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, Leroi-​Gourhan, học trò cũ của Breuil, đưa ra cách giải thích hoàn toàn mới. Nó dựa trên cấu trúc luận, một quan điểm triết học do nhà dân tộc học Claude Lévi-​Strauss phát triển. Cấu trúc luận cho rằng mọi người đều tư duy theo xu hướng đối nhau một cách nhị nguyên, vì bộ não được kết nối như vậy (hai bán cầu não có chức năng bổ sung nhau). Nên tư duy của chúng ta thường đối nhau kiểu: tự nhiên/văn hóa, nóng/lạnh, sáng/tối, chúng ta/họ, nam/nữ…

Chính nam/nữ là cái mà Leroi-​Gourhan muốn lập thuyết. Ông tin rằng trong toàn bộ 20.000 năm của thời Đồ Đá Mới, các hang động được cấu trúc theo nguyên tắc nam/nữ. Một số động vật, như ngựa, tượng trưng cho nam tính, còn số khác, như bò tót, tượng trưng cho nữ tính.

Các loài “nữ” tập trung tại giữa hang, còn các loài “nam” thì tản mát khắp nơi. Hình sư tử, gấu và các dã thú nguy hiểm khác thì nằm sâu trong hang. Đáng tiếc là bằng chứng không ủng hộ giả thuyết thú vị này: các hình vẽ phân bố khá ngẫu nhiên trong hang.

Năm 1972, Mar­shach giả định rằng, một số “tác phẩm” chạm trên xương hay ngà voi, với niên đại 32.000 năm, có thể là một loại lịch. Năm 1983, Pfeif­fer đưa ra cách giải thích bổ sung cho quan niệm của Leroi-​Gourhan, khi tập trung tới tác động của môi trường hang sâu lên giác quan và tinh thần con người.

Ngày nay chúng ta thám sát hệ hang động bằng đèn chiếu hiện đại và biết rõ trước kia nhiều người đã từng ở đó. Pfeif­fer cho rằng, với người thời Đồ Đá Mới, tình thế hoàn toàn khác. Dưới ánh đuốc bập bùng, các hình ảnh động vật dường như cử động và hít thở. Không thể hiểu động cơ của người nguyên thủy nếu bỏ qua chi tiết quan trọng đó.

Bích họa bò tót trong hang động vùng Ardèche (Ảnh: lehmp­fuhl.org)

Thế giới các linh hồn

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang tranh cãi về một cách giải thích cũng dựa trên sự kết nối thần kinh của bộ não, nhưng không liên quan với tính đối ngẫu như trên. Nó xuất phát từ một thực tế là, hầu hết các xã hội săn bắn - hái lượm trên thế giới đều có hệ niềm tin chung là vu thuật, cho dù nó có nhiều biến thái khác nhau. Cộng đồng vu thuật luôn tin rằng, ngoài thế giới mà họ đang sống, còn có thế giới các linh hồn.

Nhiệm vụ của pháp sư là thâm nhập thế giới đó để gi­ao tiếp với các linh hồn, chữa lành bệnh tật, kiểm soát môi trường động vật và thay đổi thời tiết. Muốn thế họ phải trải qua “trạng thái ý thức thay đổi”, từ sự phân ly nhẹ tới ảo giác mạnh hay chiêm bao. Khi đó, họ có thể gặp một linh hồn động vật để nhận được sức mạnh và sự giúp đỡ của nó.

Theo cách giải thích này, hang động thời Đồ Đá Mới là con đường dẫn tới thế giới bên kia. Những cố gắng thể lực khi phải bò sâu xuống hang sẽ trợ giúp thêm cho trạng thái cách ly cảm giác, vì khi đó cơ thể tiết ra các hóa chất tạo thuận cho sự thăng thiền. Trong vương quốc đó, các pháp sư tìm kiếm linh hồn động vật trong vai kẻ giúp đỡ và những hình ảnh khác. Bằng cách nhìn và tiếp xúc, cũng như đốt đuốc lên rồi lại dụi tắt đi, họ xem vách hang chính là tấm màng ngăn cách họ và thế giới các linh hồn.

David Lewis-​Williams dựa trên các bức tranh trên đá ở Nam Phi cho rằng: chúng thường được tạo ra trong sự tự thăng thiền (Ảnh: grad­net.wits.ac)

Khi tin là đã nắm bắt được một linh hồn động vật, họ liền “kéo” nó qua màng ngăn và dùng kỹ năng nghệ sĩ để “cố định” cái mà họ “nhìn thấy” lên vách hang. Đó là lý do tại sao nhiều hình ảnh dường như xuất phát từ hình dạng bề mặt phiến đá, hay là một phần của phiến đá. Mặt khác, một số hình ảnh lớn và phức tạp đến mức hình như chúng do một nhóm người tạo nên. Với các phiến đá có sẵn, con người có thể chuẩn bị cho những hình ảnh sẽ đến với họ phía sâu trong hang.

Vu thuật là hệ niềm tin và tư tưởng năng động mà con người có thể xử lý và thay đổi tùy theo từng hoàn cảnh xã hội. Một số đặc trưng cơ bản của nó, như niềm tin vào thế giới bên kia, dường như không thay đổi trong suốt thời Đồ Đá Mới, nhưng các đặc tính khác thì có thể thay đổi sau mỗi thiên niên kỷ.

Dựa trên các bức tranh trên đá tại Nam Phi, mới đây, David Lewis-​Williams và Thomas Dow­son (1988) đề xuất một giả thuyết bất ngờ. Họ cho rằng, chúng thường được tạo ra trong sự tự thăng thiền. Tâm lý học cho rằng, trong các trạng thái ý thức thay đổi xuất hiện do thiền, do dùng chất gây ảo giác hay do cách ly cảm giác, bộ não và con mắt sẽ phối hợp nhau để tạo ra các hình ảnh khác thường. Họ cũng cho rằng, các hình ảnh như thế không chỉ xuất hiện trong “nghệ thuật“ đá Nam Phi, mà còn tại Las­caux nước Pháp, cũng như tại nhiều nơi trên thế giới.

Một số câu hỏi quan trọng liên quan với “các bảo tàng nghệ thuật” tại Arde­the và các hang động khác có thể giải đáp bằng quan niệm vu thuật. Số khác thì chưa. Chẳng hạn, hình ảnh bò tót có ý nghĩa khác hình ảnh con ngựa như thế nào? Chú ngựa khắc trên miếng xương mang theo người có khác ngựa vẽ trong hang hay không? Đơn giản là chúng ta chưa rõ. Chỉ có một điều đã hoàn toàn rõ là, những bức bích họa trầm mặc đó cho thấy, tại Chau­vet và tại nhiều nơi khác, chúng ta đã may mắn tiếp xúc với thế giới mất đã từ lâu của con người thực sự đầu tiên.

Khi tìm hiểu nội dung, ý nghĩa và động cơ của “nghệ thuật” thời tiền sử, chúng ta cần tránh cái nhìn đơn cực, như Ucko và Rosen­feld chỉ ra từ 1967. Vì trên tất cả, đó chính là con người phức tạp, với khả năng tích hợp hoàn hảo các quan niệm vũ trụ, ma thuật và các mục tiêu chức năng trong cùng một tác phẩm.

Đỗ Kiên Cường

 Theo CAND.com.vn Angkor, ngôi nhà của thần linh

Xây dựng từ thế kỷ thứ 9 và đạt cực thịnh dưới triều vua Suryavar­man II (1113 - 1150) vào nửa đầu thế kỷ 12. Đột nhiên mất tích trong bóng tối rừng già Đông Dương hơn 5 thế kỷ, đồng nghĩa với sự lãng quên của con người cho đến khi được tìm ra bởi những nhà thám hiểm người Pháp vào thế kỷ 19.

Nụ cười bí ẩn trên gương mặt của Bay­on (Ảnh: pe­ter­walk­er)

Nhưng liệu một nền kiến trúc kỳ vĩ, huy hoàng đến thế có thật bị lãng quên? Không! Người Khmer của nhiều thế kỷ sau vẫn biết có một kỳ quan di sản của dân tộc mình được rừng già vĩnh cửu giấu kín. Rừng già và bóng tối nhận lãnh sứ mạng che giấu chứ không phải Angkor bị mất tích. Đây là một luận điểm của Michael Free­man, một nhà nghiên cứu người Mỹ.

Angkor giờ đây đã phơi mình giữa ánh sáng của nền văn minh thế kỷ 21. Nó vẫn im lặng ra câu đố với nhân loại: Đá núi lấy từ đâu? Vận chuyển, xây dựng thế nào khi chưa có nền công nghệ hiện đại như hôm nay, tại sao nó vẫn sừng sững có mặt, vĩ đại và bí ẩn hệt như những nụ cười kỳ lạ trên những gương mặt Bay­on...

Vẻ kỳ vĩ thần thánh - phải chăng đền đài Angkor đã khơi gợi cho trí tưởng tượng

những cuộc khảo cổ kỳ thú của Tomb Raider? (Ảnh: angkor-​net.de)

Nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp và tầm thường của người viết bài này, Angkor sẽ chỉ được ghi nhận bằng cảm quan du khách. Cái cảm quan một lần chiêm ngưỡng và chạm tay vào những phiến đá đã nghìn năm tuổi. Còn thấy những nụ cười, gương mặt băng qua bóng tối thời gi­an, nó đủ khơi gợi trí tưởng tượng về sự sống và cái chết, về khoảnh khắc vĩnh cửu...

Dưới bóng cây thần thánh

Khi được tìm ra sau năm thế kỷ, những cây cổ thụ nghìn tuổi đã toả những chiếc rễ khổng lồ chụp xuống những mái đền đá tảng từ lâu, sức mạnh mềm mại mà kinh hoàng của nó chẻ tường đá thành khe nứt, làm xiêu vẹo cả đền đài tưởng chừng thời gi­an chỉ có thể bào mòn mà thôi. Những cây cổ thụ, những chiếc rễ kỳ dị ấy đã nổi tiếng khắp thế giới ngay từ những bức ảnh chụp đầu tiên được công bố. Trong ánh nắng chiều xiên khoai, những chiếc rễ toả sáng như có hào quang, lấp lánh ánh bạc kim nhũ – một vẻ đẹp làm kinh ngạc du khách - Những “cổ thụ thần thánh” sáng lên trong vẻ thâm u hoang tàn của đền đài Ta Phrom ở quần thể Angkor. Một trong những ấn tượng kỳ bí và hùng vĩ biểu tượng sức mạnh thiên nhiên với mọi du khách khi chiêm ngưỡng.

Những rễ cây như bàn tay khổng lồ chụp xuống đền đài...

(Ảnh: golde­no­range­ho­tel)

Nụ cười trong bóng tối

Nụ cười sống động đến rợn người lộ ra từ rễ cây nghìn năm tuổi tưởng như đã hoá thần...

Khó có thể đếm được bao nhiêu phù điêu chạm khắc hình tượng Ap­sara ở toàn bộ Angkor. Nghệ thuật điêu khắc ở đây đã đạt đến đỉnh điểm. Những nụ cười Bay­on cũng đã nổi tiếng khắp thế giới. Những nét mũi, đường môi uốn mềm mại trên đá tảng. Nụ cười viên mãn hay hoan lạc, bí ẩn, khó hiểu như một thách đố tâm linh của thần thánh đối với con người. Trong đám rễ cây đã có nghìn năm tuổi, từng chôn vùi, trói chặt, gi­am giữ những tượng đá đứng đấy cũng đã nghìn năm, thỉnh thoảng lộ ra một gương mặt, một nụ cười sống động đến rợn người. Nụ cười ấy thách thức bóng tối nhiều thế kỷ cho đến ngày lộ ra ánh sáng như hôm nay – trong những bức ảnh hiếm thấy của nhà nhiếp ảnh Trần Việt Đức – anh vừa tìm ra trong chuyến đi này...

Vẻ đẹp hoang tàn...

Quần thể Angkor đang được Un­esco trùng tu. Thiên nhiên, sự quên lãng đã tàn phá nó khá nặng nề. Nhưng trước những mái đền đã sụp đổ, những đống đá chồng chất phủ rêu xanh, người chiêm ngưỡng không khỏi ngậm ngùi... Bao nhiêu triều đại huy hoàng, bao nhiêu bước chân vua chúa, mỹ nữ từng đi qua đây... Nay chỉ còn chơ vơ sự hoang phế, tĩnh mịch. Mỗi du khách lặng lẽ len lỏi qua từng ô cửa đá, hành cung thăm thẳm bóng tối với sổ tay hay máy ảnh trong tay – mỗi người đều tưởng như một nhà khảo cổ, lần mò, đào bới tìm kiếm dấu vết thần thánh lẫn con người quá khứ. Cái cảm giác khó tìm ở đâu ngoài Angkor kỳ vĩ.

“Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời?” - Những dấu tích thiên cổ

(Ảnh: golde­no­range­ho­tel)

Tưởng như Ta Phrom vừa được khai phá khỏi rừng già 5 thế kỷ

(Ảnh: golde­no­range­ho­tel)

Đỗ Trung Quân

 Theo Sài Gòn tiếp thị Bãi đá cổ khổng lồ thần bí

Ở Zhili có bãi đá khổng lồ nổi tiếng thế giới đã có trên dưới 5000 năm lịch sử. Trên bãi đất trũng hình tròn với đường kính 200m, những cột đá to đứng sừng sững theo trật tự xếp thành 5 vòng tròn, tâm vòng tròn là một tảng đá rất bằng phẳng.

(Ảnh: plateau­per­spec­tives)

Người ta đã đưa ra rất nhiều phỏng đoán về bãi đá này. Có người nói, nó là nơi thờ cúng thiên thần; có người nói nó là đồng hồ Mặt trời; cũng có người nói nó là khu mộ cổ. Gần đây, có nhà khảo cổ đưa ra giả thiết bãi đá khổng lồ này có thể là một loại đồng hồ mùa vụ, dùng cột đá để đo vị trí di chuyển của Mặt trời, từ đó tìm hiểu sự thay đổi biến hóa của bốn mùa. Vị trí Mặt trời mọc trong một năm di chuyển chầm chậm. Ngày đó, sau khi phát hiện ra hiện tượng này, người đã đã dựng những cột đá để quan sát Mặt trời. Từ sự thay đổi của bóng nắng giữa các cột đá và phương vị Mặt trời mọc, họ nhận biết sự thay đổi của mùa vụ. Cách nói này chưa thể khẳng định là chính xác nhưng cũng có một chút cơ sở khoa học.

Những di tích giống như bia kỷ niệm được làm bằng đá như vậy còn rất nhiều. Nhưng việc dùng cột đá xếp lại thành những vòng tròn to nhỏ khác nhau thì rất hiếm, và cho đến nay con người cũng chưa biết người cổ xưa dùng nó vào việc gì? Phần lớn mọi người đều đoán rằng, nó có quan hệ mật thiết thậm chí thần bí với việc thờ cúng tôn giáo cổ đại.

Nói đến những bãi đã khổng lồ, còn có nhiều bị ẩn không khỏi khiến người ta suy nghĩ. Ở khu vực Trung Đông Liban, có một làng nhỏ gọi là Nangabek tên cũ là Hali­plis, là nơi trao đổi hàng hóa chủ yếu giữa Rome và Baby­lon. Nơi đây còn giữ lại di tích điện thần Chu­bit và điện Thần rượu của Đế quốc La Mã ở thời kỳ hưng thịnh phồn vinh nhất. Điều khiến người ta thấy kỳ lạ là đoạn giữa đường đến Nangabek có một khối đá cực kỳ lớn, hơn 1900 năm nay không ai nhòm ngó đến. Khối đá này dài 21m, rộng 5m, cao 5m, nặng 1500 tấn, có thể làm được toà nhà tập thể cao 6 tầng, mặt tiền rộng 7m, sâu 10m, tường dày 20cm. Những ai đã chuyển khối đá này? Mục đích gì? Khối đá được chuyên từ đâu đến?  Tại sao lại phải đục đẽo cẩn thận? Tại sao lại bị vứt bỏ ở nơi xa xôi hẻo lánh này? Hàng loạt thắc mắc vẫn còn chờ giải đáp.

Lấy Pérou ở Nam Mỹ làm trung tâm, lãnh thổ nước Đế quốc In­ca cổ xưa phồn thịnh lên, phía Nam từ Zhili phía Bắc tới Colom­bia tổng cộng dài 5600km. Thủ đô của nước này được xây dựng trên vách đá cheo leo có độ cao 700m so với mặt nước sông Urubam­ba. Tế đàn trong chùa của thành phố dùng những khối đá hoa cương nặng tới trên 1000 tấn để xây dựng. Giữa các khối đá, người thợ In­ca đã không dùng một chút vôi vữa nào nhưng chúng vẫn được ghép lại rất khít và rất đẹp, không nhìn thấy khe hở, thậm chí một cái kim khâu cũng không lọt được. Và cho đến nay, sau 1500 năm, nó vẫn như lúc ban đầu. Điều khiến người ta kinh ngạc hơn nữa là, người cổ đại đã bằng cách nào đưa được những khối đá to nặng như vậy từ dưới khe núi sâu 700m lên trên đỉnh núi cao, vách đá thì cheo leo dốc đứng. Cho đến nay vẫn chưa có ai giải đáp đựoc câu đố này và đang chờ con người tìm tòi khám phá.

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Bí mật của bãi đá cổ Stone­henge ở nước Anh

Trong số hàng trăm công trình bằng đá mà người Anh kế thừa từ thời cổ xưa, bãi đá cổ Stone­henge chiếm một vị trí đặc biệt với những khối đá có kích thước khổng lồ (một số khối nặng tới 45 tấn) và hình dạng bí hiểm (từ xa trông như những chiếc nanh lớn)...

Từ khoảng cách vài trăm m đến Stone­henge, người ta nhận thấy có những hình thù đặc biệt, trông như in hằn trên cánh đồng. Khi lại gần thì thấy hình trên cỏ được tạo ra với độ chính xác lý tưởng. Các hình vẽ trong vùng Stone­henge thuộc loại đặc biệt: đất ở đây không hề bị động tới, nhưng cấu trúc của cọng cỏ bên trong các vòng đã thay đổi, như thể cỏ tự “nằm” theo một trật tự cần thiết. Những hình vẽ xuất hiện ở khu vực này đã làm cho các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới rối trí. Ý nghĩa nào ẩn chứa trong các hình vẽ đó, ai đã để lại cho chúng ta, để làm gì và tại sao các hình vẽ lại xuất hiện đúng ở gần Stone­henge cho đến nay vẫn chưa có ai giải đáp được.

Stone­henge là một trong những nơi bí ẩn nhất trên hành tinh. Cho tới nay vẫn chưa có thể nói được ai đã tạo ra những tảng đá lớn đó, và để làm gì. Ban đầu công trình là một vòng gồm 30 khối đá đứng thẳng (mỗi khối nặng 25 tấn), nối với nhau bằng những thanh ngang, bên trong vòng tròn còn có 5 cặp khối đá có thanh ngang ở trên.

Theo ý kiến các nhà khoa học, Stone­henge bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ 19 trước Công nguyên và được hoàn tất vào vài trăm năm sau đó. Ở các mỏ đá, người ta đã đục ra những khối đá lớn, sau đó lăn chúng hoặc chở theo đường sông để đưa đến nơi xây dựng. Tại đó các tảng đá được chôn xuống đất 1 mét. Đá ở đây có 2 loại: những khối cứng chắc để tạo ra vòng ngoài của công trình và những khối đá mềm hơn lấy từ các vỉa than và quặng (do đó chúng được gọi là đá xanh), tạo ra vòng trong của Stone­henge. Các nhà khoa học cho biết những tảng đá xanh được lấy từ núi Prezeli, nằm cách Stone­henge khoảng 200 km, đủ để thấy người cổ xưa, khi chỉ có dây thừng và gậy, đã phải tốn bao nhiêu nỗ lực và sinh mạng để di chuyển chúng. 

Có rất nhiều giả thuyết về những người đã xây dựng nên công trình bí ẩn này. Giả thuyết cho rằng người ngoài hành tinh tham gia xây dựng lên Stone­henge gây được sự chú ý hơn cả. Trong thời kỳ từ 3.000 đến 1.500 năm trước công nguyên, ở châu Âu, đặc biệt là trên các đảo của nước Anh xuất hiện nhiều công trình bí ẩn, không giống gì hết. Không phải là nhà hay nhà thờ, mà là những tảng đá tạo thành các hình vẽ rất chuẩn (thường là hình tròn). Không có bằng chứng bằng chữ viết nào chứng tỏ chính người cổ xưa xây dựng lên chúng, còn đối với người hiện đại, hình dạng các công trình này làm chúng ta liên tưởng đến những vật thể bay không xác định (đĩa bay).

 Theo Khoa học và Đời sống Bãi đá khổng lồ hay khu vườn đồ chơi của Chúa?

Ở vùng cận Kaspir của Kaza­khstan, trên hoang mạc rộng lớn thuộc khu vực heo hút của tỉnh Tu­rysh, người ta mới phát hiện hàng nghìn hòn đá tròn như những hòn bi khổng lồ nằm rải rác trên một diện tích khá lớn, có niên đại khoảng 8-9 triệu năm. Không ai biết vì sao chúng xuất hiện đó.

Sân chơi của người khổng lồ?

Nắng gió và chênh lệch nhiệt độ đã tạo vết nứt trên những “hòn bi” khổng lồ này

Bất cứ ai lần đầu tiên đặt chân đến bãi đá khổng lồ này đều có cảm giác như lạc vào một khung cảnh không có thực. Hàng nghìn hòn đá tròn như những hòn bi, lớn nhất có đường kính hơn 2m, nhỏ nhất cỡ viên đạn súng thần công, cứ như thể được bàn tay khổng lồ nào đó rải xuống khu vực rộng khoảng vài km2. Bãi đá lạ lùng được người dân địa phương biết đến từ ngàn đời nay, gọi đó là “mặt sân của những người khổng lồ” và coi đó là nơi linh thiêng nên chẳng ai dám đến canh tác hoặc sinh sống. Thời Xô Viết, Kaza­khstan là vùng trọng tâm của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, nhưng vùng đất có bãi đá kỳ lạ do nằm ở nơi quá hẻo lánh nên đã không lọt vào diện tích quy hoạch, vì vậy, ngoài dân chúng sở tại, chẳng ai biết tới khu vực đặc biệt này. Mãi đến gần đây, nhờ một tờ báo địa phương gợi chuyện, thế giới bên ngoài mới biết đến “mặt sân của những người khổng lồ”.

Không phải do con người chế tác

Trước hết cần nói rằng đá hình cầu là một hiện tượng hiếm, nhưng cũng có mặt ở một số nơi trên thế giới như Cos­ta Ri­ca, Mex­ico, Brazil và Ru­mani. Ai rải chúng xuống những nơi đó? Cho đến nay đã có rất nhiều giả thuyết về hiện tượng này, nhưng chưa có giả thuyết nào đủ sức thuyết phục. Thời Xô Viết, các nhà khoa học hàng huyện đã từng “trộ” dân chúng sở tại rằng xung quanh các hòn đá tròn nọ tồn tại một “trường dị thường”, có thể làm sai lạc các loại máy móc và khiến cho cơ thể mọi sinh vật hoạt động không bình thường, vì thế người dân càng ít dám đến gần khu vực này. Còn ở thời điểm tiền Xô Viết và hậu Xô Viết thì đủ kiểu lý giải giật gân, đại loại những viên đá tròn chính là những con mắt vũ trụ, có chức năng xác định, thu phát sóng, gửi thông tin đến “đấng tối cao tối thượng”...

Dù lý giải thế nào đi nữa, người ta cũng chỉ biết chắc rằng: những viên bi khổng lồ này không thể là “tác phẩm của con người”. Hàng triệu năm trước, khi số lượng người (hay người vượn) trên hành tinh còn quá ít ỏi và phương tiện lao động còn quá thô sơ, không ai có thể chế tác và vận chuyển một khối lượng đá khổng lồ như thế từ đâu đó đem đến đây để rải một cách hầu như không mục đích.

Những đứa con của núi lửa?

Những khối đá hình cầu chỉ có thể được hình thành từ nham thạch, tro núi lửa hoặc từ tầng cát bị đốt nóng chảy bởi phún thạch hay bị “nhão hóa” bởi một dung dịch hợp chất vô cơ nào đó. Thử hình dung, khi ta vo một vốc tuyết thành một nắm nhỏ cỡ quả bóng quần vợt rồi lăn nó trên mặt tuyết, nó sẽ hút vào mình những bông tuyết để dần dần hình thành một khối tuyết lớn có dạng hình cầu lớn bao nhiêu tùy ý. Cát “nhão” (do dung dịch có tính kết dính chứ không phải do nước) cũng có đặc tính này. Rất có thể những quả cầu cát, qua hàng triệu năm, dưới các tác động hóa lý và phóng xạ, đã biến thành những hòn đá tròn như ta thấy ngày nay.

Giả thuyết về nguồn gốc nham thạch có vẻ còn hợp lý hơn. Lại hình dung: dưới tác động của vụ nổ trong lòng núi lửa, phún thạch lỏng bắn tung toé ra ngoài, mà ta biết, sức căng mặt ngoài của chất lỏng khiến các giọt phún thạch bay lơ lửng trong không gi­an phải có dạng hình cầu. Giả sử ở thời điểm núi lửa phun trào đang là thời kỳ băng giá, các giọt này nhanh chóng đông kết thành những hòn đá tròn, tồn tại đến tận ngày nay.

Đại dương đưa chúng đến?

Tuy nhiên, khác với những hòn đá hình cầu ở những nơi khác trên thế giới, trong một số khối đá Kaza­khstan lại có dấu tích của các loại sinh vật biển như sò, ốc. Dựa trên cơ sở đó, một vài nhà khoa học nêu giả thuyết các khối đá này có nguồn gốc từ đáy biển. Những vụ nổ trong lòng núi lửa dưới đáy biển cũng có thể làm bắn ra những “giọt” nham thạch tự tạo thành hình cầu trong môi trường nước. Mà giả sử ban đầu chúng gồ ghề chứ không tròn thì theo thời gi­an, những dòng chảy ngầm đã mài mòn các cạnh sắc của chúng rồi đẩy chúng lăn trên đáy biển khiến các khối đá dần có dạng hình cầu. Qua hàng triệu năm, đáy biển có thể phồng lên, nhô cao để rồi về sau biến thành đồng cỏ hay hoang mạc, khiến các khối đá nằm trơ trên mặt đất.

Thuyết này được củng cố bởi các chứng cứ khoa học cho biết ở vùng đất Kaza­khstan từng tồn tại đại dương Tethis vào thời tối cổ. Cách đây gần 10 triệu năm, do các hoạt động kiến tạo địa lý của trái đất, đại dương Tethis biến mất, để lộ đáy với những tảng đá từng lăn trong nước. Có thể ở thời kỳ mới “xuất đầu lộ diện”, các tảng đá vẫn còn một số góc cạnh gồ ghề. Nhưng sau nhiều triệu năm, gió đã hoàn tất công đoạn cuối cùng, giúp chúng có được hình dạng tròn vo lý tưởng như ngày nay. Cần biết rằng, dưới tác động của gió, cùng với sự thay đổi khí hậu qua nhiều gi­ai đoạn với hai chu kỳ băng hà - khô nóng, thậm chí sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ban ngày và đêm (như ở hoang mạc Kaza­khstan) cũng khiến trên bề mặt nhiều khối đá tròn ở Kaza­khstan xuất hiện hiện tượng nứt nẻ. Mà nứt nẻ là khởi đầu của sự bong tróc. Qua hàng triệu năm có thể những khối đá ở đây đã bị bong tróc nhiều lớp rồi.

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là, phần lớn các loại đá lộ thiên trên trái đất đều hình thành từ phún thạch, nhưng hiện tượng bong tróc lại không phải xảy ra với tất cả chúng. Điều này có thể giải thích một cách tương đối như sau: đá từng bị “ngâm” trong dung dịch nước biển hàng triệu năm sau đó trồi lên tiếp xúc trực tiếp với không khí có cách ứng xử trước tác động lý hóa của môi trường (như thời tiết, khí hậu) khác với đất đá chưa bao giờ bị “ngâm”. Quả thực, giờ đây ở rất nhiều hòn đá tròn Kaza­khstan vẫn diễn ra hiện tượng bóc vỏ, chẳng khác gì người ta lột vỏ củ hành. Bên cạnh đó, cũng có nhiều khối đá nhỏ không còn có thể “bóc” thêm một lớp nào nữa. Các nhà khoa học cho rằng đó chính là cái “nhân” đầu tiên hình thành nên khối đá to theo kiểu hòn tuyết trong nắm tay làm nên khối tuyết khổng lồ.

Những hòn đá chỉ nhô một lên một phần

Nhưng sự kỳ bí không chỉ có thế.

Nhiều hòn đá lớn trong bãi đá còn bị bổ làm đôi đều chằn chặn như thể bị chia cắt bằng lưỡi cưa mà đường cưa luôn nằm theo đúng hướng bắc - nam. Điều này khiến người ta liên tưởng đến việc Trái đất bị bổ làm đôi bởi một mặt phẳng trùng khớp với đường sức của địa từ trường. Cũng cần nói thêm, số lượng viên “bi” ở bãi đá không chỉ có vài nghìn như hiện thấy, vì ở một vài nơi người ta còn thấy những chỏm bi nhô lên không cao lắm, vậy có thể còn có những viên như vậy đang vùi mình trong lòng đất.

Ngoài ra, nếu ở Kaza­khstan các viên bi đá được phân bố rải rác, không đồng đều, thì ở Cos­ta Ri­ca, chúng lại sắp xếp một cách rất có ý thức, tạo thành những dạng hình học như tròn, vuông, chữ nhật, tam giác, lục giác đều, hình thang cân... Cùng một hiện tượng, nhưng cách lý giải lại khác xa nhau. Trong những trường hợp như thế này, rất có thể những gì hiện nay được gọi là chân lý, thì mai đây lại bị coi là truyền thuyết.

Theo Vn­Ex­press/Thế Giới Mới (Ito­gi)

--------------------------------------------------------------

Bài do bạn Le Thuy Khuong gửi tới Khoa Học

Email: [email protected]

 T.H Nguồn gốc bàn tính

Bàn tính là di sản văn hóa quý giá của dân tộc Trung Hoa. Câu hỏi về nguồn gốc của bàn tính đã được đặt ra để tranh luận hơn trăm năm vẫn chưa có kết luận thống nhất. Từ đời nhà Thanh có rất nhiều nhà toán học đã tiến hành nghiên cứu vấn đề này, các học giả Nhật Bản cũng bỏ ra không ít sức lực tìm tòi và tập trung lại có 3 ý kiến chủ yếu:

Ý kiến thức nhất của chủ trương cho rằng: Bàn tính xuất hiện vào giữa Triều Nguyên.

Bàn tính hiện đại (Ảnh: Gallery)

Đến cuối Nguyên đầu Minh đã được sử dụng phổ biến. Cảnh Chu quyển thứ 29 trong sách “Nam thôn chuyết canh hụ” của Tống Nghĩa đời Nguyên, dẫn câu ngạn ngữ miêu tả nô tì, đem nô tì có tư cách lâu năm so sánh với bàn tính, tự động chọn việc tự động làm, chứng minh rằng vào thời đó bàn tính đã hết sức phổ cập. Cuối đời Tống, đầu đời Nguyên trong sách “Tịnh Mộc Tiên sinh văn tập” của Lưu Nhân có 4 câu thơ lấy bàn tính làm đề:

"Bất tác ông thương vũ

Hưu Bàng bỉnh thi ca

Chấp trù nhưng tê lộc

Thân khổ dục như hà"

Đây cũng là điều chứng minh cho bàn tính được xuất hiện vào thời Nguyên. Cho tới Triều Minh, sách “Lỗ ban mộc kinh” được viết vào năm Vĩnh Lạc đã có quy cách, thước đo chế tạo bàn tính. Ngoài ra, người ta thấy cũng thời này xuất hiện các quyển hướng dẫn sử dụng bàn tính như “Toán chân toán pháp” của Từ Tân Lỗ, “Trực chỉ toán pháp thống tổng” của Trình Đại Vệ. Như vậy, ở triều Minh bàn tính đã được ứng dụng rộng rãi.

Ý kiến thứ 2 của Mai Khả Chiến, nhà đại số học đời Thanh cho là bàn tính xuất hiện vào thời Nam Bắc Triều, Đông Hán. Ý kiến này căn cứ vào nhà toán học thời Đông Hán là Từ Nhạc đã viết cuốn “Số thuật ký dị” trong đó nghi chép lại 14 cách tính gọi là “Cách tính bàn tính”. Sau này, nhà toán học triều đại Bắc Chu đã chú giải đoạn văn này như sau: “Khắc bản là 3 phần, 2 phần trên dưới để bi lăn, phần ở giữa để định vị tính toán. Vị trí 5 viên bi, viên bi trên khác màu với 4 viên bị dưới mỗi viên là 1 đơn vị, 4 viên dưới cầm trịch gọi là ”Không đối tứ thời“. Viên bị chạy 3 nơi gọi là ”Vĩ tam tài“”. Nhưng một số học giả cho rằng, cách tính toán bằng bàn tính được mô tả trong cuốn sách này chẳng qua cũng chỉ là một công cụ để đếm hoặc là bảng tính toán những phép tính cộng trừ đơn giản. So với bàn tính xuất hiện sau  này, không thể là một.

Những viên bi trên bàn tính (Ảnh: Tu­aw)

Từ phát hiện của những tư liệu lịch sử mới nhất lại hình thành một ý kiến thứ 3 cho là nguồn gốc của bàn tính có từ đời Đường, phổ biến vào đời Tống. Bởi lẽ, trong bức tranh “Thanh minh thượng hà đồ” nổi tiếng thời Tống có vẽ một hiệu thuốc, ngay chính giữa quầy có đặt một bàn tính. Các chuyên gia Trung - Nhật đem bức tranh chụp lại và phóng to lên, nhận thấy rằng vật trong bức tranh là một bàn tính hiện đại ngày nay. Năm 1921 ở Hà Bắc các nhà khảo cổ đã đào được một bàn tính bằng gỗ tại nơi ở của người đời Tống. Tuy bị đất cát vùi lấp 800 năm nhưng nó vẫn còn hình trống ở giữa có lỗ thủng không khác là mấy so với bàn tính bi ngày nay. Hơn nữa, Lưu Nhân là người cuối Tống đầu Nguyên có bài thơ “Bàn tính” nói ở trên cũng miêu tả lại sự vật thời Nguyên (hoặc nói là sự phản ánh sự vật đời Tống càng thêm chuẩn xác).

Và trong cuốn “Tâm biên tương đối tứ ngôn”, sách học vỡ lòng thời Nguyên, bàn tính đã là nội dung dậy vỡ lòng thì rất có thể nó đã trở thành một vật bình thường nên sự xuất hiện của nó ít nhất phải vào đời Tống. Ngoài ra, bàn tính thời Tống nhìn từ hình thức bên ngoài đã tương đối hoàn thiện, không còn dáng vẻ của một vật mới lạ có hình thức vụng về hoặc thô ráp. Bên cạnh đó, thời kỳ chiến tranh loạn lạc, năm nhà mười nước, trước nhà Tống, sự phát triển văn hóa kỹ thuật mới bị ngưng trệ, khả năng ra đời của bàn tính vào thời đó là rất nhỏ. Đời Đường là thời kỳ hưng thịnh trong lịch sử Trung Quốc, kinh tế văn hóa đều phát triển, người đời Đường cần có những công cụ tính toán mới. Những que tính dã sử dụng suốt 2 nghìn năm trong thời kỳ này đã chuyển hóa thành bàn tính. Vì vậy, các nhà toán học cho rằng sự ra đời của bàn tính có thể vào đời Đường.

Trung Quốc là quê hương của bàn tính. Trong thời đại sử dụng máy vi tính phổ biến ngày nay, bàn tính cổ xưa không bị vứt bỏ mà vì ưu điểm linh hoạt chuẩn xác của nó, ở nhiều nơi vẫn sử dụng thịnh hành. Vì vậy, thế giới vẫn xếp phát minh bàn tính là một trong 4 phát minh lớn nhất của người Trung Quốc cổ đại. Đó cũng là một cống hiến vĩ đại của dân tộc Trung Hoa đối với nhân loại.

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Bệnh nấm cựa gà tàn hại thời trung cổ

Trong dòng họ nấm có “đứa con hư” gọi là nấm cựa gà - Clav­iceps. Nó đã tàn hại biết bao người hàng mấy thế kỷ thời trung cổ.

Nấm cựa gà Clav­iceps trên cây lúa mì 

(Ảnh:  wet­terzen­trale)

Phụ nữ bị bệnh đẻ con, chết. Lúc đầu người ta cho là quan ôn gây ra, qua nhiều năm nghiên cứu mới tìm ra thủ phạm. Đó là nấm cựa gà.

Nấm cựa gà là loại nấm nang, thích ký sinh ở tử phòng của lúa mì và lúa mạch đen, phát triển thành hạch nấm như chiếc cựa gà màu nâu rồi đen rất cứng. Khi người ta ăn phải bột nhiễm nấm cựa gà, họ sẽ bị bệnh. Đầu tiên bị chuột rút chân tay, cơ bắp; sau đó tay chân, vú, răng cảm thấy tê dại, rồi thối loét dẫn đến tử vong, rất thảm. Người ta gọi là bệnh cựa gà.

Gia súc ăn phải các loại cỏ thuộc họ hòa thảo nhiễm nấm cựa gà cũng bị ngộ độc chết.

Đến thế kỷ 18, công nghiệp xay bột phát triển tiến bộ hơn, người ta đã loại bỏ được nấm cựa gà, kiểm soát được bệnh nấm cựa gà. Không những vậy, người ta còn tìm ra được một loại alku­loid trong nấm cựa gà có tác dụng xúc tiến mạch máu co bóp, kích thích thần kinh tê liệt, chế ra thuốc cầm máu va thuốc kích đẻ. Và như vậy “đứa con hư” nấm cựa gà đã được cải tạo tốt.

Nấm cựa gà Clav­iceps trên cây lúa mì và 1 số loại nấm khác (Ảnh: sws­bm)

 H.T (Theo Kỳ quan vi sinh vật) Bí ẩn bé gái 2.000 tuổi

Bé gái khoảng 5 tuổi, cao 1,20 m, người Ai Cập. Các khoa học gia đã dùng X-​quang để tạo những hình ảnh gây ngạc nhiên.

Bé gái đã chết lúc còn nhỏ. Nội tạng đã được lấy ra hết, xác được ướp bằng hương liệu, rồi được cuộn vải bên ngoài, sau đó được bọc một lớp chất cứng như bìa cứng. Xác ướp đã 2.000 tuổi, đặt ở Bảo tàng Ai Cập Roicru­cian tại San Jose, Cal­ifor­nia, Hoa Kỳ. Trong vài tháng qua, xác ướp được đặt tên là Sher­it (theo tiếng Ả Rập cổ là “đứa bé”) và được đưa đến Trung tâm Định lượng sinh học Quốc gia của NASA ở Stan­ford, gần Pa­lo Al­to. Ở đó, các bác sĩ và các khoa học gia - làm việc với các chuyên gia về hình ảnh đến từ Sil­icon Graph­ics - tìm hiểu về xác ướp. Họ đã sử dụng hơn 60.000 hình ảnh xử lý bằng X-​quang kỹ thuật cao để có các thông tin nhiều gấp 35 lần khi tìm hiểu xác ướp vua Tut hồi đầu năm 2005. Nhóm nghiên cứu đã ráp các hình ảnh ba chiều của bé gái Ai Cập này.

Qua hình ảnh các xương, các khoa học gia xác định Sher­it có thể bước đi bình thường và không hề bị bệnh mãn tính. Rất có thể bé gái đã chết vì nhiễm trùng hoặc bị ngộ độc nước uống hay thực phẩm. Khoảng 50% trẻ em Ai Cập cổ đại bị như vậy trong vòng 1 hoặc 2 năm cai sữa.

Xương và răng cũng góp phần giúp xác định độ tuổi: răng khôn chưa mọc. Mặt nạ bằng vàng chứng tỏ cha mẹ cô bé giàu có. Qua các chữ tượng hình (hi­ero­glyphs) ở mặt trong phần vỏ bọc, hy vọng các nhà khoa học, khảo cổ sẽ sớm tìm ra bí ẩn và xác định được tên của bé gái này.

 Theo Kiến thức ngày nay Bí ẩn động Ma và những quan tài cổ

Ông Phạm Hồng Nêu - nguyên Phó Chủ tịch UB­ND huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá - qua điện thoại, cho biết: Phát hiện khoảng 200 cỗ quan tài cổ được treo bung biêng trong một cái hang mà tiếng Thái bản địa gọi là động Ma, chon von đỉnh núi tai mèo tại địa phương. Quan tài làm bằng thân gỗ quý khoét rỗng. Dăm bảy cái động bên cạnh hang Ma cũng được đám thợ săn hốt hoảng trông thấy la liệt toàn... quan tài. Một táng thức khá kỳ lạ ở Việt Nam: Không biết từ quan niệm nào, và bằng con đường nào mà hàng trăm cỗ quan tài có thể “bay” lên các vách núi cao hàng trăm mét ấy?

Khám phá động Ma

(Ảnh: VNN)

Cách TP.Thanh Hoá 140km, xã Hồi Xuân có phong cảnh hữu tình, là nơi sông Luồng nhập với sông Mã đỏ ngầu băng mình qua bạt ngàn đá phiến. Nơi ấy có động Ma nằm giữa mây mù trên núi đá tai mèo vòi vọi.

Khi tôi và tiến sĩ Nguyễn Văn Việt - GĐ Trung tâm Tiền sử ĐNÁ - sắm sửa để khám phá động, cựu Phó Chủ tịch huyện Quan Hoá - ông Phạm Hồng Nêu - kêu ồi ồi không cho đi. Khi chúng tôi vẫn hăm hở đòi đi xem hơn một trăm cỗ quan tài cổ treo trong động Ma, ông Nêu cùng bà vợ đành đi mượn dao rừng, giày tất, mua nhang khói phục vụ các vị khách.

Cái quan trọng nhất là kiếm người dẫn đường giỏi gi­ang, tin cẩn - kẻo dễ bỏ xác trên núi cao lắm. Trưởng bản Khằm - anh Phạm Hồng Sơn - được “triệu tập” đến, tiếp theo là phó bản (tên là Dũng) cũng có mặt.

Dũng là thợ săn lão luyện, cũng từng là kẻ phá sơn lâm khét tiếng, nên anh ta đã hai lần trực tiếp chui vào hang Ma. Bản Khằm có 194 hộ, với 920 khẩu, nhưng số người dám lên hang Ma (có tên tiếng Thái là Lũng Mu) chỉ đếm trên đầu ngón tay!

...Bước khỏi dòng sông Luồng, lập tức chúng tôi ngộp vào một cánh rừng rậm rạp. Cây và dây leo trùm trên đá tai mèo phún sắc, lá mục dày hàng gang tay, muỗi rĩn phi như vãi trấu vào mặt người leo núi. Nhiều đoạn, vách núi dựng đứng, leo cả tiếng đồng hồ chỉ nhích lên cao được độ 30m. Nhiều lúc, cả trưởng bản lẫn phó bản phải kỳ công kéo rồi đỡ thì tiến sĩ Việt mới lê được cái tuổi 56 của mình ngược đỉnh trời.

Càng lên cao, rừng càng hoang dã. Mùi phân dơi, lợn rừng, sơn dương, nai hoẵng cứ sực lên đến tắc thở. Đó là lúc động Ma hiện ra, với lồng lộng gió ngoài cửa hang.

Ngay cửa hang là la liệt quan tài. Quan tài làm bằng thân gỗ lớn, khoét hình thây người với hai đầu nhỏ thon dần, khúc giữa phình to; hai đầu khúc gỗ khoét có hai cái núm như chuôi vồ (có thể dùng để khiêng), tiếng Thái gọi là phần chuông hậu. Mỗi mảnh quan tài thể hiện rõ những khấc gỗ dùng để ghép hai nửa thân gỗ đã khoét với nhau (sau khi đã đặt thi hài người quá cố vào). Vật đem chôn sẽ nguyên bản như một thân cây khi nó đang đứng trong rừng.

Hầu như không có cỗ quan tài nào còn nguyên vẹn hai phần thân gỗ khum khum úp vào nhau. Mỗi phần của cỗ quan tài nằm như một con thuyền độc mộc. Chỏng chơ. Nhiều mảnh quan tài vỡ vụn, mục ruỗng, rêu mốc xanh rì.

Chúng tôi tiếp tục leo trong động, bằng cách bắc các cỗ quan tài gá vào nhau làm thang để lên đến cấp độ thứ hai và ba của Lũng Mu. Tại lòng hang thứ ba, dễ đến 50 cỗ quan tài nữa hiện ra. Quan sát kỹ, có thể thấy giàn giáo đặt quan tài (lên tầng 2) được làm rất công phu.

Cột gỗ dựng từ lòng hang, chằng với các thanh dầm húc sâu vào các vách đá, vững chãi. Anh Dũng trèo lên nóc “tầng 2”, dùng dao đẽo những thanh gỗ quan tài đã vỡ lăn lóc. Ai nấy giật mình thấy gỗ vẫn dẻo quánh, vàng sậm, toả mùi thơm nhè nhẹ.

Tìm lời giải

Nhiều người đang tranh luận, nên gọi là động táng hay là “thiên táng”, bởi rõ ràng, quan tài được treo trong không gi­an động, chứ không chôn vùi gì. Hầu như không thấy những cỗ quan tài úp vào nhau thành một thân cây hình tròn khiến nhiều người đặt vấn đề: Hay thuở ấy, người ta chôn người chỉ có bằng một nửa thân gỗ khoét rỗng? Người chết nằm trong các thớ gỗ như nằm trong một chiếc nôi, treo trong động “thiên táng”?

Tất nhiên, phần chưa thể lý giải được là: Xuất phát từ quan niệm nào mà người xưa lại đem thi thể người chết lên tận những hang động cao và hiểm trở nhất khu vực để chôn, mà không phải là chôn dưới đất hay dưới chân núi chẳng hạn? Làm thế nào người xưa mang được những cỗ quan tài khổng lồ bằng thứ gỗ đứng vào hàng tứ thiết kia lên động Ma (và các động hiểm trở khác)?

Tiến sĩ Nguyễn Văn Việt phỏng đoán, có thể người ta đã làm những sạn đạo, tức là buộc dây buộc gỗ thành được những cái thang nằm ngang, ngoắt ngoéo mãi lên đỉnh núi để đám đô tuỳ có thể khiêng quan tài đi được.

Và - vẫn là giả thiết “sạn đạo” ấy giờ đã đổ sụp, hoặc sau khi động đầy quan tài, bà con đốt “sạn đạo” để vĩnh viễn các ngôi mộ thiên táng được ngủ yên trước thế sự... tò mò?

Riêng phó bản Dũng rất có lý khi cho rằng: Có ai đó, có thể theo bản đồ, gia phả, họ đã đến và thâu lượm xương cốt người quá cố rồi mang đi cả. Chứ không có tên trộm nào, con thú nào, hay sự tàn phá nào có thể làm cho những bộ xương bị biến mất một cách nhanh chóng và trọn vẹn đến thế.

Theo tài liệu nghiên cứu đang lưu giữ ở Viện Khảo cổ học mang ký hiệu HS 410 - do hai nhà khảo cổ Bùi Văn Liêm và Nguyễn Gia Đối thực hiện - trong thời gi­an 1998-1999, thì bước đầu bí ẩn động Ma đã được “giải ảo”.

Về các mộ táng “được đặt và treo trong hang” (từ ngữ trong nguyên văn) Lũng Mu, các tác giả đã đếm được ít nhất 75 “ngôi mộ” (cỗ quan tài). Bên cạnh hang Lũng Mu, có hang Ko Phày “cũng phát hiện 10 cỗ quan tài”. Tiếp đến là hang Pha Ké đã phát hiện 5 hang - mái đá có đặt và treo cả một hệ thống với gần 20 cỗ quan tài (trong đó có nhiều quan tài nhỏ xíu, có thể dành để mai táng trẻ em xấu số).

Cũng trong tài liệu trên, hai ông Bùi Văn Liêm và Nguyễn Gia Đối viết: "Những quan tài phát hiện trong hang và mái đá ở Quan Hoá có hai mốc niên đại: Mốc thứ nhất, mộ đất thời đại kim khí, di vật tiêu biểu là những mảnh nồi vò Đông Sơn và những con ốc biển phát hiện ở hang Pha Ké 1; mốc thứ hai, khu mộ táng quan tài thân cây có thể có niên đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, di vật tiêu biểu là hàng trăm quan tài gỗ (...).

Từ những khu mộ đặt và treo trong các hang động, chúng tôi đã điều tra dân tộc học quanh vùng cho thấy, người hiện nay là người Mường và người Thái ở Quan Hoá vẫn dùng những quan tài tương tự như đã phát hiện trong hang.

Theo các cụ cao niên thì từ rất xa xưa, người Mường và người Thái định cư ở Quan Hoá vẫn dùng quan tài từ thân cây. Từ một thân cây gỗ lớn, có thể là gỗ bi hoặc vàng tâm. Sau khi cưa cắt cẩn thận, họ dùng rìu, nêm, bổ đôi khoét vũm lòng gỗ tạo thành chiếc quan tài. Hiện nay, đa số người Mường, người Thái ở Quan Hoá vẫn có những quan tài bằng thân cây khoét để dự trữ cho người thân khi quá cố đặt dưới nhà sàn.

Và, hai nhà nghiên cứu đưa ra kết luận: “Từ những lý do trên, chúng tôi cho rằng chủ nhân của những khu mộ táng trong hang động và mái đá ở Hồi Xuân, Quan Hoá có quan hệ mật thiết, quan hệ họ hàng với hai dân tộc Mường, Thái ở Quan Hoá hiện nay”.

Khi chúng tôi trở về, trời đổ mưa ào ạt, sấm chớp mù trời, nhưng nhiều bà con trong bản vẫn tề tựu ở nhà ông Nêu lo lắng, chờ đợi. Bà con yêu cầu tôi bật máy vi tính xách tay cho xem ảnh... động Ma, hang Ma.

Hàng trăm bức ảnh được mang ra từ hang tối. Chính vợ chồng ông Nêu là những người háo hức xem ảnh nhất. Bởi, ở tuổi 68, ông Nêu vẫn chưa một lần có mặt ở động Ma, dù ông rất tự hào hơn ai hết về đỉnh núi bí ẩn nhiều mạch nguồn văn hoá quê mình.

Huyên - giáo viên cấp 2, con rể trưởng bản Sơn - xem ảnh xong xuýt xoa: Đẹp thế này mà làm du lịch thì hay quá, đông khách có khi hơn cả Sầm Sơn ấy chứ. Sắp tới, Giám đốc Việt sẽ cho nhân viên của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á lên Hồi Xuân vẽ lại toàn bộ địa hình, kích cỡ động Ma và các cỗ quan tài “thiên táng”. Nếu có thể, sẽ lấy phiên bản hoặc một số hiện vật (quan tài, xương cốt, đồ gốm sứ) về trưng bày ở Hà Nội...

 Theo Viet­Nam­Net - Tin­tu­cOn­line Bí ẩn của linh cảm

Thật kỳ lạ, trong đời sống mỗi người đều có ít nhất một lần được linh tính mách bảo. Linh cảm hay linh tính ấy thường được gọi là “giác quan thứ 6” và hiện nay vấn đề này còn được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Lịch sử đã có nhiều minh chứng cho điều ấy. Nhà bác học Nga Mendeleev (1834-1907), người đã phát minh ra định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học, đã nằm mơ thấy hiện rõ ra trước mắt toàn bộ bảng tuần hoàn. Điều này có thể giải thích được vì có lẽ ông đã nghiên cứu hàng chục năm vấn đề này và đến khi chín mùi thì kết quả đã hiện ra trong giấc mơ, ông chỉ việc ngồi bật dậy và chép lại.

Nhà thơ Nag Ler­mon­tov (1814-1841) đã kể lại câu chuyện khi ông còn là sĩ quan biên phòng ở Kabkaz. Có một hôm ông đang ngồi đánh bài với lính của mình và nhìn thấy một người có vẻ mặt khác lạ so với ngày thường, ông bèn nói với người ấy: “Anh phải đề phòng, có lẽ anh sắp bị chết bất đắc kỳ tử. Đêm nay, anh nên ngủ lại ở đồn biên phòng và sáng mai hãy về”. Người lính ấy không tin, ra về và dọc đường đã bị một người say rượu đâm chết.

Về những khoa học còn mang đầy tính chất tiên đoán như kiến tạo học cũng đã có nhiều nhà bác học phát minh ra mỏ nhờ linh cảm. Viện sĩ Xobolev của Nga tìm ra kim cương ở vùng Iakut­sk, viện sĩ Mu­ra­tov (1908-1983) tìm ra dầu mỏ ở vùng Tây Xibêri đều do linh tính mách bảo. Điều này cũng có thể được giải thích bằng kinh nghiệm và sự so sánh kiến tạo với các miền khác trên thế giới của họ, nhưng mặt khác, linh tính cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Nhiều lúc linh tính hoàn toàn trái ngược với log­ic, tư duy nhưng lại thích hợp. Napoleon (1769-1821) khi đánh vào nước Nga năm 1812 đã linh cảm là sẽ thất bại nhưng ông vẫn cứ tiến hành, vì theo ông, cái vĩ đại chỉ cách cái lố bịch có một bước.

Rõ ràng là từ lâu, nhiều học giả đã phải đau đầu vì cái thế giới cảm tính bao giờ cũng lẩn quất quanh ta, ngay trong ý nghĩ của ta nhưng lại cực kỳ bí ẩn.

Vừa rồi, tờ Zarube­jom (tháng 11/1995) đã đăng lại bài của tờ Time (tháng 8/1995): “Linh cảm là một cảm giác hay một quy luật?”. Sau đây xin trích một đoạn của bài báo ấy: “Vấn đề linh cảm rõ ràng là một bí mật lớn. Có một tư duy rất biện chứng của các nhà khoa học mà nhiều khi chúng ta quên đi: Trước một vấn đề mà ta không hiểu thì ta đừng giải thích bừa, vì làm như thế là ta tự dẫn ta vào ngõ cụt. Trong những trường hợp ấy, tốt nhất là ta tự thừa nhận cái chưa biết của mình và cũng đừng cho đó là một sự thật hiển nhiên. Bởi vì, vũ trụ là vô tận, đầy bí mật và mỗi ngày chúng ta chỉ biết thêm một chút trong cái ta chưa biết vô cùng lớn ấy. Nhưng như con kiến tha lâu đầy tổ, chúng ta cứ chịu khó tìm tòi và biết đâu sẽ tìm ra một quy luật chi phối toàn vũ trụ”.

Điều khó hiểu hơn cả là tín hiệu mà ta cảm nhận được, cái mà ta gọi là “giác quan thứ 6” là lời mách bảo của một sức mạnh siêu nhiên nào đó hay là thuộc tính tự nhiên của loài người? Vì rõ ràng, linh tính không phải là kết quả quá trình tư duy, nó nằm ngoài phạm trù log­ic và biện chứng. Nhưng thật ngược đời, sự log­ic mà linh tính mách bảo, trong nhiều trường hợp dường như lại hợp lý và lại là điều cần phải làm.

Xưa nay, quan niệm thông thường cho rằng phụ nữ có linh cảm cao hơn nam giới. Người đàn bà giải quyết nhiều vấn đề xuất phát từ cảm tính. Ngược lại, người đàn ông bao giờ cũng đi từ log­ic của vấn đề. Nhưng cũng có nhiều phát minh nổi tiếng của các nhà bác học nam giới lại bắt đầu từ cảm tính. Nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo là Mozart (1756-1791) khẳng định rằng, mỗi tác phẩm âm nhạc của ông là sự kết tinh của nguồn cảm hứng, tư duy sáng tạo và do linh tính mách bảo. Nhà vật lý, toán học và thiên văn học người Anh là New­ton (1642-1727) đã phải công nhận linh tính đã đưa ông đến những phát minh vĩ đại.

Trong lịch sử, không những các nhà khoa học, các nhà quân sự mà cả những nhà chính trị cũng có khả năng linh cảm trước một số vấn đề. Một số người nổi tiếng cũng nhờ “giác quan thứ 6” mà thoát chết. Nhà chính trị người Anh Churchchill (1874-1965), được giải thưởng No­bel văn học năm 1953, hai lần làm Thủ tướng nước Anh (1940-1945) và (1951-1955), một lần thoát chết trong trận oanh tạc của không quân phát xít Đức là do linh tính mách bảo. Năm 1944, ông Churchchill vừa chuẩn bị rời trận địa tên lửa thì máy bay oanh tạc của Đức ập đến. Người tài xế vội vàng nổ máy cho xe đi. Không hiểu sao, Churchchill không chịu vào xe mà vòng chạy ra phía sau. Đúng lúc ấy, một quả bom nổ ngay cạnh cửa xe, làm thành một hố bom lớn, ngay chỗ Churchchill vừa đứng. Trong tập hồi ký của ông, Churchchill viết: “Dường như có một sức mạnh nội tâm đã mách bảo tôi phải rời ngay chỗ đứng”.

Đến đây một câu hỏi đặt ra: “Những người bình thường có khả năng linh cảm không?” Như trên đã nói, ai cũng có ít nhiều khả năng này.

Tờ báo Scan­dal ở Mỹ năm 1994 có đăng một câu chuyện về giấc mơ kỳ lạ của một người mẹ: "Chuyện kể rằng, 1865, một chú bé bên là Maks Hoff­man 5 tuổi bang Wis­con­sin bị mắc chứng bệnh tả. Bác sĩ nói rằng không còn tia hy vọng nào cứu sống được chú. Ba ngày sau đó, chú bé trút hơi thở cuối cùng và mọi người đem chôn chú trong nghĩa địa của làng. Đêm hôm đó, trong giấc mơ, bà mẹ nghe thấy tiếng con trai trở mình trong quan tài. Bà kêu lên rồi chạy đến bên chồng, xin ông hãy ra mộ để cứu con. Ông chồng tất nhiên đã từ chối. Ông giải thích cho vợ mình rằng bà đã quá thương con nên đã thấy như vậy.

Nhưng đêm hôm sau, bà mẹ lại mơ thấy y như thế. Lần này, bà đã quyết tâm cùng người nhà ra cứu con. Lúc ấy đã gần nửa đêm. Mọi người treo đèn lên trên cành cây bên cạnh mộ và cặm cụi đào. Khi nắp quan tài vừa mở, ai cũng sửng sốt, vì thấy cậu bé nằm đúng tư thế mà người mẹ nhìn thấy trong mơ: “Cậu nằm nghiêng về phía bên phải, 2 tay xếp dưới má phải”. Cậu bé không có biểu hiện gì của sự sống. Nhưng người cha vẫn bế con lên rồi bằng mọi cách hô hấp nhân tạo. Sau một giờ, điều kỳ diệu đã xảy ra: Cậu bé dần dần tỉnh lại. Rồi mọi người đã tìm các biện pháp giúp cậu phục hồi sức khỏe và chữa khỏi bệnh tả cho cậu. Về sau, Maks Hoff­man đã sống tới 80 tuổi (1860-1940) tại thành phố Lin­coln (bang Iowa, Mỹ). Vật kỷ niệm quý giá nhất đời ông là cái núm sắt nhỏ ở nắp quan tài mà từ trong đó, ông đã được cứu sống nhờ giấc mơ của người mẹ.

 Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp Bí ẩn về người da đen ở châu Âu

Hang động Girin ở miền Tây Italia là một hang động rất nổi tiếng. Ở đây, các  nhà khảo cổ đã từng phát hiện thấy những di tích thể hiện sự sinh tồn của nhân loại từ xa xưa. Kỳ diệu hơn khi hang động này lại có nhiều địa tầng khảo cổ, mỗi địa tầng khảo cổ thể hiện một thời kỳ sinh tồn khác nhau của nhân loại.

Các nhà khảo cổ phân tích, trong thời đại tiền sử xa xôi, những hang động này đã được người cổ đại lấy làm nơi cư trú sinh sống. Hiện nay, những di vật sớm nhất được khai quật ở đây thuộc về thời đại đồ đá cũ có niên đại khoảng 35.000 trước Công nguyên. Hộp sọ khai quật được là của một nông dân thuộc chủng tộc Kru­ma, đó cũng chính là người nguyên thủy chính thống của châu Âu. Trong số các bộ hài cốt khai quật, các nhà khảo cổ  học đã không thể lý giải được khi phát hiện ra hai bộ hài cốt người da đen tiền sử hóa thạch. Hai bộ hài cốt hóa thạch này gồm một bà lão và một bé gái được hợp táng, trên đầu có tấm bảo vệ. Căn cứ vào đặc điểm hình dáng hộp sọ, kết cấu màu xương, độ rộng của trán và đổ dài của cánh tay, các nhà khảo cổ và nhân loại học phán đoán hai bộ hài cốt này thuộc chủng tộc Ni­gro. Nói chính xác hơn, họ là người da đen ở châu Phi.

Phát hiện này khiến các nhà khảo cổ vô cùng kinh ngạc. Người Ni­gro thường sống ở phía Nam sa mạc Sa­hara thuộc địa lục châu Phi chứ không sinh sống ở châu Âu. Theo sử sách, đến năm 1441, An­to­nio - một sỹ quan hải quân Bồ Đào Nha mới bắt bắt một cặp nam nữ da đen bên bờ biển Nam Phi - châu Phi mang về Bồ Đào Nha. Sau đó, An­to­nio cùng một đội thuyền khác lại đến châu Phi bắt 10 người da đen nữa mang về Bồ Đào Nha bán làm nô lệ. Đây là những ghi chép mới nhất về người da đen bị đưa đến châu Âu.

Tuy nhiên, hai bộ hài cốt này lại thuộc về thời đại đồ đá cũ, khoảng 40.000 năm trước. Nếu như châu Âu thời đó đã có người da đen sinh sống thì họ từ đâu đến? Và họ đến châu Âu bằng cách nào?

Có người cho rằng họ là người bản địa của châu Âu thời tiền sử. Nhưng tại sao sau này người da đen lại hoàn toàn mất dấu tích ở châu Âu?

 H.T sưu tầm Bí ẩn từ những tảng đá biết đi

Trên trái đất có những tảng đá bỗng nhiên tự di chuyển khỏi chỗ chúng đã nằm từ lâu. Ví dụ ở bang Cal­ifor­nia (Mỹ), những tảng đá nặng hàng nửa tấn đã thực hiện được những cuộc “dạo chơi” tại đáy hồ cạn Re­strake mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào.

Hồ Re­strake nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên ở thung lũng Chết, Cal­ifor­nia. Đây là một trong những nơi nóng nhất trên trái đất. Vào năm 1917, nhiệt độ lên tới 50 độ C trong suốt 43 ngày. Các tảng đá di chuyển chậm chạp, đôi khi theo đường zic-​zắc, vượt qua hàng chục mét, để lại dấu vết rõ rệt trên nền cát. Chúng không lăn, không quay, mà “trườn” trên bề mặt như có lực vô hình kéo đi. Các nhà khoa học đã nhiều lần tìm cách ghi nhận sự di chuyển của chúng, nhưng không thành công: Người ta không sao chộp được thời điểm mà các tảng đá “du ngoạn”. Song chỉ cần những người theo dõi tránh xa một chút, là chúng lại bắt đầu dịch chuyển - đôi khi đến nửa mét mỗi giờ. Các nhà khoa học đã theo dõi suốt ngày đêm quanh khu vực, nhưng không nhận ra bất cứ ai hoặc cái gì đã trợ giúp chúng.

Điều kỳ lạ với các tảng đá không chỉ xảy ra ở Mỹ. Cách làng Gorodishe (gần Pereslavl-​Za­lessk, Nga) không xa có tảng đá Sin. Theo truyền thuyết, trong tảng đá này có vị thần ước mơ và mong muốn. Vào đầu thế kỷ 17, nhà thờ địa phương tuyên chiến với đạo đa thần. Cha Anufri, phó tế của nhà thờ, đã cho đào một hố lớn để ném tảng đá Sin xuống đó. Nhưng vài năm sau, tảng đá lại bí hiểm nổi lên. 150 năm sau, chính q

Nhà thờ ở Pereslavl

uyền và nhà thờ ở Pereslavl quyết định đặt tảng đá thần bí dưới đáy móng của tháp chuông địa phương. Người ta đặt tảng đá lên xe trượt và kéo nó trên mặt băng của hồ Plesheev. Băng bị vỡ và tảng đá chìm xuống độ sâu 5 mét. Nhưng chẳng bao lâu, những người đánh cá bắt đầu nhận thấy tảng đá đã thay đổi vị trí. Nó từ từ di chuyển ở đáy hồ. Và 40 năm sau, nó đã bò lên đến bờ ở chân núi Iar­ilin rồi nằm ở đó cho đến tận bây giờ.

Ở vùng viễn đông của Nga, cách hồ Bolon không xa, có một tảng đá nặng nửa tấn, dạng gần như tròn. Nó được dân địa phương gọi là tảng đá chết. Tuy vậy nó cũng thích “đi du lịch”. Bình thường nó nằm yên một chỗ trong vài tháng, nhưng có khi nó lại đột ngột di chuyển.

Nhưng tảng đá bí hiểm nhất có lẽ là ở vùng Tây Tạng, gần một Phật viện lâu đời. Nó không chỉ đơn giản “đi” được, mà còn nhẹ nhàng “leo” được lên núi. Vì tảng đá này nặng 1.100 kg, nên khả năng “leo núi” của nó là kỳ diệu. Hành trình lên đỉnh núi của tảng đá đã kéo dài hơn 1.000 năm nay. Nó di chuyển theo một tuyến xác định: Ban đầu, nó “leo” lên độ cao nhất định, rồi bò xuống. Cuối cùng, nó di chuyển theo vòng tròn. Thời gi­an lên và xuống núi của nó kéo dài chừng 15 năm. Thời gi­an đi theo vòng tròn, 60 km, mất 50 năm. Tảng đá này có tuổi khoảng 50 triệu năm.

Các nhà khoa học trong hàng chục năm đã tìm cách giải thích điều bí ẩn xung quanh những tảng đá. Người ta đưa ra nhiều giả thuyết, trong đó có không ít thứ huyền bí. Một số nhà nghiên cứu cho rằng các tảng đá chuyển động là đại diện của một dạng sống khác. Họ quan niệm cuộc sống hoàn toàn có thể được hình thành từ sil­ic (phần chính của đá). Thêm vào đó, truyền thuyết về các “tảng đá sống” xuất hiện không phải ngẫu nhiên: Những người trồng lúa mì ở Bắc Âu và vùng Baltic cho đến nay vẫn tin một cách nghiêm túc là các tảng đá không chỉ có khả năng di chuyển, mà còn mọc lên được, vì chúng thường xuyên xuất hiện trên các cánh đồng đã dọn sạch.

Cũng có những cách giải thích khoa học hơn về hiện tượng đá lang thang. Một số nhà khoa học cho rằng đó là do ảnh hưởng của địa từ, vì đa số các tảng đá lang thang thường “cư ngụ” ở những nơi có sự bất ổn địa từ mạnh nhất. Tuy nhiên, người ta không hiểu được trường địa từ đã phải lớn thế nào mới chống lại được trường hấp dẫn để bê nguyên được những tảng đá đồ sộ từ chỗ này sang chỗ khác.

Một giả thuyết khác cho rằng, sự di chuyển của các tảng đá là do ảnh hưởng của mưa và gió. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng sở dĩ các tảng đá di chuyển được là do chúng trượt trên nền đất sét khi bị những cơn gió đẩy. Tuy nhiên trong trường hợp các viên đá ở Thung lũng Chết, giả thuyết này tỏ ra bất lực. Thứ nhất, ở đó rất hiếm có mưa. Thứ hai, những vết mà các tảng đá để lại thường ngược với hướng gió thổi.

Năm 1995, một nhóm các nhà địa chất ở bang Mas­sachus­sets (Mỹ) sau những cuộc nghiên cứu kéo dài ở thung lũng Chết đã đã đưa ra một giả thuyết khác. Theo đó, điều kiện chính để tảng đá di chuyển được là lực ma sát giảm đột ngột. Ở thung lũng Chết thường có sự chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm rất cao, dẫn đến sự hình thành, tích tụ nước: Các giọt nước ban đêm đọng lên bề mặt đá và biến thành băng. Bề mặt băng rất trơn, vì thế các cơn gió giật mạnh có thể làm các tảng đá bứt ra khỏi chỗ nằm và di chuyển.

 H.T sưu tầm Bí ẩn những vùng đất “chết”

Cho đến nay, có rất nhiều hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên mà khoa học vẫn bó tay chưa thể tìm ra lời giải đáp hợp lý. Một trong những hiện tượng đó là những vùng đất “chết” gắn liền với nhiều hiện tượng kỳ bí. Đồi Chết, Đầm Ma hay Thung lũng Chết... là những địa danh như vậy.

Trên thực tế, những cái tên nhuốm màu chết chóc như vậy thường được người dân địa phương đặt ra để cảnh báo đối với khách bộ hành. Ví như cao nguyên 1079 tại miền bắc Urals, Kho­lat Sjahyl, được dịch theo ngôn ngữ của người Man­si là “Núi Chết” khi thời gi­an và thực tế đã chứng tỏ cái tên đó hoàn toàn đúng với những gì đã xảy ra.

Những người sống lâu đời tại vùng này vẫn nhớ như in một tai nạn đã từng xảy ra tại Núi Chết. Vào ngày 2/2/1959, một đoàn khách du lịch từ Học viện Bách khoa Urals đã dựng trại trên sườn núi này và vài ngày sau, tất cả họ đều được phát hiện là đã chết. Không ai rõ nguyên nhân của những cái chết này là do đâu.

Người ta cũng phỏng đoán rằng có thể đoàn người đã bị sét đánh hay bị đĩa bay tấn công. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, họ đã bỏ mạng vì thâm nhập vào đúng nơi đã diễn ra các cuộc thử nghiệm vũ khí. Tuy nhiên, không ai chứng minh được các giả thiết này.

Điều đáng ngạc nhiên hơn là khi khám nghiệm thi thể của các nạn nhân, người ta thấy trên lớp da của họ có những vạch đỏ rất khác thường. Do đó có thể khẳng định họ đã bị thương từ bên trong và bị xuất huyết.

Những triệu chứng tương tự thường được quy cho những tai nạn gây ra bởi bom khinh khí đã làm loãng không khí của một vùng rộng lớn trong khu vực. Khi đi vào những khu vực này, mạch máu của con người có thể nổ tung vì áp suất bên trong lên rất cao, có thể dẫn đến cơ thể bị nổ tung thành nhiều mảnh. Mặc dù vậy, giả thiết này cũng chưa được khẳng định.

Những hiện tượng kỳ lạ tương tự còn được phát hiện tại Thung lũng Chết ở Kam­chat­ka, thung lũng nằm trên biên giới của khu vực cấm săn bắn Kro­not­sky. Cho đến nay đã không còn ai thấy xa lạ với những đống xương trắng chất chồng trong thung lũng. Có cả xác của các loài chim, những chú chồn gu­lo và thậm chí cả những con gấu rất lớn.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận những cái chết này xảy ra do khí xyan­ic phát ra từ núi lửa tại các điểm nứt trên bề mặt trái đất, khí này đã làm tê liệt hệ hô hấp của các sinh vật.

Những lời giải thích này cũng chưa được chứng minh đầy đủ.

Một địa danh khác cũng được đặt tên là Thung lũng Chết nằm tại cộng hòa Yaku­tia, Nga cũng xảy ra hiện tượng tương tự. Thung lũng này nằm tại vùng Vi­lyui Thượng và những câu chuyện kỳ lạ ở đây xoay quanh tác hại của những vật có hình bán cầu bằng kim loại nằm nhô ra tại những nơi bị đóng băng. Những câu chuyện này kể rằng, chỉ cần ngủ qua đêm tại một nơi gần những vật thể đó, không ai tránh khỏi cái chết. Người ta đã nghiên cứu những nạn nhân xấu số tại đây và thấy rằng họ giống hệt như những người chết vì tia phóng xạ. Tuy nhiên, liệu ở khu Yaku­tia này có nguồn phóng xạ mạnh như vậy hay không?

Không một cuộc thám hiểm địa lý nào tại vùng này lại tìm ra một chất phóng xạ như vậy.

Tiếng tăm về Thung lũng Chết ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) hay còn gọi là thung lũng Tre Đen, cũng không nằm ngoài những hiện tượng bí ẩn. Mùa hè năm 1950, có khoảng 100 người đã đột ngột bị biến mất ở đó và một chiếc máy bay cũng gặp nạn tại khu vực này không rõ lý do.

Con số nạn nhân lớn như vậy lại một lần nữa xảy ra vào năm 1962. Một người đàn ông dẫn đường cho đoàn lữ hành là các nhà địa lý sống sót đã kể lại tai nạn đó như sau: “Ngay khi đoàn thám hiểm bước vào thung lũng, một đám sương mù dày đặc bao vây lấy đoàn người. Người ta nghe thấy những âm thanh rất mơ hồ nhưng không rõ là tiếng gì. Và khi sương mù tan, những âm thanh đó cũng biến mất.”

Các nhà khoa học mới đây đã tổ chức một chuyến thám hiểm đến khu vực bí ẩn ở Tứ Xuyên. Họ nói rằng những vụ việc kỳ kạ đó xảy ra có lẽ là do hơi độc đậm đặc từ những thực vật chết phân hủy và làm người ta nghẹt thở, sau đó mất phương hướng và chết tại những khe đất có rất nhiều trong khu vực. Tuy nhiên, các nhà khoa học khác lại cho rằng nguyên nhân của những cái chết bí ẩn là hoàn toàn có thể nhìn thấy được.

Trên thực tế, các thảm kịch xảy ra ở đó bởi vì một khu vực đất có lực từ cực mạnh nằm trong thung lũng Tre đen. Hiện tượng kỳ lạ này cũng điển hình cho một thung lũng chết khác ở Trung Quốc nằm trong khu vực miền núi thuộc tỉnh Cát Lâm. Vì những lý do không ai biết, các vụ đâm máy bay liên tục xảy ra tại đó cùng với lượng người mất tích ngày càng tăng lên.

Những vụ tai nạn hay xảy ra đến nỗi mà những người đi đào củ sâm, vốn rất quen thuộc với khu vực, cũng lần lượt mất tích một khi họ dám đi vào vùng núi. Cứ vào đến đó, la bàn lại quay lung tung và người ra dễ dàng mất trí nhớ và phương hướng. Những người du hành cùng lạc tại một địa điểm nhưng đều không thể tìm được đường ra. Và thung lũng chết ngày càng lấy đi mạng sống của nhiều người xấu số.

 TH Sưu tầm Những bí ẩn phổ thông nhất

'Kẹo cao su mất 7 năm mới phân huỷ' là điều hù dọa những đứa trẻ tinh nghịch. Vạn lý Trường Thành không khá hơn kim tự tháp Giza khi nhìn từ mặt trăng. Còn ở Nam bán cầu, nước không 'chảy giật lùi' như truyền thuyết...Đồng xu rơi từ đỉnh toà cao ốc có thể giết chết người đi bộ? Miếng bánh rơi xuống sàn nếu nhặt lên ngay có bị dính khuẩn không?... Câu trả lời bạn sẽ tìm thấy dưới đây

Ảnh: Live­Science

Mất 7 năm mới phân huỷ được kẹo cao su

Mặc dù kẹo cao su có thể được chứng minh là lâu phân huỷ hơn các loại thực phẩm hữu cơ khác, song nó không gây ảnh hưởng đặc biệt nào với hệ tiêu hoá. Các bác sĩ cho biết câu chuyện về kẹo cao su 7 năm mới tiêu hoá được chỉ là để ngăn bọn trẻ khỏi nuốt thứ chất dính này.

Vạn lý Trường thành là cấu trúc nhân tạo duy nhất thấy được từ vũ trụ

Ảnh: Live­Science

Có một vài thay đổi trong lời bình dân gi­an này, và chúng đều sai. Các nhà du hành có thể nhận ra Vạn lý từ trên quỹ đạo thấp, cùng với rất nhiều công trình khác như kim tự tháp Giza và thậm chí cả đường băng. Nhưng họ không thể nhìn thấy Trường thành từ mặt trăng.

Con người chỉ sử dụng 10% não bộ

Ảnh: Live­Science

Thông tin này đã xuất hiện ít nhất 1 thế kỷ. Nhưng may mắn thay, nó chẳng đúng chút nào. Ảnh chụp MRI đã cho thấy rõ ràng - con người đặt hầu hết vỏ não vào trạng thái hoạt động hữu ích, ngay cả khi đang chợp mắt.

Nước chảy giật lùi ở Nam bán cầu do sự quay của trái đất

Ảnh: Live­Science

Không chỉ lực quay của trái đất quá yếu để có thể ảnh hưởng đến hướng chảy của nước trong một ống dẫn, các thử nghiệm mà bạn có thể tự làm dễ dàng trong bồn rửa mặt sẽ cho thấy nước xoáy theo cả hai chiều phụ thuộc vào cấu trúc bồn, không phải là bán cầu.

Động vật có thể dự báo thảm họa thiên nhiên 

Ảnh: Live­Science

Không có bằng chứng nào cho thấy động vật sở hữu giác quan thứ 6 bí ẩn cho phép chúng dự đoán thảm họa tự nhiên. Chỉ riêng khả ngửi, nghe và bản năng bẩm sinh nhanh nhẹn cũng đủ để giúp chúng thoát khỏi những sườn núi trong một cơn bão hoặc một trận sóng thần. Và hơn nữa, động vật thường chết trong các thảm hoạ thiên nhiên, vì vậy nếu chúng có một hình thái nào của giác quan thứ sáu, thì nó cũng không có tác dụng lắm!

Tóc và móng tay vẫn tiếp tục mọc sau khi chết

Mặc dù tóc và móng ta dường như vẫn dài ra sau khi chết, nhưng điều này chỉ đơn thuần là ảo giác quang học. Cơ thể người chết bị mất nước nghiêm trọng, kéo co da khiến cho móng tay và tóc lộ ra nhiều hơn.

Đồng xu rơi từ đỉnh toà cao ốc có thể giết chết người đi bộ

Ảnh: Live­Science

Một đồng xu không phải là vũ khí có khả năng động học lớn nhất. Sự kết hợp của hình dáng và lực cản của gió có nghĩa rằng, nếu được thả từ độ cao 380 mét của toà nhà Em­pire State Build­ing, nó sẽ bay nhanh chỉ đủ để làm đau nhói một người đi bộ không may mắn.

Không có lực hấp dẫn trong vũ trụ

Ảnh: Live­Science

Khái niệm “không trọng lực” là thủ phạm cho sự hiểu lầm này. Lực hấp dẫn có ở khắp mọi nơi, ngay cả trong vũ trụ. Các nhà du hành có vẻ nhẹ đi vì họ đang ở trong trạng thái rơi tự do liên tục về trái đất, và lơ lửng vì những cử động theo phương ngang. Ảnh hưởng của lực hấp dẫn nhỏ dần khi khoảng cách tăng lên, nhưng không bao giờ thực sự biến mất. Ngoài ra, cũng không đúng khi nói vũ trụ là chân không. Có nhiều loại nguyên tử ở đó chứ, mặc dù đôi khi chúng ở xa nhau (và thứ khí mỏng này cũng góp phần vào cái kho hấp dẫn).

Gà mất đầu vẫn sống 

Ảnh: Live­Science

Đúng, và không phải chỉ trong vài phút. Một con gà có thể lảo đảo bước đi sau khi bị chặt đầu, vì gốc não - phần thường còn lại một ít sau khi bị chém - kiểm soát hầu hết các phản xạ của nó. Một con vật như vậy đã sống khoẻ mạnh 18 tháng liền.

Quy luật giây thứ 5

Ảnh: Live­Science

Bạn cứ ngỡ rằng bánh rơi xuống sàn sau 5 giây mới tiếp xúc với vi khuẩn, đủ thời gi­an để nhặt nó lên cho vào miệng. Không may, các thử nghiệm (và log­ic) xác định rằng vi khuẩn có thể bám vào hầu hết thức ăn hầu như ngay tắp lự.

Mèo rơi bao giờ cũng chạm chân xuống đất

Ảnh: Live­Science

Các nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, khi bị rơi từ hầu hết độ cao, mèo có thể hạ cánh an toàn trên đôi chân. Nhưng điều này thay đổi khi nó bị rơi ngược từ một độ cao chỉ chưa đầy 0,3 mét hoặc hơn. Cũng khuyến cáo bạn không nên thử điều này ở nhà.

Người lớn không mọc thêm các tế bào não mới

Phần lớn vùng não quan trọng của người phát triển mạnh trong thời niên thiếu, nhưng nó cũng không xuống dốc ở đó. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các neu­ron tiếp tục mọc ra và thay đổi nhanh trong những năm trưởng thành.

Thuận An

 Theo Vn­Ex­press/Live­Science Bí ẩn của sao bạn Thiên Lang (Sir­ius) và người Dox­iang

Người Dox­iang

Nước cộng hòa MaLi nằm ở phía Tây châu Phi. Bên bờ sông Nil của quốc gia này có một dân tộc thổ dân tên là Dox­iang sinh sống.

Cuộc sống của họ lấy trồng trọt và du mục làm chính. Đời sống của họ rất khó khăn nghèo khổ, phần lớn dân sống ở nông thôn hoặc trong một số hang động trong rừng núi. Họ không có chữ viết riêng, từ đời này qua đời khác chỉ truyền lại bằng miệng, bện thừng đánh dấu sự việc. Nếu nhìn từ góc độ này thì họ cũng không có gì khác so với các dân tộc da đen Tây Phi khác. Nhưng nghi lễ tôn giáo mà họ cử hành lại đem đến nhiều ngạc nhiên và thu hút sự chú ý của các nhà nhân loại học và thiên văn học trên thế giới.

Cứ mỗi chu kỳ 600 năm, khi Sao Thiên Lang xuất hiện giữa hai đỉnh núi thì người Dox­iang lại cử hành nghi lễ tôn giáo Sigui long trọng nhất, lớn nhất trong đời sống tôn giáo của họ.

Những năm 20 của thế kỷ XX, hai nhà nhân loại học người Pháp Gria và Didelun đến Tây Phi cùng ăn cùng ở với người Dox­iang 10 năm. Bằng quan hệ qua lại lâu dài, thân thiết họ đã chiếm được sự tin tưởng tín nhiệm và tình cảm của người Dox­iang. Từ những thầy cúng cao cấp, họ biết được người Dox­iang trong quá trình duy trì tôn giáo tín ngưỡng của mình hàng trăm nghìn năm nay, luôn ẩn giấu tri thức chính xác đặc biệt về một hiện tượng thiên văn. Trong giáo lý tôn giáo thần bí của người Dox­iang giữ gìn tư liệu tường tận về một ngôi sao ở rất xa, mà ngôi sao này hàng trăm năm trước đây không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cho đến ngày nay, nếu không có sự trợ giúp của kính viễn vọng hiện đại nhất thì cũng không thể quan sát, đo đạc được.

Thầy cúng

Ngôi sao  này chính là ngôi sao bạn của Sao Thiên Lang. Người Dox­iang gọi là “Pak Tolu”, “Pak” cói nghĩa là “nhỏ”, “Tolu” có nghĩa là “sao”. Họ còn nói đây là “ngôi sao nặng nhất” có màu trắng. Thật kỳ lạ khi người Dox­iang đã nói chính xác ba đặc trưng cơ bản của ngôi sao này: Nhỏ, nặng và màu trắng. Trên thực tế, sao bạn Thiên Lang đúng là Ngôi sao trắng lùn.

Gọi là Sao trắng lùn, không phải gọi riêng một ngôi sao nào đó mà là tên gọi chung cho một loại sao có những điểm “trắng” và “lùn”. “Trắng” nói rõ nhiệt độ của nó rất cao, nhiệt độ bên ngoài của sao trắng lùn khoảng 10.000 độ C phát ra ánh áng trắng, “lùn” nói rõ thể tích của nó nhỏ. Các nhà thiên văn học cho biết: Một, hai trăm ngôi sao trắng lùn ghép lại với nhau mới to như Mặt trời, còn một ngôi sao trắng lùn nhỏ nhất chỉ to bằng một phần nghìn vạn Mặt trời.

Trên bầu trời phía Đông Nam và mùa Đông mỗi năm, chúng ta có thể nhìn thấy sao hằng tinh (như sao Chức Nữ, Mặt trời) sáng nhất trên bầu trời, nó chính là sao Thiên Lang. Thể tích của nó lớn gấp hai Mặt trời, nhưng ánh sáng của nó lại gấp 20 lần Mặt trời. 

Ghi thức cúng lễ

Bên cạnh nó còn có một ngôi sao nhỏ không nhìn thấy quay quanh, ngôi sao nhỏ này chính là sao bạn Thiên Lang. Tuy có thân hình bé nhỏ, nhưng thể trọng của nó rất lớn, đúng như người Dox­iang đã nói nó là một ngôi sang trắng lùn.

Các nhà thiên văn học phỏng đoán, sao bạn Thiên Lang có vào năm 1844. Họ phán đoán sao bạn Thiên Lang nhất định chịu ảnh hưởng, sức hút của một ngôi sao khác, từ đó dẫn tới sự vận động của nó không có quy tắc. Năm 1930, nhờ có sự trợ giúp của kính viễn vọng với tầm nhìn rất xa và các dụng cụ thiên văn hiện đại, người ta mới nhận biết được nó là một ngôi sao kèm (hộ tinh) có thể tích nhỏ nhưng mật độ lại cực lớn.

Nhưng đối với loài người trên Trái đất, ngôi sao đó ở quá xa và nó quá nhỏ, khiến người ta lại bắt đầu nghi ngờ liệu nó có thể gây ảnh hưởng tới Sao Thiên Lang không?

Quỹ đạo chuyển động  sao kèm Thiên Lang

Chúng ta không thể không đặt câu hỏi, người Dox­iang sinh sống trong các hang động ở châu Phi, làm sao lại có thể có những tri thức hiểu biết về ngôi sao này? Phải chăng họ dựa vào linh cảm? Không chỉ có thế, người Dox­iang còn vẽ một cách chuẩn xác trên cát quỹ đạo hình bầu dục sao kèm Thiên Lang chuyển động vòng quanh Sao Thiên Lang, so với sự quan trắc của các nhà thiên văn học hầu như không sai chút nào. Người Dox­iang nói, chu kỳ quỹ đạo của sao kèm Thiên Lang là 49,5 năm (trên thực tế con số chính xác là 50,04 năm), bản thân nó tự quay quanh trục chuyển động (điều này cũng được các nhà thiên văn học chứng thực). Người Dox­iang cho rằng, sao kèm Thiên Lang là ngôi sao được thần thánh tạo ra, là trung tâm của Vũ trụ. Ngoài ra, họ còn biết từ rất sớm các tri thức về thiên văn, về những hành tinh xung quanh Trái đất. Ví dụ như, Sao Mộc có bốn vệ tinh chủ yếu, họ có bốn loại phương pháp làm lịch, tuần tự lấy Mặt trời, Sao Thiên Lang, Mặt trăng và Sao Kim làm căn cứ.

Na Mẫu

Những người làm công việc tế lễ ở địa phương nói, tri thức thiên văn học của họ có được là nhờ sinh vật có trí tuệ của hệ Sao Thiên Lang cứ tới Trái đất truyền cho người Dox­iang, họ gọi sinh vật này là Na Mẫu. Trong truyền thuyết người Dox­iang, Na Mẫu từ một nơi nào đó ở phương Đông - quê hương người Dox­iang hiện nay đến Trái đất. Bề ngoài của Na Mẫu vừa giống cá lại vừa giống người, là một loài sinh vật lưỡng thể sống trong nước.

Trong các bức họa và điệu múa của người Dox­iang đều giữ lại truyền thuyết có liên quan đến Na Mẫu. Người Dox­iang luôn cho rằng, dân tộc họ vốn không phải là sinh sống trên mảnh đất hiện nay, họ là hậu duệ của người Berber, dân tộc cổ xưa ở Bắc Phi. Người Berber mới đầu sinh sống ở đầu Bắc sa mạc Sa­hara. Từ thế kỷ I, II sau Công nguyên họ mới bắt đầu di chuyển xuống phía Nam, đến kết hôn với người da đen, nên dần dần họ cũng trở thành tộc người da đen. Mặc dù Đạo Do Thái có ảnh hưởng rất lớn, nhưng họ vẫn giữ tôn giáo của tộc mình.

Những tri thức về Sao Thiên Lang mà người Dox­iang lưu truyền qua hàng năm vẫn hoàn toàn trùng hợp với những tri thức về ngôi sao này mà các nhà thiên văn học hiện đại tìm hiểu được. Từ đâu họ có được tri thức thiên văn học thần kỳ ấy? Có thể khẳng định, không có kính viễn vọng thì con người không thể nhìn thấy sao kèm Sao Thiên Lang. Nhưng người Dox­iang cổ đại chắc chắn là không có kính viễn vọng. Phải chăng những tri thức mà họ có được đúng là do sinh vật của hệ sao Thiên Lang dạy cho? Nếu như không phải, thì tri thức về Sao bạn Thiên Lang của người Dox­iang có được từ đâu?

 H.T sưu tầm Bí ẩn về thành cổ ở sa mạc

Thành cổ ở sa mạc Syr­ian

Nhìn khắp vùng sa mạc rộng mênh mông một màu cát vàng dường như không thể tìm thấy chân trời, ban ngày nhiệt độ cao nhất có thể lên đến hơn 40 độ C, buổi tối lại có thể hạ xuống -40 độ C. Một vùng đất như vậy đến động vật cũng không dám đặt chân đến thử hỏi có ai muốn đến định cư trên vùng đất khắc nghiệt này?

Thật kỳ diệu, năm 1862 nhà khảo cổ học người Pháp, Me Dawall­gai lần đâu tiên phát hiện ra mấy trăm thành cổ bị chìm lắng suốt hơn 1000 năm ở phía Bắc sa mạc lớn Syr­ian. Từ những vương pháp, điện miếu cao vút với tường rộng và trên lớp nham thạch đá trắng rải trên nền đất chúng ta không dễ nhận thấy sự phồn vinh xưa kia của những thành cổ này. Chỉ qua những đường phố hoang tàn tĩnh mịch với những trận bão cát bay tứ tung và những gi­an nhà bị cát vùi mất một nửa chúng ta có thể nhận thấy đây là một “Thành phố chết”.

Theo sử sách ghi chép, hơn 6000 năm trước, đây là trục gi­ao thông từ Syr­ian đến các nước ở phương Tây và phương Đông, là một trong những vùng đất phát sinh nền văn minh cổ đại. Một thành phố phát triển thịnh vượng như vậy, tại sao nhân loại lại bỏ quên khiến cho nó trở thành “Thành phố chết” như hôm nay?

Một nhà khảo cổ học cho rằng, có thể do nguyên nhân suy thoái kinh tế. Vào năm 611, vua Par­sian đánh hạ An­tiosz, cắt đứt con đường gi­ao thông đến các nước phương Tây khiến các thương nhân hay đi qua vùng đất này phải chuyển đường. Thương phẩm ở đây không thể lưu thông nên nền kinh tế bị trì trệ, thành cổ cũng vì vậy mà từ cảnh hưng thịnh đi đến suy vong.

Thành cổ ở sa mạc Syr­ian

Có nhà khảo cổ học lại không đồng tình với quan điểm đó, họ cho rằng nguyên nhân kinh tế không ảnh hưởng lớn đến sự suy vong của thành cổ, mà cho rằng nước vẫn là tài sản quý báu nhất. Tuy thành cổ có hệ thống sông ngòi, kênh mương đan chằng chịt, có nhiều bể chứa nước nhưng nếu trời không mưa thì nước trở thành vấn đề quan trọng đảm bảo sự sinh tồn hay diệt vong đối với người dân nơi đây. Thêm vào đó, đế quốc La Mã cách vùng đất này không xa, đế quốc Bizan­tine cũng đang ngày càng phồn vinh, một số lượng lớn dân số trong thành cổ chuyển đến nơi khác sinh sống là điều không thể tránh khỏi. Cùng với dòng chảy thời gi­an, thành cổ này cũng trở thành hoang tàn.

Vậy nguyên nhân nào khiến những con người đó đến xây dựng thành quách giữa sa mạc? Đối với môi trường khắc nghiệt xung quanh thành cổ, họ giải quyết vấn đề sinh tồn như thế nào? Đối với họ mà nói, lo cuộc sống ở đây đã không phải là đơn giản, vậy họ làm sao còn sáng tạo được kỳ tích xây dựng thành cổ? Những nghi vấn này thực tại khiến nhiều nhà khảo cổ chưa giải thích được mà từng bước chờ đợi những chứng cứ thực tế mới để tìm câu trả lời.

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Bí ẩn về tường vây dưới đáy biển

Từ rất lâu, từng có một nhà tiên tri đưa ra lời dự đoán: Đảo At­lantic - hòn đảo bí ẩn bị chìm dưới đáy biển cuối cùng sẽ xuất hiện ở gần quần đảo Ba­hama vào năm 1969, lúc đó đã không ai tin vào dự đoán này.

Năm 1969, nhà thám hiểm Robert Fer­opor­mi Gran, người Mỹ đã đến đảo Bim­ili thu thập tư liệu. Ngày 26 tháng 2, đoàn thám hiểm thả neo cách bờ Bắc đảo Bim­ili 1,4 hải lý. Khi đang đứng hít thở làn gió biển mát rượi và ngắm nhìn những làn nước biển màu xanh, họ bất ngờ phát hiện ra một mỏm đá trong nước rất khác lạ giống như những hình vẽ do con người tạo nên. Họ lập tức lặn xuống đáy biển và vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy hình trạng của mỏm đá dưới đáy biển rất lớn, rất quy củ. Mỗi hòn đá lớn dài khoảng 6m, cao 3m và rộng 1,2m. Những hòn đá này ghép liền nhau dài khoảng 213m. Theo lời giải thích của người hướng dẫn viên du lịch đi cùng đoàn, vào thập niên 20 của thế kỷ XX, khi xây dựng thành Ma­ian­mi, những người thợ phá đá đó từ đâu ra, tại sao lại có hình trạng như vậy thì không ai giải thích được.

Từ những phiến đá chìm dưới đáy biển ấy có thể nhận thấy được kỳ tích rèn luyện của người công nhân. Nhưng các nhà khảo cổ học dự đoán, những hòn đá này chìm trong nước ít nhất đã hơn 10.000 năm. Vậy 10.000 năm trước, những hòn đã này là cái gì và có tác dụng gì? Có người cho rằng đó là mặt tường, nhưng sử sách chưa hề đề cập đến sự tồn tại của thành phố này vào 10.000 năm trước. Do đó người ta kết hợp những phiến đá này với đảo At­lantic trong truyền thuyết lại thì thấy rất trùng hợp với thời gi­an mà nhà tiên tri nọ dự đoán. Không biết đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà kỳ diệu hay không?

Tháng 7 năm 1969, hai thợ lặn đã phát hiện thấy một số trụ lớn dưới nước cách không xa bờ Tây đảo Bim­ili. Những trụ này có cái nằm ngang, có cái dựng đứng dưới lớp bùn cát của đáy biển. Sau khi phân tích kiểm tra kỹ lưỡng, họ đã chứng minh được nguồn gốc của các trụ đá này không phải ở đảo Bim­ili.

Các thợ lặn còn phát hiện, cách đảo Bim­ili không xa, còn có một số bức tường thấp vây quanh đảo nhỏ. Các nhà khảo cổ dự đoán, từ rất xa xưa, trên đảo Bim­ili ắt đã có một bức tường vây cao lớn. Nhưng điều người ta không giải thích được là: Ngoài bức tường vây ở đó gần như không có kiến trúc nào khác. Vậy vào thời đó bức tường vây dùng để làm gì? Có phải bức tường vây này ẩn chứa bí mật nào không?  Về sau, vì nguyên nhân gì khiến bức tường bị chuyển dịch từ trên đảo xuống biển? Đó là những bí ẩn khó giải đáp ngay được.

Có người cho rằng, do đáy biển không yên tĩnh, sự chìm nổi của đảo là chuyện thường tình. Một vạn năm trước là khoảng thời gi­an rất dài đủ để đảo nhỏ có thể đã bị chìm xuống đáy biển rồi bao nhiêu năm sau lại nổi lên hoặc có thể bức tường vây bị sóng biển làm trôi xuống đáy biển. Tuy nhiên, cách giải thích này không có sức thuyết phục. Trên đảo không hề để lại vết tích nào cho thấy từng bị nước biển tràn qua. Cũng có nhà khảo cổ học cho rằng, bức tường vây được xây dưới nước, nhưng xây tường dưới nước có tác dụng phòng ngự ư? Nếu không phát huy tác dụng phòng ngự thì bức tường vây còn phát huy tác dụng gì? Một địa điểm liên lạc, một ký hiệu hay là một thuyết minh (một lời giải thích)? Cũng có người mạnh bạo cho rằng, đây là sản phẩm của tự nhiên, không hề có liên hệ gì với con người. Tuy nhiên, đáp án cuối cùng của bí ẩn này là gì? Những hòn đá này đến từ đâu? Bức tường đó do ai xây dựng và ẩn chứa bí mật gì? cần phải đợi các nhà khảo cổ học tiếp tục nghiên cứu và đưa ra câu trả lời xác đáng.

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Bí ẩn của việc xây dựng các phiến đá thời cổ đại

Lịch sử thành Bey­routh, thủ đô của Liban sớm được ghi chép từ thế kỷ XIV trước Công nguyên. Trong lịch sử phát triển lâu đời, thành Bey­routh đã lần lượt bị  Ai Cập, La Mã, Uth­manibu “Af­fan”, Pháp và Anh chiếm đóng, mãi đến năm 1941 mới trở thành thủ đô của Liban. Những biến cố lịch sử phức tạp ấy đã hình thành nên tính chất đa nguyên của thành phố này.

Di chỉ tường thành bao quanh Baier­Beit nằm cách thủ đô Bey­routh 7km về phía Đông là một trong những kỳ quan hùng vĩ nhất thế giới. Sau khi toàn bộ lãnh thổ Pales­tine bị đế quốc La Mã chinh phục năm 63 trước Công nguyên, người La Mã đã xây dựng điện thần của nữ thần Vénus và chúa thần La Mã tại đây để thay thế các miếu mạo của thần Pali và nữ thần Askait - vợ thần Pali.

Những kiến trúc vĩ đại này của người La Mã cổ đại trải qua hàng nghìn năm, đại bộ phận đã bị phá hủy trong một trận động đất. Chính vì vậy khi một bộ phận tàn dư của kiến trúc cổ này bị vùi sâu trong lòng đất lộ ra đã trở thành một đề tài nan giải qua hàng nghìn năm đối với các nhà khảo cổ học. Trong quần thể kiến trúc này có một bộ phận tường vây gọi là Tam Thạch Tháp, vì tường vây ấy do phiến đá được đẽo rất đẹp cấu thành. Ba phiến đá này mỗi phiến đá nặng 800 tấn nhưng có một phiến đá chỉ cao 7m được xếp ngay ngắn trên đỉnh hai phiến kia. Trong bãi đá gần Tam Thạch Tháp còn có một phiến đã được đẽo rất đẹp cao 4,5m; rộng 3,7m; dài 22m, nặng gần 1.000 tấn.

Nguồn gốc kiến trúc của các phiến đá cho thấy nó có lịch sử còn lâu đời hơn cả thời La Mã cổ đại. Thời cổ đại có rất nhiều người sùng bái thần linh mà ăn gió nằm sương ở Mé­sopotamie và ở lòng sông Nil chạy đến miếu thần Pali và Askait.

Theo ghi chép của người Ả Rập cổ đại, hàng loạt các miếu thần đầu tiên thờ thần Pali và thần Askait được xây dựng sau trận đại Hồng Thủy. Theo cách nói của người Ả Rập, những người xây dựng miếu mạo này là “những người khổng lồ cùng dòng họ” được vua Nyn­rô - một vị vua trong thời kỳ cổ đại xa xưa gi­ao cho xây dựng.

Các học giả kiến trúc nói rằng, các loại máy móc hạng nặng hiện nay cũng không thể nhấc nổi những phiến đá nặng như vậy xếp vào đúng vị trí như thế. Vậy người cổ đại bằng cách nào đã nhấc được phiến đá trên đỉnh tháp đặt đúng vị trí họ muốn? Và kiến trúc của các phiến đá đó tượng trưng cho cái gì và có ý nghĩa gì?

Đến nay, các phiến đá đó vẫn đứng trơ trơ nhìn trời đất bao la mà không có lời giải thích nào thỏa đáng.

 H.T (Theo nền văn minh cổ thế giới) Bí ẩn về bơi vòng của cá hồi (Salmon)

Cá hồi là một loại cá ngon nổi tiếng, chúng đẻ trứng ở dòng nước ngọt, có con chỉ sống một thời gi­an ngắn trong dòng sông rồi bơi ra biển sinh sống. Đến khi trưởng thành lại quay trở về dòng sông cũ để đẻ trứng. Ai đã thấy cá hồi nhảy vượt ngược dòng thác để về quê cũ đều kính phục lòng dũng cảm và sức mạnh bản năng của cá hồi.

Cá hồi khi trưởng thành lại quay trở về dòng sông cũ để đẻ trứng (Ảnh: fron­trangean­glers)

Biển rộng, sông dài như vậy, biết bao nhiêu dòng sông, làm sao cá hồi có thể nhận ra dòng sông cũ của mình, từ biển cả mênh mông thuộc đường về quê cũ? Đây thật sự là một điều bí ẩn. Chỉ gần đây, các nhà sinh vật học mới áp dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu, tìm câu trả lời.

Một số nhà khoa học nêu thuyết mùi vị. Nhà sinh vật học người Mỹ Hasler, khi còn nhỏ ông đã từng về quê nghỉ, thường đi dạo trên đoạn đường ngan ngát mùi hoa cỏ và rong rêu. Bây giờ mỗi lần thấy mùi đó ông lại nhớ đến ngày thơ ấu. Điều này làm ông liên tưởng đến chuyện quay vòng của cá hồi. Ông bắt tay vào nghiên cứu theo hướng mùi vị.

Trải qua hơn 20 năm thí nghiệm, thấy rằng mỗi dòng sông đều có một mùi vị riêng, mùi vị này gân ấn tượng mạnh đối với cá hồi con. Khi lớn lên, chúng theo dấu vết cũ của mùi vị đó dẫn đường để trở về nơi sinh của mình.

Nhưng ở ngoài biển cả, chúng định hướng bằng cách gì, để trở về nơi có mùi vị quen thuộc? Điều này cho đến nay vẫn là câu đố chưa có lời giải.

 H.T (Theo Bách khoa tri thức) Bí mật về vụ nổ Tunguese

Năm1908, tại vùng Tunguese Xibiri, xảy ra một vụ nổ lớn kỳ quái. Sức mạnh của nó tương đương với sức nổ của 500 quả bom nguyên tử, hoặc mấy quả bom khinh khí, cùng nổ một lúc.

Đối với vụ nổ khủng khiếp và kỳ lạ đó, các nhà khoa học dã tiến hành thăm dò nghiên cứu không mệt mỏi suốt gần 100 năm nay. Nhưng về nguyên nhân vụ nổ thì cho đến nay, ý kiến vẫn bất đồng: có người cho rằng, đó là một vụ nổ hạt nhân, có người cho rằng đó chỉ là một thiên thạch hay sao chổi rơi xuống Trái Đất mà gây ra vụ nổ, cũng có người cho rằng do phi thuyền vũ trụ của người ngoài hành tinh rơi xuống Trái Đất. Ngày nay nhiều người còn gắn nó liên quan tới một loạt những học thuyết khoa học hiện đại, tân kỳ như lý luận về hố đen vũ trụ, về phản vật chất hoặc đồng chất.

Ngày 20 tháng 6 năm 1908, lúc 7 giờ 17 phút, bên bờ sông Tunguese yên tĩnh miền Tây Xibiri nước Nga, khi ánh bình minh mới nhuốm hồng những tán cây, không khí buổi sáng trong lành. Bỗng nhiên vang lên một tiếng nổ cực mạnh, trời long đất lở, rồi mặt đất rung chuyển như run lên bần bật. Tiếp theo đó là một đụn khói hình nấm tròn từ từ lên cao, một làn sóng nhiệt nóng bỏng ào ào cuộn tới. Chỉ trong chốc lát, chim thú trong rừng lập tức biến thành tro bụi. Những cây đại thụ chọc trời, hoặc bị nhổ bật cả rễ, hoặc bị thiêu cháy thành than. Mấy ngàn cấy số vuông rừng rậm bị thiêu hủy trong chốc lát.

Tọa độ chính xác của vị trí xảy ra vụ nổ là 60 độ 55' độ vĩ Bắc 101 độ 57' độ kinh Đông. Cách hồ Baican 800 km. Sau vụ nổ, dân du mục quanh vùng run lên cầm cập trong những trận cuồng phong. Lều vải của họ bị bay biến đi đâu mất. Cách phía Nam trung tâm vụ nổ 60 km có một thị trấn gọi là Vanavara, vào sáng sớm hôm xảy ra vụ nổ, cùng với tiếng nổ vang trời, những cửa kính của các nhà cửa, công trình kiến trúc đều bị vỡ tan, khung cửa, cách cửa sổ... bị chấn động lắc lư đổ vỡ hết. Tiếp theo là sóng khí từ mặt đất cuộn lên, cuồng phong ập tới, làm bốc mái nhiều ngôi nhà. Cây cối trên đường phố và trong vườn hoa bị bật cả gốc rễ lên.

Na­gasa­ki - 1945

Sau khi sự việc xảy ra, một nông dân nhớ lại: “Lúc bấy giờ tôi đang ngồi trong nhà, bầu trời bỗng xuất hiện ánh sáng trắng mãnh liệt, sau đó, không khí nóng lên rõ rệt, thiêu bỏng cả da thịt, tôi ngã nhào ra đất, áo may-​ô trên người bốc cháy. Ngẩng nhìn lên, một quả cầu lửa khổng lồ đỏ ối cả vùng trời, thật kinh khủng. Chỉ trong chốc lát, quả cầu lửa tắt đi, trời tối trở lại. Lúc đó tôi mới nghe thấy một tiếng nổ đinh tai, thân thể bị một làn sóng hơi bốc lên, văng đi đến mấy thước Anh, tôi ngất xỉu. Mấy phút sau tôi tỉnh lại, nghe thấy những tiếng gào thét đinh tai. Ngôi nhà lắc lư bần bật, dường như sắp bị nhổ bật lên khỏi mặt đất”.

Cả vùng Tunguese, nhiều nơi mặt đất và nhà cửa còn rung lên mấy ngày sau đó. Rất nhiều dân cư ở thị trấn Vnavara bị những đợt hơi nóng xô ngã, hoa màu cây cối bị hủy hoại trong chốc lát. Ngay phía dưới chỗ phát nổ, vừa có một đàn tuần lộc đi tới, sau nổ không còn con nào sống sót.

Vụ nổ đó đã gây ra sóng địa chấn rất mạnh. Cách trung tâm vụ nổ đến 893 km, tại thành phố Iacux­cơ, 45 phút sau khi vụ nổ xảy ra, vẫn còn ghi được sóng địa chấn. Tốc độ truyền sóng đạt tới 330 met/gy. Sóng xung kích của vụ nổ truyền tận sang đến Trung Âu. Các trạm quan trắc địa chấn Pôtxđam của Đức và Cam­bridge của Anh, các thiết bị tự động ở đó đều ghi được tình trạng Trái Đất chịu những chấn động rất mạnh, thậm chí cả đến đảo Ja­va ở In­đônêx­ia và bên kia Trái Đất, tại thủ đô Oas­in­htơn của Mỹ cũng ghi nhận được những chấn động tương tự.

Sau khi vụ nổ lớn xảy ra, các nơi trên thế giới đều có những phản ứng tự nhiên. Tại Lon­don, toàn bộ đèn điện bỗng nhiên tắt hết, dân chúng bị chìm trong bóng tối dày đặc. Tại Stốck­hôm, rất nhiều người lấy máy ảnh ra chụp lấy cảnh đêm kỳ lạ. Tại Hà Lan thì ban đêm, mà lại rực lên ánh sáng trắng như ban ngày. Còn dân Mỹ ở trong buổi đêm cảm thấy mặt đất rung chuyển.

Điều cần phải nói tới từ đêm 30 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7, bầu trời từ vùng Tây Xibiri cho đến cả châu Âu cực kỳ trong sáng. Một dải từ Cáp­cadơ đến miền Nam nước Nga, trời sáng đến mức không phải thắp đèn, mà vẫn có thể đọc sách được. Còn vùng Tunguese thì suốt ba ngày đêm kể từ khi vụ nổ xảy ra, không xuất hiện bóng đêm. Trong mấy ngày đó người ta trông thấy ánh sáng mặt trời lọt qua tầng mây bỗng chiếu ra những tia sáng kỳ lạ màu lục và màu hoa hồng. Còn có lúc những đám mây cũng phát ra các tia sáng màu bạc, và những đám mây rất gọn rõ. Trong mấy đêm sau đó, bầu trời cũng sáng hơn rất nhiều so với lúc bình thường. Dần dần cho đến cuối tháng 8, bầu trời mới trở lại trạng thái bình thường. Cũng thời gi­an ấy, các nhà thiên văn quan sát thấy độ trong sáng của loại khí quyển giảm hẳn, ảnh hưởng rất nhiều đến sự quan trắc các vì sao của các nhà thiên văn.

Nhà khoa học Liên Xô Culích, khi tiến hành khảo sát thực địa vùng Tunguese, kết hợp phỏng vấn những cư dân địa phương, vẫn không tìm ra nguyên nhân của vụ nổ. Đáp án ấy vẫn là điều bí mật.

Khi tiếp tục nghiên cứu về sau Culích nhận thấy, vùng bị hủy hoại là điểm rơi của một vẩn thạch khổng lồ. Trái đất vẫn thường bị những vẩn thạch nhỏ tập kích. Khi Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời thì phải chui qua những đá vũ trụ ấy. Khi đó những đá vũ trụ đi vào bầu khí quyển của Trái đất có tốc độ rất nhanh, thông thường mỗi giờ đạt tới hơn 10 vạn dặm Anh, nhưng vì hầu hết chúng đều rất nhỏ nên khi mới vào đến tầng cao của bầu khí quyển do ma sát với không khí phát ra nhiệt, ban đêm chúng ta nhìn lên bầu trời thấy những vệt sáng chói di chuyển rất nhanh nên gọi là sao băng.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng Trái Đất vẫn gặp phải những khối đá lớn, khi đi vào bầu trời Trái Đất cháy nóng hừng hực. Ngày 29 tháng 9 năm 1938, tại một khu vườn ở bang Ili­noi nước Mỹ, bỗng phát ra tiếng nổ gầm vang, một khối vẩn thạch khi xuyên qua nóc nhà lại rơi đúng vào một chiếc xe ôtô. Năm 1954, tại bang Al­aba­ma nước Mỹ, một phụ nữ cũng bị vẩn thạch rơi trúng. Đó là những ghi chép duy nhất về vẩn thạch gây thương vong trên thế giới.

Vụ nổ Tunguese năm 1908, người ta nghe được tiếng nổ từ khoảng cách xa 600 dặm Anh. Dường như tất cả cây cối trong vòng 50 dặm Anh đều bị hủy hoại. Trung tâm vụ nổ này cũng rất dễ được xác định, bởi tất cả các cây cối bị đổ ngã đều hướng về trung tâm. Nhưng tại nơi đó lại không tìm thấy vẫn thạch, cũng không có hố vẫn thạch mà chỉ có một cái đầm. Quanh đầm là những cây khô nhẵn thín, những cây đó tuy không còn sống nhưng vẫn còn tồn tại ở đó và đều không có một cành nào. Đó là một đầu mối quan trọng, rõ ràng nơi ấy đã xảy ra vụ nổ mạnh, dẫn đến một vụ cháy lớn, nhưng lửa không tiếp xúc tới mặt đất, có khả năng là do một luồng hơi tốc độ nhanh, nhiệt độ cực nóng, ập thẳng từ trên xuống, đốt cháy tất cả cành cây nên làm đổ hết cây và đốt cháy suốt trên dọc đường đi.

Vậy nguyên nhân của những vụ nổ này là gì? Giải thích cách gì cũng thấy mâu thuẫn. Bởi vậy vụ hỏa hoạn đó cũng trở thành một điều bí mật không giải thích được trong lịch sử ngành thiên văn thế giới.

Năm 1965, có ba nhà khoa học nêu ra ý kiến: Vụ nổ lớn Tunguese có khả năng là do một loại phản vật chất đến từ ngoài Vũ Trụ, một loại phản vẩn thạch gây ra. Nhưng giả thiết đó không thể tiến hành nghiệm chứng được.

Hình dáng người bị chết ở Na­gasa­ki trong vụ đánh bom nguyên tử 1945

Năm 1945, Mỹ ném bom nguyên tử ở Hirôsi­ma và Na­gasa­ki Nhật Bản, lúc đó các nhà khoa học Mỹ đầu tiên phát hiện ra quang cảnh vụ nổ Tunguese rất giống với quang cảnh sau vụ nổ nguyên tử. Cùng lúc đó nhà vật lý học Liên Xô Alêchx­anđrơ Casatraép cũng phát hiện như vậy. Họ còn nhận thấy rằng, sự phá hủy ở vùng trung tâm nhỏ hơn rất nhiều so với vùng xung quanh. Cây cối vẫn đứng thẳng không bị đổ là một thí dụ rõ rệt. Ngoài ra thực vật ở vùng Tunguese cũng mọc và phát triển trở lại rất nhanh. Điều đó cũng rất giống với tình hình xảy ra sau vụ nổ bom nguyên tử. Hình dáng súc vật bị bức xạ nguyên tử ở Hirôsi­ma và Na­gasa­ki bị thiêu bỏng cũng có hình giống với súc vật ở vùng Tunguese sau vụ nổ. Cả đến đám khói hình nấm bốc lên sau khi nổ cũng rất giống nhau. Các nhà khoa học Liên Xô nói rằng đám khói hình nấm sinh ra ở vụ nổ Tunguese lớn hơn nhiều so với đám khói hình nấm ở Hirôsi­ma và Na­gasa­ki bởi nó được nhìn ở khoảng cách từ rất xa.

Một loạt những khảo sát được tiến hành từ năm 1958 trở về sau đều thu được những chứng cứ chứng tỏ vụ nổ Tunguese là một vụ nổ hạt nhân.

Nhà vật lý địa cầu Liên Xô trước đây - Xôrôtốp và nhà thiên văn Mikhai­in từng nhiều lần tiến hành khảo sát tại hiện trường. Tại nơi đó họ cũng phát hiện được dấu vết của những vật phóng xạ. Xôrôtốp còn dùng thực nghiệm chứng minh được tàn dư bức xạ của “nguồn năng lượng vật lý sinh vật” vẫn còn tồn tại tại hiện trường xảy ra vụ nổ; cũng có nghĩa là trong bom nguyên tử và bom khinh khí mới có chất plu-​tô-​ni 235 và uran. Trong khi đó trên Trái Đất lúc bấy giờ, loài người vẫn chưa tìm ra hai loại nguyên tố có tính phóng xạ đó.

Cho đến nay, vụ nổ Tunguese xảy ra ở miền Tây Xibiri năm 1908 vẫn là một bí mật thế giới. Tuy rằng liên tục có những suy luận mới được đưa ra, nhưng ý kiến nào có thể trở thành kết luận cuối cùng thì còn phải dành cho các nhà khoa học thế giới đi sâukhảo sát thăm dò và nghiên cứu. Sẽ có một ngày, bí mật này sẽ được nghiên cứ rõ và có đáp án hợp lý nhất.

 H.T (theo Kính Vạn Lý) Bí ẩn quanh bãi đá cổ Sapa - Việt Nam

Nằm lọt trong thung lũng Mường Hoa, bao bọc là những núi cao trên dưới 2.000m, bãi đá cổ lớn gợi sự chú ý với nhiều bản khắc phong phú. Có hình vạch tròn khá giống Mặt trời, hình nam nữ gi­ao phối, hay những vạch kẻ song song...

Những hình kỳ lạ trên tảng đá ở Sapa (Ảnh: VNN)

Hai bãi đá cổ nằm trên địa phận xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van, quanh con suối Mường Hoa (suối Hoa) trong thung lũng Mường Hoa, cách thị trấn Sapa 7km theo hướng Đông Nam.

Tại Hầu Thào, các viên đá tập trung thành hai bãi lớn:

- Bãi một nằm cạnh bản Pho - một bản của người H'Mông trên sườn núi sát đường cái - kéo dài xuống gần lòng suối. Số lượng đá có chạm khắc ở đâu không nhiều, nhưng đều là những khối đá lớn, có khối dài tới 13m. Các bản chạm khắc có quy mô mật độ dày, cấu trúc hình khắc phức tạp.

- Bãi hai nằm giáp ranh biên giới xã Hầu Thào và Lao Chải, trên con đường mòn từ đường cái qua các thửa ruộng bậc thang lên bản Hầu Chư Ngài, bản H'Mông trên đỉnh núi còn gọi là đường lên Hang đá. Đây là một bãi đá rộng trên 100 hòn đá có nhiều hình chạm khắc thuộc nhiều loại, có những hình độc bản (chỉ xuất hiện trên một viên duy nhất).

Ở các vùng ngoại vi như khu vực dưới chân Cầu Mây nổi tiếng của xã Tả Van, hay sang địa phận xã Tả Van và Sử Pán rải rác có một vài hòn đá đơn lẻ, chạm khắc với hoa văn không khác biệt nhiều so với hai bãi kể trên.

Nhìn tổng thể, các hình chạm khắc có thể quy về vài nhóm chính: Hình tròn khắc vạch tương đối giống cấu trúc hoa văn thời kỳ văn hóa Hoa Lộc có thể dùng để tượng trưng cho Mặt trời, hình nam nữ gi­ao phối, nhấn mạnh vào các bộ phận sinh dục, các đường vạch song song tựa như những quẻ Kinh Dịch, ngắn hoặc có thể kéo dài ôm lấy viên đá dường như thể hiện những cánh đồng, hoặc thửa ruộng bậc thang, các hình vuông, chữ nhật đục chìm là nhà cửa hoặc tượng trưng cho khu dân cư sinh sống... Đại bộ phận đều mang đậm dấu ấn của tư duy tạo hình giản đơn và khúc triết, xuất phát từ những con người nguyên sơ đời sống gắn bó sâu sắc với tự nhiên.

Theo một số tài liệu lịch sử và dân tộc học, lịch sử hình thành dân cư vùng thung lũng Mường Hoa có hai gi­ai đoạn.

Gi­ai đoạn sớm cách nay chừng 900 năm, nơi đây từng là khu vực sinh sống của một xã hội Tày cổ, có tổ chức và thiết kế hoàn chỉnh, phát triển đời sống vật chất và tinh thần tới trình độ cao. Sau đó không rõ lý do nào đã xảy ra một cuộc di cư lớn, toàn bộ cộng đồng này chuyển đi, bỏ lại thung lũng hoang vắng. Hiện ở Sapa vẫn có một vài nhóm nhỏ người Tày sinh sống tại những vùng đất phẳng phía Nam thuộc các xã Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài.

Gi­ai đoạn muộn chính là sự hình thành của lớp dân cư hiện đại, mà những cư dân sớm nhất là người H'Mông, đến đây lập nghiệp chừng 300 năm trước. Vậy xảy ra hai giả thuyết về nguồn gốc hình thành bãi đá, một thuộc về nhóm cư dân hiện đại đa sắc tộc và sống rải rác; một thuộc về nhóm cư dân cổ mà những hiểu biết về họ còn nhiều mơ hồ, song dường như đây là một cộng đồng lớn, có tổ chức xã hội và từng đạt đến một trình độ văn minh nhất định.

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra những nhận định chính xác về nguồn gốc hình thành và chủ nhân địch thực của bãi đá này.

 H.T sưu tầm Bóng ma xuất hiện khi có sóng hạ âm

Chuyên gia công nghệ thông tin người Anh Vic Tandy không bao giờ quên đêm đó. Ông đang làm thêm trong phòng thí nghiệm tại ĐH Coven­try, Anh. Đồng hồ chỉ 7 giờ tối. Tất cả các cộng sự đã về song Tandy dường như mất cảm giác về thời gi­an vì hoàn toàn bị cuốn vào công việc.

Đột nhiên, ông cảm thấy lạnh buốt dọc sống lưng - có ai đó đang theo dõi ông. Tandy nhìn quanh và trông thấy một cái gì đó không rõ hình dạng, mờ ảo như sương mù, màu xám đang tiến về phía mình. Nó dường như đang di chuyển và nhìn thẳng vào Tandy. Bóng ma ấy biến mất trong luồng không khí mỏng khi chỉ còn cách nhà nghiên cứu chưa đầy một mét.

Trên đây chỉ là phần đầu câu chuyện mà Tandy kể lại với một trong các tờ báo Anh. Phần còn lại mở ra như một cuốn phim trinh thám xen kẽ với các chi tiết khoa học.

Là một nhà nghiên cứu thực thụ, Tandy quyết định tìm hiểu hiện tượng này, trên nền tảng khoa học vững chắc. Ông đã bỏ ra 5 năm để tìm hiểu tất cả các câu chuyện liên quan đến ma quan sát được trong các lâu đài ở Anh, đồng thời “mai phục” vào đêm. Ông cũng nghiên cứu các thiết bị khoa học. Cuối cùng, Tandy tin rằng mình đã biết các bóng ma từ đâu đến, thậm chí giải thích được lý do vì sao cư dân xứ sở sương mù chạm trán ma với tần suất cao hơn cư dân các nước khác.

“Những bóng ma ở đất nước này có nhiều lý do để đi dọc theo các hành lang và tháp canh của những lâu đài và biệt thự cổ vì gió biển mạnh thổi nhanh trên khắp các hòn đảo nước Anh”, Tandy nói. “Những cơn gió đã tạo ra sóng âm ở một dải tần số đặc biệt, mà cho đến gần đây các nhà nghiên cứu vẫn không ghi nhận được. Người ta thường nhìn ra hiện tượng được tạo bởi những sóng âm này là những con ma”.

Tandy đi đến kết luận này một cách tình cờ. Ông mang một thanh kiếm mỏng tới chỗ làm việc một ngày sau khi nhìn thấy bóng ma trong phòng thí nghiệm. Thanh kiếm này cần được sửa chữa để tham gia một cuộc thi đấu mà Tandy dự định vào cuối tuần đó. Ông giữ nó trong một cái mỏ cặp và không lâu sau quan sát thấy nó đu đưa như thể một bàn tay vô hình nào đang nhấn từ trước ra sau. Nhà nghiên cứu tin rằng ông đang chứng kiến hiện tượng cộng hưởng.

Tandy nghiên cứu sóng âm của gió thổi qua những bức tường của một tòa tháp cổ (Ảnh: ghos­tex­per­iment.co.uk)

Vào thời điểm đó, phòng thí nghiệm rất yên tĩnh. Tandy hạ thanh kiếm xuống để đo đạc quá trình này bằng một vài thiết bị. Ông thực sự kinh ngạc khi phát hiện thấy một tiếng động kinh hoàng đang tràn đầy căn phòng ngay lúc đó. Nhưng tất cả những âm thanh này là sóng hạ âm, với tần số nằm dưới ngưỡng nghe của con người.

Không mất nhiều thời gi­an để định vị ra nguồn phát âm thanh: Nó xuất phát từ một bộ thông gió mới được lắp đặt trong một máy điều hoà. Khi nhà nghiên cứu tắt bộ thông gió, thanh kiếm ngừng dao động. Giây sau, một ý nghĩ thú vị đến với ông: “Hiện tượng này có liên quan gì với những bóng ma?”

Sóng âm đo được trong phòng thí nghiệm có tần số 18,98 Hz. Nó tương đương với tần số chuyển động của nhãn cầu người.

Theo Tandy, gió thổi giật qua những bức tường của một toà tháp cổ cũng tạo ra sóng âm trong vùng hạ âm này. Âm thanh có thể đi xuyên qua những bức tường dày nhất. Khi ở trong một cái tháp, người ta có thể nghe gió hú và rên rỉ giống như người điên trong các hành lang.

“Không phải là ngẫu nhiên mà các bóng ma thường được nhìn thấy đi dọc theo hành lang khi gió thổi mạnh trên các bức tường”, nhà nghiên cứu dẫn chứng cho giả thuyết của mình.

Song đến nay, Tandy vẫn chưa giải thích được tại sao “những âm thanh cộng hưởng” lại tạo ra một hình dáng cụ thể như vậy. Ngoài ra, vẫn chưa rõ phản ứng của các sóng hạ âm khi chúng được tạo ra từ các cơn gió mạnh hoặc các loại phương tiện và máy bay rít qua.

Thuận An

 Theo Prav­da, Vn­ex­press Bí ẩn về bức chân dung phụ nữ da trắng ở châu Phi 7000 năm trước

Namib­ia nằm ở phía Tây Nam đại lục châu Phi, toàn bộ từ Tây sang Đông được chia làm ba khu vực địa lý tự nhiên: Sa mạc Namibu, cao nguyên miền Trung và sa mạc Kala­hari.

Sa mạc Namibu

Sa mạc Namibu là một dải dài hẹp gồm các cồn cát và đá trần bụi, là một trong những khu vực khô hạn nhất thế giới. Do ở đây nhiều năm không có mưa, khí hậu ác độc dị thường nên bị cát trôi bao phủ. Có những cồn cát cao 250m, dài hàng chục km tạo thành một vùng đất hoang cằn cỗi.

Núi Bolan­de­baica có độ cao 2.610m so với nước biển là ngọn núi cao nhất sa mạc. Nơi đây có bức họa trên đá nổi tiếng thế giới. Đó là bức chân dung người phụ nữ da trắng quý tộc. Chính vì nó xuất hiện ở nơi xa xôi hoang vắng nên càng gây sự chú ý, thu hút những ánh mắt nghi hoặc, không thể hiểu nổi của rất nhiều người.

Năm 1927, một kỹ sư người Pháp đã phát hiện ra trên mảnh đất Qux­iti, nơi sinh sống của người cổ đại bên cạnh núi Bolan­de­baica có một số bức tranh vẽ trên đá. Theo khảo sát, tính toán, người ta biết được những bức tranh vẽ trên đá ấy được thực hiện khoảng năm 6000 trước Công nguyên. Trong số đó có một bức tranh miêu tả cảnh các phụ nữ tham gia diễu hành. Điều khiến cho người ta không thể lý giải nổi là trên bức họa ngoài một số thổ dân da đen còn có một thiểu thư da trắng, nàng trang điểm giống như phụ nữ da trắng thời nay.

Sa mạc Kala­hari

Tiểu thư này có làn da trắng mịn màng, tư thái trang nhã, trên người mặc một chiếc áo ngắn tay rất đẹp, quần bó sát người, kiểu tóc hoàn toàn giống các cô gái thời nay. Trên đầu, cánh tay, đùi và trước ngực còn được trang sức bằng những hạt trân châu lộng lẫu. Aibi­hili­uer, nhà khảo cổ nổi tiếng từng tham gia giám định đã tuyên bố, nó là tác phẩm chân thực có cách đây 7000 năm. Tuyên bố ấy khiến cho mọi người đều cảm thấy mình bị chìm trong màn sương bao la mờ mịt của thời gi­an và không gi­an. Ai cũng biết, cho đến bây giờ Namib­ia vẫn còn rất nhiều vùng hoang vắng tiêu điều và là một quốc gia có mật độ dân thấp nhất thế giới. Khu vực này từ trước tới nay là sa mạc và bán sa mạc hoang vu, dân cư thưa thớt đời này sang đời khác, nơi đây chỉ có người da đen sinh sống, chưa từng có một dân tộc nào khác màu da sinh sống ở đây. Chỉ sau thế kỷ XV mới có người Bồ Đào Nha, người Hà Lan và người Anh lần lượt đến phía Bắc Namib­ia.

Theo truyền thuyết, người Phoen­ni­cia cũng chỉ có khả năng đi qua đây bằng tàu thuyền vào khoảng 2000 năm trước. Vậy tại sao lại có bức chân dung người phụ nữ da trắng cách đây 7000 năm?

Theo khảo sát chứng minh, lịch sử loài người bắt đầu mặc quần áo cũng chưa quá 4600 năm. Việc mặc quần áo của thổ dân da đen ngay cả đến nay cũng chưa được tinh tế đẹp đẽ và cũng chưa được khảo cứu. Người Namib­ia thời đại cổ xưa làm sao lại có thể vượt qua thời gi­an, không gi­an để vẽ một cách chính xác hình tượng và cách  phục sức của nhân vật - một phụ nữ của tộc người khác mấy nghìn năm?

Có phải họ thực sự có khả năng tưởng tượng vượt qua thời gi­an và không gi­an như vậy?

Người ta thường nói, nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, là sự phản ánh chân thực cuộc sống. Hội họa là một ngành nghệ thuật, tất nhiên nó cũng không thể khác đi được. Nghĩ tới người nguyên thủy sống cách đây 7000 năm, chúng ta sẽ nghĩ tới cách ăn mặc phục sức của họ bằng lá cây, da thú chứ không thể nào nghĩ họ sẽ ăn mặc trang điểm như những cô gái thời thượng quần bó sát người, chân đi ủng, đeo châu báu lấp lánh trên người. Lẽ nào những điều chân thực kia lại không phải là kỳ tích?

 H.T sưu tầm Bí mật về bức họa cổ trong huyệt động châu Úc

Huyệt động ở Kim­ber­leys nước (Ảnh: trav­elplaces)

Ngoài châu Âu, châu Phi và châu Mỹ, những năm gần đây các nhà khảo cổ học phát hiện ra những mẫu hóa thạch, tranh vẽ trên tường thời tiền sử ở Aus­tralia. Các nhân vật trên những bức bích họa này có hình thù đặc biệt kỳ quái, nó khác biệt rất lớn so với các bức họa viễn cổ xưa ở các vùng khác và mang đầy sắc thái thần bí.

Trong một huyệt động ở Kim­ber­leys nước Aus­tralia, các nhà khảo cổ phát hiện ra một bức bích họa thời cổ đại trông rất kỳ quái. Người đàn ông trên bức họa là một ông già mặc áo bào dài, đầu đội mũ sắt tròn, trên mũ sắt chỉ lộ ra hai con mắt trông giống như mũ của các nhà du hành vũ trụ làm cho người ta không nhìn thấy diện mạo của ông. Trên bức họa viết những văn tự mà chưa có ai nhận biết được. Phía trên của nhân vật này vẽ 62 vòng tròn nhỏ chia làm 3 hàng không theo quy tắc nào cả, hàng gần bên trái nhất có 21 vòng tròn nhỏ, hàng giữa có 24 vòng tròn nhỏ, hàng gần nhân vật nhất chỉ có 17 vòng tròn nhỏ.

Hình vẽ màu người thổ dân trong động Kim­ber­leys (Ảnh: aus­tralianbe­dand­break­fast)

Vậy nhân vật trên bức bích họa là ai? Có người nói, đó là một thiên thần nhưng phục sức của ông ta lại không giống thiên thần mà giống như một phi công vũ trụ trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng.

Trong động nham thạch ở trên núi Ailen, các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra một số bức họa trên vách đá vô cùng kỳ quái. Diện tích của những bức họa này rất lớn, màu sắc sặc sỡ, trên đó vẽ rất nhiều người và động vật có hình thù kỳ quái, thân cao khoảng 6m, không có miệng nhưng trên đầu có những sợi râu quay về 4 hướng. Điều này có lẽ biểu thị ánh sáng phát ra từ đầu họ.

Ở những nơi khác nhau của Aus­tralia, người ta cũng phát hiện ra những bức bích họa xưa tương tự, được điêu khắc bằng những đường nét rất tinh tế mà bí ẩn khiến cho các nhà khảo cổ phải mất nhiều trí lực nghiên cứu.

Có người cho rằng, những hiện tượng này là kiệt tác của người ngoài hành tinh. Cũng có bộ phận khác lại không đồng ý với cách nói này. Nhưng đáp án sát thực nhát là gì? thì chưa có ai trả lời được.

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Bí ẩn về bức họa 500 triệu năm trước

Trong một hang động gần như không có dấu chân người ở miền Bắc Tây Ban Nha, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những tác phẩm điêu khắc và hội họa của thời kỳ đồ đá cũ cách ngày nay khoảng 26000 - 10000 năm. Họ còn khai quật được dưới lòng đất của khu vực này những bộ hài cốt dã thú giống hệt như trong bức bích họa. Theo khảo chứng của các nhà sinh vật học, những loài động vật này đại đa số là các loài cầm thú quý hiếm, kỳ lạ ở thời đại xa xưa, có loài ở Châu Âu đã tuyệt chủng.

Những bức bích họa được vẽ trên đỉnh và bốn vách động này rất giống với các bức bích họa ở giáo đường. Vì vậy, nơi đây còn được coi là “Giáo đường Sistin của nghệ thuật tiền sử”. Một số tác phẩm không chỉ miêu tả chân thực mà còn ẩn chứa sự nhạy cảm và tâm hồn của những nghệ thuật gia có trình độ uyên thâm. Một hang động ở Al­tami­la có đỉnh dài 20m, rộng 10m và vẽ 16 con vật sống động như thật, có con đang lấy móng vuốt cào xuống mặt đất, có con đang gầm thét giận dữ, có con đang nằm, có con bị giáo dài đâm trọng thương. Tất cả đều biểu thị tâm trạng đau khổ của sự chết chóc. Xung quanh những con vật đang gầm thét, các họa sỹ thời ấy còn vẽ một con ngựa, một đàn lợn đực hoang dã, một con sói và một con hươu cái. Ở đây vẽ rất nhiều loài động vật mà ngày nay có một số loài còn tồn tại và rất quen thuộc như ngựa, trâu rừng, lợn rừng, hươu sao... nhưng có một số loài chúng ta chưa bao giờ gặp. Kỹ thuật hội họa của các họa sỹ về cơ bản rất tinh xảo, cho đến nay trình độ hội họa ấy vẫn đạt ở trình độ nghệ thuật khá cao. Điều khiến người ta không thể lý giải được là quần áo, trang sức của nhân vật được vẽ trong bức bích họa rất giống với người hiện đại.

Năm 1912, trên ngọn Núi Bran­de­pierg ở Namib­ia - miền Tây Nam Châu Phi, trong một bức bích họa miêu tả động vật nguyên thủy có người đã phát hiện ra bức họa đá nguyên thủy miêu tả một quý bà da trắng. Quý bà này mặc áo sơ mi ngắn tay và quần đi ngựa bó sát mông; đeo găng tay và đi giày vải, buộc dây nịt tất. Đứng bên cạnh quý bà là một người đeo mặt nạ và mũ sắt rất phức tạp. Nhân vật mặc áo sơ mi hoa cà trong bức họa tiền sử Lusa­jac được các nhà khảo cổ xác định là sản phẩm chính hiệu của Pháp. Còn nhân vật trong bức họa đá ở vùng Arn­hem (Aus­tralia) thậm chí còn mặc đồ vũ trụ có khóa kéo, đầu đội mũ sắt có các tua giống như dây ăng ten và lỗ nhỏ để quan sát. Bức họa đá trong thủ phủ Phang Nga ở miền Nam Thái Lan còn miêu tả một người máy đầu đội mũ sắt, mặc quần áo, mình mang thiết bị lọc khí thở, bụng mang đèn pin, phải chăng đó là chỉ thị linh thiêng mà người đầu tiên của nhân loại lệnh cho con người thực hiện chế tạo những bộ y phục như vậy? Hay có một lực lượng thần kỳ nào giúp tổ tiên chúng ta vượt qua cả không gi­an và thời gi­an? Chẳng lẽ ở thời kỳ hoang dại, con người còn ăn lông ở lỗ mà đã giàu trí tưởng tượng có thể chế tạo ra trang phục cho hậu thế cách hàng nghìn hàng, vạn năm như vậy sao?

Năm 1998, một học giả đã căn cứ vào những nghiên cứu của các nhà khảo cổ học và nhân chủng học các định, đến nay nhân loại đã hình thành hơn 4 triệu năm, còn Trái đất được hình thành từ 4,5 tỷ năm trước đó. Cách đây khoảng 2 tỷ năm, trên Trái đất đã xuất hiện một loài sinh vật có nền văn minh cực kỳ phát triển. Do Trái đất xảy ra đại họa và sự biến chuyển của tự nhiên qua hàng trăm triệu năm đã biến nền văn minh thành di tích. cũng có người suy luận: Trái đất hình thành từ 500 triệu, 350 triệu, 230 triệu, 100 triệu và cuối cùng là 65 triệu năm trước, trải qua một thảm họa mang tính hủy diệt khiến nền văn minh thời kỳ đó đã bị hủy diệt hoàn toàn. Trong mỗi nền văn minh đều xuất hiện sự ngắt quãng. Nền văn minh ngày nay ngắt quãng với nền văn minh trước đó khoảng từ 12000 đến năm 10000 trước Công nguyên. Nếu như trên Trái đất từng tồn tại mấy cấp độ văn minh như vậy thì kỹ thuật và phương pháp khảo cổ hiện nay vẫn chưa thể xác định được. Do vậy, khó có thể chấm dứt cuộc luận chiến kéo dài giữa các nhà nghiên cứu.

Tầng tầng lớp lớp các di tích tiền sử khiến chúng ta không tài nào lý giải được hướng phát triển dần từ cấp độ thấp đến cấp độ cao của nền văn minh nhân loại. Quan điểm truyền thống về sự tiến hóa và phát triển đi lên của nền văn minh nhân loại cũng chính là một sự thách thức dành cho các nhà khoa học. Chúng ta hy vọng, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương pháp và kỹ thuật của ngành khảo cổ cũng sẽ phát triển mang tính đột phá để giới khảo cổ có thể khám phá và làm sáng tỏ những bí ẩn cần giải đáp.

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Bí mật về cái chết của nhà du hành vũ trụ Gagarin

Trên tường điện Krem­li trước Quảng trường Đỏ, an táng thi hài của nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới Iuri Gagarin người bạn đồng hành của ông, ông Xiêrêchin.

Tại nơi máy bay họ rơi xuống đất, cũng được dựng một tấm bia kỷ niệm to cao. Trước bia để đầy hoa tươi. Hàng ngày đều có rất nhiều người tới đó. Họ cung kính tưởng nhớ người chiến sĩ ưu tú chinh phục vũ trụ, anh hùng Gagarin.

Tên tuổi sáng ngời vủa Gagarin, in đậm trong tâm trí mọi người trên thế giới người ta không khó khăn gì mà không hình dung được vẻ hiên ngang tự do của ông trong phi thuyền vũ trụ.

Nhà du hành vũ trụ ưu tú như vậy, trong con tàu vũ trụ thì bình an vô sự mà trên máy bay lại bị chết một cách khó hiểu.

Bắt đầu từ đầu tháng ba năm 1968, Gagarin lại khôi phục việc tập luyện, bắt đầu bay một mình. Theo kế hoạch, từ ngày 13 tháng ba đến ngày 22 tháng năm ông sẽ bay trên máy bay tiêm kích huấn luyện Mic-15 trong 18 lần, tổng cộng hơn 7 tiếng đồng hồ.

Ngày 27 tháng ba, Gagarin sẽ bay vòng hai lần, mỗi lần 39 phút. 9 giờ 15 phút, ông và Xiêrêchin tiến hành những công việc chuẩn bị trước lúc bay, chủ yếu là do Xiêrêchin làm, và do Gagarin ký tên trong nhật ký bay hàng ngày khi đã đồng ý.

Công tác chuẩn bị bay được tiến hành theo đúng yêu cầu thao tác kỹ thuật hiện hành. Họ nhận báo cáo kỹ thuật chuẩn bị cất cánh, rồi lại tiến hành kiểm tra kỹ máy bay, và ký tên vào sổ chuẩn bị bay.

Sau đó Gagarin ngồi vào khoang lái phía trước Xiêrêchin ngồi phía sau ông. 10 giờ 19 phút, máy bay cất cánh bay vào bầu trời.

Máy bay càng ngày càng lên cao, cuối cùng bay trên dải không trung ở tầng mây thứ hai. Đến 10 giờ 30 Gagarin báo cáo cho trạm chỉ huy bay về tình hình làm việc trong vùng trời, thỉnh thị xin phép được lượn trở lại 320 độ.

Gagarin vẫn lái máy bay một cách ổn định chuẩn bị lượn vòng từ 70 độ sang 320 độ để xuống thấp.

Máy bay đã xuống tầng mây phía dưới, góc nghiêng máy bay đã đạt tới 70 đến 90 độ, rồi máy bay dường như bổ xuống theo phương thẳng đứng. Cách mặt đất chỉ còn 250 đến 300 mét nữa, chỉ còn trong thời gi­an 2 giây đồng hồ, hai phi công vẫn giữ được trấn tĩnh, không hề hoang mang rối loạn. Họ phối hợp chặt chẽ với nhau, cố đưa máy bay ra khỏi trạng thái bổ nhào thẳng đứng, nhưng không thành công.

Lúc đó là 10 giờ 31 phút, mất thông tin vô tuyến điện đã 1 phút và tai nạn đã xảy ra.

Về nguyên nhân xảy ra tai nạn này, lúc bấy giờ chính phủ đã từng lập ra một Ủy ban chuyên môn để điều tra.

Sau khi tai nạn xảy ra, hiện trường nơi máy bay rơi lập tức được Cơ quan hữu quan phong tỏa, các nhân viên tổ chức chụp ảnh đo đạc, thu lượm toàn bộ những bộ phận và mảnh vụn xác máy bay để tiến hành nghiên cứu, họ còn thành lập nhóm chuyên gia giám định khoa học kỹ thuật.

Về sự cố tai nạn đó, chính phủ và các ngành đều rất quan tâm. Đầu tiên người ta cảm thấy kinh ngạc quá đỗi: Gagarin lái máy bay mà để tai nạn xảy ra! Tiếp sau đó là cảm thấy khó hiểu. Làm sao lại thế được? Một phi công tài giỏi như vậy.

Cùng với quá trình điều tra, mọi kết quả được đưa ra: Điều tra việc tổ chức, huấn luyện phi công, công tác an toàn bay và chuẩn bị bay, chứng tỏ tất cả đều được tiến hành theo đúng yêu cầu rất nghiêm ngặt. Điều tra tính chính xác và độ tin cậy của trang thiết bị kỹ thuật cùng tình hình thao tác điều khiển, kết luận là: Các thiết bị trên máy bay không hề bị hư hại; Không phát hiện thấy trục trặc gì trong khi bay. Máy bay không bị bốc cháy, cũng không bị nổ. Hệ thống phòng cháy khi bay trên máy bay chưa sử dụng. Hệ thống dây điện trên máy bay đều thông suốt, hệ thống ôxy trên máy bay vẫn hoàn hảo, không bị hư hỏng gì. Động cơ máy bay vẫn làm việc tốt cho đến lúc rơi xuống đất. Máy bay bị hỏng khi rơi xuống đất, va chạm với mặt đất. Không phát hiện thấy dấu vết mòn cũ của nguyên kiện và linh kiện máy bay.

Máy bay tiêm kích huấn luyện MIC-15 là loại máy bay có tính năng ưu việt. Thiết bị kỹ thuật hàng không không có một chút phiền phức nào.

Vậy thì do nguyên nhân gì? Phải chăng có kẻ nào có dự mưu hãm hại?

Các chuyên gia y học phân tích kỹ băng ghi âm lời nói của Gagarin một phút trước khi ngộ nạn, đã nhiều lần nghe đi nghe lại những lời nói của Gagarin, đã làm rõ tư thế khi máy bay đâm xuống đất, tiến hành kiểm tra thi thể của phi công bằng nhiều cách, kết quả là Gagarin trước khi bị nạn không hề bị trúng độc, không bị thôi miên hay những trạng thái gì khác thường. Một phút trước lúc chết, ông vẫn ở trạng thái hoàn toàn bình thường. Nhưng vì sao ông không ấn nút bật khỏi máy bay?

Theo tính toán chính xác, ông chết lúc 10 giờ 31 phút, tức là lúc máy bay rơi xuống đất.

Người ta mong mỏi Ủy ban điều tra tìm ra được nguyên nhân. Nhưng trong một báo cáo khẩn trương sau khi điều tra, việc ấy dường như cũng không đâu vào đâu. Vụ tai nạn máy bay của Gagarin ngày 27 tháng ba năm 1968 vẫn là điều bí mật.

Nhưng trên thực tế, Ủy ban điều tra đã tìm được nguyên nhân. Gagarin trong những giây phút cuối cùng, đã không thể điều khiển được máy bay thoát ra khỏi trạng thái bổ nhào, kết quả là máy bay đã đâm xuống đất. Nhưng lúc bấy giờ để bảo vệ danh dự cho Gagarin, cho nên không thể giải thích nguyên nhân như thế được. Vì thế cho nên, về nguyên nhân xảy ra tai nạn máy bay của Gagarin vẫn không được công khai.

Còn cái chết của Gagarin đã trở thành lịch sử.

 H.T (theo Kính vạn lý) Chơi quần vợt khi hôn mê

Chụp cắt lớp não một phụ nữ 23 tuổi, bị chấn thương do tai nạn gi­ao thông và đã hôn mê sâu suốt 5 tháng, các nhà nghiên cứu nhận thấy bệnh nhân vẫn có khả năng nhận thức dù đang trong trạng thái sống thực vật.

Ảnh chụp não bệnh nhân (cột phải) sáng lên tại vùng não giống của người khỏe mạnh (cột trái) khi được yêu cầu làm điều gì đó tương tự.

Tiến sĩ Adri­an Owen của Đại học Cam­bridge và đồng nghiệp ở Anh và Bỉ sử dụng kỹ thuật chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng (fM­RI) để theo dõi hoạt động não của bệnh nhân trên. Họ yêu cầu cô tưởng tượng mình đang chơi quần vợt và ghé thăm các căn phòng trong nhà mình, bắt đầu từ cửa trước.

Sau khi xem xét chức năng não, nhóm nghiên cứu nhận thấy khi được yêu cầu làm điều gì đó, não của bệnh nhân có phản ứng tương tự như phản ứng ở những người bình thường.

Kết quả này chứng thực bệnh nhân vẫn có khả năng nghe, hiểu và phản ứng lại bằng hoạt động não, chứ không bằng lời nói hoặc hành động. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý không phải tất cả các bệnh nhân có đời sống thực vật đều giống như vậy bởi vết thương não do chấn thương thường hồi phục nhanh hơn tổn thương do tai biến hay nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu này chỉ ra rằng cần cải tiến kỹ thuật chụp cắt lớp để có thể đánh giá đúng tình trạng não của bệnh nhân bị hôn mê.

THANH TRÚC

 Theo Reuters, Báo Cần Thơ Cô gái Việt nhìn bằng “con mắt thứ ba”

Khoa học đã tốn không ít giấy mực về hiện tượng “con mắt thứ ba”, tức là khả năng nhìn thấy không dùng đôi mắt thường. Ở Việt Nam có một cô gái như thế, nhìn được cả bằng trán, mũi và thái dương, đã được khẳng định qua hàng chục thí nghiệm của các nhà khoa học.

Hơn chục năm qua, ông Tuệ Đức, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học tin học ứng dụng Việt Nam và các thành viên đã thực hiện hàng nghìn thí nghiệm nghiên cứu những khả năng đặc biệt của con người. Tổng kết của họ là có đến 98-99% những người tự nêu ra khả năng “đặc biệt” là lừa bịp. Như vậy, 1-2% còn lại, dù vô cùng nhỏ bé, còn phải nghiên cứu nhiều, vẫn tiếp tục gây thắc mắc cho các nhà khoa học. Có nhiều chuyện kỳ lạ như có người nhìn thấy linh hồn, nhìn thấy quá khứ, nói chuyện với người âm... song các nhà nghiên cứu chưa dám công bố.

Gần đây nhất là một cô gái có thể đọc được chữ, nhìn thấy mọi vật bằng trán, mũi và thái dương, người đặc biệt nhất mà ông Đức từng gặp, vì vậy ông quyết tâm nghiên cứu kỹ càng trước khi công bố. Cách đây không lâu, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải khi trả lời phỏng vấn truyền hình cũng nhắc đến cô gái có khả năng kỳ lạ trên, song nhất định không tiết lộ thông tin cụ thể.

Mới đây, tại văn phòng làm việc của ông Đức, các nhà khoa học từ hai cơ quan chuyên nghiên cứu hiện tượng lạ, khả năng đặc biệt của con người là Liên hiệp Khoa học tin học ứng dụng và Trung tâm Bảo trợ khoa học kỹ thuật truyền thông đã có có mặt để chứng kiến khả năng của cô gái này. Cùng với họ là một số nhà khoa học của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an. Đây là lần tập hợp đầy đủ nhất của các nhà khoa học.

Chị A đọc báo khi bịt mắt trước sự chứng kiến của các nhà khoa học. (Ảnh: CAND)

Cô gái, được gọi là A, không có vẻ ngoài đặc biệt. Chị ngoài 30 tuổi, trông chất phác và bình thường như những cô gái vùng quê khác.

Phương án thực hiện thí nghiệm được vạch sẵn từng bước, qua mỗi bước, khả năng của chị A sẽ được bộc lộ và những toan tính, chuyện bịp bợm nếu có cũng dễ dàng lật tẩy.

Đầu tiên, ông Đức yêu cầu chị A nhắm mắt lại. Trước sự chứng kiến của mọi người, một nhà khoa học cầm tờ Chuyên đề An Ninh thế giới vừa được mang đến tiến về phía chị. Tờ báo được giơ lên trước mặt chị A, và chị cũng ngước mặt lên theo như thể nhìn thấy mọi hành động của nhà khoa học.

Để hóa giải nghi ngờ của mọi người khi một số đặt câu hỏi: “Liệu chị A có nhìn theo kiểu ti hí không?”, ông Tuệ Đức dùng mẩu băng dính đen dán hai mắt chị lại. Với mẩu băng dính này, chị A cố mở thế nào hai mí mắt cũng không nhích lên được. Tuy nhiên, khuôn mặt chị vẫn thanh thản, chị đọc vanh vách hết trang này đến trang kia của tờ báo như bất cứ người bình thường nào. Đây là tờ báo vừa phát hành buổi sáng nên nhiều khả năng chị A chưa được đọc lần nào chứ đừng nói đến chuyện đã thuộc lòng. Ngoài ra, bất kỳ một loại tài liệu nào đưa ra trước đôi mắt dán chặt băng dính kia chị vẫn đọc rất trôi chảy.

Để loại bỏ khả năng đôi mắt chị A đặc biệt đến nỗi nhìn xuyên thấu lớp mi và băng dính mỏng, các nhà khoa học tiếp tục dùng tờ tạp chí để che mắt chị, rồi sau đó là cả cuốn sách dày hơn 10 cm, nhưng chị vẫn đọc làu làu như không có gì xảy ra. Lạ lùng hơn, chị ngước mắt lên tường nhà đọc chính xác con số chỉ từng giây, từng phút trong chiếc đồng hồ treo tường; chỉ tay miêu tả hình dáng, màu quần áo từng giáo sư, tiến sĩ và các nhà khoa học đang đứng ngồi khắp phòng khiến mọi người hết sức ngạc nhiên. Một người còn cẩn thận dùng tay mình bịt mắt chị, rồi hỏi vật gì xung quanh, chị vẫn nói đúng. Ngay cả nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải từng mất mấy ngày để sáng chế ra chiếc kính đen ngòm, dày cộp, ôm kín mắt chị A, song ông ngồi quan sát chị cả ngày, chị vẫn đeo kính và làm việc bình thường, xem TV, đọc sách. Người khác đeo chiếc kính ấy sẽ chỉ thấy bóng tối đen kịt.

Để tìm ra vị trí con mắt thứ ba của chị, các nhà khoa học che kín cả khuôn mặt chị lại. Lúc này, dù cố gắng thế nào chị cũng không thấy gì nữa. Như vậy, dù “con mắt thứ ba” của chị nằm ở đâu trên mặt thì nó cũng đã bị che khuất.

Ông Tuệ Đức từ từ kéo dần vật che mặt từ phía đỉnh đầu xuống dưới cằm. Khi vật che hở phần trán, điểm giữa hai lông mày thì chị nhìn lại được. Chị A cũng khẳng định mình nhìn được là nhờ “con mắt” ở trán, phía trên sống mũi, điểm giữa hai lông mày. Chị nhận thấy có một luồng ánh sáng chiếu từ trán ra và thu nhận được những hình ảnh trước mắt như một chiếc máy quay phim vậy.

Ông Tuệ Đức và các thành viên khác tiếp tục bịt khắp mặt của chị A lại và chỉ để hở một điểm nhỏ ở mũi theo yêu cầu của chị. Thật ngoài sức tưởng tượng khi chị có thể nhìn thấy mọi vật và đọc được mọi loại sách báo bằng mũi. Các nhà khoa học lại che mũi và để hở một bên thái dương. Lần này, thái dương của chị cũng có “mắt”. Che thái dương bên trái, chị đọc bằng thái dương phải và ngược lại. Theo lời kể của chị A và ông Đức, người đã 4 năm miệt mài tìm hiểu hiện tượng này, chị A không những có “con mắt thứ ba” mà còn điều khiển được từ suy nghĩ xem con mắt sẽ phát huy tác dụng ở trán, mũi, hay thái dương. Do vậy, dù có bịt cả hai mắt, che cả mặt, song chỉ cần hở ra một trong 4 điểm trên khuôn mặt là chị vẫn nổ xe máy phóng vù vù trên đường đông người qua lại. Điều này ông Tuệ Đức cũng đã làm thí nghiệm. Chính chị A, trong hoàn cảnh bịt mắt đã chở ông Đức dọc đường làng, vượt qua các chướng ngại vật do các nhà khoa học sắp xếp.

Theo ông Đức, cách đây 4 năm khi ông bắt đầu nghiên cứu chị A thì thỉnh thoảng chị mới bộc lộ khả năng này. Mỗi lần đó, gia đình lại gọi ông đến làm thí nghiệm. Thời gi­an gần đây, “con mắt thứ ba” của chị ổn định hơn và có thể nhìn thấy bất cứ lúc nào.

Khả năng đặc biệt của chị A, theo lý giải bước đầu của các nhà khoa học có thể là do một ngoại lực hoặc nội lực nào đó đã vô tình đánh thức một cơ quan bí ẩn của não bộ mà chúng ta chưa biết.

Chị A không hề tập thiền hay yo­ga và theo chị và gia đình thì chị cũng chẳng có tiền sử bệnh tật hay bị một chấn thương nào. Chị sinh ra trong một gia đình làm nghề nông ở Hải Phòng, đã lấy chồng, có con và hiện sống với chồng ở Lương Sơn, Hòa Bình. Chị cho biết cách đây 5 năm, một ngày tự nhiên chị thấy có một luồng sáng từ trán chiếu ra và chị cảm nhận được những hình ảnh mờ nhạt qua luồng sáng đó. Sợ hãi quá, chị dùng băng dính đen dính “con mắt” ở trán đó lại, nhưng rồi bằng sự điều khiển qua ý nghĩ, chị lại thấy có luồng sáng phát ra từ mũi. Chị dán ở mũi thì lại nhìn được bằng thái dương. Chị và gia đình quá sợ hãi không biết nguyên nhân vì sao. Thế rồi một người mách chị đến Liên hiệp Khoa học tin học ứng dụng, nơi các nhà khoa học chuyên nghiên cứu các hiện tượng đặc biệt. Từ đó chị được các nhà khoa học quan tâm, làm rất nhiều thí nghiệm và đặc biệt, mỗi ngày chị nhìn thấy mọi vật bằng “con mắt thứ ba” rõ hơn, và giờ đây, nó đã nhìn được mọi vật rõ ràng như mắt thường.

 Theo An Ninh Thế Giới, Vn­ex­press Bí ẩn hiện tượng cơ thể tự cháy

Ngày 15 tháng 12 năm 1966, trong nhà vệ sinh của bác sĩ Bent­ley ở bang Penn­syl­va­nia, đã xảy ra một chuyện đáng sợ: Ván sàn bị cháy thủng, cạnh đó còn lại một cẳng chân người, các phần khác của cơ thể bác sĩ đều cháy hết thành tro. Mọi vật trong nhà đều không có dấu vết của một hỏa hoạn. Cảnh sát không sao hiểu được vì sao bác sĩ chết, nên đành làm biên bản nói rằng ông hút thuốc để tàn rơi

Bác sĩ Bent­ley ở bang Penn­syl­va­nia bị cháy thành tro trong nhà vệ sinh chỉ còn lại cẳng chân (Ảnh: hor­ror­magazine)

vào quần áo, ngủ quên nên chết cháy, rồi bỏ qua.

Nhưng một chuyên gia thiêu xác hỏa táng nói rằng, thiêu xác trước hết phải đưa nhiệt độ lên đến 1200oC trong 90 phút, sau đó hạ nhiệt xuống 970oC trong 60-150 phút. Đã như vậy nhưng vẫn còn tro xương, chưa thành tro tàn. Nhiệt độ của hỏa hoạn chỉ đến 800oC là cùng. Do đó, bác sỹ không thể bị cháy thành tro như vậy. Nếu bác sỹ bị ngọn lửa dữ dội thiêu cháy, các thứ trong phòng cũng sẽ không thể còn nguyên vẹn. Các nhà khoa học cho rằng, bác sĩ đã tự bốc cháy.

Cơ thể tự cháy là nói cơ thể không chịu tác động nhiệt từ bên ngoài, mà là bên trong cơ thể tự phát nhiệt, hóa tro, mọi vật quanh đó không hề gì. Liên quan đến hiện tượng này đã được nói đến từ lâu. Năm 1673, một tài liệu y học của Italia nói rằng một người Parisian đã hóa thành tro tàn trên giường đệm cỏ, chỉ còn sót lại xương và những xương ngón tay. Điều kỳ lạ là, giường đêm lại không làm sao cả.

Tương tự như hiện tượng này, còn có hiện tượng cơ thể người phun lửa. Cơ thể đã tự phụt lửa, tất chỉ trong ít phút là cháy trụi. Người phụt lửa rất dễ xảy ra hỏa hoạn.

50 năm lại đây, chuyện cơ thể người tự cháy không còn là chuyện lạ nữa, gần đây nhất là ngày 25 tháng 5 năm 1985, ở Lon­don, Anh. Đêm hôm đó, anh Ris­ley, 19 tuổi đang đi dạo trên phố, bỗng thấy người nóng bừng lên, rồi bốc cháy, ngực, lưng, cổ tay đều bị bỏng rát, đau đớn, đầu óc tựa như bị luộc. Anh ta nhịn đau chạy đến bệnh viện gần đó. Vì Ris­ley trẻ tuổi, khỏe mạnh, lại được cấp cứu kịp thời nên sau vài tuần điều trị đã khỏi.

Hơn 300 năm nay, các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết, để giải thích hiện tượng cơ thể tự cháy. Một số người cho rằng, cơ thể tự cháy liên quan đến lớp mỡ dễ cháy quá nhiều trong cơ thể, lớp mỡ này giống như nến lỏng. Trong 200 trường hợp có thể tự cháy phát hiện rằng nó không liên quan gì đến giới tính, tuổi tác, béo gầy và sở thích.

Một số người khác cho rằng, trong cơ thể người có một “dòng điện” nào đó, có thể “chập mạch” tác động vào một chất dễ cháy nào đó trong cơ thể làm cho kết cấu cơ thể tự phân giải. Một số khác lại cho rằng, phốt pho tích lũy quá nhiều trong cơ thể tạo ra “ngọn lửa không ánh sáng”. Giả thuyết mới nhất gần đây là trong cơ thể có những “hạt cháy” còn nhỏ hơn cả nguyên tử, có thể gây cháy. Những giả thuyết trên đây chưa phải là kết luận cuối cùng.

Một số hình ảnh nạn nhân tự bốc cháy thành tro tìm thấy trong tài liệu y học của Italia.

Các đồ vật xung quanh tro của các nạn nhân không bị hư hỏng nhiều. (Ảnh: hor­ror­magazine)

He­len Con­way ở Penn­syl­va­nia bị chết cháy năm 1964.

Robert Bai­ley bị chết cháy năm 1967 ở Lam­beth

Hen­ry Thomas bị chết cháy năm 1980

Mary Hardy Reeser ở St. Pe­ters­burg bị chết cháy năm 1951

 H.T (Theo Bách khoa tri thức) Con người có thể linh cảm trước cái chết?

Một chiều, vợ Grig­or­ity Doroni, mới 20 tuổi, bất chợt nói: Em mệt quá, chắc là em sắp rời bỏ thế gi­an này. Ngày hôm sau, cô ấy bị tai nạn ôtô và chết. Một số người có thể nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần? Liệu việc tiên đoán hay linh cảm về cái chết là sự thật?

Không ai biết trước được khi nào mình sẽ tới số và cái gì sẽ khiến cho mình phải vĩnh biệt thế gi­an mà bước vào một thế giới vô cùng xa lạ nào đó. Tuy nhiên, một số người có thể thấy được cái chết của bản thân mình đang đến gần. Trực giác kỳ lạ là cái giúp cho con người có thể giải thích bí ẩn không thể hiểu thấu này.

In­na P kể lại: Một mùa hè, vợ chồng chị về quê. Rồi một hôm khi đang đứng trên ban công ngó ra con sông Vol­ga, anh ấy đột nhiên lên tiếng: “Em có nghĩ là anh sẽ chết ở đây không?”. Dĩ nhiên là người vợ rất sốc trước câu hỏi ấy, vì chồng chị đang là người đàn ông khoẻ mạnh. Nhưng rồi vài tuần sau, bất ngờ anh ấy từ giã cõi đời vì cơn đau tim.

Có rất nhiều ví dụ như vậy. Các bác sĩ người Mỹ, William Green, Ste­fan Gold­stein và Alex Moss, chuyên nghiên cứu hiện tượng chết, đã tìm hiểu hàng nghìn câu chuyện ẩn đằng sau các bệnh nhân ra đi “bất đắc kỳ tử”. Các kết quả cho thấy, đa số họ đoán trước được cái chết của mình.

Thật tình “linh cảm” của họ không xảy đến như là lời nói tiên tri hay sự chuẩn bị đúng lúc cho việc chôn cất, mà từ một trạng thái tâm lý đặc biệt và thường nằm trong ước muốn sắp xếp các vấn đề đâu vào đấy. Vấn đề là thời gi­an ngắn ngủi trước khi cái chết bước đến, nhiều người thường trải qua một trạng thái trầm uất có thể kéo dài từ một tuần cho đến nửa năm. Y học cho rằng, sự sầu muộn lạ lùng này xảy đến do những thay đổi hoóc môn trong cơ thể gây ra. Đặc điểm tâm lý của hiện tượng mà bề ngoài như là sự chán nản vô cớ này là sự chuẩn bị của hệ thần kinh trung ương cho sự rời khỏi cõi đời không tránh khỏi. Nhận định này tương ứng với ý kiến được nhiều nhà nghiên cứu chia sẻ, đó là cái chết đơn thuần chỉ là sự “quá độ” của ý thức sang một dạng sống khác, một trình độ năng lượng của sự tồn tại. Tuy vậy, tại sao cơ thể cần đến “sự chuẩn bị về tâm lý” này? Chắc chắn không thể để chuẩn bị cho mọi thứ đâu vào đấy.

Khả năng đoán trước cái chết của con người có thể được giải thích như thế nào? Cuốn Tử thư Tây Tạng có câu trả lời cho vấn đề này. Theo niềm tin của người phương Đông, con người là một sinh vật có

Bác sĩ người Mỹ, William Green

(Ảnh: chil­dren­shos­pi­tal)

hai thể mạnh và yếu. Thể mạnh làm nên thể xác con người. Còn thể yếu cấu thành tinh thần, vô hình, bao bọc linh hồn. Cái chết chính là sự tách biệt thể yếu khỏi thể mạnh. Thể yếu có vầng hào quang mà chỉ có những nhà ngoại cảm mới thấy được. Sự phát xạ từ hào quang này cho phép nhà ngoại cảm chẩn đoán được tình trạng sức khoẻ của một người, và do đó, cũng có thể nhìn thấy trước được cái chết.

Nhưng tại sao con người lại phải trải qua thứ linh tính khủng khiếp đó? Tự nhiên có sự can thiệp nào không? Có một giả thuyết đáng quan tâm về mặt này. Từ lâu, các nhà khoa học đã biết vấn đề này trong phòng thí nghiệm: Trước khi chết, các tế bào của cơ thể đang sống phát ra một loạt mạnh các tia phóng xạ bất ngờ. Nhà vật lý học người Ba Lan, Janusz Slaw­in­sky cho rằng, luồng sóng khá mạnh này có thể chứa đựng thông tin về sinh mạng của một cơ thể sắp chết và cũng có thể bảo lưu các mẩu ý thức và ký ức. Có phải đây là mục đích chính của tín hiệu cuối cùng do các tế bào sắp chết phát ra?

Tôn giáo thường nói về sự tiếp tục của cuộc sống sau cái chết. Hào quang sẽ biến mất trước khi chết, giống như bất kỳ loại vật chất vũ trụ nào cũng để lại dấu vết trong không gi­an trước khi bị phân huỷ. Cùng với một phức hệ năng lượng của người (thể yếu), hào quang sẽ mang sang thế giới khác toàn bộ thông tin về một người chết, nói khác đi là ý thức. Do đó, chỉ có thể là thể xác chết, còn ý thức vẫn tiếp tục tồn tại như là một đám mây năng lượng. Sự phát ra luồng phóng xạ từ các mô sinh vật vào lúc chết dường như đem lại cho “thể yếu” cái xóc nảy cuối cùng, gửi linh hồn bất tử của một người vào vũ trụ.

 Theo Khoa học & Đời sống, VNE Bí mật về cột trụ xi măng thời tiền sử

Đảo Tân Calê­do­nia - Nou­velle Calé­donie ở phần Tây Nam Thái Bình Dương là một trong những đảo lớn nhất của Nam Thái Bình Dương. Theo ghi chép, năm 1768 người Pháp đã từng đặt chân đến đây, năm 1774 con tàu mẫu hạm của nhà hàng hải nổi tiếng người Anh, James Cook (1729- 1779) đã từng diễu qua hòn đảo nhỏ này. Ông thấy rừng rậm nơi đây dày đặc, cây xanh sinh trưởng khắp nơi, khí hậu trong lành.

Đảo Nou­velle Calé­donie (Ảnh: pho­toway)

Cook cảm thấy cảnh tượng nơi đây vô cùng giống với quê hương mình bèn lấy tên cổ của Scot­land là Calé­donie thêm chữ Tân (Nou­velle) ở trước để đặt cho hòn đảo này. Bởi vậy, đảo ấy có tên là Tân Calê­do­nia.

Ở nơi cách Tân Calê­do­nia 40 hải lý về phía Nam có một đảo nhỏ gọi là Baien, từ xưa đến nay chưa từng có ai cư ngụ ở đó. Nhưng trên hoang đảo nhỏ này lại có khoảng 400 gò đất kỳ quái. Chúng được xây nên từ cát và đá cao khoảng 2,5-3m, mặt nghiêng khoảng 90m. Trên gò đất không có bất kỳ một loại thực vật nào sinh trưởng, cảnh vật vô cùng hoang vắng. Những người đã từng đến đây cho rằng, đó là các di chỉ từ thời cổ đại.

Năm 1960, nhà khảo cổ học Che­li­wa đến hòn đảo nhỏ này tiến hành khai quật các di chỉ. Ông đã khám phá một điều ngoài sức tưởng tượng, đó là trên 3 di chỉ cổ ở giữa đều có 1 cột trụ xi măng nằm song song với nhau. Những cột trụ này cao từ 1m đến 2,5m, trong xi măng của cột trụ còn lẫn vỏ ốc, vỏ sò vỡ. Che­li­wa vô cùng kinh ngạc bởi ông biết xi măng mới được phát minh từ thế kỷ XIX cho dù là hỗn hợp đất đá xám tương tự như xi măng cũng chỉ được người La Mã cổ đại tìm ra trong khoảng năm 500 đến 600 trước Công nguyên. Ông đã mời những nhà nghiên cứu khoa học đến để dùng phóng xạ kiểm tra các cột trụ này. Trắc nghiệm đã cho thấy, niên đại của những cột trụ xi măng này vào khoảng năm 10950 - 5120 trước Công nguyên. Cũng có thể nói, những cột trụ xi măng của đảo Baien được xuất hiện từ thời kỳ đồ đá, sớm hơn rất nhiều so với thời đại La Mã cổ.

Điều thú vị hơn là, theo cách nói của những nhà sử học xưa, người đầu tiên đã từng đến Tân Calê­do­nia vào khoảng 2000 năm. Cũng có thể nói trước thời gi­an đó, đảo Tân Calê­do­nia không có người cư trú, đây là một vùng hoang vắng nguyên sơ không hề có ánh lửa của con người, ngay cả bây giờ cũng không có ai sống trên hoang đảo Baien này. Cho đến năm 1792, người Pháp mới tiến hành khám phá đảo lần đầu tiên, sau này họ biến nơi đây thành nơi lưu đày tội phạm. Sau 100 năm, đảo Baien mới được chính thức coi là lãnh địa vĩnh viễn của Pháp. Vậy, ai là người vận dụng kỹ thuật phức tạp làm ra xi măng 5000 trước Công nguyên. Chẳng lẽ không có ai trên đảo này làm nên những cột trụ xi măng ư?

Theo phán đoán, phương pháp chế tác đương thời là đắp các gò đất, sau đó rót xi măng vào làm cho đông cứng lại. Nhưng xung quanh những cột xi măng này lại không hề có bất cứ dấu tích nào về hoạt động của con người. Bởi vậy, người ta vẫn không có phương pháp nào biết được ai là người chế tạo nên các cột trụ xi măng. Có thể nói, những cột trụ xi măng này có tác dụng gì vẫn là một trong những điều khó giải thích trong kho tàng bí mật của nhân loại.

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Bí mật Cửa Mặt trời

Ở góc Tây Bắc Quảng trường Carachacha trong Thành Tiahua­na­co có một bức điêu khắc bằng đá vô cùng lớn và rất nổi tiếng, đó là Cửa Mặt trời - Là một trong những kỳ tích của nền văn minh cổ xưa có tiếng nhất Đại lục Nam Mỹ.

Cửa Mặt trời (Ảnh: dude­man)

Cửa Mặt trời do một tảng nham thạch cực lớn trên núi tạo thành một cách hoàn chỉnh: cao 3,1m; rộng 3,96m và nặng hơn 10 tấn. Sở dĩ người ta gọi nơi đây là Cửa Mặt trời vì vào ngày 21 tháng 9, tiết Thu phân hàng năm, những tia nắng bình minh đầu tiên luôn chiếu rọi xuống mặt đất ở giữa cửa đá này.

Những người đã nhìn thấy Cửa Mặt trời, không ai là không bị khuất phục trước vẻ đẹp hùng vĩ của nó. Trên Cửa Mặt trời có khắc các hình vẽ rất tinh xảo, trong đó nổi bật nhất là hình vẽ Lịch Mặt trời tô điểm trên mi cửa theo chiều ngang. Chính giữa Cửa Mặt trời khắc tượng Phi thần (Thần biết bay). Theo truyền thuyết, ông chính là thánh nhân đã du nhập các loại hình nghệ thuật và chế độ vào Nam Mỹ. Đầu bức tượng đội vương miện vô cùng uy nghiêm, trong tay cầm gậy tô điểm bởi chim tọa sơn điêu, thần sắc mười phần nghiêm túc, 2 hàng lệ nhỏ xuống từ khóe mắt. Đứng hầu 2 hàng trên dưới Phi thần là các dũng sỹ oai phong. Phần dưới của Lịch Mặt trời khắc một loại đồ hình, chúng được xếp liên tục thành hình Kim Tự Tháp. Ngoài ra, ở đó còn vẽ vô vàn các đồ án và văn tự, cho đến nay vẫn chưa lý giải được hàm nghĩa của nó.

Đứng trước Cửa Mặt trời, người ta luôn đặt câu hỏi: “Cư dân của Thành Tiahua­na­co cổ đại tại sao phải kiến tạo cửa đá lớn như vậy?”.

Xét từ điểm tia nắng Mặt trời đầu tiên xuyên qua Cửa Mặt trời và

Tia nắng Mặt trời đầu tiên xuyên qua Cửa Mặt trời

(Ảnh:  dude­man)

tiết Thu phân thì rõ ràng đây là một kiến trúc có liên quan đến lịch pháp. Rất nhiều học giả cho rằng, hầu hết các hình và ký hiệu được khắc trên Cửa Mặt trời đều có liên quan đến lịch pháp.

Nhưng những ký hiệu này biểu đạt lịch pháp như thế nào? Người Tiahua­na­co làm thế nào để tính toán chính xác mối quan hệ giữa các tia nắng Mặt trời vào tiết Thu phân với vị trí của Cửa Mặt trời.

Trong cuốn sách “Hiện tượng ngẫu nhiên của Tiahua­na­co”, hai nhà khoa học Beller­mi và Alu­an đã nghiên cứu tỉ mỉ các đồ án và ký hiệu của Cửa Mặt trời. Họ cho rằng, phía trên của Cửa Mặt trời đã ghi lại số lượng lớn kiến thức thiên văn, sớm nhất 2.700 năm về trước, mà những tri thức này được tạo nên trên cơ sở Trái đất là hình tròn. Điều này một lần nữa làm cho mọi người đặt câu hỏi: “Người Tiahua­na­co tiền sử lẽ nào lại tồn tại ở một nền văn minh đạt đến trình độ cao như vậy?”.

Khi khảo sát Cửa Mặt trời, học giả Han­ke người Anh đã phát hiện thấy trên mi Cửa Mặt trời còn khắc những hình động vật thời tiền sử kỳ dị nằm ngoài ý muốn. Loại động vật này có hình thể béo tốt, bốn chân hơi thô, dường như nó là loài tạp gi­ao giữa hà mã và trâu.

Trong giới động vật ngày nay, dường như từ lâu đã không tồn tại loài động vật nào giống như vậy. Nhưng các nhà sinh vật cổ vừa nhìn thấy chúng đã nhậ

Tượng phi thần (Ảnh: dude­man)

n ra ngay loại động vật hình thù chậm chạp trong hình vẽ là thú răng hở - một loài động vật thời tiền sử đã tiệt chủng.

Kết quả nghiên cứu chỉ rõ: Thú răng hở sống từ 1.600.000 đến 12.000 năm trước, có lẽ nó là động vật thuộc loại lưỡng cư, có tập tính sinh hoạt giống hà mã ngày nay. Nó là loài động vật có móng phổ biến nhất ở đại lục châu Mỹ đương thời. Loài động vật này dài khoảng 2,8m; cao 1,4m; có 3 ngón chân giống trâu nhưng lại thấp và không có sừng, giữa răng cửa có kẽ hở lớn, do vậy được gọi là thú răng hở. Nhưng nó sớm bị tuyệt chủng từ 12.000 năm trước. Ngày nay, những hiểu biết của con người có được về loài động vật này là từ các hóa thạch đã được phát hiện.

Vậy, tại sao loài động vật thời tiền sử đã tiệt chủng lại được vẽ trên Cửa Mặt trời? Có hơn 47 chỗ trên mi Cửa Mặt trời đều điêu khắc hình tượng của thú răng hở. Loài động vật xấu xí này không chỉ xuất hiện trên Cửa Mặt trời mà còn thấy chúng vẽ ở bất kỳ nơi nào trên các mảnh gốm vỡ cùng thời đại, trên một vài tác phẩm điêu khắc vẫn còn có hình thể hoàn chỉnh của nó.

Thực ra, các hình vẽ động vật cổ đại trên Cửa Mặt trời và Fei­jin chỉ có một loài thú răng hở. Trên các hình vẽ ở Cửa Mặt trời còn có một loài động vật mọc ngà và mũi dài như voi. Ngày nay, loài voi lớn ở Nam Mỹ đã bị diệt chủng. Nhưng theo các tài liệu nghiên cứu, ở thời tiền sử, châu Nam Mỹ đã từng tồn tại một loài động vật giống như loài voi có tên khoa học là Jux­iak.

Những bức đồ án quây quanh tượng Phi thần

(Ảnh: dude­man)

Chúng thuộc loài động vật mũi dài, sinh sống đông nhất ở khu vực Tiahua­na­co, đoạn phía Nam mạch núi Al­tis. Nhưng loài động vật này cũng sớm bị tiệt chủng từ khoảng 1 vạn năm trước Công nguyên.

Loài động vật đã bị tiệt chủng từ khoảng hơn một vạn năm trước, nhiều lần xuất hiện ở Thành cổ Tiahua­na­co thể hiện điều gì? Nó chỉ có thể chứng minh những người đầu tiên xây dựng thành Tiahua­na­co thường nhìn thấy loài động vật này, loài voi thực sự chứ không phải căn cứ vào trí tưởng tượng để vẽ nên các hình thú răng hở trên Cửa Mặt trời. Do vậy, chúng ta có thể đưa ra phán đoán, niên đại xây dựng thành Tiahua­na­co và Cửa Mặt trời không thể muộn hơn từ cuối thời kỳ canh tân đến trước 1 vạn năm trước Công nguyên.

Nhưng Kim Tự Tháp Ai cập được xây dựng khoảng 2.600 năm trước Công nguyên. Trong khi đó, nền văn minh Sumer sớm được công nhận nhất trên Thế giới cũng chỉ bắt đầu từ 3.300 năm trước Công nguyên. Lịch sử loài người di cư đến châu Mỹ được dự tính khoảng 1 vạn năm trước Công nguyên mà thời gi­an đến châu Mỹ lại càng muộn hơn. Vậy 12.000 năm trước, ai là người xây dựng nên thành Tiahua­na­co hùng vĩ và Cửa Mặt trời vô cùng kỳ diệu đó, trong khi thế giới đương thời vẫn trong cảnh mômg muội tối tăm?

Điều càng làm cho người ta nghi hoặc là Cửa Mặt trời - Một kiệt tác ngày nay không gì có thể sánh kịp lại không được hoàn thành trọn vẹn. Đó là trên mi cửa lộ rõ những hình vẽ còn dang dở. Không lẽ, đột nhiên có một ngày công việc điêu khắc bỗng dừng lại? Vậy nơi đây bổng xảy ra sự việc gì hay đó là một tai nạn bỗng nhiên ập đến?

Cửa Mặt trời (Thái Dương môn) - Cánh cửa thần bí - Cửa của trí tuệ.

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Đá đánh dấu trên hoang mạc

Tại vùng vịnh Bixơ­ka phía nam thủ đô Li­ma của Pêru có một bức tường đá đỏ cao 820 thước Anh do con người xây dựng nên. Trên bức tường đó có khắc một bức họa hình cái kích ba chĩa hoặc cái chân nến ba ngọn. Mỗi nhánh kích ba chĩa rộng 13 thước Anh, được ghép bằng những viên đá óng ánh màu lân tinh trắng và cứng như đá hoa cương và được chạm khắc tinh xảo. Nếu ngày nay không bị đất cát vùi lấp thì nó vẫn phát ra ánh sáng lóa mắt.

Một số nhà khảo cổ học cho rằng “cái kích” trên tường đá ở bờ vịnh Bixơ­ka là sự đánh dấu bờ đất để hướng dẫn tàu thuyền đi lại. Nhưng phần đông các nhà khảo cổ không đồng ý quan điểm đó. Họ cho rằng, bức đồ họa kích ba chĩa trên bờ vịnh không thể khiến cho thuyền bè ở mọi góc độ đều nhìn thấy được. Huống hồ từ thời cổ đại liệu đã có hay chưa đội “tàu viễn dương” như vậy.

Nếu có những thuyền bè phải dùng đến dấu hiệu đó để chỉ dẫn thì tại sao người In­ca lại không lợi dụng luôn hai hòn đảo ở gần đấy. Hòn đảo đó đều nằm trên đường nối dài của nhánh giữa chiếc “kích ba chĩa” hòn đảo sẽ có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn. Dù cho thuyền bè ở hướng nào đi vào vịnh đều nhìn thấy hai hòn đảo này từ xa.

Nếu dùng “kích ba chĩa” để hướng dẫn tàu thuyền thì các thủy thủ đến từ hướng Bắc hoặc hướng Nam sẽ không nhìn thấy được. Hơn nữa, điều chủ yếu nhất là, người tạo dựng nên “kích ba chĩa” muốn chỉ hướng lên trời.

Còn một điểm cần phải nói tới là, nơi đặt “kích ba chĩa”, ngoài một bãi cát ra không có bất cứ thứ gì có thể thu hút sự chú ý của thủy thủ. Ngoài ra, vào thời tiền sử trong nước vịnh còn có rất nhiều đá ngầm, không phù hợp cho thuyền bè đỗ dừng. Bởi vậy, các nhà khảo cổ cho rằng, bức đồ họa “kích ba chĩa” ánh sáng lấp lánh thời cổ đại được tạo dựng nên là để phục vụ cho việc đánh dấu hướng dẫn cho người biết “bay” trên bầu trời.

Các nhà khảo cổ học suy đoán, nếu “kích ba chĩa” là dấu hiệu hướng dẫn hàng không thì nó không nên đứng một mình, xung quanh nó phải có những thứ gì đó. Vào thập niên  30 của thế kỷ XX, cách “kích ba chĩa” 100 dặm Anh, trên vùng hoang mạc Nasca các nhà khảo cổ học đã phát hiện thấy rất nhiều những bức đồ họa bí ẩn. Những bức đồ họa đó nằm rải rác khắp một dải đất hẹp chạy dài 37 dặm Anh từ phía Bắc Ban­phan đến phía Nam Nasca. Đó là những bức đồ họa hình học, những khắc họa động vật và những tảng đá được xếp ngay ngắn, rất giống sơ đồ mặt bằng của một sân bay.

Hình sư tử lớn cuộn đuôi

Nếu ngồi trên máy bay lượn trên hoang  mạc này người ta có thể nhìn thấy những tuyến đường lớn sáng lấp lánh, chúng kéo dài tới mấy dặm Anh, có lúc song song với nhau, có lúc cắt nhau, có lúc thành những hình tứ giác không đều. Ngoài ra còn có thể thấy hình dáng những con thú khổng lồ chúng đều được ghép từ những tảng đá sáng óng ánh, trong đó có những con cá sấu khổng lồ, dài ngoẵng; những con sư tử lớn cuộn đuôi. Ngoài ra, còn có những con thú kỳ lạ mà người ta chưa thấy trên Trái Đất.

Ai là người tạo ra những đồ họa đó? Vì sao lại phóng to đến kỳ quái như vậy? Hơn nữa, chỉ khi ở trên bầu trời cao mới có thể nhận ra được hình dáng đồ họa một cách hoàn chỉnh?

Theo truyền thuyết địa phương, trong một quãng thời gi­an xưa kia, những sinh vật trí tuệ không rõ lai lịch đã đổ bộ lên vùng hoang mạc không vết chân người gần thành phố Nasca ngày nay, vào họ đã “xây dựng” một sân bay vũ trụ lâm thời phục vụ cho các phi thuyền vũ trụ của họ. Sau đó, rất nhiều phi thuyền của họ đã cất cánh và hạ cánh nơi đây. Như vậy, những vị khách vũ trụ, sau khi hoàn thành sứ mệnh của họ lại rời khỏi Trái Đất trở về hành tinh của mình. Bộ lạc In­ca lúc bấy giờ đã từng chính mắt trông thấy những việc làm của những người vũ trụ ấy và đã giữ lại ấn tượng rất sâu sắc.

Các nhà khảo cổ học rất tin vào truyền thuyết giống như thần thoại ấy. Họ còn suy luận rằng, nếu chọn điểm đổ bộ trên hoang mạc Nasca thì dấu hiệu “kích ba chĩa” ở Bixơ­ka được thiết kế để làm dấu hiệu cho “sân bay” và phía Nam Nasca cũng phải có một dấu hiệu gì đó mới đúng.

Trên vùng núi đá En­glơnđao của Bôlivia cách Nasca 250 dặm Anh, người ta cũng tìm thấy rất nhiều những thứ như vậy. Tại nhiều nơi đều tìm thấy những đồ họa có hình góc vuông, hình mũi tên, hình bậc thang. Thậm chí trên cả một sườn núi được “họa” một hình chữ nhật, rất ít những nét trang trí trên đó. Trong một khu vực trên cùng một mặt bằng có những vách núi dựng đứng lại có những đồ họa vẽ hình vòng tròn, hình trái xoan, hình bàn cờ tỏa sáng xung quanh. Còn trên sa mạc Tairapha­can hiếm vết chân người lại có hình vẽ một người máy rất lón. Hình vẽ người máy này cao khoảng 330 thước Anh, hình dáng của nó là một hình chữ nhật, rất giống bàn cờ, hai chân thẳng tưng, trên cái cổ gầy nhom là cái đầu hình chữ nhật, phía trên có 12 cái râu dài bằng nhau tựa như chùm ăngten râu. Khoảng từ mông đến đùi có vây hình tam giác tựa như cánh máy bay phản lực chiến đấu siêu âm gắn hai bên mình. Bức đồ họa ấy cách hoang mạc Nasca khoảng 500 dặm Anh.

Các nhà khảo cổ học suy luận rằng, những bức đồ họa ấy có liên quan đến các vị khách ngoài vũ trụ, là một di chỉ cổ đại cần được nghiên cứu chính xác.

 H.T (theo Kính vạn lý) Da “mọc” ra chữ

Trên làn da của bà Hồ Ngọc Phương ở thị trấn Cam Thảo, huyện Du Trung, Trung Quốc bỗng xuất hiện các chữ như “Chúc phát tài”, “Trăng tròn hoa thắm” rất rõ nét, rồi “rụng” đi, rồi những ngày sau lại mọc tiếp...

Bà Phương kể: “Hồi 9h10 phút ngày 15/8, các con tôi phát hiện trên cánh tay trái của tôi mọc chữ ”Tiền đồ sáng sủa“, cánh tay phải mọc chữ ”Vạn vật đổi mới“, trên bụng mọc chữ ”Trung Hoa".

Khoảng 22h đêm trên chân trái xuất hiện chữ “Tả long”, chân phải xuất hiện chữ “Hữu hổ”. Mới đầu các chữ đó chỉ là dấu vết và dần dần nổi lên trông rất rõ, về sau trở thành màu máu. Đến ngày 16/8 khi ngủ dậy, các chữ mọc ra đều biến mất".

Chồng của bà, ông Dương Tôn Đường nói, bình thường “mọc” chữ phồn thể, nhưng tối 15/8 lại mọc chữ giản thể rất rõ nét. Vợ chồng bà Hồ Ngọc Phương cho biết, 18h ngày 25/7, cả nhà đang ăn cơm, con trai bà bỗng phát hiện trên cánh tay bà có hàng chữ, cánh tay trái là chữ “Phát tài” và mấy chữ “AB­DC”, cánh tay phải và bụng là chữ “Chúc mừng” và “888”.

Lúc đó họ không để ý, không ngờ những ngày sau đó, hàng ngày trên người bà đều mọc những chữ khác nhau và liên tục cho đến ngày hôm nay.

Bà Phương nói với các nhà báo, trước đây, sức khỏe của bà rất tốt, nặng khoảng 75 kg. Nhưng sau khi xuất hiện hiện tượng kỳ quái này, thể trọng bà nhanh chóng giảm đi hơn 20 kg.

Ngày 13/8, người nhà đã đưa bà đi kiểm tra. Khi kiểm tra, bụng dưới của bà xuất hiện chữ “Tiến lên”, sau khi bác sĩ dùng bút bông, móng tay cọ xát vào cánh tay, mới đầu chuẩn đoán là loại “bệnh ngoài da nhân tạo” thường thấy, chỉ cần dùng vật cứng xát vào là có thể xuất hiện dấu vết.

Sau khi kết thúc kiểm tra, bác sĩ kê đơn cho bà. Không ngờ đến 14/8, trên chân bà xuất hiện chữ “Tiến lên, tiến lên, tiếp tục tiến lên”.

Chuyên gia bệnh ngoài da Vương Quốc Ngọc giải thích: “Đây là hiện tượng lần đầu tiên ông nghe nói. Nếu bệnh nhân dùng vật cứng xọ xát vào da mới phát hiện chữ thì đó là triệu chứng nhân tạo, còn người phụ nữ này không làm như vậy mà vẫn xuât hiện chữ thì quả là kỳ lạ”.

Hiện tượng da “mọc” chữ có thể do thần kinh đại não bị kích thích ở mức nhất định sau đó đi vào cơ thể sản sinh phản ứng mạn tính ở da, và nghi người phụ nữ này có công năng đặc biệt.

 Theo An Ninh Thủ Đô Bí ẩn về đại lục Châu Phi và cội nguồn của loài người

Loài vượn người

Trên Trái đất xanh thẳm xinh tươi này, có thể nói, loài người là loài linh trưởng trong vạn vật. Cùng với sự tiến bộ của lịch sử nhân loại và sự phát triển của khoa học, chúng ta có thể hoàn toàn giải được bản đồ gen của con người, khống chế và phát triển các loài động thực vật của giới tự nhiên, thậm chí có thể quản lý và phát triển bản thân con người. Nhưng con người từ đâu đến? Vấn đề phức tạp, rắc rối và cổ xưa này cho đến tận ngày nay các nhà khoa học vẫn chưa lý giải rõ ràng được.

Theo thuyết tiến hóa của Dar­win, con người do loài vượn người dần dần tiến hóa thành, nhưng có một số khâu của quá trình tiến hóa đó vẫn chưa được giải thích thấu đáo. Những năm gần đây, một số phát hiện mới trong ngành khảo cổ học đã khiến các nhà khoa học không thể không xem xét lại vấn đề này, và họ cũng đưa ra một số giả thuyết mới, có một số xem ra rất có lý.

Theo nghiên cứu cổ sinh vật học, tổ tiên loài người - vượn cổ sinh sống vào khoảng 400 vạn năm đến 800 vạn năm trước đây, nhưng tổ tiên trực hệ của loài người - vượn cổ phương Nam sống trong khoảng 400 vạn năm trước. Tài liệu hóa thạch khoảng giữa 400 vạn năm từ vượn cổ trong rừng sâu đến vượn phương Nam là số không. Vậy, thới kỳ này đã xảy ra biến hóa gì khiến cho vượn cổ đã quen với cuộc sống trên cây, đi lại bằng bốn chân thay đổi phương hướng tiến hóa đứng thẳng đi bằng hai chân rồi lại tiến hóa thành người?

Năm 1960, nhà nhân loại học người Anh, Al­is­the đưa ra bằng chứng nghiên cứu địa chất chứng minh: 800 vạn năm đến 400 vạn năm trước, ở quê hương của vượn cổ - miền Đông Châu Phi, có vết tích một khu vực đất đai rộng lớn, bị nước biển làm chìm ngập, bắt buộc một bộ phận vượn cổ phải xuống biển sinh sống, trở thành vượn nước. Mấy trăm vạn năm sau, nước biển rút, số vượn nước lại trở về với cuộc sống trên cạn, rồi trở thành tổ tiên loài người. Như vậy, gi­ai đoạn không có hóa thạch, là vì tổ tiên loài người sống ở biển chứ không phải ở đất liền. Đó chính là “thuyết vượn nước” gây xôn xao giới khoa học một thời. Al­is­the còn chỉ ra gi­ai đoạn hải dương này trong lịch sử tiến hóa của nhân loại đã để lại nhiều dấu vết  trên thân thể con người hiện đại. Rất nhiều đặc trưng sinh lý của con người giống với các loài động vật có vú sống dưới nước như báo biển, ngược lại khác hoàn toàn với các loài động vật có vú sống trên cạn. Ví dụ, tất cả các động vật loài linh trưởng bên ngoài cơ thể đều có một lớp lông dày, chỉ riêng loài người lớp lông bên ngoài ít dần rồi mất hẳn. Ngoài ra việc tiết nước mắt loại ra một phần muối, dựa vào tiết thân nhiệt ra mồ hôi, và các hành vi khác đều là đặc trưng của động vật có vú sống dưới nước. Đặc biệt là thời kỳ sơ sinh của con người, nếu ở dưới nước sẽ giống như báo biển, có “phản ứng bơi lặn”, hơn nữa thời gi­an nghỉ khi lặn của con người vượt xa các động vật trên cạn khác.

So sánh các chi ở vượn người và người

“Thuyết vượn nước” đã đưa ra cách giải thích rất nhiều đặc trưng riêng của loài người, nhưng cũng có không ít các nhà khoa học biểu thị sự phản đối, trong đó vấn đề lớn nhất là không có đầy đủ căn cứ hóa thạch làm tư liệu.

Ngoài ra còn có một cách giải thích khác chỉ ra: Một trong những khác biệt lớn nhất giữa người và động vật, đó chính là loài người có năng lực ngôn ngữ. Mà công năng đầy đủ của loài người lại không thể tách rời cấu tạo tài tình của cơ quan phát âm ở con người. Nhưng, nghiên cứu của giải phẫu học lại chứng minh, xem xét cấu tạo yết hầu của loài linh trưởng, nó không thể tiến hóa thành yết hầu của loài người, hay nói cách khác, yết hầu của con người không phải là yết hầu của loài linh trưởng tiến hóa thành, mà là do di truyền sinh vật của một loài khác. Vậy “di truyền sinh vật của loài khác” đến từ đâu? Họ đưa tin, đây là kết quả của một lần người ngoài hành tinh cách đây mấy chục vạn năm đã tiến hành cây ghép (di thực) gen đối với loài người cổ đại lúc đó.

Hóa thạch đầu người ở Ethiopi­an

Có một số người cho rằng, không chỉ có yết hầu mà trong quá trình tiến hóa, đâu đâu cũng có sự sắp xếp dấu tích “người”. So vậy, tiến hóa không chỉ là quá trình phát triển liên tục, mà nó còn được tiến hành trong quá trình tương đối ổn định và xảy ra sự thay đổi nhảy vọt đột ngột. Nếu không chúng ta không có cách gì lý giải được một số đặc trưng cơ bản của loài người như trí tuệ, ngôn ngữ. Đó là những kỳ tích được phát sinh trong khoảng thới gi­an rất ngắn chỉ mấy vạn năm.

Mấy năm gần đây, các nhà khảo cổ đã liên tục phát hiện hàng loạt hóa thạch đầu người ở Ethiopi­an, Kenya thuộc miền Trung Châu Phi. Đặc biệt, phát hiện hóa thạch loài người sớm nhất - “Luxi”, giúp cho các nhà khảo cổ học và nhân loại học trong khi nghiên cứu quá trình tiến hóa của loài người có thêm căn cứ với những giá trị quan trọng. Cùng với sự nghiên cứu sâu rộng hơn, chúng ta có lý do để tin tưởng rằng, cánh cửa bí ẩn về nguồn gốc loài người nhất định có ngày sẽ mở được.

 H.T tổng hợp Ai chế tạo ra đầu người thủy tinh?

Năm 1927, hai cha con nhà khảo cổ học người Anh là Mix­in Haiđơ Jidơ và An­na, tại khu phế tích thành cổ Lô­ba An­tômô nơi gần thành phố Hatơri nước Anh đã tiến hành khảo sát và tìm thấy một đầu người thủy tinh nặng khoảng 5kg. Đó là một khố thủy tinh phỏng theo xương đầu người chế tác ra. Xương mũi được lắp ghép bởi ba mành thủy tinh, hố mắt là một viên thủy tinh tròn, răng được gắn ngay ngắn vào xương hàm.

Cuốn sách “Nguy hiểm lắm, con đường của tôi” xuất bản năm 1954 đã nhận định rằng, xương đầu người bằng thủy tinh này do người cổ chế tạo ra cách đây hơn 3.600 năm: Theo giám định của các nhà khảo cổ học, chiếc sọ người thủy tinh này phải tốn thời gi­an 150 năm mới được chế tác xong. Sau khi đục khắc xong còn được dùng cát để đánh bóng. Trước khi được khai quật, nó đã được chôn dưới đất chí ít cũng đã 3.600 năm.

Một số nhà khảo cổ khác không đồng ý với cách suy luận đó. Họ cho rằng, những người cổ đại sống cách đây 3.600 năm bị hạn chế bởi điều kiện khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ ở trình độ rất thấp, không thể chế tạo được sọ người thủy tinh tinh xảo đến thế.

Viện bảo tàng nhân loại học của Pháp cũng lưu giữ một sọ người thủy tinh. Theo khảo chứng của một số nhà khoa học Pháp: Chiếc sọ người thủy tinh đó qua giám định khoa học, được xác định là do người Aztech, tức người An­hđiêng - Mex­ico chế tạo ra vào thế kỷ 14 hoặc thế kỷ 15. Phân tích từ góc độ lịch sử và tôn giáo, nó có thể là vật trang sức của mục sư Aztech, của người An­hđiêng cúng tế. Gần quanh nơi tìm thấy sọ người thủy tinh, người ta cũng tìm thấy rất nhiều công cụ đồ đồng cỡ nhhỏ nhưng rất tinh xảo. Xem ra, sọ người thủy tinh rất có khả năng do người Aztech dùng công cụ bằng đồng để chế tạo nên.

Một số học giả tán thành quan điểm trên, họ cho rằng thế kỷ 14 và 15, người Aztech đã có trình độ phát triển khá cao, họ đã chế tạo được đồ gốm với đặc trưng màu nâu vân đen, tạo hình mỹ quan, đường vân đa dạng, phức tạp, từ những bản vẽ hình học phát triển tới việc tả thực hoa lá, chim cá, côn trùng, họ còn biết sử dụng đồng thiên nhiên để rèn thành công cụ, dùng lông chim cắm vào để tạo ra vật trang sức. Năm 1978, trong khai quật khảo cổ, Mex­ico lại phát hiện một tảng đá điêu khắc nặng khoảng 10 tấn, đường kính 11 thước Anh được gọi là “Đá Mặt Trăng”. Đó là tảng đá được người Aztech chế tác vào năm 1470. Từ những bằng chứng trên, có thể chứng minh rằng, trình độ khoa học kỹ thuật của người Aztech tinh chắc rằng linh hồn sống mãi, và họ theo tín ngưỡng đa thần (Thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, Thần Mưa,...). Khi tế thần họ dùng người sống để làm vật hiến tế. Sọ người thủy tinh này có thể là một trong những vật phẩm được họ dùng để tiến hành những hoạt động tế thần.

Nhưng một số học giả tỏ ra hoài nghi, thậm chí phủ định quan điểm trên. Họ cho rằng, vào thế kỷ 14 và 15, công cụ sản xuất và vũ khí của người Aztech thường vẫn là đồ đá và đồ gỗ. Lúc bấy giờ họ đang ở gi­ai đoạn liên minh bộ lạc, đang trong thời kỳ từ xã hội nguyên thủy quá độ tiến lên buổi đầu của chế độ nô lệ, còn thiếu hẳn kỹ nghệ điêu khắc ở trình dộ cao, rất khó có thể chạm khắc được sọ người thủy tinh sinh động như vậy.

Viện bảo tàng Anh quốc cũng lưu giữ một sọ người thủy tinh. Trong đêm tối không có ánh đèn, chiếc sọ vẫn phát ra ánh sáng trắng lóa mắt, hiển hiện một vẻ khủng khiếp giống hình một ác quỷ nhe răng trợn mắt. Chiếc sọ thủy tinh này được mua lại tại hiệu châu báu Tiphan­ni ở NewYork năm 1898. Theo lời người chủ hiệu thì nó được một người lính bán cho chủ hiệu vào cuối thế kỷ 18. Một số nhà khảo cổ cho rằng, đó là tác phẩm của người Adôđê (châu Mỹ La-​tinh), chế tác từ thời thực dân. Nhưng đó cũng chỉ là một giả thuyết, chứ chưa phải là kết luận nhất trí của giới khảo cổ học.

Cho đến nay cả 3 chiếc sọ người thủy tinh trên đều chưa rõ lai lịch, không biết người nào chế tác ra chúng vào thời gi­an nào, có mục đích và ý nghĩa gì? Đến nay thế giới đang chờ các nhà khảo cổ học nghiên cứu tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

 H.T sưu tầm Di tích thần kỳ Mayas

Ở gần đài thiên văn Thành cổ Mayas, có “Giếng thánh” được cư dân nơi đây coi là rất linh thiêng. Từ năm 1524 đến năm 1627, đại giáo chủ  người Bồ Đào Nha - Đit­igow coi sóc khu vực Yu­catan, khi giới thiệu về lịch sử nơi đây ông ta đã nói: “Mỗi khi xảy ra đại hạn, các thầy hành lễ đều lập đàn tế thần ở giếng này. Khi cầu xin mưa thuận gió hòa người ta tiến hành nghi lễ long trọng, thả bé trai bé gái vào giếng để làm vật hiến tế”.

Khu vực Yu­catan

Năm 1877, Ed­war - nhà khảo cổ học người Mỹ đã chủ trì việc khai quật giếng thánh. Trong lớp bùn dưới đáy giếng, các nhà khảo cổ không chỉ tìm thấy châu báu, đồ mỹ nghệ mà còn thấy cả xương của các bé trai và bé gái. Cuộc khai quật này đã chứng thực được ghi chép của Đit­igow, nhưng “Giếng thánh” vẫn gợi cho người ta nhiều ghi hoặc: Nó xuất hiện như thế nào? Tại sao lại được gọi là “Giếng thánh”? Những giếng giống với nó ở xung quanh còn nhất nhiều, tại sao người ta lại coi trọng nó một cách đặc biệt.

Tượng phần đầu người phụ nữ Mayas

Trong rừng rậm cách đài thiên văn này không đầy 100m, có một cái giếng giống hệt giếng này. Nhìn bề ngoài, nó cũn giống như giếng thánh, độ sâu của nước cũng như nhau, trong nước lấp lánh ánh nâu và màu đỏ của máu. Không có gì phải nghi ngờ, hai giếng này có cùng niên đại nhưng rất nhiều học giả chỉ nhắc tới Giếng thánh, còn cái giếng phát hiện được ở trong rừng rậm họ biết rất sơ sài. Giá trị thần bí của nó chỉ được xác nhận khi người ta dựng trên Kim Tự Tháp  Sthyl­lo nằm đúng trung điểm của đường thẳng này, khoảng cách giữa hai giếng đến đỉnh đài thiên văn bằng nhau, đều là 984 thước Anh (thước Anh hoặc thước Mỹ bằng 0,914m).

Những phát hiện đó gợi mở ý nghĩa gì? Người ta chỉ biết rằng: Hai giếng này có trước đài thiên văn và được dùng làm cơ sở để tính toán, kiến tạo nên đài thiên văn.

Hình ảnh con rắn này thấy ở mọi kiến trúc cổ đại Mayas.

Kim Tự Tháp Sthyl­lo cũng giống như đài thiên văn, đều được giành cho việc biểu thị sự thiêng liêng của thần thánh, giống như “rắn Dayn­mao” - Hình ảnh con rắn này thấy ở mọi kiến trúc cổ đại Mayas. Người Mayas đặc biệt yêu thích rắn. Từ xa xưa cho đến hiện nay, rắn luôn luôn là động vật có đời sống ẩn náu, bò sát mặt đất, nhưng với người Mayas - những con người có tình cảm đặc biệt với loài rắn, lại chắp thêm đôi cánh cho rắn để có khả năng bay lượn trên không.

Trong truyền thuyết của người Mayas, Khulelko­tel là một vị thần có râu dài, mặc áo choàng trắng đến từ một quốc gia phương Đông. Thần dạy người Mayas các kiến thức khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, định ra luật pháp rất nghiêm ngặt. nghe nó, dưới sự chỉ đạo của ngài, ngô do người Mayas trồng to như bắp chân, bông thì có nhiều màu. sau khi dạy cho người Mayas thuần thục kỹ thuật trồng trọt vị thần ấy lại ra đi. Người Mayas rất kính trọng vị thiên sứ này, họ tin tưởng nhất định ngài sẽ quay lại.

Bên cạnh đài thiên văn nơi đây tại sao lại có những cái giếng này? Chúng được dùng để làm gì? Nhưng bí ẩn khó hiểu của nền văn hóa Mayas cho đến nay chúng ta vẫn chưa hiểu được. Trong truyền thuyết, thần linh của các đại giáo sỹ, luật sư, quan tòa và các nhà khoa học đã đến với người Mayas. Thần mang theo một nguyện vọng trong sáng, thần cũng khẳng định sẽ dạy cho những người Mayas nghèo khó, chưa được khai hóa những tri thức văn minh biết chế tạo xe để thoát khỏ cảnh đi bộ, vác nặng. Nhưng các nhà khảo cổ vẫn chưa phát hiện dấu tích nào có liên quan đến vấn đề này.

Palenque nằm trong khe núi một vùng hoang vắng thuộc huyện Mex­ico. Hơn 10 thế kỷ qua, người nơi đây chưa từng quan tâm đến ngôi điện thần bị đổ sụp hoang phế. Những năm 50 thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã đến đây dọn dẹp điện thần này, khai quật được một tấm đá nặng, khắc đầy hoa văn.

Hình khắc trên tấm đá vừa khoa trương vừa thần kỳ, một người giống như đang lái xe ô tô, 2 tay nắm vào một vật giống như tay lái, xung quanh là các loại hình hoa trang sức. Theo cánh giải thích đó, đây là bức tranh biểu thị trí tưởng tượng vô cùng phong phú của người Mayas.

Trải qua năm tháng, tất cả đã thay đổi, chúng ta không thể làm rõ được vì sao những người thợ điêu khắc Mayas thời đó có thể chế tạo ra những hoa văn mày bây giờ mới có thể xuất hiện. Đó là một phi công vũ trụ, cầm tay lái, hai mắt nhìn thẳng về phía trước. Đây đích thực là tác phẩm của người Mayas, vì hình dáng viên phi công được khắc giống hệt người Mayas. Cũng có thể người Mayas nghĩ rằng có ngày họ có thể bay lượn trên bầy trời. KHi điêu khắc, những người thợ Mayas đã làm cho đường ống xả uốn lượn thành một kiểu trang trí, đồng hồ, các vật hình vuông, các ống đều đã được xử lý một cách phóng đại và cũng là nghệ thuật. Nhưng tất cả đều nhìn được rất rõ ràng: Công cụ vận tải có phần đầu thì nhọn, phần đuôi thì to đùng,các bộ phận như an­ten, đồng hồ, vòi, ống,... đều được miêu tả một cách sinh động. Nghe nói, bức ảnh chụp tác phẩm này, khi được gửi tới hãng hàng không Mỹ, họ đã kinh ngạc không khỏi thốt lên: “Người Mayas thật vĩ đại”

Vào thời cổ đại chưa có tàu vũ trụ. Vậy, người Mayas cổ xưa làm thế nào lại hiểu rõ sự huyền bí của hàng không như thế? Làm thế nào họ lại vẽ được viên phi công đang thao tác trên phi thuyền?

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Bí ẩn về di tích Zim­bab­we

Cái tên Zim­bab­we gợi cho ta sự liên tưởng không giới hạn. Theo tiếng Tây Ban Nha thì Zim­bab­we có nghĩa là “ngôi nhà đá khả kính”, “nhà đá”. Ngoài ra, có một số người cho rằng, Zim­bab­we là từ đồng âm của “maz­imb­we”, trong tiếng Se­ichanne ý nghĩa của nó là “nhà ở của tù trưởng”. Lại có ý kiến cho rằng, nó là “mỏ giàu có”... Tất cả những gợi mở ấy đã phủ lên Zim­bab­we, quốc gia lục địa và những di tích cổ đại nằm trong đó một màu sắc huyền bí.

Vào năm 1868, một đoàn các nhà thám hiểm Châu Âu đi du lịch Châu Phi đuổi theo một con dã thú trong rừng già rậm rạp cách thành Vic­to­ria vùng Zim­bab­we khoảng 30km, bỗng nhiên họ phát hiện ra một bãi đá hoang tàn rộng mênh mông. Đó chính là “Đại Zim­bab­we” nổi tiếng Thế giới sau này.

“Đại Zim­bab­we” tuy phần lớn đã bị hư hỏng, nhưng vẫn còn một số đặc điểm thể hiện được vẻ hùng vỹ tráng lệ của một quần thể kiến trúc cổ đại, và được bảo tồn đến ngày nay.

Chủ thể kiến trúc là một khu đất bằng nằm dưới chân núi biểu thị sự huy hoàng nhất của “Đại Zim­bab­we”. Bức tường vây bên ngoài có hình bầu dục nên gọi là tường vây lớn hình bầu dục. Trên ba mặt tường thành Đông, Tây, Bắc trỏ ba cửa, bên trên mỗi cửa đều xây vòm bằng đá hoa cương lớn. Phía trên của tường vây có đắp các hoa văn cứng nhưng dài và mảnh, có những đầu còn chạm khắc chim đá hình thù lạ lùng. Phía Đông Nam tường vây còn có một tường đá song song với tường vây, khoảng cách giữa chúng độ 1m, cùng với tường vây hình thành một con đường hẹp dài 100m, cuối con đường này là khu vực nửa kín giống như một cái sân. Bên trong tường vây có những tháp đá cao, có hình nón; có những bia đá, hầm ngầm, giếng nước và một số vách đá nham nhở, giống như di tích cung đình cổ. Gần tường vây còn có rất nhiều ngôi nhà nhỏ.

Trong toàn bộ quần thể kiến trúc Đại Zim­bab­we, điều thần bí nhất là những tháp đá hình nón bên trong tường vây hình bầu dục. Đây là kiến trúc đá hoa cương đặc ruột, trên nhỏ dưới to, cao khoảng hơn 20m, không hề có một ký tự gì. Nó chủ yếu được tạo bởi những khối đá hoa cương được đục đẽo thành gạch có lỗ mộng, xây theo quy tắc đường nét của một đồ án nhất định. Giữa các viên gạch đá không hề có vết tích đã dùng vôi vữa hoặc chất kết dính nào gắn lại, những chỗ tiếp giáp giữa các viên gạch rât khít nhau, muốn lùa một lưỡi dao mỏng vào cũng khó. Không biết chúng đã trải qua bao nhiêu năm tháng nếm trải, bao nhiêu cuộc bể dâu của thế gi­an này?

Từ năm 1868 trở lại đây, từng đoàn thám hiểm châu Âu và các nhà khoa học hằng hải đến miền Nam châu Phi tìm tòi mọi dấu tích trên mảnh đất thần kỳ này. Họ đã tiến hành khảo sát nhiều lần, muốn làm rõ sự huyền bí nội tại của Đại Zim­bab­we. Tháp hình nón, ở bên trong tường vây của Đại Zim­bab­we là vấn đề người ta khảo sát đầu tiên. Nhà khảo cổ học người Anh là Cot­lan Bethe đã từng bỏ ra nhiều tiền của, sức lực đào một đường hầm với quy mô lớn xung quanh tháp hình nón và xuyên qua tháp, hòng tìm được lối vào. Ông phát hiện ra các tháp này đặc ruột, cửa vào cho đến nay vẫn chưa tìm thấy, cũng có thể nó vốn không có cửa. Các nhà khảo cổ học không khỏi không thắc mắc tháp khổng lồ chọc trời này có tác dụng gì?

Vấn đề này được bàn thảo với nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng: hình dáng bên ngoài của tháp giống kho lương thực lớn. Nhưng toàn bộ tháp là một chỉnh thể đặc ruột thì làm sao có thể cất trữ lương thực? Cũng có người cho rằng, nó là vật tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam, là một linh vật mà nghi thức tôn giáo cổ đại nào đó đã dùng, nó đại diện cho tinh thần bộ lạc mạnh mẽ hoặc quyền lực tối cao của tù trưởng bộ lạc. Nhưng tất cả những ý kiến này đều thiếu chứng cứ thuyết phục, thêm vào đó lại không có sử liệu ghi chép gì.

Đối với người châu Âu, Đại Zim­bab­we phải là một quốc gia thời hoàng kim tồn tại trong truyền thuyết. Họ cho rằng, nó rất giống sử sách châu Âu, rất có khả năng đó chính là khu đất có mỏ vàng của Quốc vương Sa­lomon được nhắc tới trong Thánh kinh cựu ước. Tường bảo vệ thành được xây dựng mô phỏng theo kiểu mà Vua Sa­lomon xây dựng cung điện trên núi Mo­lia.

Kiểu suy luận chủ quan này một dạo đã dấy lên cơn sốt tìm vàng của người châu Âu. Không ít người châu Âu sau khi đến thành đá này thuê dân địa phương cùng những phương tiện cơ giới tiên tiến, tiến hành đào bới toàn bộ khu di tích, đào đến độ sâu 3m. Họ lấy đi tất cả các văn vật, trừ đá hoa cương. Tất cả các tài liệu, bao gồm một số tài liệu lịch sử có thể nói rõ sự thật lịch sử cũng bị lấy đi. Do vậy, các nhà khoa học đã không kịp tiến hành nghiên cứu, khai quật khu vực thành đá này.

Trong những năm tháng sau này, người ta tiến hành khai quật xung quanh Zim­bab­we đã đào được lượng lớn văn vật, trong đó có vũ khí, công cụ lao động và một ít đồ trang sức được chế tác rất tinh xảo và đẹp. Một số đồ đó được đưa đến từ Trung Quốc, Ả Rập, Ba Tư và cả từ Ấn Độ xa xưa. Từ những văn vật tìm thấy trong lòng đất khu vực này, ít nhất chúng ta cũng có thể nhận thấy, ở nơi thành đá bị tiêu vong này từng có sự trao đổi về văn hóa, mậu dịch từ lâu đời với Trung Quốc và Ả Rập và Ba Tư cổ xưa. Nhưng trong các sách cổ của Trung Quốc, Ả Rập, Ba Tư hiếm thấy những ghi chép về hoạt động buôn bán với Zim­bab­we.

Rất có thể những di vật này được nhân vật trung gi­an nào đó đưa tới buôn bán ở Zim­bab­we. Nhân vật trung gi­an này là ai, chúng ta cũng chưa được biết. Từ những tháp hình nón hùng vĩ, chúng ta còn thấy được kỹ thuật xây dựng thời bấy giờ ở đây đã đạt đến một trình độ rất cao. Nói một cách khác, những người xây dựng tháp hình nón này ngay từ rất sớm đã nắm được tri thức về hình học, kiến trúc học, lực học,...

Tất cả những công trình kiến trúc đá to nhỏ, xa gần này được dùng để làm gì? Có một số người cho rằng, nơi đây có thể là Hoàng thành của một Vương quốc cổ xưa đã bị hủy diệt từ rất sớm; cũng có người cho rằng nó là một tụ điểm tôn giáo lớn. Nhưng tất cả mới  chỉ là những phỏng đoán chủ quan bởi trên thực tế toàn bộ công trình kiến trúc bằng đá này không hề có bất kỳ một văn tự hay đồ án hoặc bích họa nào. Về mặt này nó khác xa với Thành Maya của Châu Mỹ, hoặc Angkor của khu vực Đông Nam Á. Trên Maya và Angkor đều có những bức phù điêu. Hơn nữa, trong nền văn hóa thế giới được lưu truyền lại cũng không có bất kỳ ghi chép gì về Zim­bab­we nên chúng ta không biết tìm hiểu nó bằng con đường nào. Vấn đề có liên quan đến điều này chỉ có thể là: người nào? trong thời gi­an nào? dùng dụng cụ gì? phương pháp nào sáng tạo ra thành đá đẹp lạ thường này? Người kiến tạo ra thành đá có quan hệ gì với người Mar­shara và người Mataber­lai hiện đang sinh sống ở Zim­bab­we. Nếu như người xây dựng thành đá từ bên ngoài tới thì tại sao người ta lại đột nhiên trong một ngày nào đó đã từ bỏ nơi này?

Có thể nói, trên Thế giới ngoài Ai Cập ra thì Đại Zim­bab­we cũng là tiêu chí của nền văn minh châu Phi. Nhưng thực sự chúng ta đã biết và hiểu về nó được rất ít

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Bí mật của những “Điểm chết”

Athena - 1970

Có những khu vực trên trái đất được gọi là “điểm chết”. Tại đó có sự bất thường về trọng lực và khí quyển. Thỉnh thoảng những chiếc xe chạy ngang qua đột nhiên bị một lực vô hình kéo đi trên một đoạn, những tín hiệu vô tuyến không còn tác dụng... Hiện các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải về những hiện tượng trên.

Tại Mex­ico có một khu vực kỳ lạ được gọi là điểm chết thuộc vùng Chi­huahua, bang Ce­bal­los. Đó là một hoang mạc rộng lớn gồm những bụi cây dại và xương rồng. Giống như những hoang mạc khác, nơi đây có rất nhiều rắn độc và bọ cạp sinh sống. Điều kỳ lạ là tại khu vực này, những tín hiệu vô tuyến đều không còn tác dụng và người ta đặt giả thuyết rằng đây có thể là do người hành tinh khác gây ra.

Theo tiến sĩ San­ti­ago Gar­cia ngay từ giữa thế kỷ 19, người ta đã phát hiện ra những tính chất không bình thường của khu vực này. Khi ấy, những người nông dân nhận thấy vào ngày đẹp trời có những hòn đá cuội nóng từ trên trời rơi xuống khu vực điểm chết. Vào năm 1930, một phi công người Mex­ico tên là Fran­cis­co Sara­bia thông báo rằng máy bay của anh không thể truyền được tín hiệu ra­dio khi bay qua khu vực này.

Tuy vậy, phải đến năm 1970 thì điểm chết mới được biết đến một cách rộng rãi: Một chiếc tên lửa Athena được phóng từ căn cứ tên lửa White Sand của Mỹ khi bay qua vùng này bỗng nhiên bị lệch quỹ đạo bay một cách khó hiểu và rơi xuống đất. Hai năm sau đó, một phần trên của tên lửa đẩy Sat­urn sử dụng cho tàu vũ trụ Apol­lo của Mỹ cũng bị rơi khi bay ngang qua đây. Người ta cũng không tìm ra được nguyên nhân sau khi đã điều tra kỹ lưỡng.

Kỹ sư Har­ry de la Pe­na là người đầu tiên phát hiện ra những đặc tính kỳ lạ gây nhiễu sóng ra­dio của khu vực này. Pe­na và những đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu của ông nhận thấy tại nơi này, các máy vô tuyến điện đều không thể liên lạc được. Cho tới nay, tín hiệu sóng truyền hình cũng không thể thu được tại Ce­bal­los và các vùng phụ cận. Dường như tại đây có một lực hút từ trường nào đó làm vô hiệu hoá tất cả các loại sóng vô tuyến truyền thanh và truyền hình.

Kể từ sau phát hiện của kỹ sư Pe­na, các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới đã đổ về khu vực này với mong muốn tìm ra lời giải đáp cho những bí ẩn trên. Chính phủ Mex­ico thậm chí còn cho xây một trung tâm nghiên cứu ngay tại khu vực. Một điều kỳ lạ là về mặt địa lý, Điểm chết nằm ngay trên hạ chí tuyến và nam vĩ tuyến thứ 30, cùng trên một đường thẳng hàng với các khu bí ẩn khác của trái đất như tam giác quỷ Bermu­da.

UFO - 1976

Nhiều người kể lại rằng họ đã tận mắt nhìn thấy đĩa bay và người ngoài hành tinh tại khu vực này. Vào năm 1976, một du khách người Đức đã chụp được các bức ảnh đĩa bay đỗ gần khu vực đồi nam châm ở Điểm chết. Các bức ảnh cho thấy rõ một vật thể giống nồi hầm khổng lồ có đường kính 10 m phát ánh bạc.

Ngoài những hiện tượng kỳ lạ, tại điểm chết ở Chi­huahua còn có những tàn tích khảo cổ mà cho đến nay vẫn chưa thể xác định độ tuổi của chúng. Đó là một đài thiên văn cổ được xếp lên từ những khối đá cao 15 m, nặng 20 tấn/khối. Chúng có hình gần giống những cột đá ở bãi đá cổ Stone­henge nước Anh. Một thiên thạch rơi tại Chi­huahua vào năm 1959 có cấu trúc tinh thể có độ tuổi nhiều hơn cả hệ mặt trời. Theo nhà thiên văn học Luis Mae­da Vil­lalo­bos, thiên thạch này có cùng độ tuổi với vũ trụ, khoảng 13 tỷ năm tuổi, trong khi hệ mặt trời mới hình thành cách đây 6 tỷ năm. Cho đến nay, những bí ẩn xung quanh điểm chết như đĩa bay và người ngoài hành tinh, hiện tượng từ trường bí ẩn, vẫn chưa có lời giải thoả đáng. Và các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục công việc tìm hiểu của mình.   

 Theo Hội bảo vệ TN-​MT Việt Nam Những đồ án lớn thần bí thời tiền sử

Trên sườn núi Ufent­bao vùng Bershire nước Anh có một bức phù điêu hình Bạch mã được sáng tác từ 200 năm trước Công nguyên. Con ngựa trắng này dài 100m, cao 40m, hình dáng ngựa thần được tổng hợp từ nhiều nét của các con vật khác (ngoại hình giống như lạc đà bước ngang vách núi, khí thế hùng vĩ).

Sẽ thật khó tin khi chúng ta biết rằng đây là lớp phía sau của tầng đất ngoài, những người dân cổ đại đầu tiên lựa chọn và cạo đi làm lộ ra tầng sau với lớp đá vôi trắng mà điêu khắc nên. Người dân ở các thôn phụ cận cứ cách 6 năm lại tập trung một lần dùng xẻng dọn sạch cỏ, cải thiện môi trường cho Bạch Mã.

Cho đến nay, con Bạch mã này vẫn hoàn hảo như thời kỳ đầu. Cho dù mọi người vẫn tỏ lên thán phục khi ngắm nhìn nó, nhưng chưa ai biết hàm nghĩa đích thực của kiệt tác này, không ai biết thực chất nó là bức tượng trưng hay là một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại?

Ở Sanchi­ago nước Mỹ có một gò đất lớn với hơn 1500 năm lịch sử. Trên đỉnh gò đất có một con chim ưng lớn tạo thành các tảng đá xếp chồng lên nhau. Chim ưng có sải cánh rộng 40m giống như đang chạy để bay lên. Gò Ưng lớn này biểu hiện rõ sự sáng tạo của người In­di­an cổ đại, nhưng mục đích người ta xây nên gò đất này vẫn là bí mật, có lẽ là một kiểu sùng bái chim ưng thời tiền sử.

Trên đỉnh núi Dacheo ở nước Mỹ có một trận đò hình tròn dùng đá xây dựng gọi là bánh xe quỷ, đường kính 30m, có 28 hàng nan hoa bằng đá xếp xuyên qua tâm hình tròn. Một số nhà nghiên cứu phán đoán, có lẽ người In­di­an dùng để dự báo các tiết Hạ chí và Đông chí, nhưng đến nay vẫn chưa có luận cứ chắc chắn.

Ở hầu hết các gò đất này, cái lớn nhất làm cho người ta nghi hoặc nhất cũng là nơi thần bí nhất là “gò rắn lớn” ở phía Nam Ohio nước Mỹ. Đây là một gò rắn rất lớn, đắp bằng đất, rộng khoảng 6m, cao 2m, dài đến 383m thân rắn thực tế dài khoảng 600m. Miệng rắn mở ra rất lớn như đang muốn nuốt một đống đất hình trứng hoặc bọc trứng ếch. Trong gò rắn lớn không có hài cốt của con người hay bất kỳ các văn tự và các sản phẩm khác do con người tạo ra. Vì vậy, gò rắn này do ai, vào thời kỳ nào kiến tạo nên chúng ta không thể hiểu tường tận.

Những nhà khoa học hiện đại đã sử dụng các phương pháp kỹ thuật cao có thể xác định được tương đối chính xác niên đại của các kiến trúc thời tiền sử này. Nhưng vấn đề về khởi nguồn, tác dụng, mục đích và ai là người đã xây dựng nên thì vẫn không có cách nào xác định được.

Điều càng làm cho con người bị mê hoặc là những đồ án lớn thời tiền sử này trên mặt đất không có cách nào quan sát được toàn thể hình dáng. Như gò rắn lớn chỉ có thể  nhìn xuống từ độ cao vài nghìn mét mới thấy được hình ảnh chỉnh thể của nó. Tượng điêu khắc chim ưng lớn cũng nhìn từ trên cao mới có thể phân biệt được chuẩn xác.

Những nhà nghiên cứu đã nghi ra tất cả các cách quan sát toàn bộ hình ảnh của những động vật này từ trên mặt đất nhưng tất cả mọi thử nghiệm đều phí công, họ phải mượn các phương pháp khoa học tiên tiến như sự trợ giúp của kính viễn vọng và máy thám trắc. Nói cách khác, những hình tượng thần bí và vĩ đại này nhất định phải nhìn từ độ cao trên không trung mới quan sát được toàn cảnh. Vậy, những con người thời xa xưa đã làm thế nào để thiết kế và xây dựng nên những đồ án lớn như thế? Hoặc cho dù có thể họ xây dựng được, vậy họ làm thế nào để nhìn ngắm đây? Những đồ án lớn này không chỉ đem đến cho con người sự ngạc nhiên mà còn mở ra những cuộc thăm dò vô cùng vô tận

 H.T sưu tầm Những đồ vật bị nguyền rủa

Một bộ ki­mono được nhiều người xem là mang lại điềm xui xẻo khi ba chủ nhân của nó, là ba thiếu nữ Nhật Bản, đều lần lượt qua đời trước khi có cơ hội mặc nó. Một thầy tu thấy nó quá “chết chóc” nên quyết định mang nó đi đốt vào tháng 2 năm 1657.

Khi bộ ki­mono đang bốc cháy, một trận gió lớn xuất hiện, thổi ngọn lửa vượt khỏi tầm kiểm soát của mọi người. Hậu quả là ngọn lửa từ bộ ki­mono này đã thiêu cháy 3/4 thành phố Tokyo, san bằng 300 đền đài, 500 cung điện, 9.000 cửa hàng, 61 cây cầu và thiêu chết 100.000 người.

Một chiếc đồng hồ thuộc sở hữu của vua Louis XIV (Pháp) đã ngừng chạy chính xác vào đúng lúc vị vua này băng hà: 7h45, ngày 1/9/1715 và kể từ đó nó không bao giờ chạy lại nữa.

Trong cuộc tấn công ngày 25/1/1787 vào kho vũ khí liên bang ở Spring­field trong cuộc nổi loạn của tướng Shay, chàng lính Jabez Spicer, ở Ley­den, Mas­sachusetts (Mỹ) đã bị giết chết bằng hai viên đạn của kẻ thù. Nhưng điểm đặc biệt là vào lúc đó, Jabez Spicer đang khoác trên người chiếc áo của ông anh ruột Daniel đã mặc. Daniel đã bị bắn chết bởi hai viên đạn vào ngày 5/3/1784. Hai viên đạn giết chết Jabez Spicer đi chính xác vào các lỗ trên chiếc áo khoác do lần trúng đạn trước (của người anh Daniel) tạo nên. Chính xác từng viên một mặc dù ông anh Daniel đã bị bắn chết trước đó 3 năm.

Camille Flam­mar­ion, nhà thiên văn học nổi tiếng của Pháp ở thế kỷ 19, là một người nghiên cứu về những chuyện huyền thoại, đặc biệt là những chuy

Camille Flam­mar­ion, nhà thiên văn học nổi tiếng của Pháp ở thế kỷ 19 (ảnh: as­tro­surf)

ện ma quái liên quan đến cuộc sống sau cái chết. Trong quyển The Un­known, xuất bản năm 1900, ông kể lại một câu chuyện cũng khá ly kỳ. Khi ông viết một chương về “gió” trong tác phẩm L'At­mo­sphère (Bầu khí quyển), một ngọn gió đã thổi tung cửa sổ nhà ông và nhấc bổng những trang giấy ông vừa viết xong và mang chúng đi mất.

Một vài ngày sau đó, ông ngạc nhiên khi nhận được bản in thử từ nhà xuất bản (những trang bản thảo bị gió cuốn đi). Thì ra ngọn gió đã cuốn những trang bản thảo này ra ngay con đường mà một nhân viên của nhà xuất bản đi ngang qua, người mà thường đến nhận bản thảo của Flam­mar­ion mang đến nhà xuất bản. Người này chỉ việc nhặt những trang giấy và mang chúng đến nhà xuất bản như thường lệ.

Năm 1883, Hen­ry Zieglan ở vùng Hon­ey Grove, Texas (Mỹ) đã phản bội người yêu đến nỗi cô ta phải tự tử. Anh của cô gái này quyết định trả thù bằng cách xách súng bắn Zieg­land, nhưng viên đạn chỉ sướt qua mặt của Zieg­land và văng vào một thân cây gần đó.

Người anh cô gái nghĩ rằng mình đã trả thù được cho em nên sau đó cũng tự sát. Năm 1913, Zieg­land quyết định đốn ngã cây có viên đạn trong đó. Vì gặp khó khăn trong việc đốn cây nên Zieg­land quyết định dùng đến chất nổ và vụ nổ này đã đưa viên đạn ngày xưa bay thẳng vào đầu Zieg­land giết chết anh ta ngay lập tức.

 Theo Ngôi sao Bí ẩn về các đoàn quân quá khứ

Cho đến nay, các nhà địa chất, các nhà sử học, cổ sinh vật học, môi trường học, các nhà nghiên cứu về địa cầu vật lý, các nhà khoa học... đều công nhận rằng trên hành tinh của chúng ta vẫn còn vô số hiện tượng kỳ lạ mà khoa học chưa giải thích được. Nhiều sách vở tài liệu nghiên cứu từ cổ đại đến nay đã ghi nhận nhiều sự kiện lạ kỳ. Các địa điểm thường xẩy ra hiện tượng quái lạ, bí hiểm hiện vẫn còn nhiều trên thế giới đã thu hút hàng ngàn nhà khoa học đến nghiên cứu nhưng lời giải thích thì vẫn còn mơ hồ; những hiện tượng lạ kỳ ở Aus­tralia, ở Ire­land, ở Pe­ru, những vùng đất huyền bí ở Nam Mỹ, ở Ai Cập, Â’n Độ,... Trong số các hiện tượng “khó giải thích đó” có chuyện về các đoàn quân “ma” xuất hiện ở vùng đất Loe Bar.

Một buổi trưa tháng 8/1936, Stephen Jenk­ins, 60 tuổi, nhà nghiên cứu địa chất, tới vùng Loe Bar - một địa điểm thuộc vùng bờ biển Cor­nish. Trong khi Jenk­ins đang chăm chú theo dõi các vùng đất thì bỗng nhiên ông ta vô cùng kinh ngạc khi thấy phía trước mặt mình một đạo quân thuộc thời Trung Cổ xuất hiện.

Quân phục của họ chứng tỏ họ đang trải qua những cuộc chạm trán trong trận mạc. Các chiến sĩ mặc áo đủ màu và khoác loại áo choàng không có tay màu trắng, màu đỏ và màu đen. Ngựa của họ có tấm che phủ với đầy đủ yên cương và những thứ trang sức cho ngựa. Một người lính đứng giữa đội quân, hai tay chống kiếm, mình khoác áo choàng màu đỏ tía đang quắc mắc nhìn chăm chăm về phía Jenk­ins đứng.

Vừa lạ lùng vừa kinh ngạc, Jenk­ins, với tính tò mò, gan dạ và thích mạo hiểm, đã không ngần ngại tiến về phía đoàn quân. Nhưng hành động ấy đã làm toàn thể đạo quân thời Trung Cổ biến mất tức thì.

Jenk­ins giật mình ngơ ngác và tưởng mình vừa trải qua một giấc mơ. Ông kể lại chuyện này cho người vợ nghe và họ đã ghi vào nhật ký hiện tượng lạ lùng này. Thế rồi, 38 năm sau, ông Jenk­ins đã chọn đúng vào ngày mà cách đó 38 năm ông đã trông thấy điều kỳ lạ để cùng với vợ đến ngay địa điểm mà ngày xưa ông đã đứng.

Hai vợ chồng lên đường với bức họa đồ ghi địa điểm của trước đây Jenk­ins đã đứng thì lạ lùng thay hình ảnh đoàn quân thời Trung Cổ hiện ra lần này còn rõ ràng hơn lúc trước. Mặc dầu trước đó bà Jenk­ins không tin chuyện chồng mình kể nhưng lần này bà thấy rõ ràng điều mà bà không thể tin được.

Đoàn quân với sắc phục rực rỡ, cờ xí, ngựa và gươm giáo dàn ra trước mắt mình, bà sợ quá níu chặt lấy cánh tay chồng và cố dụi mắt vì cứ tưởng mình nằm mơ.

Khi tường trình sự việc này cho một nhóm nhà khoa học, ông Stephen Jenk­ins đã nói như sau: “ Nếu lúc đó vài người trong quý vị có mặt với chúng tôi thì có lẽ lời trình bày này sẽ nặng cân hơn và có giá trị đứng đắn trung trực hơn...”

Nhiều giả thiết đã được nêu ra để giải thích cho hiện tượng này. Theo sự giải thích của chính Stephen Jenk­ins thì có thể đạo quân ma này thường xuất hiện ngay nơi vùng Cor­nish và con người may mắn thấy được là do một năng lực tinh thần nào đó phát nguồn từ một gi­ao điểm (node).

Loe Bar vẫn còn đó nhưng nơi mà năm 1936 cũng như năm 1974 Jenk­ins đã đứng không phải dễ dàng thấy lại được hiện tượng kể trên vì còn tùy thuộc vào môi trường, khí hậu, tầm nhìn và nhất là tùy vào từng con người đứng nơi địa điểm ấy. Điều này, mới nghe qua có vẻ không hợp lý nhưng theo Janet và Collin (hai nhà nghiên cứu về hiện tượng siêu hình, ma quái) thì thực tế là như vậy.

Hai nhà nghiên cứu này cũng đã ghi nhận một trường hợp về “hồn ma” xuất hiện vào năm 1904.

Tháng ba năm ấy, một toán học sinh được thầy giáo dẫn đi du khảo. Họ leo lên ngọn đồi Marl­pit gần Honi­ton. Tất cả các học sinh hôm đó đều trông thấy một người đàn ông khoác áo choàng màu nâu và đội mũ rộng vành màu đen. Toàn thể con người và gương mặt u ám như phủ một màn sương khói. Theo tài liệu của Collin thì đó là hồn ma ấy đã được ghi nhận (tài liệu thư viện) từ năm 1685. Người đàn ông này là một trong những người trốn chạy từ trận đánh ở Sedge­moor vào năm 1685 và sau đó đã bị quân địch giết chết. Nhà anh ta ở ngay trên đồi Marl­pit.

Tuy nhiên, điều kỳ lạ là tất cả các học sinh trong chuyến du khảo ấy đều thấy (người đàn ông trong quá khứ ấy) nhưng thầy giáo dẫn các học sinh thì tuyệt nhiên không nhìn thấy gì cả

 Theo TTVNOL Bí ẩn dòng suối thánh Lour­des

Ivơ Bác Đô - một nhà bác học có tên tuổi, một bậc thầy về tâm thần học đã nghiên cứu, điều tra và viết ra cuốn “Phép màu nhiệm của suối thánh Lour­des”

Lour­des là một dòng suối ở miền Nam nước  Pháp. Đã nhiều năm, chẳng mấy ai biết tới nguồn nước nhỏ này. Nhưng rồi bỗng nhiên suối trở thành nồi tiếng không phải chỉ ở nước Pháp mà gần như khắp thế giới. Tại sao suối Lour­des lại trở lên nổi tiếng?

Tháng 3 năm 1858, một cô gái  Pháp tên Mar­grette bỗng thấy Đức Mẹ nhập vào mình và phán truyền: “Ta ban cho các con nguồn nước suối màu nhiệm này để làm dịu bớt phần nào nỗi khổ đau trên thế giới”.

Mar­grette như được một sự chỉ dẫn bí ấn, một mình đi vào hang sâu trong núi. Cô lật tảng đá phủ rêu thì thấy có một nguồn nước bốc khói tuôn ra dào đạt. Người đầu tiên chứng kiến sự màu nhiệm của nguồn nước là cha xứ thuộc địa phân Lour­des. Được nghe kể lại lời phán truyền của Đức Mẹ, cha xứ coi suối là một thứ nước linh thiêng. Ông lấy nước đó nhỏ và mắt anh mù Sac­tơlê. Lạ thay, ngay lúc đó đôi mắt anh sáng trở lại và đọc được dòng chữ viết từ mảnh giấy của cha xứ đang cầm ở tay.

Tin đó lập tức lan đi rất nhanh, một cô gái Char­lotte bị liệt từ lâu không đứng lên được liền được đưa đến suối Lour­des, cô thấy khỏe ra và đi lại bình thường sau khi uống nước suối Lour­des. Một cụ già bị hen mãn tính, mới uống có hai lần thuốc nước suối đã dứt hẳn cơ hen. Ngoài những người có bệnh tật tìm đến còn có rất nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu, bác học cũng tới. Vùng Lour­des xa xôi vắng vẻ trước đây nay bỗng trở nên sầm uất, náo nhiệt vì người đến cầu xin khỏi bệnh, lấy tin tức, xác định khảo cứu...

Theo Ivơ Bác Đô và các báo chí cho biết, hàng năm có từ 4-8 vạn người từ các miền của nước Pháp đổ đến Lour­des. Số người nước ngoài tới cũng không ít. Nhà bác học đã chứng kiến rất nhiều người được chữa khỏi bệnh. Bệnh trạng cả những người đến đây rất đa dạng: có người bệnh tim, người bệnh phổi, bệnh dạ dày, kinh niên,... đặc biệt có cả những người mù lòa, bại liệt, người bị bệnh “ma làm”. Các phóng viên, nhà nghiên cứu đã mục kích, chụp ảnh, quy phim về các cảnh tượng đó.

 H.T sưu tầm Mối liên hệ giữa “động táng lớn nhất Việt Nam” với các động táng trên thế giới

Xung quanh phát hiện về “Động táng lớn nhất Việt Nam” hay “Hang Ma”, nơi có hàng trăm cỗ quan tài gỗ của người xưa được “treo” và “chôn” ở các hang núi sát bờ sông Mã, sông Luồng, tại xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa, một loạt câu hỏi đã được đặt ra: Tục động táng ở Quan Hóa có liên quan gì với tục động táng của các cư dân ở một số nước lân cận?

Tục động táng trên thế giới

Tục chôn người chết, đặt quan tài trong hang núi là một hiện tượng khá phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu ở các vùng núi non châu Á (đặc biệt ở Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc) và châu Mỹ (nơi sống của người In­di­an - da đỏ có tổ tiên từ châu Á tới cách đây hơn 10.000 năm).

Cội nguồn của tục này liên quan tới tính biểu tượng của hang - ngôi nhà đầu tiên của nhân loại. Từ đó, hang được đồng nhất với tử cung của người đàn bà, nơi con người sinh ra, và để được tái sinh, phục sinh, người chết cần trở về đó. Hang núi cũng được coi là một nơi nối đất với trời, nơi gần trời nhất nên cũng là nơi tốt nhất để chôn người chết (các hoàng đế Trung Hoa cổ đại thường được chôn trong hang để linh hồn họ dễ siêu thoát lên trời, trở thành tổ tiên - thần linh).

Hang núi để chôn người chết có thể là hang núi tự nhiên, nhưng cũng có thể là hang núi nhân tạo (các pharaon Ai Cập được chôn trong các kim tự tháp hình núi). Một biến thể của tục động táng là việc chôn người chết trong các quan tài đá, trong các ngôi mộ xếp đá ở quanh (còn thấy ở người Mông) và các khu mộ có chôn cột đá (còn thấy ở vùng người Mường)...

“Hang ma” ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc, “hang ma” không còn là một hiện tượng kỳ lạ gây sốc bởi cho đến nay đã được phát hiện ở 13 tỉnh và khu tự trị, từ tỉnh Tứ Xuyên phía tây sang Phúc Kiến phía đông, từ Thiểm Tây phía bắc xuống Quảng Đông phía nam. Riêng tại thành phố Thượng Lộ thuộc tỉnh Thiểm Tây, các nhà khảo cổ học đã tìm ra 680 di chỉ với 4.220 hang mộ (tự nhiên hay nhân tạo) với các quan tài gỗ được đặt trong hang hay treo trên sườn núi đá dốc đứng. Đa số các hang mộ đơn có hình chữ nhật, sâu 3m. Tại các hang mộ tập thể, trên vách còn khắc hình bếp, giếng, miếu thờ.

Khu hang mộ nổi tiếng nhất Trung Quốc nằm trên núi Long Hổ, tỉnh Gi­ang Tây, nơi được coi là “Thiên cung” bởi có cảnh đẹp sơn thủy mê hồn, và đó cũng là quê hương của Đạo giáo. Tại đây, trên các vách đá dọc sông, cách mặt nước từ 20 đến 300 m và hướng về phía đông có hàng trăm hang hay huyệt mộ, bên trong treo một hay hơn chục quan tài gỗ hình nhà hay hình thuyền, nặng từ 150 đến 500 kg.

Các hiện vật trong các quan tài cho thấy chủ nhân của các hang mộ này là người Bách Việt sống vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc (năm 770 đến 221 trước Công nguyên). Do có số lượng hang mộ lớn, phân bố rộng trên một địa hình hiểm trở và độc đáo, ngọn núi này được vinh danh là “Bảo tàng khảo cổ học tự nhiên số 1” của Trung Quốc. Năm 1983, nó được đặt trong sự bảo tồn đặc biệt của Chính phủ Trung Quốc và vào năm 2000, được coi là một trong 11 khu bảo tồn địa chất quốc gia của Trung Quốc.

Hơn 10.000 người, gồm các học giả và người dân địa phương đã đưa ra các cách giải thích khác nhau. Một số người cho rằng, cách đây hơn 2.000 năm, mực nước sông cao hơn ngày nay nên người xưa có thể đã dùng thuyền chở các quan tài đến các hang không cách mặt sông bao xa. Một số khác lại cho rằng các hang mộ trên nguyên ở vùng núi thấp, nhưng do biến đổi địa lý nên chúng mới được tôn lên độ cao như ngày nay.

Một số khác nữa đưa ra giả thuyết: người xưa tạo ra các hang mộ trên vách núi cao để mộ tổ tiên họ không bị phá phách, và để làm điều đó họ đã dựng lên một hệ thống giàn giáo bằng tre, gỗ hay dùng ròng rọc để kéo các quan tài nặng trĩu từ các con thuyền lên. Thậm chí có những người còn đưa ra giả thuyết về việc người xưa dùng các dạng khinh khí cầu, cần cẩu nguyên thủy trong việc di chuyển các cỗ quan tài lên vách núi. Một số nhóm nghiên cứu còn tổ chức thí nghiệm, thực nghiệm lại các phương pháp dân gi­an trong việc đưa người và những vật nặng lên cao. Tuy nhiên, chưa có cách lý giải nào được công nhận.

“Hang ma” ở In­done­sia

Tại In­done­sia, tục động táng được bảo lưu dai dẳng ở một số nhóm Tora­ja, đảo Su­lawe­si. Điều lý thú là, một số học giả cho rằng tổ tiên xa xưa của họ đã di cư từ Đông Sơn, Việt Nam hay từ Đông Dương tới. Do có hoàn cảnh địa lý - lịch sử khá ổn định, cách biệt, văn hóa cổ truyền Tora­ja cho đến gần đây vẫn bảo tồn được khá nhiều phong tục Đông Sơn như xăm mình, cà răng, ăn trầu, đánh cồng chiêng hay giã cối làm hiệu khi có người chết.

Những tượng mồ Tora­ja nhìn xuống bảo vệ các cánh đồng,

xóm làng của người sống. (Ảnh: tabisite.com)

Đặc biệt, ngôi nhà cổ truyền Tora­ja (tongko­nan) có hình hài giống hệt với dạng nhà mái sống võng trên trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ thời Đông Sơn. Các nhà nghiên cứu còn thấy những chiếc chày đập vỏ cây Tora­ja giống hệt chiếc chày đập vỏ cây của Văn hóa Phùng Nguyên cũng như sự giống nhau gần như tuyệt đối về hoa văn giữa một ống tre Tora­ja và một ống tre Tây Nguyên.

Cho đến nay, tại một số nơi, người Tora­ja vẫn còn bảo lưu tục động táng, tức đưa các quan tài (thường là của những người chức sắc, giàu có) về các hang nhân tạo trên vách núi. Các quan tài này có hình con trâu (con vật thần thoại là chúa tể của âm phủ) hoặc hình thuyền (tương tự ngôi nhà của người sống). Điều lý thú là họ gọi các hang mộ đó là liang (hang) hay lo'ko (lỗ) hai từ rõ ràng rất gần gũi với hai từ hang và lỗ của người Việt.

Sọ người trong “Hang ma” In­done­sia (Ảnh: tabisite.com)

Với người Tora­ja, tục động táng được gắn với các quan niệm về nơi an nghỉ của người chết là ở phía tây hoặc nam, “nơi gần trời nhất”, “nơi có cửa trời”, “nơi có thang nối đất với trời”, “nơi thượng nguồn một con sông” gắn với truyền thuyết tổ tiên họ “đã đi thuyền tới vùng đất mới”. Và vì thế, nơi chôn cất lý tưởng là các hang núi. Việc đưa người chết tới những nơi đó được tin là sẽ giúp linh hồn họ được siêu thoát, thanh thản, để họ phù hộ người sống và sẽ dễ dàng được phục sinh ở một kiếp mới.

Hiện nay, đám ma và hang mộ Tora­ja đã trở thành hai “sản phẩm du lịch” của In­done­sia.

Mối liên hệ giữa động táng ở Quan Hóa với di chỉ Cánh đồng Chum ở Lào

Một trong những chiếc chum đá tại Cánh đồng Chum. (Ảnh: CAND)

Tại Lào, Cánh đồng Chum với hơn 3.000 chiếc chum lớn bằng đá (cao: 2 - 3 m, 25 m; đường kính miệng: 1-3 m; nặng: 2-13 tấn) là di chỉ khảo cổ nổi tiếng nhất và cũng chứa đựng nhiều bí ẩn nhất. Trong tương lai, nhiều khả năng, nó sẽ được công nhận là một di sản thế giới.

Cho đến nay đã có nhiều truyền thuyết và giả thuyết khoa học lý thú quanh ba vấn đề: chủ nhân, niên đại, chức năng của những chiếc chum đá ở đây.

Theo giả thuyết khoa học được nhiều học giả ủng hộ nhất cho đến nay, Cánh đồng Chum chính là một khu mộ lớn với các chum đá là các quan tài hay tiểu chứa xương người chết được hỏa thiêu trong một cái hang gần đó. Phần lớn vật tùy táng trong hang và trong chum có niên đại từ thế kỷ V trước Công nguyên đến thế kỷ VI­II sau Công nguyên. Một số vật tùy táng đất nung có hình dáng gần gũi với những chiếc trống đồng Đông Sơn cho thấy mối quan hệ của văn hóa Cánh đồng Chum với văn hóa Đông Sơn.

Trong khi đó, ở Thái Lan, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một động táng quan trọng tại hang Ong­bah với hơn 90 quan tài gỗ hình thuyền có niên đại năm 403 trước Công nguyên đến năm 25 sau Công nguyên. May mắn là trong số các vật tùy táng thoát khỏi sự đào bới, cướp phá của dân địa phương, vẫn còn lại 6 trống đồng. Đặc biệt, những bộ xương trong các quan tài cho thấy chủ nhân của chúng cao lớn hơn so với những cư dân bản địa Đông Nam Á. Điều này không khỏi khiến một số học giả gắn kết chủ nhân của các quan tài ở hang Ong­bah với chủ nhân của Cánh đồng Chum, tiếp đó, với các truyền thuyết cũng như giả thuyết khoa học một thời về sự thiên di của những người gốc Ấn - Âu từ Trung Á qua Ấn Độ tới Tây Nam Trung Quốc tới Đông Dương.

Giờ đây, có lẽ bí ẩn lớn nhất của các động táng Quan Hóa chính là những bộ xương có kích cỡ khác thường của chúng. Hy vọng, các phân tích ADN trong tương lai sẽ giải đáp các bí ẩn này và cho thấy mối liên hệ giữa chủ nhân các động táng ở Quan Hóa, cánh đồng Chum và ở các vùng xa hơn.

 Theo Công an nhân dân Bí ẩn khoa học: Giấc ngủ dài… 16 năm

Do bị tưởng nhầm là đã chết, cô bé Nazi­ra Ruste­mo­va (4 tuổi, người Kazak­stan) từng được… mai táng. Và khi được đưa ra khỏi mộ, Nazi­ra chìm vào giấc ngủ dài 16 năm rồi đột nhiên tỉnh dậy. Cơ thể của cô (vốn thay đổi rất ít trong thời gi­an hôn mê) bỗng lớn lên từng ngày để nhanh chóng trở thành cơ thể một phụ nữ.

Đó là một trong những trường hợp mắc chứng hôn thụy, cho đến nay vẫn là bí ẩn đối với khoa học. Những người bị chứng hôn thụy có thể ngủ hàng tháng trời, thậm chí vài chục năm. Trong thời gi­an đó, cơ thể họ hầu như không có sự thay đổi. Sau khi tỉnh giấc, quá trình trao dổi chất được tăng tốc khiến cho cơ thể lớn nhanh trông thấy, y như trong truyện cổ tích. Ở một số bệnh nhân còn xuất hiện nhiều khả năng kỳ lạ mà trước khi hôn mê họ chưa hề có. Nazi­ra Ruste­mo­va là một trường hợp điển hình.

Lúc mới sinh, Nazi­ra là một cô bé khỏe mạnh, cơ thể phát triển bình thường. Gần đến sinh nhật lần thứ 4, đột nhiên cô bé bị đau đầu dữ dội, không thuốc nào làm giảm được. Sau mỗi cơn đau, cô bé lại lịm đi. Một buổi sáng, khi vào đánh thức con, cha mẹ Nazi­ra thấy cô bé nằm bất động trên giường. Các bác sĩ khẳng định em đã chết mà không rõ nguyên nhân.

Sau khi mai táng cho Nazi­ra, ông và bố cô bé nằm mơ thấy có người bảo rằng Nazi­ra chưa chết mà đã bị chôn sống. Người cha trở lại nghĩa địa, lật ván áo quan lên để kiểm tra. Ông sửng sốt nhận thấy xác con gái đã nằm sát vào một góc chứ không ở vị trí chính giữa như lúc hạ huyệt. Lớp vải liệm quấn quanh cô bé bị nhàu và đôi chỗ có vết cào xước. Ông vội vàng bế con về nhà.

Hai tuần liền, gia đình Nazi­ra tìm mọi cách để đánh thức cô bé nhưng vô hiệu. Được tin, Bộ Y tế Liên Xô đã chuyển Nazi­ra lên Moscow để nghiên cứu. Cô bé được đặt trong lồng kính suốt 16 năm cho đến ngày bừng tỉnh.

“Suốt thời gi­an đó, tôi không hề ngồi dậy lần nào” - Nazi­ra nhớ lại - “Mặc dù nằm bất động nhưng tôi vẫn nhận biết được mọi chuyện xảy ra xung quanh. Thậm chí có lần tôi còn ngửi thấy hương thơm thoang thoảng đặc trưng của vùng thảo nguyên quê tôi. Một hôm, tôi nghe thấy tiếng chuông điện thoại réo rất lâu. Mãi mà không có ai nhấc máy, thế là tôi quyết định đứng dậy để nói chuyện điện thoại…”

Trong 16 năm ngủ lịm, người Nazi­ra chỉ dài thêm 30cm, mặc dù vẫn tiếp nhận thức ăn qua hệ thống ống dẫn nối với dạ dày. Tuy nhiên, khi tỉnh lại, cơ thể cô phát triển nhanh như thổi. Chỉ trong thời gi­an ngắn, từ một cô bé, Nazi­ra đã có một cơ thể phát triển như mọi cô gái 20 tuổi khác.

Trong mấy ngày đầu, Nazi­ra đã phục hồi khả năng khẩu ngữ, có thể gi­ao tiếp với mọi người mà không quên từ nào. Thậm chí, cô còn nói được 4 thứ tiếng, trong đó có tiếng Lat­inh và tự nhấc mình khỏi mặt đất nhẹ nhàng như bay. Tuy nhiên, sau đó vài năm, những khả năng này biến mất. Nazi­ra quên cả tiếng mẹ đẻ (Kazak­stan), chỉ còn nhớ duy nhất tiếng Nga.

 Theo TNTP Các nhà khoa học Nga giải mã thông điệp của người ngoài hành tinh

Theo nhà toán học lỗi lạc Nga, Vladimir Pakho­mov, những người ngoài hành tinh đã từng viếng thăm trái đất và để lại hệ thống lịch của họ cùng một thông điệp cho nền văn minh trái đất.

Nhà toán học  Nga, Vladimir Pakho­mov (Ảnh: mi­di-​ebooks)

Nhà toán học này nói: “Tôi không thấy thông điệp từ người ngoài hành tinh một cách tình cờ, mà tôi tìm kiếm nó. Với một niềm tin chắc chắn rằng họ đã viếng thăm trái đất chúng ta”. Nhiều chuyên gia rất chú ý đến một vài sự trùng hợp ngẫu nhiên mà họ có thể tìm thấy trong các truyền thuyết và chuyện kể về sự viếng thăm trái đất của người ngoài hành tinh thời xa xưa.

Nhà thám hiểm Erich von Daeniken viết rằng, con người rất khó khăn trong việc tìm kiếm các dấu vết của người ngoài hành tinh trên trái đất. Đại dương chiếm 2/3 bề mặt hành tinh, băng tuyết bao phủ 2 cực trái đất, các sa mạc và rừng cây mênh mông chiếm phần đất còn lại của hành tinh.

Daeniken cho rằng người ngoài hành tinh (nếu họ đã từng có mặt trên trái đất) ắt hẳn phải suy nghĩ cách để lại loại hình thông điệp nào của họ trên trái đất để có thể tồn tại qua hàng ngàn thời kỳ.

Nhà khoa học Nga Vladimir Pakho­mov tin rằng, người ngoài hành tinh có thể đã để lại hệ thống lịch của họ trên trái đất. Ví dụ như các pharaon Ai Cập cổ đại đã có lời tuyên thệ khá lạ lùng khi lên ngôi hoàng đế: Họ hứa sẽ không thay đổi hệ thống lịch, dù chỉ là sự sửa đổi nhỏ nhất.

Nhiều bản thảo cổ cũng cho biết rằng vị thần thông thái có 2 tên gọi: Thoth và Her­mes đã soạn thảo và giữ kín một số “cuốn sách” trước khi ngài quay về trời. Nhà nghiên cứu Gra­ham Han­cock viết trong cuốn sách Tấm gương trời, rằng các cuốn sách của vị thần thông thái tồn tại lâu dài và vô hình trong suốt nhiều thế kỷ. Các truyền thuyết cũng kể rằng vị thần linh này không muốn cho con người tìm thấy và đọc được các cuốn sách đó, vì loài người không xứng đáng được hưởng vinh dự đó.

Erich von Daeniken đang tìm kiếm các dấu vết lạ ở Den­dera, Egypt

(Ảnh: daniken.com)

Loài người chưa có kiến thức và các công nghệ cần thiết để đọc được hệ thống lịch của người ngoài hành tinh, nhưng dù sao thì loại lịch này cũng đã tồn tại trên trái đất. Nhà khoa học Pakho­mov nói: “Tôi rất sốc đối với ma trận của lịch vĩnh cửu, được tìm thấy trên các bức tường Đại giáo đường Sophia ở Kiev, nước Ukraina. Ma trận được làm ra để có thể xác định được cấu trúc lịch của bất cứ năm nào. Ví dụ, bạn có thể dễ dàng tìm được ngày sinh của mình trong 100 năm với sự giúp đỡ của lịch vĩnh cửu”.

Pakho­mov đã sử dụng lịch của Đại giáo đường Sophia như là điểm khởi đầu cho công việc giải mã các tài liệu cổ xưa được viết bằng mật mã.

Diên San

 Theo Prav­da, CAND.com.vn Giải mã bí ẩn thuật thôi miên

Từng được sử dụng từ lâu trong y học cũng như giải trí, thuật thôi miên - một trong những bí ẩn lớn nhất của con người - đang dần được giải mã nhờ nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ.

Từ thế kỷ 18, người ta đã phát hiện ra rằng trí não có thể bị ám thị điều khiển để sai khiến cơ thể. Nhưng sau hàng thế kỷ sử dụng thôi miên để gây tê và chữa bệnh cho bệnh nhân, người ta vẫn chưa thể trả lời liệu đó chỉ là sự tuân theo ám thị của nhà thôi miên, hay là một dạng tập trung cao độ khi môi trường xung quanh đã ra khỏi ý nghĩ của người được thôi miên? Những nghiên cứu gần đây đã giải mã được phần nào cơ chế tác động của thôi miên lên nhận thức của con người, dẫn tới việc người bị thôi miên hành động theo ám thị.

Trong những thí nghiệm mới của mình, Michael Pos­ner - Giáo sư thần kinh học tại Đại học Ore­gon (Mỹ) - và các đồng sự đã ghi lại những thay đổi trong quá trình xử lý thông tin của não người. Thường thì thông tin mà cơ thể nhận được sẽ được chuyển đến vùng cảm giác sơ cấp trong não, để từ đó lại được chuyển lên những vùng chức năng cao hơn, nơi diễn dịch thông tin. Kết quả nghiên cứu cho thấy, điều đáng ngạc nhiên là lượng thông tin chuyển xuống nhiều gấp 10 lần lượng thông tin chuyển lên, cũng có nghĩa là những gì con người nhìn, nghe thấy và tin vào là dựa trên quá trình xử lý thông tin từ trên xuống. Các dữ liệu ở mức xử lý sơ cấp có thể bị ghi đè lên phụ thuộc vào các kết quả diễn dịch thông tin của trung tâm xử lý thông tin cao nhất. Mô hình xử lý thông tin này cũng giải thích vì sao thôi miên, với bản chất là tạo ra một quá trình xử lý thông tin từ trên xuống, có thể gây ra ám thị mạnh mẽ.

Theo kết quả nghiên cứu tiến hành trong hàng chục năm của tiến sĩ David Spiegel - nhà tâm lý học tại Đại học Stan­ford, 10-15% người lớn rất dễ bị thôi miên, so với tỉ lệ 80-85% ở những trẻ dưới 12 tuổi, lứa tuổi mà chu trình xử lý từ trên xuống chưa hoàn chỉnh; trong khi đó khoảng 20% người lớn rất khó bị thôi miên.

Tiến sĩ Amir Raz - Giáo sư thần kinh học tại Đại học Columbia - lại nghiên cứu tác dụng của thôi miên bằng cách sử dụng bài test Stroop. Ông cho 16 người, trong đó một nửa là những người rất dễ, nửa kia là những người rất khó bị thôi miên, nhìn những chữ cái ghi tên các màu nhưng lại có màu trái ngược với nghĩa của chúng. Sau khi ám thị cho họ rằng đó là những từ tiếng nước ngoài mà họ không hiểu, ông yêu cầu họ ấn vào nút chỉ màu thật của chữ cái. Ở những người dễ bị thôi miên, hiệu ứng Stroop (người biết chữ có phản xạ phải đọc trước khi ấn nút nên mất thời gi­an giải quyết sự xung đột thông tin) không còn, họ có thể chỉ ra màu ngay lập tức. Còn với những người khó bị thôi miên, hiệu ứng Stroop thắng thế, khiến họ chậm hơn.

Kết quả scan não của hai nhóm được so sánh với nhau đã cho thấy sự khác biệt. Trong nhóm dễ bị thôi miên, vùng thị giác trong não thường mã hóa các chữ cái hiển thị và vùng não chuyên dò tìm những xung đột thông tin đã không hoạt động. Quá trình xử lý thông tin từ trên xuống đã áp đảo việc xử lý của não (đọc và xử lý thông tin trái ngược nhau) theo đúng trình tự từ dưới lên, nhưng chính xác điều đó xảy ra như thế nào vẫn còn là điều bí ẩn.

Một số nghiên cứu gần đây từ các hình ảnh của não cũng chỉ ra cơ chế tương tự. Theo tiến sĩ Stephen Koss­lyn - nhà thần kinh học tại Đại học Har­vard, con người nghĩ rằng các hình ảnh, âm thanh từ thế giới bên ngoài tạo ra sự thật, nhưng não lại xây dựng ngân hàng dữ liệu của nó dựa trên kinh nghiệm từ quá khứ. Sự thú vị của thôi miên là ở chỗ nó tạo ra thông tin sai lệch. “Chúng ta tưởng tượng ra điều gì đó khác biệt, và nó trở thành 'sự thật'” - Spiegel nói.

 Theo Lao Động Ngôi giáo đường tạc trong đá

Xây dựng từ thế kỷ 16, cho tới nay, 11 ngôi giáo đường này vẫn hấp dẫn và gây nhiều hứng thú, hiếu kỳ cho vô số người. Những kiến trúc độc đáo, lạ lùng tới mức ngay cả người kiến tạo nên nó cũng nghi ngờ, không biết người ta có tin vào những gì họ làm hay không.

Đất nước của thánh đường đá

Lal­ibela là một trong những thành phố của tộc người Amhara, hay còn gọi là Kilil, của Ethiopia. Nằm ở độ cao 2.500m so với mực nước biển ở 12,04 độ Bắc và 39,04 độ Đông, dân số hiện khoảng 8.484 người. Lal­ibela là trung tâm của các cuộc hành hương.

Bên trong nhà thờ, những tảng đá nguyên khối được dùng để xây dựng hiện vẫn còn nguyên vẹn. Các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời về cách thức con người của thế kỷ 13 bằng phương tiện nào đó thể lấy được những tảng đá này từ các vùng núi lân cận về địa điểm xây dựng. (Ảnh: rain­bow­tours)

Thành phố này có những giáo đường được xây dựng từ tảng đá nguyên khối trong thời kỳ trị vì của Thánh Lal­ibela (một thành viên của hoàng tộc Za­gwe), người nắm quyền cai trị toàn lãnh thổ Ethiopia trong thế kỷ 13. Trong thành phố có 11 nhà thờ cổ kính và chia thành 3 nhóm. Nhóm cực bắc: giáo đường Bete Med­hane Alem bằng đá, lớn nhất thế giới hiện nay, có lẽ là bản sao từ ngôi nhà thờ Thánh Ary ở Ak­sum, một vùng khác ở Ethiopia. Nhóm cực Tây: nhà thờ Bete Gior­gis được bảo tồn hầu như nguyên vẹn nhất và nhóm cực Đông bao gồm 4 nhà thờ dành riêng cho hoàng gia, trong đó giáo đường Bete Gabriel-​Ru­fael là nơi sản xuất bánh thánh (từ bột mì) cổ nhất thế giới.

Người châu Âu đầu tiên phát hiện những ngôi nhà thờ này là nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Pêro da Civil­hã (1460 - 1562). Tuy nhiên, một trong những người phát hiện thị trấn Lal­ibela là linh mục Bồ Đào Nha Fran­cis­co Al­vares (1465 - 1540), người đã tháp tùng đại sứ Bồ Đào Nha trong chuyến viếng thăm Leb­na Den­gel vào những năm 1520.

Độc đáo và thánh thiện - những lời mà du khách thường để lại sau khi viếng thăm cây thập tự giá cổ xưa này. Với lối kiến trúc hoàn toàn bằng đá, xây dựng sâu đến gần 5m dưới mặt đất, đây hiện nay là vùng đất thánh của người dân Lal­ibela. (Ảnh: weltkul­turerbe)

Kiệt tác của kiến trúc sư vô danh

Giáo đường được dựng hoàn toàn trong nham thạch của thế núi. Đầu tiên, chung quanh nham thạch cỡ lớn ở sườn núi, người ta đào rãnh rất sâu, tách rời nó ra khỏi thế núi. Sau đó, từ trên xuống dưới từng chút một, người ta đào từng mét đá trong nham thạch, tạo thành giáo đường nham thạch với nóc tròn, cửa sổ, hành lang, cửa phòng lớn... Bên trong, ngoài cột đá chống đỡ vùng nóc và cổng vòm, toàn bộ đều bị khoét rỗng.

Một giáo sĩ ở nhà thờ

(Ảnh: SGTT)

Những giáo đường được xây dựng vững chãi và rộng lớn. Giáo đường Chúa cứu thế, dài 33,5m, rộng 23,5m, cao 10,6m. Giáo đường Sainte Maria với cửa sổ hình thập tự Latin và cổ Hy Lạp, hình chữ vạn và chữ thập cuộn vòng tròn. Cột đá chính giữa trong giáo đường dùng vải bao bọc.

Các giáo đường được nối liền với nhau bởi đường thông nham thạch giống như mê cung chằng chịt. Cả khối nham thạch cỡ lớn xây nên giáo đường Saint Georges được khắc hình thập tự đều nhau. Saint Georges tọa lạc trong hầm nham thạch rất sâu, đường thông dưới đất nối liền với cửa vào, trở thành bia kỷ niệm sự nghiệp anh hùng và nghị lực phi thường của những người xây dựng giáo đường.

Các nhà nghiên cứu kiến trúc những ngôi nhà thờ ở Ethiopia có hai nguồn gốc: trước hết, được xây dựng theo lối kiến trúc Ax­umite với lối xây dựng từ đá nguyên khối và gỗ làm thân trụ giữa; thứ hai là theo lối kiến trúc nhà thờ xây sâu với hai dãy cột thường thấy thời La Mã. Những ngôi nhà thờ này phản ánh truyền thống kiến trúc nổi bật Ax­umite và Kitô giáo Địa Trung Hải thời xưa: chúng mang lại một sự sáng tạo mới của nghệ thuật tôn giáo trên đất Ethiopia.

Năm 1978, Lal­ibela được Tổ chức Khoa học - văn hoá và giáo dục Liên hiệp quốc (UN­ESCO) công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Trần Ngọc Phúc

 Theo Sài Gòn tiếp thị Bí ẩn về hình vẽ đồng tiền trên bãi biển.

Trên bãi biển Minh Hải ở Nhật Bản, người ta phát hiện thấy một bức vẽ đồng tiền khổng lồ. Từ việc tạo hình tiền cổ Trung Quốc cho đến những chữ rõ ràng trên đó đến mức có thể nhận ra chữ gì, khiến người ta không hiểu hình vẽ đó có ý nghĩa gì, ai trông thấy nó cũng lấy làm lạ.

Hình vẽ đồng tiền tạo cảm giác như hình nổi đó được đào cát mà đắp lên. Những người đi lại trên bãi biển tiếp cận nó đều không cảm thấy đó là một bản đồ họa, họ chỉ tưởng nhầm đó là những rãnh cát mà thôi. Nhưng khi leo lên ngọn núi trên bờ biển cúi nhìn xuống thì rất ngạc nhiên nhận ra rằng, các rãnh cát đó thể hiện một bản đồ họa tiền cổ rất lớn. Tại nơi ấy bạn có thể nhận ra bức “đồ họa” hình tròn đó rất giống với một đồng tiền cổ xưa của Trung Quốc. Chính giữa vòng tròn cát đó là một lỗ 4 cạnh hình vuông. Ở bốn cạnh của lỗ hình vuông đó có 4 chữ “Vĩnh Khoan Thông Bảo”. Bức đồ họa hình đồng tiền này lớn đến mức nào? Người ta đã tiến hành đo đạc thực địa. Khi đo đạc, người ta lại có phát hiện mới. Thì ra bức đồ họa người ta trông thấy không phải có hình tròn tuyệt đối, mà là một hình ô-​van, có chu vi 354 mét, chiều dài Đông Tây 122 mét, chiều rộng Nam Bắc 90 mét, khi đứng trên đỉnh núi phía Đông nó, người ta nhìn thấy nó tròn xoe.

Vậy bức họa đồ hình đồng tiền khổng lồ đó được hình thành như thế nào? Theo truyền thuyết, năm Vĩnh Khoan thứ 10, tức năm 1633, cư dân địa phương đã đào cát tạo ra nó trong một đêm để chờ đón Long Hoàn Phan Chủ đến thị sát, và nó được giữ nguyên đến ngày nay. Một truyền thuyết khác lại nói rằng, trên đỉnh núi Cầm Đàn, hồi ấy có một điện thờ thần, gọi là “Bát Phan thần cung”. Năm “Đại Bảo” thứ ba, tức năm 703, một đêm, Bát Phan đại thần đi trên một chiếc thuyền tỏa sáng, từ Vũ Tá thần cung bay xuống đất. Từ đó mới có bức đồ họa tiền đồng ấy. Từ đó người ta xây dựng ngôi thần cung ấy để cúng tế Bát Phan đại thần.

Hình người khổng lồ ở Nasca

Bức đồ họa bí ẩn cùng với truyền thuyết thần thoại ấy, khiến người ta liên tưởng đến những đồ họa khổng lồ trên đồng bằng Nasca ở Pêru. Những hình vẽ khổng lồ trên cao nhìn xuống mới nhận ra được. Người ta cho rằng, đó là những kiệt tác của người Vũ Trụ. Người Trái Đất xưa, thì không thể nào vẽ ra nổi. Vậy thì bức đồ họa tiền đồng, phải chăng cũng là vật kỷ niệm của người Vũ Trụ. Trong truyền thuyết, vị đại thần đế từ Vũ Tá phải chăng là người ngoài hành tinh đến từ Vũ Trụ. Thuyền tỏa sáng chở vị thần đó phải chăng là đĩa bay? Nếu vậy thì vì sao người Vũ Trụ lại đến Trái Đất mà “vẽ” nên đồ họa tiền đồng? Ngụ ý của nó là gì? Một loạt những vấn đề đó, người ta rất khó tìm được chứng cứ để làm rõ và trở lại Trái Đất để tìm lời giải từ tổ tiên xa xưa thời cổ đại. Họ lại cho rằng, đồ họa tiền đồng chỉ đơn thuần là kiệt tác của người Trái Đất. Đó là kết tinh trí tuệ tập thể của họ. Người ta suy luận rằng: Khi tạo ra kỳ tích này, người chỉ huy đã đứng lên đỉnh núi Cầm Đàn trên bờ biển, dùng cờ hiệu để chỉ huy đám đông làm việc ở bãi biển. Như vậy, đám đông được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất đã hoàn thành được hạng mục công trình to lớn đó. Chỉ có như thế, bức đồ họa họ tạo ra mới có hình bầu dục như vậy, nhưng người đứng trên đỉnh núi thì vẫn thấy nó có hình tròn, càng giống với đồng tiền.

Về cách giải thích này cũng có phần hợp lý, nhưng người ta còn thắc mắc là, do ai tạo ra nó, để làm gì, và vào lúc nào? Vì sao nó tồn tại lâu dài như vậy trên bãi biển sóng vỗ mà không bị san phẳng mất đi?

 H.T (theo Kính vạn lý) Hồ ma vùng Catun

Nhà địa chất Nga Varikov thuật lại chuyện về một cái hồ đã một thời khẳng định là có ma. Hồ đó ở vùng núi hiếm trở ở ngọn nguồn sông Catun. Theo lời đồn đại nơi đây có nhiều hồn ma lang thang, những hung thần bị đầy ải đã về tụ họp ở đó. Ai tò mò đến xem sẽ bị hành, bị đau ốm, bị chết.

Sông Catun

Một họa sỹ nghe nói cảnh hồ rất đẹp và đã không tin ở những điều dị đoạn liền tìm vào nơi bí ấn đó. Ông cắm lều ngủ lại ở cánh rừng cách hồ 400m. Lạ thay, đêm đó ông thấy người nôn nao khó chịu, bọt mép trào ra như người bị... ma làm. Sáng dạy đến gần hồ thì thấy ánh sáng đỏ thẫm huyền ảo trên vách núi và từng cột hơi lung linh, xanh biếc bốc lên từ mặt nước. Ông càng thấy chóng mặt, khó thở và phải ngồi xuống. Tuy nhiên, ông vẫn gượng phát qua bức phác thảo. Đó là cảnh mặt hồ xanh xám bao quanh những núi tuyết trắng. Ở chân núi tỏa ra ánh sáng mờ nhạt, pha màu đỏ hồng. Những tảng đá lăn từ vách đá xuống nổi bật màu đỏ thẫm như máu.

Họa sỹ trở về và bị ốm 4 năm trời. Trong thời gi­an ấy, nhà địa chất Varikov đến thăm ông và được xem, nghe kể về bức tranh hồ ma quỷ. Varikov càng không tin ở chuyện hoang đường và xin họa sỹ bức tranh về nghiên cứu, đến nay vẫn chưa có lời giải thích nào.

 H.T sưu tầm Hồ thủng ở Kirghizis­tan

Kirghizis­tan, miền trung Á, được nuôi dưỡng bởi các đỉnh núi cao đến 7.000 mét, con sông băng In­ylchek chứa đựng một bí ẩn chưa giải thích được từ trăm năm nay, nó là duy nhất trên thế giới mà cứ mỗi mùa hè, hồ Merzbach­er ở đó lại cạn khô nước trong 3 ngày. Tại sao?

Các câu hỏi này đặt ra từ đúng một thế kỷ nay, khi nhà địa chất người Đức Got­tfried Merzbach­er khám phá chiếc hồ năm 1904 (và từ đó nó được mang tên ông). Với mong muốn phá vỡ bí ẩn của hồ Merzbach­er, một đoàn thám hiểm quốc tế do GFZ Berlin tiến hành đã lên đường đến chiếc hồ này vào mùa hè năm nay. Lần đầu tiên, các nhà khoa học cố gắng trả lời câu hỏi đó.

Con sông băng khổng lồ In­ylchek dài 65 km, với hai nhánh chính hội tụ nhau cách đoạn cuối sông 15 km. Tại chỗ gi­ao nhau của hai nhánh, ở độ cao 3.300 m, đó là hồ Merzbach­er, sâu 130 mét, một phần bị bao phủ bởi các núi băng trôi. Mỗi năm, nước hồ rút sạch đi trong 3 ngày, vào khoảng đầu tháng 8.

Điều không thể đã diễn ra. Vào lúc 16h ngày 6/8/2004, hồ Merzbach­er bắt đầu tự tháo cạn nước đi! Cứ mỗi năm, hiện tượng lạ lùng trên lại xảy đến vào thời gi­an này. Với vẻ ngoài bình lặng, lượng nước đông giá của nó dần dần đổ vào đáy sâu của con sông băng In­ylchek. Thấp hơn 30 km và sau vài giờ, đến lượt thung lũng bao la bị ngập nước. Từ một con sông khiêm tốn trên núi, In­ylchek đã trở thành một đại dương hung dữ, chiếm trọn cả không gi­an. Trong 3 ngày đêm, chiếc hồ tháo sạch 250 triệu m3 nước của mình, chỉ để lại trong lòng hồ một thảm các khối băng khổng lồ u buồn. Ngày 9/8, hiện tượng nước rút hoàn tất trong thung lũng. Con sông băng chấm dứt sự thay hình đổi dạng của nó. Còn hồ Merzbach­er đã trống rỗng. Nhờ điều kỳ diệu nào mà chiếc hồ bắt nguồn từ sông băng này có thể tự tháo nước đi trong vòng 3 ngày? Nước đã chảy đi đâu? Sự tháo sạch nước đã xảy ra như thế nào? Và bằng cách nào hồ lại đầy nước trở lại?

Ngày 19/7/2004. Khi đến Bichkek, thủ đô Kirghizis­tan, khó khăn đã lộ ra. Ser­guei Dushav­ili, một trong những lãnh đạo của đoàn thám hiểm, thông báo: “Có thể chúng ta buộc phải dùng ngựa cho 4 ngày đường, nếu như trực thăng không sử dụng được”. Không thể bỏ lại những người Nga, chiếm đại đa số trong đoàn, cho dù ở Kirghizis­tan chỉ có một chiếc trực thăng duy nhất. Nhưng rồi cuối cùng một chiếc MI-8 khổng lồ cũng xuất hiện đón chúng tôi sau hai ngày đường vất vả trên con đường xấu.

Chúng tôi dựng lên hai trại, cách nhau 20 km: một trại nằm dưới chân con sông băng, nơi mà sông In­ylchek bắt nguồn và trại thứ hai nằm ngay trên con sông, đối diện với hồ Merzbach­er. Trong liên lạc vô tuyến hằng ngày với nhau, chúng tôi gọi tên hai trại lần lượt là Paliana và Basa. Con sông băng được chia cắt thành nhiều khu vực, từ tây sang đông, và mỗi êkip chịu trách nhiệm nghiên cứu các khu vực gần với trại của mình. Lúc này hồ còn đầy nước, do chúng tôi đã quan sát trước bằng máy bay vào buổi sáng. Thậm chí là rất đầy nước, theo các phi công thường bay tới đây để thả các nhà leo núi xuống chân ngọn núi Khan Ten­gri cao 7.000 mét. Trong tháng 7, hồ Merzbach­er đạt mức lưu lượng nước kỷ lục.

Mỗi người một giả thuyết riêng

Đặc điểm của mỗi cuộc thám hiểm là sự may rủi đè nặng trước các bí ẩn của tự nhiên. Cuộc thám hiểm của chúng tôi cũng không thoát khỏi quy luật đó. Chúng tôi muốn có nhanh những câu trả lời sau khi có mặt tại hiện trường được vài hôm. Tuy nhiên, cuộc thám hiểm được lên chương trình cho 4 năm. Mục tiêu của năm đầu tiên này là thiết lập mạng lưới các điểm GPS, để đo đạc, nhờ vào các vệ tinh định vị mọi sự di chuyển của con sông băng. Tiến sĩ Wasili Michaljow, trưởng đoàn thám hiểm, dự đoán: “Có lẽ chúng ta sẽ có nhiều câu trả lời vào vài tuần nữa. Nhưng hiện thời chúng ta nên giảm thiểu bớt các giả thuyết”. Mặc dù vậy, các giả thuyết vẫn kích thích trí tò mò của mọi người. Lúc đó, Ser­guei Du­dashvili đưa ra giả thuyết của mình:

Đã không có bất kỳ một lỗ thủng nào cho phép hồ Merzbach­er tháo nước đi, nhưng nhiều miệng lỗ bị tắc nghẽn do các khối băng khổng lồ. Vào mùa đông, các khối băng này vẫn còn áp sát bề mặt đáy nhiều lỗ xốp như là một loại rào cản tự nhiên. Nhờ thế mà chiếc hồ ngập nước, vì các “nắp van” vẫn bị đóng lại do hiệu quả của áp suất và nhiệt độ thấp. Khi mùa hè đến, nước nóng dần lên và các khối băng to bắt đầu tan chảy, cho đến lúc mà - theo Ser­guei - chúng mất đi sự bám dính, đột ngột trồi lên bề mặt. Hiện tượng này tương ứng với sự mở đột ngột các “nắp van”. Một giả thuyết như thế chỉ có thể đứng vững nếu như mực nước hồ dâng lên về phía hạ lưu cũng đột ngột không kém. Do đó chúng ta còn phải chờ đợi để biết sự thật nằm ở đâu.

Ngày 28/7/2004. 6 ngày đã trôi qua kể từ lúc chúng tôi đặt chân đến trại Paliana. Chúng tôi kẻ ô vuông khu vực một vùng khoảng 10 km. Độ cao trung bình 3.000 mét. Vì lý do an toàn, trại của chúng tôi nằm ở phía tây con sông In­ylchek, điều đó khiến chúng tôi buộc phải lội nước để đến con sông băng. Nhiệt độ nước là 1 độ C.

Trong khi chúng tôi lắp đặt các cột mốc trên khu vực cuối sông băng, nhà nghiên cứu hang động Wasili Fil­ip­ienko xác định được hai hang động khổng lồ. Ở cách hồ chưa đầy 2 km, hai hang này có thể nằm trong mạng lưới thủy văn tiêu nước của chúng. Trong thời kỳ “nóng”, sự tan chảy và lưu lượng nước đóng băng trong hai hang động trên, không kể đến chiếc hồ đang đe dọa rạn vỡ bất cứ lúc nào, không cho phép các nhà khoa học thăm dò chúng được. Sau hai lần mạo hiểm thâm nhập hang bất thành, chúng tôi đành bỏ cuộc. Công việc nghiên cứu hang động phải rời sang mùa thu.

Ngày 1/8/2004. Như không màng đến sự chờ đợi của đoàn thám hiểm, hồ Merzbach­er vẫn cứ đầy nước. Ser­guei lúc đó đề nghị tiến về hướng nam. Ở đây sông băng rộng hơn, khoảng 4 km và đặc biệt xáo trộn. Từ trại chúng tôi, phải mất 3 giờ đi bộ mới đến được vùng đất bí mật tách nước khỏi hồ, khỏi con sông băng nói riêng. Chúng tôi biết chiếc hồ thủng nằm tại vùng này, nhưng không có ai đến được đó. Điều gì xảy ra trong cái rào chắn tự nhiên này? Sự chuyển tiếp giữa yếu tố nước và băng đã diễn ra như thế nào?

Yếu tố đơn giản, và rất có thể giải thích cho sự tồn tại của chiếc hồ, là sự dâng lên của băng từ nhánh nam của con sông băng tại nơi này. Thay vì tan chảy cùng nhánh bắc trong một chữ Y hoàn hảo, như mọi con sông băng trên thế giới, nhánh này lại dâng lên hình thành một rào cản băng giá khiến nước hồ Merzbach­er được giữ lại.

Chúng tôi không bao giờ đến được bờ nam của hồ. Càng đến gần, các núi băng càng to ra, hòa vào nhau và tạo ra nhiều khe nứt. Chúng tôi có một điều chắc chắn: mặt băng dâng lên này của nhánh nam là nguyên nhân của hiện tượng hồ thủng duy nhất trên thế giới. Không có sự bất thường này sẽ chẳng có chiếc hồ. Trong một thế kỷ, hồ Merzbach­er dịch chuyển từ 2 đến 3 km đến hạ lưu. Từ nay rào cản băng giá rất gần chỗ gi­ao nhau của hai nhánh sông, và có lẽ hồ sẽ biến mất trong một tương lai khá gần.

Ngày 3/8/2004. Kết thúc cuộc thám hiểm tạm thời. Chiếc hồ vẫn đầy nước. Tôi quyết định ở lại một mình cho đến lúc hồ cạn nước. Không phải tại trại Basa, nơi khó quan sát, mà trong thung lũng, cách 30 km về phía dưới, nơi hiện tượng dâng nước sẽ rất ngoạn mục.

Ngày 5/8/2004. Ta­tiana chia sẻ với tôi nhiều dấu hiệu cho thấy chiếc hồ bắt đầu rút nước. Những điểm nước mới xuất hiện trong lòng sông. Lưu lượng sông băng In­ylchek tăng dần...

Ngày 6/8/2004. Lúc 16 giờ. Lần này con sông đã gấp 3, 4 lần khối lượng. Thung lũng tràn nước. Chắc chắn chiếc hồ đang tan rã. Giả thuyết của Ser­guei bị loại bỏ. Lưu lượng nước không ngừng tăng lên trong 2 ngày. Rõ ràng là sự khai mở “các nắp van” không diễn ra đột ngột. Chắc chắn là sự tan chảy của các nút băng giải phóng dần dần nước của hồ Merzbach­er, chứ không phải sự dâng lên mặt của các nút băng.

Cuối cùng, để giải được bí ẩn hồ thủng Merzbach­er, có lẽ chúng ta phải chờ vài năm nữa...

 Theo Vn­Ex­press Sáu hòn đá chắn gió ở Anyadi­va

Trong thành Anyadi­va trên dãy núi Andès thuộc Pérou có một đàn tế bằng đá. Đàn tế bằng đá này được xây dựng từ 6 phiến đá hoa cương cao 4m, rộng và dảy 2m, nặng 80 tấn, chúng được dùng làm tường chắn.

Nơi dựng đàn tế cách nơi lấy đá 10km. Người thợ thời bấy giờ đã phải men theo triền núi dọc đứng, dòng sông chảy xiết và qua cả bình nguyên để đưa những phiến đá lên trên đỉnh núi cao 1.500m. Đây là một công việc rất khó làm được.

Bộ phận chủ yếu của di tích xuất phát từ Đế quốc In­ca. Bình phong màu vàng của đàn tế được dựng lên, dưới ánh sáng Mặt trời và Mặt trăng phát ra ánh hào quang lóa mắt, đủ gợi lên những tưởng tượng xa với trong tâm trí mọi người.

Vậy kỹ thuật cao siêu đó được làm từ hai bàn tay của ai? Tại sao về sau lại thất truyền? Điều đó vẫn là bí ẩn chưa có lời giải thích.

 H.T sưu tầm Thêm một khám phá về bí ẩn “Tam giác quỷ” Bermu­da

Ngay từ năm 1959, ý niệm về một liên kết đặc biệt của nước đã được đưa ra – đó là sự liên kết của các phân tử nước với nhau tạo thành hình khối tròn nhiều cạnh, tương tự như trái bóng đá. Có các hốc rỗng bên trong cũng lớn bằng các phân tử nước, hay của một vài các phân từ khí, trong đó có khí mê-​tan.

Cách đây không lâu, 2 nhà khoa học Nga - Vushos­ki và Ko­rni­no­va đã tiến hành nghiên cứu những đặc tính năng lượng cần thiết để chuyển dịch các phân tử tự do của nước từ trạng thái không liên kết vào các hốc rỗng và ngược lại.

Kết quả cho thấy, có thể điều chỉnh được cấu trúc của nước - tức số lượng các phân tử tự do của nước trong các hốc rỗng nhờ tác động của áp xuất, nhiệt độ và từ trường.

Như vậy nước đã được “tích điện” này sẽ giữ nguyên cấu trúc đó trong một thời gi­an dài.

Trong điều kiện tự nhiên, các hốc rỗng trong kết cấu phân tử nước đa cạnh có thể chứa các phân tử khí thiên nhiên và hình thành nên các hy­drat dạng tinh thể.

Các hy­drat dạng tinh thể mà ta thường gặp trong các lớp băng vĩnh cửu, dưới đáy biển và đại dương là loại hy­drat cacbon của khí mê-​tan. Nó trông giống như tuyết mới rơi, về nguyên tắc nó có thể được sử dụng như 1 loại nhiên liệu thứ cấp, song mặt khác nó lại rất nguy hiểm đối với sự sống trên Trái đất.

Ngay từ năm 1988 nhà địa chất người Anh – Ben Kler­nel đã đưa ra kết luận rằng, nguyên nhân của các vụ mất tích không để lại dấu vết của các tầu biển và máy bay ở vùng biển tam giác Be­mu­da chính là hy­drat cacbon của khí mê-​tan này. Dưới tác động của nhiệt lượng từ lòng đất bốc lên và các yếu tố khác, khí mê-​tan bị tách ra từ hy­drat tinh thể tạo thành các bóng khí khổng lồ dưới lớp bùn đáy biển.

Những bóng khí này, khi gặp một tác động dù nhỏ, ví dụ như chỉ là sự khuấy động của con cá voi ..thì những khí này sẽ thoát lên khỏi mặt biển. Khi đó nó sẽ quây lấy con tàu và nhấn chìm nó vào xoáy nước hình phễu khổng lồ.

Khối khí tạo thành và thoát lên khỏi mặt biển có thể bùng nổ khi cọ sát với không khí và gây nên những cái chết của máy bay đang bay.

Các nhà khoa học Úc – Dzoseph Mon­agan và De­vid Mei đã tiến hành các thí nghiệm trên các mẫu tảu biển trong một bể nước với sự mô phỏng của máy tính điện tử, cho thấy xác suất những tai nạn mà nguyên nhân như nói ở trên là khá lớn.

Sự giải thoát khí mê-​tan tương tự như vậy từ hy­drat tinh thể và sau đó bùng cháy trong không khí sẽ còn có thể xảy ra và đưa đến các tai nạn bí hiểm trong tương lai.

Điều nguy hiểm đặc biệt cho hành tinh chính là sự ấm dần lên của khí hậu Trái đất do thải quá mức chất khí oxýt cacbon vào bầu khí quyển. Việc phá hủy sự cân bằng sinh thái do hậu quả của các hoạt động của con người sẽ thúc đẩy quá trình tách khí mê-​tan trong hy­drat tinh thể dướI đáy đại dương và đưa đến nhiều hậu quả khó lường cho sự sống trên Trái đất.

Việc đầu tiên của nhân loại nhằm hạn chế tiến trình nảy của tư nhiên – đó là sự ra đời của Hiệp ước Ky­oto về ngăn chặn thải khí cacbon lên bầu khí quyển Trái đất.

Duy Khánh

 Theo Viet­Nam­Net/Báo Nga РИА News Khám phá bí ẩn “tam giác quỷ” Bermu­da

Tam giác quỷ Bermu­da từng được đề cập đến như một vùng chết chóc, gây ra biết bao thảm họa cho tàu thuyền và máy bay qua lại. Gần đây, các nhà khoa học lại đưa ra thêm một giả thuyết mới để giải thích tính chất kỳ bí của khu vực này.

Bermu­da là vùng ven biển Bắc Mỹ ở khu vực nằm giữa mũi Gat­ter­ac, bán đảo Flori­da và quần đảo Cu­ba. Xét về cấu trúc địa lý và khí hậu, đây là một vùng gần giống như tấm gương phản chiếu rộng lớn. Các cơn bão xuất phát từ Đại Tây Dương tạo nên luồng sóng hạ âm cực mạnh, bị phản hồi từ khu vực phản xạ này và hội tụ vào khu vực Tam giác quỷ. Kích thước rộng lớn của các cấu trúc hội tụ cho phép đưa ra giả thuyết tại đó có những khu vực phản xạ mà sóng hạ âm có thể đạt tới cường độ rất lớn và là nguyên nhân gây nên các hiện tượng quái dị.

Như chúng ta đã biết, sóng hạ âm cường độ lớn gây nên cảm giác sợ hãi và ý muốn bứt phá ra khỏi không gi­an khép kín. Dĩ nhiên, hành vi đó là hậu quả của phản ứng trực cảm đã hình thành từ rất lâu trong quá khứ tiến hoá của con người, mỗi khi bị tác động của sóng hạ âm hình thành trước lúc nổ ra các vụ động đất. Chính phản xạ này đã khiến cho các kíp máy bay và hành khách bị hốt hoảng và vội vã nhảy ra khỏi con tàu.

Dòng xoáy hạ âm của cơn bão hội tụ vào khu vực Tam giác quỷ. Khi cộng hưởng với nhịp sinh học của con người, sóng hạ âm có cường độ cao có thể gây chết người ngay tức khắc. Sóng hạ âm có thể là nguyên nhân dao động cộng hưởng của cột buồm trên thuyền và làm cho chúng gãy vụn. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra khi sóng hạ âm cộng hưởng với độ rung của các yếu tố cấu trúc của máy bay. Sóng hạ âm cũng có thể là nguyên nhân hình thành một lớp sương mù dày đặc có màu đục như sữa trên đại dương và nhanh chóng biến mất. Độ ẩm của khí quyển tích tụ lại trong gi­ai đoạn giãn nở có thể không kịp tan ra trong không khí ở gi­ai đoạn nén tiếp theo, nhưng đồng thời có thể biến mất ngay tức khắc khi không có sóng hạ âm. Cuối cùng, sóng hạ âm có tần số 5-7 Hz có thể cộng hưởng với dao động cơ học, với con lắc đồng hồ có cùng tần số dao động và gây nên tác động phá huỷ. Điểm xuất phát của huyền thoại về trận gió hú rùng rợn, gây cảm giác sợ hãi do sóng hạ âm mạnh gây ra có thể là các hiện tượng tương tự xảy ra ở Tam giác quỷ. Các cấu trúc có tính chất hội tụ tương tự cũng có thể có ở các khu vực khác nhau trên hành tinh.

Sóng hạ âm có thể truyền dưới nước, còn cấu trúc hội tụ có thể hình thành ở thềm lục địa. Nguồn gốc của các sóng hạ âm cũng có thể là các núi lửa hoạt động ngầm dưới biển và động đất. Dĩ nhiên, hình dạng của các tấm gương phản chiếu sóng hạ âm ở thềm lục địa không hoàn chỉnh. Với kích thước tương đương bước sóng, cấu trúc thềm lục địa cũng có thể có tính chất cộng hưởng. Cần phải nghiên cứu mối liên hệ giữa tham số của các nguồn phát ra sóng hạ âm và sự phân bố cường độ sóng hạ âm trong mỗi một khu vực bị nghi là có hiện tượng dị thường. Quy luật hình thành các khu vực nguy hiểm quyết định tính chất của các biện pháp phòng ngừa.

Ảnh hưởng của sóng hạ âm đối với con người không chỉ hạn chế ở tác động trực tiếp đối với cơ thể, như đối với hệ thần kinh. Trong quá trình tiến hoá của con người, chắc chắn đã hình thành một trung tâm xúc cảm với sóng hạ âm nhằm báo động trước động đất và núi lửa. Tập hợp các phản ứng cần phải có khi xảy ra tác động bên ngoài vào trung tâm này có thể xác định được, khi biết chức năng của các phản ứng đó là để bảo đảm con người sống sót an toàn mỗi khi bị các tai nạn tương tự. Vậy đó là phản ứng gì? Có thể nêu tên các phản ứng sau: né tránh không gi­an khép kín để không bị rơi vào tình trạng chết chất đống, xu hướng chạy ra xa các đối tượng có thể bị đổ vỡ. Nói tóm lại, con người có xu hướng chạy đi bất cứ đâu để tránh khu vực có thảm họa. Dĩ nhiên, tất cả những hành động đó đều kéo theo cảm xúc sợ hãi.

Có thể quan sát được các phản ứng tương tự ở nhiều động vật, như chó biết cứu các em nhỏ trước khi xảy ra động đất. Đồng thời, khi bị tác động trực tiếp vào cơ thể, sẽ xuất hiện các phản ứng không cụ thể như suy kiệt, mệt mỏi và rối loạn giống như khi bị tác động của tia X quang và sóng vô tuyến tần số cao. Ngày nay, con người đã không còn nhạy cảm với sóng hạ âm, nhưng khi bị tác động của sóng hạ âm cường độ lớn, hệ thống bảo vệ từ xa có thể bị kích động và lấn át khả năng hành động tỉnh táo. Nếu sự sợ hãi không phải do các biểu tượng bên ngoài gây ra thì có thể xuất phát từ bên trong. Con người sẽ cảm thấy một xúc cảm sợ hãi vô thức. Điều này được chứng minh qua những lời nói cuối cùng của các phi công và thuỷ thủ khi bị chết trong vùng Tam giác quỷ, như: “Bầu trời thật khác lạ”, “Mặt biển thật khác lạ, một điều khủng khiếp đang xảy”... Nếu sự sợ hãi do các biểu tượng bên ngoài gây nên thì những người dũng cảm đã quen với nỗi sợ hãi có thể kịp phát đi các thông báo cụ thể. Phụ thuộc vào cường độ của sóng hạ âm, những người ở trên tàu có thể cảm thấy sợ hãi ở các mức độ khác nhau. Họ có thể ngồi vào xuồng bơi khỏi tàu hoặc chạy lên bong. Với cường độ sóng hạ âm cực lớn, họ có thể bị chết như đã từng được mô tả.

 T.H Sưu tầm Kho báu của Sa­lomon và Hòm ước vàng

Theo truyền thuyết lịch sử và văn hóa cổ đại, Sa­lomon thường được gọi là một Quốc Vương lý tưởng, một Ông Vua thánh hiền. Thực ra ông ta là một bạo chúa, ông ta đánh thuế nặng nề, thực thi cưỡng bức lao động, bắt thần dân phải xây dựng một cung điện và miếu thần vô cùng tráng lệ trên Núi Jerusalem. Trong Kinh Thánh đã ghi lại chân thực câu chuyện Sa­lomon xây dựng thần Jého­va: “Sa­lomon cho là cần phải xây cho Thần Jého­va một cung điện thờ, cho mình một cung điện. Thế là Sa­lomon cho tuyển 8 vạn phu khuân vác, 8 vạn thợ đục đá và 3600 đốc công đến xây dựng”.

Thành Jerusalem

Theo Kinh Thánh viết: Sa­lomon ra lệnh 20 vạn người xây dựng miếu thần đều không phải là người Is­rael. Ông ta lại chọn trong người Is­rael được 5 vạn nhân công làm lao dịch. Công trình đó kéo dài đến 7 năm. Điện thần này hướng từ Đông sang Tây dài 250m, rộng hơn 90m được xây dựng cẩn trọng chặt chẽ, nguy nga tráng lệ, phía bên trong trang trí vô cùng hoa mỹ. Thật là một tác phẩm kiến trúc tuyệt vời. Điện thần này đã trở thành trung tâm tôn giáo và hoạt động chính trị của người Do Thái Cổ, đồng thời cũng là biểu tượng của họ. Hàng ngày, các giáo đồ đến đây để bái yết và hiến tế thần linh. Đá Thánh A La được đặt giữa điện thần. Đá Thánh cao 20m rộng 15m, là một tảng đá hoa cương, được dỡ bởi hai trụ đá cẩm thạch tròn. Phía dưới Đá Thánh là Nham Đường cao 35m, bên trong có bàn thờ, trên bàn thờ đặt một hòm thánh có khắc dòng chữ “Maxi Thập giới” còn gọi là “Mười lời răn của Thánh Jého­va”, Jého­va là giáo chủ của Đạo Do Thái. Trong hòm thánh, ngoài những điều răn của Thánh còn có Tây Nại pháp điển. Hòm Thánh được làm bằng vàng ròng, gọi la Hòm của Jého­va cũng còn gọi là Hòm ước vàng. Nó được người Do Thái cổ đại coi là Bảo vật giữ nước liên quan đến việc tồn vong hưng thịnh của dân tộc Do Thái. Ở phía dưới Đá Thánh A La, Sa­lomon cho xây một căn hầm và một đường hầm bí mật. Theo truyền thuyết Sa­lomon đã cất giấu ở căn hầm và đường hầm này rất nhiều châu báu và các đồ vật quý giá. Đó chính là Kho báu của Sa­lomon mà cả Thế giới đều đã được nghe nói tới.

Suốt hơn 2000 năm, các hoạt động tìm kiếm Kho báu của Sa­lomon và Hòm ước vàng chưa bao giờ ngừng. Vào hồi đầu thế kỷ, có một số nhà thám hiểm người Anh đã vào Thành Jerusalem. Đầu tiên, họ dùng tiền vàng hối lộ người gác đêm. Khi đêm đã về khuya, đoàn người lặng lẽ vào điện thần, cậy tấm đá bên cạnh Đá Thánh lên, rồi đào đất xúc đổ ra bên ngoài tường. Khi trời đã sáng, họ lại khuân tấm đá đậy lại như cũ, tuyệt nhiên không để lại dấu vết gì, rồi lặng lẽ rút ra ngoài. Cứ như vậy, họ bí mật đào suốt 7 đêm liền, cái hố ngày một sâu, mà không một ai biết. Đến sáng ngày thứ 8, họ bị một thầy tu Do Thái vô tình phát hiện ra. Các tín đồ gần đấy được thậy tu khua dậy, tay dao tay gậy kéo tới vây bắt. Mấy nhà thám hiểm thấy vậy sợ quá vội vàng chạy mất. Về sau, các tín đồ phát hiện ra là người gác đêm đã bị mấy nhà thám hiểm người Anh mua chuộc, và là họ lấy đá đập chết ông ta. Từ đó, các tín đồ càng tăng cường bảo vệ điện thần về ban đêm hơn nữa.

Cũng có một số người cho rằng Kho báu của Sa­lomon và Hòm ước vàng có thể có cách đây 2000 năm. Vào năm 586 trước Công Nguyên trước khi quân của Vương quốc Baby­lon vào Thành Jerusalem kho báu đã được chuyển đến cất giấu ở Đường hầm bí mật Uan­bu.

Hầm ngầm Uan­bu có một lai lịch rất cổ xưa. Theo truyền thuyết vào hơn 3000 năm trước (khoảng Thế kỷ XI trước Công Nguyên). Jerusalem bị người Ibux xâm lược. Bố của Sa­lomon là David chỉ huy bộ lạc vây đánh người Ibux ở Thành Jerusalem. Do Thành Jerusalem cao hiểm trở, người Ibux lại canh phòng cẩn mật, nên David mãi không hạ được thành. Một đêm, một viên tướng của David tên là Uan­bu thấy khát nước quá, ông ta rời doanh trại đi xuống dưới khe suối bên thành, phát hiện ra một cái hang có dòng nước chảy ra, lại nghe thấy trong hang phát ra những tiếng như thể tiếng gầu đang múc nước. Ông ta thấy lạ quá bèn chui vào xem, chỉ thấy một chiếc gầu có sợi dây ngược lên phía trên. Nghĩ một lát ông ta hiểu rằng: Do trong Thành Jeru­san­lem rất thiếu nước, người Ibux sống ở đấy đã đào một đường hầm dài ra tận khe suối ngoài thành. Hàng đêm, người Ibux thường lấy nước qua đường hầm này. Uan­bu lập thức báo cáo với David: Ông ta đã phát hiện ra một đường ngầm để vào thành và sau đó ông ta dẫn một toán quân ra phía hang đó rồi theo đường ngầm vào trong thành mở toang cổng thành đón đại quân của David vào đánh tan người Ibux. David nhanh chóng chiếm được Jérusalem và quyết định lấy đó làm Thủ đô của Is­arel - Vương quốc của người Do Thái.

Bởi vì đường ngầm ấy là do Uan­bu tìm ra, lập được công lớn nên sau này người ta gọi đó là đường hầm Uan­bu. Trong Thánh Kinh cũng có nói tới câu chuyện Uan­bu vào thành qua đường ngầm đánh tan người Ibux, nhưng lại không thấy nói rõ đường ngầm ấy nằm ở đâu. Hơn hai nghìn năm, mọi người vẫn ôm mối hoài nghi: Rất có thể Đường hầm Uan­bu đang cất giấu Kho báu của Sa­lomon và Hòm ước vàng. Nhưng đường hầm Uan­bu nằm ở đâu cũng không có ai biết.

Đến năm 1868, viên Thượng úy Holan, sỹ quan Anh trong lúc đi vãn cảnh ở ngoại ô Jérusalem đã vô tình phát hiện ra một cái hang sâu khúc khuỷu. Ông ta liền chui vào trong hang, tiến thẳng, leo qua rất nhiều bậc đất do con người đục nên. Khi đến bên một hồ nước, Holan lại nhìn thấy một dòng suối. Ông ta ngẩng đầu lên đột nhiên nhìn thấy trên đỉnh mỏm đá có một cái lỗ tròn, theo đó, ông ta bèn leo lên lỗ hòn đá bằng một sợi dây leo núi, rồi tiếp tục đi theo đường ngầm, lại leo qua một cầu thang nữa. Lên cao khoảng 40m, Holan phát hiện ra một đường ngầm sâu khúc khuỷu dẫn vào động núi tối mò. Đi ra khỏi cái động đó cuối cùng ông ta vào tới thành Jérusalem. Holan tự hào cho rằng Đường hầm Uan­bu cổ đại đã được chính ông tìm ra. Nhưng ông ta không hề tìm thấy Kho báu của Sa­lomon và Hòm ước vàng trong đường hầm mà người xưa đã kể. Vì vậy mà có một số người không đồng ý với phán đoán suy luận của Holan. Họ cho rằng, cái mà viên Thượng úy tìm thấy không phải là Đường hầm Uan­bu cổ đại, mà là một đường hầm khác không nổi tiếng chưa được mọi người biết tới mà thôi.

Cũng có một số người tin rằng Kho báu của Sa­lomon và Hòm ước vàng vẫn ở trong đường hầm bí mật của thành Jérusalem. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, hai nhà thám hiểm người Mỹ - Hêli­bat­ti và Matăngx­tơ, lặng lẽ chui vào đường hầm mà trong truyền thuyết là do Uan­bu tìm ra. hai người với đèn pin, xẻng và một số đồ dùng thiết yếu cùng một nỗi sợ hãi, mò mẫm đi vào đường hầm âm u ma quái. Ở trong đó, họ bắt đầu tìm thấy một nơi có cả đất và những thứ gì đó, họ phát hiện ra có 2 đường hầm khúc khuỷu sâu tối. Hai người đoán: môt đường có thể là đường ngầm cũ của người Ibux cổ ra ngoài thành lấy nước, còn đường kia có lẽ là hầm ngầm bí mật thông với Đá Thánh A La. Và 2 người quyết định đi theo một trong hai con đường đó. Nhưng đi được khoảng 150m thì hết đường ngầm, họ gặp những bậc đá ăn lên trên đều đã bị bùn cát lấp tịt, không thể đi tiếp được nữa. Hai người lấy xẻng ra xúc cát. Cát xúc ra lại đánh đóng vào đường ngầm phía sau và đường ngầm dường như bị bùn cát lấp lại nên cát ở trên bậc đá vẫn cứ chảy xống không ngừng, như thể có ai đó đang cố tình phá hoại, làm cho 2 nhà thám hiểm không thể có cách nào hót sạch chỗ cát cứ chảy ùn ùn trên bậc đá. Hai người cảm thấy, trên bậc đã có một uy lực vô biên, không thể chống lại sức mạnh thần bí đang tác quái, họ càng xúc, cát chảy xuống càng nhiều, nếu dừng thì cát cũng không chảy nữa. Hai người vô cùng sợ hãi, vội vàng theo đường cũ trở ra ngoài. Sau khi ra ngoài họ ra sức tô vẽ, thêm nếm cái nỗi sợ hãi trong đường hầm làm cho người nghe phát sợ, sởn cả tóc gáy. Sau này Hêli­bat­ti đi thuyền buồm vượt Thái Bình Dương, gặp phải cơn bão lớn, thuyền chìm, chôn thân dươi đáy biển. Từ đó về sau, không còn người nào biết về đường ngầm thần bí đó, lại càng không có ai đi tìm nó nữa.

Lại có một số nhà khảo cổ cho rằng, Sa­lomon thường xuyên phái các đoàn thuyền ra khơi xa, mỗi lần quay về thì vàng đều chất đầy khoang. Vì vậy, họ mạnh dạn suy đoán rằng, rất có thể ở ngoài biển xa xôi ấy nhất định phải có một hòn đảo châu báu. Đó là nơi Sa­lomon đã cất giấu kho báu của mình, chỗ vàng kia là từ hòn đảo châu báu đó ùn ùn chuyển về không dứt. Nhưng câu chuyện vẫn là một bí mật cho tới nay chưa ai có thể làm sáng tỏ hơn.

Năm 156 sau Công nguyên, nhà hàng hải Tây Ban Nha dẫn một đoàn thám hiểm đến hòn đảo châu báu nọ thì thấy thổ dân trên đảo đeo các đồ trang sức đều lấp lánh ánh vàng. Họ đã vô cùng kinh ngạc cho rằng đã tìm thấy kho báu của Sa­lomon, nên liền đặt tên cho nơi này là Quần đảo Sa­lomon, đó là nguyên do vì sao hòn đảo này có tệ gọi là Quốc đảo Sa­lomon. Từ đó về sau, người châu Âu cứ kéo nhau đến quần đảo Sa­lomon để tìm “Kho báu của Sa­lomon”. Do vị trí của quần đảo Sa­lomon nằm ở phía Tây Nam Thái Bình Dương, bao gồm 6 đảo lớn và gầm 1000 đảo nhỏ nằm rải rác trên diện tích đất biển là 60.000km2, rừng rậm phủ kín 90% diện tích đảo, nên rất khó khăn trong việc tìm kho báu. Mấy trăm năm trở lại đây, hàng ngàn hàng vạn lượt người tìm kho báu đã không tìm kiếm được gì ở quần đảo này. Có người cho rằng, trên quần đảo Sa­lomon làm gì có Kho báu của Sa­lomon, đó chẳng qua chỉ là tin đồn nhảm nhí.

Sự thật về kho báu của Sa­lomon và Hòm ước vàng cho đến tận ngày nay vẫn là một bí ẩn.

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Bí ẩn về kho báu trong sử thi Home­re.

Hein­rich Schlie­mann 

Sử thi Il­iát và Ođixe (Il­li­ade va Odyssée) là tác phẩm văn học vĩ đại của đất nước Hy Lạp cổ đại được viết ra từ trí óc sáng tạo tuyệt vời vủa một người đàn ông mù tên là Home­re. Khoảng 3000 năm sau, một người thương gia người Đức tên là Hein­rich Schlie­mann dựa theo hai bộ sử thi Il­iát và Ođixe đã khai quật di chỉ Thành Troie (Tơ roa) bị vùi sâu trong lòng đất hơn 2000 năm trước và tìm thấy “Kho báu Pri­am” ở phía Đông Bắc bán đảo Xi­asia. Thương gia người Đức này cũng phát hi­iện ra phần mộ của Vương thất My­cènes trong một khe núi ở bán đảo Boroben­nisa và đào được một kho báu chôn sâu dưới lòng đất đã 3000 năm, khiến cho các báu vật lại được nhìn thấy ánh Mặt Trời.

Ở miền Bắc nước Đức, tại một thị trấn nhỏ gọi là Mekhbaobang có một vị mục sư nghèo. Vào một ngày của năm 1832, ngài tặng cho chú bé Schlie­mann lên 10 tuổi một cuốn Đồ giải lịch sử Thế giới do Yeleer biên soạn, làm quà sinh nhật. Cầu bé rất thích món quà sinh nhật này. Schlie­mann vốn là một cậu bé rất ham học hỏi nhưng do nhà nghèo, năm 14 tuổi cậu phải bỏ học đi làm thuê cho hiệu tạp hóa. Suốt những năm tuổi niên thiếu và thanh niên, cậu đều phải bôn ba lưu lạc kiếm sống.

Năm 1856, Hein­rich Schlie­mann bắt đầu học tiếng Hy Lạp hiện đại và tiếng Hy Lạp cổ. Vì có trí thông minh tuyệt vời nên anh học tập rất nhanh. Một tháng rưỡi anh học xong tiếng Hy Lạp hiện đại, sau đó học tiếp hai tháng tiếng Hy Lạp cổ. Khi đã tinh thông các luật thơ trong sử thi của Home­re, Schlie­mann có ý định viển vông, quyết định đi khai quật một tòa thành cổ được nói đến trong sử thi. Mùa Xuân năm 1869, Schlie­mann thực hiện mộng tưởng vĩ đại của mình.

Theo miêu tả trong sử thi của Home­re, ở gần Thành Troie có hai dòng suối ngầm: “Dòng suối ngầm nước nóng, hơi nước bốc lên nghi ngút, bay lên không trung giống như màn khói nóng hừng hực; nhưng dòng suối ngầm kia thì ngược lại, nước của nó ngay cả trong mùa hè cũng rét buốt như băng tuyết”.

Tháng 4 năm 1870, Schlie­mann nhận được giấy phép khai quật khu di chỉ đó của quan chức Thổ Nhĩ Kỳ. Ông bắt tay vào khai quật Thành Troie đã bị chìm lấp ở Núi Xisal­ihk vơi mong muốn sẽ tái hiện lại nền văn minh Thành Troie thuở nào.

Schlie­mann nhận  khai quật Thành Troie

Công trình khai quật được khởi công vào tháng 1 năm 1871 và kéo dài 3, 4 năm vì công việc liên tục bị gián đoạn. Trung tuần tháng 3 năm 1873, Hein­rich Schlie­mann lại tiến hành khai quật một diện tích lớn khu đất ở phía Bắc Núi Hissar­lik. Nhưng lần khai quật này, ông hơi thất vọng, vì di chỉ hơi nhỏ, hầu như không đủ để diễn tả được quy mô hoành tráng của Thành Troie mà ông đã tưởng tượng qua  miêu tả của Home­re. Nhưng ông cũng lại suy xét, là một nhà thơ, với mỗi sự việc, nhất định Home­re phải phóng đại lên gấp nhiều lần. Có lẽ chính vì thế mà trong ba lần đào bới, ông chưa tìm được thỏi vàng vào hoặc chế phẩm vàng nào.

Vào một buổi sáng (một ngày trước ngày 15 tháng 6) trong ánh nắng nhẹ, Schlie­mann cùng vợ đứng cạnh một bờ tường thành cổ dưới độ sâu 29 thước Anh. Đột nhiên, ông nhìn thấy một vật được làm bằng đồng xanh nằm ở phía dưới bức tường. Khi bước lại gần, ông phát hiện ra phía sau khối đồng xanh ấy còn có một cái gì đó phát ra ánh sáng lấp lánh giống như vàng. Schlie­mann liền gọi vợ đến gần, nói nhỏ vào tai vợ “cho thợ nghỉ ngay, chạy nhanh lên”.

Sau khi thợ giải tán, Schlie­mann nhẹ nhàng dùng dao cậy lớp đất xung quanh khối đồng xanh. Cuối cùng trong lòng đất lộ ra ánh sáng lấp lánh của vàng, ánh sáng của ngà voi. Vợ ông bỏ chiếc khăn choàng màu đỏ để gói từng món báu vật. Trong những báu vật này, giá trị nhất là 2 chiếc mũ miện vàng hoa lệ, có vẻ đẹp mê hồn cuốn hút từ ánh mắt đầu tiên. Chiếc mũ miện to được ghép từ 1784 phiến vàng thực sự tuyệt mỹ. Xung quanh nó còn được móc 75 sợi dây ngắn, 18 sợi dây dài, mỗi sợi đều được tạo bởi những miếng vàng hinh trái đào. Những sợi ngắn rủ xuống trước trán người đội,

Những đồ vật bằng vàng được khai quật từ Thành Troie

những sợi dài rủ xuống bờ vai người đội. Khuôn mặt người đội mũ miện đều được ánh sáng của vàng lấp lánh bao quanh. Chiếc mũ miện thứ hai cũng giống như chiếc mũ thứ nhất, nhưng các sợi dây được móc vào đầu những lá vàng, dây phía sau tương đối ngắn, chỉ che được hai búi tóc. Kỹ nghệ chế tác hai mũ miện này rất tinh xảo và hoàn mỹ. Ngoài ra, tại đây, Schlie­mann còn khai quật được 7 vòng vàng, 2 ly vàng, 3 ly mã não, 4 hộp lớn bằng vàng bên trong đựng 65 vòng đeo tai, 8600 cốc bạc nhỏ; còn có lăng kính đục lỗ, cúc áo,... những thỏi vàng và những đồ vật nhỏ chế bằng Xêri, lọ hoa bằng bạc, đồng, vũ khí, quả tạ.

Cho đến lúc chết, Schlie­mann vẫn cho rằng, các báu vật trên là tài sản của vua Pri­am xứ Troie. Tất nhiên, đây là Thành Troie, là cung điện của Vua Pri­am và là kho báu trong Thành Troie được ngòi bút của Home­re miêu tả. Không có một lý do gì có thể lay chuyển được niềm tin của Schlie­mann. Ông cho rằng: Tất cả đồ dùng trong tay ông chính là đồ trang sức của Meilun Meli­iu­Ma, người đàn bà đẹp nhất Thế giới, người đã khiến cho Thành Troie bị hủy diệt trong chốc lát.

Schlie­mann mất chưa được 3 năm thì suy luận và phán đoán của ông bị các nhà khảo cổ bác bỏ. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy chủ nhân của số báu vật trên là Quốc vương Bipri­amne, có trước 1.500 năm.

Mặc dù phán đoán của Schlie­mann có sai lầm, nhưng phát hiện của ông vẫn mang giá trị rất lớn không gì so sánh được, nên vẫn được hậu thế hết lời ca ngợi. Các trợ thủ và những người kế thừa của ông, bằng niềm tin mãnh liệt và sự cố gắng không mệt mỏi, đã khai quật hết Thành Troie như Home­re miêu tả, tất cả đếm được 6 thành. Nhưng công lao đầu tiên và lớn nhất để cho Thành Troie lần nữa thấy ánh Mặt trời vẫn thuộc về Hein­rich Schlie­mann - Người mang một niềm tin son sắt với những điều mà Home­re vĩ đại đã viết.

Trước khi khai quật Thành Troie, Schlie­mann đã nghĩ tới việc khai quật Thành My­cènes nằm ở phía Đông Bắc bán đảo Boroben­nisa. Vì là người am hiểu và yêu thích sử thi Home­re, ông nhiều lần chú ý đến việc khi Home­re miêu tả Thành My­cènes đều cho thêm các cụm hình dung từ như “rất nhiều vàng”, “là màu vàng”, “hưng thịnh phồn vinh”... Dưới ngòi bút của Home­re, nếu Thành Troie rất giàu có thì Thành My­cènes càng giàu có hơn.

Tháng 8 năm 1876, Schlie­mann đến một khe núi vắng vẻ trên bán đảu Boroben­nisa. Ở phía Tây đỉnh núi, tường thành được xây dựng bằng những tảng đá rất lớn, ở giữa mở ra một cửa núi lớn, trên mặt có hai con sư tử nhìn rất oai hùng, đó chính là Cửa Sư tử nổi tiếng thế giới.

Theo phán đoán, mặt nạ bằng vàng này là vật phẩm chiến tranh Thành Troie. Theo truyền thuyết, Quốc Vương My­cènes là Agamem­non, ngài cũng là thống soái của quân đội Hy Lạp trong chiến tranh Thành Troie

Nơi đây, các nhà khảo cổ đã nhiều lần cất công tìm kiếm phần mộ của Vua Agamem­non. Dựa vào sự đoán định theo ý chủ quan, họ đã tùy tiện giải thích những ghi chép của các nhà sử học Hy Lạp Thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Dù không có một căn cứ nào nhưng họ vẫn cả quyết rằng, phần mộ của Vua Agamem­non nằm ở bên ngoài tường thành. Trong khi đó, Schlie­mann lại căn cứ vào các ghi chép để đưa ra phán đoán rằng, phần mộ của vị Vua đó có 3 chiến hữu khác nằm ở phía trong tường thành chứ không phải bên ngoài.

Schlie­mann bắt đầu khai quật vùng xung quanh Cửa Sư tử từ ngày 7 tháng 9 năm 1876. Không lâu sau, kết quả sơ bộ đã chứng minh con đường ông chọn là chính xác. Ở một nơi cách Cửa Sư tử 50 thước Anh, cách tường Người Khổng Lồ Một Mắt không xa, họ đào một hố sâu dài 90 thước Anh, rộng 15 thước Anh.

Dưới hố lộ ra một vòng tròn được tạo bởi những tấm đá bằng phẳng quay lại với nhau có đường kính 90 thước Anh. Đất trong vòng tròn đã bị san bằng, trong chỗ đất bằng này có một tấm đá được trôn thẳng giống như bia mộ. Nét phù điêu trên tấm đá bị hư hỏng nặng, khó có thể nhận biết phía dưới phiến đã có phải là phần mộ không.

Từ đó, khe núi của bán đảo Boroben­nisa trở thành tâm điểm chú ý của Toàn thế giới.

Vợ chồng Schlie­mann khai quật tổng cộng 5 ngôi mộ và phát hiện ra ngôi thứ 6 ở Sita­masaji. Tất cả những ngôi mộ này đều nằm trong các vòng tròn do những phiến đá quây thành. Thực chất, trong vòng tròn kia cũng là một lăng mộ, được coi là một nghĩa địa công cộng, điều này trước Schlie­mann chưa ai biết đến.

Sophia Schlie­mann

Các ngôi mộ hình vuông, độ sâu, độ to nhỏ đều giống nhau. Trong mộ huyệt của 6 ngôi mộ này táng 20 người, có nam, nữ và cả trẻ em. Trên những thi thể này phần lớn đều phủ các trang sức bằng vàng. Mặt đàn ông được chụp mặt nạ bằng vàng, trong đó có một người còn đội mũ bằng vàng. Hai trẻ em được bọc trong tấm vàng. Bên cạnh thi thể người đàn ông đặt các đồ vật như: dao, kiếm, cốc vàng. Còn bên cạnh thi thể người phụ nữ đặt tráp đựng đồ trang sức bằng vàng và các loại kim, trâm cài đầu, trên áo cũng có trang trí những mảnh vàng. Ngoài một số đồ vật quý bằng vàng được tìm thấy trong ngôi mộ, các báu vật khác ở đây cũng rất có giá trị, nghệ thuật chế tác tinh xảo, có một không hai.

Đó là hai chuôi dao găm được chạm khảm bằng vàng, các cảnh vật sông nước với những lùm lau sậy rậm rạp, nước sông trong xanh lấp loáng, một con mèo hoang luồn qua làm kinh động đến những con vịt trời gần đó, chúng vội vỗ cánh bay lên, phá tan không khí tĩnh nặng.

Các kho báu tìm thấy tăng theo số lần khai quật làm cho Schlie­mann rất vui mừng. Những thành công này của ông khiến cả Thế giới chú ý. Hầu như ngày nào ông cũng có bài viết về hiện trường công trường khai quật đăng tải trên các báo. Ông vô cùng tin tưởng vững chắc rằng, những thi thể ông khai quật được ở đây đều là di cốt của các anh hùng đã tham gia chiến đấu ở Thành Troie.

Lúc đó không chỉ một mình Schlie­mann, thậm chí cả các học giả và các nhà khảo cổ trước đây có thái độ hoài nghi cũng đều thừa nhận thương gia người Đức ấy dù tài hèn học thấp nhưng  lại nắm được bản chất của sự thật và có một vận mệnh không bình thường. Vì sau khi tiến hành kiểm tra những báu vật tìm được trong các hầm mộ, họ cho rằng những vật này có sự liên hệ rất chuẩn xác không chút nhầm lẫn với những gì đã được Home­re miêu tả. Chẳng hạn như lá chắn phòng thân hình chữ bát hoặc những cái cốc, trong sử thi Home­re viết: “Lão mưu thần tham gia chiến tranh Thành Troie là Lanistuer rót rượu Pram­mi vào cốc vàng cho Maku và cho mình, chiếc cốc vàng này có 4 tay cầm, mỗi tay cầm đều có 2 trụ chống đỡ, mà phần đỉnh của mỗi tay cầm đều có 2 con chim bồ câu. Giống nhất là mũ lợn lòi nhe nanh”. Hay “Hlidlis cầm cái mũ da đội lên đầu Edx­ins, bên trong chiếc mũ da có những sợi dây da được bện ngang dọc rất chắc chắn, bên dưới lót một cái mũ mềm được làm bằng len nỉ, 2 cạnh mũ phía ngoài được trang trí rất đẹp, có 2 hàng răng lợn lòi sáng trắng bóng như tuyết”. Schlie­mann đã tìm thấy trong huyệt mộ 60 cái răng lợn lòi, toàn bộ số răng này được cưa rất đều đặn và còn được khoan 2 lỗ, nhất định 2 cái lỗ này là để nối nó với vật khác và dùng cắm trên mũ làm vũ khí phòng hộ trong chiến đấu.

Schlie­mann luôn tâm niệm, Thế giới mà ông phát hiện ra chính là Thế giới trong mắt Home­re - Thế giới “Il­li­ade - Odyssée”. Nhưng thật đáng tiếc, phán đoán của Schlie­mann lại bị sai, ông tin tưởng Home­re và theo đuổi không mệt mỏi, điều này đã khiến ông tìm được phần mộ của Agamem­non. Nhưng trên thực tế, niên đại của các phần mộ ấy phải cách thời điểm đó 500 năm trước, dự đoán ở vào khoảng giữa năm 1.600-1.500 trước Công nguyên.

Sau này, khi người ta đã hiểu biết nhiều về nền văn hóa My­cènes, họ cho rằng phần mộ mà Schlie­mann phát hiện không phải là táng cùng một lúc, mà nó được diễn ra trong khoảng hơn 1.000 năm. Họ khẳng định đó là phần mộ của Vương công Hoàng tộc, cũng có thể là thành viên vương thất của một triều đại. Agamem­non rất có khả năng được táng ở phần mộ có đỉnh hình tròn giống như một tổ ong trong khe núi. Họ đưa ra phán đoán Agamem­non phải được yên nghỉ trong một phần mộ cao sang, do vậy “Kho báu Aterosi” đã có lúc được xem là mộ của Agamem­non.

Sơ đồ Thành Troie

Năm 1921, dưới sự chỉ đạo của giáo sư Viesư, trong quá trình khai quật Thành My­cènes các nhà khảo cổ đã phát hiện thấy nghĩa địa công cộng tiền sử (hầm mộ do Schlie­mann phát hiện là một bộ phận trong nghĩa địa công cộng này) mở rộng ra đến phía ngoài bức tường Người khổng lồ và phía Tây Cửa Sư tử. Trong khoảng từ năm 1.600-1.500 trước Công nguyên, Vương tử và công chúa của vương thất đều táng ở mộ phần của nghĩa địa công cộng, phần đó hiện nay lại ở trong tường. Số Vương công và Hoàng tộc này hình như lại thuộc cùng một triều đại. Thời kỳ hưng thịnh nhất của Thành My­cènes thi công công trình bức tường Người Khổng Lồ Một Mắt của An­dao và Cửa sư tử. Cũng trong thời gi­an này, họ đã dùng những phiến đá để vậy mộ các Vương công đã táng trước đây, lập bia mộ đặt bên trọng vòng tròn và thi công những đài tế tròn giống như hình dáng cái giếng nước, máu tươi của những con vật tế có thể đi qua, trực tiếp chảy vào phần đất táng các vị anh hùng.

Vấn đề tưởng chừng đã được giải quyết, nhưng vẫn chưa triệt để vì còn một chút khó mà phủ định khi những luận cứ như đúng mà cũng như sai vẫn ủng hộ phán đoán của Schlie­mann. Ví dụ như lá chắn hình chữ “bát”, mũ lợn lòi nhe nanh, hay những chiếc cốc vàng tìm thấy ở đây khiến cho luận điểm của ông vẫn được nhiều người chấp nhận. Mặc dù vậy, trong cuộc sống của người My­cènes vẫn còn rất nhiều bộ phận tổ hợp thành không hoàn toàn giống như Home­re đã miêu tả. Vì vậy, gần 100 năm nay các học giả Aji­lan­si và Hek­thuer vẫn tiếp tục tranh cãi về vấn đề kho báu trên là của ai, đáp án nào là chính xác?

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Có hay không “kiếp luân hồi”?

Sau khi chết, con người có “trở lại” mặt đất theo một vài dạng khác không? Giới khoa học phương Tây và các chuyên gia tâm lý đã dày công nghiên cứu một cách có hệ thống về “kiếp luân hồi” từ rất lâu nhằm phân tích dưới ánh sáng khoa học về bản chất vấn đề.

Dẫn đầu là một nhóm giáo sư thuộc Trường đại học Yale ở Mỹ từng thu thập khắp thế giới các bằng chứng liên quan đến “kiếp trước” hoặc sự “đầu thai vào kiếp sau”. Rồi họ nghiên cứu chúng một cách tỉ mỉ, log­ic và nghiêm túc. Nếu phát hiện ra điều gì đó “không bình thường”, họ liền phân tích một cách chuyên sâu hơn nhằm khám phá xem có liên quan gì tới “kiếp luân hồi” – theo quan điểm tín ngưỡng cố hữu không?

“Mảnh đất màu mỡ” cho các cuộc nghiên cứu nói trên đa số là các trẻ em. Rober­ta Mor­gan, sinh ngày 28/8/1961 ở tiểu bang Min­neso­ta (Mỹ), bắt đầu kể về “kiếp trước” của mình trong thời còn là một bé gái. Người mẹ thì cho rằng con bé nói rặt những chuyện ngốc nghếch và luôn tìm cách ngắt lời đứa bé. Nhưng Rober­ta vẫn không ngừng kể về “cha mẹ trước đây” của mình. Em còn kể về chiếc ôtô mà “người cha kiếp trước” từng có và khẳng định rằng em đã cùng sống với “cha mẹ cũ” tại một khu trang trại. Khi bé gái lên 4 tuổi, em được dẫn tới một trại chuyên thuần ngựa nòi. Rober­ta rất tự nhiên và phấn chấn nói: “Con từng cưỡi ngựa thuần thục nhiều lần rồi”. Thật

Bé gái Sam­li­ni Per­mac đang ôn lại quảng đời trước đây của mình.  (Ảnh: CAND)

ra, em đã trèo lên mình ngựa bao giờ đâu. Rober­ta còn đòi mẹ làm những món thức ăn “khoái khẩu” mà “mẹ trước” đã từng nấu. Em tả lại cách thức nấu các món đó hoàn toàn chính xác. Tới năm 9 tuổi, Rober­ta Mor­gan đột nhiên quên hẳn quãng đời “kiếp trước” của mình và không bao giờ nhớ lại được nữa (?!).

Còn Sam­li­ni Per­mac sinh đầu năm 1962 ở Colom­bo (Sri Lan­ka). Trước khi bé biết nói, cha mẹ nhận thấy rằng em rất sợ... nước. Mỗi khi người mẹ định tắm cho bé, đều gặp phải các phản ứng dữ dội cùng tiếng kêu khóc. Em còn rất sợ ôtô. Khi Sam­li­ni nói được, em đã mô tả “quãng đời trước đây” của mình một cách tỉ mỉ. Em kể: “Một hôm cha mẹ “kiếp trước” sai em đi mua bánh mì. Phố xá đang bị lụt, chiếc xe buýt đi sát bên cạnh, hất em xuống đồng nước. Em cố giơ tay quá đầu cầu cứu và hét lên: “Mẹ ơi!”. Sau đó, em bị chìm hẳn vào giấc ngủ vô biên”.

Cha mẹ của Sam­li­ni suy nghĩ rất nhiều về chuyện này. Sau đó một thời gi­an, họ biết được câu chuyện của một bé gái 11 tuổi từng bị chết đuối trong hoàn cảnh tương tự, y hệt câu chuyện mà cô con gái họ đã kể lại. Còn bản thân Sam­li­ni Per­mac không thể biết được sự kiện này vào bất cứ trường hợp nào, bởi đơn giản lúc ấy bé chưa ra đời (?!).

Hai trường hợp tiêu biểu trên được bác sĩ tâm lý học nổi tiếng người Mỹ John Steven­son - người đã nghiên cứu các hiện tượng về “kiếp trước” suốt nửa thế kỷ nay - kể lại. Ông cùng các đồng nghiệp thuộc Trường đại học Tổng hợp Vir­ginia đã thử tìm các bằng chứng, được tồn tại như một “thực trạng X”, mặc dù không tìm được những yếu tố vô lý trong “các X” và họ cũng không thể lý giải chúng dưới ánh sáng khoa học được. Giáo sư Bác sĩ J.Steve­son cùng các đồng nghiệp đi tới quyết định chỉ tồn tại một khả năng duy nhất: giống như “ảo giác” - nếu nói về khả năng phân tích khoa học hiện nay. Còn một nhà phân tâm học người Mỹ, Bác sĩ Scot Ro­go. cũng đã từng dày công nghiên cứu các trường hợp liên quan tới sự “đầu thai” hoặc “kiếp luân hồi” hơn ba thập niên gần đây, cũng mới chỉ đưa ra các giả thuyết, chứ chưa “dám” nêu lên một kết luận khoa học chắc chắn nào cả.

Trước đây nhiều năm, đa số các nhà khoa học phủ nhận sự “đầu thai”, cho đó là một trò “hoàn toàn lừa bịp”. Nhưng ngày nay đa phần trong số họ đã thừa nhận hiện tượng này như là một phương cách chữa các chứng khủng hoảng tâm lý. Còn Giáo sư Tiến sĩ Abra­ham Kel­sy, Trưởng khoa Y học lâm sàng của Viện Đại học New York, trong các thực nghiệm riêng của mình đã dùng những phương pháp giúp các bệnh nhân nhớ lại “quãng đời kiếp trước” của họ, và bằng cách này giúp họ giải phóng khỏi những vướng mắc hiện tại.

Ông giải thích: “Tôi đã rút ra được kết luận là, rất nhiều biểu hiện hiện tại của người bệnh là hệ lụy của kiếp trước và chính chúng là những trở ngại phong tỏa nghị lực của cuộc sống thực tại. Theo tôi, cơ thể con người luôn mang sẵn những thứ phi vật chất, những thứ vẫn tồn tại sau khi thân xác đã chết. Nôm na như người phương Đông gọi là “hồn”. Chính thứ “hồn” này được tái sinh - đầu thai lại. Niềm tin này của tôi càng được củng cố qua các phân tích tỉ mỉ về “chất lượng riêng” của mỗi cá nhân. Tại sao trong một gia đình, trẻ em thường khác biệt nhau, dù rằng chúng được sinh ra cùng cha cùng mẹ, có cùng một tổng thể gien và lớn lên trong cùng một môi trường? Rất nhiều trẻ em, khi đang chơi, luôn có xung quanh chúng “những người bạn vô hình” nào đó mà chúng luôn cho là đang hiện hữu thật sự. Tới độ 4-5 tuổi, thứ cảm giác ấy đột nhiên biến mất. Điều này theo các nhà khoa học chính là kỷ niệm về những người bạn “kiếp trước” của chúng.

Vẫn chưa có một nhà tâm lý học nào có thể giải thích một cách log­ic về những cá tính khác nhau, cũng như các “chất lượng cá nhân” khác nhau của đám con trẻ được sinh ra từ một gia đình chung. Trong từng trường hợp, thể hiện những dấu hiệu ảnh hưởng từ “kiếp trước”, được giới tâm lý học nêu ra các giả thuyết về những “biến dạng của tâm lý”: như mê ngủ, nghe hoặc đọc được ở đâu đó... Giới vương quyền Ai Cập thời cổ cũng từng hay nói về các “kiếp luân hồi”, cả Hoàng đế Pháp Napoléon, cũng như nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng khác cũng vậy – những người thường nhớ về “kiếp trước”, để chỉ muốn tạo ra cái ấn tượng về “xuất xứ thần thánh” của họ. Đa phần trong chúng ta không hề gợi nhớ lại “kiếp trước” ngay cả qua những cách tân tiến hoàn thiện nhất. Trong trường hợp đó, không tồn tại quan niệm “đầu thai” trong thực tế. Ngoài ra cũng còn nhiều điểm bất đồng ngay cả giữa những người vốn luôn tin vào “kiếp trước”.

Tới giờ, giới khoa học vẫn chưa có sự đồng nhất về thực chất của tiến trình này, đó là cơ sở gây nên sự hoài nghi về khả năng “đầu thai” trong “vòng xoay luân hồi” của mỗi người.

Trần Hồng

 Theo Công an nhân dân Bí ẩn về kiệt tác trong hang động

Năm 1875, trong hang động Al­tami­ra ở Tây Ban Nha, De So­tu­ra đã phát hiện thấy nhiều công cụ đá lửa, xương động vật của thời đại đồ đá cũ và bức bích họa màu đen trên vách hang động.

Bốn năm sau, lần thứ 2 De So­ture đến Al­tami­ra với hi vọng sẽ khai quật được nhiều cổ vật mới, lần này ông mang theo cả con gái mới lên 5. Khi ông còn khai quật trong hang động Al­tami­ra, con gái ông tự chơi một mình bỗng hoảng hốt hét lên: “Trâu! Trâu”. Cái mà cô bé phát hiện chính là bức bích họa sau này nổi tiếng khắp thế giới ở hang động Al­tami­ra. Trên đỉnh hang động và vách hang động người ta vẽ đầy những loài động vật như: lợn rừng, trâu rừng, hươu rừng và ngựa rừng với các tư thế khác nhau. Bức bích họa đã được xem là bước khởi đầu của nền nghệ thuật hiện đại.

Hang động Al­tami­ra rất to lớn có chiều dài 400m. Được biết, hang động này do một dòng nước chảy sau nhiều năm bào mòn đá mà tạo nên. Bức bích họa nổi tiếng đó nằm bên trái của động có chiều dài 11m, rộng khoảng 5m, miêu tả tổng cộng hơn 170 hình tượng động vật với nhiều phong cách khác lạ. Đường nét của bức bích họa rất sống động, bố cục hợp lý, màu sắc tươi đẹp. Người họa sỹ tài hoa thời bấy giờ đã triệt để lợi dụng đặc trưng mặt mấp mô lồi lõm của nham thạch để biểu hiện sự thay đổi cơ thịt và bộ xương của động vật. Thủ pháp cao siêu của bức bích họa khiến mọi người phải trầm trồ thán phục.

Người họa sỹ tài hoa đã triệt để lợi dụng đặc trưng mặt mấp mô lồi lõm của nham thạch để biểu hiện sự thay đổi cơ thịt và bộ xương của động vật (Ảnh: polibea)

Năm 1880, De So­tu­ra đã công bố bức bích họa Al­tami­ra trong cuốn “Giới thiệu sơ lược về di vật tiền sử ở tỉnh San­tander”. Ông cho rằng, niên đại của bức bích họa thuộc thời đại đồ đá cũ. Việc phát hiện và đưa ra lời kiến giải về bức bích họa của So­tu­ra lập thức làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt trong giới học thuật. Cách nhìn nhận của So­tu­ra đã được giáo sư người Pháp - Gogriel de Mor­tilet và nhà sinh vật học cổ Madrit Wer­lan­no­va sống cùng thời ủng hộ. Nhưng đa số các nhà khoa học trong giới học thuật lại phản đối cách kiến giải của So­tu­ra. Họ cho rằng, người nguyên thủy chưa thể có trình độ biểu đạt nghệ thuật cao siêu như vậy.

Một con hươu (Ảnh: rs­ta.pucmm)

Thậm chí có người còn chỉ trích So­tu­ra là kẻ lừa đảo và họ nghi ngờ các bức họa ấy là ngụy tạo. Vì vậy, bức bích họa ở hang động Al­tami­ra sau khi được công bố tuy đã dấy lên một làn sóng tranh luận nhưng rồi nhanh chóng lắng xuống. Đến năm 1888, khi So­tu­ra rời xa nhân thế trong lòng vẫn còn ôm sự hối tiếc vì phát hiện trọng đại của ông vẫn chưa được nhân loại thừa nhận.

Những kết quả nghiên cứu của ngành khảo cổ học hiện đại cho thấy, nhiều di chỉ hang động mà người nguyên thủy đã từng cư trú đều có di tích các bức bích họa nguyên thủy. Nội dung của bích họa vẫn chủ yếu là động vật như: ngựa rừng, trâu rừng, hươu rừng, sư tử, gấu, tà ngưu... Vì vậy, có người cho rằng, nghệ thuật hang động là nghệ thuật tượng hình vẽ về động vật. Người tiền sử vẽ miêu tả những loài động vật này có thể vì họ quan niệm chúng có một vai trò nào đó đối với họ. Một số loài động vật cung cấp cho họ nguồn thức ăn để tồn tại như ngựa rừng, trâu rừng hoặc có những lòai dã thú uy hiếp nghiêm tọng đến môi trường sinh tồn của họ như sư tử, gấu, hổ,... và cũng có loài động vật cung cấp vật phẩm để làm những đồ dùng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ như ngà voi, sừng hươu,...

Bức bích họa “Trâu rừng bị thương” (Ảnh: kali­man)

Nếu xét từ kỹ xảo nghệ thuật thì trình độ nghệ thuật của người nguyên thủy còn rất thấp. Đa số các tác phẩm hội họa có đường nét thô kệch mất dấu, màu sắc không phù hợp. Thậm chí, nghệ thuật bích họa hang động chỉ cách đây hàng nghìn năm cũng có trình độ hội họa rất vụng về không thể đem so sánh với bức bích họa ở hang động Al­tami­ra. Do vậy, các học giả phương Tây luôn cho rằng, bức bích họa ở hang động Al­tami­ra là tác phẩm nghệ thuật giả của nhân loại trong những thế kỷ gần đây.

Có thể nói, bức bích họa “Trâu rừng bị thương” được vẽ trên đỉnh hang động là tác phẩm đạt nhất trong số những bức bích họa ở Al­tami­ra. Con trâu rừng này rất hung dữ, sau khi bị thương, toàn thân cuộn tròn thành một khối, 4 chân co giật, sừng nó cong vút, đuôi vung lên, tai dựng đứng. Thần thái của con trâu rừng rất có hồn và có tính nghệ thuật cao. Trạng thái trước khi chết vẫn còn hung dữ của con trâu đã được thể hiện một cách tinh tế khiến người ngày nay phải trầm trồ thán phục trình độ nghệ thuật cao siêu của các nghệ thuật gia nguyên thủy.

Trong hang động Al­tami­ra, ngoài các tác phẩm miêu tả chân thực còn có nhiều hình vẽ trìu tượng. Ở đây có những hình phác họa bằng các nét vẽ thô kệch màu đen, có hình là đồ họa bằng màu sắc dịu nhưng rất đậm, một số chỗ khiến người xem hoa cả mắt. Người ta dự đoán, các hình vẽ này muốn bày tỏ khát vọng chinh phục dã thú của nhân loại. Có thể chúng có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo trong săn bắn của người nguyên thủy.

Khách tham quan thưởng thức nghệ thuật bức bích họa (Ảnh: cen­tros3)

Tuy nhiên, điều khiến người ta khó hiểu là, các cư dân nguyên thủy cư trú ở hang động Al­tami­ra làm sao có thể sáng tạo được một thành tựu nghệ thuật huy hoàng như vậy? Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Được biết, hang động Al­tami­ra hàng ngày chỉ hạn định đón tiếp 35 khách tham quan, thậm chí còn phải đặt kế hoạch trước. Chúng ta tin rằng, cùng với sự phát triển của khoa học và nhiều phát hiện mới của ngành khảo cổ, nhất định sẽ khám phá được bí ẩn về bức bích họa ở hang động Al­tami­ra. 

Một số hình ảnh trong hang động Al­tami­ra

(Ảnh: un­ed)

(Ảnh: gru­pos.uni­can)

(Ảnh: tam­abi)

(Ảnh: gru­pos.uni­can)

 H.T (theo Nền văn minh cổ thế giới) Bí ẩn của Kim Tự Tháp châu Mỹ

Nói đến Kim Tự Tháp chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ tới Ai Cập. Ở miền Bắc châu Mỹ La Tinh từ Mex­ico đến Nicaragua, có số Kim Tự Tháp vượt xa tổng số Kim Tự Tháp của Ai Cập. Nhưng tại sao Kim Tự Tháp Ai Cập lại nổi tiếng khắp năm châu bốn biển, còn Kim Tự Tháp châu Mỹ lại ít người biết đến?

Nguyên nhân là do bộ lạc dân tộc xây dựng Kim Tự Tháp, trước sau đều đột nhiên biến mất. Tất cả các Kim Tự Tháp và hàng trăm thành phố, thị trấn lớn nhỏ vây quanh chúng cũng bị rừng rậm nhiệt đới nuốt, trong đó đại bộ phận bị chìm sâu trong lòng bùn đất, biến mất khỏi tầm mắt con người.

Kim Tự Tháp Teoti­huacán, Mex­ico (Ảnh: red­haus)

Đầu thế kỷ XX, một cuộc khai quật khảo cổ với quy mô lớn, bước đầu con người đã vén được bức mạng che mặt của Kim Tự Tháp châu Mỹ. Châu Mỹ có khoảng 20 Kim Tự Tháp to nhỏ, được xây dựng vào thế kỷ XIV trước Công nguyên đến thế kỷ VI­II trước Công nguyên. Từ quy mô hùng vĩ và nghệ thuật kiến trúc điêu luyện của Kim Tự Tháp châu Mỹ, người ta nhận thấy vẻ đẹp của chúng không kém vẻ đẹp của Kim Tự Tháp Ai Cập, thậm chí có Kim Tự Tháp còn vượt cả Kim Tự Tháp Ai Cập.

Kim Tự Tháp Ai Cập là phần mộ của các Pharaon, nhưng Kim Tự Tháp của châu Mỹ lại không phải như thế. Kim Tự Tháp châu Mỹ đại bộ phận là tế đàn để hiến tế các vị thần thánh và cúng lễ. Kim Tự Tháp do các khối hình vuông tạo thành, từng tầng một xếp chồng lên nhau, thu nhỏ dần lên phía trên; có 4-5 tầng, có cái tới 20 tầng; cao nhất tới 80m. Xung quanh tháp hoặc 2 mặt tháp là các bậc đá dốc đứng. Theo từng bậc, người ta có thể lên tới đỉnh tháp, trên đỉnh tháp rộng rãi đều lập tế đàn hoặc xây dựng miếu thần. Ngoài việc tiến hành nghi lễ tế lễ thần vào các ngày tế lễ đặc biệt để cầu xin giải trừ thiên tai ra, một ngày người ta còn lên đỉnh tháp thờ cúng thiên thần 4 lần. Bên trong Kim Tự Tháp được đắp bằng đất, cát, sỏi, đá - đây là điều khác biệt với Kim Tự Tháp Ai Cập.

Đại lộ dẫn đến Kim Tự Tháp Teoti­huacán, Mex­ico (Ảnh: jq­ja­cobs)

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Lăng mộ Alexan­der huyền bí

Quốc vương Mace­do­nia Philip II.

Alexan­der Đại đế (356 - 323 trước Công Nguyên) là con trai của Quốc vương Mace­do­nia Philip II. Ngay sau khi lên ngôi (năm 336 trước Công Nguyên), ông ta bắt đầu xâm lược sang phía Đông. Chỉ trong hơn 10 năm, từ Đông sang Tây, Alexan­der đã lập nên mọt đế quốc Alexan­der có bản đồ rộng lớn, phía Đông tới sông Hằng, phía Tây tới Sông San­niro và bán đảo Balkan.

Alexan­der từng là một vị anh hùng hiển hách, và cũng là một nhân vật thần bí. Những truyền thuyết kể về ông ta nhiều vô kể. Nhưng thật đáng tiếc, những ghi chép lịch sử về cuộc đời ông lại không còn. Sau này cũng có một số sách sao chép nhưng lại có nhiều ý kiến khác nhau, vô cùng mâu thuẫn và mang nặng màu sắc truyền kỳ, màu sắc cá nhân. Vì vậy, dù đã qua hơn 2300 năm, sau khi ông ta chết, nhưng sự nghiệp chiến công của vị thống soái vĩ đại cổ xưa này vẫn làm cho người ta cực kỳ quan tâm. Đã có ý kiến yêu cầu phải tìm ra lăng mộ của Alexan­der, từ những cổ vật khai quật được sẽ xác định một số chứng cứ lịch sử có giá trị, để mà đánh giá sự nghiệp của vị anh hùng ngạo mạn một thời.

Một ngày của năm 1964, tờ báo của Thành phố Alexan­der Ai Cập đưa một tin hết sức giật gân: “Lăng một Alexan­der - quốc vương Mace­do­nia đã được tìm thấy! Một thành tựu vĩ đại của các nhà khảo cổ học Ba Lan” Tin này nhanh chóng truyền đi khắp Thế Giới. Thời báo NewYork của Mỹ lập tức đăng tin và gửi cho đội khảo cổ Ba Lan một bức điện, hy vọng họ viết một bài về phát hiện vĩ đại này, hứa sẽ trả nhuận bút rất cao. Nhà báo từ các nước cũng tới Ai Cập. Đồng thời, một lượng lớn độc giả đổ dồn tới thành phố làm cho cảnh sát Ai Cập luôn ở trong trạng thái báo động khẩn cấp.

Thật đáng tiếc, tin này lại là giả. Phát hiện ấy không phải là lăng mộ của Alexan­der mà là di chỉ của một tu viện thời Ro­ma cổ. Vậy lăng một của nhân vật nổi tiếng trong lịch sử này nằm ở đâu? Ông ta chết như thế nào? Về bí mật này có rất nhiều ý kiến khác nhau.

Nguyên nhân về cái chết của Alexan­der có hai truyền thuyết. Truyền thuyết nói rằng, khi ông ta viến chinh Ấn Độ, ở một nơi cách không xa Baby­lon, một số thầy mo tinh thông thiên văn và xem bói đã yết kiến, khuyên ông ta không lên tới Baby­lon, sợ rằng lành ít dữ nhiều. Tuy nhiên ông ta vẫn không dừng bước, nhưng từ đó về sau tâm tính biến đổi thành trầm uất phiền muộn không thôi.

Một lần, Alexan­der điều khiển chiến hạm dạo trên mặt hồ, bỗng nhiên ngọn gió thổi tới, làm bay chiếc mũ của ông ta vào đám lau sậy, mà lại rơi chính vào mộ của Quốc vương Azo. Tất cả tùy tùng và ngay bản thân Alexan­der đều cho rằng đây là một điềm dữ. Người thủy thủ được phái đi lấy chiếc mũ, lúc bơi về, lại dám to gan đội mũ lên đầu. Alexan­der tức giận lập tức sai đem chém ngay thủy thủ nọ.

Chẳng bao lâu Alexan­der lâm bệnh nặng, 13 ngày sau, một buổi tối tháng Sáu năm 323 trước Công Nguyên Đức Vua từ trần. Alexan­der làm Vua được 12 năm, 8 tháng, khi chết mới 32 tuổi.

Những câu chuyện vụn vặt như thế, có lẽ chỉ là một sự trùng hợp. Kỳ thực cái chết của Alexan­der rất có khả năng là do hành quân gi­an khổ, thêm nữa nhiều lần trải qua chiến trận, trên mình ông ta mang đậy thương tích, ở trong đầm lầy lại nhiễm thêm bệnh sốt rét.

Ngoài ra một truyền thuyết khác lại kể rằng: “Trong một bữa tiệc có người đã dâng Alexan­der cốc rượu pha thuốc độc.” Nếu truyền thuyết này đúng, thì Alexan­der chết do một âm mưu, chứ không phải là một cái chết tự nhiên.

Sau khi Alexan­der chết, tướng quân Ptole­ma­ic - bộ hạ của ông ta (sau này trở thành Vua Ai Cập) đã dùng linh xa chở thi hài Quốc vương về Ai Cập, an táng tại Thành Alexan­der và xây cho ông ta một năng mộ vô cùng lộng lẫy.

Cae­sar đại đế

Cae­sar đại đế, Hoàng đế Kalakal, Hoàng đế Au­gustin các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử cũng đã từng tới đây bái lễ, và đặt thêm lên trên đầu tượng Alexan­der một vương miện bằng vàng. Nhưng đến thế kỷ thứ IV sau Công Nguyên, những câu chuyện về lăng mộ Alexan­der, không hiểu tại sao không còn nữa. Năm 642 sau Công Nguyên, đại quân Hy Lạp đánh chiếm Thành Alexan­der. Những dấu tích lịch sử huy hoàng ở đây đã làm cho họ  tấm tắc mãi không thôi. Năm 1798, khi quân đội của Napoleon tiến vào Thành Alexan­der, cảnh tượng ở đây đã suy tàn. Trong thành chỉ có 7000 dân. Một số học giả đi theo Napoleon chỉ nhìn thấy những đống đổ nát của các công trình kiến trúc cổ. Đầu Thế kỷ XIX, ở đây bắt đầu xây dựng hải cảng. Di chỉ kiến trúc cổ xưa đã trở thành bãi khai thác đá, dần dần nó biến mất trong con mắt mọi người.

Theo tập tục của Hy Lạp cổ, nhà Vua xây dựng nên thành phố, sau khi ông ta chết đi, sẽ được mai táng ở trung tâm thành phố. Vì vậy mà có nhà khảo cổ học phân tích cho rằng, lăng mộ Alexan­der phải ở một điểm gi­ao nhau của 2 đường phố.

Những năm gần đây, Malia - nhà khảo cổ học người Ba Lan sau khi tiến hành nghiên cứu những lăng đèn cổ được khai quật ở đây đã phát hiện thấy: Người xưa khi chế tạo đèn, ở phía trên đều làm một mô hình Thành Alexan­der cổ đại. Từ đây bà đã đưa ra một suy đoán thú vị mà mạnh dạn: Trong mô hình đền, có một công trình kiến trúc hình nón, có khả năng đó chính là lăng mộ của Alexan­der Đại đế bởi lăng mộ của Hoàng đế Au­gustin có kiến trúc đỉnh nhọn hình nón, kiểu mộ này rất có khả năng là phỏng theo lăng mộ của Alexan­der.

Hoàng đế Au­gustin

Willi, người Anh từng tiến hành nghiên cứu đối với khu mộ của Vương triều Ptole­ma­ic cho rằng những ngôi mộ này dứt khoát giống với lăng mộ của Alexan­der. Ông ta tưởng tượng quan tài của Alexan­der được đặt trong một ngôi miếu lớn, xung quanh là những chiêc trụ hình tròn, trong mộ nhất định có rất nhiều đồ đạc quý hiếm, tinh xảo. Trong mộ còn có thể lưu giữ những ghi chép về lịch sử của các tập kinh thư từ khắp nơi trên Ai Cập đưa đến. Vào cuối Thế kỷ XX, một phát hiện lớn đáng kinh ngạc đã chứng thực những phỏng đoán trên. An­droniks nhà khảo cổ học chuyên nghiên cứu về lịch sử Mace­do­nia cổ đại đã phát hiện ra mộ của Philip II - cha của Alexan­der.

Ở chính giữa đại điện ngôi mộ Philip II đặt một quan tài đá cẩm thạch cực lớn, trên mặt có đá quý. Bình trang trí mộ bằng vàng rất nặng. Hài cốt của Quốc vương đặt ở trong đó, xung quanh là một số đồ bằng vàng bạc châu báu, mũ giáp vương trượng, sáng lấp lánh, hấp dẫn tất cả những ai tới xem. Trong số châu báu đó có 5 bức tượng làm bằng ngà voi, được chế tác hết sức tinh tế, đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi người. Năm bức tượng này là tượng gia quyến của nhà Vua: Bản thân Philip II, vợ của ông, con trai Alexan­der và phụ mẫu của Philip II. Phát hiện này đã làm giới khảo cổ kinh ngạc và được coi là một phát hiện vĩ đại nhất của ngành khảo cổ trong Thế kỷ.

Trong sự mừng vui khôn xiết, người ta không thể không đặt câu hỏi: Lăng mộ của Nhà Vua Philip II đã tìm thấy, lẽ nào lại không thể tìm ra lăng mộ của con trai ông? Nhưng thực tế vẫn là thực tế, sự thần bí của lăng mộ Alexan­der càng thần bí hơn khiến người ta khó có thể với tới được.

Ai có thể mở ra bí mật của lăng mộ này? Mọi người vẫn đang kiên nhẫn chờ đợi. Nếu tìm thấy, rất có khả năng các nhà khảo cổ sẽ khai quật được những vật phẩm văn hóa nghệ thuật của nhiều dân tộc thời bấy giờ cùng với một số lượng lớn tư liệu lịch sử đối với khảo cổ. Đó sẽ là một đóng góp lớn đối với khảo cổ và là một cống hiến vĩ đại đối với nền văn minh nhân loại.

 H.T (Theo nền văn minh cổ thế giới) “Lỗ hổng thời gi­an” và những vụ mất tích bí ẩn

Cảnh tượng tàu Ti­tan­ic đang chìm đắm do va phải băng ngày 14/4/1912 (Ảnh: ti­tan­ic.wz.cz)

Giới học giả chuyên nghiên cứu bí ẩn siêu nhiên ở châu Âu và Mỹ gần đây xôn xao về một số vụ mất tích - tái hiện một cách thần bí. Nhiều người cho rằng hiện tượng có liên quan đến “lỗ hổng thời gi­an”.

Ngày 14/4/1912, con tàu thủy siêu cấp Ti­tan­ic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Ti­tan­ic gần 80 năm về trước.

Ngày 24/9/1990, con tàu Fos­hogen đang đi trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập.

Khi được cứu lên tàu, trả lời câu hỏi của thủy thủ, cô nói: “Tôi tên là Wen­ni Kate, 29 tuổi, một hành khách trên con tàu Ti­tan­ic. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh giạt tôi lên núi băng này, thật may mắn là các ngài đã kịp cứu giúp”. Nghe câu trả lời đó, mọi người đều cảm thấy hết sức kỳ lạ và họ nghĩ rằng có lẽ do sốt cao, cô gái này đã nói nhảm. Kate được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Sức khỏe của cô không có gì đáng ngại ngoài việc cô quá sợ hãi do bị lạc nhiều ngày, thần kinh cũng không có dấu hiệu rối loạn. Các xét nghiệm về máu, tóc, cho thấy cô khoảng chừng 30 tuổi.

Vậy là nảy sinh một vấn đề khó tin đến kinh người: Chẳng lẽ từ năm 1912 đến nay, trải qua gần 80 năm mà Kate không hề già đi chút nào? Thẩm tra, đối chiếu với bản danh sách hành khách trên tàu Ti­tan­ic, người ta nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với những gì Kate nói. Trong khi mọi người đang tranh luận thì sự việc thứ hai xảy ra.

Thuyền trưởng Smith của tàu Ti­tan­ic.

(Ảnh: ti­tan­ic.wz.cz)

Ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương trong khi khảo sát tại khu vực phía Tây Nam cách núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km, đã phát hiện và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi. Ông ta mặc bộ quần áo màu trắng, khá gọn gàng, rít sâu điếu thuốc. Không ai có thể nghĩ rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Smith của con tàu Ti­tan­ic.

Nhà hải dương học nổi tiếng, tiến sĩ Mar­wen Ider­lan, sau khi cứu được Smith đã phát biểu trước báo chí rằng không thể có sự việc nào đáng kinh ngạc hơn. Người đàn ông này không thể là tên lừa đảo, ông ta đích thực là thuyền trưởng của con tàu Ti­tan­ic, người cuối cùng chìm xuống biển cùng với con tàu . Khó tin hơn nữa là Smith đến nay đã 140 tuổi nhưng trên thực tế mới chỉ là một ông già 60 tuổi. Khi được cứu, ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày 15/9/1912.

Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện tâm thần Oslo (Nauy) để chữa trị. Nhà tâm lý học Jale Ha­lant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith hoàn toàn bình thường. Ngày 18/9/1991, trong một đoạn tin vắn, Ha­lant khẳng định, người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì ngay việc đối chiếu vân tay cũng đã cho thấy điều đó.

Sự việc cần được giải thích rõ ràng. Một số cơ quan hải dương Âu - Mỹ cho rằng thuyền trưởng Smith và hành khách Kate đã bị rơi vào “hiện tượng mất tích - tái hiện xuyên thời gi­an”.

800 lính Anh mất tích trong mây

Trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, vào ngày 21/8/1915, hơn 800 lính thuộc Trung đoàn Nor­folk 5 của quân đội Anh được lệnh cơ động lên một ngọn núi cao thuộc vùng Dar­danelles, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo lời kể của các nhân chứng, có một đám mây lớn bay sà xuống và bao phủ lên đoàn quân, lúc đó đang tiến vào thung lũng. Đội quân càng lên cao thì càng chìm dần vào trong khối mây mờ.

Khi người cuối cùng khuất hẳn, cả khối mây đã bốc lên cao và biến mất, người ta không thấy bất kỳ người lính nào bước ra khỏi đám mây đã bay đi đó. Từng ngọn cây, bụi rậm trên đỉnh núi đều có thể nhìn rõ, nhưng một đội quân hơn 800 người đã mất tích hoàn toàn. Khi đó, 22 người lính của New Zealand cũng đang tập cùng trận địa với đội quân này, trên một ngọn đồi nhỏ khác cách đó khoảng 600 m. Họ đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng bí hiểm trên.

Có giả thuyết cho rằng toàn bộ đội quân đã bị lực lượng đặc nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ bắt làm tù binh. Tuy nhiên, sau chiến tranh, phía Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết khẳng định rằng họ chưa từng nhìn thấy đội quân này. 800 người lính đã bị mất tích không nằm trong danh sách những lính Anh bị tử trận, đồng thời cũng không có trong danh sách tù binh chiến tranh được Thổ Nhĩ Kỳ trao trả sau khi chiến tranh kết thúc.

Ở Trung Quốc, năm 1945, một đoàn tàu chở hàng trăm khách từ Quảng Đông đi Thượng Hải đã biến mất khỏi hành trình khi gần đến ga cuối, không để lại bất kỳ một dấu tích nhỏ nào.

Quan điểm của các học giả

Một số người cho rằng lỗ hổng thời gi­an thực chất là thế giới phản vật chất đang tồn tại trong vũ trụ. Họ dựa vào công thức tổng năng lượng vật chất của Ein­stein, theo đó tổng năng lượng vật chất có hai giá trị là chính và phụ. Vậy khi giá trị phụ xuất hiện, chúng ta cần phải làm thế nào? Nhận thức nó ra sao? Một số học giả liền đưa nó vào mối liên hệ với thế giới phản vật chất. Hiện nay, chúng ta mới hiểu biết chưa đầy một nửa vũ trụ chúng ta đang sống, là phạm vi thế giới vật chất, còn nửa kia là một hệ thống tạo thành từ phản vật chất.

Hai bộ phận này tiếp cận với nhau dưới tác động qua lại của lực hấp dẫn. Khi tiếp cận đến một mức độ nhất định, tác dụng “đổ vỡ” do thế giới vật chất và phản vật chất sinh ra sẽ tạo ra một nguồn năng lượng vô cùng lớn, tạo thành một áp lực tách đôi hai hệ thống. Theo đó, có thể thấy rằng mất tích chính là hiện tượng phát sinh khi hai hệ thống vật chất và phản vật chất tiếp cận ở mức độ cao nhất, sinh ra năng lượng tạo nên áp lực phân tách. Khi hiện tượng “đổ vỡ” kết thúc, trường lực hấp dẫn trở lại trạng thái ban đầu, hiện tượng tái hiện xảy ra.

Trong cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học, nhiều giả thuyết khác cũng được đưa ra. Một trong số đó là thuyết “thời gi­an đứng lại”. Thế giới vật chất sau khi tiến vào lỗ hổng thời gi­an đồng nghĩa với việc mất tích, và từ đó đi ra cũng có nghĩa là được tái hiện. Như vậy, lỗ hổng thời gi­an và trái đất không cùng một hệ thống, và thời gi­an trong “lỗ hổng” là tương đối tĩnh. Do đó dù có mất tích 3-5 năm hay vài chục năm đi nữa, người ta sẽ không có gì thay đổi so với lúc ban đầu.

Giả thuyết thứ hai được đưa ra là thuyết “thời gi­an ngược”, cho rằng thời gi­an trong lỗ hổng thời gi­an là quay ngược so với bình thường. Người mất tích sau khi rơi vào đó có khả năng sẽ quay ngược về quá khứ. Tuy nhiên, khi thời gi­an quay ngược một lần nữa, người này lại được đưa trở về thời điểm họ bị mất tích, kết quả là xảy ra hiện tượng tái hiện thần bí.

Trong thuyết thứ ba “đóng cửa thời gi­an”, lỗ hổng thời gi­an là hiện tượng tồn tại khách quan trong thế giới vật chất, không nhìn thấy và cũng không thể sờ thấy. Đối với thế giới vật chất mà con người đang tồn tại, nó vừa đóng lại vừa mở. Thỉnh thoảng khi nó mở ra một lần, sẽ có hiện tượng mất tích; mở thêm một lần nữa, người mất tích tái hiện.

Trước mắt, quanh vấn đề “lỗ hổng thời gi­an” vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Chưa một học thuyết nào đủ sức thuyết phục vì chưa đưa ra được những chứng cứ xác thực. Hiện tượng “mất tích - tái hiện” vẫn còn là bí ẩn đang chờ con người khám phá...

 Theo Sức Khoẻ & Đời Sống, Vn­ex­press Bí ẩn về lỗ khoan ở Ai Cập cổ

Tượng đá Abusin

Abusin nằm cách quần thể Kim Tự Tháp Giza Ai Cập 50km. Chỗ này trước đây cũng có 3 Kim Tự Tháp, chúng được xây dựng vào thời kỳ Vương triều thứ 5 trong lịch sử Ai Cập, tức là sau thời đại Pharaon Khu­fu vào khoảng 4100 năm trước. Ở Abusin, người ta phát hiện trên những vách đá nham thạch cứng hơn cả đá hoa cương có khoan những lỗ rất tròn trịa.

Ngay từ rất sớm, thời kỳ đò đá mới, loài người đã biết dùng chày đá tạo ra những lỗ trên đá hoa cương. Giống như thế, người ta cũng tạo ra những lỗ trên xương hoặc vách đá nham thạch.

Những lỗ khoan ở Abusin không phải là những lỗ khoan bình thường, mà là lỗ khoan bao tâm. Nó là một loại kỹ thuật khoan khó, khi khoan xong chính giữa hình thành một đường rãnh ở tâm khối đá hình tròn xoắn. Lúc tiến hành khoan, không thể tùy tiện thích cầm mũi khoan thế nào thì cầm mà phải điều chỉnh thế nào đó có thể khoan vào tâm khối đá. Khối đá cần khoan và công cụ phải ở một tư thế nhất định. Để có một đường khoan thẳng, người thợ cần phải có những thiết bị phối hợp. Nếu chỉ dựa vào kỹ thuật khoan thủ công thì không thể có những rãnh khoan thẳng và đều. Nhìn lỗ khoan, người ta có thể biết được chiều đi của mũi khoan, nhưng rõ ràng họ đã không dùng mũi khoan kim cương để khoan.

Tượng đá Abusin

 Và lỗ khoan cũng không phải là dùng đục để đục một loạt các lỗ, sau đó dùng phương pháp mài để gia công. Trên lỗ khoan vẫn để lại vết tích xoáy tròn, vết đứt của mũi khoan.

Phát hiện này có ý nghĩa gì?

Có người đưa ra ý kiến phản đối, họ cho rằng những lỗ khoan bao tâm là do người hiện đại tạo ra. Nếu vậy thì chỉ cần khoan một lỗ là đủ, vì sao tất cả các khói đá ở Abusin đều có lỗ khoan? Ngoài ra, độ cứng của khối đá này hiện nay bất cứ nhà địa lý hoc nào biết đến. Hơn nữa, ngay từ rất sớm, cách đây 1000 năm trước, ngài Fde Lins Pa­ter đã miêu tả những lỗ khoan bao tâm vô cùng bí ẩn của thời kỳ Vương triều thứ 5 này. Do vậy, ý kiến cho rằng những lỗ khoan này do người hiện đại tạo ra là không chắc.

Trang bị của các kiến trúc sư cổ Ai Cập, cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết chút gì. Kỹ thuật gia công lỗ khoan bao tâm này không phải là phát minh ngẫu nhiên. Tiến bộ kỹ thuật là một quá trình tiến dần có thứ tự. Để tiến hành khoan lỗ, việc phát minh ra máy khoan vẫn chưa đủ, mà còn phải có công cụ thích hợp khác. như mũi khoan kim cương. Và để có thể dùng mũi khoan kim cương và máy khoan,  người thợ còn phải có vật liệu thích hợp.

 H.T sưu tầm Lò phản ứng hạt nhân thời tiền sử

Ở Okno nước cộng hòa Gabon là nơi có mỏ Uran nổi tiếng. Tháng 6 năm 1972, một nhà máy chế biến quặng Uran của Pháp vô cùng kinh ngạc khi phát hiện rằng quặng Uran mới nhập về đã có người sử dụng rồi.

Lò phản ứng hạt nhân nguyên tử (ảnh: ccpc01.cc.kindai)

Hàm lượng Uran thấp hơn bình thường tới 60%. Do đó các nhà khoa học đã đến tận nơi thăm dò khảo sát.

Kết quả thu được đã gây chấn động toàn cầu: Okno vốn là di chỉ của một lò phản ứng hạt nhân cổ xưa. Lò gồm 6 khu khoảng 500 tấn quặng Uran, công suất đầu ra rất thấp, chỉ được 10-100Kw. Theo điều tra khảo sát, mỏ Uran Okno hình thành vào khoảng 2 tỷ năm trước lò phản ứng sau khi thành mỏ ít lâu đã đi vào vận hành, thời gi­an tới 500.000 năm. Lò phản ứng này có kết cấu hoàn chỉnh, hợp lý đến mức các nhà khoa học phải kinh ngạc. Ai đã để lại chiếc lò phản ứng hạt nhân này?

Với một lò phản ứng hạt nhân hiện nay đòi hỏi những điều kiện rất nghiêm ngặt, trong thiên nhiên không thể tự có được. 2 tỷ năm trước, sự sống trên Trái đất mới nảy mầm, con người làm sao có thể xây dựng được lò phản ứng? Có thể nào là người ngoài Trái đất đến nơi hoang vắng này xây lò, khi họ bỏ đi để lại trên Trái đất. Nhưng đó chỉ là suy đoán chưa có căn cứ.

Uran Okno (Ảnh: mem­bers.chel­lo.pl)

 H.T (Theo Thiên nhiên huyền bí) Lục địa At­lantis: Huyền thoại hay sự thật?

Hình ảnh lục địa At­lantis, một quốc gia vĩ đại và hùng cường, mà sự thống trị đối với thế giới cổ đại đột ngột chấm dứt chỉ sau một thảm họa, đã kích thích nhiều nhất trí tưởng tượng của nhân loại suốt hơn hai nghìn năm qua. Tất cả bắt đầu từ một huyền thoại về At­lantis.

Mặc dù At­lantis được xem là đạt tới đỉnh cao vinh quang hơn 11 nghìn năm trước, nhưng nó chỉ xuất hiện trong thư tịch khoảng 2.350 năm trước, từ 359 đến 347 năm trước Công nguyên. Cái tên đầy gợi cảm At­lantis xuất hiện trong các cuộc đối thoại của nhà triết học Hy Lạp cổ đại lừng danh Pla­to, Timaeus và Critias, vốn được đặt theo tên các nhân vật trong hai cuộc trao đổi tưởng tượng giữa Socrates và học trò.

Thành phố At­lantis qua mô tả của Pla­to (Ảnh: un­mu­se­um.org)

Mở đầu phần đối thoại Timaeus, Socrates nhắc tới cuộc thảo luận hôm trước về một xã hội “hoàn thiện”. Ở đây Pla­to nhắc tới cuộc đối thoại nổi tiếng nhất của ông, Nền cộng hòa, mà ông đã viết từ nhiều năm trước. Và Pla­to mượn lời Socrates để kể ra hàng loạt đặc điểm cần có của một chính phủ hoàn hảo mà ông đã mường tượng trong Nền cộng hòa: thợ thủ công và nông dân tách khỏi quân đội; quân nhân kỷ luật cao, được huấn luyện thể lực và âm nhạc, sống cộng đồng và không có tài sản riêng.

Socrates không dừng cuộc tranh luận ở mặt lý thuyết mà yêu cầu học trò đánh giá trên khía cạnh triết học thực hành. Ông cho rằng họ cần xem xét tính hoàn thiện của một xã hội phù hợp với các quan niệm viết trong Nền cộng hòa bằng cách đặt nó đối diện với một cuộc chiến tranh.

Critias kiểm tra đề xuất của người thầy bằng đề nghị: “Xin (thầy Socrates) hãy nghe một câu chuyện tuy lạ nhưng có thật”. Critias nói rằng, ông nội cũng tên là Critias kể cho anh nghe câu chuyện, và ông nội anh thì nghe người cha là Dropi­des kể lại. Dropi­des biết chuyện nhờ nhà hiền triết Hy Lạp Solon, còn Solon được các tu sĩ Ai Cập kể cho biết khi ông ở Ai Cập vào khoảng năm 600 trước Công nguyên. Theo những gì Pla­to viết trong Critias, cái mà chúng ta biết chính là một dị bản của câu chuyện có nguồn gốc từ hơn 200 năm trước đó.

Quốc gia hoàn thiện, đó là Athens chứ không phải At­lantis

Các tu sĩ Ai Cập kể cho Solon nghe câu chuyện về thành phố Athens cổ, “được quản lý tốt nhất trong tất cả các thành phố trên thế giới”. Đó chính là Athens cổ từ 9.300 năm trước thời Pla­to, được ông dùng làm mô hình của một quốc gia lý tưởng. Các tu sĩ kể với Solon về chiến công anh dũng nhất của người Athens, họ đã đánh bại một thế lực hùng mạnh đang chuẩn bị tiến hành cuộc viễn chinh chống lại cả châu Âu và châu Á. Họ mô tả quốc gia đang bành trướng đó nằm rất xa giữa Đại Tây Dương (At­lantic). Và đó là lý do của cái tên At­lantis.

Người At­lantis đã tràn qua Bắc Phi trên đường tiến về Ai Cập. Nhưng sau thất bại trước Athens, At­lantis bị các vị thần phá hủy hoàn toàn trong những cơn động đất và đại hồng thủy khủng khiếp, đó là theo lời kể của Critias.

Đảo quốc At­lantis bị phá hủy một phần vì thảm họa tự nhiên (Ảnh: oc­cul­to­pe­dia.com)

Khi thuật lại câu chuyện về At­lantis, Critias thưa với Socrates: “Hôm qua khi thầy kể về một thành phố trong câu chuyện đã ăn sâu trong óc con, con rất ngạc nhiên nhận thấy rằng, không hiểu vì sự tình cờ bí ẩn nào mà chuyện của thầy trùng khớp với lời kể của Solon”. Trên thực tế, mô tả của Critias về xã hội Hy Lạp cổ trùng hợp hoàn hảo – và không hề ngẫu nhiên – với quan niệm nhà nước lý tưởng của Pla­to trong tác phẩm Nền cộng hòa.

Nguồn gốc lịch sử của At­lantis?

Pla­to mô tả đảo quốc At­lantis hay Athens cổ đại dựa trên bằng chứng lịch sử hay chỉ dựa vào hư cấu? Trên thực tế có một nền văn minh rực rỡ tại Địa Trung Hải - đảo Crete của người Mi­noan, thậm chí còn xa xưa hơn xứ Hy Lạp của Pla­to - và nó cũng bị phá hủy một phần vì thảm họa tự nhiên.

Nhiều học giả hiện đại cho rằng, mặc dù quy mô và vị trí của At­lantis kém chính xác trong Critias (có thể do dịch sai), câu chuyện của Pla­to dựa trên vụ núi lửa phun khủng khiếp tại Thera, hòn đảo nằm ở phía đông Hy Lạp và phía bắc Crete trong biển Aege. Miệng núi lửa của lần phun nham thạch tại Thera thế kỷ XVII hay XVI trước Công nguyên có kích thước lớn gấp hai lần dấu vết tại Kraka­toa, mà lần phun vào năm 1883 thì đã giết chết hàng chục ngàn người. Tai họa tại Thera chắc chắn thảm khốc hơn nhiều, đến mức mà ngay tại Ai Cập, là nơi chỉ phải chịu ảnh hưởng gián tiếp, người ta cũng nhận biết được.

Với một số người, đảo Crete của người Mi­noan chính là At­lantis và trong Critias, Pla­to đưa ra một bức tranh có phần không chính xác về sự tàn phá nó như một hệ quả của núi lửa phun tại Thera. Tuy nhiên, để khẳng định điều đó, ta cần bỏ qua những chi tiết thực tế, hay ít nhất cần giải thích tại sao Crete lại được đặt sai vị trí địa lý, sai kích thước, sai tên, chưa bao giờ gây chiến với Athens và không bị phá hủy trong một thảm họa nào. Chứng cứ khảo cổ học cho thấy, mặc dù các cộng đồng người Mi­noa sống dọc bờ biển bị sóng thần tàn phá nặng nề sau vụ nổ tại Thera, nền văn minh Mi­noan không chỉ sống sót mà còn phát triển rực rỡ hơn trong khoảng hai trăm năm nữa.

Nhiều tác giả khác cho rằng, chế độ thuộc địa kỳ diệu của người Mi­noan tại Thera là mô hình của At­lantis. Rõ ràng là sự định cư của người Mi­noan tại đây đã bị tàn phá vì núi lửa, nhưng cũng hoàn toàn rõ ràng là, Pla­to không nói về sự suy tàn của một nền văn minh cổ đại. Trong khi đó, Thera cũng là một địa chỉ sai, quy mô và niên đại sai nên không thể là mô hình trực tiếp của At­lantis.

At­lantis như tưởng tượng của thời hiện đại

Không cuộc tranh luận nào về At­lantis được xem là đầy đủ nếu không nhắc tới những tuyên bố mang tính tưởng tượng trong thế kỷ XIX và XX về lục địa đã mất tích. Hơn bất cứ ai, nghị sĩ bang Min­neso­ta Ig­natius Don­nel­ly, người đã hai lần thất bại trong cuộc chạy đua vào chức phó tổng thổng Mỹ và là một nhà sử học nghiệp dư, đã làm huyền thoại sống lại bằng cuốn sách At­lantis: một thế giới trước thời hồng thủy vào năm 1881.

Theo Don­nel­ly, At­lantis của Pla­to là ngọn nguồn của mọi thành tựu văn hóa và mọi nền văn minh tại Ai Cập, Tây Á, Ấn Độ và châu Âu, cũng như Namvà Bắc Mỹ. Lập luận của Don­nel­ly không dựa trên khoa khảo cổ hay địa lý và không hề có bằng chứng nào về nguồn gốc chung của mọi nền văn hóa. Tuy nhiên so với một số nhà tư tưởng cuối thế kỷ XIX khác, Don­nel­ly vẫn là khuôn mẫu của sự tự kiềm chế.

Phong trào Theos­ophy (thần triết học) của He­le­na Blavatsky, một phụ nữ gọi hồn “nổi tiếng” nước Mỹ, giả thuyết rằng cư dân At­lantis di chuyển bằng máy bay và trồng trọt hoa lợi thu được từ người ngoài hành tinh. Gần đây hơn, các nhà tâm linh thế kỷ XX tuyên bố tiếp xúc được với các linh hồn từ lục địa đã mất tích và được họ khuyên nhiều điều hay để giải quyết những bế tắc của cuộc sống hiện đại. Tất nhiên không thể có bằng chứng ủng hộ những tuyên bố huyễn hoặc như thế.

Quan điểm của Pla­to

Đã có nhiều câu chuyện về thảm họa tự nhiên tàn phá một quốc gia hùng mạnh hơn 1.000 năm trước thời Pla­to (Ảnh: oc­cul­to­pe­dia.com)

Không thể nghi ngờ một sự thật là Pla­to đã dùng kiến thức lịch sử để dựng nên các cuộc đối thoại về lục địa At­lantis của ông. Dường như đã có nhiều câu chuyện về thảm họa tự nhiên tàn phá một quốc gia hùng mạnh hơn 1.000 năm trước thời Pla­to, và ông đã dùng chúng để chuyển bức thông điệp của mình.

Tuy nhiên, những người ủng hộ việc thảo luận chỉ riêng trên khía cạnh văn học của Critias cũng nhận thấy rằng, Pla­to không định viết sử, nhưng một số phần trong truyện đã được dùng có chủ ý như những ẩn dụ đạo đức mà ông muốn thảo luận. Chẳng hạn trong cuốn At­lantis bị phá hủy, Rod­ney Cas­tle­den cho rằng, At­lantis của Pla­to là tổng hợp của đảo quốc Crete và Thera, cũng như cần nhận thấy rằng, một phần câu chuyện dành để kể về lịch sử đương thời của Hy Lạp, gồm cả cuộc chiến tranh giữa Athens và xứ Spar­ta.

Cuối cùng cần phải thấy rằng, mô tả At­lantis trong Critias tuy rất gần với thực tiễn của các xã hội cổ đại nhưng lại nằm ngoài chủ đích của Pla­to. Với Pla­to, At­lantis không phải là một nền văn minh, mà là một phương tiện truyền bá tư tưởng. Những gì ông đặt vào miệng Critias không được sáng tạo như những bằng chứng lịch sử, mà được dùng cho một chức năng quan trọng hơn đối với ông, vốn là triết gia chứ không phải là nhà sử học. Để lập thuyết, Pla­to cần hư cấu At­lantis như một đối thủ không thể vượt qua. Mô tả chi tiết về At­lantis là cách Pla­to gây ấn tượng với người đọc về sự giàu có vật chất, sức mạnh công nghệ và lực lượng quân sự.

Vậy câu chuyện về một Athens nhỏ hơn, nghèo nàn hơn, công nghệ lạc hậu và thế lực yếu hơn mà lại chiến thắng cái đảo quốc hùng mạnh ấy đã chuyển đến cho chúng ta bức thông điệp gan ruột của Critias: Cái quyết định lịch sử không phải là của cải hay sức mạnh mà quan trọng hơn là cách thức quản lý xã hội và con người. Đối với Pla­to, thành tựu trí tuệ của một xã hội có vai trò quan trọng hơn và luôn luôn vượt trên của cải hay sức mạnh vật chất. Đó chính là điều mà Pla­to muốn nói với chúng ta.

 Theo An ninh thế giới Ma cà rồng không thể tồn tại

Một nhà nghiên cứu người Mỹ đã dựa trên vài phép toán để chứng minh rằng sự tồn tại của ma cà rồng là hoàn toàn bịa đặt. Điều này chứng tỏ những sinh vật vẫn ám ảnh con người bấy lâu nay là không thể có thực.

(Ảnh: geoc­ities.com)

Giáo sư vật lý Costas Efthimiou tại Đại học Cen­tral Flori­da đã phá bỏ những ý tưởng phi khoa học như ma cà rồng, hay những thây ma sống lại, nhằm tăng cường sự hiểu biết của dân chúng. Không chỉ người dân tin vào những câu chuyện ma quái này mà con số những người mê tín đang ở mức báo động, Efthimiou cho biết.

Truyền thuyết cho rằng ma ca rồng hút máu người và một khi bị cắn, nạn nhân đó cũng biến thành một ma cà rồng và tiếp tục đi hút máu người khác.

Và Efthimiou đã lý giải một cách log­ic như sau: Vào 1/1/1600, dân số thế giới là 536.870.911 người. Nếu con ma cà rồng đầu tiên xuất hiện vào ngày đó và cắn một người trong một tháng, sẽ có 2 con ma cà rồng vào 1/2/1600. Một tháng tiếp theo sẽ có 4 con ma cà rồng, cứ tiếp tục như vậy. Chỉ trong 2 năm rưỡi dân số thế giới ban đầu sẽ chỉ toàn là ma cà rồng mà không còn ai còn lại để hút máu.

Nếu tính đến tỷ lệ tử vong thì dân số còn biến mất nhanh hơn. Kể cả một tốc độ sinh sản không tưởng cũng không thể đảo ngược lại được kết quả này.

“Xét cho cùng, con người sẽ không thể tồn tại trong điều kiện như vậy, kể cả khi dân số thế giới tăng gấp đôi mỗi tháng. Và việc tăng gấp đôi rõ ràng là vượt quá khả năng sinh sản của con người”, Efthimiou nói.

Vì vậy cho dù bạn lo ngại bất kể điều gì vào lễ hội Hal­loween ngày 31/10 sắp tới, chắc chắn bạn sẽ không bị biến thành ma cà rồng.

M.T.

 Theo Live­science, Vn­ex­press Mây khói giết người

30 năm trở lại đây trong thế kỷ 20, Mỹ, Anh, Nhật lần lượt để xảy ra những vụ khói giết người, gây tổn thất rất lớn.

Trước thập kỷ 60, thế giới cũng đã xảy ra 8 vụ tác hại lớn, trong đó mây khói chiếm 5 vụ, rất nhiều người bị tai nạn, phạm vi ảnh hưởng rất rộng. Điển hình nhất là vụ khói Lon­don (Anh) và khói hóa chất Los An­ge­les (Mỹ). Chúng đại diện cho 2 loại khói khác nhau. Mây khói Lon­don là khói oxy hóa - khử gây ra chủ yếu bởi hợp chất oxy sul­fua. Mây khói Los An­ge­les là khói quang hóa chủ yếu gây ra bởi oxy già và ôzôn.

Trong một điều kiện địa lý và thời tiết nhất định, các chất ô nhiễm không khí sẽ tụ lại trong một khu vực nhất định. Vụ mây khói

Mây khói Lon­don - từ 5-8 tháng 12 năm 1952 làm chết 4000 người trong vòng 4 ngày (Ảnh: pyr.ec.gc.ca)

Lon­don đã hình thành trong trường hợp đó. Lon­don là một thành phố lớn có lịch sử hơn 2000 năm, nằm trong vùng châu thổ rộng của sông Thame­sa. Từ ngày 5-8 tháng 12 năm 1952 mặt đất Lon­don không có gió, lúc bấy giờ đang là mùa đông, nhiệt độ không khí rất thấp, ẩm ướt và khí áp đè nặng trên bầu trời, làm cho Lon­don mấy ngày liền bị mây mù che phủ dày đặc không thấy ánh mặt trời. Hàng ngàn vạn ống khói vẫn nhả khói vào bầu trời, những cột khói đen đặc, nồng độ bụi khói gấp 10 lần bình thường, nồng đồ SO2 gấp 6 lần, Fe2O3 trong  khói tác dụng với CO2 trong không khí tạo ra bọt H2SO4, ngưng đọng trong bụi khói thành những đám ax­it. Trong 4 ngày làm chết hơn 4000 người. Hai tháng sau, liên tiếp chết theo gần 8000 người nữa. Lúc đó, người ta không biết rõ nguyên nhân nên không có biện pháp cứu chữa và phòng ngừa. Hai năm 1957 và 1962 Lon­don lại tiếp tục xảy ra vụ mây khói giết người. Chính quyền nước Anh đã so sánh 2 vụ khói năm 1952 và 1962 mới tìm ra nguyên nhân tác hại.

Khói quang hóa được hình thành trong một điều kiện khí hậu thời tiết nhất định dưới phản ứng quang hóa phức tạp của các chất ô nhiễm không khí. Nó được hình thành trong điều kiện có đủ ánh sáng, đủ nồng độ của ox­it nitơ và cacbon hiđro và điều kiện địa lý, khí hậu không thuận tiện để khuyếch tán các khí ô nhiễm đó. Vụ chết người vì khói ở Los An­ge­les đã hội đủ 3 điều kiện trên nên đã gây ra mây quang hóa.

Los An­ge­les thập kỷ 40 của thế kỷ 20 có tới hơn 2,5 triệu chiếc xe, khói ô tô là nguyên nhân gây ra phản ứng quang hóa (Ảnh: barda­glea)

Los An­ge­les là một thành phố công nghiệp, nằm trong một lòng chảo dài 50km mặt nhìn ra biển, lưng tựa vào núi. Đầu thập kỷ 40 của thế kỷ 20, Los An­ge­les đã xuất hiện một loại mây khói màu lam nhạt, mấy ngày không tan làm cho người dân ở đây có những triệu chứng viêm họng, đau mắt, hắt hơi cay mũi, nhức đầu, buồn nôn. Sau một thời gi­an dài điều tra mãi đến năm 1951 mới phát hiện loại khói này do khói xả của ô tô. Bấy giờ ở Los An­ge­les có tới hơn 2,5 triệu chiếc xe, mỗi ngày tiêu hóa 16.000 lít xăng. Những chiếc ô tô này xả ra các hợp chất ox­it nitơ cacbon hiđro và CO. Vì mùa hạ và đầu mùa thu ở Los An­ge­les ánh nắng chói chang, dưới tác dụng của ánh nắng, phản ứng quang hóa xảy ra với các chất trong khói ô tô, hình thành mây khói quang hóa với chủ yếu là O3. Loại khói này đã gây ra các triệu chứng kể trên, trường hợp bị năng sẽ làm khó thở, giảm thị lực và chân tay tê liệt. Nếu nạn nhân bị lâu có thể sẽ làm cứng động mạch và giảm chức năng sinh lý.

Hiện nay, ở những thành phố tập trung nhiều xe ô tô vẫn luôn luôn bị mây khói quang hóa đe dọa, lại thiếu biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa.

 H.T (Theo Bách khoa tri thức) Ai dạy người Maya cách tính lịch?

Quan sát sao Kim trên đài thiên văn Chichen Itza (Ảnh: mem­bers.cox.net)

Người Maya sáng tạo được một nền toán học phát triển vượt bậc, để có thể ghi chép các sự kiện theo năm tháng nhằm quyết định thời gi­an gieo trồng và thu hoạch, tính toán một cách chính xác thời tiết và những ngày mưa nhiều nhất trong năm. Kỹ thuật toán học của họ trong các dân tộc thời cổ đại nguyên thủy khiến các nhà khảo cổ không khỏi kinh ngạc, nhất là việc họ rất thành thạo khái niệm về số “0”. So với các nhà buôn Ả Rập vượt sa mạc đưa khái niệm số “0” truyền từ Ấn Độ sang châu Âu thì người Maya sớm hơn 1000 năm.

Người Maya tính ra mỗi tháng có 20 ngày, mỗi năm có 18 tháng cộng thêm mỗi năm có 5 ngày kiêng kỵ không đưa vào tháng nào. Nhờ vậy số ngày thực chất trong một năm là 365 ngày. Số đó vừa vặn trùng hợp với nhận thức quay về thời gi­an Trái đất tự quay và quay quanh Mặt trời hết một chu trình. Người Maya ngoài sự hiểu biết về lịch Trái đất chuẩn xác, họ còn rất am hiểu về lịch năm của sao Kim. Một năm của sao Kim, tức là thời gi­an để sao Kim quay quanh Mặt trời hết một chu trình, người Maya tính ra một năm sao Kim dài 584 ngày. Còn ngày nay tính ra một năm sao Kim dài 583,92 ngày. Đó là một con số chuẩn xác đến kinh ngạc mà người Maya đã có phương pháp tính lịch từ mấy ngàn năm trước.

Trong thực tiễn xã hội và sản xuất, phần đông các dân tộc căn cứ vào con số ngón tay để sáng tạo ra phép đếm cơ số 10. Còn người Maya lại căn cứ vào số ngón tay và ngón chân cộng lại để sáng tạo ra phép đếm cơ số 20. Ngoài ra họ còn sử dụng thêm cả phép đếm cơ số 18, phép đếm này gợi ý về cái gì? Lấy cái gì làm căn cứ? Người Maya còn là dân tộc đầu tiên trên thế giới nắm vững khái niệm cơ số “0”, nhận thức và vận dụng số “0” trong toán học đánh dấu trình độ nhận thức của một dân tộc. Về vấn đề này, người Maya so với người Trung Quốc và người châu Âu đã sớm hơn được 3800 năm và 1000 năm.

Kim tự tháp mà người Maya căn cứ vào lịch pháp của mình để xây dựng nên, thực chất là một đàn cúng tế thần linh kiêm đài quan trắc thiên văn.

Đài thiên văn Chichén Itzá của người Maya (Ảnh: loiv.torun)

Đài thiên văn ở Chichén Itzá là đài thiên văn số Một do người Maya xây dựng nên cũng là đài thiên văn cổ nhất. Đỉnh chóp của đài thiên văn này cao trội hẳn lên trên các ngọn cây trong rừng rậm, bên trong có một cầu thang tròn lên tận đỉnh chóp của đài quan sát. Trong đỉnh chóp có các cửa sổ để quan trắc các tinh tú. Bên ngoài vách đá của tháp có trang trí hình khắc thần mưa, còn có cả hình khắc phù điêu hình người vươn cánh tay bay vào Vũ trụ. Tất cả cái đó làm các nhà khảo hổ học và khoa học có nhiều suy nghĩ và giả thiết.

Cửa sổ đài thiên văn Chichén Itzá của họ không phải hướng về những vì sao sáng nhất mà họ hướng về nơi màn đêm trầm lặng bên ngoài dải Ngân Hà. Còn lịch pháp của họ thì có thể duy trì được đến 400 triệu năm sau, nó được dùng để làm gì? Ngoài ra họ tiếp thu từ đâu mà tính ra được năm Mặt trời và năm sao Kim với độ chính xác chỉ sai ở những con số sau dấu phảy?

Rất hiển nhiên, tất cả những kiến thức đó đã vượt ra ngoài nhu cầu thực tế của người Maya đang sống trong thời kỳ xã hội nông nghiệp và khiến cho các nhà khảo cổ chưa thể giải thích được.

Đã nằm ngoài nhu cầu của họ thì chứng tỏ những kiến thức đó không phải do người Maya sáng tạo ra. Vậy ai đã truyền cho người Maya những kiến thức đó? Trong thời đại mà tất cả mọi dân tộc trên Trái đất đều đang sống trong mông muội, ai đã nắm được những kiến thức tiên tiến như vậy?

 H.T sưu tầm Truyền thuyết về 'ngày của quỷ' 6/6

Ở các nước phương Tây với đa số dân theo Công giáo, con số 666 được xem là con số của quỷ. Năm nay, ngày 6/6/2006, ứng với con số huyền bí 666, sẽ xảy ra chuyện gì? Đương nhiên sẽ là chuyện không hay bởi những gì liên quan đến quỷ thì có gì là tốt. Nhưng không phải ai cũng tin như thế.

(Ảnh: crazyshop)

6/6/2006 là ngày duy nhất trong thế kỷ 21 này có dãy số 666 huyền bí. Xưa nay, người ta sợ con số này bởi trong quyển cuối cùng của bộ kinh Tân Ước, thường gọi là sách Khải huyền, con số 666 được cho là dấu ấn đáng sợ của quỷ Sa-​tăng. Con số 666 rất ấn tượng này thật ra không phải là “đặc sản” của Công giáo. Nhiều tôn giáo và nền văn hóa khác cũng xem con số này là xui xẻo, chỉ mang lại tai họa.

Tránh sinh con

Lo lắng nhất phải kể đến các thai phụ sắp sinh con trong tháng này. Trên web­site của tạp chí Mẹ và con, xuất bản tại Lon­don, các bà bàn luận sôi nổi chuyện nên hay không nên sinh con vào cái ngày đáng nguyền rủa ấy. Bà Francesca Re­nouf nói bà lo sợ đến nỗi buộc một bác sĩ bảo đảm với bà rằng sẽ không có chuyện sinh con vào ngày 6/6/2006. Một thai phụ khác, Melis­sa Park­er, tâm sự trên tờ The Sun: “Mỗi ngày, tôi thức giấc với linh cảm sắp có chuyện chẳng lành. Nghĩ tới cảnh sinh khó hoặc sinh ra một đứa con có mầm mống của cái ác trong người vào ngày 6/6/2006 là tôi hãi hùng. Tệ hơn nữa, đứa bé có thể chính là quỷ dữ bằng xương bằng thịt”.

Nhưng có nhiều thai phụ khác không quan trọng hóa vấn đề như bà Park­er. Thậm chí họ còn định đặt tên con theo tên nhân vật trong các phim kinh dị. Ví dụ bà Em­ma Park­er cho biết sẽ đặt tên con là Damien, tên đứa con trai hiện thân của quỷ trong phim The Omen nổi tiếng. Một bà khác tên Don­na Mag­nante, chọn tên Re­gan, một nhân vật trong phim The Ex­or­cist.

Hiểu sai kinh thánh

Sách Khải huyền có nhiều đoạn trình bày thiếu khúc chiết có thể hiểu nhiều cách. Con số 666 nằm trong một đoạn như thế, cụ thể ở chương 13, từng gây tranh cãi giữa các học giả. Một số học giả cho rằng người ta đã hiểu sai. Con số của quỷ chính xác là 616 chớ không phải 666. Tuy nhiên, xưa nay người ta vẫn thiên về dãy số 666 bởi cái vẻ huyền bí của nó.

Phillips Stevens Jr., giáo sư khoa nhân chủng học thuộc Đại học Khoa học và Mỹ thuật, nhận xét: “Khải huyền là một cuốn sách phức tạp và lộn xộn. Các học giả đã tìm thấy nhiều 'con quỷ' trong chương 13 và nhiều chương khác. Tất cả đều nói về Rome, các hoàng đế La Mã, các kiểu thờ thần La Mã và thờ cúng hoàng đế”.

Theo giáo sư Stevens, cũng giống như mọi kiểu mê tín dị đoan, cái gọi là con số của quỷ dựa trên một dữ liệu sai. Chữ “quỷ” trong sách Khải huyền không chỉ quỷ Sa-​tăng mà là nhiều thực thể khác nhau.

Tác giả sách Khải huyền là John ở Pat­mos mà người ta thường gọi là thánh John tông đồ. Ông viết cuốn sách này với ít nhiều mật mã. Giáo sư Stevens cho rằng dãy số 666, dấu ấn của quỷ, có nghĩa là những người tận tâm phục vụ hoàng đế La Mã, cũng đồng nghĩa với chống Chúa. Nó cũng là con số tương đương với số từ Nero Cae­sar (vị hoàng đế La Mã cuối cùng của triều đại Julio- Claude khét tiếng độc ác) trong tiếng Do Thái.

Doanh nhân tìm vận may

Ai lo sợ mặc ai, riêng giới kinh doanh ngành công nghiệp giải trí lại thấy ngày 6/6/2006 là một cơ hội trăm năm mới có để biến quỷ thành vàng.

Ngày 6/6 tới, hãng phim 20th Cen­tu­ry Fox sẽ tung ra phim The Omen. Làm lại từ bộ phim ma quỷ cùng tên nổi tiếng ăn khách năm 1976, đạo diễn John Moore cho biết ý nghĩa sâu xa của phim The Omen mới là bình phẩm một thế giới thời hậu 11/9/2001. Phần mở đầu là những đoạn phim tư liệu quay cảnh sụp đổ của tòa tháp đôi ở New York, vụ nổ tàu con thoi Columbia, thảm họa sóng thần ở châu Á cuối năm 2004, hình ảnh tù binh Iraq bị làm nhục trong nhà tù Abu Graib.

Ngẫu nhiên với con số 666

Nếu bắt đầu từ 1/8/1914 là ngày bùng nổ thế chiến thứ nhất, khoảng cách 666 ngày có một ý nghĩa đặc biệt. Nhân với 666 ta sẽ có một tháng tương ứng đánh dấu bằng những sự kiện tiêu cực với xác suất cộng trừ vài tuần. Ví dụ:

- 5 x 666: Tháng 9/1923. Đúng ngày 1/9, một trận động đất 8,9 độ Richter đã tàn phá một khu vực lớn ở Tokyo.

- 11 x 666: Tháng 12/1941. Ngày 7/12, Nhật tấn công Trân Châu cảng. Mỹ buộc phải tham gia thế chiến thứ hai.

- 17 x 666: Tháng 8/1945. Ngày 6/8, Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hi­roshi­ma.

- 34 x 666: Tháng 8/1976. Đây là thời điểm bùng phát một loạt thảm họa nhân đạo như bệnh Ebo­la ở châu Phi, động đất lớn nhất thế kỷ ở Trung Quốc (ngày 28/7).

Trong thế giới tự nhiên cũng có những dãy số 666 đáng chú ý như nguyên tử car­bon, thành phần cơ bản của sự sống, gồm có 6 hạt pro­ton, 6 hạt neu­tron và 6 hạt elec­tron.

Cựu Tổng thống Mỹ Ronald Rea­gan và phu nhân Nan­cy tin vào sự xui xẻo của dãy số 666. Ngôi nhà của vợ chồng ông ở bang Cal­ifor­nia mang số 666. Khi về hưu, ông bà Rea­gan yêu cầu chính quyền đổi thành số 668. Cái chuyện mê tín này không hiểu có phải bắt nguồn từ nguyên nhân sau đây: Tên đầy đủ của ông là Ronald Wil­son Rea­gan mà tên đầu, tên lót và tên cuối, tên nào cũng gồm 6 chữ cái!

 Theo Người Lao Động, Vn­ex­press Bí ẩn của 'Ngôi nhà lớn' thần bí

“Ngôi nhà lớn” là nơi sinh sống của bộ tộc Anasa­ki, người In­di­an ở Bắc Mỹ. Vào thế kỷ XV, bộ tộc huyền bí này đã dần dần mất đi một cách khó hiểu nhưng nền văn hóa và kiến trúc bằng đá mà họ để lại vô cùng tiên tiến, khiến người đời sau phải kinh ngạc.

Di tích nền văn hóa Anasa­ki được phát hiện ở châu Col­orado, châu Utah, châu Arigo­la và châu New Mex­ico (Nou­veau Mex­ique) Tân Mex­ico. Nhưng nơi có những phát hiện quan trọng nhất là khe Núi Cha­co dài 24km, rộng 1600m thuộc miền Tây bắc Tân Mex­ico. Vào năm 1050, những người sống trong khe núi này đã có khả năng sáng tạo vượt bậc. Qua mấy chục năm phát triển, họ tạo ra 12 trấn nhỏ xinh đẹp đặc sắc. Nơi đây dần dần hình thành trung tâm tôn giáo, chính trị và thương nghiệp của người Anasa­ki mà sau này được các nhà khảo cổ học gọi là “hiện tượng Cha­co”. Nếu tính cả số người sống ở xung quanh khe núi thì nhân khẩu ở đây lên tới trên 5000 người. Với một bộ tộc trong xã hội thời kỳ đồ đá, sinh sống ở nơi hoang vắng như vậy thì con số 5000 người là cực kỳ lớn. Hơn nữa, kiến trúc nhiều tầng mà họ sinh sống được gọi là “Ngôi nhà lớn” có trình độ kỹ thuật rất cao siêu, chỉ những cao ốc xuất hiện sau hàng trăm năm trong các đô thị lớn mới có thể so sánh được.

Nhưng thật kỳ lạ, tại sao tộc người ấy không chọn nơi rộng rãi để sinh sống mà lại tâp trung ở mảnh đất nhỏ hẹp này?

Mỗi một “Ngôi nhà lớn” đều được dùng hàng chục tấm đá lớn và hơn 2 vạn cột gỗ tùng hoặc gỗ vân sam dựng thành. Lúc đó, không có gia súc thồ và công cụ vận tải có bánh, do vậy, tất cả những vật liệu này đều phải vận chuyển bằng sức người suốt quãng đường dài 5,6km. Những kiến trúc này thể hiện công nghệ làm gạch đá cực kỳ độc đáo. Mỗi viên đá vật liệu đều được đục đẽo theo một yêu cầu nhất định, giữa chúng được gia cố bằng một lớp bùn mỏng, những phiến đá nhỏ được xếp bên trên. Các kiến trúc này cùng với cảnh sắc tự nhiên tươi đẹp đã hòa quện với nhau tạo thành một thể hoàn mỹ tuyệt vời.

Sự hoành tráng nhất trong “Ngôi nhà lớn” là một kiểu kiến trúc năm tầng hình chữ D, bên trong có khoảng 800 gi­an phòng, chiếm 60 mẫu đất Anh.

“Ngôi nhà lớn” còn có phòng hình tròn, có vị trí đặc biệt trong đời sống của người Anasa­ki. Có người qua khảo cứu phân tích cho rằng đây là nơi tiến hành nghi lễ tôn giáo hoặc tiến hành lễ bái; cũng có người phỏng đoán, nó là nơi cho người ngủ trọ, và là nơi đàn ông tập trung tiêu khiển. Mỗi một phòng đều có mái hình tổ ong được ghép bằng gỗ. Trên đỉnh nóc nhà, người ta dùng đất và đá vụn nhét kín. Cừa vào duy nhất của gi­an phòng được bố trí trên mái để đàn ông theo cầu thang vào trong nhà. Trên nền nhà còn có một hố thần chuyên dùng để cho tinh linh ma quỷ ra vào. Không khí trong lành được dẫn vào  nhà theo một đường ống  bằng đá. Gi­an lớn nhất là gi­an “khải ốc”, đường kính 19m, độ sâu 4,5m. Hiệu quả truyền âm thanh trong phòng rất tốt, nói thầm từ góc này âm thanh truyền tới được góc kia, hắt hơi một cái sẽ gây ra tiếng động gần như sấm.

Mỗi một gia đình đều sử dụng một gi­an phòng trong “Ngôi nhà lớn”, ngoài các phòng dùng để nấu nướng ăn ở ra còn có kho, chuồng gà, phòng chứa rác, thậm chí còn làm nhà táng. Nhà ở nhìn chung dài 3,5m; cao 2,5m; tường được trát bằng bùn xám, trên tường có nhiều bức họa và để giảm bớt tốc độ tỏa nhiệt vào mùa Đông, cửa sổ, cửa ra vào mở rất nhỏ. Trong nhà đốt lửa sưởi ấm, do không có ống khói nên trên nóc nhà đều có lớp bồ hóng dày.

Những đồ gốm tìm thấy khi khai quật “Ngôi nhà lớn”, có không ít đồ được làm phỏng theo hình dáng các con vật và vẽ những hình trắng đen, rất rõ nét sáng sủa. Người Anasa­ki đã làm ra những đồ trang sức rất tinh xảo, nguyên liệu là đá xanh, vỏ trai, vỏ sò, ngoài ra họ còn tết những cái làn, cái giỏ bằng cỏ rất đẹp. Người Anasa­ki không chỉ biết đánh trống gõ nhịp, thổi tiêu, sáo (được làm bằng xương chim) mà họ còn vẽ lên tường những hình vẽ rất trìu tượng.

Đến năm 1150, cũng chính là thời điểm quan trọng đạt tới đỉnh cao của sự phồn vinh và hùng mạnh nhất của người Anasa­ki, văn hóa Cha­co lại bắt đầu suy giảm một cách thần bí. Cư dân trong khe núi vứt bỏ thành phố phồn hoa của mình nhanh chóng ra đi.

Trong thế kỷ XII, người Anasa­ki đã bịt kín tất cả cửa và cửa sổ hướng ra bên ngoài của các gi­an phòng phía ngoài “Ngôi nhà lớn”. Họ dùng đá bịt kín tất cả các cửa vào chủ yếu của gi­an nhà tập thể, chỉ để lại một cửa cầu thang để họ ra vào. Cách làm này được một số nhà khảo cổ cho là để chống kẻ xâm lược, nhưng lại mâu thuẫn ở chỗ, trong đống phế tàn ấy, người ta không tìm thấy môt thi thể nào không đầy đủ các bộ phận hoặc mang bất kỳ một vết tích chiến tranh nào. Dù vậy, họ cũng đã vĩnh viễn rời bỏ lòng chảo mà họ đã sinh sống hàng trăm năm để ra đi một cách lặng lẽ bí hiểm. Người Anasa­ki không còn tồn tại trên thế gi­an này nữa nhưng những bí ẩn về “Ngôi nhà lớn” vẫn thu hút sự chú ý của nhân loại, vẫn để cho những người hiện đại không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, khám phá.

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Ngọn núi di chuyển 100 km trong nửa giờ

Một ngọn núi gần biên giới bang Mon­tana - Wyoming (Mỹ) từng di chuyển 100 km chỉ trong 30 phút trong một thảm họa kinh hoàng có thể lặp lại ở những nơi khác trên thế giới, các nhà khoa học tiết lộ.

Đá trên đỉnh của núi Heart già hơn 250 triệu năm so với chân của nó. Điều đó chứng tỏ đỉnh và chân núi không phải lúc nào cũng gắn với nhau. Sự dịch chuyển mãnh liệt tới vị trí hiện nay đã làm bối rối các nhà khoa học trong nhiều năm. Họ biết rằng ngọn núi rời chỗ, nhưng không ai giải thích được chuyện đó đã xảy ra như thế nào và trong bao lâu.

Núi Heart, trên ảnh, bắt đầu hình thành cùng với rặng núi Ab­saro­ka nằm ở phía Tây khoảng 50 triệu năm trước. (Ảnh: NASA)

Một giải thích mới đến từ lòng đất, nơi dung nham sôi lên bề mặt và đẩy đất đá trên đường của nó đi nhanh một cách đáng kinh ngạc.

Einat Aharonov, nhà địa vật lý tại Viện khoa học Weiz­mann đã sử dụng một mô hình máy tính để mô tả trạng thái bên dưới núi Heart 50 triệu năm trước. Thời kỳ này là một trong những gi­ai đoạn hình thành núi với nhiều vụ phun trào núi lửa.

Họ nhận thấy núi Heart có một lượng lớn các vết đứt gãy thẳng đứng (hay các rãnh dọc). Các rãnh dọc này chứa đầy dung nham, dâng lên qua một lớp đá vôi bão hoà nước.

Dung nham từ các rãnh xâm nhập vào lớp đá bão hoà nước, khiến cả đá và nước đều sôi lên. Lớp nước này bị giữ lại, và giống như trong một nồi áp suất, nhiệt càng tăng thì áp suất càng cao. Vì nằm kẹp giữa các lớp đá không thấm, nên nước sôi không thể thoát ra được. Cuối cùng, sức ép đã khiến nó nhấc bổng lớp đá, và ngọn núi bắt đầu trượt.

“Chúng tôi nghĩ rằng cú trượt này phải rất kinh hoàng. Theo tính toán, sự chuyển dịch chỉ diễn ra trong chưa đầy 30 phút”, Aharonov nói.

Núi Heart không phải là ngọn núi duy nhất có thể dịch chuyển. Aharonov cảnh báo rằng do nằm trên một mặt của núi lửa, quần đảo Ca­nary cũng có thể sẽ sớm bò đi, đe doạ gây ra một trận sóng thần lớn.

T. An

 Theo Live­Science, Vn­Ex­press Ngựa trời Uff­in­gton

Ngựa trắng Uff­in­gton vẽ bằng bột đá

(Ảnh: nash­ford­pub­lish­ing)

Con ngựa trắng Uff­in­gton có chiều dài 114m và chiều cao gần 34m, được vẽ bằng bột đá. Đây là một trong những hình vẽ trên đồi cổ nhất ở Anh.

Nhiều người cho rằng đó là hình con ngựa, nhưng cũng có người nhận định hình vẽ giống con rồng. Điều đó liên quan đến truyền thuyết về thánh George và đồi Rồng, là ngọn đồi thấp nằm trong thung lũng phía dưới đồi Ngựa Trắng.

Theo truyền thuyết, đây là nơi thánh George đã giúp người dân trừ diệt một con rồng hung ác, máu chảy ra thành hình con rồng, khiến cỏ không thể nào mọc lên được. Con ngựa trắng có thể được vẽ từ 3.000 năm trước, tài liệu sớm nhất nói đến Uff­in­gton được viết từ năm 1070 và vào năm 1190 các nhà sử học đã đề cập đến trong các truyện truyền kỳ về lịch sử nước Anh.

Ngựa trắng Uff­in­gton có chiều dài 114m và chiều cao gần 34m

(Ảnh: lucypringle)

Yann Arthus-​Bertrand

 Theo Sài Gòn tiếp thị Cái chết thần bí của Người băng

Năm 1991, trên vùng sông băng cũ của dãy núi Alpes nằm giữa biên giới Áo và Italia, người ta phát hiện được di thể một người đàn ông có niên đại 5300 năm. Do địa điểm phát hiện nằm ở khe núi Oet­zi (Auz) nên người tiền sử có tên là “Người băng”. Các nhà khoa học đã tiến hành hàng loạt cuộc nghiên cứu rất tốn kém về phát hiện này.

Giáo sư Aug - Nhà khoa học về người cổ đại thuộc Trường đại học Inns­bruck - Áo phát hiện, Oet­zi là thi thể người tiền sử được bảo tồn tốt nhất hiện nay. Họ đã tìm thấy những hạt phấn hoa của cây sừng Hubơlông còn nguyên vẹn trong ruột của người tiền sử. Giống cây này chỉ nở hoa vào mùa xuân và sinh trưởng ở những khu vực có độ cao thấp hơn mực nước biển. Do vậy, có thể đoán người tiền sử Oet­zi chết vào mùa xuân hoặc đầu mùa hạ. Ngoài ra, phân tích da của Oet­zi, các nhà khoa học nhận thấy, cơ thể của Oet­zi trước khi trở thành người băng trong băng tuyết đã phải ngâm mình trong nước từ vài tuần đến mười mấy tuần.

Phát hiện của giáo sư Aug khiến nhiều người nghi ngờ chất vấn những dự đoán trước đây về nguyên nhân cái chết của người tiền sử Oet­zi. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng người tiền sử đã gặp phải trận bão tuyết bất ngờ vào mùa thu, cuối cùng đã bị chết vì khí hậu quá lạnh.

Chứng cứ mới này còn khiến các nhân viên nghiên cứu xem xét lại một lần nữa người tiền sử Oet­zi tại sao lại ở trên đỉnh núi cao. Một số nhân viên nghiên cứu đã phán đoán, Oet­zi bị mang lên đây để làm vật dâng tế của người tiền sử trong thời đại đồ đá mới. Tuy nhiên, những nhận xét của giáo sư Aug lại không quá xa vời như vậy: “Chúng ta có thể khẳng định trong vòng 12h trước khi chết, Oet­zi đã từng ngủ quên dưới đáy của khe núi - nơi có cây sừng Hubơlông mà Oet­zi thường hay đến ngủ hàng ngày”.

Người tiền sử đội mũ, chân bọc da cừu, trên người mặc ba lớp áo được khâu bằng da hươu, da cừu và sợi vỏ cây. Bên cạnh di thể Oet­zi còn đặt một chiếc rìu bằng đồng và một túi đựng đầy mũi tên.

Người tiền sử Oet­zi cao 1,62m, khi chết chừng 50 tuổi. Tổ nghiên cứu do giáo sư Aug chỉ đạo trước đó đã chứng minh, người tiền sử Oet­zi mắc bệnh viêm đường hô hấp, trong cơ thể người tiền sử có ký sinh trùng. Trước khi gặp nạn vài tháng, người tiền sử Oet­zi từng ba lần mắc bệnh nghiêm trọng. Từ hàm lượng đồng và Asen còn lưu lại trong tóc rất cao, khiến các nhà khoa học có thể phán đoán, ông ta từng làm công việc luyện đồng. Tất cả những phán đoán này khiến cho cái chết thần bí của Oet­zi càng lẫn lộn khó phân biệt. Vì vậy, cho đến nay chân tướng của sự việc vẫn chưa được làm sáng tỏ.

 H.T sưu tầm Chuyện về những người biết bay

Các vị thần trong thần thoại phương Đông có một khả năng đặc biệt. Họ có thể bay. Tuy nhiên, những người bình thường như các giáo sĩ Bà La môn ở Ấn Độ, người luyện Yo­ga, các thuật sĩ và ẩn sĩ cũng có thể khinh công và lơ lửng trong không khí.

Có một chương trong kinh Vệ Đà nói về thuật bay lên, trong đó hướng dẫn phương pháp luyện tập đạt tới tình trạng nhấc mình lên khỏi mặt đất. Nhưng không may, trải qua nhiều thế kỷ, nhiều từ cổ Ấn Độ và các khái niệm trong đó đã bị quên mất nên những điều truyền thụ vô giá này không thể chuyển được thành ngôn ngữ hiện đại.

Cũng liên quan đến những người biết bay thời cổ, nhiều tài liệu chép tay cho biết họ có thể tự nhấc mình lên khỏi mặt đất đến 90 cm. Họ làm việc này không phải để biểu diễn cho công chúng xem mà chỉ vì mục đích chọn một vị trí phù hợp nhằm thực hiện những nghi thức tôn giáo.

Thuật khinh công đã tồn tại từ rất lâu ở Ấn Độ và Tây Tạng. Nhiều nhà bác học, trong các cuộc nghiên cứu về phương Đông đã đề cập đến các “thầy tu Tây Tạng biết bay”. Alexan­dra David-​Neel, một nhà thám hiểm người Anh, một ngày nọ đã chứng kiến một tu sĩ Phật giáo bay lên khỏi mặt đất hàng chục mét trên cao nguyên đầy thông, Cnang Tang. Neel kể lại rằng tu sĩ nọ bật lên khỏi mặt đất nhiều lần như một quả bóng ten­nis nẩy. Cặp mắt của ông ta hướng về một số ngôi sao đang ở nơi nào đó trên bầu trời để xác định vị trí đến. Vị tu sĩ ấy có thể thấy được các vì sao vào ban ngày...

Những người châu Âu từ lâu cũng đã quan tâm đến khả năng bay lên của con người. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa những người biết bay thời Trung cổ ở phương Đông và phương Tây. Không giống những giáo sĩ Bà La Môn, thuật sĩ Yo­ga và những ẩn sĩ, các tu sĩ ở châu Âu không tham gia bất cứ một lớp huấn luyện đặc biệt nào để được bay lên. Họ thường lơ lửng trong không trung sau khi đã đạt đến trạng thái xuất thần.

Theo những tài liệu đáng tin cậy, Thánh There­sa, nữ tu dòng Carmelite, là một trong những người có thuật khinh công của thời Trung cổ. Bà đã bay trước sự chứng kiến của 230 tu sĩ Công giáo. Vị nữ tu đã viết về “món quà” bất thường của mình trong tự truyện vào năm 1565. Một điều cần lưu ý trong tự truyện này là bản thân Thánh There­sa không muốn bay. Bà đã mất nhiều giờ cầu nguyện trong một nỗ lực xin thoát khỏi năng lực đặc biệt này. Vào một đêm nọ, Thượng đế đã nghe được lời cầu xin của bà và người nữ tu không bao giờ còn bay được nữa.

Josef De­sa từng là “người bay” nổi tiếng nhất. Ông ta xuất thân từ một gia đình mộ đạo ở miền Nam Italy. Từ khi còn là một cậu bé, Josef đã là một người rất sùng tín, sẵn sàng chịu đựng mọi khổ hạnh để đạt được trạng thái xuất thần. Sau đó, ông gia nhập dòng thánh Fran­cis và luyện được khả năng bay.

Giới khoa học đã quan sát hơn 100 trường hợp về khả năng bay của Josef và ghi chép những nhận xét trong tài liệu chính thức. Tuy nhiên, những người Cơ đốc giáo tỏ ra không hài lòng về hiện tượng này và hậu quả là Josef được đưa đến một tu viện xa xôi vào năm 1653. Ba tháng sau, ông lại phải đến một tu viện khác, rồi tiếp tục đến một tu viện khác nữa...

Khi Josef xuất hiện, tin tức về “người có phép màu” lan ra nhanh chóng. Nhiều người từ những vùng lân cận tìm đến đứng bên ngoài bức tường của tu viện chờ đợi một điều kỳ diệu. Cuối cùng, Josef lại được đưa đến một tu viện ở Os­imo. Ông đã mất tại đây vào năm 1663 và được phong thánh 4 tháng sau đó.

Daniel Dou­glas Hewm là người có thuật phi thân nổi tiếng nhất thế kỷ 19. Trên một tờ báo Mỹ, một nhà báo đã mô tả trạng thái bồng bềnh trong không gi­an của Hewm như sau: “Bất thình lình Hewm bắt đầu nhấc mình lên khỏi mặt đất khiến những người trong phòng sửng sốt, ngạc nhiên. Tôi thấy chân của ông ta cách mặt đất khoảng 0,3 mét. Ông ta vọt lên rồi hạ xuống. Đến lần thứ 3 thì ông ta chạm trần nhà...”

Hewm đã biểu diễn năng lực đặc biệt này trước hàng nghìn khán giả, trong đó có cả những người nổi tiếng như William Make­peace Thack­er­ay, Mark Twain, Napoleon III cùng những nhà chính trị, bác sĩ, khoa học gia. Người ta không phát hiện ra sự lừa đảo nào trong hiện tượng này.

Có nhiều tranh cãi liên quan đến sự bay lên của con người. Một số nhà nghiên cứu nói rằng đó là sản phẩm của trường sinh học, tạo ra bởi một dạng năng lượng tinh thần đặc biệt phát ra từ não người. Bác sĩ Alexan­der Dubrov, chuyên gia về sinh vật học, là người ủng hộ giả thuyết này. Ông chỉ ra rằng trường sinh học được tạo ra một cách có chủ ý bởi người phi thân, do đó họ có thể kiểm soát và thay đổi hướng khi lơ lửng trên không.

 Theo Tài Hoa Trẻ/Vn­Ex­press Bí ẩn về nguồn gốc rừng rậm Sa­hara

Sa mạc Sa­hara của châu Phi là sa mạc lớn nhất thế giới, ở đó dường như không có thảm thực vật, không có nước mà chỉ nhìn thấy một màu vàng của cát.

Mấy chục năm trước, người ta luôn cho rằng, thời kỳ cổ đại xa xưa ở đây là vùng biển cả mênh mông. Trái đất sau mấy triệu năm tiến hóa, biển cả biến mất, nơi đây biến thành vùng sa mạc ngày nay. Nhưng gần đây, Trung tâm nghiên cứu Địa lý và Chủng tộc của Liên hợp quốc đã dùng các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất khoan thăm dò tầng sâu của sa mạc Sa­hara. Qua phân tích tỷ mỷ của máy tính, họ đã đưa ra kết luận: Sa­hara trong thời đại cổ đại xa xưa là khu rừng nhiệt đới, phủ định hoàn toàn thuyết về biển cả. Kết luận này có tính đột phá, tạo cảm hứng cho các nhà khoa học và đã thu hút ngày càng nhiều nhà khoa học đến Sa­hara khảo sát.

Một nhóm khảo sát người Italia, năm 1982 đã đến khảo sát vùng lòng chảo Vak­ibiedug ở giữa sa mạc Sa­hara. Họ đã nhìn thấy những hình tượng rất rõ về các loài động vật như hươu cao cổ, voi, tê giác, hà mã, cá sấu được vẽ trên tấm vải thô hóa thạch được tìm thấy dưới đáy một con sông đã cạn từ lâu. Tại đây, các nhà khảo cổ học còn phát hiện được các di chỉ của loài người ở thời đại đồ đá cũ, các bức họa về con người, động vật còn nguyên vẹn. Những gì các nhà khảo cổ tìm được cho thấy: Đã từng có nền văn hóa cổ xuất hiện tại Sa­hara hoặc ít ra có một nền văn hóa đã ảnh hưởng đến tận vùng đất này.

Sa­hara trong thời đại cổ đại xa xưa là khu rừng nhiệt đới (Ảnh: al­ge­ria-​un)

Các nhà khảo cổ Đức đã dùng máy tính tiến hành nghiên cứu tỷ mỷ các bức họa. Kết quả nghiên cứu khiến người ta ngạc nhiên: Trong bức họa do máy tính vẽ lại có hai loại người: một da trắng, một da đen. Người da trắng sử dụng rìu, búa, các con vật họ nuôi là dê, cừu. Còn người da đen sử dụng cung tên, các con vật họ nuôi đa số là súc vật.

Điều gì khiến loài người từ bỏ quê hương mình? Và cá gì đã hủy diệt nền văn minh thực vật xanh? Trong quá trình tiến hóa của Trái đất đã từng xảy ra biết bao sự kiện mà chúng ta không thể tưởng tượng được. Sa­hara cũng không phải là ngoại lệ. Vậy điều bí ẩn đó là gì?

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Người lùn Mu­nayi

Năm 1837, ở gần thị trấn Cosaoke của Bang Ohio - Mỹ, người ta đã phát hiện thấy mộ địa của người lùn. Hài cốt được phát hiện ở đây đều cao không đến 90cm. Nhưng do gần nơi mai táng không hề phát hiện được bất cứ văn vật nào nên các nhà khảo cổ đã gặp nhiều khó khăn trong việc xác định nền văn hóa và niên đại sống của những người lùn này. Tuy nhiên, từ số lượng hài cốt đào được trong huyệt mộ có thể thấy nơi đây dân cư tập trung khá đông đúc.

Khoảng 100 năm sau, ở gần thị trấn Gasper của Bang Wyoming - Mỹ, một đội khảo trắc quặng vàng khi làm nổ vách đá đã phát hiện thấy một bộ hài cốt Mu­nayi. Bộ hài cốt Mu­nayi này hai chân xếp vòng, hai tay đặt trên đầu gối sống động như một tượng Phật. Nhìn tướng mạo, bộ hài cốt giống như một người đàn ông trung niên, da hằn đầy nếp nhăn, mũi cao vút, trán rộng, miệng rộng nhưng môi mỏng. Tuy nhiên chiều cao của ông chỉ có 37cm. Bộ hài cốt Mu­nayi này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nhân loại và khảo cổ học.

Họ đã tiến hành nghiên cứu tỷ mỷ bộ hài cốt ấy nhưng không thu được kết quả gì khả quan. Có người cho rằng, đó là một vị thủ nho. Nhưng từ góc độ sinh lý, có người cho rằng ông ta không phải là thủ nho mà là một người lùn. Bên cạnh đó, người ta còn tập trung phân tích vấn đề: Tại sao bộ hài cốt Mu­nayi này lại xuất hiện ở đây? Có người phán đoán đây có thể là tổ tiên của người In­di­an. Ý kiến này không được đồng tình vì không có căn cứ. Một vài năm sau, bộ hài cốt Mu­nayi được một thương gia Mỹ mua và đưa đến New York. Sau khi được Viện bảo tàng ở Mỹ chụp X-​quang và qua chứng minh thế hệ nhân loại học xác nhận đích xác, các chuyên gia đưa ra phán đoán, đây là một người 65 tuổi. Lúc đó, có người nói: trong lịch sử của người In­di­an ở Shoson­isi  và Crao của Wyoming đã từng có truyền thuyết về sự tồn tại của người lùn. Vậy Mu­nayi này có thuộc về tộc người lùn đó không?

Các chuyên gia cho rằng, người lùn không phải là thu nhỏ, không phải bị ngừng phát triển vì khuyết thiếu một yếu tố nào đó của cơ thể mà không đạt được chiều cao bình thường của con người.

Tương truyền 1.000 năm trước đã có một bộ tộc người lùn tập trung ở một vài khu vực thuộc Ba Lan. Sau khi nghiên cứu vô số các hài cốt của họ, giáo sư Ty­lun­niya của trường Đại học Buchis đã cho rằng, dân tộc thấp bé này có lẽ sống vào khoảng thế kỷ I trước Công nguyên. Về sau, một hài cốt người lùn được phát hiện ở Sayasas nước Pháp đã chứng minh: Những bộ xương này đều phát dục bình thường, tỷ lệ thích hợp và không hề có vết tích dị dạng nhưng chiều cao của họ chỉ từ 50-70cm.

Trên Trái đất chúng đa đang sống thực sự đã từng xuất hiện tộc người lùn? Nếu như có thì tại sao các tư liệu văn hiến cổ đại lại không hề ghi chép lại? Cho đến ngày nay chúng ta vẫn chưa có được kết luận xác thực.

 H.T (Theo nen van minh co the gioi) Người ngoài hành tinh sẽ thăm trái đất

Theo khẳng định của nhà nghiên cứu các vật thể lạ (UFO) nổi tiếng người Brazil Jan Val El­lam, trong năm 2007, lần đầu tiên nhân loại sẽ chính thức “gặp gỡ” những sinh vật bí hiểm đến từ các dải ngân hà xa xôi.

Người ngoài hành tinh sẽ đến trái đất  (Ảnh: prav­da.ru)

Jan Val El­lam là tác giả của 15 cuốn sách bán chạy nhất thế giới viết về tâm linh và mối liên hệ của nó với các nền văn minh ngoài trái đất. El­lam quả quyết: Trong suốt 20 năm qua, ông luôn giữ liên lạc với không ít sinh vật ngoài hành tinh và ghi lại chi tiết tất cả những cuộc gặp ấy trong một cuốn sổ đặc biệt.

Cũng chính những nhân vật này đã chuyển tới ông lời cảnh báo: Một số chủng người từ các thiên hà xa xôi sẽ đổ bộ xuống địa cầu trong khoảng 15/11/2006 đến tháng 4/2007.

Theo El­lam, sinh vật ngoài hành tinh có hình dáng rất khác lạ so với người trái đất, tuy vậy luôn tỏ ra thân thiện và hiền lành. Nhà nghiên cứu UFO này cũng lý giải, sở dĩ lâu nay họ chưa dám “đặt quan hệ” với chúng ta là vì khắp thế giới lúc nào cũng thấy xảy ra chiến tranh hoặc bạo loạn.

Trên tạp chí UFO của Brazil, tác giả Jan Val El­lam đã đưa ra mô tả chi tiết về “chuyến viếng thăm hữu nghị” này, kèm theo đó là tuyên bố: “Sau lần gặp gỡ với người ngoài hành tinh sắp tới đây, không ai trên trái đất còn có thể nghi ngờ về sự hiện diện của họ nữa. Tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức quân đội, chính phủ, các lĩnh vực khoa học, tôn giáo, tín ngưỡng - không một lực lượng nào có thể phủ nhận điều này”.

El­lam thừa nhận rằng vào thời điểm này, lời dự báo của ông nghe thật ngây ngô và phi lý, tuy nhiên một lần nữa ông nhấn mạnh rằng mình chỉ đang thực hiện nghĩa vụ làm cầu nối cho các nền văn minh trong vũ trụ mà thôi.

 Theo Prav­da, Vn­ex­press Bí ẩn người ngoài hành tinh trong sử thi Gil­gamesh

Vào đầu thế kỷ XX, các nhà khảo cổ đã từng có một phát hiện gây xôn xao ở núi Ku­ju­jik, đó là một bộ sử thi anh hùng đầy hấp dẫn. Bộ sử thi này được khắc trên 12 bản bằng đất, nó vốn được bảo quản trong Thư viện Azoni­bo của Quốc vương Azo, được viết bằng chữ Akko.

Sau này, người ta còn phát hiện ra quyển thứ 2 thuộc về nhà vua Ham­moura­bi (1848-1806 trước Công nguyên) Vương quốc Cuba­bilon.

Đây là bộ Sử thi Gil­gamesh có giá trị lịch sử và văn học rất lớn. Tất cả giới khoa học đều công nhận rằng, Sử thi Gil­gamesh nguyên bản của nó xuất phát từ người Sumer. Người Sumer là một dân tộc thiện chiến, cho tới nay chúng ta cũng chưa rõ được nguồn gốc của dân tộc này, chỉ biết rằng họ đã để lại 15 số tự làm con người ngày nay kinh ngạc, những kiến thức về thiên văn toán học vô cùng tiên tiến.

Sử thi Gil­gamesh bản bằng đất (Ảnh: malaspina)

Ở bản thứ nhất của Bộ sử thi Gil­gamesh miêu tả một con quái vật An­ji­tu được Nữ thần Aru tạo ra. Toàn thân An­ji­tu mọc đầy lông dài. Nó ăn cỏ, và uống nước ở chỗ trũng như bò, nó còn thích nô đùa ở chỗ có nước sôi nóng bỏng. Vua của Thành Uruk nghe nói đó là một sinh vật xấu xí, bèn đề

Vua của Thành Uruk

(Ảnh: me­di­are­bel­lion)

nghị cho nó một người con gái xinh đẹp, làm như vậy để nó có thể rời xa đàn bò. An­ji­tu bị Vua dùng kế bắt được, và cho cùng sống với người phụ nữ đẹp mê hồn nửa thần nửa người, được 6 ngày 6 đêm.

Trên bản thứ 2 kể rằng, người anh hùng Gil­gamesh luôn luôn chiến thắng đã cho sửa chữa lại tường Thành Uruk. Vị thần này sống trong một cung điện rộng lớn, bên trong có cả kho lương thực, trên tường thành đều có vệ sỹ đứng gác, tuần tra canh phòng. Gil­gamesh là dòng máu pha trộn giữa người với thần, 1/3 là người còn 2/3 là thần. Tín đồ hành hương đến Thành Uruk đều run rẩy khi ngửa mặt lên nhìn ông ta, bởi vì người ta chưa bao giờ nhìn thấy một người to khỏe và đẹp trai đến như vậy. Tập thơ tự sự này lại một lần nữa đề cập đến vấn đề gi­ao phối giữa người với thần.

Bản kể thứ 3 kể rằng, từ nơi xa một cơn lốc bụi cuốn tới làm kinh thiên động địa, bụi cát mù trời. Thần Mặt trời xuất hiện, ông ta dùng một móng vuốt rất lớn quặp lấy An­ji­tu. Ở đây mô tả Thần Mặt trời như một mũi khoan nặng nề cắm vào người An­ji­tu, nặng nề đè lên như một cái thớt cối. Con người ngày nay ngạc nhiên và khó lý giải. Phải chăng, người nguyên thủy đã tự biết rằng, dưới một gia tốc nhất định, cơ thể con người có thể lao mạnh như một mũi khoan? Ngày nay, chúng ta đã biết được gia tốc của lực hấp dẫn, phi công vũ trụ khi cất cánh bị một gia tốc trọng lực ép chặt xuống ghế, điều này đã được tính toán kỹ từ trước. Nhưng người nguyên thủy tại sao lại có thể hiểu được những kiến thức ấy?

Bản thứ 6 kể rằng, Gil­gamesh và An­ji­tu đã cùng nhau đi đến nơi ở của thần. Đứng từ rất xa họ đã nhìn thấy ngọn tháp rực rỡ, vô cùng huy hoàng tráng lệ. Đấy là nơi ở của nữ thần Oni­nis. Hai hiệp sỹ thận trọng lấy tên và đạn bắn các vệ sỹ, nhưng đều bị bắn trả lại, các vệ sỹ không hề bị xây xước. Hai hiệp sỹ vội vàng áp sát cung điện, lúc đó đột nhiên nghe thấy một tiếng gầm khủng khiếp: “Hãy quay về đi!! Phàm là người nào đã đến núi thánh nơi ở của thần, nếu người nào chỉ cần nhìn thấy mặt thần thì người đó sẽ nhận lấy cái chết”. Trong Kinh thánh cũng có đoạn ghi như vậy “Người không thể nhìn được mặt ta, người nhìn mặt ta sẽ không thể sống được”.

Bản thứ 7 thuật lại cảnh loài ngoài lần đầu tiên nhìn thấy Trái đất từ Vũ trụ. An­ji­tu bị móng đồng của con chim ưng lớn quắp lấy bay trong không trung. Trong sách ghi lại như sau:

Ngài nói với ta rằng: “Mi hãy nhìn xuống dưới đất mà xem, mặt đất giống cái gì? Mi hãy nhìn lại biển xem biến giống cái gì? Mặt đất giống ngọn núi cao, mặt biến giống như một cái hồ. Bay thêm một giờ đồng hồ nữa, lại hỏi ta ”Mi hãy nhìn xuống dưới đất mà xem, mặt đất giống cái gì? Mi hãy nhìn lại biển xem biển giống cái gì?“ Mặt đất lúc này giống như một khu vườn, mặt biển giống như một bồn nước trong vườn hoa. Lại bay thêm 4 tiếng nữa hỏi: ”Mi hãy nhìn xuống dưới đất mà xem, mặt đất giống cái gì? Mi hãy nhìn lại biển xem biển giống cái gì?“ Mặt đất như cháo loãng, mặt biển như chậu nước”.

Nhất định phải có một sinh vật nào đó đã nhìn Trái đất từ trên trời cao. Ở bản này còn kể rằng, một cánh cửa đã nói giọng như một con người, điều này khiến người ta nghĩ ngay tới phát thanh.

Đến bản thứ 8, An­ji­tu đã từng nhìn thấy Trái đất từ trên cao ấy đã bị chết vì một bệnh rất lạ. Gil­gamesh hỏi có phải An­ji­tu đã bị trúng khí độc do một loài dã thú trên trời có thể gây nên một chứng bệnh không thể điều trị liệu được ở người.

Bản thứ 9, kể lại câu chuyện Gil­gamesh vô cùng thương tiếc người bạn An­ji­tu bèn quyết định lặn lội dặm trường đi tìm thần, bởi vì ông ta lúc nào cũng nghĩ rằng sẽ chết bì căn bệnh giống như bệnh của An­ji­tu. Gil­gamesh đi đến chân 2 ngọn núi chống trời, vắt ngang qua 2 ngọn núi là Cổng Mặt trời. Trước Cổng Mặt trời, ông ta đã gặp 2 người khổng lồ. Phải thương lượng cả một ngày, Gil­gamesh mới có thể vào được. May mắn vì ông ta 2/3 là thần, nên một lát sau Gil­gamesh đã tìm thấy vườn hoa của thần ở bên một bờ biển rộng lớn. Khi Gil­gamesh đang trên đường đi, thần đã cảnh cáo ông ta 2 lần: “Hỡi Gil­gamesh, mi đi đâu? Mi không tìm được tính mạng mà mi muốn đâu. Khi thần tạo ra người, thì đã xếp đặt trước vận chết rồi, còn tính mạng là do thần tự thân nắm quản”. Gil­gamesh không nghe khuyến cáo, quyết tâm tiến bước, cho dù có bao nhiêu nguy hiểm, ông ta

Người anh hùng Gil­gamesh

(Ảnh: plan­etxvideo)

nhất định phải đến được nơi ở của Ute­napise. Nhưng Ute­napise lại ở một bờ biển rất xa xôi, ở đó không có đường đi, ngoài con tàu của Thần Mặt trời ra thì không có một con tàu nào khác có thể bay được qua biển rộng. Gil­gamesh đã vượt qua bao nguy hiểm, biết dựa vào trí thông minh của mình để vượt qua biển rộng.

Về sau, bản thứ 10 đã tả lại cảnh ông ta tới gặp Ute­napise, cha của loài người có eo lưng không thô hơn eo lưng ông, vai cũng không rộng lớn, mà là người có vóc dáng như ông ta. Ute­napise nói rằng, 2 người trông rất giống cha họ. Tiếp đó, Ute­napisa kể lại cho Gil­gamesh nghe những việc mà Gil­gamesh đã trải qua, kỳ lạ là ông ta lại dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất để kể. Thật ngạc nhiên là Ute­napise đã miêu tả hết sức tỷ mỷ nạn Hồng Thủy. Ông ta kể rằng, thần đã cảnh cáo ông ta có nạn Đại Hồng Thủy, để ông ta đóng một con thuyền, dùng để cứu trẻ em, phụ nữ, những người thân của ông ta cùng với các nghệ nhân của các ngành nghề. Ông ta đã miêu tả nhiều cảnh phong ba bão táp, nước thủy triều ầm ầm dâng cao màn đêm đen đặc cùng với những con người mà ông ta không thể cứu vớt hết được, cho đến ngày nay cảnh tượng ấy vẫn còn sinh động và có sức cuốn hút kỳ lạ. Câu chuyện này thật giống với câu chuyện của Noê trong Kinh Thánh, chúng ta lại được nghe câu chuyện thả quạ và chim bồ câu, câu chuyện sau khi nước rút thuyền bị mắc cạn trên một ngọn núi.

Căn cứ vào những miêu tả ở trên, chúng ta có thể đặt một giả thiết về lịch sử mơ hồ của loài người như sau: Từ thuở rất xa xưa, có một phi thuyền Vũ trụ không rõ từ đâu phát hiện ra sự tồn tại của hành tinh chúng ta. Họ nhanh chóng hiểu ra rằng, Trái đất có đầy đủ điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trí tuệ con người. Đương nhiên thời ấy loài người trên Trái đất không phải là loài người chúng ta bây giờ.

Người ngoài hành tinh đã thụ tinh cho một số phụ nữ ở Trái đất, giống như lời kể trong truyện thần thoại, họ đợi cho những phụ nữ này ngủ say rồi bỏ đi. Mấy nghìn năm sau, những người khác ngoài hành tinh lại tới Trái đất, họ tìm thấy sản phẩm là hậu duệ của họ để lại. Họ lại tiếp tục tiến hành gi­ao phối nhiều lần cho đến khi tạo ra được một loại sinh vật có trí tuệ để họ có thể truyền thụ cho loài sinh vật này kỹ năng sinh tồn và những quy luật sống của xã hội.

Loài người thời đó là loài dã man chưa được khai hóa, họ rất có thể bị thoái hóa nên một lần nữa gi­ao phối với dã thú. Người ngoài hành tinh đã nhìn thấy mối nguy hiểm này, nên đã tiêu diệt cái sản phẩm không thành công của họ, hoặc đem chúng đến một vùng đất khác. Vì vậy, xã hội nguyên thủy, kỹ năng nguyên thủy nhất đã bắt đầu xuất hiện, những  bức tranh vẽ trên vách đá và trong hang động, làm ra đồ gốm, rồi tới những kiến thức ban đầu về việc dựng nhà ở, từng thứ một cứ dần dần xuất hiện. Những người nguyên thủy này vô cùng sùng kính những người khách tới từ trời cao. Bởi vì những vị khách này tới từ một nơi mà loài người không hề biết, hơn nữa sau này họ lại bỏ đi mất.

Trong tâm thức của loài người, họ là thần thánh, họ là Thượng đế.

Bộ Sử thi Gil­gamesh bản bằng đất (Ảnh: mingyuen.edu)

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Người phát hiện ra Đại Lục Nam Cực?

Tháng 7 năm 1821, tàu thám hiểm “Phương Đông” và “Hòa Bình” do các nhà thám hiểm Nga là Belling Shausen và Laza­liefu dẫn đầu đi tìm “Đại lục Phương Nam” được lưu truyền rầm rộ một thời. Mục tiêu của họ là tiếp cận đất cực, tìm kiếm miền đất chưa được biết đến. Hai tàu thám hiểm đi hết 5 tháng, sang tháng 12 họ đến đảo South Se­or­gia ở 54 độ 30 phút vĩ độ Nam. Không lâu sau, họ đến đảo South Sand­wich (nay là đảo Hawaii) và di chuyển thẳng đến phía Nam

Trên đường đi, các nhà thám hiểm đã phải vật lộn với bão táp, với những khối băng nổi và sương mù dày đặc. Hành trình vô cùng gi­an nan và nguy hiểm.

Tháng 1 năm 1823, hai tàu thám hiểm của đoàn thám hiểm Nga vào được vòng Nam Cực. Lúc đó, trước mắt mọi người diễn ra rất nhiều cảnh tượng kỳ lạ, khiến họ vô cùng kinh ngạc: màu của nước biển thay đổi, xuất hiện những núi băng có đỉnh nùi bằng phẳng nhưng xung quanh lại cao và dốc đứng.

Các đảo băng bất động với những con chim lượn vòng trên trời. Đây phải chăng là những dấu hiệu dự báo nơi này đã gần đất liền đó sao? Vì thế mọi người hăng hái tiếp tục tiến đến độ vị trí 67 độ 22 phút vĩ độ Nam, 2 độ 15 phút kinh độ Tây, nơi này chỉ còn cách lục địa 22.000m. Nhưng, một tảng băng lớn trồi lên cản trở đường đi, tàu chỉ còn cách chạy ngược gió theo đường vòng. Thật không may, gặp ngày xấu trời, mây đen mịt mùng, gió dữ gào thét, đoàn thám hiểm đành phải quay lại phía Bắc trở về Aus­tralia tránh gió, bỏ lỡ một cơ hội.

Tháng 11 năm 1823, mùa Xuân sắp đến với Nam bán cầu, hai tàu thám hiểm lại một lần nữa xuất phát. Tháng 1 năm 1824, họ lại đi một lần nữa vào được vòng Nam Cực. Trong một ngày đẹp trời, trời quang sáng, khi sương mù dần dần tan đi, mọi người bỗng nhiên nhìn thấy từ đằng xa có một điểm đen lờ mờ, rất giống lục địa. Với tâm trạng vui mừng khôn xiết, đoàn thám hiểm tiếp tục tiến thêm 29.000m. Quả nhiên, một hòn đảo dài 16.00m, rộng khoảng 7.000m hiện ra rõ mồn một trước mắt, nó nằm ở vị trí 68 độ 19 phút vĩ độ Nam, 72 độ 40 phút kinh độ Tây. Đây là phần đầu tiên trong vòng Nam Cực người ta nhìn thấy lục địa. Mọi người đã bắn đại bác chào mừng và đặt tên ho nó là “Đảo Alexan­der”.

Về vấn đề này, người Mỹ lại có cách nhìn nhận khác. Họ nói: Lục địa Nam Cực là do thuyền trưởng Bai Meier của tàu đánh bắt cá kình Haro phát hiện ra lần đầu tiên vào ngày 18 tháng 1 năm 1822. Lúc đó Bai Meier còn lên tàu Bielins­ga­fu trả lời phỏng vấn về việc bản thân phát hiện ra lục địa Nam Cực. Nhưng người Nga không thừa nhận điều này. Họ cho rằng không có bất kỳ một văn kiện, tài liệu nào có thể chứng minh rằng: Bai Meier đã trả lời phỏng vấn trên tàu Bielins­ga­fu.

Cả hai bên đều đưa ra những chứng cứ đầy sức thuyết phục để chứng minh họ là người đầu tiên phát hiện ra lục địa Nam Cực. Do vậy, cho đến nay, ai là người tìm ra lục địa Nam Cực vẫn còn một vẫn đề tranh cãi.

 H.T (theo Nền văn minh cổ thế giới) Người tai dài trên đảo East­er

Tượng người tai dài trên đảo East­er

Năm 1772, khi nhà thám hiểm Ro­gewe người Hà Lan bước chân lên đảo East­er (East­er có nghĩa là Lễ phục sinh) đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra trên đảo ngoài những bức tượng được người ta thán phục, còn có số cư dân được kết hợp bởi 2 quần thể có đặc trưng rất khác nhau: Một trong số đó chắc chắn là người da đỏ ở Châu Đại Dương, dân số đông nhất; hai là người da trắng, râu tóc có màu hung hoặc vàng. Ở dái tai có đeo những con súc sắc dài tới 10-15cm, nên tai trông rất dài, người dân địa phương bèn gọi là “Người tai dài”.

Những người tai dài đó hợp thành tầng lớp võ sỹ của Vương quốc. Theo truyền thuyết của cư dân trên đảo East­er, tổ tiên của họ có từ rất sớm, so với sự thám hiểm của người Hà Lan là 55 đời, vào khoảng 400 sau Công nguyên, họ đến từ phương Đông. Còn người Poly­ne­sia (Người tai ngắn), họ đến từ Poly­ne­sia phía Tây, sớm hơn so với sự phát hiện của người Hà Lan là 22 đời. Được sự đối đãi hữu hảo của người tai dài, hai chủng tộc cùng sống hòa bình với nhau trong một thời gi­an dài. Nhưng về sau do những bất đồng về văn hóa, sinh hoạt và khác nhau về nhu cầu đòi hỏi mà không thể dung hòa nên đã xảy ra xung đột chiến tranh. Cuối cùng, người Poly­ne­sia giành chiến thắng, và đã tiêu diệt được Người tai dài. Câu chuyện này xảy ra vào giữa những năm 1660-1700 sau Công nguyên.

“Người tai dài” với 1000 nhân khẩu đã để lại dấu ấn rất lớn trên đảo East­er: Những bức tượng bằng đá khổng lồ, những con đường, hang động được đục vào vách đá cứng, đài quan sát thiên văn được đặt trên úi Lanocan một công trình nặng nền rất khó xây dựng, nếu xem xét với con mắt của người hiện đại bây giờ thật không dám nghĩ tới, thậm chí là không thể.

Theo truyền thuyết cổ xưa trên đảo, từ xa xưa có một số người Vi­la­co­has (người bay) đã hạ cánh xuống chính nơi này. Đây cũng là lý do khiến họ có sự sùng bái “người chim” đặc biệt. Trên núi Lanocan, người ta còn tìm thấy rất nhiều hòn đá được đục đẽo khắc họa, mô tả những người có đầu và đôi cánh dài như chim, hay một loài người kỳ lạ với cái đầu tròn dài và con mắt tròn to tướng.

Tượng người tai dài trên đảo East­er

Trong truyền thuyết nhắc tới Vi­la­co­has cũng có thể giúp các nhà khảo cổ tìm được manh mối của chủng người này. Truyền thuyết của người In­ca nói rằng, Thần tuổi già Vi­la­co­has đã sáng tạo ra Thế giới ở một nơi mịt mù không ánh sáng Mặt trời. Ông ta đã dùng đá để tạc nên một đám người khổng lồ, do đám người khổng lồ này trọc tức ông, ông bèn đem tất cả chúng dìm xuống nước rất sâu, làm cho chúng không bao giời thoát ra được. Sau đó, ông cho Mặt Trăng và Mặt Trời mọc lên từ Hồ Tit­ica­ca, từ đó Trái đất của chúng ta mới có ánh sáng. Mặt khác, ông ta còn đem nghệ thuật vào ngôn ngữ dạy cho những vật mà mình tự sáng tạo ra, lại đưa từng hóm tới các nơi trên đất liền. Sau khi xong việc, vị Thần tuổi già này bèn đem theo hai tùy tùng đi đến nơi để kiểm tra xem những lời răn dạy của mình có được tuân thủ hay không, kết quả thi hành đến đâu.

Thần Vi­la­co­has đóng giả thành một ông già men núi Andès và dọc bờ biển đi ngao du khắp nơi. Vì liên tục nhận được sự đối đãi thô bạo nên vị thần nóng giận bừng bừng, muốn đem tất cả thiêu hủy hết. Mọi người thấy tình cảnh này, vội vã cầu cứu, mong ông rộng lòng tha thứ, ông bèn dập tắt ngọn lửa.

Để tỏ lòng biết ơn, người dân đã cho xây dựng rất nhiều miếu thờ ở khắp mọi nơi. Sau này ông đã biến vào biển cả, và dặn sẽ còn quay lại. Khi thực dân Tây ban Nha đến vùng đất này, họ còn được nghe rất nhiều truyền thuyết về việc còn quay trở lại của con Thần Mặt trời.

 H.T sưu tầm Người Vượn ở Malaysia

Mặc dù cho đến nay chưa ai bắt sống hay tìm thấy xác Big­foot (Chân To hoặc Người Vượn), chính quyền bang Jo­hor của Malaysia hồi cuối tuần qua vẫn tuyên bố Big­foot là tài sản của bang, không ai được quyền làm bị thương, bắt sống, chở ra khỏi bang hay giết chết con vật huyền thoại này.

Không phải vô cớ mà chính quyền bang Jo­hor trịnh trọng ra thông báo nói trên. Cách đây 2 tuần, báo Beri­ta Har­ian đưa tin một nhóm người thuộc Cục Hoang dã và Công viên quốc gia (tiếng Mã là Per­hili­tan) đã bắt được một Big­foot con ở gần thị trấn Ko­ta Ting­gi. Tờ báo dẫn lời dân làng Fel­da Teng­garoh 2 cho biết vào cuối tháng 3 có khoảng 20 người đi trên 4 chiếc xe hai cầu dính đầy bùn ghé một quán ăn trong làng để ăn trưa. Một vài người trong đoàn khoe với các cô gái bán hàng rằng họ vừa bắt được một Big­foot con sau khi nó bị hạ gục bằng súng bắn thuốc mê ở vùng Jalan Mers­ing thuộc một khu rừng già 248 triệu tuổi gần Sin­ga­pore.

KHÔNG CHỤP ĐƯỢC ẢNH

Bán tín bán nghi, các cô gái vặn hỏi có phải con mawas (tiếng Mã chỉ con dã nhân) hay không thì mấy người nọ khẳng định là Big­foot. Họ còn dẫn các cô gái đi xem nhưng chiếc xe chở Big­foot con đã chạy mất (!). Theo dân làng, có lẽ đây là nhóm người đi săn trộm thú quý. Vẫn theo tờ báo, một lái buôn ở thị trấn Ko­ta Ting­gi nói cũng gặp nhóm người này đi xe mang biển số của Per­hili­tan. Người này nói có nhìn qua cửa xe thấy mang máng một con vật rất lớn nằm bên trong nhưng không rõ là vật gì vì cửa xe có dán keo màu đen. Ông xin chụp ảnh con vật bằng điện thoại di động nhưng không được chấp thuận.

Sau khi bài báo được đăng lên, chi nhánh Per­hili­tan địa phương đã gọi các cô gái lên để hỏi thêm các chi tiết. Đồng thời Datuk Musa Nordin, Cục trưởng Per­hili­tan, đã cải chính nguồn tin của báo. Theo ông, Per­hili­tan không hề cử nhân viên nào đi công tác ở khu vực đó tại thời điểm nói trên. Ông cũng bác bỏ giả thuyết một Big­foot con bị bắt sống.

Nhưng, theo hãng tin Bloomberg, vào cuối tháng 3 vừa qua, chính quyền bang Jo­hor có lên kế hoạch lập đoàn thám hiểm khoa học đi tìm dấu vết Big­foot trong khu rừng già kể trên trong tháng 4 này. Trước đoàn thám hiểm này, đã có một nhóm tiền trạm bao gồm những người gác rừng, nhân viên kiểm lâm và thổ dân Orang Asli đi mở đường. Sở dĩ chính quyền bang Jo­hor ra quyết định này vì hồi cuối năm ngoái một nhóm thợ rừng nhìn thấy 3 con vật rất to, gồm 2 con trưởng thành, 1 con còn nhỏ đi đứng giống người lảng vảng gần một bờ sông ở rìa khu bảo tồn rừng Jo­hor.

Tin này làm sống dậy những câu chuyện về Người Vượn mà thổ dân địa phương thường kể cho nhau nghe. Thổ dân Orang Asli nói thung lũng En­dau - nơi họ đang sinh sống - xưa kia là xứ sở của “Ser­jarang Gi­gi” tức những người rừng khổng lồ mình phủ đầy lông. Ab­dul Ghani Oth­man, Thủ hiến bang Jo­hor, tin rằng có Big­foot trong các khu rừng thiêng trong bang của ông vì thổ dân không biết nói dối.

MÒ KIM TRONG ĐỐNG CỎ KHÔ

Vin­cent Chow, một thành viên của Hội Thiên nhiên Malaysia, cũng tin rằng tại Malaysia có thể còn tồn tại một số Big­foot vì ông từng chụp ảnh và nghiên cứu kỹ những dấu chân người khổng lồ tìm thấy trong khu rừng già giáp ranh Sin­ga­pore. Tuy nhiên, ông Vin­cent Chow thừa nhận rằng muốn tìm Big­foot chẳng khác nào “mò kim trong đống cỏ khô”, theo cách nói của người Malaysia.

Thế nhưng, một số người lại tỏ ra nghi ngờ những câu chuyện về Big­foot ở bang Jo­hor chỉ là một chiêu thu hút du khách trong và ngoài nước. Những người này dựa vào tuyên bố của Fred­die Long, Chủ nhiệm Ủy ban Du lịch và Môi trường bang Jo­hor, theo đó dù cho là huyền thoại đi nữa thì Big­foot vẫn “ẩn chứa một tiềm năng to lớn về du lịch”. June Ru­bis, 29 tuổi, một thành viên của Hội Bảo tồn hoang dã Malaysia, từng nghiên cứu các loài linh trưởng ở Malaysia trong 5 năm qua, cũng tỏ ra hoài nghi: “Thật là khó tin”.

Dẫu sao, việc chính quyền bang Jo­hor tuyên bố bảo vệ đến cùng Big­foot đã khiến BFRO, một tổ chức quốc tế chuyên nghiên cứu về Big­foot trên thế giới, lên tiếng ca ngợi: “Bước đi tích cực của bang Jo­hor đã đánh tan một giả định, theo đó không một chính quyền nào có thể tuyên bố bảo vệ Big­foot trừ khi ít nhất có một thợ săn có trong tay một nguyên mẫu Big­foot”. Theo BFRO, các nước khác cần có một “bước đi lịch sử” như Jo­hor. BFRO than phiền rằng có một số nước như Nepal, Tây Tạng, Bhutan, Ấn Độ (tại 4 nước này Big­foot được gọi là Yeti, người tuyết sống ở vùng núi Hy Mã Lạp Sơn), Trung Quốc, Nga, Mỹ và Cana­da đã không coi trọng những thông tin về Big­foot do công dân của họ cung cấp.

Vin­cent Chow Sasquatch

Mỹ và Cana­da mới thật sự là xứ sở của Big­foot mà người dân ở đây thường gọi là Sasquatch có nghĩa là “người rừng”. Căn cứ theo hàng ngàn câu chuyện kể của các nhân chứng được coi là nghiêm túc nhất thì quê hương của Sasquatch là những khu rừng ở miền Tây Cana­da và Tây Bắc duyên hải Thái Bình Dương - Mỹ. Hầu hết những cuộc gặp bất ngờ đều diễn ra tại khu vực này.

Sasquatch nổi tiếng đến nỗi có một ngôi làng ở Cana­da – làng Har­ri­son Hot Springs - tự xưng là “xứ sở của Sasquatch”. Tại đây có hẳn một tượng Sasquatch khổng lồ bằng gỗ dựng ngay trên con đường chính dẫn vào làng. Tại đây cũng như tại nhiều nơi khác trong vùng, Sasquatch đã đi vào văn học dân gi­an.

“Người rừng” Bắc Mỹ này được mô tả là một linh trưởng cao từ 2 mét đến 2,44 mét, toàn thân phủ đầy lông màu nâu hung hung đỏ hoặc đen tuyền, bàn chân rất to giống bàn chân người (do đó có tên Big­foot).

D.H.ANH

 Theo Bloomberg, NLĐ Con người trên Trái đất có chung một nguồn cội?

Theo giáo sư Joseph Chang của Trường ĐH Yale (Mỹ), mọi người đang sống trên Trái đất hiện nay đều có tổ tiên chung từ những con người đã sống cách nay khoảng 3.500 năm, có thể bắt đầu tại châu Á.

Ông Chang đã xây dựng mô hình toán học chi tiết về quá trình di cư của loài người bằng cách thực hiện các giả lập trên máy tính khác nhau về lịch sử, truy tìm hoạt động và khả năng sinh sản chéo của tất cả những con người cổ đại và kết hợp các yếu tố như trở ngại địa lý đối với quá trình di cư và các sự kiện thế giới để ước tính thời gi­an tồn tại của tổ tiên chung gần đây nhất của loài người.

GS Chang kết luận rằng tất cả mọi người có thể là anh em họ thuộc đời thứ 100 hoặc hơn. Joseph Chang phát biểu: “Thời điểm tổ tiên chung gần đây nhất sống là năm 1415 trước Công nguyên ở một nơi tại Đông Á và xuất phát điểm này có lẽ đã cho phép các thế hệ sau nhanh chóng di cư sang châu Âu, châu Mỹ và các đảo ở Thái Bình Dương.

Đó là những con người cổ đại từng biết thuần hóa ngựa trên các thảo nguyên Ukraine, từng tham gia xây dựng kim tự tháp cổ đại Khu­fu ở Ai Cập hay đã từng đi săn cu li - loài vật có vú sống trên cây di chuyển chậm chạp - ở Bắc và Nam Mỹ”.

NGUYỄN SINH

 Theo Na­ture, Tuổi Trẻ On­line Bí ẩn về nguồn gốc của xa thuyền

Trong cuốn “Trung Hưng tiểu ký” có ghi chép: “Chế tạo ra một loại giống như cột buồm lớn, dài hơn 60 trượng, phía trên có đắt đá lớn, gặp thuyền của quan quân thì hất đá, đập gậy tre làm vỡ thuyền. Quân của nông dân gọi nó là xa thuyền”. Vậy “xa thuyền” do ai phát minh ra?

Hiện tại có 2 giả thiết:

- Giả thiết thứ nhất: Do Sơn Nam Đông Đạo, Tiết độ sứ Lý Cao phát minh ra. Theo Cựu Đồng Thư Lý Cao truyện có viết: “Lý Cao đã từng suy nghĩ làm chiến thuyền có hai bánh xa, có thể đi mây về gió... gọi là Nhị Luân chiến thuyền” được nhắc ở đây chính là xa thuyền, và cũng cho rằng xa thuyền là do Lý Cao chế tạo ra. Triều Nam Tống niên hiệu Thiệu Hưng thứ 3, trong cuốn Tấn Trình của Lý Cương có đoạn viết: “Lý Cao đã làm được mấy chiến thuyền trên dưới có 3 tầng, có bánh xe lướt sóng tiến lên, người đến xem đông như kiến”. Đồng thời sử sách còn ghi: “Lý Cao từng sống ở Gi­ang Nam và trong thời gi­an này ông đã chế tạo ra xa thuyền”. Như vậy, Lý Cao đã chế tạo ra xa thuyền chứ không phải là người đời Đường.

- Giả thuyết thứ hai: Do Nam Tống Đô Thủy Giám đô khoa Cao Nghị phát minh ra xa thuyền. Trong cuốn “Sự Tích Dương Ma” viết: “Trình Sứ bộ gặp một toán quân nhân... đó chính là Cao Nghị - Người dâng hình vẽ xa thuyền... làm một xa thuyền lớn...” Câu chuyện ấy không khó để chúng ta có thể nhận ra rằng: Cao Nghị là người dâng hình vẽ và chế tạo ra xa thuyền, xa thuyền mà quân nông dân dùng là do cướp được từ tay của quan quân triều đình. Trong cuốn sách này có viết: “Bằng cách nào, họ làm cho nước Sông Chỉ Gi­ang rút dần, cửa Sông Chỉ Gi­ang rất nông, xa thuyền không thể ra được, bọn cướp liền xông vào cửa Đàm Thống Chế dùng lửa đốt, nhưng xa thuyền không cháy rơi vào tay bọn cướp”.

Vậy người phát minh ra xa thuyền là ai? Điều này các nhà sử học còn phải dày công nghiên cứu, thu thập thêm tài liệu mới có thể đưa ra kết luận chính xác.

 H.T sưu tầm Nhân mã quả thực từng tồn tại?

Các nhà nghiên cứu khẳng định những sinh vật nửa người nửa thú trong thần thoại Hy Lạp thực sự tồn tại. Họ tìm thấy không ít những bức họa trên đá mô tả chúng và tin rằng các họa sĩ cổ đại đã thực hiện tác phẩm của mình từ chất liệu cuộc sống.

Paul Takon từ Bảo tàng Aus­tralia ở Syd­ney và nhà cổ sinh vật học Christo­pher Chip­pen­dale từ Đại học Cam­bridge cho biết những sinh vật lai kiểu này, trong đó có Nhân mã, có thể đã từng sống song hành cùng cha mẹ nguyên thuỷ của chúng. Ở Aus­tralia và Nam Phi, nhóm nghiên cứu phát hiện hàng chục các bức vẽ trên đá mô tả động vật mang đầu người hoặc hình người có đầu động vật, có niên đại hơn 32 nghìn năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, họ đã thực hiện một nghiên cứu chi tiết về những bức vẽ kỳ lạ này, sử dụng khoảng 5.000 bức tranh đá của tổ tiên chúng ta: các nhà khoa học đã hệ thống hoá tần xuất xuất hiện và kiểu người lai được mô tả, cũng như định tuổi của chúng. Sau cùng, nhóm đi đến kết luận rằng người mình thú thực sự tồn tại trong quá khứ xa xưa. Theo các nhà nghiên cứu, người nguyên thuỷ không bao giờ vẽ ra những gì họ không nhìn thấy

Thần thoại La Mã và Hy Lạp cổ đại cũng kể cho chúng ta nghe nhiều về những người có cơ thể động vật, và Nhân mã (cen­taur) là ví dụ thường gặp nhất. Đó là những sinh vật có thân trên của con người, nhưng với chân của ngựa hoặc các động vật khác, như bò đực, lừa, cừu và thậm chí cả dê. Tên gọi cen­taur là sự hợp nhất của từ Ken (nghĩa là Tôi giết) và Tau­ros (nghĩa là bò đực), và nó cũng cho thấy vốn hiểu biết thiên văn của người xưa. Khi chòm sao của cung Nhân mã (với các cen­taur đang ném một cây giáo) xuất hiện trên bầu trời đêm, chúng ta không thể nhìn thấy Kim ngưu, một trong các biểu tượng của mặt trời.

Chuyên gia về thần thoại học đồng thời là nhà khoa học lịch sử Alexan­der Guryev cho biết người mình thú là kết quả của hành vi thú dâm - sự gi­ao cấu giữa người và động vật, điều khá phổ biến trong các thời kỳ nguyên thuỷ. Họ cũng lưu ý nhiều tộc người đến tận bây giờ vẫn xem mình là hậu duệ của động vật: Chẳng hạn người Tây Tạng tin chắc họ có nguồn gốc từ khỉ, người Hin­du coi ngựa là ông tổ và người Thái xem mình là hậu duệ của chó.

Một thần thoại Hy Lạp kể rằng nhà chinh phục Alexan­der Đại đế được thụ thai trong lần gi­ao phối giữa một con rắn cỏ, do thần Zeus (vị thần bảo trợ cho tất cả các thần và con người) hoá thân với Olympia, con gái của hoàng đế Mace­do­nia.

Sử sách cũng tiết lộ hành vi thú dâm quả thực rất thường gặp trong thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại. Nhà văn châm biếm người La Mã Ju­ve­nalis viết rằng “phụ nữ La Mã thường trưng cái mông trần của họ để lôi cuốn lũ cừu vào các cuộc gi­ao hoan”. Ở Ai Cập, những cuộc gi­ao cấu này là một phần của nghi thức sùng bái sự sinh nở.

Trong những thời kỳ cổ đại, các chiến binh thường mang theo những đàn cừu hoặc dê trong mọi cuộc chiến, sử dụng vào mục đích giết thịt và chơi trò gi­ao cấu. Có văn bản còn ghi lại rằng những người lính Italy đã đào ngũ trong cuộc bao vây Lyons của những tín đồ công giáo vào năm 1562 vì họ có quá ít cừu để thực hiện sex. Việc cho phép gi­ao cấu giữa những người lính và động được xem là ít xấu xa hơn quan hệ với gái điếm. Các học giả đáng kính - Paracel­sus, Car­dano và bà đỡ nổi tiếng của thế kỷ 16 For­tu­nio Liceti cũng đã một vài lần ghi lại sự ra đời của những đứa trẻ lai, động vật do người sinh ra, và người do động vật sinh ra. Ghi chép của họ nói đến ngựa, voi, chó và thậm chí cả sư tử.

Cũng theo Alexan­der Guryev, nhiều năm trước khoa học chính thống không thừa nhận khả năng lai chéo giữa người và động vật. Nhưng gần đây, những nguồn tin khoa học đáng chú ý đã công bố kết quả thí nghiệm gene, trong đó các nhà nghiên cứu thu được những phôi có một nửa số tế bào người và nửa của động vật. Từ quan điểm khoa học, sự khác biệt giữa người và động vật chỉ là vài phần trăm. Điều đó có nghĩa là không loại trừ khả năng những đột biến tự phát xảy ra trong các tình huống hiếm hoi, và việc lai giống tự nhiên là hoàn toàn có thể trong những trường hợp như vậy.

Nhà giải phẫu học danh tiếng người Đan Mạch Thomas Bar­tolin viết rằng ông từng nhìn thấy một phụ nữ có đứa con với cái đầu mèo sau khi gi­ao cấu với một con mèo. Sách y học của thế kỷ 19-20 cũng mô tả những trường hợp ra đời các sinh vật người-​động vật.

Vào cuối thế kỷ trước, một vài nhà nghiên cứu Anh đã viết về những phụ nữ da đen sống cùng với go­ril­la. Những đứa trẻ sinh ra từ các cuộc gi­ao cấu này có thể làm được những việc đơn giản ở nhà và thậm chí có thể nói. Không may, các nhà nghiên cứu không có cơ hội nhìn thấy chúng vì các em bé lai cảm thấy bị tổn thương mạnh mẽ và đã trốn vào rừng.

Alexan­der Guryev còn cho biết tuy các nhà nghiên cứu không có bộ xương mẫu nào của các sinh vật lai, song họ không thiếu những phần trên và dưới của các bộ xương đó.

 Theo Vn­Ex­press Những bí mật về Kho báu của người In­ca

Hơn 400 năm, kể từ khi các nhà hàng hải Tây ban Nha phát hiện ra sông Ama­zon nằm trên đại lục Nam Mỹ, con sông lớn cuồn cuộn sóng trào cả một vùng 2,8 triệu cây số vuông rừng rậm bao phủ quanh nó, dung mạo biến hóa khôn lường của nó và những truyền thuyết kỳ lạ quanh nó đã thu hút biết bao nhà thám hiểu trên thế giới tìm đế để du lịch, nghiên cứu săn tìm... Nhưng thứ mà các nhà thám hiểm chú ý đến nhất là kho báu của người In­ca trong vùng rừng rậm Ama­zon.

Người In­ca là một nhánh của người Anh Điêng Nam Mỹ. Giữa thế kỷ 15, người In­ca dần dần hùng mạnh, xây dựng được một đế quốc số một ở Nam Mỹ, với trung tâm là nước Pêru ngày nay, và nó trải rộng trên một diện tích tới 800.000km2. Tại thủ đô Cuxơkô của nó có đền thời thần mặt trời hùng vĩ được trang trí bằng vàng ngọc châu báu, có “Công viên hoàng kim” lộng lẫy huy hoàng... Trong truyền thuyết của người Anh Điêng, đế quốc In­ca là một đất nước vàng.

Năm 1511, khi nhà thám hiểm Tây Ban Nha là Ban­Vôya đang sung sướng vì mới kiếm được từ người Anh Điêng một số vàng kha khá, thì một vị tù trưởng đứng tuổi bước tới mặt nói:

“Đây chính là những thứ khiến các ông phải rời bỏ quê hương, chấp nhận cả sự nguy hiểm đến tính mạng để mong kiếm được nó ư? Tôi có thể bảo với các ông, có một đất nước, dân chúng đã dùng vàng để làm ra những đồ dùng hàng ngày như dụng cụ ăn uống... ở nơi ấy, chỗ nào cũng đầy vàng”.

Vị tù trưởng chỉ tay về phía xa xa, và Ban­Vôya nhận ra đó là vùng rừng rậm Ama­zon. Để tìm kiếm đất nước như huyền thoại ấy, đế quốc In­ca, những người Tây ban Nha tham lam, hết lớp này đến lớp khác mạo hiểm mò mẫm trong rừng rậm Ama­zon; nhưng chỉ có rắn độc và thú dữ nơi rừng hoang nhiệt đới rình rập họ, thỉnh thoảng tấn công ám hại họ. Rồi có cả bộ lạc ăn thịt người hoang dã rình rập tập kích họ. Nơi rừng rậm âm u hoang dã này, mười bước đi là tràn đầy nguy hiểm chết chóc. Khi những người thực dân Tây Ban Nha thèm thuồng nhưng đã chán nản vì sợ hãi, thì một cuộc nội chiến tàn khốc trong lòng đế quốc In­ca đã đem đến cho họ cơ hội may mắn.

Biết được tin đó, tháng 09 năm 1532, Pis­arô - trùm thực dân Tây Ban Nha đã chỉ huy hơn 160 binh sĩ vượt qua dãy núi Anđêxơ vách núi dựng đứng, cao 3.500m so với mực nước biển, tiến vào đất nước mà những người Châu Âu chưa bao giờ tới trước đó. Không gặp phải bất cứ sự kháng cự nào. Pis­arô xảo quệt đặt bẫy phục kích bắt sống vua Ataon­phan của người In­ca, sau đó bắt ép ông ta phải dùng nhiều vàng để chuộc mạng, bắt người In­ca phải đem số vàng bạc chất đầy vào nhà ở của Ataon­phan. Để chuộc cho được nhà vua của mình về, những người In­ca ngày đêm không nghỉ vận chuyển vàng bạc từ khắp nơi đổ về Casaman­ca. Số lượng vàng mà người In­ca phải gi­ao nộp đã lên tới 13.265 cân Anh (1 cân Anh = 0,545kg -ND), còn số bạc trắng là 26.000 cân Anh.

Thu được một lượng vàng bạc lớn chưa từng có như vậy khiến cho bọn thực dân Tây Ban Nha sướng điên người. Chỉ cần một quân đội nhỏ mà lại được những khoản chiến lợi phẩm khổng lồ, có thể nói là trong lịch sử thế giới chưa bao giờ có. Tuy đã bắt chẹt đủ số vàng bạc, song Pis­arô vẫn bội tín, quyết định giết hại vị vua “Vua Mặt Trời” cuối cùng của người In­ca.

Khia Ataon­phan bước lên giá treo cổ, ông đã phát ra lời nguyền với những người In­ca đời đời sùng bái Thần Mặt Trời, với rừng rậm Ama­zon, với cả những tên đao phủ. Đó là những lời nguyền đáng sợ. Và quả nhiên, lời nguyền đã ứng nghiệm. Những tên cướp tham lam tay nhúng đầy máu tanh, mình đầy tội ác đó cuối cùng cũng phải chịu một kết cục đáng đời đối với chúng. Khối lượng vàng khổng lồ mà chúng cướp được của người Anh Điêng ăn chia không thỏa mãn dẫn đến xung đột tranh giành. Trong nội bộ bọn xâm lược đã diễn ra một cuộc xung đột dã man kéo dài đến mấy năm. Kết quả, dường như tất cả các thủ lĩnh kể cả 4 anh em nhà Pis­arô, An­macarô... và bọn đồng bọn đều bị giết chết hoặc cầm tù. Còn số vàng khổng lồ mà người In­ca bị bắt chẹt phải gi­ao nộp, cuối cùng cũng không biết đi đâu.

Về số phận của khối vàng bạc khổng lồ mà Pis­arô bắt chẹt được đó, có người cho rằng lúc đó Pis­arô chưa thể đưa đi được, mà nó bị người In­ca cướp lại cùng với thi thể của vị vua Ataon­phan, rồi đem cất giấu. Nơi cất giấu có thể là trong núi Ri­an­canađi của Ecuađo. Thời kỳ thực dân dã man đã đi qua, nhưng những cuộc săn tìm kho báu khổng lồ của vương quốc In­ca thì vẫn tiếp tục. Rất nhiều người săn tìm kho báu đã mạo hiểm cả tính mạng mình đưa vào nơi nguy hiểm ở vùng Ri­an­canađi để săn tìm nơi cất giấu kho báu đó. Nhưng trong vùng đầm lầy và rừng cây rậm rạp, nơi mà rắn độc và thú hoang hoành hành thuộc lưu vực sông Ama­zon bao la đó, rất nhiều kẻ săn tìm kho báu có đi mà không có về.

Năm 1989, một đội thám hiểm dưới sự lãnh đạo của Đanien Xơha người Pháp phối hợp cùng với nhà nhân loại học HanGô­maixơ người Tây Ban Nha lại một lần nữa tiến vào vùng rừng rậm Ama­zon. Nhưng họ đã không tìm thấy được kho báu mà người In­ca cất giấu một cách bí ẩn đó.

Trong vùng rừng rậm Ama­zon, còn có một kho báu của người In­ca khác nữa được người đời quan tâm, đó là “Hồ vàng In­ca” trong truyền thuyết. Theo tục cổ truyền, các vua người In­ca làm lễ đăng quang đều chọn địa điểm bên bờ hồ để tổ chức nghi lễ. Người được kế thừa vương vị, đầu tiên phải dùng vàng bôi lên khắp người. Quốc vương mới lấp lánh ánh vàng sáng chói mắt, tỏa hào quang chứng tở là con của Mặt Trời. Tiếp đó, vị vua mới xuống hồ tắm rửa hết bụi vàng trên người, các thần dân tới tấp hiến vàng bạc châu báu và những thứ quý giá nhất của mình trước chân của nhà vua. Nha vua lại đem tất cả những thứ đó ném hết xuống hồ, hiến tế cho Thần Mặt Trời chí tôn... Cứ thế, từ đời này qua đời khác, trong hồ chứa chất bao nhiêu là vàng bạc, châu báu.

Từ thế kỷ 16, sau khi người Tây Ban Nha chinh phục đế quốc In­ca, việc tìm kiếm và trục vớt vàng bạc châu báu trong hồ đã được tiến hành liên tục chưa bao giờ ngắt quãng. Cuối cùng, người ta xác định rằng, hồ Quađav­iđa của Côlôm­bia ngày nay chính là “hồ vàng” trong truyền thuyết.

Năm 1545, một đội thám hiểm Tây Ban Nha đã vớt được mấy trăm món đồ bằng vàng nơi nước hồ tương đối nông. Điều đó đã chứng minh tính xác thực của truyền thuyết “hồ vàng” và cũng thêm phần hấp dẫn đối với những người săn tìm báu vật. Nhưng việc mò tìm, trục vớt ở chỗ nước sâu trong hồ thì vẫn chưa bao giờ thành công. Năm 1911, một công ty của Anh quốc định cho bơm cạn nước hồ để tìm báu vật, nhưng kết quả vẫn là con số không. Năm 1974, để bảo đảm cho kho báu dưới hồ không lọt vào tay người nước ngoài, chính phủ Côlôm­bia lệnh cấm mọi hoạt động mò tìm và trục vớt trong hồ, đồng thời đưa quân đội đến canh giữ hồ đó. Kho báu hồ vàng bí ẩn trở thành một bí mật không thể tiếp cận được nữa.

Kho báu trong truyền thuyết người In­ca không phải chỉ có hai nơi trên, đứng trước rừng rậm Ama­zon bao la và đáng sợ, các nhà thám hiểm và những người săn tìm cũng không tránh khỏi sự e ngại và cũng đành chịu, không làm gì được, chỉ còn nhìn rừng mà thở dài. Phải chăng đúng như lời của người dân bản xứ nói: Trên những báu vật cổ xưa đó có mang theo linh hồn của các vua In­ca đã chết. Các linh hồn đó đang cư trú trong rừng rậm, canh giữ chặt chẽ kho báu của họ, không để người đời tìm thấy mà lấy đi? Người ta vẫn mong chờ một ngày nào đó có thể tìm ra được bí mật về những kho báu của người In­ca.

 H.T (theo Kính Vạn Lý) Những chiếc máy bay trở về bí ẩn

Từ thời cận đại đến nay, những hình thức biểu hiện chủ yếu của các tai nạn mà loài người phải gánh chịu là việc mất tích của máy bay và tàu thuyền. Những vụ mất tích máy bay và tàu thuyền đã không còn là hiếm, nhưng điều kỳ lạ lại chính là sau khi mất tích một thời gi­an, chúng lại hiện trở về hoàn toàn nguyên vẹn. Những máy bay và tàu thuyền không còn người lái như là những linh hồn trở về Trái Đất từ một Vũ Trụ khác.

Năm 1985, tại vùng đầm lầy trong khu rừng rậm Niu Gh­inê, người ta phát hiện thấy một máy bay chở khách hai động cơ đã mất tích trước đó gần nửa thế kỷ. Điều khiến người ta không hiểu nổi là chiếc máy bay đó trông còn mới y như trước khi bị mất tích, không hề cũ đi hoặc biến dạng. Số hiệu trên máy bay vẫn rõ ràng, dễ đọc. Chiếc máy bay lấp lánh ánh bạc này mất tích trước đó 45 năm trên đường bay từ Mani­la Philip­pin đến đảo Mên­danao. Trong khoang máy bay vẫn tìm thấy những tờ báo tuần thứ ba tháng 1 năm 1937, ngày Chủ nhật.

Một nhóm chuyên gia hàng không của quân đội In­đônêx­ia được cử đến hiện trường. Sau khi xem xét nghiên cứu chiếc máy bay “như còn mới” đó, khi trở ra, ai cũng tái mặt và kinh ngạc. Ngành chủ quản phụ trách nghiên cứu lập tức ra lệnh phong tỏa khu vực mới phát hiện ra chiếc máy bay đó.

Các điều tra viên lúc đầu khi mới trông thấy chiếc máy bay đó, không ai dám tim ở mắt mình nữa. Vỏ ngoài của nó trông vẫn mới, thân máy bay hoàn toàn không có một vết tỳ nào, dưới ánh sáng mặt trời nó sáng lấp lánh như gương. Các nhân viên điều tra tưởng rằng cửa của nó chắc chắn bị gỉ, rất khó mở, nhưng ngược lại, vừa vặn quả đấm là mở được ngay, không hề có tiếng cót két hay răng rắc gì cả, êm ru.

Vào trong khoang máy bay không thấy người nào dù là sống hay chết. Nhưng trong máy bay cốc giấy, mẩu thuốc lá và mấy tờ báo năm 1937 vẫn chưa ngả mầu vàng, dường như mới đó vẫn đang có người ngồi trong máy bay. Trong một chiếc gạt tàn, có để một vỏ bao thuốc lá thơm, loại thuốc lá mác ấy lưu hành vào những năm 1930, nhưng vào thời Chiến tranh thế giới thứ II đã ngừng sản xuất. Còn những trang phục và kiểu đầu tóc trên tờ báo đều thuộc thời kỳ kinh tế khủng hoảng và suy thoái ở Mỹ. Trong phích nóng vẫn còn cafe nóng hổi, và mùi vị của nó vẫn thơm ngon, chưa hề bị biến mất.

Điều khiến cho các nhân viên điều tra ngạc nhiên nhất là tình trạng máy bay. Trong bình ắc quy của máy bay vẫn nạp đầy điện, chỉ vặn công tắc là đèn trong máy bay bật sáng. Thùng chứa nhiên liệu của máy bay hầu như vẫn đầy nguyên. Tất cả những điều đó khiến cho nhân viên điều ra sởn tóc gáy.

Chiếc máy bay đó trông như được hạ cánh khẩn cấp nhờ các bánh xe của nó, vừa may nó đỗ xuống được chỗ đất mềm trong vùng đầm lầy, nên hoàn toàn không bị hư hại gì, vẫn có thể bay trở lại như 50 năm trước đây. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục điều tra về bí mật của việc máy bay đã mất tích từ lâu nay bỗng xuất hiện trở lại.

Theo ghi chép, những sự kiện tương tự cũng đã từng xảy ra vào thập niên 60. Một máy bay ném bom của Mỹ ngày 04 tháng 04 năm 1946 không quân Mỹ huy động lực lượng tìm kiếm suốt 500km vùng trời nơi nó mất tích, nhưng không kết quả gì. Bất ngờ, vào năm 1962 chiếc máy bay đó lại xuất hiện tại nơi cách sân bay mấy trăm mét. Thiết bị vô tuyến điện trên máy bay vẫn nguyên vẹn. Căn cứ theo phân tích máy móc thiết bị, dường như nó mới đõ xuống ngay chiều hôm đó, không ai nghĩ chiếc máy bay đã mất tích 17 năm.

Vào một ngày trời quang mây tạnh của năm 1984, tại bãi cát miền Bắc Mex­ico bỗng xuất hiện 05 máy bay quân sự Mỹ. Thân máy bay vẫn sáng bóng, thùng nhiên liệu vẫn chứa đầy xăng, nhưng trong máy bay thì trống rỗng chẳng có một người. Các chuyên gia Mỹ cho rằng: Cả 05 máy bay đó điều mất tích từ hồi năm 1945 lại vùng biển tam giác Bécmút (gọi là Béc­muđa). Nhưng việc đó vãn đang tranh luận, bởi có người nói rằng, phiên hiệu của máy bay đã mất tích nhiều năm lại xuất hiện trở lại là một sự thực không thể phủ nhận được.

Còn những sự kiện tàu thuyền đã mất tích xuất hiện trở lại thì vụ phát hiện tàu “RaĐa­hama” của Mỹ tại tọa độ 37 độ 37' độ Vĩ Bắc 51 độ 55' độ Kinh Đông vào tháng 08 năm 1935 là vụ nổi tiếng. Khi tàu buôn “Axơchich” phát hiện ra tài RaĐa­hama thì trên tàu không có người nào cả. Điều khiến cho thuyền trưởng và các thuyền viên tàu “Axơtich” kinh ngạc là khi họ từ nươ­ca Anh ra đi thì được thuyền trưởng tàu “Raicơx­cơ” của Italia cho biết hồi trước tháng 07 họ đã tận mắt trông thấy tàu “RaĐa­hama” bị đắm ở Đại Tây Dương.

Hơn 100 năm trước đây, ở Đại Tây Dương cũng từng phát hiện được một tàu đã mất tích nhiều năm trước đó. Đó là con tàu Meri Sairaistơ. Khi phát hiện ra nó thì trên tàu không có người, nhưng những đồ quý giá như vàng bạc, kim cương vẫn nguyên vẹn, không hề suy suyển. Xuồng cứu sinh và các đồ vật khác vẫn đầy đủ. Thậm chí trên tàu  vẫn còn để lại những thứ trong bữa ăn đang ăn dở. Không biết người trên tàu đã bỏ đi đâu?

Đầu năm 1990, tàu buồm hai cột “Durix­is” mất tích đã 24 năm bỗng nhiên lại xuất hiện, nó đỗ ở một bãi biển vắng vùng ngoại ô thành phố Cara­cat và Vênê­duêla. Ba thủy thủ trên tàu khi được phát hiện ra (năm 1990) đều giật mình ngạc nhiên. Ngày 06 tháng 01 năm 1966 họ từ đảo Aro­ba ra khơi. Không ngờ khi họ vừa đánh bắt được con cá lớn, nặng tới 110kg thì bão ập tới. Mọi người vội vã đưa nhau đi tránh gió. Nào ngờ cơn hoảng sựo đã kéo dài đến 24 năm. Vụ tàu mất tích xuất hiện trở lại này, tuy trên tàu vẫn có người, không biết các nhà vũ kia, chỉ là những “tà linh hồn” trở lại.

 H.T sưu tầm Bí ẩn của những điều vượt qua trí tuệ con người

Ai đã sáng tạo ra nền văn minh Samuier?

Các nhà lịch sử học cho rằng, cực văn minh Trái Đất, nơi khởi nguồn, có khả năng là khu vực sinh sống của người Samuier. Vì các nền văn minh Maya và Samuier có rất nhiều điểm tương tự, thậm chí giống nhau.

Người Samuier đột nhiên xuất hiện, rồi lại đột nhiên biến mất khỏi vùng hạ du sông Ti­gre và Sông Eu­phrate. Vào khi nào, bằng cách nào họ đã học được chữ hình chêm và kỹ thuật kiến trúc bảo tháp cho đến nay vẫn là câu đố lịch sử khó giải, là một sự thách thức đối với các nhà khảo cổ học. Samuier là thành phố có nền văn minh lâu đới nhất trong lịch sử các nền văn minh nhân loại, hình thành khoảng 4000 năm trước Công Nguyên. Nó đột nhiên xuất hiện ở khu vực hạ du hai con Sông Ti­gre và Eu­phrate thuộc vùng Trung Đông, tức phía Nam Iraq ngày nay. Các nhà lịch sử chính thống và các nhà khảo cổ học đã có được ý kiến thống nhất khi cho rằng: Thành phố Samuier không chỉ là cội nguồn văn minh phương Đông cổ đại sau này mà còn có thể nói một cách chuẩn xác, nó là cội nguồn của nền văn minh Thế giới hiện đại.

Thành phố Samuier nằm ở khu vực Mesopotamie (Vùng Lưỡng Hà). Khu vực này hàng nghìn năm trở lại đây luôn luôn là khu vực có môi trường tồi tệ, khô hạn, nóng nực, sông ngòi có dòng chảy hung hãn, không thích hợp cho việc sinh sống của con người. Vậy tại sao nền văn minh sớm nhất của con người lại được sản sinh ra từ hoàn cảnh tự nhiên vô cùng khắc nghiệt.

Nói tới nền văn minh Samuier, điều mà người ta nghĩ tới đầu tiên là phát minh văn tự hình chêm (một loại văn tự do người miền Nam Mesopotamie sáng tạo từ 3000 năm trước Công Nguyên, nét chữ giống cái chêm. Người Baby­lon, Ba Tư... đều đã từng sử dụng loại văn tự này). Người Samuier không chỉ phát minh ra chữ viết mà còn phát minh ra các loại kỹ thuật như: Cày ruộng, xây dựng, tưới tiêu, nhiều nghành  khoa học hình học, pháp luật, thiên văn học, toán học và cả phương pháp quản lý dân chủ của Nhà nước, thành phố... Hơn nữa, đứng từ góc độ thời gi­an lịch sử mà nói, tất cả những tri thức này của người Samuier đều được sáng tạo một cách đột ngột trong khoảng thời gi­an cực ngắn. Thực tế này càng khiến các nhà sử học và khảo cổ học không thể hiểu nổi, cũng không thể tranh cãi hay bàn bạc được điều gì. Họ chỉ có thể đặt câu hỏi: Ai là người có bản lĩnh lớn như thế trong khoảnh khắc đã khiến cho người Samuier trở nên thông minh để sáng tạo ra một nền văn minh không thua kém  bất kỳ nền văn minh nào của các quốc gia ở thế kỷ XX.

Tiến sỹ Thay­ta­casag, nhà Khoa học Vũ trụ Mỹ đã đưa ra cách giải độc đáo: “Văn minh Samuier là dựa vào sự giúp đỡ của sinh vật hệ nhân loại vô cùng hùng mạnh mà được sản sinh ra”. Cuối Thế kỷ II trước Công Nguyên Jisiro­suan­si của Baby­lon đã vận dụng sách cổ văn thần điện viết cuốn sử Baby­lon với độ tin cậy rất cao. Sách đã viết: “Khi nhân loại ở vùng Baby­lon cổ xưa sống cuộc  sống hoang dã giống như loài thú hoang không có trật tự, ở vịnh Ba Tư xuất hiện một loài sinh vật Oy­anasi hình thể giống cá, nhưng phía dưới đầu cá lại có một cái đầu khác, có chân tay giông như người, tiếng nói cũng giống người”.

Loài sinh vật này, ban ngày xuất hiện ở biển, nói chuyện với con người, dạy con người văn hóa, nghệ thuật, khoa học, pháp luật, kiến trúc, nguyên lý hình học, hái lượm hoa quả, phân biệt thực vật,... nhưng nó không ăn gì mà vẫn tồn tại. Do loài sinh vật này là động vật lưỡng thể, nên khi Mặt trời lặn về phía Tây, nó liền nhảy xuống biển ẩn náu dưới đó, đến sáng lại lập tức xuất hiện". Cách giải lý này, thực sự khiến người ta khó tiếp thu.

Tiến sỹ Calusag suy đoán, khoảng 4000 năm trước Công Nguyên hoặc sớm hơn, nền văn minh ngoài nhân loại đã tiếp xúc với loài người ở bờ biển Vịnh Ba Tư, mà di tích Alid­uo cổ nhất của Samuier lại ở chính trên mảnh đất này. Di tích Alid­uo hiện đã được các nhà khảo cổ học xác nhận, căn cứ vào kết quả phân tích được ghi lại bằng văn tự chêm rằng “Alid­uo trước nạn Đại Hồng Thủy là đô thành sớm nhất của ngũ quyền từ trên trời giáng xuống”. Tiến sỹ Calusag còn chỉ rõ: “Nếu như lấy loài sinh vật Oy­anasi có thân thể giống như cá coi như là áo Vũ trụ hoặc áo lặn, cái đầu khác dưới cái đầu cá chỉ là cái mặt của mũ Vũ trụ hoặc mũ lặn, thì chúng ta có thể kết luận một cách nhanh chóng, đó chính là sinh vật có tính trí năng hệ phi nhân loại trong đại dương”.

Ngoài ra, còn có rất nhiều người thử nghiệm đưa ra kiến giải của mình với chủ trương: tích cực và mạnh dạn giải thích nền văn minh Samuier. Nhà ngôn ngữ học kiêm nhà nghiên cứu lịch sử cổ đại Trung Đông quốc tịch Mỹ nhưng mang trong mình huyết thống Trung Đông tên là Caglia Xi­jin, nói: “Cội nguồn nền văn hóa Samuier có thể nói là dựa vào sự giúp đỡ của người ngoài hành tinh, cũng có ý kiến cho rằng: Trước nạn ”Đại Hồng Thủy“, Samuier bị người ngoài hành tinh xâm chiếm, biến thành đất thuộc địa, nền văn minh Samuier chính là di sản văn hóa của họ được giữ lại trên mảnh đất thuộc địa này”. Caglia Xi­jin đã quan xát và nhận thấy, xuyên suốt các nền văn hiến của khu vực Trung Đông Mesopotamie (từ Samuier đến Asayr­ia), Ai Cập, Hilblai đến Thánh Kinh cùng một ngôn ngữ đã từng xuất hiện, đều có một từ đơn “Sai mu”, và bất luận là tài liệu gì đều thường xuyên lấy nó dùng trong trường hợp ghi lại những cuộc đi lại của các thiên thần trên trời hoặc của con người lên trời. “Sai mu” trong văn tự hội thoại (hình thái sớm nhất của văn tự chêm) lúc đó có ý nghĩa là lên cao vuông góc - lên thẳng. Từ đó có thể thấy, nó phải là vật thể phi hành như các loại tên lửa, phi thuyền vũ trụ. Trên thực tế, trong bài thơ ca tụng dân lên nữ thần Isidare của Baby­lon có một câu thơ miều tả rất rõ nó đúng là một vật thể phi hành: “Nữ thần ở trên trời cưỡi ”Sai mu“ bay xuống Trái đất, nơi loài người sinh sống”. Ngoài các điều này ra các tác phẩm hội họa, phù điêu, điêu khắc thời đó cũng đều có vật thể hình dáng giống như tên lửa. Rất có khả năng những tác phẩm đó được làm ra để biểu thị sức mạnh của “Sai mu”.

Cội nguồn của nền văn minh Samuier có nhiều cách giải thích nhưng đều rối ren, chưa thống nhất, giống như cách nói “Người nhân thấy thế gọi là nhân, người trí thấy vậy gọi là trí”. Dù là cách nói nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải chờ các nhà khảo cổ học tiếp tục khảo sát và nghiên cứu.

 H.T (Theo nền văn minh cổ) Những vòng tròn bí ẩn trên cánh đồng

Có rất nhiều kiểu hình tròn khác nhau. Đơn giản nhất là một hình tròn với các bông lúa nằm rạp xuống ở bên trong, nhưng chúng không hề bị gãy mà chỉ quấn quanh rễ. Cũng có khi vòng tròn xuất hiện ở dạng kép, các bông lúa ở vòng ngoài cũng quấn quanh rễ, nhưng lại ngược chiều với lúa ở vòng trong. Đôi khi, bao quanh vòng tròn trung tâm là một loạt các vòng nhỏ (vệ tinh), thường được nối với vòng chính bằng những “con kênh”. Trong trường hợp khác có thể thấy những vòng tròn nhỏ với những bông lúa không quấn quanh rễ, mà nằm ngả giữa vòng trung tâm với vòng lớn ngoài cùng.

Lúc đầu, người ta tưởng rằng vòng tròn kỳ lạ chỉ xuất hiện ở miền nam nước Anh. Nhưng khi báo chí bắt đầu viết về nó thì rất nhiều tin tức tương tự từ khắp nước Anh và các nước khác cũng được đăng tải. Các giả thuyết liên tục được đề cử, từ nguyên nhân do đàn nhím hay chồn phá hoại, đến dấu vết để lại của đĩa bay; từ hậu quả của cuộc chiến giữa các đàn chim cho đến việc lúa bị lây bệnh do nấm; từ việc bón quá nhiều phân cho đến việc thử nghiệm những loại vũ khí mới.

Pat Del­gal­do và Col­in En­drius đưa ra giả thuyết vòng tròn chính là một dạng ghi chép bí mật của vũ trụ tối cao. Trong khi đó, những bộ tộc da đỏ vùng Ari­zona thì cho rằng đó là những ký hiệu báo trước về một hiểm họa chết người đang đe dọa thế giới.

Một giả thuyết khác thuyết phục hơn là của giáo sư tiến sĩ Mi­den, người Anh. Theo ông, trên đường đi của những cơn gió giật, nếu có những ngọn núi nằm chắn ngang, sẽ tạo nên các xoáy khí. Kết quả là không khí thẳng đứng ở phía khuất gió của ngọn núi bị xoáy thành hình trôn ốc, xiết chặt không khí bên trong và tạo nên một luồng điện khí quyển. Khi hiện tượng này xảy ra trên cánh đồng, thì luồng khí xoắn trôn ốc sẽ làm cho các bông lúa rạp xuống đất và tạo nên các vòng tròn. Cùng với việc tạo thành các luồng điện, còn xuất hiện một âm thanh gió rít chói tai ngay trước khi các vòng tròn được tạo thành.

Lý thuyết của Mi­den không chỉ làm sáng tỏ các quá trình vật lý của sự tạo thành các vòng tròn mà còn giải thích được những trường hợp các hình ảnh kỳ lạ này xuất hiện ngay trước mắt của người chứng kiến.

Điều này đã xảy ra vào tháng 8/1991 khi Har­ri và Vivien Tom­li­son sống ở Ham­bldon đang dạo chơi ngoài cánh đồng. Bất chợt họ được chứng kiến một cảnh tượng rất lạ ở cánh đồng lúa mỳ phía bên phải. Một đám sương mù che phủ và họ nghe thấy một âm thanh kỳ lạ rít lên. Tiếp đó, sau lưng họ một cơn lốc nổi lên với sức gió mạnh đến nỗi khó khăn lắm họ mới đứng vững được. Mái tóc Har­ri tập trung nhiều điện tích nên dựng ngược hết trên đầu. Và cũng đột nhiên gió xoáy giảm hẳn rồi biến mất. Sương mù tan đi, để lại hai người nằm ở trung tâm một vòng tròn giữa những bông lúa ngả rạp xuống.

 Theo Khoa học & Đời sống Truyền thuyết Núi gấu

Ở khu vực Thần Nông Giá, cái mà thần bí nhất, hấp dẫn người ta nhất vẫn là truyền thuyết về Gấu người và Núi gấu.

Truyền thuyết Núi Gấu đã có từ thời xa xưa. Trong bộ sách cổ “Sơn Hải Kinh” của Trung Quốc đã nêu: ở Núi gấu có rất nhiều loại gấu khác nhau, nhưng Núi gấu ở đâu? Cho tới những năm gần đây vẫn là một chủ đề tranh luận sôi nổi, năm 1987, các chuyên gia nghiên cứu vấn đề này chỉ ra rằng Núi gấu có khả năng ở khu vực Thần Nông Giá. Điều này là có căn cứ. Vì ta có thể hình dung Thần Nông Giá trên bản đồ giống như một con gấu đang đứng và tìm thấy trong rừng sâu núi thẳm những dấu vết của gấu.

Ngày nay, theo thống kê chưa đầy đủ, ở khu núi Thần Nông Giá có khoảng 7 loài gấu. Nếu dựa vào ngoại hình và màu lông của gấu để phân biệt, ta có thể phân thành gấu chó, gấu nâu, gấu ngựa, gấu lợn, gấu trắng, gấu người và gấu hoa. Trong đó loài gấu gây nên tranh luận là gấu hoa,  thần bí nhất là gấu người.

Có người cho rằng, gấu hoa chính la loài gấu mèo lớn. Cũng có người đưa ra ý kiến gấu hoa có thể là hậu duệ của gấu trắng và gấu chó.

Còn về gấu lại càng có nhiều quan điểm. Có người nói, nó không phải là gấu, mà là người rừng, hoặc nó là một loài thú khác ngoài loài người trên Trái Đất. Cách nói này còn thiếu căn cứ nhưng lại tương đối dễ dàng giải thích được cách đứng thẳng, cách dùng tay để cầm đồ của gấu người và đặc biệt nó cái cái mặt rất giống khuôn mặt người.

Loài động vật ấy là người hay là gấu? Hay là sự kết hợp giữa 2 loài mà thành? Thần Nông Giá thật đúng là “Núi gấu” có phải được ghi trong sách cổ? Các chuyên gia đều khẳng định là rất có thể. Hiện nay vẫn chưa nhà sinh học nào giải thích được, cũng bởi từ trước tới nay vẫn chưa bắt được một con gấu người nào còn sống.

 H.T sưu tầm Phi cơ kiểu phun khí ở Colom­bia

Bức họa về đường băng Hàng không Nas­ka

Ở miền bắc Colom­bia người ta từng phát hiện được một vật trang sức bằng vàng rầt kỳ lạ, theo khảo chứng nó là sản phẩm được chế tạo từ thời đại In­ca.

Ngoài ra, các nhà khảo cỏ còn khai quật được một số loại trang sức khác, có cái phỏng theo các loài côn trùng, các loài chim. Duy vật trang sức kia vẫn chưa biết là mô phỏng theo cái gì. Về sau, vật trang sức đó đã được chuyển đến Cục nghiên cứu Hàng không NewYork (Mỹ).

Các nhà thiết kế sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng đã phát hiện ra trạng thái và phương diện cân bằng của vật trang sức này rất phù hợp với nguyên lý hàng không học.

Từ đó họ phán đoán, nó là một mô hình hàng không, nói chính xác hơn nó là một phi cơ tên lửa, kiểu phun khí hiện đại hoặc mô hình hàng không khác được trang bị tiên tiến mà chúng ta chưa hề biết. Mô hình ba cánh giống như vật trang sức kia về sau còn khai quật được ở Venézuala, Pérou và Cos­ta Ri­ca.

Từ bức họa lớn về đường băng Hàng không Nas­ka, người ta nghĩ không biết có phải trên đại lục Nam Mỹ cổ đại đã từng tồn tại một “nền văn minh phi hành” hay không?

 H.T sưu tầm Bí ẩn của pho tượng phật chùa Bút Tháp

Pho tượng nổi tiếng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp chứa đựng nhiều “ẩn ngữ”, triết lý sâu xa. Nó cho ta biết nhiều nét về quan điểm thẩm mỹ, nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Việt thời Hậu Lê, nửa sau thế kỷ 17.

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, do Trương Thọ Nam tạc và hoàn thành vào năm 1656, thời Hậu Lê. Trên bệ tượng ghi: Nam Đông Gi­ao, Thọ Nam - Trương tiên sinh - phụng khắc (tạm hiểu: Nam Đông Gi­ao là địa chỉ, Thọ Nam là tên hiệu, Trương là họ, tiên sinh là bậc trí giả, phụng khắc là phụng mệnh trời đất dựng tượng để thờ). Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, chữ “phụng khắc” được dịch là khắc theo ý chỉ của nhà vua (nhưng nếu phụng mệnh vua mà khắc thì tượng phải để ở kinh đô, trong khi đó pho tượng này lại được thờ ở một ngôi chùa).

Tượng Quan Thế Âm bồ tát thiên thủ thiên nhãn - dân gi­an gọi là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, có thể xem là một vũ trụ thu nhỏ, được sáng tác theo hệ thống quy luật rất chặt chẽ. Đó là những quy luật âm dương ngũ hành và bát quái, luôn bao hàm các cặp phạm trù đối lập nhưng thống nhất: Dương - Âm (thiện - ác, đỏ - đen, sáng - tối, trời - đất). Để bạn đọc nhận biết những mặt đối lập trên bố cục tác phẩm của Trương Thọ Nam, xin phân tích như sau:

1. Tượng Quan Âm được làm theo thế tam tài giả, tức là mối quan hệ tổng hòa thiên - địa - nhân. Khi nhìn vào tượng, vòng tròn phía sau được gắn gần một nghìn bàn tay, trong mỗi bàn tay được khắc một con mắt, đó là biểu tượng của Trời. Trời theo quan niệm ở đây là vũ trụ thu nhỏ. Trong vũ trụ, cái thiện được biểu tượng ở thế “tam quang giả” tức là 3 cái sáng bao gồm: mặt trời, mặt trăng và các vì sao.

Từ xa xưa, người Việt cổ đã nhận thức được mặt trời là trung tâm sự sống, sức mạnh thần kỳ của nó được thể hiện ở chính giữa trống đồng Đông Sơn. Ở pho tượng này, tác giả cũng đặt mặt Quan Âm vào trung tâm của pho tượng. Mặt trời là mặt Phật Quan Âm nổi bật nhất, sáng ngời, đầy vẻ từ bi hỉ xả. Mặt trời ở đây được thể hiện là bình minh, những tia sáng chiếu tỏa lên trên chứ không tỏa ngang, ý nói: Cái thiện là thế đang đi lên, có sức mạnh chiến thắng, biểu tượng cho văn minh xã hội. Mặt trời sáng ngời còn biểu tượng cho trí tuệ đức Phật Quan Âm đi khắp muôn phương xua tan bóng tối. Những kẻ có hành vi ám muội cũng không thể che nổi mắt Phật. Để diễn tả thâm ý này, tác giả đã khắc con mắt trong lòng bàn tay biểu tượng cho hàng nghìn vì sao trong thiên hà. Tất cả con số trên pho tượng đều là số lẻ, hơn 900 bàn tay và hơn 900 con mắt. Tác giả cho rằng số 1.000 là số chẵn, âm, tĩnh, không phát triển. Số lẻ, dương, động và phát triển không ngừng. Điều đó có nghĩa là trong vũ trụ có vô vàn vì sao đang quan sát trần gi­an.

2. Trên đã có trời, hình tròn, động, thuộc dương, nên dưới hệ tượng được biểu hiện cho đất, tĩnh, thuộc âm; hình vuông, nối giữa trời và đất là người - nhân vật Quan Âm. Trời, đất, người là 3 thế lực siêu nhiên trong vũ trụ, có sức sáng tạo không ngừng. Con rồng đen dưới tòa sen là Hắc Long dưới Biển Đông, tượng trưng cho cái Ác. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ngồi trên tòa sen, cả tòa sen lại đặt trên đầu con rồng đen, tượng trưng cho cái thiện bao giờ cũng ngự trị cái ác. Hai cánh tay của con rồng chỉ đỡ hờ vào tòa sen tạo nên một bố cục chặt chẽ, nó còn nói lên một điều rằng: Cái ác cũng có một sức mạnh phi thường, chỉ một cái đầu cũng đủ đội cả toàn tượng lên trên. Trên mũ của Quan Âm có 3 tầng đầu, mỗi tầng có 3 đầu, đầu thứ 9 là Phật A Di Đà - tượng trưng cho cõi Niết bàn. Như vậy, mỗi cái đầu là biểu tượng của một tầng trời. Điều thú vị là A Di Đà cùng với con chim Thiên Đường ở phía sau được gắn với hai cái đầu (số 2 thuộc âm, biểu tượng cho linh hồn của người đã chết siêu thoát ở cực lạc). 3 cái đầu đó chụm lại gợi cho ta về cõi tam thế “quá khứ - hiện tại - tương lai”.

3. Trong các chùa, 3 ngôi tam thế bao giờ cũng được đặt ở ngôi cao nhất. Trong nghệ thuật bố cục, Trương Thọ Nam đã gắn kết các hiện tượng với nhau thành một biểu tượng: Cả vòng tròn lớn đằng sau được gắn kết với con chim Thiên Đường, tạo thành hình tượng của lá bồ đề mà tâm của Phật là cuống của lá. Đạo Phật lấy lá bồ đề làm biểu trưng. Hình tượng mặt trăng được đặt trước tâm của Phật như một cái gương soi lại lòng mình để xem xét hành động hằng ngày đúng hay sai, thiện hay ác, sáng hay tối... Trên có Thiên Đường là cõi Niết bàn, nơi ngự trị của Phật A Di Đà, dưới có địa ngục được biểu hiện ở 4 góc, đó là 4 nhân vật to béo đang chịu cảnh thụ hình nhằm răn đe những ai rắp tâm làm điều ác.

4. Trong bố cục của pho tượng này, những cánh tay được sắp xếp tuy phức tạp nhưng lại rất nhất quán về phương pháp biểu hiện theo quy luật. Có 3 phương pháp cơ bản để biểu hiện ý nghĩa của thế tay: Thứ nhất là hai bàn tay chắp trước ngực, đó là ý chí của con người, tâm niệm làm điều thiện. Thứ hai là 42 cánh tay gắn ở hai bên hông tượng tỏa ra nhiều hướng hàm ý muốn thắng được cái ác phải sử dụng cả văn lẫn võ (những cánh tay bên phải biểu tượng cho văn, những cánh tay bên trái biểu tượng cho võ). Thứ ba là thế tay của Quan Âm nâng niu mặt trăng trước tâm của mình, tượng trưng cho sự soi xét tự kiểm. Để tu hành đắc đạo, chúng sinh phải có lòng kiên nhẫn, tu hết đời này truyền sang đời khác, cây đức trồng càng lâu thì phúc càng dày. Hai cánh tay để trên đùi của Phật biểu tượng cho ý chí kiên định tạo nên thành quả.

5. Tượng Quan Âm ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đã chín muồi: Tác giả Trương Thọ Nam đã tiếp thu và nâng nghệ thuật của pho tượng này lên đỉnh cao bởi gi­ao lưu với nền nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, nền điêu khắc Chăm, nhất là những cánh tay của Phật như những cánh tay vũ nữ thanh khiết của Chăm. Trang phục của Quan Âm được tác giả chuyển sang hình khối, bố cục đường nét rất lãng mạn theo phong cách Việt Nam mà ông đã tiếp thu được từ nền nghệ thuật Lý - Trần qua cách mô tả sen. Sen thời Lý được chạm rồng trên các cánh hoa, sen thời Lê được chạm khắc theo những nét lửa Lê - ngọn lửa của truyền thống chống ngoại xâm.

Ở châu Á, đạo Phật khởi nguồn nên chủ đề “Quan Âm nghìn mắt nghìn tay” được tạc ở một số nước, nhưng tác phẩm do nhà điêu khắc thiên tài Trương Thọ Nam sáng tác có nội dung hoàn chỉnh bậc nhất về thế giới quan và nhân sinh quan theo quan điểm Phật giáo truyền thống, có hình thức nghệ thuật đạt được sự hoàn mỹ tuyệt vời. Pho tượng này đã đạt giải đặc biệt khi tham gia triển lãm nghệ thuật Phật giáo Quốc tế tại Ấn Độ năm 1958.

Họa sĩ, nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ 

 Theo Khoa Học & Đời Sống Quả trứng khổng lồ trong vũ trụ từ đâu mà có?

“Vũ trụ ngày mai”, tạp chí khoa học Công hòa liên bang Đức đưa tin, một phi thuyền vũ trụ Liên Xô đi thăm dò hệ Mặt Trời đã gặp một quả trứng khổng lồ màu xanh xám trong Vũ Trụ, lúc đó hai bên chỉ cách nhau mấy dặm Anh.

Smith, nhà thiên văn học Đức đã nói với tạp chí đó: “Tôi là cố vấn phân tích tư liệu Vũ Trụ của Liên Xô, có dịp được trông thấy hàng trăm bức ảnh có độ phân giải cao liên quan đến quả trứng khổng lồ. Nó dài tới 700 dặm Anh, bề mặt nhẵn bóng, hinh quả trám, rất giống một quả trứng chim khổng lồ. Đương nhiên nó có thể là một sao băng hoặc một thứ rác thải vũ trụ, nhưng cũng không loại trừ khả năng nó là vật sống, có sinh mệnh”.

Tháng 3 năm sau, một tờ báo Liên Xô cũng đăng tải tin đó, nói rằng đây là lần “tiếp xúc loại thứ ba” trong Vũ Trụ, xảy ra vào cuối năm 1986, nhưng cũng không nói là quả trứng khổng lồ ở vùng nào trong Vũ Trụ.

Pancơkhamốp, nhà khoa học Vũ Trụ Liên Xô nói rằng, đây có thể là lần phát hiện quan trọng nhất kể từ năm 1930 khi phát hiện ra sao Diêm Vương.

Ông nói, nếu như vật thể bí ẩn đó mà là một quả trứng thì chẳng phải có nghĩa là ở ngoài Vũ Trụ cũng có sinh vật sao, mà loài sinh vật đó còn đang sống ở ngoài Vũ Trụ.

Ông nói: “Quả trứng mà to đến như vậy, nếu như nở ra mà trưởng thành lên thì chẳng hóa ra nó phải to bằng Mặt Trăng. Và nếu như như cái sinh vật đó mà đến quấy phá Trái Đất, thì nền văn minh của loài người chắc sẽ bị hủy diệt trong một sớm một chiều, Trái Đất cũng sẽ phải rời quỹ đạo của nó, và đến ngày tận thế”.

Ông tỏ ý, Liên Xô sẽ cố gắng phân tích những bức ảnh do phi thuyền vũ trụ gửi về, cho đến bao giờ có thể xác định rõ tính chất của quả trứng khổng lồ đó mới thôi.

 H.T sưu tầm Bí mật về quái thú

Người dân ở một vùng biển nước Nga từng tìm thấy xác một thủy quái có đôi mắt lồi to, mỏ dài đầy răng nhọn, có đuôi giống cá sấu nhưng trên người lại phủ lớp lông dày như thú rừng. Các nhà khoa học không biết con vật thuộc giống gì.

Quái vật xuất hiện nhiều trong truyền thuyết và những bức tranh thời cổ đại. Chúng được mô tả với những bộ dạng khủng khiếp như có một cái mũi dài, hàm răng nhọn hoắt, phun nước giống như một con cá voi, nhưng lại có chân giống như cái mái chèo lớn, cơ thể được bao bọc bởi lớp da cứng, nhăn nheo và gồ ghề hoặc phủ đầy lông lá... Đó là sự thêu dệt hay thực tế? Để tìm hiểu về những điều này, người ta đã cho ra đời môn học có tên Động vật học bí mật.

Những quái vật dưới nước

Quái vật hồ Loch Ness - Nessie hay Ness

(Ảnh: freeserve)

Dòng thủy quái được cho là sống ở những hồ nước lớn và sâu được các nhà nghiên cứu động vật học bí mật xếp vào loại quái vật hồ. Nổi tiếng và chứa đựng nhiều bí ẩn nhất phải kể đến con quái vật hồ Loch Ness, phố In­ver­ness (Scot­land). Quái thú này có tên là Nessie hay Ness, được xếp vào hạng quái vật hồ chưa xác định.

Câu chuyện về một con quái vật đáng sợ sinh sống tại hồ sâu 200 m này đã được lưu truyền trong nhiều thế kỷ. Nessie được mô tả là sinh vật màu đen, có thân hình đồ sộ, dài hàng chục mét và chiếc cổ rắn cao loằng ngoằng. Rất nhiều nhân chứng đã kể lại về những lần giáp mặt quái thú này, họ còn cung cấp cả những tấm ảnh, đoạn phim ghi lại dấu vết của nó.

Có một dòng quái vật cũng được ghi chép và bàn luận nhiều, đó là quái vật biển. Chúng được mô tả ở khắp nơi, từ trên những huy hiệu, tượng đài đến khung ảnh của thủy thủ.

Nhiều tài liệu của những người đi biển nói đến loài sinh vật khổng lồ và kỳ quái bất ngờ xuất hiện bên cạnh thuyền, thường là trong lúc thời tiết xấu, trời đang sóng to, gió lớn. Chúng cư ngụ dưới biển sâu, thường có kích thước rất lớn, hình dạng giống loài rắn, hoặc có nhiều chân tay dạng bạch tuộc, đôi khi có hình của sư tử, thậm chí có nhiều đầu, thân hình nhầy nhụa hoặc đóng vảy, phun nước phì phì, thoắt ẩn thoắt hiện. Nhiều vụ đắm tàu một cách bí ẩn trong quá khứ được cho là do thủy quái gây ra.

Mới đây, các ngư dân ở khu vực bờ biển Los Muer­mos, gần thủ đô San­ti­ago (Chile) đã phát hiện một xác chết của thủy quái dài tới 12 m và nặng hơn chục tấn dạt vào bờ. Cái xác còn khá nguyên vẹn với hình dạng rất kỳ dị. Thoạt nhìn, nó giống như một tảng cao su khổng lồ có hình dạng của một con cá voi bẹp dúm. Nhưng khi nghiên cứu kỹ, người ta kết luận nó là loài không có xương sống dạng bạch tuộc. Các nhà nghiên cứu về động vật học bí mật cho rằng, mẫu vật này rất giống với tiêu bản của một quái thú ở tiểu bang Flori­da (Mỹ) được phát hiện vào năm 1896.

Tương tự, tại vùng biển hoang vắng Xakhalin của nước Nga, người ta đã tìm thấy xác một thủy quái có hình dạng kinh dị giống như những mô tả trong truyền thuyết. Nó có một đôi mắt lồi to, mỏ dài và đầy những răng sắc nhọn, mang một cái đuôi giống cá sấu nhưng trên người lại bao phủ một lớp lông dày và cứng giống như loài thú rừng. Ngay cả các nhà khoa học hàng đầu của Nga cũng chưa dám khẳng định con vật thuộc giống gì. Nó không phải cá dưới nước, không phải thú trên bờ, cũng không phải loài bò sát hay động vật lưỡng cư.

Quái vật trên không trung và trong rừng thẳm

Truyền thuyết về những quái vật giống như những con chim lửa khổng lồ, những con rắn, rồng có khả năng vừa bay lượn vừa phun lửa phì phì được ghi nhận từ thời La Mã cổ đại. Tưởng chừng như đó chỉ là những câu chuyện thêu dệt, nhưng gần đây người ta phát hiện ra nhiều bằng chứng cho thấy, có thể những loài quái vật biết bay đó là có thật.

Vào tháng 9/1891, tại Craw­fordswille (Mỹ), nhiều người đã tận mắt nhìn thấy một con rắn lửa dài hơn chục mét bay lượn trên bầu trời quảng trường trung tâm thành phố. Mắt rắn đỏ rực và sức nóng từ hơi thở của nó tỏa ra ở phạm vi lớn. Những sinh vật tương tự được nhìn thấy trên bầu trời bang In­di­ana vào thập niên 1960-1970. Có nhiều nhân chứng xác nhận, chính loài quái vật này đã gây ra hàng loạt vụ cháy rừng tại Trung Mỹ khoảng chục năm sau đó. Thậm chí, chúng được cho là nguyên nhân của vụ tai nạn máy bay bí hiểm nhất trong lịch sử hàng không Mỹ năm 1939, làm 12 quân nhân tử nạn vì những vết bỏng kỳ lạ trên cơ thể.

Một trong những bí ẩn lớn nhất về loài sinh vật kỳ lạ sống trên cạn được đặt tên là Big­foot (những dấu chân to). Trong khu vực đại ngàn thuộc dãy Hy­malaya, người ta đã phát hiện ra những dấu chân bí hiểm được cho là của những sinh vật khổng lồ có hình dạng và trí thông minh giống con người. Cùng với những dấu vết của Yeti (Người tuyết) tìm thấy trước đó, Big­foot là một bài toán đến nay chưa có lời giải.

Các nhà khoa học nói gì?

Mới đây, người ta đã phát hiện ở khu vực hồ Loch Ness những đốt xương sống hóa thạch của một loài khổng lồ. Kết quả kiểm tra cho thấy đó là xương của loài khủng long Ple­siosaur dài chừng 11 m sống cách đây 150 triệu năm.

Tuy chưa tìm ra sự liên hệ giữa hóa thạch đó với quái vật Nessie, nhưng đã có những giả thiết táo bạo cho rằng tuy loài khủng long đã tuyệt chủng, nhưng biết đâu đó, ở điều kiện đặc biệt của hồ Loch Ness, đã tồn tại một chi nhánh nào đó có khả năng thích nghi môi trường mà hậu duệ của nó chính là quái vật Nessie.

Để làm rõ hơn, các nhà khoa học đã đặt các máy quay giám sát hồ 24 giờ liên tục và nhiều nhóm thợ lặn thường xuyên sục sạo khắp lòng hồ nhằm tìm sinh vật kỳ lạ trên. Tuy nhiên, quái vật vẫn bặt vô âm tín. Hầu hết chuyên gia nói rằng, bằng chứng về Nessie không có sức thuyết phục, và đó chỉ là ảo giác hoặc giả mạo nhằm dựng nên những chuyện giật gân.

Các nhà khoa học cũng lý giải rằng, ở dưới vùng biển sâu, có thể có những loài sinh vật hình dạng đặc biệt do phải thích nghi trong điều kiện sống khắc nghiệt. Tuy nhiên, chúng chỉ là những loài cá mập hay mực khổng lồ. Nhưng do tác động của khúc xạ ánh sáng và trạng thái thần kinh căng thẳng của những người đi biển lâu ngày, họ tưởng rằng mình đã gặp những loài thủy quái kinh dị.

Nhưng có nhiều điều mà các nhà khoa học muốn phủ nhận quái vật vẫn chưa lý giải được: xác của những quái vật dưới nước, vết chân khổng lồ trong rừng sâu, hay những quái vật biết bay. Có giả thiết cho rằng, chúng không chỉ liên quan đến những loài cổ thú tồn tại trong quá khứ mà thậm chí, đó có thể là những “sinh vật cảnh” của người ngoài hành tinh nuôi thả vào trái đất.

Dù sao thì tự nhiên vẫn luôn ẩn chứa những bí mật và những câu chuyện về quái thú vẫn ngày càng dày lên theo thời gi­an mà chưa có lý giải nào là thỏa đáng.

 Theo Sức Khỏe & Đời Sống, Vn­ex­press Quái vật kỷ Ju­ra lộ diện

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch của một con quái vật khổng lồ có hình bò sát lai cá tại một nghĩa trang thuộc kỷ Ju­ra có niên đại 150 triệu năm, trên hòn đảo ngoài khơi Na Uy.

Nhóm nghiên cứu Na Uy đã tìm thấy xác của tổng cộng 28 con xà đầu long và ngư long - những con vật biển săn mồi hàng đầu khi khủng long cai trị mặt đất - tại hòn đảo Spits­ber­gen, cách Bắc cực 1.300 km.

“Trong số đó là một con quái vật khổng lồ, với các đốt sống to bằng đĩa ăn và răng to bằng các quả dưa chuột”, Jo­ern Hu­rum, tại Đại học Oslo, phát biểu. “Chúng tôi tin rằng bộ xương này vẫn được giữ nguyên từ trước tới giờ và dài khoảng 10 m. Nó là một dạng của thằn lằn gò thuộc xà đầu long với cái cổ ngắn và sọ vĩ đại”.

Những con thằn lằn gò được biết đến qua các dấu tích được phát hiện tại nhiều nơi như Anh và Ar­genti­na, nhưng chưa có bộ xương hoàn chỉnh nào được tìm thấy. Sọ của con thằn lằn gò này là lớn nhất từ trước tới nay.

Phác họa hình “quái vật biển cả” (Ảnh: na­tion­al­geo­graph­ic.com)

Xà đầu long bơi bằng 2 bộ vây lớn và thường săn mồi là những con thằn lằn nhỏ hơn. Tất cả đều tuyệt chủng cùng lúc khủng long biến mất trên trái đất khoảng 65 triệu năm trước.

Các nhà khoa học đánh giá khu nghĩa trang hoá thạch này là một trong những khu vực quan trọng nhất để nghiên cứu thằn lằn biển từng được phát hiện trong những thập kỷ gần đây.

M.T.

 Theo Reuters Quái vật hồ Nix

Phía Bắc đảo Great Bris­tain có một hồ nổi tiếng thế giới nhờ có quái vật, gọi là hồ Nix.

Một ngày xuân năm 1802, một nông dân đang cắt cỏ bên hồ bỗng thấy một con quái vật nhô đầu khỏi mặt nước, bơi bằng một chiếc vây chân to và ngắn, sau đó biến mất... Một ngày mùa thu năm 1880, có vài chiếc du thuyền chở đầy khách, bỗng nhiên một cái đầu với cái cổ dài của quái vật vươn lên khỏi mặt nước. Mọi người ai cũng hốt hoảng, một chiếc thuyền không khéo điều khiển đã bị lật chìm.

Mùa hè năm 1933, báo Tín Phong đăng bài viết vợ chồng Mike đã tận mắt trông thấy quái vật hồ Nix: “Một quái vật khổng lồ đùa giỡn trên mặt hồ”. Ít lâu sau, một người Anh tên Wil­son đã chụp được ảnh quái vật gây xôn xao dư luận toàn thế giới. Từ đó họ gọi quái vật là Nix­ie.

Con Ple­siosauria chộp bắt một con chim (Ảnh: sig­nosaurus)

Sau những năm 60, các nhà khoa học dùng máy ảnh dưới nước Sonar bố trí khảo sát hồ Nix, thu được những thành quả đáng mừng, nhất là một tấm ảnh chụp hình giống như chiếc vây, làm chứng cứ cho sự có mặt của quái vật. Qua phân tích, chiếc vây này dài khoảng 2m, hình thoi dẹt đang hoạt động. Về sau, lại chụp được đầu quái vật ở độ sâu 11-25m. Căn cứ vào ảnh chụp, các nhà khoa học đã dựng lại được hình ảnh của quái vật: Cao khoảng 15-20m, cổ dài từ 3-4m, đầu nhỏ, trên đầu nhô ra một cái sừng.

Một số nhà khoa học căn cứ vào đó suy ra rằng, quái vật là hậu duệ của một loài bò sát dưới nước sống cách đây khoảng 65-70 triệu năm, gọi là rồng cổ rắn (Ple­siosauria).

Rồng cổ rắn đã tuyệt chủng từ rất lâu, lẽ nào còn lại đến ngày nay? Nó sống bằng gì, như thế nào? Khi chết xác của nó biến đi đâu?... Những câu hỏi này các nhà khoa học đã đưa ra để tìm đến những giải thích hợp lý nhưng vẫn chưa có kết quả đích thực.

 H.T (Theo Bách khoa tri thức) Những chiếc quan tài biết chạy

Đã gần 3 thế kỷ trôi qua, câu chuyện bí ẩn xung quanh chiếc quan tài tự dịch chuyển trong hầm mộ của gia đình Chase ở Bar­ba­dos vẫn chưa có lời giải đáp. Thủ phạm được cho là nước ngầm, động đất, những kẻ trộm bạo gan hay thậm chí là một thế lực siêu nhiên huyền bí.

Hầm mộ dòng họ Chase là một công trình được xây dựng trong nghĩa trang nhà thờ xứ đạo Oistins thuộc quốc đảo Bar­ba­dos vào khoảng những năm 1720. Thoạt nhìn, nó là một kiến trúc khá khiêm tốn, nửa chìm nửa nổi trên mặt đất và chẳng có gì nổi bật so với những hầm mộ xung quanh. Nhưng những bí ẩn mà nó cất giữ hàng trăm năm qua thì đáng để người ta phải lưu ý.

Những chiếc quan tài biết chạy

Hầm mộ nhà Chase.

(Ảnh: pa­coblog.over-​blog.com)

Người đầu tiên đến “định cư” trong hầm mộ là bà Thomasi­na God­dard, được mai táng tháng 7/1807, sau đó lần lượt đến hai chị em cô bé Mary Ann Maria Chase vào những năm 1808 và 1812. Cho đến lúc đó, vẫn chưa có chuyện gì xảy ra. Nhưng chỉ ít ngày sau, khi hầm mộ được mở ra lần thứ tư để đón nhận thi hài của cha hai cô bé thì tất cả những người đưa tang đều rất sửng sốt vì hai chiếc quan tài nhỏ của chị em Maria Chase đã bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Thậm chí, quan tài của cô em còn bị dựng đứng lên, phần đầu người chết quay xuống đất. Cho rằng có kẻ đột nhập, người ta đã khiêng các quan tài trở lại nơi cũ, sau đó dùng một tảng đá thật lớn chặn cửa vào hầm mộ và trát kín lại bằng vữa.

Thế nhưng, năm 1819, khi dòng họ Chase lại có người qua đời và tảng đá ở cửa hầm mộ được dời đi để đưa thi hài vào thì chuyện bí ẩn lại tiếp diễn. Những chiếc quan tài trong hầm mộ đều rời khỏi vị trí ban đầu và nằm lộn xộn như ở nhà kho. Trong khi đó, lớp vữa trát ngoài cửa vào vẫn còn nguyên vẹn, nền cát bên trong hầm không hề có dấu vết lạ và mọi thứ đồ tuỳ táng không suy suyển.

Và câu chuyện vẫn chưa chấm dứt. Bởi cho dù các thành viên trong dòng họ Chase có tìm đủ mọi cách để bảo vệ hầm mộ của gia đình thì cứ mỗi lần chôn cất một người thân, họ lại phải chứng kiến cảnh những chiếc quan tài chạy khỏi vị trí mà lần trước họ đã đặt chúng.

Sự việc gây xôn xao dư luận đến mức thống đốc Bar­ba­dos lúc bấy giờ đã đích thân đến tận nơi xem xét và cho gắn xi lối vào hầm mộ bằng con dấu của mình. Vài tháng sau, khi trở lại, nhận thấy không có biểu hiện gì khác thường, các dấu xi không có vết cậy phá, thống đốc yên tâm cho mở cửa hầm mộ để kiểm tra. Thật ngạc nhiên là tình hình vẫn hỗn loạn như cũ. Chỉ duy nhất có chiếc quan tài bằng gỗ đã mục nát của bà Thomasi­na God­dard là còn ở nguyên vị trí. Tất cả số còn lại đều bị xê dịch đáng kể, chiếc đứng, chiếc nằm, chẳng theo trật tự nào. Không một dấu vết nào, dù là nhỏ nhất, cho thấy có sự đột nhập từ bên ngoài.

Sau sự kiện này, gia đình Chase đã chuyển hết quan tài của người thân đi nơi khác chôn cất. Hầm mộ bị bỏ không và trở thành một địa điểm du lịch cho đến nay.

Các giả thuyết đều chưa thuyết phục

Giả thuyết đầu tiên được nghĩ đến là đã có bàn tay cố ý phá hoại của người ngoài. Dòng họ Chase có nhiều thành viên là quân nhân trong quân đội Anh, từng bị dân bản xứ coi như những kẻ xâm lược nên việc có ai đó muốn quấy rối giấc ngủ ngàn năm của họ cũng là điều có thể hiểu được. Nhưng chưa ai chỉ ra được bất cứ dấu vết nào cho thấy có sự đột nhập từ bên ngoài. Hơn nữa, hầm mộ nằm ở một vị trí rất dễ quan sát. Sau khi những câu chuyện lạ

Ông Er­ic Frank Rus­sell

(Ảnh: sfhome­world)

liên tiếp xảy ra, nó trở thành một địa điểm được chú ý nhất ở Bar­ba­dos. Thật khó có ai đó đột nhập vào bên trong mà không để bị bắt gặp.

Một giả thuyết khác là nước ngập có thể đẩy các quan tài trôi khỏi vị trí. Nhưng hầm mộ nằm cao hơn mặt nước biển 30 m và lúc nào cũng khô ráo. Vậy thì nước ở đâu ra?

Cũng có người cho rằng nguyên nhân là địa chấn. Nhưng Bar­ba­dos không nằm trong phạm vi núi lửa hoạt động. Vả lại, nếu động đất thì tại sao tất cả các hầm mộ nằm sát cạnh đều không bị ảnh hưởng.

Tác giả Er­ic Frank Rus­sell trong cuốn Những bí ẩn lớn nhất của thế giới (1957) cho rằng thủ phạm là một lực từ trường khiến các quan tài bằng chì quay quanh một trục nào đó. Nhưng chì không phải là chất liệu bị ảnh hưởng bởi các lực từ trường thông thường nên cách lý giải này cũng không đủ sức thuyết phục. Bí ẩn về những chiếc quan tài biết chạy vì thế vẫn tiếp tục ám ảnh những du khách đến thăm hầm mộ họ Chase.

 Theo Khoa Học & Đời Sống, Vn­ex­press Truyền thuyết về loài “rắn biển khổng lồ”

Tháng 7/1897, tàu chiến Pháp Avalanche đã đụng độ quái vật biển được gọi là “rắn biển khổng lồ” đến 3 lần trong vịnh Along. Đại bác được nã rần nhưng không chạm được nó. Trước Avalanche, những con tàu khác cũng đã gặp “rắn biển khổng lồ”. Kể từ đó, “rắn biển” trở thành một trong các bí ẩn lớn nhất của động vật học...

Thực tế và truyền thuyết

Một con vật khổng lồ tựa như rắn biển. (Ảnh: CAND)

Tàu hộ tống Anh Daedalus thực hiện hải trình từ An­tilles đến Cap. Ngày 6-8-1848, lúc 16 giờ, trong miền Nam Đại Tây Dương giữa đảo Saint-​Hélène và Cap của Bon­neEspérance (còn gọi là Mũi Giông Tố, nằm ở phía nam châu Phi), dưới làn gió mát tây bắc và bầu trời quang tạnh, viên sĩ quan Sar­toris chợt thấy rõ một vật đáng ngờ trong lớp bọt sóng ồ ạt. Sar­toris tức thì cảnh báo với chỉ huy M'Quhae trên cầu tàu. Con vật nổi lên mặt biển được nhìn thấy có dáng dấp như rắn biển khổng lồ. Đầu quái vật nhô cao trên mặt nước 2 mét. Một phần thân của nó thấy rõ dài trên 15 mét.

Quái vật bơi dọc theo con tàu, giữ một khoảng cách. Khi thì nó xuất hiện dưới vỏ tàu, lúc bên mạn trái, lúc lại bên mạn phải tàu. Cả thủy thủ đoàn đều chăm chú quan sát hành động của quái vật trong khoảng 20 phút. Có một điều lạ lùng là vào 10 năm sau, cũng tại vị trí này, chỉ huy tàu Car­nat­ic là Shuck­ling cũng chứng kiến cảnh tượng tương tự. Đầu tiên, ông tin rằng đó là một thanh gỗ dài, phần sót lại của cột buồm. Nhưng liền sau đó ông thấy “cột buồm” này động đậy và rõ ràng là có cái đầu nhô lên. Quái vật có một vài chi tiết dường như giống với quái vật mà tàu Daedalus đã nhìn thấy.

Các báo cáo của hai vị thuyền trưởng này đã khiến cho báo chí Anh thời đó hao tốn biết bao giấy mực. Các bằng chứng này tiếp tục được xác minh bởi các câu chuyện kể định kỳ của các thủy thủ mà trong đó nghiêm chỉnh nhất là câu chuyện của Vịnh Along xảy ra vào ngày 25/2/1904.

Một vệt đen lạ lùng

Hôm đó, pháo hạm La Dé­cidée chuẩn bị tập trận dưới sự chỉ huy của Đại úy hải quân L'Eost. Buổi chiều, L'Eost chú ý đến một vệt đen dài 300 mét xuất hiện bên mạn trái con tàu. Trên bề mặt của nó có phủ lớp tảo dày có vẻ giống như vảy cá. Pháo hạm La Dé­cidée lừ lừ tiến đến gần vệt đen hơn. Một chiếc canô được chuẩn bị thả xuống biển. Mọi người trên tàu im lặng theo dõi.

Bất ngờ “dải đá ngầm” động đậy mạnh tựa như chuyển động của địa chấn. Đó là một giả thuyết có thể chấp nhận. Song điều đáng ngạc nhiên là biển vẫn tĩnh lặng, ngoài cơn xoáy nước nhẹ do các “khối đá” tạo ra. Thêm vài giây trôi qua, L'Eost hạ lệnh tắt hết các động cơ. Bây giờ viên đại úy không còn tin vào chuyển động địa chấn nữa, mà cho đó là một hay nhiều con vật mà không biết được loài gì. L'Eost chưa kịp ra lệnh thả canô xuống biển thì đột nhiên “các khối đá” thay đổi hình dạng.

Trước sự kinh ngạc của mọi người, một vật khổng lồ hiện ra là loài bò sát với lớp da sần sùi, màu nâu. Không trông thấy đầu con vật. Bất ngờ “con rắn” biến mất. Không lâu sau đó con vật biển bí ẩn lại xuất hiện cách tàu 150 mét. Lần này nó tiến lên rất nhanh và mọi người thấy được cái đầu hình tam giác và con mắt xếp nếp của nó. Đường kính đầu rắn khoảng 80cm. Quái vật dường như không thấy chiếc tàu.

Theo truyền thuyết, loài rắn biển này đã gây run sợ cho nhiều thế hệ thủy thủ, nhưng lúc này dường như nó vô hại. Nó bơi đằng sau tàu, nổi lên vài giây bên mạn phải tàu và cuối cùng lặn mất.

Phân tích của ngành động vật học

Mực thẻ khổng lồ - ar­chi­teuthis

(Ảnh: ser­monau­dio.com)

Điều thấy rõ là sự tồn tại của loài “rắn biển khổng lồ” đã ám ảnh nhiều nhà động vật học và động vật học ẩn. Năm 1893, nhà động vật học Hà Lan Oude­mans đã xuất bản cuốn sách về bí ẩn này (“Rắn biển khổng lồ”). Ông kết luận rằng đó là một loài động vật chân vây (pin­nipède) có dáng như khủng long cổ dài (plé­siosaure) và được ông đặt tên là Megophias megophias. Sự mô tả của Oude­mans dựa trên cơ sở tập hợp nhiều động vật.

Năm 1965, Bernard Heuvel­mans xuất bản một cuốn sách về vấn đề này. Qua nghiên cứu thống kê hàng trăm bằng chứng, Heuvel­mans muốn chứng minh rằng “rắn biển khổng lồ” có nguồn gốc phức tạp:

- Các con vật quan sát thấy, nhưng chưa xác định được vào thời điểm xảy ra sự kiện, và được ghi chép đó là: cá mập voi (ce­torhi­nus max­imus), mực thẻ khổng lồ (ar­chi­teuthis), cá đai (re­gale­cus glane), loài giun vòi to lớn như loài lineus longis­simus.

- Những con vật không có quan hệ gần gũi với những con vật có dạng rắn chưa được xác định.

Theo Heuvel­mans, chiếc cổ dài hiển nhiên là của loài động vật chân vây, còn 4 loài khác có lẽ thuộc bộ cá voi có cổ nhỏ. Con nhiều bướu chắc chắn có quan hệ gần gũi với loài zeu­glodonte.

Các bằng chứng mới nhất về rắn biển

Ngày 30/7/1915, tàu ngầm Đức U-28 đánh đắm chiếc tàu Iberia của Anh và nó bị nổ ở độ sâu từ 100 đến 200 mét. Cùng với các mảnh vỡ con tàu bắn tung lên không, một con cá sấu biển khổng lồ dài 20 mét cũng bị hất tung lên cao và rơi xuống giãy giụa trong nước.

Ngày 30/12/1947, con tàu khách San­ta Clara của Mỹ va phải một con vật dạng cá chình dài khoảng 15 mét ở ngoài khơi Bắc Car­oli­na. Con vật sau đó bị thương đến chết và máu chảy loang một vùng nước biển.

Tháng 10/1969, ở độ sâu 270 mét ngoài khơi vùng Bermudes, tàu ngầm Alvin “mặt đối mặt” với một con vật khổng lồ đầu loài bò sát và cổ dài. Nhưng không may là con vật đã lặn mất trước khi nó được quay phim. Vào tháng 4/1977, ngư dân đánh lưới rê người Nhật Bản Zuiyo Maru bắt được một vật khổng lồ dài hơn 10 mét. Các bức ảnh chụp cho thấy một con vật cổ dài, đuôi dài giống như loài khủng long cổ dài. Nhưng cũng lại không may là ngư dân đó đã vứt xác con vật xuống biển vì không chịu nổi mùi hôi thối của nó.

Kết luận

Từ lâu “rắn biển khổng lồ” đã tạo ra sự ám ảnh, nỗi hãi hùng và thậm chí tiếng cười nhạo, nhưng nó luôn được mọi người mô tả khá giống nhau. Thế nên có lẽ nên gọi là “những con rắn của các đại dương” hơn là “rắn biển”. Liệu rằng chúng ta có lý không khi nghĩ rằng những con vật thời tiền sử có thể sống sót đến tận ngày nay?

Diên San (Tổng hợp từ In­ter­net)

 Theo An ninh thế giới Giải mã bí ẩn vì sao rừng nhiệt đới nhiều loài hơn ôn đới

Cây rừng nhiệt đới tiến hoá nhanh gấp đôi so với anh em họ của chúng ở vùng ôn đới. Điều này có thể giải thích tại sao các vùng nhiệt đới lại có số lượng loài nhiều hơn hẳn những vùng khác.

Một nghiên cứu của New Zealand đã đo đạc tốc độ thay đổi ADN trong hàng triệu năm qua của 45 cặp loài cây thân gỗ có họ hàng gần gũi.

“Với mỗi cặp chúng tôi sử dụng hai loài có họ gần nhau, một từ vùng nhiệt đới và một từ vùng ôn đới”, đồng tác giả của nghiên cứu - tiến sĩ Len Gill­man từ Đại học Công nghệ Auck­land cho biết.

Nghiên cứu so sánh các loài như cây có quả hình nón, thông kau­ri, cây keo ở các vùng nhiệt đới tại Aus­tralia, Papua New Guinea và vùng Ama­zon với họ hàng của chúng ở những vùng ôn đới tại các nước như New Zealand, Mỹ, và đảo Tas­ma­nia của Aus­tralia.

Bằng việc so sánh một đoạn ADN đặc biệt trong mỗi cặp và với tổ tiên chung của chúng, nhóm nghiên cứu có thể tính ra tốc độ biến đổi tiến hoá.

“Chúng tôi phát hiện thấy số thay đổi trong các loài nhiệt đới nhiều gấp đôi”, Gill­man nói. “Nếu bạn có tốc độ tiến hoá nhanh gấp đôi, nghĩa là bạn có nhiều hơn 2 lần cơ hội phát sinh và tích luỹ loài mới”.

Nhóm nghiên cứu phỏng đoán tốc độ tiến hoá nhanh hơn ở thực vật nhiệt đới là do tốc độ tăng trưởng và trao đổi chất nhanh hơn. Sự trao đổi chất nhanh hơn sẽ khiến tế bào phân chia nhiều lần hơn và gia tăng cơ hội đột biến.

T. An

 Theo AB­Con­line, Vn­Ex­press Những bí ẩn xung quanh sinh vật chân to

Big­foot trong phim được quay năm 1967 bởi một người tên là Roger Pat­ter­son ở vùng Bluff Creek, Bắc Cal­ifor­nia (Ảnh: com­puserve)

Một tấm ảnh, một bằng chứng hay một dấu vết không thể trở thành các yếu tố mang tính quyết định. Người ta luôn cần đến bằng chứng cụ thể: bộ xương hay chiếc sọ, những thứ mà hiện nay vẫn chưa phát hiện được. Một ngày nào đó chúng ta sẽ phát hiện sự tồn tại của “người - khỉ” này, còn hiện tại sinh vật có tên gọi Big­foot vẫn còn là bí ẩn lớn.

Theo mô tả đó là một sinh vật hai chân ăn tạp, sống về đêm, trong các cánh rừng trên núi hoặc nơi có nước. Nó cao khoảng 2,20 mét đến 3,75 mét, cân nặng khoảng 250 đến 450kg. Các mặt như sức khỏe, thính giác, thị giác và khứu giác đều hơn hẳn con người. Tuy nhiên nó có đặc tính vô hại, không hung hăng. Nó được gọi là Big­foot do những dấu chân của nó để lại trên mặt đất (dài đến 45 cm).

Một tài liệu gây hoang mang nhất cho chúng ta chính là một cuốn phim về một con thú loại này đang đi loanh quanh trong một cánh rừng. Phim được quay năm 1967 bởi một người tên là Roger Pat­ter­son ở vùng Bluff Creek, Bắc Cal­ifor­nia. Nhiều nhà khoa học đã xét nghiệm cẩn thận cuốn phim và kết luận rằng đã không có bất cứ kỹ xảo nào được dùng để thực hiện cuốn phim. Sự tồn tại của Big­foot chỉ thể hiện ở các dấu chân do nó để lại trên mặt đất, và các dấu vết đã được các chuyên gia, nhất là nhà nhân loại học Grove S.Krantz, tiến hành các nghiên cứu giải phẫu học và cơ học sinh vật.

Sự trở lại của Big­foot?

Một hình ảnh Big­foot (Ảnh: geoc­ities)

Sau một thời gi­an yên ắng, gần đây sự kiện về Big­foot lại nổi lên, nhất là tại Cana­da. Tháng 4/2005, một người lái phà ở sông Man­ito­ba của nước này đã quay phim một sinh vật lờ mờ, to lớn, đen thui, di chuyển dọc theo bờ sông. Chưa biết chắc đó là con gì - Big­foot hay gấu... - nhưng nó cũng trở thành một đề tài bàn tán sôi động.

3 tháng sau, gần vùng Yukon, một cư dân Tes­lin tên là Trent Smarch lại phát hiện một nhúm lông đen, to sợi trong rừng nơi mà anh ta và dân địa phương từng nghe đồn có một con thú bí ẩn, to lớn. Họ tin rằng đó chính là con Sasquatch, một phiên bản Big­foot dạng người, rậm lông và cao to của Cana­da. Phát hiện này liền được thông tin rộng rãi khắp Bắc Mỹ và vòng quanh thế giới, và người ta thắc mắc không biết nhúm lông này có lẽ cuối cùng sẽ chứng minh được sự tồn tại của một sinh vật Big­foot từng được tranh cãi gay gắt trong quá khứ hay không. Sau đó mẫu tóc được chuyển đến Đại học Al­ber­ta cho nhà di truyền học đời sống hoang dã David Colt­man phân tích ADN và đem đối chiếu với dữ liệu về các sinh vật trong khu vực. Chỉ đến ngày 28/7, một tuần sau xét nghiệm, các kết quả mới được thông báo. Và người ta đã có được một số cơ sở đầu tiên trong nghiên cứu bằng chứng Big­foot.

Big­foot bắt đầu hình thành

So sánh bàn chân của Big­foot với bàn chân người bình thường (Ảnh: tqnyc)

trong tâm trí chúng ta từ năm 1959, với một bài báo thông tin về sự khám phá các dấu chân to lớn ở Bluff Creek, Cal­ifornoa. Gần nửa thế kỷ sau, vấn đề về sự tồn tại của Big­foot lại được bàn tán trở lại qua các dấu chân được tìm thấy, các tấm ảnh được đăng tải. Nhưng sau 5 năm nghiên cứu, sự thật sau khi công bố hóa ra thật buồn cười: “Lông Big­foot” trở thành lông của bò rừng bi­zon, gấu hay nai sừng tấm, và “máu Big­foot” lại là một thứ dịch truyền!

Tại một cuộc họp báo, Colt­man đã tiết lộ kết quả các phân tích ADN đối với mẫu lông được cho là của Big­foot: nó hoàn toàn phù hợp với lông của bò rừng bi­zon! Loài bò rừng này rất phổ biến trong vùng, do đó dường như sự mong đợi và nhận thức của người dân đã bị ảnh hưởng bởi những gì đã xảy ra vào 3 tháng trước đó ở Man­ito­ba. Tuy nhiên, kết quả này vẫn không làm nản lòng các nhân chứng và những người tin vào sự tồn tại của Big­foot.

Hiện nay, tất cả những gì được coi là của Big­foot đều giả mạo, không xác định hay xuất phát từ những con thú mà ai cũng biết. Bí ẩn Big­foot vẫn còn đó và cuộc tìm kiếm vẫn cứ tiếp tục

Trần Thanh Phong

 Theo Live Sci­ence, Công an nhân dân Sự biến mất kỳ lạ của Vương quốc Mi­nos

Thần thoại Hy Lạp có một câu chuyện rất lý thú khẳng định có Vương quốc Mi­nos trên đảo Crete.

Các nhà khảo cổ học phương Tây cũng công nhận rằng, các thần thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ rất có thể là đã dựa trên những sự kiện và nhân vật lịch sử có thật. Nhưng, điều làm cho người ta cảm thấy khó hiểu là, Vương quốc Mi­nos và mật cung trong chuyện thần thoại không thấy ghi chép trong bất kỳ trang sử nào của đất nước Hy Lạp. Vì vậy, điều đó đã thu hút sự chú ý của bao nhiêu người qua các thời đại.

Phế tích được tìm thấy trên đảo Crete có thể là cung điện Mi­nos.

(Ảnh: arc.mi­ami.edu)

Cuối thế kỷ XIX, một nhóm nhà khảo cổ đã đến đảo Crete và phát hiện ra phế tích của vương cung. Nó có hình chữ nhật, chiếm diện tích khoảng 20.000 m2, ở giữa là quảng trường và sân, có hơn 1.300 gi­an phòng. Trong đống phế tích còn phát hiện ra biểu tượng của 2 lưỡi búa. Các nhà khảo cổ đều nhất trí nhận định rằng, đây chính là cung điện Mi­nos trong truyền thuyết.

Vương quốc Mi­nos trong thần thoại đã được chứng thực, nhưng nó đã biến mất như thế nào? Năm 1907, các nhà khảo cổ học người Mỹ đã phát hiện một thành phố thương nghiệp ở dưới độ sâu 60 m của tầng tro bụi dưới chân núi lửa thuộc đảo San­tori­ni ở phía bắc đảo Crete. Qua khảo chứng cho thấy tòa thành này có niên đại khoảng năm 1.500 trước CN, khi núi lửa San­tori­ni bùng cháy, đã chôn vùi thành phố dưới lớp tro bụi.

Núi lửa San­tori­ni đã từng hoạt động mạnh nhất trong

lịch sử loài người (Ảnh: trav­el-​to-​san­tori­ni)

Đó là một trong những lần núi lửa hoạt động mạnh nhất trong lịch sử loài người, phun ra một lượng nham thạch chiếm diện tích 62.500 m2. Núi lửa hoạt động dẫn theo bão biển cực lớn, các ngọn sóng cao tới 50m trùm lên phá hủy thành phố trên đảo. Vương quốc Mi­nos cũng bị tiêu hủy từ đó. Cùng với thời gi­an, Vương quốc Mi­nos đi vào quên lãng, chỉ còn được nhắc tới trong truyền thuyết.

Nhưng, đó cũng mới chỉ là giả thuyết, sự mất tích của Vương quốc Mi­nos thực sự diễn ra như thế nào cho đến nay vẫn còn là một câu hỏi đối với chúng ta

Tiến Kiệt

 Theo Tuyển san, An ninh thế giới Bí ẩn về sự hủy duyệt thành cổ Ấn Độ

Các nhà khảo cổ bắt đầu khai quật từ năm 1922 đã chứng tỏ, trên lưu vực sông Ấn từ 5.000 năm trước, từng có một thành phố đông vui phát đạt bỗng trong một quãng thời gi­an rất ngắn bị sụp đổ. Di chỉ của nó được gọi là Môhan Jôđarô“. theo âm tiếng Ấn Độc có nghĩa là ”hang chết chóc“. Rất nhiều học giả ngày nay đêu cho rằng, gọi nó là ”Gò chết hạt nhân" thì đúng hơn.

Cuộc khai quật kéo dài nhiều năm đã khiến cho phế tích thành cổ của văn minh thời tiền sử bị chôn vùi dưới tầng đất dày nay lại được thấy mặt trời. Tại nơi này các nhà khảo cổ tìm thấy chứng cứ của rất nhiều vụ nổ mạnh. Trung tâm vụ nổ với bán kính 1km, tất cả mọi kiến trúc đều biến thành tro bụi. Xa trung tâm một ít, phát hiện thấy rất nhiều bộ xương người.

Từ những tư thế của các bộ xương, có thể nhận ra tai nạn chết chóc đổ xuống một cách bất ngờ và mau chóng, người ta không hề có cảm giác gì về tai nạn đó. Trong những xương đó, rất kỳ lạ là đều hàm chứa những phóng xạ có thể so với những phóng xạ chứa trong những người tử nạn ở Hirôsi­ma và Na­gax­aki bị tập kích bằng vũ khí hạt nhân. Không những thế, các nhà nghiên cứu còn rất nhạc nhiên khi phát hiện những đống đổ nát sau khi thành phố bị thiêu hủy xem ra rất giống quang cảnh thành phố sau vụ nổ nguyên tử ở Hirôsi­ma và Na­gasa­ki. Mặt đất còn giữ lại được dấu vết của sóng bức xạ hạt nhân.

Liên hệ đến sử thi Ấn Độ cổ “Ma­hab­hara­ta” đã miêu tả một cách sống động thực sự thời tiền sử 5.000 năm trước, thì người hậu thế cũng có thể hiểu được phần nào cảnh ngộ của thảm họa “Gò chết hạt nhân”:

“Bầu trời vang lên tiếng nổ ầm ầm, tiếp theo là một tia chớp, bầu trời phía Nam cuộn lên một cột lửa bốc lên tận trời cao. Ánh lửa chói hơn cả mặt trời cắt bầu trời làm hai nửa... Nhà cửa, đường phố và tất cả mọi sinh vật đều bị thiêu hủy bởi lửa trời đến đột ngột và nhanh chóng...”

“Ngọn lửa đáng sợ làm cho động vật ngã nhào, nước sông sôi lên, các loài cá đều chết bỏng hàng loạt, người chết đều khô như cành cây, lông tóc và móng chân móng tay rơi rụng ra hết, thực phẩm đều bị nhiễm độc,...”

“Đó là một Trái bom, nhưng một trái bom có uy lực của toàn vũ trụ. Một luồng khó mù đỏ như lưỡi lửa, sáng tựa như hàng ngàn mặt trời, từ từ cuộn lên cao, ánh sáng chói mắt...”

Robert Op­pen­heimer, ông tổ của bom nguyên tử Mỹ đã nói rằng, theo sự miêu tả của cuốn sử thi cổ Ấn Độ, rõ ràng đó là cảnh tượng loài người tiền sử bị bom nguyên tử tập kích.

Các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện một di chỉ tương tự “Gò chết hạt nhân” của Ấn Độ tại vùng thung lũng sông Ơphrát trong biên giới Irắc vùng Tây Á. Tại khu vực di chỉ này, các nhà khảo cổ học đã lần lượt khai quật từng lớp đất và phát hiện nền văn minh tiền sử khoảng 8.000 năm trước đây. Tại tầng sâu nhất, họ đã phát hiện những thứ giống như phalê nóng chảy. Lúc đầu các nhà khoa học không biết đó là thứ gì, mãi đến khi thư bom nguyên tử ở bang Nê­vađa nước Mỹ, họ thấy những vật còn sót lại giống như phalê nóng chảy, hoàn toàn giống với thứ đào được ở di chỉ thung lũng sống Ơphrat.

Thứ “Phalê nóng chảy hạt nhân” đó còn được tìm thấy ở thượng lưu sông Hằng, ở vùng rừng rậm nguyên thủy Đơlen, ở sa mạc Sa­hara, sa mạc Gôbi Mông Cổ... khá nhiều. Tại những nơi ấy đều rải rác có những chỗ đất bị cháy, có những chỗ từng tảng đá lớn bị dính liền với nhau, bề mặt lồi lõm gồ ghề, có những chỗ tường thành như bị nóng chảy, nhẵn bóng như phalê. Cả đến đồ dùng trong nhà bằng đá bề mặt cũng bị phalê hóa. Mà muốn làm nóng chảy đá đòi hỏi phải đạt đến khoảng 2.000 độ C. Các núi lửa phun và những đám cháy lớn nhất trong tự nhiên đều không thể đạt đến nhiệt độ đó, chỉ có các vụ nổ nguyên tử mới đạt được nhiệt độ đó.

Phát hiện về “Gò chết hạt nhân” thời tiền sử trên Trái Đất có ý nghĩa gì? cho đến nay các nhà khoa học vẫn còn tranh luận và vẫn còn là bí ẩn đối với loài người.

 HT Sưu tầm Sự linh nghiệm của bùa chú trên bia mộ Kim tự tháp

Kim tự tháp là lăng mộ mà các vị vua Ai Cập cổ đại xây dựng cho mình. Kim tự tháp Ai Cập được coi là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại. Hầu hết các kim thự tháp lớn nhỏ ở Ai Cập đều được xây dựng vào thời vương triều thứ 3 đến vương trieùe thứ 6 của Ai Cập.

Kim tự tháp Ai Cập qua những tháng năm lịch sử kéo dài bốn ngàn năm vẫn bao trùm một bức màn bí ẩn, tràn đầy những sắc thái thần bí. Trong đó những lời bùa chú trên bia mộ là khiến người ta kinh hãi nhất: “Bất cứ người nào đến quấy nhiễu sự yên ổn của Pharaông, thì cánh cửa tử thần sẽ giáng xuống đầu người đó”. Những lời bùa chú tựa như thần thoại đó, đã cảnh cáo trước cho những kẻ tham lam đời sau muốn nhòm ngó những báu vật vô giá trong mộ, đề phòng việc đào trộm mộ. Lạ thay, mấy thể kỷ nay, phàm những người dám cả gan đi vào trong hầm mộ Pharaông, dù là kẻ trộm mộ, người mạo hiểm hay là các nhà khoa học, các nhân viên khảo sát, cuối cùng đều ứng nghiệm lời bùa chú, nếu không phải chết ngay tại chỗ thì cũng mắc phải chứng bệnh lạ không chữa được rồi chết trong đau đớn khổ cực.

Tháng 11 năm 1922, nhà khảo cổ nổi tiếng nước Anh, ngài Hô­vađơ Catơ, sau 7 năm thăm dò tìm kiếm đã phát hiện và mở cửa lăng mộ Pharaông Tu­tan­camôn tại vùng thung lũng Đế vương; Từ trong đó đã đào được hơn 5.000 hiện vật gồm có châu báu, đồ trang sức, quần áo, binh khí, công nghệ phẩm, dụng cụ gia đình,...  Thành công đó đã làm chấn động thế giới. Ngày 18 tháng 2 năm sau, khi công việc khai quật đang đứng trước thắng lợi mới, huân tước Canaphen, người đã đầu tư rất nhiều tiền của giúp Catơ tiến hành công việc, đi vào trong hầm mộ và sau đó bỗng mắc bệnh nặng, rồi qua đời. Chị gái của ông ta, trong hồi kỹ đã viết rằng: “Trước lúc chết, ông bị sốt cao và luôn miệng kêu gào: Tôi đã nghe tiếng thở của nó, tôi phải cùng đi với nó đây!”.

Cách đó không lâu sau, một nhà khảo cổ khác, ngài Môsơ trong khi khai quật đã giúp đẩy đổ bức tường đá chủ yếu trên đường vào hầm mộ cũng qua đời vì mắc phải một chứng bệnh lạ giống như thần kinh rối lọan. Đaoglat chuyên gia chiếu chụp X quang cho xác ướp Pharaông, không bao lâu cũng trở thành vật hy sinh cho các lăng mộ Pharaông, ông ta ngày càng suy nhược và qua đời. Trong 2 năm sau khi khai quật lăng mộ đó, có tới 22 người trong đội khai quật chết một cách bí ẩn, không rõ nguyên nhân. Từ đó tin tức về việc Pharaông làm chết người lan truyền khắp nơi. Lời bùa chú trên bia mộ càng khiến người ta phân vân khó nghĩ

Năm 1924, nhà sinh vật học người Ai Cập quốc tịch Anh ngài Oaitơ, đưa theo một số người hiếu kỳ đi vào hầm mộ. Điều khiến người ta khiếp sợ là, sau khi vào tham quan về, ông ta treo cổ tự tử. Trước lúc chết, ông ta cắn đầu ngón­tay viết thư để lại, nói rằng cái chết của ông ta là do bùa chú của lăng mộ Pharaông tạo ra, bản thân rất hối hận, nên phải ôm lòng ân hận ấy đi gặp thượng đế. Điều khiến người ta kinh ngạc và khó hiểu hơn nữa là cái chết của giám đốc nhà bảo tàng Cairo, ông Khamin, Mai­hơlairơ. Xưa nay Khamin không hề tin lời bùa chú của lăng mộ Pharaông lại có thể linh nghiệm. Ông ta nói: “Cả đời tôi đã từng nhiều năm gi­ao thiệp với xác ướp và lăng mộ cổ Ai Cập. Chẳng phải tôi vẫn đang sống mạnh khỏe đấy ư?”. Thế nhưng sau khi nói lời đó chưa đầy 4 tuần, ông bỗng nhiên mắc bệnh và qua đời. Lúc đó ông ta còn chưa đầy 52 tuổi. Hơn nữa người ta còn phát hiện ra rằng, cùng ngày ông qua đời, trước lúc chết, ông vẫn chỉ huy một đội công nhân đóng gói một lô hiện vật quý giá, mà lô hiện vật đó được khai quật và thu lượm từ lăng mộ Pharaông Tu­tan­camông. Tất cả những điều đó khiến cho truyền kỳ về Pharaông càng được phủ thêm bức màn đen bí ẩn.

Lúc bấy giờ, người ta mới bất giác hỏi rằng: Những người gi­ao thiệp với Kim tự tháp Pharaông Ai Cập bị chết vì nguyên nhân gì? Những lời bùa chú trên bia mộ Pharaông có thật linh nghiệm không?

Một quan điểm cho rằng, trên vách những lỗi đi trong hầm mộ có một lớp những thứ màu phớt hồng và màu lục xám có khả năng là lớp sinh ra tia sáng chết. Nghe nói nó phóng ra những chất làm chết người.

Một số nhà khoa học khác lại có quan điểm khác, tức là nền văn minh của người Ai Cập cổ đại đã đạt tới trình độ có thể dùng những côn trùng có nọc độc cực mạnh hoặc những chất kịch độc làm vũ khí, để bảo vệ lăng mộ của những kẻ thống trị, tránh bị kẻ khác xâm phạm. Năm 1956, nhà địa lý học Oaitơxơ, trong lúc khai quật lăng mộ Rô­cal­ibi đã từng bị dơi tập kích.

Những năm gần đây, một số nhà khoa học có ý đồ dùng sinh vật học để giải thích. Ngài Yxơđin­hao, tiến sĩ sinh vật học, giáo sư y học của đại học Cairo, năm 1963 đã nói rằng: Căn cứ theo kết quả mà ông định kỳ tiến hành thí nghiệm đối với các nhà khảo cổ và các nhân viên, phát hiện thấy tất cả mọi người, trên cơ thể đều tồn tại một mầm bệnh độc có thể dẫn đến sốt cao và cảm nhiễm ở đường hô hấp. Những người đã vào hầm mộ, vì nhiễm phải bệnh độc này sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp, rồi cuối cùng sẽ dẫn đến tắc thở mà chết. Nhưng vì sao những mầm bệnh độc này có thể có được sức sống bền bỉ và mãnh liệt đến như vậy hầm mộ. Nó lại sống lâu tới 4.000 năm trong xác ướp. các nhà khoa học không hiểu nổi.

Năm 1983 một nữ bác sĩ người Pháp tên là Phi­hirô, sau nhiều năm nghiên cứu đã nhận thấy nguyên nhân cái chết đó là do phản ứng quá nhạy cảm đối với những vi khuẩn độc hại của những người khai quật và những người tham quan hầm mộ. Theo nghiên cứu của bà thì bệnh trạng của những người đó cơ bản giống nhau, bị cảm nhiễm ở phổi, khó thở mà chết. Bà giải thích: Sau khi các Pharaông cổ Ai Cập đã chết, người ta chôn theo những vàng bạc châu báu, áo quần; ngoài ra còn có rất nhiều rau quả và thực phẩm. Nhưng rau quả và thực phẩm đó, qua thời gi­an dài hàng ngàn năm thối rữa sinh ra những loài khuẩn độc mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Những khuẩn đó bám trong hầm mộ. Bất kể là ai khi thở hít phải những khuẩn độc đó, phổi sẽ mắc bệnh cấp tính, cuối cùng dẫn đế khó thở và chết trong đau khổ. Giáo sư Đômix­iân ở Xtraxbua, vì chui vào hầm mộ vừa mới khai quật để dập bản khắc chữ, trong đó còn đầy những khuẩn độc nên đã nhiễm độc mà chết. Cho đến nay, cách giải thích đó được coi là có lý nhất.

Nhưng, những lời bùa chú ở bia mộ Pharaông rốt cuộc là như thế nào? Điều này còn phải chời sự nghiên cứu kỹ hơn nữa của các nhà khoa học. Hơn nữa, gần đây phát hiện những vấn đề liên quan đến cái gọi là “năng lượng tháp”. Chưa biết việc đó thực hư thế nào, không thể đoán trước được.

Một số nhà khoa học khác cho rằng, cái gọi là bùa chú của Pharaông, rất có thể đến từ bản thân sự cấu tạo của Kim tự tháp, thiết kế cấu tạo của hầm mộ và lối đi trong mộ có thể sinh ra, tụ tập và phóng ra các tịa xạ, các dao động từ và các sóng năng lượng, hoặc hình thành một trường vật nào đó.

Đâu là đúng, đâu là sai, mỗi người một cách lý giải; nhưng muốn mở được bí mật của những lời bùa chú, xem ra không hề đơn giản, ít nhất là hiện nay.

 HT Sưu tầm Bí ẩn về sự mất tích của Vương quốc Khaz­alle

Khaz­alle là một Vương quốc phồn thịnh nằm bên bờ Sông Iquille và đầu nguồn Sông Gor­gan. Quốc vương Joseph chiếm lĩnh khu vực châu thổ, chắn giữ cửa ngõ tấn công vào người Nga. Rất nhiều bộ tộc đến đây sinh sống và cống nạp cho triều đình Joseph.

Trong ba thành phố bên Sông Iquille có một thành phố là quê hương của quốc vương và hoàng hậu Joseph; một thành phố là nơi cư trú của người theo đạo Do Thái, Cơ Đốc và người Tây Ban Nha và thành phố thứ ba do quốc vương Joseph thống lĩnh. Thành trì ở đây có kết cấu hình bầu dục, là nơi ở của các đại thần, nô lệ và thần dân của quốc vương. Ở vương quốc Khaz­alle, người ta không gặp những trận mưa lớn nhưng gặp một hệ thống sông hồ ngang dọc, đi đâu cũng nhìn thấy đất đai màu mỡ phì nhiêu, sản vật phong phú, những cánh đồng bao la với các vườn nho, vườn hoa xanh ngút ngàn.

Cho đến nay, những dẫn chứng trên là tư liệu lịch sử duy nhất được phát hiện do chính người Khaz­alle tự nói về đất nước mình. Các tài liệu khác đều là thư của quốc vương Joseph viết cho một đại thần người Ả Rập tên là Has­san Su­fourt.

Các nhà nghiên cứu lịch sử luôn hoài nghi về tính chân thực của bức thư này. Đến thế Kỷ XX họ mới tìm được lá thư của Has­san Su­fourt gửi tại Cairo - Ai Cập. Vị đại thần này giữ chức Vương công tại Tây Ban Nha vào Thế kỷ X. Trong bức thư, Has­san đề nghị Hoàng đế Bizan­tine cấp cho ông ta một chiếc thuyền để đến Khaz­alle. Lúc đó Bizan­tine đang gi­ao chiến với Khaz­alle. Có người ở thành Kous­tantin - Thủ đô của Bizan­tine đã viết thư trả lời Has­san rằng, từ thành Kous­tantin đến vương quốc Khaz­alle phải mất khoảng 15 ngày đường, đi theo đường bộ phải đi qua nhiều quốc gia. Lá thư của người đó còn thông báo cho ông ta biết tên của quốc vương Khaz­alle là Joseph. Nhận được thư rất có thể Has­san đã viết thư cho Quốc vương Joseph để hỏi vị trí của vương quốc Khaz­alle. Và quốc vương Joseph đã viết một bức thư ngắn gửi cho Has­san giới thiệu vị trí và tình hình của vương quốc. Đây cũng là tư liệu tham khảo quan trọng để các nhà sử học nghiên cứu chính xác về vương quốc Khaz­alle.

Ngoài ra, trong tư liệu văn hiến của nước Nga, Bizan­tine, Ar­me­nia đã nói rõ vương quốc Khaz­alle từng là một vương quốc hùng mạnh giàu có, thành trì được phòng thủ kiên cố và có những công trình kiến trúc lớn. Đất nước này, khí hậu ôn hòa mát mẻ. Lực lượng quân sự của Khaz­alle tương đối hùng mạnh, họ có một đội quân rất hùng hậu từng xâm lược lãnh thổ của người Ar­me­nia. Người Gruzia nói quốc vương Joseph vì không lấy được Công chúa của đại công quốc Gruzia làm vợ bèn dùng sức mạnh quân sự phá hủy Thành Tbil­isi. Biên niên sử của người Ả Rập nói, các dân tộc từ sông Donau đến mạn Bắc sông Ural đều phải tiến cống cho vương quốc Khaz­alle. Người Ả Rập cũng  phải công nhận vương quốc Khaz­alle là nơi án ngữ con đường thông thương buôn bán chính giữa vương quốc Bizan­tine với Trung Quốc. Người Nga đã từng gi­ao chiến với người Khaz­alle, năm 965, hai bên đã có một cuộc chiến tranh khốc liệt, cuối cùng người Nga đã chiếm được thủ đô Iquille của người Khaz­alle. Rồi từ vùng châu thổ sông Vol­ga người Nga men theo hồ Caspi­an đánh thẳng xuống thành Siedlce của vương quốc Khaz­alle.

Vương quốc Khaz­alle là một nước lớn, từng xưng bá một phương, từng tồn tại cách đây hơn 1000 năm. Nhưng cho đến nay, gần như không có tài liệu để tham khảo nên các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn chưa tìm ra nó nằm ở vị trí nào. Con sông Gor­gan mà quốc vương Joseph đề cập trong thư ở đâu? Có phải đó là một nhánh của sông Vol­ga, hay một con sông nào khác nữa? “Khu vực châu thổ” mà quốc vương Joseph viết trong thư là để chỉ nơi nào? Trong thư quốc vương còn nói, thần dân của ông “nhiều như cát”. Vậy thần dân của quốc vương có bao nhiêu người? Do không có tư liệu ghi chép về vương quốc Khaz­alle nên các nhà nghiên cứu không thể tiến hành khảo sát để tìm di chỉ. Sự mất tích của vương quốc Khaz­alle luôn cám ảnh các nhà nghiên cứu sử ngày nay.

Sông Vol­ga (Ảnh: blue­heart)

Một vài học giả dự đoán, vương quốc Khaz­alle đã bị hồ Caspi­an nuốt chứng. Vào thế kỷ VII, vương quốc Khaz­alle có nhiều cánh đồng phì nhiêu màu mỡ. Vương quốc Khaz­alle khống chế đường thủy trên sông Vol­ga và trở thành chủ nhân của vùng châu thổ sông Vol­ga. Nhưng cũng từ hồ Caspi­an bắt đầu lần dần ra bờ biển. Năm này qua năm khác, hồ Caspi­an vô tình nuốt chửng những cánh đồng, những vườn cây, thôn làng của người Khaz­alle. Đến thế kỷ XIX, các thành trì của vương quốc Khaz­alle cuối cùng cũng bị hồ Caspi­an nuốt chửng. Rất nhiều tư liệu đã cung cấp những chứng cứ đáng tin cậy về việc vương quốc Khaz­alle bị nhấn chìm bởi hồ Caspi­an.

Tuy nhiên, lời giải thích này vẫn chưa thể thuyết phục mọi người. Nếu nói vương quốc Khaz­alle bị hồ Caspi­an nhấn chìm theo năm tháng thì những cư dân của vương quốc này có rất nhiều thời gi­an để chuyển đến nơi khác. Vậy thì họ đã chuyển đến đâu? Hậu duệ của họ hiện sống ở nơi nào? Ngoài ra, Khaz­alle là một vương quốc giàu có, đất rộng người đông, nếu bị nhấn chìm thì trên thềm lục địa phải để lại di chỉ và tàn dư của sự đổ nát. Tuy nhiên, hiện nay người ta vẫn chưa phát hiện được một vết tích nào của vương quốc này.

Biên niên sử của Bizan­tine cho biết, vùng Sakiel của Khaz­alle nằm bên dòng sông Don, trên con đường chính đến Iquil­la, đã từng bị Đại công quốc Kifev Svuilatosarap phá hủy. Giáo sư khảo cổ học người Liên Xô (cũ) - Ar­ta­mop đã tiến hành khảo sát lại một lần nữa. Cuối cùng ông đã tìm ra vị trí của Shakiel và khai quật. Đáng tiếc là Ar­ta­mop đã không phát hiện được bất cứ văn vật nào của người Khaz­alle. Ar­ta­mop buồn bã nói: “Cho đến nay chúng ta vẫn không hề biết gì về người Khaz­alle”. Lịch sử về vương quốc Khaz­alle đã bị cuốn mất như một áng mây khiến chúng ta không tài nào phán đoán được.

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Bí ẩn sự phát triển mạnh mẽ của sinh vật tiền sử

Khủng long ở Kỷ Ju­ra

Trừng Gi­ang Vân Nam vốn là một khu núi nhỏ không mấy nổi tiếng. Hơn 2 tỷ năm về trước, ở đây là một đại dương mênh mông với những năm tháng vắng lặng. Trừng Gi­ang - khu núi nhỏ có diện mạo không lấy gì là nổi bật này, đến ngày nay lại được các nhà cổ sinh vật học coi là thánh địa của các loài động vật. Ở Côn Minh, trong rất nhiều những kho tàng của bọn trẻ, có thể dễ dàng tìm thấy khủng long ở Kỷ Ju­ra, cá ở Kỷ Đevôn, san hô ở Kỷ Kacru,... Những trẻ ở trường học phía Tây Côn Minh dường như trong tay mỗi đứa đều có hóa thạch của động vật biển ở Kỷ Hán Vũ. Bởi ngôi trường của chúng được xây dựng trên đáy biển của Kỷ Hán Vũ 5 tỷ năm trước.

Ở đây, bí mật lạ lùng của lịch sử sự sống trên Trái đất đang được dần dần hé mở. Cách đây 5,3 tỷ năm, ở vùng biển cạn này đã diễn ra một sự tiến hóa vô cùng quan trọng. Sự sống đã trải qua một sự tiến hóa đại quy mô mang tính cách mạng. Tuyệt đại bộ phận chỉ vẻn vẹn dưới một giới sinh vật lớn nhất phân ngành, một lớp động vật trong nháy mắt sẽ xuất hiện trên Trái Đất. Sự xuất hiện đột nhiên của những động vật này đã điểm thêm cho hành tinh xanh một màu sắc thật sinh động.

Các nhà cổ sinh vật học thậm chí đã dùng từ “bùng nổ” để thể hiện tính đột nhiên này, hình thức của những động vật này rất khác nhau, lớn nhỏ không đều, từ những vi sinh vật chỉ có vài mm đến những quái vật cao tới 2m. Các quái vật ấy còn mang những con mắt lớn và móng vuốt khủng khiếp. Dường như nó khống chế tất cả các loài động vật khác. Cũng có thể  nói rằng, ngày ngay trên Trái đất tất cả tổ tiên của động vật bay trên trời, chạy dưới đất, bơi dưới biển,... hầu như đều xuất hiện vào thời kỳ này. Rất nhiều những tế bào động vật bao gồm cả loài người rất có khả năng từ đây khởi bước, mở ra một lịch sử tiến hóa các cá thể. Phát hiện này đã làm cho giới sinh vật cổ Thế giới vô cùng hào hứng. Một nhà sinh vật cổ học có uy tín nhất, người Đức đã gọi phát hiện lớn này là “Giống như một tin tức từ trên trời rơi xuống”.

Phòng trưng bày của Trung tâm Nghiên cứu sự sống thời kỳ đầu ở Trung Quốc những tiêu bản hóa thạch mang nhiều hình thái khác nhau. Những hóa thạch trùng Naro cuộn tròn, hoặc nằm nghiêng, hoặc thẳng đứng. Cấu trúc thân mềm của trùng Naro được bảo tồn hoàn hảo, thậm chí chúng ta có thể nhìn thấy cả thức ăn còn đầy trong ruột của chúng. Như vậy, trước lúc chết, trùng Naro vẫn ăn một bữa bình thường; ở đó có cả loài trùng gân với mạng gân xương kiểu gân lá cây, khi chết vẫn còn giữ nguyên được thế đứng thẳng, làm người xem không khỏi kinh ngạc. Những con sứa có xúc tu mảnh dẻ, thân nhẵn nhụi, có cỏ vòng; những thiên khẩu trùng, hải khẩu trùng bị chôn vùi thành đàn chứng tỏ chúng đã tụ hội và cùng chết trong một tai nạn bất ngờ. Những hóa thạch có cấu trúc thân mềm này hiện nay ngoài Côn Minh - Trung Quốc, người ta vẫn chưa tìm thấy ở nơi nào trên Thế giới có.

Năm 1985, một nhà sinh vật học cổ Trung Quốc đã phát biểu: “Trùng Naro khai quật được ở Mạo Thiên Trừng Gi­ang, hóa thạch động vật cổ xưa này đã mở ra một trang quan trọng trong lịch sử nghiên cứu quần thể sinh vật ở Trừng Gi­ang”. Năm 1995, tại Trung Quốc đã diễn ra hội thảo Quốc tế về “Đại bùng nổ Kỷ Hán Vũ” của các nhà khoa học trên Thế giới.

Vết chân Khủng long

Từ năm 1990 trở lại đây, các nhà khoa học đã tiến hành khai quật rất nhiều lần ở nơi có hóa thạch của Núi Mạo Thiên. Tổng số hóa thạch thu được phải lên tới hàng vạn mẫu. Dường như họ đã tìm thấy vết chân của tổ tiên loài động vật ngày nay ở tầng nham thạch màu da cam đó. Ngoài ra, họ còn phát hiện được rất nhiều loài sinh vật đã bị tuyệt chủng. Hàng ngàn vạn loài sinh vật đông đúc trên Trái đất ngày nay quy nạp lại mới có 35 ngành, trong khi đó hóa thạch ở Trừng Gi­ang người ta đã phát hiện được một cấp hệ thống hơn 20 ngành. Điều này chứng minh rằng, ở Kỷ Hán Vũ thể cơ bản của động vật mang tính đa dạng đã được thiết lập.

Trong hóa thạch sinh vật cổ này, có thể thấy một mẫu hóa thạch có chấm những điểm hồng hồng, đây là hóa thạch của mầm hải đậu. Mầm hải đậu mà chúng ta thấy ở biển ngày nay cũng giống y như vậy. Cũng có thể nói rằng, từ cổ xưa tới ngày nay nó không hề có biến đổi. Nhưng lại có những động vật tiến hóa nhanh chóng đến kinh ngạc. Ví dụ: Tổ tiên của động vật có xương sống - Trùng Vân Nam theo chiều hướng khác nhau tiến hóa thành loài cá, loài lưỡng thể, loài bò sát (bao gồm cả khủng long sau này đã bị tuyệt chủng), loài chim và loài động vật có vú (bao gồm cả loài người).

Trước những hóa thạch sinh vật có hàng ngàn vạn hình thái, người ta đặt ra câu hỏi: Đại bủng nổ Kỷ Hán Vũ có phải đã từng diễn ra? Trước đại bùng nổ, Trái đất đã xảy ra điều gì? Điều gì đã dẫn đến sự tiến hóa mạnh mẽ này? Đây là một loạt bí ẩn của lịch sử tiến hóa đang chờ các nhà khảo cổ học và sinh vật học tìm tòi đưa ra ánh sáng.

 H.T (Theo nền văn minh cổ thế giới) Sự ra đi của người Es­ki­mos.

Gia đình của người Es­ki­mos

Cách đồn kỵ binh Cana­da ở Tik­iu­jar khoảng 950km, có bộ lạc Es­ki­mos rất nhỏ. Jo Lax­in­er là người thường xuyên đến đây và được bộ lạc này đón tiếp rất thân tình.

Tháng 12 năm 1931, Jo Lax­in­er đến thăm bộ lạc này, ông cảm thấy rất lạ lùng, giữa ban ngày mà khắp nơi đều im lặng đến rợn người. Trước đây, mỗi khi ông đến đều nghe thấy tiếng chó sủa ầm ĩ, sau đó bọn trẻ từ những ngôi nhà gỗ ùa ra quây tròn lấy ông. Nhưng lần này, một bầu không khí lặng ngắt rờn rợn bao trùm toàn bộ lạc, không có tiếng chó sủa, cũng không có tiếng cười đùa ồn ào của trẻ con, không một bóng người, cả bộ lạc như một vùng chết.

Jo Lx­in­er ngạc nhiên, ngó vào cửa một ngôi nhà gỗ gọi lớn: “Có ai trong nhà không? Có ai trong nhà không? Tôi là Jo Lax­in­er đây”. Tất cả đều im lìm, không một tiếng động. Nơi đât đã xảy ra ra chuyện gì? Mọi người đi đâu? Tại sao lại đi? Tại sao lại kỳ dị như thế này?

Người Es­ki­mos bắt cá

Jo Lax­in­er rùng mình run sợ và cảm thấy rất lạ lùng khó hiểu. Ông đi vào một ngôi nhà nhỏ, phát hiện trên bếp còn đặt nồi nấu cơm, giống như chưa kịp nấu chín, thức ăn trong nồi bị đông cứng lại. Ở một phòng nhỏ khác, áo trẻ em được may bằng da báo vứt trên nền nhà không có ai xếp dọn. Bên cạnh bộ lạc này có một hồ rộng, người Es­ki­mos thường bơi trên 3 thuyền nhỏ để đánh bắt cá thì đến nay cả 3 thuyền này cũng bị bỏ trơ bên bờ sông. Điều khiền cho người ta ngạc nhiên không chỉ có thế, đối với người Es­ki­mos đi săn không thể không mang theo súng, thế mà họ bỏ lại cả súng. Cũng giống như súng, chó được người Es­ki­mos coi như của quý giá thậm chí còn coi nó như một thành viên trong gia đình, hàng ngày như hình với bóng không rời nhau nửa bước. Nhưng cảnh tượng mà Jo Lax­in­er nhìn thấy thật thương tâm: Mấy con chó bị buộc vào gốc cây cách nhà ở khoảng 200m, tất cả đều đã bị chết đói.

Đã xảy ra thiên tai nhân họa gì mà làm cho cả bộ tộc người Es­ki­mos từ già trẻ lớn bé hơn 40 người trong một đêm mùa đông giá lạnh tuyết bỏ lại tất cả quần áo, lương thực thực phẩm, nồi niêu, súng ống và cả những con chó thân yêu... lặng lẽ ra đi?

Tất cả sỹ quan, chiến sỹ đồn kỵ binh đổ ra đi tìm, không một điều gì hé lộ hướng đi, không một vết tích về sự ra đi của người Es­ki­mos. Họ đã đi đâu? Cho đến ngày nay người Es­ki­mos vẫn chưa có ai quay lại quê hương. Nhà cửa, ruộng vườn của họ vẫn bị bỏ mặc trong hoang vắng tiêu điều, cả vùng bao phủ một không khí sợ hãi, bí hiểm.

 H.T (Theo nền văn minh cổ thế giới) Tai họa lớn ở Bắc Kinh thời Nhà Minh

Ngày 20 tháng 5 năm 1625 (mùng 6 tháng 5 năm Hy Tông Thiên Khởi thứ 6), tại cố đô Bắc Kinh triều Minh, vương cung xưởng thành Tây Nam (nay là cửa Tuyên Vũ), cả một vùng đã xảy ra tai biến với sự phá hoại nặng nề, đến nay người nghe chuyện còn cảm thấy kinh hãi, và thật khó hiểu.

Buổi sáng hôm ấy, trời đang trong trẻo, bỗng có tiếng vang lên như tiếng thét. Từ hướng Đông Bắc chuyển dần tới phía Tây Nam kinh thành, trời long đất lở, tối đen như mực, muôn nhà đổ sụp. Rối như tơ vò, tựa như ngũ sắc, làn hơi khói tựa hình nấm linh chi bốc tận trời cao, mãi lâu mới tan. Phía Đông đến dãy phố lớn cửa Thuận Thành, phía Bắc đến phố Hình Bộ, dài đến ba bốn dặm, chu vi 13 dặm, hàng vạn nhà cửa, hơn hai vạn người đều biến thành tro bụi, gạch đá, ngói vụn từ trên trời đổ xuống. Những mảnh xác người từ đầu, vai, tai, mũi đến chân tay cũng được ném tới tấp từ trên trời xuống.

Trên phố, các mảnh xác người chồng chất lên nhau, tanh hôi nồng nặc. Người chết thê thảm. Lừa, bò, chó ngựa, lợn gà cũng đều chết sạch. Trong Tử Kim Thành, hơn 2000 thầy thợ đang thi công, từ trên những giàn giáo cao ngất, bị chấn động ngã ào xuống tan xương nát thịt. Cấy cối bị bật lên cả gốc rễ bay tít tận xa. Trên đại lộ Phò Mã, một con sư tử đá nặng tới 2500 kg cũng bị bốc bay ra ngoài cửa Thuận Thành. Chuồng voi của hoàng gia ở phố Tượng Lai sụp đổ hoàn toàn, đàn voi giật mình kinh sợ xông hết ra ngoài chạy tán loạn.

Nhiều nạn nhân chết trong tư thế kỳ quặc, trên phố Thừa Ân Tự, 8 người khênh kiệu chở một cô gái đang đi trên đường thì tai họa ập đến, chiếc kiệu bị đánh vỡ tan nằm giữa đường, cô gái trong kiệu và 8 người khênh kiệu thì biến đâu mất. Tại cổng chợ sau, một vị khách đến từ Thiệu Hưng đang nói chuyện với 6 người, bỗng bay mất đầu, thân thể và chân tay đổ vật ra đất, nhưng 6 người kia thì lại bình an vô sự.

Một điều ai cũng lấy làm quái lạ là người chết, kẻ bị thương hay người bình yên vô sự, thì trong giây phút tai họa ập đến đều bị lột sạch quần áo, mình trần như nhộng. Ở phố Nguyễn Hồng Khuê một chiếc kiệu đang khêng một cô gái đi qua, tai họa ập đến, phần mái nóc kiệu bị phạt bay đi mất, cô gái trong đó bị lột sạch quần áo và mọi đồ trang sức, nhưng người thì hoàn toàn nguyên vẹn. Một người làm thị tòng cho nhà quan nào đó, lúc tai họa ập xuống chỉ thấy loáng một cái, từ quần áo giày mũ cho đến cả bít tất đều bị lột sạch, thật kinh ngạc trước sự kỳ lạ đó. Có một người bị đè gãy đùi, nhìn thấy xung quanh mình, đàn ông đàn bà đều trần như nhộng, không mảnh vải che thân. Có người lấy mảnh ngói che chỗ kín, có người dùng cái bó chân để che đậy, có người vớ được tẩm trải giường, mảnh váy rách để che... Mọi người nhìn nhau dở khóc dở cười, không có cách gì khác. Có một người thiếp yêu của một vị quan nọ bị vùi dưới đống gạch vụn, nghe thấy có người ở phía trên kêu: “Dưới này có ai thì bảo?” bèn kêu lên: “Cứu tôi với”. Đến lúc vội vàng bới được cô ta lên, mới biết trên người cô ta không chút vải che thân. Vị văn thư bới cứu cô ta lên vội vàng cởi áo dài bọc kín cô ta lại, rồi để cô ta cưỡi lên con la mã về nhà mẹ.

Quần áo của mọi người bị lột đưa đi đâu vậy? Sau tai họa, có người báo cáo, toàn bộ quần áo đều bay tới Tây Sơn, cách xa mấy chục dặm (1 dặm Trung Quốc ~ 0.5 km - ND), phần lớn đều măc trên ngọn cây. Người phụ trách Bộ Hộ (cơ quan trông coi việc dân chính dưới triều Minh) Trương Phương Khuê cử “Trưởng ban” (tức thi tòng) đến đó kiểm tra, quả nhiên đúng như vậy; tại giáo trường Xương Bình Châu ở Tây Sơn, áo quần chất đống. Đồ trang sức, tiền bạc, bát đĩa... chẳng thiếu thứ gì.

Nhân dịp 360 năm tròn kể từ khi Bắc Kinh bị thảm họa năm 1986, Hội địa chất học Bắc Kinh và hơn 20 tổ chức đoàn thể, tổ chức hội thảo khoa học về nguyên nhân xảy ra tai họa khủng khiếp đó. Các học giả mỗi người một quan điểm không thể thống nhất. Chủ yếu có các quan điểm: Cho rằng do tĩnh điện khí quyển gây nên, hoặc do động đất làm cháy nổ kho thuốc súng gây ra hoặc do tác dụng cưỡng bức nổ của nhiệt hạch Trái đất... Những quan điểm đó cũng mới mẻ và kỳ lạ, nhưng khó mà giải thích được, trong khi tai họa đổ xuống thì nhiệt độ lại thấp và không có lửa. Nhất là hiện tượng lột sạch quần áo rất lạ lùng.

Hoàng đế lúc bấy giờ là Thiên Khởi Chu Do Hiệu cho rằng, tai họa đó là do nguyên nhân ông ta chấp chính không tốt, và hạ “tội kỷ chiếu” để khiển trách bản thân. Nhưng xem xét kỹ lại thì thấy, tai họa khủng khiếp đó chỉ có thể coi là một hiện tượng bí ẩn chưa từng có.

 H.T (theo Kính Vạn Lý) Những tấm bản đồ cổ đại thần bí

Đầu thế kỷ XVI­II, một loạt bản đồ cổ đại của Tư lệnh Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ - Ruis cất giữ tại cung điện Tok­abi được phát hiện. Trong số đó, bản đồ về địa hình khu vực Địa Trung Hải và Biển Chết được vẽ rất chính xác. Toàn bộ số bản đồ này đã được gi­ao cho chuyên gia vẽ bản đồ người Mỹ - Melerui kiểm tra và nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu, Melerui đã phát hiện ra một sự thật bất ngờ và quan trọng. Tất cả các vị trí địa lý trên thế giới hiện nay đều đã được đưa lên bản đồ này, chỉ có điều vị trí hơi lệch nhau một chút mà thôi. Melerui nhờ Watts - một chuyên gia vẽ bản đồ mực nước biển của hải quân Mỹ cùng giúp đỡ nghiên cứu. Melerui cùng Watts đo tọa độ, biến tấm bản đồ thành một dụng cụ địa cầu hiện đại hóa. Hai ông cùng phát hiện thấy những tấm bản đồ này vẽ các vị trí địa lý trên thế giới cực kỳ chính xác chứ không riêng gì vị trí của Địa Trung Hải và Biển Chết.

Tuyến bờ biển dọc Nam Mỹ và Bắc mỹ, thậm chí cả hình dáng của Cực Nam cũng đều được vẽ một cách tỷ mỷ trong bản đồ Ruis. Ở đó không chỉ phục chế hình dáng của đại lục, vẽ tỷ mỷ sự phân bố địa hình trong đất liền mà còn chứa đựng những điểm cực kỳ chính xác, biểu thị đầy đủ núi, dãy núi, đảo, sông, suối và cao nguyên.

Điều khiến người ta kinh ngạc là dãy núi ở cực Nam đến năm 1852 mới phát hiện ra, nhưng nó đã được vẽ đầy đủ trên bản đồ Ruis. Đó là những dãy núi đã bị băng tuyết bao phủ hàng trăm năm, ngày nay chúng ta phải nhờ vào sự trợ giúp của máy thu hồi âm thanh mới trắc họa được bản đồ.

Năm 1957 là năm vật lý toàn cầu, toàn bộ số bản đồ cổ đại này được chuyển gi­ao cho Lin­ni­han - Cha cố Đạo Gia tô. Ông là chuyên gia vẽ bản đồ của hải quân Mỹ, đồng thời là đài trưởng Đài thiên văn Weistơn. Sau khi nghiên cứu tỷ mỷ, Cha cố Lin­ni­han cũng phải thừa nhận rằng, những tấm bản đồ này được vẽ một cách chính xác lạ thường, kể cả khu vực mà cho đến nay vẫn còn khó thăm dò khảo sát nhất.

Những tấm bản đồ của vị Tư lệnh Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ không phải là tư liệu nguyên thủy nhất và sớm nhất mà chỉ là tư liệu phục chế. Theo các nghiên cứu mới nhất của Giáo sư Ha­tous so sánh với những tấm ảnh chụp mới nhất về Trái đất, do vệ tinh nhân tạo cung cấp thì có thể nhận thấy, tư liệu nguyên thủy trong bản đồ Ruis nhất định đã được đứng ở một vị trí rất cao chụp xuống. Điều này thật khó giải thích.

Chẳng lẽ các nhà địa chất lại biến những tấm bản đồ trở thành câu chuyện thần thoại chỉ để nghe mà biết? Hay vì những tấm bản đồ này không hợp với những tấm bản đồ được chúng ta tưởng tượng nên chúng ta coi nhẹ những kỳ tích đó? Hay những tấm bản đồ đó được chụp trắc họa từ một máy bay bay ở tọa độ cao hoặc ngồi trong tàu vũ trụ chụp xuống?

 H.T sưu tầm Tảo Sar­gas­so bí hiểm

(Ảnh: spadre)

Tảo Sar­gas­so hay còn gọi là tảo đuôi ngựa là loại rong biển. Thông thường tảo có rễ, mọc trong kê đá dưới đáy biển. Nhưng tảo đuôi ngựa ở Đại Tây dương lại khác, không có rễ, toàn cơ thể giống như bọt biển mềm xốp, trôi nổi trong biển. Ở phía Đông Tam giác Bermu­da nằm ở 20-40 độ vĩ Bắc, 35-75 độ Kinh Tây có một vùng biển hình el­lip rộng khoảng 4,5 triệu km2, mọc đầy tảo đuôi ngựa. Vì vậy được gọi là biển Tảo đuôi ngựa - Sar­gas­so.

Từ xưa đến nay đã có rất nhiều thuyền mạo hiểm đi vào vùng biển Sar­gas­so, bị tảo Sar­gas­so quấn lấy không đi được, thủy thủ hết lương thực và nước ngọt đành chịu chết. Do đó, biển Sar­gas­so được gọi là “nghĩa địa trên biển” và “biển quỷ”.

Biển Sar­gas­so có điều kiện khí hậu đặc biệt, quanh năm không có gió, hải lưu rất yếu. Nước biển ổn định, tĩnh lặng, thậm chí các lớp nước hầu như không trộn lẫn nhau. Như vậy thức ăn ở lớp nước không đổi mới, phù du sinh vật ít hơn các vùng biển khác đến 2/3. Vì vậy, động vật biển và cá lớn hầu như vắng mặt hẳn, tôm, cá, sò, hến,... cũng có màu sắc và hình dạng kỳ dị. Ngược lại, tảo Sar­gas­so lại phát triển vô cùng mạnh khiến cho vùng biển này biến thành một thảo nguyên rộng lớn trên biển.

Điều kỳ lạ là tảo Sar­gas­so ở đây lúc ẩn lúc hiện. Có nhiều đoàn khảo sát đến đây không sao tìm thấy bóng dáng của tảo Sar­gas­so đau. Sau một thời gi­an bỗng nhiên lại thấy đâu đâu cũng có. Vì sao cả một vùng biển rộng gấp lớn, không có gió, không có đối lưu giữa các tầng nước, đột nhiên tảo Sar­gas­so biến mất, đột nhiên xuất hiện? Cho đến nay các nhà khoa học chưa ai giải thích được câu hỏi này.

Tảo Sar­gas­so thường đột nhiên biến mất, đột nhiên xuất hiện

(Ảnh: Vi­su­al­sun­lim­it­ed)

 H.T (theo Bách khoa tri thức) Phát hiện tàu ma trong hải phận Italy

Con tàu bí ẩn tìm thấy tại Italy. (Ảnh: Prav­da)

Một con tàu ma mới được tìm thấy gần bờ biển thuộc lãnh hải Italy. Tuần tra bờ biển ghi nhận đó là một con tàu 2 cột buồm, dài 22 mét, lang thang gần khu nghỉ dưỡng Por­to Ro­ton­do, không hề có dấu hiệu sự sống.

Tàu không ghi tên cũng như không mang lá cờ nào. Trên tàu cũng không hề có thuỷ thủ hay bất kỳ dấu hiệu nào khác của sự sống. Các hãng tin Italy cho biết những con tàu thuộc loại này chưa hề được đăng ký ở đâu trên đảo Sar­dinia (phía tây Italy). Ngoài ra, chưa ai từng nhìn thấy một thứ như vậy trên toàn đất nước này.

Sau khi tìm kiếm trên cab­in tàu, người ta đã tìm thấy những bản đồ tiếng Pháp về biển Bắc Phi, một lá cờ của Lux­em­burg, thức ăn thừa nấu theo kiểu Ai Cập và một mảnh gỗ trên đó ghi “Bel' Am­ica”, có nghĩa là “Bạn đẹp”.

Hình dáng con tàu cho thấy nó rất cũ kỹ, nhưng dường như vẫn đang ở trong tình trạng tốt. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy có ai đó đã cố gắng tu sửa con tàu này.

T. An

 Theo Prav­da.ru, Vn­ex­press Bí ẩn về Sac­say­hua­man và Tiahua­na­co thần bí

Ở châu Nam Mỹ có 2 nơi thần bí: Sac­say­hua­man và thành Tiahua­na­co hấp dẫn đông đảo các nhà khảo cổ trên thế giới.

Tượng đại thần (Ảnh: dude­man)

Ở Tiahua­na­co thần bí, trong vũng bùn đã khô cạn các nhà khảo cổ tìm thấy một loại lịch thiên văn đưa ra những căn cứ và sự thực, chứng minh rằng: Sinh vật làm ra và sử dụng loại lịch thiên văn này có một nền văn mình và văn hóa cao hơn rất nhiều so với loài người chúng ta ngày nay. Ở đây các nhà khảo cổ còn có một phát hiện kỳ lạ nữa là Tượng đại thần. Tượng thần được tạc bởi nguyên một khối nham thạch màu hồng, dài 8,5m nặng hơn 30 tấn, được tìm thấy trong Cổ thần miếu. Các nhà khoa học đã không thể lý giải được hàng trăm ký hiệu vô cùng tinh xảo trên áo của tượng thần và kỹ thuật xây dựng công trình kiến trúc để bảo tồn tượng thần rất nguyên thủy nhưng lại vô cùng siêu việt. Chính từ sự nguyên thủy của kỹ thuật xây dựng này mà công trình đó mới được gọi là Cổ thần miếu.

Be­la­mi và Aron trong cuốn “Tượng đại thần của Tiahua­na­co” đã có những giải thích tương đối hợp lý đối với những ký hiệu đó. Họ cho rằng, những ký hiệu này ghi lại rất nhiều kiến thức thiên văn học, hơn nữa những tri thức đó lấy sự thực Trái đất hình tròn làm cơ sở. Những quan điểm này của họ hoàn toàn đồng nhất với quan điểm của Hor­be­ca trong cuốn “Học thuyết vệ tinh”. Trong khi đó, cuốn sách của Hor­be­ca xuất bản năm 1930 sớm hơn 5 năm so với việc phát hiện ra bức tượng thần. “Học thuyết vệ tinh” chỉ ra, có một vệ tinh đã từng bị Trái đất hút. Khi vệ tinh bị kéo về phái Trái đất thì tốc độ quay của Trái đất trở nên rất chậm, cuối cùng thì vệ tinh bị vỡ ra làm nhiều mảnh và sản sinh ra Mặt trăng. Những ký hiệu trên tượng thần cũng ghi lại một cách chính xác lý luận về hiện tượng thiên văn này. Hồi đó, một năm Trái đất có 290 ngày, mỗi năm vệ tinh quay quanh Trái đất 427 vòng. Do vậy, tính ra lịch thiên văn trên tượng thần đã ghi lại hiện tượng thiên văn từ 27.000 năm trước. Be­la­mi và Aron đã viết trong sách: “Nói tóm lại là ấn tượng của bài văn trên tượng thần là một ghi chép để lại cho hậu thế”.

Nói một cách chính xác, tượng thần đó là một vật rất cổ. Nếu chỉ nói rằng “đây là tượng thần cổ đại” thì chưa chuẩn nên các nhà khoa học cần có một cách giải thích chính xác hơn nữa. Nếu cách giải thích của Be­la­mi và Aron đủ chứng thực thì không thể không đặt câu hỏi: Như vậy, ngay cả việc xây nhà cũng cần phải học tập những người có khả năng tích lũy những kiến thức thiên văn ấy ư? Những kiến thức ấy họ học từ đâu, có thể nào từ một nền văn minh của người ngoài hành tinh? Bất luận thế nào, tượng thần và lịch thiên văn ấy đã thể hiện tính phức tạp của một tri thức làm cho chúng ta vô cùng kinh ngạc.

Quang cảnh thành Tiahua­na­co trước Cổng Mặt trời (Ảnh: dude­man)

Thành Tiahua­na­co nằm trên cao nguyên cao 5000m so với mực nước biển còn chứa đầy những điều thần bí. Xuất phát từ Cuz­co của Vicero, đi mấy ngày tàu biển và tàu hỏa chúng ta mới đến được địa điểm khai quật thành phố. Cảnh tượng cao nguyên này trông giống như một hành tinh khác:

Cổng Mặt trời (Ảnh: dude­man)

Về mặt sức khỏe, đối với một người không phải là dân bản địa thì khó có thể chịu đựng được bởi áp suất ở đây rất thấp, chỉ bằng khoảng 1/3 so với mặt biển; hàm lượng dưỡng khí trong không trung vô cùng ít, chỉ chiếm 1/3 mức bình thường. Nhưng trên cao nguyên này đã từng có một thành phố. Bây giờ chỉ còn lại một đống phế tích hoang tàn, khắp nơi đầy những dấu ấn bí mật cổ xưa thần bí khôn lường. Bức tường của Thành Tiahua­na­co được xây bằng những tảng nham thạch nặng 150 tấn, xếp lên những tảng đá nặng 70 tấn. Mặt ngoài của đá được mài sáng bóng, độ lớn của các góc ghép với nhau cũng chính xác tuyệt đối, đều dùng mộng bằng đồng để liên kết, thế mà chúng gắn với nhau rất chặt. Ở một số tảng đá nặng khoảng 10 tấn, các nhà khảo cổ học phát hiện ra một số lỗ sâu tới 3m, những cái lỗ này được dùng để làm gì cho tới nay vẫn chưa ai giải thích được.

Từ một tảng đá bảy lên, người ta nhìn thấy ở dưới có những phiến đá mài lớn dài tới 5m, có những vòi nước bằng đá dài 2m to 1m giống như những thứ đồ chơi rơi lả tả trên mặt đất. Có thể những di vật này do một đại họa nào đó tạo nên, những ống nước này được chế tác rất tinh xảo so với ống nước xi măng cực chuẩn ngày nay cũng còn thua kém nhiều. Tổ tiên của người Thành Tiahua­na­co không có những công cụ tiên tiến, tại sao họ lại làm ra được những ống nước vô cùng tinh xảo như vậy? Điều này thực sự cho tới nay chưa ai giải thích được.

Một số những đầu tạc tượng bằng đá thể hiện những giống người khác nhau (Ảnh: dude­man)

Trong cái sân đã được sửa chữa, các nhà khảo cổ tìm thấy một đống lộn xộn với những đầu tạc tượng bằng đá. Nhưng khi xem kỹ lại mới thấy những đầu tượng này thể hiện nhiều giống người khác nhau: người môi mỏng, người môi dày, người mũi dài, người mũi tẹt, người tai to dày, người tai nhỏ mỏng, người lộ rõ góc cạnh, người ôn hòa nhã nhặn và còn có một số đầu tượng đội những cái mũ kỳ lạ. Tại sao có nhiều giống người khác nhau đến thế?

Ở đây còn có Cổng Mặt trời được làm từ một tảng đá nguyên khối lớn, nặng tới khoảng 10 tấn. Hai bên Cổng có những bức đồ án hình vuông, quây lấy một bức tượng giống như tượng phi thần (Thần biết bay). Truyền thuyết của Thành Tiahua­na­co kể lại rằng, ngày xưa có một phi thuyền từ trên trời bay xuống. Từ phi thuyền có một phụ nữ tên là Malian­na bước ra với nhiệm vụ sẽ trở thành “Người phụ nữ vĩ đại” của Trái đất. Malian­na chỉ có 4 ngón tay, giữa các ngón tay đều có màng. Bà mẹ vĩ đại Malian­na sinh được 70 người con cho Trái đất, sau đó bay về trời. Ở Tiahua­na­co cũng có bức tường đá vẽ một sinh vật có 4 ngón, tuy nhiên niên đại của bức tranh này chưa thể xác định được.

Tượng phi thần (Ảnh: dude­man)

Ngoài Thành Tiahua­na­co ra, di tích đáng để người ta nói tới là Pháo đài Sac­say­hua­man, cách thành In­ca nổi tiếng không đầy 900m. Chúng ta không thể tưởng tượng nổi vào thời ấy các cư dân ở đây đã dùng kỹ thuật gì mà từ bãi đá họ chọn ra những tảng đá lớn nặng tới hơn 150 tấn, sau đó vận chuyển tới một nơi rất xa để tiến hành gia công đục đẽo Pháo đài phòng ngự Sac­say­hua­man. Khi đã đục đẽo đủ 4 tầng, họ chuyển pháo đài về đặt trong một núi lửa. Tảng đá khổng lồ này đã được điêu khắc tinh xảo và tỉ mỉ, có hình thang và sườn dốc, có hốc mắt và đường hoa văn hình xoắn ốc trang trí, làm nên một tảng đá lớn vô tiền khoáng hậu như vậy chẳng phải là cái thú nhàn tản của người In­ca cổ ư? Nhưng thật khó tưởng tượng nổi người In­ca cổ có thể dùng bàn tay của mình, dựa vào chính sức lực của mình để khai thác rồi vận chuyển và đục đẽo những tảng đá khổng lồ thành một pháo đài đẹp kỹ vĩ. Chắc hẳn, để làm được việc này họ cần phải có một sức mạnh ghê gớm. Nhưng người In­ca cổ làm việc này để đạt mục đích gì và đã làm như thế nào?

Pháo đài Sac­say­hua­man (Ảnh: pe­ru­ex­pe­di­ciones)

Ngoài ra, ở một nơi cách tảng đá khổng lồ trên 800m các nhà khảo cổ còn phát hiện thấy một tảng nham thạch dạng pha lê, loại nham thạch này chỉ có thể hình thành từ đá nung với nhiệt độ cực cao.

Nơi cỏ dại um tùm của thành Tiahua­na­co còn có những ngọn núi nhỏ, những ngọn núi này đích thực là do con người tạo nên. Đỉnh núi bằng phẳng, diện tích rộng 5000m2. Không biết những ngọn núi ấy có tàng trữ vật liệu kiến trúc gì không? Cho đến nay, vẫn chưa có ai tìm hiểu về điều kỳ diệu này.

Những bức đồ án quây quanh tượng phi thần (Ảnh: dude­man)

 H.T (theo Nền văn minh cổ thế giới) Thành phố trên không Machu Pic­chu - Pe­ru

Tháng 6 năm 1011, đội khảo sát Trường đại học Giêru dưới sự lãnh đạo của nhà thám hiểm Mỹ halme­bin­quy đã xuất phát từ Cuz­co đi tìm kiếm một cứ điểm bí mật mà bộ phận còn lại của Đế quốc In­ca còn giữ được sau khi người Tây Ban Nha chinh phục Milu. Kết quả là cứ điểm không được tìm thấy nhưng không ngờ họ lại phát hiện ra một “Thành phố trên không” bị bỏ hoang.

Machu Pic­chu - Pe­ru quanh năm mây mù bao phủ (Ảnh: karl­grobl)

Diện tích xung quanh “Thành phố trên không” rộng khoảng 1.400m2, độ cao so với mặt nước biển 2.300m, quanh năm bị mây mù che phủ. Môi trường xung quanh thành phố này rất cao và hiểm trở. Sông Urum­ban­ba hung dữ từ Cus­co chia cắt bởi vách núi hướng về phía Bắc nhập vào hệ thống sông Ama­zone. Lực đập của dòng nước đã hình thành vách đá dựng đứng nguy hiểm thẳng góc 700m. Ngọn núi Sa Re­Ban cao 6.264m so với mực nước biển được bao phủ bởi lớp tuyết trắng dày trải tới tận khe núi. Bệ đất đá hoa cương phía trên nơi nguy hiểm là thành cổ Machu Pic­chu - Thành phố này được xây dựa vào núi, 3 mặt giáp với sông, tựa như không có đường lên. Các gi­an phòng được xây lọt giữa núi trong đó có hàng trăm cột đá tự nhiên hoàn hảo, dễ dàng cho việc tu sửa và thuận tiện cho người ở. Trong thành có rất nhiều kiểu kiến trúc như: miếu thần Mặt trời, tế đàn, cung vua, dinh thự quý tộc, nơi ở của dân thường hoặc nô lệ, phường nghề, chợ,... Có một số gi­an phòng gi­ao nhau giống như mê cung, vào thì dễ, quay ra thì khó.

Hầu hết các kiến trúc trong thành đều xếp bằng đá không dùng vôi vữa

(Ảnh: plat­inu­mand­black)

Hầu hết các kiến trúc trong thành đều xếp bằng đá không dùng vôi vữa. Các tảng đá được liên kết với nhau vô cùng chắc chắn, lưỡi dao cũng không thể lách vào được. Các bức tường đá xây nơi công cộng nặng hàng tấn. Chân tường được đục trực tiếp trên tầng đá. Di chỉ bãi khai thác đá rộng 30.000m2. Ở phía ngoài có thể chứng minh: Không ít nguyên liệu bằng đá được vận chuyển từ đâu đó đến, được kéo lên núi bởi sức người và đòn bẩy cứng. Nếu nô lệ không đem được đá lên sẽ bị đánh. Nếu như những mái nhà bằng cỏ của các ngôi nhà ở đây còn tồn tại thì Machu Pic­chu hoàn toàn xứng đáng là thành phố đẹp nhất Thế giới.

Để đáp ứng nhu cầu tự cấp tự túc, người In­ca đã khai hoang hàng trăm ruộng bậc thang phía sau núi và mỏm núi nghiêng để trồng cây lương thực. Mỗi tầng vách đá cao khoảng 3m, dài hàng trăm mét trùng điệp đến tận đỉnh núi, mỗi lớp đều được đào rãnh dẫn nước tưới.

Trên một gò đất nhỏ của di chỉ cổ có một tấm đá hình chữ nhật lớn không gì so được. Bề mặt hòn đá ấy được mài nhẵn bóng, góc cạnh sắc nét, đặt hướng về phía Đông, trên đá cột một sợi dây thừng to bằng miệng bát. Qua khảo chứng của các nhà khảo cổ, đây là “Đá buộc Mặt trời” nổi tiếng, biểu đạt khát vọng không để Mặt trời rơi xuống của người In­ca, để mãi mãi soi sáng tình cảm mộc mạc trên Trái đất. Ngoài ra, “Đá buộc Mặt trời” còn là một bộ thiên văn nhật dịch đặc trưng. Người In­ca ngày ấy đã biết thông qua sự thay đổi của bóng nắng để xác định mùa, tạo ra lịch Mặt trời và dựa vào đó để làm nông nghiệp.

“Đá buộc Mặt trời” (Ảnh: econ.sur­rey)

Vậy, tòa thành này được xây dựng từ thời kỳ nào và bị vứt bỏ trong hoàn cảnh nào? Từ khi phát hiện thấy “Thành phố trên không” đến nay, người ta đã có nhiều phán đoán khoa học về sự tồn tại và mất đi của nó.

Bin­Quy - Người phát hiện đầu tiên nói: Các miếu thần của thành cổ đều lắp đặt 3 cửa thông gió, không giống với các di chỉ In­ca khác. Do vậy, đây có thể là nơi sinh ra người tạo lập Đế quốc In­ca - vị Quốc vương đầu tiên Mankeka­park.

Có một vài học giả cho rằng, Machu Pic­chu là “Thành của nữ thần Mặt trời”. Bởi vậy, tỷ lệ nam nữ của dân cư trong thành là 1/2. Những phụ nữ dung mạo đẹp đẽ được chọn làm nữ thần của Mặt trời đến từ khắp nơi trên đất nước được đưa về đây, sống cuộc sống ẩn dật. Xuất phát từ việc phải giữ bí mật cẩn thận, vì vậy các thần dân đều không biết đến sự tồn tại của tòa thành này.

Để lý giải sự mất đi của thành phố này, các nhà khảo cổ đã đề cập đến nền kỹ thuật lạc hậu ở thời kỳ cổ đại của người In­ca. Họ cho rằng, việc cung cấp quần áo, lương thực cho vài vạn người thật không dễ dàng, ngẫu nhiên gặp phải thiên tai thì những người In­ca cổ đại không có cách nào duy trì cuộc sống, chỉ có thể phân tán mọi nơi.

Machu Pic­chu không chịu sự phá hoại của tự nhiên thì lại gặp phải sự tấn công tàn bạo của các bộ lạc từ phía rừng rậm hoặc có lúc là nội chiến điêu tàn giữa những kẻ thống trị, của những người nô lệ đứng lên khởi nghĩa. Từ đó, cư dân phần lớn tử vong hoặc chạy trốn, thành phố trên không này bị bỏ hoang.

Ruộng bậc thang phía sau núi (Ảnh: inkas)

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Bí mật về thành trì ngầm ở Cap­pado­cia!

Năm 1963, tại làng Drinkuer ở cao nguyên Cap­pado­cia! cách cố đô Ankara - Thổ Nhĩ Kỳ 360km về phía Đông Nam, một nông dân khi đào đất trong vườn nhà vô tình phát hiện ra một cửa hang.

Các cột đá đều được trang trí điêu khắc những hoa văn

(Ảnh: cromwell-​intl)

Nếu đi sâu vào hang qua 8 tầng hành lang có thể nhìn thấy một thành ngầm còn nguyên vẹn. Hai bên đường hầm đan xen ngang dọc được xây dựng vô số nhà ở, có nhà thờ, ngõ ngách, giếng nước và phòng cất giữ lương thực, thậm chí còn có cả nhà ngầm chuyên làm nơi mai táng. Trong hang có 52 lỗ thông gió hướng lên mặt đất được ngụy trang rất tinh vi, mấy địa đạo làm lối thoát hiểm được cấu tạo rất kỳ diệu.

Theo dự tính, thành ngầm quy mô như vậy có thể bảo đảm an toàn cho 2 vạn người sống trong đó. Cách đây 2 năm, một mê cung có quy mô giống như thành ngầm Cap­pado­cia! ở gần Ke­meck­li cũng đã được khai quật. Điều khiến người ta bất ngờ ở đây là: 2 thành ngầm này chính là một chỉnh thể nối liền nhau thông qua một địa đạo dài 10km.

Đến nay, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 36 thành ngầm với các quy mô khác nhau. Thành ngầm nhỏ có thể gọi là làng ngầm đủ để làm chỗ ở cho mấy chục gia đình, còn lớn nhất vẫn là 2 thành ngầm có quy mô như thành phố được nối liền với nhau ở cao nguyên Cap­pado­cia!. Hiện nay công tác khai quật vẫn đang được tiến hành, theo dự tính có khoảng hơn 100 thành ngầm sẽ được tìm thấy.

Trước khi phát hiện ra thành ngầm, ở Cap­pado­cia! các nhà khảo cổ đã phát hiện được hàng nghìn giáo đường ngầm trong tầng nham thạch. Các giáo đường này được đục ở trong các ngọn núi đá nhỏ hoặc trên các vách đá cao. Có những giáo đường khá khang trang, nham thạch được đục rất công phu điệu nghệ thành cổng vòm, hình trụ, hình chóp. Từng tấc trên bề mặt và các cột đá đều được trang trí điêu khắc những bức họa và hoa văn. Chúng được vẽ rất sống động, minh họa những câu chuyện trong Kinh thánh và cả những truyền thuyết dân gi­an cũng như tôn giáo phương Đông. Thậm chí đến cả đồ dùng gia đình như đàn tế, bàn ăn, ghế tựa, giường ngủ trong phòng đọc sách, phòng ngủ và các bếp của các đạo sỹ sống ở đây đều được làm bằng đá.

Vậy, các thành đá ngầm này được hình thành như thế nào, những đồ dùng bằng đá trong các phòng đã được chế tạo như thế nào?

Với trình độ lao động thủ công thuần túy mà những người thợ thời đại đó đã đục được các gi­an phòng lớn như vậy trong núi đá vôi rất cứng? Lẽ nào do tinh thần kiên trì họ đã chiến thắng sức mạnh thiên nhiên, và trải qua nhiều thế hệ họ mới hoàn thành các công trình này. Nhưng, cũng có thể do các ngọn núi lửa có quy mô lớn ở Cap­pado­cia! thời kỳ cổ đại phun nham thạch hình thành các đường hầm. Sau đó, con người đục đào thiết kế thêm mới tạo thành các thành ngầm này. Đó chính là kết quả tác động gữia sức mạnh của con người kết hợp với sức mạnh của thiên nhiên.

Ảnh: cromwell-​intl

Như vậy, những cư dân sống sớm nhất trong các thành ngầm này là ai? Chắc chắn họ không phải thổ dân mà là người ở vùng đất xa xôi khác đến đây lánh nạn. Sở dĩ họ chọn Cap­pado­cia! bởi vùng đất này hoang vắng không có dấu chân người nên không gây sự chú ý của người bên ngoài. Dân trong làng lúc đầu dùng đá xây dựng nhà cửa, nhưng sau đó họ phát hiện ra không nhà nào vững chắc bằng nhà được đục trực tiếp bằng đá, lúc đầu là ngoài bề mặt núi đá, sau đó họ dần xây dựng vào trong lòng núi và mở rộng ra thành ngầm.

Thời kỳ đế quốc Byzan­tine, chỉ có vùng Cap­pado­cia! là nơi luôn an toàn. Những tín đồ Cơ đốc và giáo sỹ thành kính các nơi đều tìm về Cap­pado­cia! lánh nạn. Do vậy, vùng Cap­pado­cia! bỗng nhiên trở thành một thánh địa, những người muốn tu đạo, truyền đạo hay muốn cư trú tất yếu phải xây dựng nhiều giáo đường, viện tu đạo và các làng ngầm đã khiến cho quy mô các thành ngầm không ngừng được mở rộng.

Ảnh: us­er.chol­lian

Cuối thế kỷ XII hoặc đầu thế kỷ XI­II, đế quốc Byzan­tine dần bị diệt vong. Người Cap­pado­cia! bắt đầu trốn chạy bốn phương, cũng có thể họ chạy đến miền Tây cùng sống với người Cơ đốc giáo, cũng có thể họ đổi tôn giáo đến sống chung với những người Đạo Hồi ở những thôn làng Ả Rập,.. Thực ra, từ cuối thế kỷ XVII, một vị sứ giả của Vua Louis XIV nước Pháp đã phát hiện ra các thành trì ngầm và giáo đường trên cao nguyên Cap­pado­cia!. Ông quay về châu Âu tuyên bố phát hiện quan trọng này nhưng không ai tin, mọi người còn cho rằng ông bị điên. Không đầy một thế kỷ sau, số người phát hiện ra các thành trì và giáo đường ngầm càng nhiều thì cũng là lúc vùng Cap­pado­cia! dần trở nên nổi tiếng. Những tín đồ hành hương về đất thánh đông như trảy hội, các nhà khảo cổ học cũng tốn không biết bao công sức với vùng đất này. Tuy nhiên, các thành trì ngầm đã được xây dựng như thế nào và cư dân sớm nhất sinh sống ở đây từ đâu đến rồi họ đi đâu cho đến nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Vén màn bí mật về những đền tháp cổ ở Cát Tiên

Những tháp Chăm, những ngôi đền Phù Nam rồi di tích Cát Tiên, tất cả dù hiện hữu hay lộ ra qua khảo cổ học, vẫn để một câu hỏi lơ lửng lâu nay: Vật liệu xây dựng từ đâu, hay giả thiết rằng người xưa đã xếp gạch lên rồi nung nguyên cả ngọn tháp?

Những ngày qua, phát hiện ở vùng Cát Tiên đã làm sáng tỏ những thắc mắc trên.

TS Bùi Chí Hoàng khẳng định những lò gạch này chính là nơi cung cấp gạch để xây di tích Cát Tiên. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Một cánh đồng bao la rộng hàng chục mẫu, với một vòng cung những ngọn núi hình bát úp kết thành dãy ôm lấy cánh đồng, cách đó không xa là dòng sông Đồng Nai với di tích Cát Tiên lụi tàn nằm ngay bên bờ. Ngay giữa đồng, thuộc địa phận xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng, suốt hai tuần khai quật, từ 15/7 (và sẽ kéo dài đến 20/8 để hy vọng có thêm phát hiện khác), các nhà khảo cổ đã tìm thấy dưới lòng đất bốn lò gạch cách nhau không xa. Đấy là dấu tích những lò gạch cổ, ước chừng cách nay 12-16 thế kỷ.

Suốt hơn 20 năm qua các nhà khảo cổ học VN và thế giới đã phát hiện dần hàng loạt đền tháp, mộ tháp… đậm màu Ấn Độ (thờ thần Si­va lin­ga-​yoni…) và gọi chung là “di tích khảo cổ học Cát Tiên”.

Di tích Cát Tiên đang tiến dần đến tầm vóc của một di sản thế giới, được chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá đồ sộ hơn cả di tích Mỹ Sơn ở Quảng Nam.

Các lò gạch chưa từng thấy trên lãnh thổ Việt Nam này trông rất thô sơ với chiều dài cả khối lò độ 21m, ngang 6m. Ở đó hiện ra những lằn gạch bị cháy đen chen lẫn những lằn có gạch au đỏ, than củi, cùng hệ thống kết cấu lò với những cầu lửa (để đốt lửa vào nung gạch) và cầu gạch (để chất gạch lên nung) đều có hướng đón gió vào lò từ phía nam.

Đoàn khảo cổ (gồm Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ TP HCM thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ và Bảo tàng Lâm Đồng) đã mang gạch đi so sánh và xác định chủng loại gạch.

“Không nghi ngờ gì nữa, những lò nung bí ẩn bị chôn vùi dưới lòng đất này chính là nơi sản xuất ra gạch phục vụ đại công trình xây dựng di tích Cát Tiên, cách đấy chừng 1 đến 1,5km”, nhà khảo cổ học Bùi Chí Hoàng, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ TP HCM, người đặt những nhát khai quật khảo cổ đầu tiên ở Cát Tiên từ năm 1985, nhận định.

Vết tích lò gạch lộ ra.

(Ảnh: Tuổi Trẻ)

Theo tiến sĩ Hoàng, việc xây dựng những lò gạch ngay sát con suối lớn chảy qua là để thuận lợi trong vận chuyển gạch ra sông Đồng Nai để đưa về công trường xây dựng, và chọn cánh đồng thoáng rộng trên là để có sân phơi trong quá trình sản xuất gạch

Lâu nay, việc xác định niên đại cho di tích Cát Tiên vẫn còn chưa có sự đồng nhất. Có chuyên gia cho là từ thế kỷ 4, có người nói thế kỷ 7-8, cũng có người lại cho từ 8 đến 11…

Trong việc hoàn thiện hồ sơ mà Cục Di sản - Bộ Văn hoá Thông tin đang làm để trình UN­ESCO công nhận di tích Cát Tiên là di sản văn hóa thế giới, việc xác định được niên đại ra đời cũng là một yêu cầu.

Ông Hoàng cho rằng những mẫu than ở “trung tâm” sản xuất gạch này sẽ giúp xác định niên đại dễ dàng hơn, bằng phương pháp C14. Thêm nữa, từ các lò gạch cổ sẽ mở ra khả năng nhận biết về đặc điểm cư trú, cư dân, nghề thủ công… ở Cát Tiên trong quá khứ, đặc biệt là khả năng xác định chủ nhân của di tích Hin­du giáo này…

Sau khi nhận được thông tin trên, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã lập tức đồng ý cho xây nhà mái che để bảo vệ những lò gạch cổ.

 Theo Tuổi Trẻ, Vn­ex­press Thuật phân thân hay những phút giây của ảo ảnh

Khi cô em gái của Maria khẳng định trông thấy chồng Maria đã hôn một người đàn bà khác ở khu vườn nhà cô thì một nỗi hoang mang hiện lên trong hồn cô. Lẽ nào chồng cô lại có thuật phân thân, vừa âu yếm vợ lại vừa có thể tư tình với một người đàn bà khác?

(Ảnh: CAND)

Những câu chuyện kỳ dị về thuật phân thân được kể ở khắp nơi trên thế giới từ thế giới cổ đại đến thời hiện đại. Vào những thiên niên kỷ đầu tiên của thời đại In­ca, thuật phân thân là một trong những phép thuật cơ bản của những phù thủy trong bộ tộc. Yonser, một phù thủy được lưu truyền là giỏi nhất thời ấy. Ông ta có cách phân thân không khác gì Tôn Ngộ Không trong tác phẩm Tây Du Ký. Người ta cho rằng đối với những phù thủy đã tu luyện nhiều năm thì trong cơ thể của ông ta tồn tại rất nhiều đời sống khác nhau.

Yonser có thể cùng một lúc có mặt ở nhiều nơi, người ta đồn với nhau như vậy. Nhưng không hiểu sao, ông ta chỉ có mặt trong giây lát rồi biến đi ngay. Yonser hiện đến đó, không làm gì hết rồi lại tan biến đi. Có điều lạ lùng là chỉ có những đứa trẻ hay người già mới có thể nhìn thấy điều ấy.

Một trong những kẻ thù của Yonser, cũng là một phù thủy (những kẻ luôn lừa gạt người khác bằng khả năng của mình) không tin vào thuật phân thân của Yonser vì hơn ai hết chính kẻ đó hiểu được “thuật phân thân” là như thế nào. Tiếng tăm của Yonser làm cho anh ta ghen tức và anh ta quyết định phá vỡ huyền thoại về Yonser bằng cách bắt cóc vợ của Yonser.

Người đàn bà bị tước bỏ hết quần áo và cả mảnh đá nhỏ có khắc hình của chồng rồi bị đưa lên gi­am ở túp lều nhỏ trên núi cao. Xung quanh túp lều đó được chất đầy củi. Ngọn lửa vây kín thành một vòng lớn cách xa túp lều nhưng ngọn lửa đủ lớn để không ai có thể vào cứu người đàn bà được. Sau khi ngọn lửa đã rực lên, tin đồn rằng vợ Yonser bị bắt và bị nhốt trên núi cao được lan truyền nhanh chóng. Hàng ngàn người đổ đến ngọn núi đang bốc cháy rừng rực để xem Yonser phân thân cứu vợ như thế nào.

Đúng lúc mọi người đang xì xào bàn tán thì ngọn lửa tự nhiên bị uốn xuống một góc. Đám đông quay đầu lại. Yonser xuất hiện và theo sau là người vợ. Mọi người xô đến hỏi han nhưng người vợ nói rằng đây là hiện thân của chồng nên “anh ta” sẽ không nói gì. Yonser thật vẫn đang ở trong thung lũng...

Đầu thế kỷ XIX ở Mỹ diễn ra một vụ án hết sức phức tạp. Kater, một người bị tình nghi là đã giết chết hai người đàn bà và một đứa trẻ, sau đó lấy hết tư trang của họ. Có nhiều nhân chứng nhìn thấy điều đó. Hơn nữa, người ta còn tìm thấy chiếc răng giả mà kẻ đó làm rơi lúc y gây án. Chiếc răng đó vừa khít với hàm răng của y...

Nhưng có điều lạ là đúng trong thời điểm xảy ra vụ án thì Kater lại đang ngồi uống rượu với chính vị cảnh sát trưởng, vì hai người là hàng xóm của nhau. Ban đầu người ta nghi ngờ vị cảnh sát trưởng che giấu tội lỗi cho Kater. Nhưng ngoài ông ta ra còn rất nhiều nhân chứng khác trong quán rượu. Điều lạ là chính vị cảnh sát trưởng cũng thừa nhận rằng hôm đó ông ta không nhìn thấy chiếc răng giả của Kater

Giải thích về chuyện này, Kater cũng không hiểu nổi tại sao anh ta đang uống rượu thì răng giả lại rơi ra ở một nơi xa thế. Trong cả buổi ngồi uống rượu, Kater không hề đứng dậy một chút nào... Tất cả điều ấy được xác nhận rõ ràng... Vụ án có đầy những chi tiết ly kỳ nên không thể kết án được.

Suốt quãng đời còn lại, Kater luôn sống trong sự theo dõi của cảnh sát và những người xung quanh. Nhưng dù đào bới hàng chục lần cả khu vườn rộng nhà Kater, người ta vẫn không tìm được đồ nữ trang đã bị lấy mất. Trước khi chết, Kater được đưa đến nhà thờ để xưng tội lần cuối. Ông già Kater vẫn một mực kêu oan. Kater chết và vụ án cũng đóng lại.

Sau này, vào cuối những năm 70, khi khoa học hình sự đã phát triển, người ta xác định được rõ ràng dấu vân tay của Kater trên quần áo nạn nhân và đồng thời cũng xác định được dấu vân tay của ông ta trên chiếc cốc mà Kater đã uống rượu vào thời điểm đó. Thế là thế nào? Phải chăng Kater thực sự biết đến thuật phân thân.

Bí mật của ảo ảnh

Thực ra thuật phân thân cũng có một nguồn gốc phát sinh thật sự. Con người xưa kia thường tin vào một vị thần có sức mạnh tuyệt đối nào đó. Vị thần này sẽ giúp “từng người” một ở mọi lúc mọi nơi khi người ấy gặp khó khăn. Mà thời điểm nào cũng có rất nhiều người gặp khó khăn cho nên trong tưởng tượng của con người, vị thần đó biết phân thân ra để giúp đỡ họ.

Những vị phù thủy xưa đã nắm lấy niềm tin này để hù dọa người dân và mưu lợi cho mình. Tuy vậy, có một số người vẫn bán tín, bán nghi về sự tồn tại của thuật phân thân vì vẫn có những điều không thể giải thích nổi hiện ra trước mắt họ.

Hiện nay, trên thế giới và cả ở Việt Nam nữa thỉnh thoảng có tin đám trẻ con này, đám phụ nữ kia nhìn thấy sự hiện diện của các vị thần nào đó. Chúng ta lưu ý rằng trong những tin đồn đó không hề xuất hiện những người đàn ông.

Ở Ai Cập, một người đàn bà nhìn thấy vị Pharaon xuất hiện trong làn sáng ngay cạnh Kim tự tháp. Vị Pharaon này xuất hiện trong giây lát, không nói gì rồi tan biến. Cùng thời điểm đó, ở một vài nơi có hình khắc họa vị Pharaon này, những người đàn bà khác cũng “nhìn thấy” vị Pharaon hiện lên trong làn ánh sáng.

Cùng một thời điểm, nhiều người đàn bà “nhìn thấy” vị Pharaon

hiện lên trong làn ánh sáng.

Ngay lập tức các nhà nghiên cứu vào cuộc. Người ta nhận ra rằng những người đàn bà “nhìn thấy” vị Pharaon hiện ra đều là những người đàn bà có tâm hồn yếu đuối. Vị trí mà vị Pharaon hiện ra là dòng ánh nắng bên trái Kim tự tháp. Một điều nữa phải lưu ý rằng, trên mặt Kim tự tháp liền kề dòng ánh sáng đó được khắc họa chính vị Pharaon đó. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, không có vị Pharaon hiện hình nào cả. Những người đàn bà nhìn hình tượng Pharaon khắc họa trên mặt Kim tự tháp rồi tâm thần xúc động đưa mắt sang bên cạnh. Dòng ánh nắng ập vào mắt khi mà hình ảnh của Pharaon vẫn còn lưu lại vài giây trong võng mạc.

Để chắc chắn hơn, người ta làm lại các thí nghiệm kiểu đó với những người đàn bà ấy. Cuối cùng họ đi đến kết luận rằng, đối với những người đàn bà đó, hình ảnh nào gây xúc động cho họ thì sẽ lưu lại trong võng mạc của họ lâu hơn bình thường. Điều đó cũng xuất hiện ở những đứa trẻ. Khi lý trí chưa phát triển mạnh, tâm hồn trẻ nhỏ “tẩy đi” những hình ảnh mà chúng thu nhận rất chậm chạp. Do đó khi một hình ảnh lọt vào mắt chúng, nếu hình ảnh đó gây ấn tượng mạnh, thì hình ảnh đó vẫn lưu giữ trong võng mạc chúng khi một hình ảnh kế tiếp ập tới.

Điều đó giải thích rằng tại sao con trẻ hay gặp những chuyện kỳ lạ là vì thế... Ngoài phụ nữ, con trẻ, những người đàn ông yếu đuối, đa cảm cũng hay gặp những ảo ảnh đặc biệt như trên. Nếu hình ảnh đó quá ấn tượng thì nó sẽ đọng lại rất lâu trong võng mạc anh ta. Thậm chí tâm tưởng anh ta luôn suy nghĩ về nó thì nó có thể vô tình “hiện lên” ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.

Những ảo ảnh như vậy không hẳn đã là xấu vì nếu là một hình tượng tốt sinh ra các ảo ảnh thì tâm hồn con người sẽ được bồi đắp rất nhiều. Nhưng nếu đó là một hình tượng xấu thì chúng ta phải cảnh giác vì có những người không có thiện tâm, sẵn sàng lợi dụng các ảo ảnh của chính chúng ta để mưu cầu lợi ích cá nhân họ.

Lê Tất Đắc

 Theo An ninh thế giới Thực sự có tồn tại một chiều không gi­an khác?

Đã từ lâu, các nhà khoa học trên thế giới tin rằng thời gi­an và địa điểm chúng ta đang sống chỉ là một trong nhiều chiều không gi­an và thời gi­an mà chúng ta không nhìn thấy được.

Theo họ, thời gi­an có thể đếm được, là một dạng vật chất không thể biến mất. Do đó hình hài của chiều thời gi­an cũng có mặt ở mọi nơi. Khi 2 chiều thời gi­an trùng nhau thì đó cũng là hiện tượng tự nhiên, giống như lúc mưa rơi, nắng rọi và sấm sét dậy trời. Người ở một chiều thời gi­an có thể nhìn thấy một chiều thời gi­an khác, có thể là chiều thời gi­an tương lai hoặc quá khứ.

“Tam giác quỉ” Bermu­da ở Đại Tây Dương được mệnh danh là “tử địa”, vì đã có hàng trǎm tàu thuyền và máy bay bị mất tích một cách bí ẩn tại đây trong vòng 100 nǎm qua. Những người đi biển tin rằng giữa Đại Tây Dương có một “rốn biển” với những xoáy nước khổng lồ có đường kính hơn 100 dặm... Và đó có thể là cánh cửa xuyên vào một chiều thời gi­an khác có tốc độ gấp 2 lần tốc độ ánh sáng. Các nhà khoa học ở một số cơ quan nghiên cứu quốc tế nổi tiếng cho biết, có thể làm cho con người chúng ta xuyên qua một chiều thời gi­an khác, nhưng đáng tiếc tốc độ của các phương tiện mà con người tạo ra hiện thời mới chỉ đạt chưa đầy 1/3 tốc độ ánh sáng. Vì vậy, những tàu thuyền và máy bay bị mất tích một cách bí ẩn có thể là do bị hút vào một chiều không gi­an khác.

Cũng tương tự như vậy đối với sự kiện bí ẩn xảy ra trên bầu trời Niu Yoóc (Mỹ) vào cuối nǎm 1999. “Lạy Chúa, chúng tôi đang ở đâu vậy. Làm sao chúng tôi đến được nơi đây? Đây là Hãng hàng không Alp Air, chuyến bay 703. Tất cả đều lạ lùng. Tôi không biết mình ở đâu. Người nào nhận được những lời này xin hãy giúp chúng tôi”. Đó là nội dung lời kêu cứu của một viên phi công “ma” truyền qua làn sóng điện với giọng vô cùng sợ hãi. Rồi chiếc máy bay hành khách kiểu cũ ĐC.7 mà hãng Bo­ing chế tạo từ hơn 30 nǎm trước bỗng xuất hiện phía trên đảo Mahát­tan ở thành phố Niu Yoóc.

Những người chứng kiến hình ảnh của “chiếc máy bay ma” nói trên là viên phi công lái một chiếc máy bay trực thǎng đưa một số du khách bay thưởng ngoạn toàn cảnh thành phố lớn nhất thế giới này. Viên phi công lái máy bay trực thǎng tên là Ben Giắc­man đã nhận được lời cấp báo đó một cách rõ ràng. Và 12 khách du lịch trên chiếc máy bay cũng tận mắt nhìn thấy “chiếc máy bay ma” ĐC.7, một số người đã chụp ảnh nó. Ben Giắc­man sau đó thuật lại trên truyền hình về sự kiện bí ẩn này: “Khi tôi nhận được lời nói của anh ta, tôi vội bấm nút trả lời ngay, vì nhận thấy giọng nói của anh ta giống người đang bị hoảng loạn. Anh ta cuống lên nói rằng lẽ ra máy bay đã tới dãy núi Alp (ở châu Âu), nhưng sao không nhìn thấy nó và phía dưới cũng không phải Thuỵ Sĩ, vì anh ta biết rõ địa hình. Tôi bèn nói với anh ta rằng anh ta đang ở trên bầu trời nước Mỹ, vì không có lịch trình bay qua đây. Anh ta cất cánh từ sân bay thành phố Vêrô­na (Italia) và bay đến thành phố In­xbrúc (áo). Khi đó tôi nghĩ rằng gã phi công này không điên thì cũng say rượu. Nhưng tôi bỗng rợn tóc gáy vì chợt nghĩ ra điều gì đó. Tôi hỏi ngày cất cánh của anh ta là ngày nào. Điều viên phi công trả lời khiến tôi gần như không tin nổi vào tai mình. Anh ta nói rành mạch rằng máy bay cất cánh tại sân bay quốc tế Vêrô­na hồi 6h45 ngày 26/11/1972 để bay tới thành phố In­xbrúc, rồi sẽ bay tiếp đến Lícht­enx­ten. Máy bay của anh ta có phi hành đoàn 7 người và 132 hành khách. Tôi sững sờ, không biết nói sao, rồi tôi nghe tiếng viên phi công ”ma“ đó bắt liên lạc với trạm hoa tiêu bay của thành phố In­xbrúc. Đến đây tôi biết rằng mình đang đối mặt với điều tựa như chuyện truyền kỳ bí ẩn. Tôi đã gặp ma hay linh hồn đang xuyên qua chiều thời gi­an quá khứ để đến với chiều thời gi­an hiện tại. Tôi nói với anh ta rằng giờ đây không phải là nǎm 1972 mà là nǎm 1999, nhưng anh ta vẫn khǎng khǎng cãi nǎm nay là nǎm 1972”.

Về sau Ben được biết rằng Hãng hàng không Alp Air và chuyến bay 703 là có thật 100%. Nǎm 1972, chuyến bay này đã chở các SV người Pháp và Italia đi dự cuộc thi trượt tuyết mùa đông. Nhưng máy bay đó đã gặp bão tuyết đột ngột và bị rơi sau khi cất cánh được 40 phút. Chuyến bay nói trên được ghi nhận là “mất tích” cùng với thông báo tất cả các hành khách và phi hành đoàn trên máy bay đều chết, vì từ đó đến nay người ta chưa hề tìm ra vết tích của chiếc máy bay này.

Ben cho biết thêm: “Khi đang cố khẳng định đang là nǎm 1999, tôi nghe thấy tiếng nấc và giọng nói như của người hấp hối của ”viên phi công ma“. Tôi nhìn về phía cửa sổ buồng lái và cửa sổ khoang hành khách của chiếc máy bay đó và thấy rằng hình như bên trong máy bay không phải là người mà chỉ là hình bóng của họ. Tôi tìm cách lái trực thǎng tiến lại gần chiếc máy bay DC.7, nhưng ngay lập tức có một luồng ánh sáng trắng loá lên rồi ”chiếc máy bay ma“ nọ bỗng nhiên mất hút, cứ như chẳng có gì xảy ra trước đó”...

 T.H Sưu tầm Bí ẩn 'thung lũng chết' ở Siberia

Yaku­tia (Ảnh: ski­talets)

Nằm ở phía Tây Bắc Yaku­tia - Siberia, gần thượng lưu sông Vil­iuy có một thung lũng kỳ lạ, nơi dấu vết của nhiều sự biến đổi lớn về địa chất trong lòng đất xảy ra cách đây hàng trăm năm. Ở khu vực này, người ta còn tìm thấy các mảnh kim loại lạ nằm sâu dưới lớp đất, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được thành phần hóa học của chúng. Tên gọi theo tiếng địa phương của vùng đất này là Uliuiu Cherkechekh, còn gọi là “thung lũng chết”.

Khu vực này trải rộng trên một diện tích hơn 1000 km2, được bao phủ bởi các cánh rừng Taiga rộng lớn với rất nhiều đầm lầy, các miệng núi lửa và là nơi hằn in dấu vết các vụ va chạm thiên thạch với Trái đất.

Xưa kia, vùng đất này là nơi qua lại của những người dân du mục Evenk. Họ đến từ Bo­dai­bo, qua An­ny­bar để ra biển Laptev. Những người du mục kể lại rằng, họ thường thấy những tấm kim loại có màu sắc giống như đồng, nhưng rất cứng và sắc, có thể cắt được kim loại khác một cách dễ dàng. Mỗi tấm có đường kinh từ 6-8m, bao phủ bên ngoài lớp vỏ kim loại là một lớp giống như bột mài. Khi dùng dao để cứa vào nó, người ta không thấy bất kỳ một vệt xước nào để lại trên bề mặt. Qua phân tích, các nhà khoa học nhận thấy những tấm kim loại này là mảnh vỡ của các khối hình tròn lớn chứa đủ nhiều người bên trong.

Mảnh vỡ của các khối hình tròn lớn

(Ảnh: bib­liote­cap­leyades)

Năm 1936, trong lúc thám hiểm “thung lũng chết”, một nhà địa chất học người Nga đã phát hiện ra một khối bán cầu bằng kim loại có sắc đỏ, nhô lên từ mặt đất. Khối bán cầu này đủ lớn để chứa 2 người nằm gọn bên trong. Khi đó, nhà địa chất chưa có đủ dụng cụ đo đạc cần thiết cũng như kiến thức để xác định đó là cái gì. Đến năm 1979, một nhóm khảo cổ khác đến nơi này cùng nhà địa chất người Nga trên, thì mặt đất ở đó đã trống trơn.

Những người dân sống ở gần 'thung lũng chết" kể rằng họ tận mắt chứng kiến nhiều hiện tượng lạ xảy a ở khu vực, như các khối cầu khổng lồ bay lên từ lòng đất, phá nổ và bắn ra các mảnh kim loại trên, hiện tượng sét khô, sét hòn và dấu vết để lại của các vụ va chạm thiên thạch đến từ ngoài Trái đất. Nhiều người cho biết họ đã tận mắt chứng kiến các khối cầu lửa hình nấm bốc lên trời như vụ nổ của một quả bom hạt nhân. Đặc biệt, người ta nhận thấy ở đây cây cỏ mọc không giống cây cỏ tự nhiên. Chúng rất xanh tốt, lá rộng hơn bình thường và có rất nhiều nhánh. Cỏ cũng rất lớn và có chiều cao gấp đôi thân người.

Một trong những truyền thuyết kỳ lạ nhất về “thung lũng chết” được những người dân du mục Yakut kể lại rằng: "Vào một ngày nọ, giữa lòng thung lũng đột nhiên bị bao phủ bởi các đám mây mù xám xịt và bị sét đánh dữ dội. Một cơn lốc xoáy khổng lồ bốc lên từ dưới mặt đất, bụi bay mù mịt hàng trăm dặm. Vật thể lạ này có màu

Ánh sáng rực rỡ lan tỏa, sau đó là những tiếng nổ inh tai (Ảnh: nexus­magazine)

đỏ giống màu đồng và phát ra những âm thanh rất chói tai. Ít lâu sau, nó biến mất dưới lòng đất sâu, để lại miệng hố khổng lồ có bán kính rộng đến 20m. Người ta kể lại rằng, bất cứ ai tò mò muốn đến gần miệng hố xem điều gì đã xảy ra đều không bao giờ quay trở lại. Sau đó ở khu vực này xuất hiện các khối cầu lửa khổng lồ vọt lên từ dưới mặt đất. Khi chạm đất, chúng gây ra các tiếng nổ khủng khiếp và tạo ra các hố sâu đến 100m ở khu vực núi bao quanh thung lũng. Sau khi xảy ra các vụ nổ trên, những người dân du mục phải rời bỏ nơi đây để tìm đến các vùng đất an toàn hơn cho cuộc sống của họ".

Theo các nhà khoa học, những vụ nổ kỳ lạ trong truyền thuyết trên rất giống với các vụ nổ hạt nhân ngày nay. Họ cũng phát hiện ra rằng, những tàn tích còn sót lại ở “thung lũng chết” có nhiều điểm gần giống với những bí ẩn của nền văn minh cổ đại Maya thuộc Mex­ico (đã biến mất từ năm 830 sau ảnh hưởng của một vụ nổ được tạo ra bởi một sức mạnh bí ẩn mà cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân). Đặc biệt, ở “thung lũng chết” vào một số thời điểm nhất định trong ngày, các nhà khoa học đã đo được mức phóng xạ cao hơn bình thường từ dưới lòng đất.

Các nhà khoa học cho rằng, ẩn sâu dưới lớp đất của “thung lũng chết” tồn tại sự hoạt động mạnh của các dòng từ trường. Do trước đây quân đội Liên Xô đã chọn nơi này để thử nghiệm vũ khí hạt nhân nên trữ lượng phóng xạ còn sót lại kết hợp với từ trường trong đất đã khiến cho vùng này bị nhiễm xạ nặng. Mặc dù vậy, người ta vẫn chưa giải thích được nguồn gốc của các tấm kim loại lạ được tìm thấy ở đây và chưa phân tích được thành phần hóa học của nó. Một số người thậm chí cho rằng đây chính là mảnh vỡ của các đĩa bay đến từ ngoài Trái đất, vì nhiều người ở khu vực này đã tận mắt chứng kiến các vật thể lạ phát sáng bay lên từ lòng thung lũng. Cho đến nay, những bí ẩn về vùng đất này vẫn chưa được sáng tỏ.

Sông Vil­iuy (Ảnh: bib­liote­cap­leyades)

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Những tiếng gọi bí ẩn

Một phụ nữ bước vào cửa hiệu, khi cô đang đi quanh góc nhà thì chợt nghe một giọng nói gọi tên cô 2 lần. Cô chạy lên phía trước nhưng không thấy ai, và lúc đó vang lên những tiếng ầm ầm. Cô quay trở lại góc nhà, nơi vừa đi qua thì thấy chiếc cột nhà đổ nằm đó và chao đèn trên bàn vỡ tan từng mảnh.

Thì ra đã có một chiếc thùng phuy lăn từ trên xe tải xuống và làm đổ chiếc cột nhà. Cô đã thoát hiểm nhờ tiếng gọi bí ẩn.

“Con người ta không hiếm khi nghe thấy một giọng nói nào đó như được cất lên từ bên ngoài. Và dù cố gắng tìm kiếm nơi phát ra giọng nói, họ cũng không thấy ai”, ông Ig­or Vi­nokurov, chủ tịch Ban nghiên cứu những hiện tượng khó lý giải của Nga nói.

Một câu chuyện khác ông ghi nhận được ở Nga như sau. Sau khi người mẹ qua đời được 2 tuần, cậu bé 13 tuổi tên là Alecx­ey đã sống ở nhà người bà con. Một thời gi­an sau, cậu trở về nhà mình, trong nhà không có ai cả. Cậu định bụng chuẩn bị bữa ăn. Tủ lạnh đặt ở gần cầu thang ngoài. Thế nhưng khi cậu đưa tay nắm cửa thì từ đâu có tiếng gọi vang lên, đúng là giọng nói nhẹ nhàng của mẹ đang gọi cậu. “Vâng, mẹ ơi”, cậu bé đáp rồi chạy bổ vào phòng bà và chỉ thấy chiếc giường trống trơn nên đứng sững lại. Sau đó, cậu trở lại nhà bếp mà trống ngực đập thình thịch, rồi cậu quay lại cửa ở cầu thang thì tiếng kêu thảng thốt của người mẹ lại vang lên. Cậu bé không nhớ là đã trở lại phòng mẹ thế nào nữa. Ngay lúc đó bà hàng xóm sang và nói rằng, người ta đã phá bỏ hoàn toàn chiếc cầu thang này rồi vì nó bị lung lay. Cậu bé đã thoát khỏi nguy hiểm chết người.

Trong số những hiện tượng về giọng nói bí ẩn, đôi khi đó là thông báo cụ thể về sự kiện sắp tới mà nguồn tin lại là giọng nói phát ra từ TV hoặc ra­dio.

Vào lúc gần trưa, một phụ nữ trẻ người Anh đang xem TV, trên màn hình vang lên lời thông báo về vụ nổ ở Fliks­boro đã làm cho vài người bị chết. Không lâu sau đó, bạn bè của cô đến chơi và cô kể về tin này. Đến tối, họ xem phóng sự truyền từ nơi xảy ra tai nạn và kinh ngạc khi nghe thông báo tai nạn xảy ra vào buổi chiều. Quả thật, vụ nổ ở nhà máy hoá chất đã xảy ra vào lúc 16h35'. Các công trình của nhà máy hoàn toàn bị phá huỷ, khu dân cư, cửa hiệu và các xí nghiệp lân cận đều bị thiệt hại. Đã có 28 người bị chết, hàng trăm người bị thương và không hề có một tin tức nào được báo cáo vào lúc người phụ nữ nghe được thông báo cả.

Một người dân ở Xa­ma­ra là V.Grig­oriev đã ở trong gara của mình suốt cả ngày. Vào lúc gần 1 giờ trưa thì ra­dio thông báo về một tai nạn ôtô mà nạn nhân là một linh mục. Một chiếc xe của bưu điện đã đâm vào ông ta. Đến tối thì thông báo này được nhắc lại 2 lần. Ngày hôm sau Grig­oriev đi đến nhà nghỉ và mãi đến chiều tối mới về, cả ngày anh không đọc báo, nghe đài hay xem TV. Khi đi xe taxi, người tài xế kể lại hôm qua anh ta chứng kiến vụ đụng độ đó. Theo lời anh thì sự việc xảy ra vào lúc 11 giờ đêm hôm trước. Grig­oriev đã gọi điện đến đài phát thanh để hỏi về trường hợp này. Hoá ra, tin tức chỉ được phát vào lúc nửa đêm và phát lại vào buổi sáng.

Theo các chuyên gia về thần gi­ao cách cảm, những ảo ảnh về thính giác không phải lúc nào cũng là chứng hoang tưởng. Những giọng nói đoán định trước nguy cơ của hiểm họa sắp xảy ra có thể không phải là giọng nói của người quen, nhưng cũng có thể là của những người bà con hoặc người quen đã chết. Nếu như giọng nói là của người còn sống thì điều đó thường đến vào lúc mà người nghe đang ở trạng thái không tốt về thể chất hoặc cảm xúc - có thể là do bệnh tật, sự sợ hãi hay ước muốn được gặp ai đó. Đôi khi nó là tiềm thức và bên tai ta vang lên một cái tên như thể là lời kêu gọi sự giúp đỡ hoặc là sự cảm thông.

 Theo Sự thật Thanh Niên, KH & ĐS, VNE Bí mật tiếng gọi lúc mờ sáng

Đã hơn một tháng, An­na Bray, một phụ nữ độc thân 30 tuổi, sống tại thành phố Manch­ester (Anh) nhận thấy có những dấu hiệu rất kỳ quặc trong giấc mơ của mình. Cô thấy trong mơ rằng có ai đó thỉnh thoảng lại thì thầm vào tai cô: “Dậy đi, dậy đi An­na”. Cô liền trở dậy, chân tay có vẻ chới với rất lạ.

Tiếng gọi ấy rõ lắm. An­na không nghe nhầm và dường như tiếng thì thầm ấy phát ra từ phía tường bên trong chứ không phải là từ phía cửa sổ. Lẽ ra An­na không lưu tâm nhiều đến chuyện này nếu như khi tỉnh dậy không có gì xảy ra. Các nhà tâm lý đã chứng minh được rằng những người sống độc thân thường có ảo giác và nghe được những tiếng gọi tên mình như vậy trong mơ. Nhưng trường hợp của An­na có điều gì đấy rất kỳ quặc.

Khi tỉnh dậy, cô lại thấy chăn màn đã được gấp lại gọn gàng; bình nước cá vàng trong vắt như có ai đó vừa thay nước; bộ quần áo công sở đã được là gọn gàng và treo trên mắc; cửa sổ thì mở toang ra... Đó là những công việc mà cô thường làm mỗi khi thức dậy. Điều này đã khiến An­na không khỏi lo âu. Phải chăng có ai đó đã lẻn vào phòng khi cô đang ngủ say và làm hết tất cả những công việc đó?

Thật là một câu chuyện giống như chuyện cổ tích. An­na càng hãi hùng hơn khi nghĩ rằng đó là do cô bạn thân Brige trở về làm giúp cô những việc đó. Brige đã chết trong một tai nạn xe hơi từ lâu. Nỗi sợ này ngay lập tức ám ảnh vào giấc ngủ của An­na và cô nghe thấy chính Brige gọi mình. Cuối cùng An­na tìm đến các bác sĩ tâm lý.

Người ta cho rằng An­na bị ấn tượng rất nặng nề về cái chết của Brige nên tâm lý bị rối loạn, trí nhớ cũng không bảo đảm. Những công việc đã hoàn tất khi An­na tỉnh dậy rất có thể là cô đã làm vào buổi tối. An­na quả quyết rằng, cô không bao giờ thay bình nước nuôi cá vàng vào buổi tối. Nhưng cô thú nhận là thỉnh thoảng mình cũng là quần áo trước khi đi ngủ để buổi sáng có thời gi­an ngủ được muộn hơn.

Các bác sĩ giữ nguyên kết luận của mình rằng An­na đã bị rối loạn trí nhớ vì cái chết của bạn mình. Chính cô đã đi cùng Brige trên chiếc xe đó nhưng may mắn thoát chết. Để tránh những ám ảnh đó, các bác sĩ khuyên cô không nên ngủ một mình. An­na gọi điện cho một cô bạn gái đến ngủ cùng. Đêm đầu tiên, hai người bạn thức khuya nói chuyện. Hôm đó An­na chìm vào một giấc ngủ sâu và sáng dậy, cô thấy rất vui khi những công việc buổi sáng của mình vẫn còn nguyên, quần áo vẫn vắt trên đi văng, bình nước cá vàng vẫn đục ngầu...

Nhưng mọi việc lại bắt đầu vào đêm thứ ba. Cô bạn vẫn ngủ cùng. An­na lại mơ thấy tiếng ai đó thì thầm gọi mình trong giấc ngủ và sáng hôm sau quần áo lại được “ai đó” là sẵn. An­na lại đến bác sĩ. Người ta khuyên cô cứ trở về ngủ bình thường, họ sẽ tìm cách chữa trị khác. Đêm hôm đó, các bác sĩ cử người bí mật đến theo dõi phòng ngủ của An­na.

An­na trở dậy, mắt nhắm nghiền và làm chính xác mọi việc thường ngày (Ảnh minh họa: foga­to.com)

Căn phòng chìm trong ánh sáng lờ mờ, hồng nhạt của ngọn đèn ngủ. An­na Bray và cô bạn vẫn đang ngủ say. Trên chiếc giường rộng có rất nhiều gối nhỏ. Cửa sổ mở hé. Bầu trời đêm yên tĩnh không có sao. Đã hơn ba giờ sáng, cửa sổ phòng An­na khẽ rung rinh. Không có gì hết. Nó chỉ là một ngọn gió buổi sáng khẽ lùa vào phòng. Đột nhiên An­na trở dậy. Cô khẽ khàng không động đến cô bạn đang ngủ say.

Cô bật đèn lên, uể oải vươn vai rồi đẩy rộng cánh cửa sổ ra cô đi vào phòng tắm. Một lát sau, An­na trở lại phòng, cô lấy bàn là là quần áo công sở rồi vắt chúng lên mắc, sau đó đi thay nước bình cá vàng. Cuối cùng An­na xếp lại những chiếc gối còn thừa trên giường, tránh đụng đến cô bạn đang ngủ. Xong việc, An­na lại nằm xuống giường và ngủ tiếp.

Phát hiện này khiến các bác sĩ rất kinh ngạc.

Họ quyết định bí mật cử nhiều người đến quan sát và tiếp cận gần hơn nữa căn phòng của An­na. Cuối cùng, sau khi đã báo cho cảnh sát biết, một bác sĩ đã tìm cách lọt được vào phòng ngủ của An­na và nấp ở đó chờ đợi. Anh ta nhận thấy rằng An­na trở dậy, mắt nhắm nghiền nhưng các cử động lại rất chính xác. Cô làm việc, đi lại không hề va vấp vào các đồ vật trong phòng. Thậm chí ngay cả khi từ phòng tắm bước ra, An­na cũng vẫn nhắm nghiền mắt.

Trường hợp của An­na có những biểu hiện giống bệnh mộng du. Nhưng ở những người mộng du thường chỉ đứng dậy và đi đứng loanh quanh một hồi rồi lại nằm xuống chứ không thể đi rất lâu, làm nhiều việc, thậm chí làm cả những công việc tác động lên thân thể mình như việc tắm giặt nữa. Các bác sĩ tâm lý xác nhận rằng An­na không phải là trường hợp duy nhất có những hành động kỳ lạ như thế.

Người ta đã phát hiện ở vùng nông thôn kề cạnh thủ đô Lon­don (Anh) có một người đàn bà tên là Merey, 34 tuổi và một người đàn bà khác tên là Dlune ở New York, Mỹ... Khoảng hơn chục người có những biểu hiện như An­na xuất hiện ở Mỹ và Anh. Điều lạ lùng là họ giống nhau ở đặc điểm: sống độc thân và từ ba mươi tuổi trở lên. Điều đặc biệt hơn nữa là mặc dù đã nhiều tuổi như vậy, lại sống trong một đời sống xã hội đầy những cám dỗ dục vọng, những người phụ nữ này lại vẫn giữ được cuộc sống của người thiếu nữ. Tất cả họ đều chưa bao giờ ngủ với người đàn ông nào cả.

Mộng du hay khao khát tình yêu?

Theo các nhà khoa học, những người mắc bệnh mộng du thường đột nhiên vùng dậy, vừa đi đi lại lại, vừa nhắm mắt và lảm nhảm thành lời những điều gì đó. Hiện tượng này là do một dây thần kinh thực vật nào đó bị kích động, thức dậy trước cả hệ thần kinh điều khiển ý thức của con người. Do vậy, chân tay con người có thể cử động được một cách hoàn toàn vô thức trong một thời gi­an ngắn.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến trái ngược với nhận định này. Một số nhà tâm lý cho rằng trí nhớ của người bệnh quá linh hoạt và nhạy bén cho nên ghi nhớ quá mức bình thường các hành động sinh hoạt. Mặc dù vậy, mộng du vẫn là một hành vi bí ẩn, vô ý thức mà giới khoa học vẫn chưa giải thích được cặn kẽ rõ ràng...

Cũng có những trường hợp người mộng du làm một vài việc gì đó rồi nằm xuống ngủ. Nhưng đa số các công việc đó đều có kết quả không tốt, hoặc nước đổ ra sàn hoặc quần áo bị là cháy. Khi nghiên cứu mộng du, người ta cho rằng có sự liên quan đến sự ngăn cản công năng não.

Thường thường khi ngủ, cơ thể con người tạo ra một “khoảng trống” ngăn cản các tín hiệu từ não truyền xuống hệ thống cơ bắp, giúp chúng ta nằm yên. Nhưng nếu như cơ chế tạo “khoảng trống” này bị khủng khoảng, rối loạn thì sẽ tạo ra các hành động và con người bị mộng du.

Hình ảnh người bị mộng du

(Ảnh: an­ar­chitet­to)

Đa số các bệnh nhân mộng du thường xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì, và sau khi trưởng thành thì khỏi bệnh. Chính thế mà các nhà khoa học khó chuẩn định những bệnh nhân đã qua tuổi 30 như An­na. Người ta bắt đầu lập hồ sơ tâm lý về những người bệnh này và nhận ra một điều hết sức đặc biệt: họ chưa từng cảm thấy thích thật sự một người đàn ông nào đó trong cuộc đời mình.

Hơn nữa, xét nghiệm y tế cho thấy, họ hoàn toàn khỏe mạnh, không có các dị tật bẩm sinh. Thời gi­an ước định (sau đó được xác định bằng các quan sát từ bên ngoài) khi họ nghe tiếng gọi là vào khoảng hơn ba giờ sáng. Như vậy, thời gi­an đó là thời gi­an giấc ngủ sâu nhất, và “trạng thái ngủ” của cơ thể đạt được mức cao nhất của nó. Đây chính là chiếc chìa khoá bí ẩn để mở cánh cửa căn bệnh này.

Các nhà khoa học cho rằng, đối với những người chưa từng yêu, chưa từng có một khao khát thực sự với một người khác giới, thì trong họ luôn có một nỗi lo âu cô đơn thường trực. Những người này luôn làm việc mau mắn vì chỉ sợ hết thời gi­an. Và cũng bởi nỗi lo âu côi cút này mà tâm hồn họ sinh ra một thứ phản xạ rất đặc biệt; họ sợ đi đến cùng một sự việc hay một cảm giác nào đó. Tại sao lại như vậy?

Ở những ngời bình thường, tình yêu làm cho họ có cảm giác can đảm và tự tin kỳ lạ. Sự tự tin này nằm ngay trong phản xạ sống của mỗi người. Hơn nữa, họ không ngần ngại khi phải quyết định “phiêu lưu” trong một cảm giác sống nào đó bởi vì họ đã được “phụ thuộc” rõ ràng vào người tình của mình. Nhưng ở những người sống cô đơn, chưa từng yêu thì không có cảm giác đó.

An­na nói rằng sau tiếng gọi, "An­na dậy đi, dậy đi”, chân tay cô cảm giác rất chới với. Cô không cảm thấy đi hay là bay mà chỉ cảm thấy người cứ mềm nhũn và xê dịch vô định vào một cái vòng tròn lớn. Thế rồi khi gần chạm vào cái vòng lớn đó thì cô giật mình, tỉnh dậy. Điều khiến các nhà khoa học kinh ngạc là các bệnh nhân mộng du thường không thể nhớ những gì diễn ra trong giấc ngủ. Đằng này, An­na lại có được cảm giác “chới với”.

Người ta lý giải rằng, An­na và những người có biểu hiện như cô đã dồn tụ được cái phản xạ vô thức là không để mình “đi” đến cùng mọi cảm giác sống. Do vậy, cái phản xạ vô thức ấy vẫn “thức” ngay cả khi giấc ngủ kéo đến. Cái phản xạ đó như một “kẻ canh chừng” mọi hành vi sống của họ. Khi giấc ngủ tự nhiên chuyển dần về sáng, cơ thể con người “trôi” dần vào điểm “ngủ” viên mãn nhất. “Kẻ canh chừng” lập tức ngăn lại, không cho giấc ngủ viên mãn bằng cách tạo ra tiếng gọi.

Khi giấc ngủ tự nhiên bị chặn lại khỏi đỉnh điểm viên mãn của mình, con người sẽ rơi vào trạng thái nửa thức nửa ngủ. Một bộ phận tín hiệu sẽ truyền xuống hệ thống cơ bắp. Và hệ thống ấy sẽ làm những công việc quen thuộc, đã lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gi­an dài.

Mặc dù chưa thống nhất được các nhận định trên, nhưng các nhà khoa học đều đồng ý rằng, những người bệnh chỉ có thể khỏi khi họ có một người đàn ông trong đời. Tình yêu hay sự sống chung với một người khác giới sẽ giúp cho con người có được những phản xạ sống tự tin hơn. Đây là một ý nghĩa rất “thực dụng” của tình yêu nhưng rất cần thiết mà những người sống độc thân nên biết.

Lê Tất Đắc

 Theo Công an nhân dân Tìm lời giải cho những vòng tròn bí hiểm

Các nhà khoa học thực tế đã bắt đầu quan tâm đến các vòng tròn bí ẩn này từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Chúng xuất hiện nhiều nhất trong các cánh đồng ngũ cốc của nước Anh và chỉ hiện ra vào ban đêm, thậm chí chỉ trong vài phút! Chúng thường được kết hợp với sự xuất hiện của các vật thể bay không xác định (UFO). Đã có được một số khám phá kỳ lạ khiến người ta liên tưởng đến sự hiện diện của trí thông minh ngoài trái đất.

Một vòng tròn trên cánh đồng ở Cana­da

(Ảnh: cc­crn)

Người ta gọi chúng là “crop cir­cles”, tức là vòng tròn hình thành trên cánh đồng, các hình họa biến đổi từ các môtíp tròn đơn giản đến các biểu tượng hình học rộng lớn và phức tạp. Vòng tròn cổ xưa nhất chính thức được ghi chép trong tạp chí Na­ture (Anh) vào thế kỷ XIX. Từ năm 1980, riêng ở nước Anh đã xuất hiện khoảng 800 vòng tròn bí hiểm ấy. Và khoảng 9.000 vòng tròn được ghi nhận trên khắp thế giới trong 30 năm sau.

Theo dòng thời gi­an, các vòng tròn này ngày càng trở nên phức tạp hơn. Ban đầu chỉ là những vòng tròn đơn giản, nhưng sau đó biến thành các hình ảnh rất phức tạp. Chúng có mặt ở một số quốc gia trồng trọt ngũ cốc như Aus­tralia, Nhật, Nga, Cana­da, Pháp, Mỹ, kể cả trên các bề mặt khác như mặt tuyết của dãy núi Hy­malaya. Miền Nam nước Anh dường như đặc biệt thuận lợi để quan sát hiện tượng này.

Mặc dù con số các vòng tròn gia tăng không ngừng trên thế giới, nhưng 90% vòng tròn này xuất hiện cách vùng Stone­henge, ở miền Nam nước Anh, chưa đầy 65 km. Một số vòng tròn còn hiện diện trên các vùng đất quân sự bị cấm, như Sal­is­bury, cũng ở nước Anh.

Trên các cánh đồng liên quan, các thân cây trồng không bị cắt hay bứt. Chúng đổ nghiêng rồi sau đó được bện lại thật tinh xảo theo một vòng xoắn ốc. Khi đó là các vòng tròn đồng tâm, chiều của xoắn ốc ngược lại trong mỗi vòng tròn kế tiếp. Phân tích hóa học những loại ngũ cốc bị đổ nghiêng trong một số vòng tròn cho thấy các thân cây trồng này chịu được một nhiệt độ dữ dội trong khoảng vài giây. Phân tích một vòng tròn ở Anh cho thấy sự có mặt của 10 nguyên tố phóng xạ hiếm mà trong các loài thực vật thông thường không có. Đó là: Lead 208, Eu­ropi­um 146, Tel­luri­um 119 m, Lo­dine, Bis­muth 205, Vana­di­um 48, Pro­tect­inum 230, Yt­ter­bium 169, Rhodi­um 102.

Một vòng tròn trên cánh đồng gần khu rừng Grove (Ảnh: dude­man)

Các nguyên tố phóng xạ này không tồn tại trong trạng thái tự nhiên, mà phải có máy gia tốc cộng hưởng từ hay các lò phản ứng hợp nhất để tổng hợp chúng. Từ năm 1993, các phân tích càng được củng cố thêm. Các bi sắt cực nhỏ được phát hiện trong tuyệt đại đa số các vòng tròn. Các viên bi sắt này luôn được phát hiện bên trong các vòng tròn chứ không bao giờ ở bên ngoài.

Sự gi­an trá hay trò đánh lừa?

Tháng 9/1991, hai nghệ sĩ tên là Dou­glas Bow­er và David Chor­ley tuyên bố với báo chí chính họ là tác giả của gần 200 vòng tròn trong khoảng thời gi­an 15 năm. Họ còn chứng minh kỹ thuật tạo tác của họ trước các ống kính cam­era! Nhưng chứng cứ này hoàn toàn không có sức thuyết phục. Bởi lẽ, họ không thể giải thích làm thế nào mà các vòng tròn này xuất hiện gần như đồng loạt tại nhiều quốc gia, như Anh, Mỹ, Nga, v.v... Ngoài ra, họ cũng không giải thích được làm thế nào mà họ thực hiện được các hình ảnh có chiều ngang gần 700 mét trong thời gi­an chỉ một đêm? Cuối cùng nên nhấn mạnh rằng, những chữ tượng hình xuất hiện trong mọi nước, kể cả ở Cana­da hay Nhật Bản.

Ngược lại, chắc chắn từ sau năm 1991, sự chứng minh được truyền thông rộng rãi của David Chor­ley và Dou­glas Bow­er đã làm dậy lên nhiều cuộc so tài về lĩnh vực này. Thậm chí một số kẻ giả mạo còn được các kênh truyền hình cũng như các tạp chí lớn khích lệ. Như tờ The Guardian đã tổ chức một cuộc so tài tạo tác các “crop cir­cles”! Nhưng dù sao, qua những cuộc thi này, các nhà khoa học càng thấy rõ sự khác biệt rất lớn giữa các vòng tròn của con người và các “crop cir­cles” thật. Tuy nhiên, ngày nay qua phân tích hóa học các thân cây trồng trong một số “crop cir­cles” đã cho thấy chúng không phải là tác phẩm của con người.

Bằng chứng của một cuộc sống thông minh ngoài hành tinh?

Một vòng tròn trên cánh đồng Tây Nam nước Anh (Ảnh: joy­trav­elon­line)

Nếu đi từ nguyên tắc rằng những hình vẽ này không có nguồn gốc từ thiên nhiên hay con người trái đất, thì chúng ta chỉ còn một khả năng: đó là do bàn tay của người ngoài hành tinh! Nhưng tại sao họ tìm đến trái đất để gây chú ý bằng các hình vẽ này để cuối cùng bỏ đi vội vã như thế?

Một số người nhìn thấy trong đó các thông điệp, số khác cho đó là sự trợ giúp về công nghệ. Nhằm mục đích gì? Sự thật là nhiều vòng tròn hiện diện gần Ave­bury và Stoe­henge chắc chắn đã kích thích nhiều người có được một cách lý giải mang tính siêu nhiên hay phản tự nhiên. Người ta không thể chối bỏ rằng các vòng tròn này hiện đang tồn tại và kết quả phân tích chúng thể hiện một bí ẩn to đùng. Ngày nay, chúng không còn là những vòng tròn đơn giản và không còn chỉ duy nhất xuất hiện trong các cánh đồng ngũ cốc, mà chúng đã bắt đầu xuất hiện trong các ruộng lúa, khu rừng thông và trên những ngọn núi phủ tuyết ở Thổ Nhĩ Kỳ. Không thể nào có người rỗi hơi leo lên đỉnh núi ngập tuyết để vẽ nên các hình tròn kỳ bí đó mà đùa với thiên hạ. Trước những yếu tố đó, chúng ta đành để thời gi­an trả lời...

Diên San

 Theo Công an nhân dân Tổn thương sọ não làm phát triển năng lực phi thường

Những người bị các tổn thương sọ não đôi khi phát triển một số năng lực phi thường. Nhiều nhà nghiên cứu hiện tượng bất thường đã thu thập được nhiều bằng chứng liên quan đến việc này. Trường hợp ông Pe­ter Van Der Hurkos có thể coi là một ví dụ.

Hurkos bị té ngã từ trên cao trong khi đang sửa chữa mặt tiền căn nhà 4 tầng của gia đình ông vào ngày 10/7/1941. Trong lúc nằm viện, Hurkos cứ nói với vợ rằng nhà họ sắp cháy và đứa con trai ở nhà một mình sẽ gặp nguy hiểm. Ông nói chắc chắn đến mức người vợ phải tin. Thực tế nhà họ bốc cháy vào 5 ngày sau. Láng giềng đã được báo cho biết về linh cảm của Hurkos nên đứa bé trai đã thoát chết.

Ngoài ra, Hurkos còn nhìn thấy được nhiều ảo ảnh trong thời gi­an nằm viện. Và những ảo ảnh này về sau đã biến thành sự thật cứ như chúng là một phần trong kịch bản bí ẩn mà chỉ có Hurkos mới có thể giải đoán được. Ví dụ, Hurkos cảnh báo một cô y tá sẽ bị mất ví tiền và vài ngày sau chuyện đó đã xảy ra. Khi Hurkos bắt tay chào tạm biệt một bệnh nhân nam chung phòng chuẩn bị xuất viện, người này nhờ ông tiên đoán vận mệnh của mình. Hurkos nhìn vào mắt anh ta rồi tuyên bố trong tương lai anh ta sẽ bị phát xít Đức bắn chết trên đường Calver. Thêm vào đó, Hurkos còn cho biết bệnh nhân nam này là điệp viên mật của tình báo Anh. Tiên đoán của Hurkos sau đó được chứng minh là đúng. Một ngày sau, điệp viên Anh này bị bắn chết. Đồng nghiệp của anh ta nghi ngờ Hurkos là cộng tác viên của Đức Quốc xã, nên 2 ngày sau họ tìm đến bệnh viện với mục đích ám sát người thợ sơn này. Nhưng Hurkos đã nhìn thấy trước “tai nạn” nên đã nhanh chân bỏ trốn.

Sau Thế chiến II, Hurkos sang nhiều nước như Bỉ, Pháp và Tây Ban Nha để kiếm sống bằng khả năng tiên tri của mình. Trong một lần ở Madrid, Fran­co hết sức ấn tượng sau khi nghe Hurkos tiết lộ nhiều chi tiết liên quan đến quá khứ của nhà độc tài. Trong chuyến sang Mỹ năm 1948, Hurkos được giới thiệu đến A. Puhar­ic, nhà nghiên cứu những hiện tượng bất thường, và cả hai cùng tiến hành một số thí nghiệm. Hurkos tiên đoán vụ ám sát Art Mid­dle­ton và cái chết của cô con gái của Hen­ry Balk, người thu thập các thí nghiệm do Puhar­ic và Hurkos tiến hành.

Những trường hợp nêu trên cho thấy Hurkos có được năng lực tiên tri sau lần bị chấn thương sọ não năm 1941. Tài năng của Hurkos thuyết phục được cảnh sát châu Âu và Mỹ và họ đã mời ông cộng tác. Nhờ Hurkos chỉ dẫn, Cảnh sát De­troit bắt được Charles Smith, thành viên một băng đảng tội phạm khét tiếng ở Mỹ. Hurkos cũng giúp Cảnh sát Mỹ điều tra vụ án mạng Car­ol và Mil­dred Dack­son ở bang Vir­ginia. Hurkos cung cấp cho cảnh sát chi tiết về nhân dạng kẻ giết người và nơi ở của hắn. Hurkos mô tả hung thủ là người thuận tay trái, có dáng đi loạng choạng và có hình xăm trên vai.

Tuy nhiên, trường hợp khả năng tiên tri của Hurkos vẫn chưa được nghiên cứu và phân tách. Năng lực phi thường của Hurkos có thể cung cấp cho các nhà nghiên cứu thông tin về sinh học, lịch sử, chính trị và tương lai. Geor­gi Sviri­dov, cư dân thành phố Nizh­niy Nov­gorod của Nga, cũng chứng tỏ được khả năng kỳ lạ liên quan đến tâm thần con người. Sau một lần bị chấn thương vùng đầu, Sviri­dov bắt đầu mơ thấy những sự việc xảy ra trong quá khứ. Anh thấy những ảo ảnh về thời cổ Hy Lạp, với những đền đài và lễ hội tôn giáo trên đảo Crete. Một đêm, Sviri­dov mơ thấy tổ tiên của anh sống thời tiền sử. Sviri­dov tuyên bố anh mơ thấy người bộ lạc rậm lông sống trong hang trên ngọn đồi bao bọc bởi những cây tuyết tùng khổng lồ, và anh còn cung cấp nhiều chi tiết liên quan đến việc săn voi mamút và những con thú khác. Những ảo ảnh này liên tục ám ảnh Sviri­dov làm cho anh kiệt sức đến nỗi cuối cùng phải nhập viện để điều trị.

D.S

 Theo Prav­da, CAND.com.vn Tranh nham thạch ở Tân Cương

Tại một khe núi ở phía tây Bắc huyện Thanh Hòa, phía Bắc tỉnh Tân Cương, các nhà khảo cổ của Bảo tàng Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã phát hiện được một quần thể thạch cứng nằm rải rác trên một diện tích rộng. Quần thể thiên thạch đã làm người ta nghĩ rằng chúng có liên quan đến người ngoài hành tinh.

Các chuyên gia nhận thấy, căn cứ vào thể tích và mật độ của thành phần thiên thạch, bước đầu ước tính trong đó cơ hơn 100 tấn thiên thạch. Mảnh thiên thạch cứng lớn nhất trên Thế giới hiện nay là Thiên thạch kha nặng 65 tấn rải ở Nam­mib­ia - Châu Phi vào năm 1921. Trong lịch sử, Thanh Hòa đã từng có trận mưa thiên thạch rất lớn, các chuyên ra cho rằng, cho dù quy mô, diện tích hay số lượng thiên thạch phát tán thì đều có thể coi đây là trận mưa thiên thạch lớn nhất trên thế giới.

Thiên thạch sắt

Thiên thạch phân làm 3 loại: thiên thạch đá, thiên thạch sắt và thiên thạch đá sắt. Trong đó, thiên thạch sắt và thiên thạch đá sắt tương đối hiếm, nhưng người ta lại tìm thấy chúng ở Thạch Hòa. Kỳ lạ hơn khi ở đây còn phát hiện được nhiều nơi có các hiện vật văn hóa khảo cổ đều từ thiên thạch mà ra như: người đá hình cầu được đẽo từ thiên thạch, những bức tranh bò, dê, ngựa, lạc đà được khắc trên thiên thạch. Trong đó, bức tranh thiên thạch Độc Mục Nhân (người một mắt) giống y như những bức tranh từng làm người ta kinh ngạc về gnười một mắt được công bố nhiều nơi trên thế giới.

Bức tranh ấy khắc phần đầu của “Người một mắt” có hình vòng tròn, ở giữa vẽ một con mắt, hai tay khoanh trước ngực, ở bên phải và trái dưới ngực được bao bọc bởi 2 vòng cung chỉ lộ ra một đôi chân.

Tranh nham thạch ở Núi Cổ Âm của Nội Mông, ở Núi Hạ Lan vùng Ninh Hạ, ở phía Bắc của sa mạc Sa­hara trên “Cột Gied­chi” của Ai Cập đều có hình “người một mắt”. Tạo hình ở bức tranh người một mắt được phát hiện ở Thanh Hòa cùng với hình người một mắt trên nham thạch ở Núi Hạ La dường như được xuất phát từ một nơi và cùng tìm được tiếng nói chung.

Vào thế kỷ VII trước Công Nguyên, một người châu Âu đến thám hiểm Trung Quốc sớm nhất là Al­is­dias - người Hy Lạp cổ đã tới vùng Núi A Cầu Thái của Trung Quốc và đem về những gì tai nghe mắt thấy trong khi du hành viết thành cuốn sách “Người một mắt”. Trong sách có đã viết: “Người một mắt” được khắc trên thiên thạch sắt có thể đã phản ánh “Thời đó thực sự đã có một sứ giả của nền văn minh siêu việt”. “Bức họa trên nham thạch là bức đồ sùng bái thiên thần nhất của Đạo Tát Mãn thuộc hệ ngôn ngữ dân tộc A Nhĩ Thái”. Các nhà khảo cổ vẫn đang từng bước tiến hành nghiên cứu để làm sáng tỏ về hiện tượng này.

 H.T (Theo nền văn minh cổ thế giới) Bí ẩn trụ sắt không gỉ

Tại vùng nông thôn miền Tây Ấn Độ sừng sững một cây cột sắt được đúc vào thế kỷ V sau Công nguyên. Cây cột cao 7m, đường kính khoảng 1,37m, dùng thép đã tôi đúc thành, đặc, trên đỉnh trang trí những hoa văn cổ. Tương truyền cây cột sắt này được đúc để tưởng nhớ nhà Vua Cham­daro.

Nhưng điều làm người ta kinh ngạc là cột sắt đứng lộ thiên đã hơn 1.500 năm, trải qua không biết bao mưa gió cho tới tận ngày nay vẫn không thấy một vết gỉ sét nào. Trong khi đó, sắt là kim loại rất dễ gỉ sau vài chục năm chứ không cần nói tới hơn nghìn năm.

Cho tới nay người trái đất vẫn chưa tìm ra được một phương pháp hiệu quả để chống sự gỉ sét của các đồ làm bằng sắt. Mặc dù theo lý thuyết, sắt nguyên chất là không bị gỉ nhưng sắt nguyên chất khó luyện, giá thành lại cực cao. Hơn nữa, một số nhà khoa học đã phân tích thành phần của cột sắt, phát hiện ra trong đó có rất nhiều tạp chất chứ không phải là sắt nguyên chất. Và theo  lý thuyết, cột sắt dễ gỉ sét hơn những loại sắt thông thường.

Nếu cho rằng người Ấn Độ cổ đại đã sớm nắm được kỹ thuật luyện sắt không gỉ và kỹ thuật này đã bị thất truyền thì tại sao họ lại không luyện ra những đồ sắt không gỉ khác? Hơn nữa trong cuốn chế tạo đồ sắt của người Ấn Độ cổ cũng không có một dòng ghi chép nào nói tới vấn đề này.

Cột sắt đó cứ đứng đơn độc sừng sững dường như thách thức với tài trí thông minh khám phá của nhân loại, đồng trời cũng là tượng trưng cho nền văn minh Ấn Độ cổ.

 H.T sưu tầm Thành Tu­la

Tu­la là Thủ đô của người Turke cổ đại ở Mex­ico. Từ thế kỷ VI­II đến thế kỷ XI­II sau Công nguyên, người Turke mở rộng vùng đất thống trị ra phía Nam Mex­ico tạo nên sự ảnh hưởng bao trùm toàn bộ miền Trung châu Mỹ. Thời kỳ hưng thịnh của thành Tu­la trong khoảng từ năm 900 đến năm 1200 sau Công nguyên.

Di chỉ xa xưa ở gần thành Tu­la chia làm 2 bộ phận lớn. Các tư liệu khảo cổ chỉ rõ vùng trung tâm của thành Tu­la có một quảng trường rộng, xung quanh là miếu thần Kim Tự Tháp. Các kiến trúc khác bao gồm tập hợp cung điện hai tòa Kim Tự Tháp, ở giữa quảng trường là một đàn tế cao. Tuy quy mô Kim Tự tháp của thành Tu­la tương đối nhỏ nhưng được tô điểm nổi bật, có một đường thông suốt 2 phòng đặc kín mang đậm sắc thái hoa lệ.

Quảng trường và miếu thần Kim Tự Tháp (Ảnh: home­page.smc.edu)

Tu­la có nghĩa là “đô thị lớn”, thành Tu­la cổ đại danh tiếng hiển hách nhưng các nhà khảo cổ chưa có cách nào khảo chứng được thời gi­an xây dựng thành. Đáp án của những câu hỏi này dường như khó có thể tìm thấy trong các ghi chép ở bộ sử của Mex­ico mà chỉ có thể tìm trong kho tàng truyền thuyết thần thoại. Từ kho tàng này các nhà khảo cổ tìm thấy quá trình hình thành, phát triển và hủy diệt của thành Tu­la gắn liền với một trận quyết đấu.

Truyện thần thoại được lưu truyền ở Trung Mỹ và Mex­ico đã kể rằng:

Tượng cổ hình người ở Tu­la (Ảnh: raphaelk.co.uk)

Thời viễn cổ có một vị thần quang minh tên là Cu­traketer đáp thuyền tới đây và lên bờ ở Mex­ico. Cu­traketer là một người đàn ông da trắng, ông có học thức uyên bác, thân hình cao lớn, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, vầng trán rộng và một bộ râu rậm. Ông mặc một chiếc áo bào dài, chạm tới đất màu trắng. Ông đã đem các loại hình nghệ thuật và tri thức du nhập vào Mex­ico, tạo ra cuộc sống văn minh cho nhân dân nơi này và mang đến cho họ một thời đại hoàng kim của văn hóa và văn minh. Ông dạy các thổ dân Trung Mỹ sử dụng văn tự, thay họ chế định lịch pháp, truyền thụ các bí quyết xây dựng và kỹ thuật xếp đá. Người dân nơi đây tôn ông là cha đẻ của toán học, luyện kim học và thiên văn học, ông chỉ rõ các bí ẩn tiềm tàng trong cây cỏ cho mọi người. Ông chế định luật pháp công bằng, đề xướng chế độ một vợ một chồng, khuyên nhủ mọi điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Điều quan trọng nhất là ông lên án chế độ giết người tế thần, ông chủ trương dùng hoa tươi quả ngọt cúng lễ thần linh.

Yae­jisi không thể chịu được một người hiểu biết như thế. Lúc đó kẻ tử dịch của Cu­traketer xuất hiện. Thần linh đại diện cho các thế lực dâm loạn và đen tối Tay­cike làm sóng gió dâng cao. Hắn vừa trẻ, pháp lực lại vô biên, ý đồ của hắn là làm hổ châu Mỹ hung mãnh. Hắn xuất hiện bất thường, lạnh lẽo vô tình, vô cùng tàn bạo. Trong thần thoại châu Mỹ, hắn được miêu tả là một hồn ma mắt đầy sát khí, hắn có một chiếc gương thần đem theo người. Thông qua chiếc gương này, hắn có thể ẩn nấp ở mọi nơi xa, gần thăm dò hoạt động của con người. Hắn triển khai một cuộc quyết đấu lớn kinh thiên động địa với Cu­traketer.

Trận quyết đấu sinh tử kịch liệt vô tiền khoáng hậu này xảy ra ở thành Tu­la, tuy nhiên sự tàn bạo lại thắng chính nghĩa. Cu­traketer bị đưa ra khỏi thành Tu­la và cưỡng ép rời khỏi Mex­ico. Tương truyền, ông chạy đến ven biển, đáp một chiếc thuyền nhỏ dời đi. Giờ chia tay, ông hướng về phía nhân dân nói rằng, sẽ có ngày ông trở lại chiến thắng bọn thần linh hung ác kia, mở ra một thời đại mới.

Thành Tu­la không cổ xưa lắm, lịch sử của nó không hơn 1000 năm, nhưng thần thoại và truyền thuyết của nó lại được biết đến từ trước đấy rất lâu. Do vậy, các nhà khảo cổ học và các chuyên gia văn hóa sử đều cho rằng, trận quyết đấu lớn này có sự tương quan tới bối cảnh lịch sử.

Những tượng cổ ở thành Tu­la (Ảnh: raphaelk.co.uk)

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Bí mật về tục vẽ người và xăm mình.

Vẽ người có nghĩa là bằng một phương pháp nào đó bôi các loại màu lên trên thân người, nhưng kiểu vẽ này bị hạn chế về thời gi­an và nó rất dễ bị rửa trôi. Do vậy, người ta đã nghĩ ra cách nào đó để lưu giữ hình vẽ được lâu. Biện pháp xăm mình ra đời từ ý nghĩa đó. Xăm mình nghĩa là tạo ra nét vẽ trên da người và để lại dấu vết hay châm trên da người rồi bôi màu lên khiến cho sắc tố không bị mất đi.

Trong nhiều bộ lạc nguyên thủy của các vùng đất trên thế giới, các kiểu xăm xẹo, xăm mình và vẽ trên người được sử dụng kế tiếp nhau. Các nhà khảo cổ học và nhân chủng học chỉ ra rằng, tập tục vẽ người và xăm mình xuất hiện chậm nhất vào trước mấy chục năm thời  kỳ đồ đá cũ và phát triển đến nay, trở thành một nghệ thuật nguyên thủy rất độc đáo. Từ nền nghệ thuật này, người ta có thể thấy được một phần tín ngưỡng tôn giáo và phong tục xã hội của người nguyên thủy. Người nguyên thủy coi việc vẽ trên thân người và xăm mình là một việc làm vô cùng quan trọng và thiêng liêng, đồng thời chúng cũng là tấm gương sinh động để người hiện đại tìm hiểu nền văn mình cổ xưa.

Người nguyên thủy vẽ trên người và xăm mình nhằm mục đích gì?

Có người suy đoán, có khả năng nó được xuất phát từ Totem hoặc sự sùng bái tổ tiên. Căn cứ vào tài liệu điều tra nhân chủng học đã có hiện nay, trong các ví dụ có thực về việc vẽ trên người hoặc xăm mình, người ta nhận thấy: Người nguyên thủy lấy  Totem của bộ lạc vẽ hoặc xăm lên người là hiện tượng phổ biến. Trong suy nghĩ của người nguyên thủy, Totem của bộ tộc không phải là tượng trưng cho tổ tiên, bản thân mà chính là tượng trưng cho vị thần chính được sùng bài nhất. Do vậy, họ vẽ hoặc xăm những hình này trên người với niềm tin sẽ nhận được sự phù hộ giũp đỡ của thần linh.

Theo ghi chép của người xưa để lại, dân địa phương sống trên đảo gần eo biển Toliesi của Châu Đại Dương đều vẽ một đường từ chóp mũi tới trán, từ dọc sống lưng đến eo. Những nét vẽ này tượng trưng cho Totem của họ là Nhân Ngư (Động vật có vú sống ở biển). còn Trung Quốc, dân tộc sùng bái Rồng của phương Nam cổ đại thì hầu như xăm mình Rồng lên người. Đối với người Papua, mỗi bộ tộc đều có riêng một hình xăm độc đáo của bộ tộc mình. Nếu người nào đó bắt chước các nét hoa văn của bộ tộc khác, giữa họ sẽ xảy ra tranh chấp nhẹ thì cãi nhau, nặng thì dẫn tới đánh nhau có vũ khí, thậm chí xảy ra chiến tranh.

Một nguyên nhân nữa của việc vẽ người, xăm mình được bắt nguồn từ mục đích tôn giáo hoặc ma thuật nào đó. Những hình vẽ khác nhau có ý nghĩa khác nhau. Như:  Thổ dân Aus­tralia vẽ màu đỏ toàn thân khi ra trận, vẽ màu trắng toàn thân khi cử hành tang lễ, để cầu mong được thiên thần che chở. hầu như tất cả thầy mo, thầy cũng của các bộ lạc thổ dân Aus­tralia trong khi thực hiện phép thuật đều vẽ hoa văn trên người, nếu không sẽ bị cho rằng phép thuật không linh, mất đi sự tín nhiệm của mọi người, cuối cùng dẫn tới thất bại.

Ngoài ra, việc vẽ trên người và xăm mình cũng có thể phản ánh được địa vị không giống nhau trong xã hội của mọi người. Chẳng hạn, người già bộ tộc Papua dùng màu đen vẽ người, xăm cánh tay, đùi và ngực; người trẻ nhìn chung dùng màu đỏ vẽ người và xăm mặt.

Trong tộc người Aynô, nét hoa văn to và thẳng đại diện cho người có địa vị xã hội tương đối cao, còn nét hoa văn nhỏ và cong thì nói rõ địa vị xã hội thấp. Tuy nhiên, không ít các học giả còn cho rằng tục vẽ người và xăm mình của người nguyên thủy xuất phát từ thiên tính yêu cái đẹp của nhân loại, còn những ý kiến khác đều do sau này người ta suy đoán ra. Theo ghi chép, phụ nữ Maoris, người địa phương dân Tây Tây Lan, sau khi đến tuổi trưởng thành đều xăm những đường ngang dưới cổ, đặc biệt là môi vì học cho rằng để môi đỏ rất khó coi. Người đàn ông nếu như lấy phải một phụ nữ môi đỏ làm vợ thì đó là điều sỉ nhục lớn nhất.

Cùng với sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại, trong các bộ tộc nguyên thủy cận - hiện đại, con người sở dĩ vẽ người hoặc xăm mình là hoàn toàn xuất phát từ các nhu cầu không giống nhau như tôn giáo, văn hóa hoặc sự yêu thích. Do vậy, việc gán ghép một cách đơn giản nguyên nhân nào đó cho việc vẽ người hoặc xăm mình là rất khó giải thích cho hiện tượng phức tạp này.

Rất nhiều học giả đã từng nghiên cứu phong tục vẽ người, xăm mình cho rằng: Tục vẽ người, xăm mình thời kỳ nguyên thủy có liên quan mật thiết tới phục trang, kiểu tóc thậm chí là sự  phát triển diễn biến các đồ trang sức của người cổ xưa. Phục trang sớm nhất của nhân loại rất có thể chính là vật phụ thuộc của vẽ người, xăm mình. Nhưng, cùng với sự mở rộng phát triển dần dần trong xã hội loài người, ảnh hưởng của phục trang cũng không ngừng lớn mạnh, còn tục vẽ người, xăm mình lại không ngừng bị suy giảm.

Cho đến ngày nay, ở các thành phố lớn hiện đại, tục vẽ người và xăm mình chỉ còn lưu hành trong các buổi biểu diễn kịch, trò chơi và trong số ít thanh niên thích tự biểu hiện mình, còn không ít người vẽ người, xăm mình chỉ đơn thuần xuất phát từ sự hiếu kỳ. Nhưng những đường nét và hình vẽ nhuốm màu thần bí có sắc màu kỳ dị lại luôn hấp dẫn con người, đặc biệt là các nhà nghệ thuật cũng đã tìm ra được không ít ý tưởng từ đây.

 H.T (Theo Nền văn minh thế giới) Tượng đá trên đảo Ra­panui

Đảo Ra­panui của Chilê là một trong những nơi cô đơn nhất trên Trái Đất nằm giữa mênh mông biển cả Nam Thái Bình Dương, cách bờ biển Nam Mỹ 3.700km, cách đảo có người ở gần nhất cũng phải 1.000km. Khi tìm thấy đảo này thì trên đảo đã có hai loại cư dân, một là người pôlinêx­ia ăn lông ở lỗ đúng là đang ở thời kỳ nguyên thủy; hai là những tượng điêu khắc được tạc bằng đá tảng đại diện cho nền văn minh phát triển cao.

Cư dân trên đảo hiện nay vừa không có kỹ thuật điêu khắc tạc tượng đá với nghệ thuật tạo hình cao như vậy, vừa  không có kỹ thuật hàng hải để vượt hàng ngàn cây số đường biển. Người ta hỏi rằng: Người nào đã tạc nên những tượng đá đó? Họ làm cho ai? Mục đích là gì? Tất cả điều đó khiến cho đảo này bị trùm lên một bức màn bí mật.

Lịch sử phát hiện ra đảo Ra­panui chưa được bao lâu. Năm 1722, người Hà Lan lần đầu tiên đặt chân lên đảo này và đặt tên cho nó, đó là ngày 5 tháng Tư, đúng vào ngày Lễ Phục Sinh và họ đặt tên  cho nó là “đảo Lễ Phục Sinh”. Còn tên Ra­panui có nghĩa là đảo tượng đá do người dân trên đảo đặt tên.

Về sau, người Tây Ban Nha cùng với các nhà thám hiểm Châu Âu nhiều lần đặt chân lên đảo trong vòng nhiều năm. Điều khiến cho những người thám hiểm hứng thú nhất là trên đảo hoang nhỏ bé và cô đơn này vẫn có dân cư sinh sống. Càng quan trọng hơn nữa là trên đảo có hàng trăm pho tượng đá khổng lồ, những tượng đá này được gọi là tượng đá “Moai” do người dân tự đặt, nó có đặc trưng rất nổi bật là khuôn mặt các tượng đều dài khác thường, mũi hơi hếch lên, cặp môi mỏng hơi dẩu, vừng trán rộng hơi ngửa ra, dái tai to rủ xuống. Trên thân thể có chạm hình chim bay, cùng với cánh tay buông thõng hai bên. Tất cả những nét tạo hình đó làm cho tượng đá có phong thái riêng, khiến người ta chỉ cần liếc mắt qua là nhận được nó. Ngoài ra, một số tượng còn đội mũ đổ hình trụ tròn, dân bản xứ gọi mũ đó là “Pau­caau”, xa trông giống như chiếc vương miện màu hồng, khiến cho tượng đá có thêm vẻ tôn quý và sắc thái cao ngạo.

Trong số 600 pho tượng đó chỉ có khoảng 30 tượng được vinh dự đội mũ đỏ, số tượng có mũ được chia ra: bờ Đông Nam của đảo có 15 chiếc, bờ Bắc đảo có 10 chiếc và bờ Tây đảo có 6 chiếc. Những tượng đá được đội mũ đỏ trông giống như những nhà quý tộc trong đám tượng bình dân.

Những tượng đá được người đời ca ngợi đã trở thành tượng trưng cho hòn đảo nhỏ cô đơn nơi chân trời góc biển. Nhưng khi ca ngợi những pho tượng, người ta thắc mắc: Tượng đá đại diện cho cái gì? Thổ dân trên đảo dùng những dụng cụ thô sơ mà sao có thể tạo ra được những tượng như thế?

Trong khi tìm hiểu về nguồn gốc, các nhà khảo cổ học, địa chất học chỉ nhận được câu trả lời từ phía người dân trên đảo là không ai biết gì về lai lịch các tượng đá ấy, họ cũng như cúng ta cũng không ai tham gia vào việc tạo tượng.

Những tượng đá khổng lồ trên đảo Ra­panui đang được các du khách thăm quan đưa vào du ký, hồi ký, nhật ký, miên tả,... và ngày càng trở nên bí ẩn. Những tượng đá này có dáng tạo hình thống nhất: hình người có khuôn mặt dài nhỏ, thần sắc đờ đẫn, chứng tỏ chúng được gia công chế tác theo một hình mẫu thống nhất. Phong cách đặc biệt mà tượng đá thể hiện thì không nơi nào có, chứng tỏ nó là sản phẩm của chính đảo này, không thể là ảnh hưởng ngoại lai. Nhưng cũng có những học giả cho rằng, tạo hình của chúng có phần giống với tượng người đá của di chỉ văn hóa người An­hđiêng và Maya ở Tinaca­coa Mex­ico. Phải chăng nền văn hóa Mex­ico cổ đại đã ảnh hưởng đến nó trong khi Mex­ico cách xa đảo Ra­panui đến hàng ngàn cây số, có khả năng ấy không?

Không thể có khả năng ấy bởi: Những tượng đã này, nhỏ thì cũng nặng tới khoảng 2,5 tấn, to thì nặng tới khoảng 50 tấn, một số lượng còn có mũ. Mũ đá cũng là một vật nặng tới hàng tấn, chúng đã được những người khai tác đá, đúc lấy ra như thế nào, dùng cách gì để vận chuyển tới nơi xa xôi để dựng lên cho đứng sừng sững một cách vững chãi như vậy. Hơn nữa, mấy thế kỷ trước, cư dân trên đảo còn chưa biết đến đồ sắt.

Vậy ai là người chế tác ra những tượng đá trên đảo trong khi người dân trên đảo cũng không có khả năng?

Các nhà khảo cổ phân tích cách bố trí những pho tượng khổng lồ trên đảo và họ đã phát hiện thấy những nơi khai thác đã ở trên dãy núi Ranôrakô. Mấy chục vạn mét khối đá cứng được đục lấy ra, khắp nơi vương vãi đầy những đá vụn để lại, những tượng đá khổng lồ sau khi làm xong đã được chuyển đến nơi xa đặt dựng. Trên “công trường” vẫn còn nằm lại ngổn ngang hàng trăm tảng đá chưa được gia công và những pho tượng đang được chế tác dang dở. Một pho trong số đó thật kỳ diệu, phần mặt của tượng đá đã tạc xong, nhưng phần sau đầu thì vẫn đang liền với núi đá. Thực ra, chỉ cần mấy nhát nữa là có thể tách tượng ra khỏi núi, nhưng tác giả của nó lại không làm như vậy; dường như họ bỗng phát hiện ra điều gì và vội vàng bỏ đi.

Phóng tầm mắt ra toàn bộ “công trường” khai tác đá là quang cảnh đồ sộ, người ta không thể tưởng tượng được việc gì đã xảy ra khiến cho tất cả thợ đá kéo nhau bỏ đi. Trên “công trường”, những mảnh đá vỡ, những đá vụn vứt lại tứ tung, tựa như những vết chân bỏ chạy trong hỗn loạn. Trên những mảnh đá đó còn để lại vết đục khá sâu và những mạt đá bắn tung tóe khắp nơi, chứng tỏ trên “công trường” đang tràn trề bầu không khí vui vẻ và làm việc hăng say.

Những tác phẩm ở những mức độ tiến triển khác nhau trên công trường như ngưng đọng vết thời gi­an ở đó. Vậy trên đảo đã xảy ra việc gì?

Núi lửa phun trào? bởi đảo được hình thành nhờ chính núi lửa này. Tuy nhiên, các nhà địa chất cho rằng, đảo Ra­panui cố nhiên là đảo núi lửa, nhưng núi lửa đã tắt từ lâu, từ trước khi có loài người đến cư trú trên đảo và nó đã ổn định suốt từ đó. Hay bị cuống phong sóng giữ, hoặc tai họa gì đó khiến cho công trường phải dừng việc. Cư dân trên đảo đã quá quen với cảnh sóng gió, chắc chắn không phải vì cảnh cuồng phong mà hoảng loạn. Và nếu có thể thì sau khi tai qua nạn khỏi, công việc có thể trở lại. Nhưng họ đã không làm như thế.

Vì sao lại như vậy? Vì sao phải tạc những tượng đá khổng lồ này là một điều bí ẩn, vì sao trên công trường đá đột ngột dừng mọi việc lại là một bí ẩn nữa.

Rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu 600 pho tượng rải rác trên đảo và quy mô, địa hình ở những nơi công trường khai thác đá tạc tượng cho đã cho rằng, khối lượng công việc như vậy đòi hỏi phải có 5.000 lao động khỏe mạnh mới có thể làm nổi. Họ đã tiến hành, thí nghiệm, tạc một pho tượng hình người cỡ trung bình, thấy rằng phải có hơn mười thợ làm việc suốt một năm. Dùng bộ con lăn gỗ trượt đi hầu như là cách giải quyết duy nhất vấn đề vận chuyển trên đảo. Hơn nữa phương pháp vận chuyển nguyên thủy đó có thể đưa được những vật khổng lồ đến bất cứ xó xỉnh nào trên đảo. Rõ ràng phương thức này đòi hỏi rất nhiều sức lao động, trong khi đó ông Jacôbơ Rugơven mói đến đảo này, ông ta đã nói rằng trên đảo dường như không có cây cối gì cả. Vậy là không thể dùng con lăn gỗ để vận chuyển nhưng tượng đá khổng lồ đó được.

Vậy thì những pho tượng đó được vận chuyển như thế nào trên đảo?

Ngoài ra, trong số những tượng đá trên đảo, không ít những tượng đội mũ đá. Những chiếu mũ đá nặng từ 2 đến 10 tấn, đây lại là một vấn đề nữa, muốn đưa được những chiếc mũ đá đó lên đầu tượng đá khổng lồ thì ít nhất cũng phải có thiết bị cần cẩu. Trên đảo không có cây cối, cả đến gỗ làm con lăn cũng không có thì vật liệu gì để có thể làm được cần cẩu.

Tiếp đến là 5.000 sức lao động khỏe mạnh ăn bằng gì, sống ra sao? Trong thời kỳ lịch sử xa xưa ấy, trên đảo chỉ có mấy trăm thổ dân, họ ăn gió nằm sương giống như người nguyên thủy thì làm gì có lương thực cung cấp cho 5.000 miệng ăn của người lao động. Vỏ cây trên đảo, trồng cấy lương thực, họa hoằn có tôm cá trôi dạt vào bãi cát cũng không thể thỏa mãn nổi nhu cầu cuộc sống thấp nhất của họ.

Hiện nay trên đảo cũng chỉ có 1.800 người, rất nhiều đồ dùng sinh hoạt còn phải dựa vào sự cung cấp từ đất liền.

Có lẽ thế lực tôn giáo bắt buộc thổ dân trên đảo sáng tạo ra những kỳ tích thế gi­an này. Song thổ dân trên đảo là những cư dân nguyên thủy chưa có tín ngưỡng tôn giáo nào. Mãi đến thế kỷ 19, khi các giáo sĩ người Pháp tới truyền đạo, họ mới dần dần tiếp thu đạo Thiên Chúa Rô­ma. Những tượng đá đứng nhìn ra biển thì đại diện cho tôn giáo mà ngay cả đến người dân trên đảo cũng chẳng hiểu gì.

Nữ sĩ đội trưởng đội khảo sát của viện bảo tàng Britain Scoxơbe Rôtơli, bằng giọng xúc động và mơ hồ ghi trong hồi ký của mình “... vì không khí trên đảo khiến chúng tôi có cảm giác rằng xưa kia nó đã từng tồn tại mà ngày nay thì đã mất đi một quy hoạch quá đồ sộ với một khí thế vô biên. Nhưng rốt cuộc nó là cái gì? Và nó vì cái gì?”

 H.T sưu tầm Tượng người Nam Mỹ

Trước khi Colom­bo đặt chân lên châu Mỹ, nơi này vốn là lãnh địa của ngời In­di­an. Điều làm cho người ta khó lý giải là: Trong tác phẩm nghệ thuật cổ đại được phát hiện ở Mex­ico và một vài nơi ở Nam Mỹ đã xuất hiện tượng đầu người của các dân tộc làm bằng đá hoặc gốm.

Ở Mex­ico các nhà khỏa cổ đã từng phát hiện thấy một tượng đầu người Fe­icui điêu khắc vào thời kỳ văn hóa Olmek. Tuy phần mũi của tượng đầu người này đã bị hủy hoại nhưng từ các đặc trưng như khuôn mặt phẳng, hõm mắt không sâu, lông mày, trán và xương gò má người có thể nhận ra đây là tượng người phương Đông. Một tượng người bằng đá khác được phát hiện ở Oa­ti­mala cũng có đặc trưng giống người phương Đông rõ rệt.

Một tượng đầu người bằng đá khác được phát hiện ở Valalucks thuộc Mex­ico, thoạt nhìn người ta đã nhận ra là người da đen châu Phi với môi dày, trán tròn chứ không thể là tướng mạo của người In­di­an châu Mỹ.

Theo cách nói thông thường, nghệ thuật là sự phản ánh cuộc sống. Người In­di­an cổ đại khó có thể điêu khắc tượng của người mà mình hoàn toàn không quen biết. Vậy tại ở đây lại có những bức tượng của những con người chưa một lần đặt chân lên châu Mỹ?

Từ lâu, người ta vẫn nói về người cổ đại Trung Quốc đã từng đặt chân đến châu Mỹ hay cũng có người tin vào tin đồn về người Phini­gi tiền sử đã đến đây. Nhưng chũng vẫn là những giả thiết chưa có sức thuyết phục. Liệu có phải người da đen được đúc tượng ấy là người nô lệ chèo thuyền trong hạm đội của người Phini­gi cổ đại. Mà nếu tính cả sự việc như vậy thì ai là người đã lấy họ để khắc tượng đây?

Ở bên cạnh “Cửa mặt trời” nổi tiếng tại Ti­jua­na cũng có tới 48 pho tượng người. Người ta cho rằng, đó là đội danh dự tế thần giống như tượng đá trước các miếu thần thường thấy. Tuy nhiên, điều làm cho các nhà khảo cổ và nhân loại học chú ý là dung mạo của 48 pho tượng đá này không giống nhau: Có người mũi cao, có người môi dày, có người tai to, có người sống mũi thấp,... Qua các khảo sát tỷ mỷ, họ phát hiện ra những tượng đá này là hình tượng của các tộc người và các dân tộc chủ yếu trên Trái đất.

Cũng có thể  nói, những tượng đá này được chế tác dựa trên cơ sở đặc trưng về ngoại hình của các dân tộc và tộc người mà những người tạo ra nó nắm bắt được. Tuy nhiên, làm thế nào mà những người chế tác tượng đá hiểu biết được các dân tộc và các tộc người đây?

 H.T sưu tầm Nền văn hóa Moche

Tên gọi nền văn hóa Moche được lấy từ tên của dòng sông Moche chảy qua miền đất hình thành nên nền văn hóa này. Nơi đây từng là trung tâm nền văn hóa In­di­an cổ xưa nhất châu Nam Mỹ (xuất hiện vào năm 100 sau Công nguyên, sớm hơn nền văn hóa In­ca 1200 năm). Người Moche đã từng sáng tạo, phát triển hạt nhân văn hóa huy hoàng, sáng lạng này trong vòng 600 năm để rồi tự mất đi và bị lãng quên trong hoang dã.

Người Moche cổ đại có những Kim Tự Tháp, dài cao nguy nga tráng lệ. Đó là trung tâm nghi lễ tôn giáo và hành chính, ông chủ của họ được an táng ở bên dưới công trình kiến trúc. Năm 1988, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một mộ thất chôn người thuộc thời kỳ văn hóa Moche. Nó được bảo vệ một cách hoàn hảo ở bên dưới đài cao Sifan nổi tiếng nên được gọi là mộ cổ Sifan.

Qua phân tích, nghiên cứu, các nhà khảo cổ xác định ngôi mộ cổ ấy được xây dựng khoảng năm 300 sau Công nguyên, đó là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn hóa Moche. Các nhà khảo cổ học đã khai quật được 6 thi thể: Thi thể nằm trong mộ chủ khoảng 30 tuổi, cao 1,68m; thuộc tầng lớp võ sỹ và hành lễ. Trong mộ còn có nhiều người và đồ vật được chôn theo người chết, bên phải và bên trái mộ chủ có 2 phụ nữ khoảng 20 tuổi; ngoài ra còn có 2 người đàn ông khoảng 40 tuổi là võ sỹ và người hầu. Cạnh người hầu có một con chó, có lẽ nó là con chó yêu của ông chủ. Chếch về phía trên thi thể ông chủ còn táng một người đàn ông khoảng 20 tuổi, có thể là vệ sỹ. Điều khiến người ta cảm thấy kỳ lạ là vệ sỹ thì không có hai chân và người nam chỉ có một chân. Các nhà khảo cổ phỏng đoán, có khả năng để đề phòng vệ sỹ chạy trốn khi bị chôn theo, do vậy trước khi táng họ đã bị cắt chân.

Trong mộ cổ, các nhà khảo cổ còn phát hiện được nhiều đồ vật chôn theo, chủ yếu là đồ sứ và đồ vàng, bạc, đồng, trong đó có những đồ thủ công mỹ nghệ quý làm bằng vàng, công nghệ chế tác rất điêu luyện như: người đầu vàng, cốc ngọc, đồ trang sức,... phần nào phản ánh nền nông nghiệp phát triển của nước Pérou cổ. Ngoài ra, trong mộ còn có những đồ điêu khắc động vật họ mèo, có bề ngoài giống như hổ Châu Mỹ và những hạt lạc vàng to gấp đôi hạt lạc thật. Trong hơn 1000 đồ gốm tìm thấy ở lòng đất, có ấm tích, bát, vò, hũ, cốc uống rượu; nhiều đồ sứ được trang trí bằng những đường nét rất tinh xảo, trang trí cả hình người có nội dung phong phú, ví dụ võ sỹ mặc áo giáp sắt, tù binh chiến tranh trần truồng; cả các loại động thực vật, côn trùng.

Văn hóa Moche đã đặt nền móng cơ sở vật chất nhất định cho sự hình thành và phát triển của nền văn hóa In­ca nổi tiếng thế giới sau này. Người In­ca kế thừa truyền thống và kỹ thuật sản xuất các ngành chế tạo gốm, dệt, luyện kim, nông nghiệp của nhân dân miền duyên hải và miền núi cổ đại như: Họ đã thừa kế kỹ thuật luyện kim miền duyên hải Bắc Bộ; theo ghi chép biên niên của các sử gia, nhà cầm quyền Cuz­co đã đưa thợ luyện kim từ đây về Thủ đô phát triển nghề luyện kim.

 H.T sưu tầm Vết chân thần bí của Akkowar­link

Tại bờ Nam hồ Man­agua thuộc nước Nicaragua có rất nhiều dấu chân còn in rõ trên đá. Người Nicaragua gọi những dấu chân của người cổ đại còn lưu lại trên đá này là dấu chân của Akkowar­link.

Hồ Man­agua (Ảnh: nica-​ad­ven­tures)

Để bảo vệ di tích cổ xưa hiếm thấy này, người ta đã dựng một cái lều lớn và đào 2 hố sâu khoảng 2-3m bên dưới lều. Dưới lòng hố, mặt đá nhẵn bóng bằng phẳng in từng hàng dấu chân to nhỏ, sâu nông không giống nhau. Những dấu chân nông giống như chân người ta bước qua chỗ đất mềm hoặc đất bùn, ngón chân hiện lên rõ ràng. Những dấu chân to sâu, chúng ta có thể đặt vừa bàn chân trần của mình, giống như những dấu chân khi người ta đi qua vũng bùn.

Vết chân Akkowar­link vốn bị vùi trong đất bùn sâu vài mét, do đất ở đây rất thấp. Mỗi khi mùa mưa đến, lượng lớn nước mưa từ trên cao chảy vào hồ Man­agua, dội hết ngày này sang ngày khác làm cho bùn đất bị xói mòn, các vết chất của người cổ đại mới lộ ra ngày càng rõ rệt.

Người đầu tiên phát hiện ra những dấu chân này là bác sỹ Plither vốn sinh sống trên mảnh đất này. Năm1878, ông công bố phát hiện của mình, nhưng phải 63 năm sau mới thu hút được sự chú ý của các nhà khảo cổ học thuộc Viện bảo tàng Can­ne­ki ở Wash­ing­ton để họ tiến hành khai quật di tích này. Căn cứ vào giám định, các nhà khảo cổ học kết luận vết tích của người cổ ở đây có cách ngày nay khoảng 6000 năm lịch sử, nhưng ngày nay nhìn vết chân ấy vẫn rất rõ ràng, giống như vết chân của người vừa mới đi qua. Tại sao người cổ đại lại có thể để lại dấu chân của mình trên đá cứng như vậy?

Theo các nhà khảo cổ suy đoán, có khả năng người cổ đại đã đi qua khi nham thạch chưa hoàn toàn cứng lại. Bờ biển Đại Tây Dương của Nicaragua là nơi có nhiều núi lửa, khi núi lửa hoạt động, mọi người hoảng loạn chạy trốn đi khắp nơi. Khi núi lửa ngừng hoạt động, họ lại tiếp tục chạy tới chỗ an toàn hơn, người ta đoán rằng những vết chân này có khả năng được để lại khi người cổ đại chạy qua chỗ chưa cứng lại. Nhưng đến năm 1915, các nhà khoa học Mỹ tiến hành cuộc thực nghiệm: khi núi lửa Cal­ifor­nia ngừng phun sau vài tiếng đồng hồ nham thạch đã hoàn toàn cứng lại, lúc đó không thể có cách gì để có thể để lại dấu vết. Từ đó có thể thấy, quá trình cứng lại của nham thạch là rất nhanh.

Phía Nam Akkowar­link là núi lửa, phía Bắc là hồ Man­agua. Lúc đó, con người muốn vượt qua chỉ có thể chạy theo bờ hồ. Nhưng những vết chân này lại là những vết chân chạy ra khỏi bờ hồ. Cũng có người cho rằng, khi chạy ra khỏi nơi nguy hiểm người nào chạy càng nhanh càng tốt. Còn dấu chân thì lại cho thấy họ đang đi chứ không phải là đang chạy, hơn nữa vết chân hằn rất sâu, giống như khi đi phải mang vác vật nặng. Trước sự uy hiếp của cái chết, có ai lại còn nghĩ tới việc vác đồ vật nặng? Như vậy, cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết được lời giải thích chính xác, hợp lý về các vết chân ở Akkowar­link trong khi đó các nhà khoa học vẫn không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và thảo luận.

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới) Vì sao các thiền sư bất hoại sau khi chết?

Nhục thể Thiền Sư Vũ Khắc Minh tồn tại từ thế kỷ 18 đến nay vẫn còn nguyên vẹn

Các phật tử nói rằng, chỉ có những thiền sư cao cấp mới có thể rơi vào một vài trạng thái đặc biệt trước khi chết và tự gột sạch mình tới mức cơ thể không thể phân hủy.

78 năm sau khi từ trần, di hài của vị lạt ma cao cấp thuộc phái Phật giáo Đông Sibiri, Dasha Dar­jo It­igel­op vẫn còn nguyên vẹn như mô của người sống. Các nhà khoa học Nga xác nhận rằng thi thể của ông không phân hủy và gần như bất tử.

Khabo lạt ma (một chức danh cao cấp trong giới lạt ma) Dasha – Dor­jo It­igel­op sinh năm 1852 và tạ thế năm 1927. Khi chết, ông di chúc lại rằng quan tài của mình phải được thỉnh thoảng mở ra để xem xét xương cốt. Vị lạt ma viên tịch trong tư thế thiền trên tòa sen, cách thức điển hình của một thiền sư.

Kể từ đó, di hài của ông được đưa lên mặt đất 3 lần vào các năm 1955, 1973 và 2002. Lần gần đây nhất, chiếc quách được mở ra là ngày 11/9/2002, với sự có mặt của các tín đồ Phật giáo Nga và các chuyên gia y tế.

Các nhà sư ở Ivol­gin­sk Dat­san kể rằng lần nào cũng vậy, họ thấy cơ thể lạt ma còn nguyên vẹn như thể ông chỉ vừa tạ thế. Sau lần đào mộ cuối cùng, các nhà sư quyết định không chôn cất lại mà đặt di hài của ông vào một chiếc quan tài bằng kính đặc biệt. Chiếc quách được để trong một căn phòng đặc biệt nơi các tín đồ có thể chiêm ngưỡng vị tiền bối. Song, người ta cấm không được chụp ảnh hoặc quay video thân thể ông.

Trả lời báo Neza­visimy Vzglyad, Trưởng phòng nhận dạng thuộc Viện chuyên gia pháp y Nga, Vik­tor Zvya­gin cho biết, cơ thể của lạt ma giống như của một người còn sống. Da của ông vẫn mềm mại, các khớp có thể cử động và còn nhiều yếu tố khác nữa. Đáng ngạc nhiên hơn là các phân tích hồng ngoại về mẫu mô đã tiết lộ rằng chúng hoàn toàn bình thường như mô người sống.

Nhóm nghiên cứu đã kinh ngạc trước hiện tượng bất hoại này và yêu cầu các nhà sư cho phép họ có được một vài sợi tóc và móng tay của ông để phân tích.

Theo các chuyên gia, có vài nguyên nhân khiến cho các thi hài vẫn giữ nguyên vẹn sau hàng nghìn năm. Một trong số đó là quá trình ướp xác của tự nhiên. Vik­tor Zvya­gin cho biết hiện tượng ướp xác tự nhiên được bắt gặp trong các nghĩa địa Nam Phi.

Ngoài quá trình ướp xác tự nhiên, các thi hài còn có thể giữ nguyên trạng nhờ được xử lý bằng sáp mỡ và than bùn, khiến cho cơ thể giống như một loại xà phòng. Xác vị bác sĩ riêng của gia đình Sa hoàng Botkin được tìm thấy trong trạng thái đúng như vậy.

Tuy nhiên, không một phương pháp nào trong số kể trên được dùng để ướp di hài vị lạt ma Dasha - Dor­jo It­igel­op. Các phật tử nói rằng, chỉ có những thiền sư cao cấp mới có thể rơi vào một vài trạng thái đặc biệt trước khi chết và tự gột sạch mình tới mức cơ thể không thể phân hủy.

Ngoài xác của Khabo lạt ma Dasha - Dor­jo It­igel­op, hiện trên thế giới chỉ có 3 thi hài của các nhà sư còn nguyên vẹn, đang được lưu giữ ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

Rất tiếc, cho đến nay vẫn không có một phân tích nào có thể giải thích một cách thuyết phục hiện tượng bất hoại của các thiền sư. Mọi nghiên cứu về các xác ướp đó vẫn còn trong gi­ai đoạn khai phá.

Prav­da

 Theo TPO/SK&DS Tại sao vỏ trứng gà lại có hình sao chổi?

Năm 1682, khi sao chổi Hal­ley tới viếng thăm Trái Đất theo chu kỳ, thì tại Men­buốc nước Úc, có một con gà mái đẻ ra một quả trứng khác lạ, trên vỏ trứng đầy những hình vẽ các ngôi sao. Năm 1758, tại một làng quê ở nước Anh cũng

Sao chổi Hal­ley

có gà mái đẻ ra một quả trứng, mà trên vỏ quả trứng có hình vẽ sao chổi rất rõ.

Năm 1834, sao chổi Hal­ley lại xuất hiện, gia đình ông Carachixơ ở Hy Lạp lại có con gà mái đẻ ra quả trứng mà trên vỏ trứng có in hình sao chổi. Ông nhận được món tiền thưởng không nhỏ. Ngày 17 tháng 5 năm 1910, khi sao chổi Hal­ley trở lại bầu trời, thì ở nước Pháp, báo chí lại đưa tin một phụ nữ tên là Ar­iđơ Bri­axơ có con gà mái đẻ được quả trứng lạ, trên vỏ trứng cũng có in hình sao chổi, hình vẽ như là được khắc vào trứng, dù lau chùi kiểu gì cũng không mất được hình sao chổi.

Để kiểm nghiệm xem vào năm 1950 khi sao chổi Hal­ley trở lại, có xuất hiện vỏ trứng in hình sao chổi hay không. Từ năm 1950, các nhà khoa học Liên Xô đã liên hệ với hàng vạn nông dân. Các nước khác như Pháp, Mỹ, Italia, Thụy Điển, Ba Lan, Hung­gari, Tây Ban Nha... hơn hai mưới nước cũng thành lập những mạng lưới khảo sát tương tự. Kết thúc điều tra được biết, một người Italia cũng có con gà đẻ ra quả trứng mà trên vỏ trứng đã in hình sao chổi, và ông bỗng chốc trở lên giàu có. Vì sao khi trên bầu trời xuất hiện sao chổi Hal­ley thì ở Trái Đất lại xuất hiện trứng gà có in hình sao chổi Hal­ley?

 H.T sưu tầm Vụ đắm tàu bí hiểm nhất lịch sử hàng hải

Những cơn gió mạnh với tốc độ 50 hải lý hoành hành. Những con sóng cao đến 10 mét quăng quật, ném con tàu vào dải đá ngầm. Những chiếc neo thuỷ thủ thả xuống đáy biển hoàn toàn không tác dụng vì tàu đã vỡ. Sóng quét những con người đang vất vả chống đỡ trên boong, quẳng họ xuống biển và lập tức bị biển nuốt chửng. Con tàu cứ thế chìm xuống dần mang theo cả những người còn mắc lại. Gió gào lên khúc nhạc tang thương dữ dội...

Các thợ lặn đã làm việc cật lực trong 20 ngày với tổng số thời gi­an là 730 giờ dưới nước

Vị trí chìm của những con tàu thám hiểm trên Thái Bình Dương (bản đồ: các đảo Sa­lomon - quần đảo San­ta Cruz - biển san hô).

Tàu Jacques Carti­er neo đậu ven bờ và các thiết bị trục vớt hiện đại

Một số hiện vật còn nguyên vẹn, ngủ yên dưới đáy biển hơn 2 thế kỷ

Alain Co­nan đã thuê người tìm thấy và đưa lên bờ khẩu đại bác 800 từ tàu L’As­tro­labe và chuyển cho tàu Jacques mang về Paris nghiên cứu.

Đó là những hé lộ từ cuộc “khai quật” dưới đáy đại dương về đoàn tàu thám hiểm của Pháp do La Per­ouse chỉ huy bị đắm từ gần 220 năm trước, một vụ đắm tàu được xem là bí hiểm nhất của lịch sử hàng hải

Đoàn tàu khai phá

Thế kỷ XVI­II ở châu Âu là thời hoàng kim của những chuyến thám hiểm rất xa và dài ngày trên biển của các quốc gia như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Anh, Hà Lan, Pháp…

Những chuyến đi như vậy đối với cựu lục địa mang lại rất nhiều hiểu biết về thế giới, chuẩn bị cho việc chinh phục những vùng đất mới, xâm chiếm thuộc địa. Đi kèm với chúng là những phát kiến vĩ đại của khoa học. Hoàng đế Pháp lúc đó Louis XVI, đã trao nhiệm vụ dẫn đầu một cuộc thám hiểm quan trọng cho bá tước De La Per­ouse, một người dày dạn kinh nghiệm biển khơi, đã từng tham gia hạm đội hoàng gia từ năm 15 tuổi.

Nhiệm vụ của La Per­ouse là chỉ huy cuộc thám hiểm trên hai con tàu La Bous­sole và l’As­tro­labe được coi là tiên tiến nhất thời đó. Vừa tìm đường đến những xứ sở lạ lẫm với phương Tây, tàu vừa tiến hành nghiên cứu khoa học, tìm hiểu các nền văn hoá phương Đông. Thậm chí, tàu còn mang theo hạt giống rau và cây ăn quả để dạy cho những dân tộc “bán khai” cách trồng tỉa…

232 người của đoàn gồm các thành phần rất đa dạng: 6 quan chức cao cấp, 17 người gồm các nhà bác học về thiên văn học, vật lý học, sinh học, thực vật học, kỹ sư, người hoạ đồ và… thợ sửa đồng hồ cùng với các sĩ quan hải quân và thuỷ thủ đoàn.

Hành trình tang tóc của La Per­ouse

Đoàn tàu rời bến cảng Brest vào ngày 1.6.1785 với 700 tấn lương thực chất trong hầm chứa, thuỷ thủ và các nhà bác học phiêu lưu sang bờ biển tây bắc châu Mỹ rồi hướng về Thái Bình Dương.

Men theo bờ phía đông đại dương này, đoàn tàu đã ghé nhiều nơi chưa có người châu Âu đặt chân đến, nhiều hòn đảo hoang vắng giữa biển khơi, các quần đảo thuộc Nhật, bán đảo Kam­chat­ka thuộc Nga… Nó đã dừng chân 40 ngày ở Mani­la, nơi người Tây Ban Nha đã đặt chân lên, để sửa chữa. Rồi những biến cố đau buồn bắt đầu xảy ra. 21 người bị chết trên ba con thuyền nhỏ đi tiền trạm đổ bộ vào bờ do va phải đá ngầm. Thuyền trưởng De Lan­gle của con tàu l’As­tro­labe bạn thân của La Per­ouse bị thảm sát cùng 11 thuỷ thủ bởi thổ dân trên đảo Sa­lomon, khi ông mạo hiểm lên bờ tìm nước ngọt. Rồi đoàn tàu cặp bến Botany Bay thuộc Úc ngày 16.1.1788, ngày bá tước La Per­ouse gửi lá thư cuối cùng về Pháp cho Bộ trưởng Bộ Hàng hải báo cáo tình hình.

Từ đó ông muốn đi ngược lên phía bắc, qua Tân Calêđoni và Tân Ghi nê trước khi trở về Pháp… Những tấm hải đồ quá sơ sài, không hề ghi sự tồn tại của những ngọn núi lửa xưa kia đã từng bị chìm xuống ở Nam Thái Bình Dương, đảo Vaniko­ro và những cơn bão khủng khiếp có thể xảy ra ở vùng này.

Việc biến mất của hai chiếc tàu với hơn 200 con người và số phận của một số người trốn thoát lên đảo ở Thái Bình Dương từ đó trở thành một trong những bí hiểm nhất của lịch sử ngành hàng hải.

Những cuộc kiếm tìm trong quá khứ

Bốn mươi năm sau, thuyền trưởng Ái Nhĩ Lan Pe­ter Dil­lon là người đầu tiên lần theo hải trình của La Per­ouse thông qua những dấu vết ít ỏi. Ông đã tập hợp được một số tư liệu, một số hiện vật liên quan đến vụ đắm tàu.

Hai mươi năm tiếp theo, trên cơ sở những tài liệu từ Pe­ter Dil­lon, một người Pháp là Du­mont d’Urville được cử đến thẳng mũi Vaniko­ro để tìm hiểu sự việc. Tại đây, ông tìm được thêm nhiều hiện vật khác: những chiếc neo, những khẩu đại bác và rất nhiều đồ vật của đoàn thám hiểm hoàng gia mà ông thuê vớt lên bằng những phương tiện thô sơ. Ông dựng trên bờ biển một đài tưởng niệm những người yêu nước bất hạnh của nước Pháp và đưa các hiện vật về trưng bày tại Viện bảo tàng hàng hải ở Paris. Từ đó đến nay, đã 217 năm trôi qua.

Bí mật của La Per­ouse ló dạng

Ngày 18.5.2005, con tàu Jacques Carti­er với phương tiện trục vớt hiện đại đã đến quần đảo San­ta Cruz, trong đó có đảo Vaniko­ro để tiến hành vụ “khai quật” dưới biển điều tra những bí mật cuối cùng của đoàn tàu thám hiểm do La Per­ouse chỉ huy. Tham gia vào vụ điều tra này có một đội ngũ thuỷ thủ và thợ lặn gồm 52 người cùng với 30 nhà khoa học.

Jacques Carti­er bỏ neo cách đảo vài trăm mét. Các nhà nghiên cứu mang theo hàng chục tấn dụng cụ trục vớt, từ chiếc bàn chải nhỏ nhất đến các búa máy, khoan máy hoạt động dưới nước, thiết bị lặn tối tân. Địa điểm nằm trên xích đạo này rất khắc nghiệt. Những trận mưa như trút xảy ra thường xuyên và không thể dự đoán trước bất cứ điều gì. Gió lốc, vòi rồng, bão tố. Và chẳng có nơi nào để lẩn tránh.

Chừng 20 thợ lặn được trang bị những chiếc đèn pin cực mạnh, cho phép nhìn xa 40m và sâu 15m vào cuộc. Để có chứng cớ, ở những chỗ tìm thấy hiện vật, phải dùng máy đào cả những địa tầng kèm theo. Lúc này, người ta mới biết thêm một nhân vật: Alain Co­nan, chủ tich Hội những người Tân Calêđoni ở đảo Sa­lomon. Ông rất quan tâm đến chuyện này vì lòng ngưỡng mộ đối với nhà hàng hải Pháp La Per­ouse. Ông đã 7 lần tự bỏ tiền ra khai quật vụ đắm tàu. Năm 2003, êkíp của ông đã trục vớt được một khẩu đại bác nặng 900 kg. Cùng năm ấy, những người thợ lặn đã đưa lên được một bộ xương. Đó là thành viên đầu tiên và duy nhất của đoàn thám hiểm khi xưa. Bộ hài cốt ông trao cho đoàn được đưa về Pháp và gi­ao cho Viện nghiên cứu hình sự của cảnh sát để xác định gấp. Người ta đã chứng minh rằng, đó là một người đàn ông châu Âu, khoảng 30 tuổi.

Lần này, đoàn cũng thu thập được xương ống chân và một số xương vụn khác. Xương người được gỡ ra khỏi đám san hô phủ kín là hiện thân của những thuỷ thủ và các nhà khoa học đã hy sinh trong vụ đắm tàu. Vật có giá trị nhất trong đợt khai quật là một chiếc la bàn phương vị có trang bị cả vòng ngắm chuẩn và kính lục phân (sex­tant). Dụng cụ đi biển này khắc tên Merci­er. 12.000 trang tư liệu chính thức mà Alain Co­nan tìm thấy đã nói đến nó: “... một chiếc kính lục phân do Merci­er chế tạo đã được Viện hàng hải hoàng gia cấp cho tàu La Bous­sole”, chứng tỏ đây chính là con tàu bị đắm của La Per­ouse.

Michel L’Hour và Elis­abeth Veyrat, những người chỉ huy việc trục vớt, bằng những tư liệu và hiện vật đã kể lại với sự xúc động: “Người ta có thể dễ dàng hình dung ra tai hoạ bất ngờ đã xảy ra với Per­ouse và con tàu của ông khi gặp bão. Những cơn gió mạnh với tốc độ 50 hải lý hoành hành. Những con sóng cao đến 10 mét quăng quật, ném con tàu vào dải đá ngầm. Những chiếc neo mà thuỷ thủ thả xuống đáy biển hoàn toàn không tác dụng vì tàu đã vỡ. Sóng quét những con người đang vất vả chống đỡ trên boong, quẳng họ xuống biển và lập tức bị biển nuốt chửng. Con tàu cứ thế chìm xuống dần mang theo cả những người còn mắc lại. Gió gào lên một khúc nhạc tang thương dữ dội”.

Trong khi đó, cách một dặm, con tàu L’As­tro­labe mắc cạn trên một rạn san hô. Khoảng 50 thuỷ thủ tìm cách lên được bờ. Và đến lượt họ trở thành tù nhân của đảo Vaniko­ro. Khí hậu nơi đây thật khủng khiếp đối với người châu Âu. Nhiệt độ đã cao, độ ẩm lại cực đại khiến họ không thể thở được. Đàn côn trùng khát máu sống dưới gốc đước không cho họ lúc nào yên. Thổ dân coi họ là kẻ thù. Họ phải ăn tất cả những gì tìm được trong thiên nhiên. Bệnh sốt rét tàn phá cơ thể họ. Họ trốn chui trốn lủi đằng sau những bụi cây rậm rạp. Năm tháng như thế, tìm mọi cách ghép được vài chiếc thuyền để vượt biển, nhắm hướng châu Úc hoặc Tim­or, nhưng họ đã chẳng bao giờ đến được đích.

Đoàn điều tra đã khẳng định được vị trí xác hai con tàu: tàu Bous­sole nằm ở một chỗ rạn nứt dưới đáy biển. Tàu L’As­tro­labe mắc cạn trên một vỉa san hô. Tuy nhiên, nhiệm vụ của đoàn điều tra chưa phải đã kết thúc. Những hiện vật mang về phải được nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm, để nói lên những bí mật cuối cùng.

Ngày 15.8.2005 tàu Jacques Carti­er rời nơi trục vớt, chất đầy những lời giải đáp, những điều khẳng định và một niềm hy vọng mới: Làm sáng tỏ trường hợp hy sinh của nhà hàng hải vĩ đại của nước Pháp, mang lại câu trả lời cho mọi người, đặc biệt cho… hoàng đế Louis XVI. Các sử gia kể lại rằng khi bước lên đoạn đầu đài (nhà vua bị cách mạng Pháp năm 1789 xử tử), ông vẫn đau đáu về số phận của La Per­ouse. Câu nói cuối cùng của ông trước khi đưa đầu vào máy chém không phải lo cho mình mà là: “Có tin gì về ông La Per­ouse chưa?”.

Tuấn Hà (Theo Fi­garo)

 Theo Sài Gòn Tiếp Thị Vụ hỏa hoạn lớn nhất lịch sử ở Chicagô

Quang cảnh trước lúc cháy

Ngày 8 tháng 10 năm 1871 là một ngày chủ nhật, trên đường phố Chicagô nước Mỹ, người dân vui chơi chen chúc đầy chật đường phố. Trời tối dần, bỗng một ngôi nhà ở Đông Bắc thành phố bốc cháy. Đội chữa cháy nghe tin, chưa kịp đem dụng cụ tới, thì đã nghe báo có đám cháy thứ hai. Nhà thờ Xanh Bauyn cách nơi xảy ra đám cháy thứ nhất hơn 3 km cũng bốc cháy. Họ vội chia một nửa số quân đi chữa cháy ở nhà thờ. Tiếp đó còi báo cháy khắp nơi vang lên. Đội chữa cháy chạy Đông chạy Tây, không biết nên chữa cháy chỗ nào cho được.

Chicagô được mệnh danh là “Thành phố gió”. Lửa mượn sức gió, càng cháy càng mạnh. Sau nửa tiếng đồng hồ từ khi đám cháy thứ nhất kêu cứu, cả thành phố chìm trong biển lửa. Không sức mạnh nào có thể chống lại được sự tiến công của thần lửa. Dân phố hoảng loạn chạy ra khỏi nhà. Trên đường phố, người chạy nháo nhào mong tìm được một nơi không có lửa để ẩn mình. Dân thường thì dựa vào đôi chân để chạy, kẻ giàu có cũng vứt bỏ xe ngựa, cưỡi lên mình con ngựa hoảng sợ, nhằm ngoại thành để “phá vây”, trên đường đi lại giẫm đạp giày xéo lên bao nhiêu người. Hỏa hoạn xảy ra lúc còn sớm, mọi người còn chưa đi ngủ. Số người bị chết cháy và chết do ngựa giẫm đạp, người giày xéo lên nhau cũng lên tới hơn ngàn người. Ngoài ra còn mấy trăm người nữa ngã chết trên đường phố ngoại ô. Đám cháy kéo dài đến sáng ngày hôm sau (ngày 9 tháng 10). Vùng đông đúc trung tâm thành phố biến thành đống gạch vụn, 17.000 ngôi nhà bị cháy trụi. Theo báo cáo của ủy ban chữa cháy, tổn thất của cải của toàn thành phố lên tới 150 triệu đô-​la (tương đương hơn 2 tỷ đô-​la ngày nay), 125.000 người mất hết nhà cửa.

Ai đã gấy ra vụ hỏa hoạn này? Các báo đưa tin, có một con bò mẹ húc đổ chiếc đèn dầu hỏa, làm cháy chuồng bò, rồi đám cháy lan dần khắp thành phố. Người nói cứ nói, dân phố cứ tin cứ nghi.

Cảnh người dân chạy cháy

Mácchin đội trưởng chỉ huy chữa cháy tại hiện trường, đối với kết luận trên của nhà báo chỉ bĩu môi bịt mũi. Sau trận hỏa hoạn, ông ta điều tra và nói: “Khắp nơi lửa cháy, mà trận cháy này chỉ trong chớp nhoáng đã lan khắp thành phố. Bảo nó bắt đầu từ một nhà nào đó rồi lan ra một diện tích lớn - đó là đìều không thể xảy ra được... Nếu như không phải là một trận ”lửa bay“ thì không thể nào chỉ trong chốc lát lại thành một biển lửa?”.

Những người chứng kiến thì nói một cách rõ ràng: “Dường như cả bầu trời bốc cháy. Những hòn đá nóng bỏng từ trên trời rơi xuống...”. Mưa lửa rơi xuống từ trên đầu. Buổi tối cùng ngày, tại nhiều vùng Chicagô, bang Michigân, bang Wis­con­sin, bang Ne­bras­ka, bang Kansas, bang In­di­ana, rất nhiều vùng rừng cây và đồng cỏ đều xảy ra hỏa hoạn. Làm sao lại có lửa kỳ lạ như vậy, từ đâu ra lửa ấy?.

Bên hồ, một giá sắt đỡ tàu của xưởng đóng tàu cũng bị đốt cháy đến chảy cả sắt dính queo với nhau, trong khi xung quanh đó không có công trình kiến trúc gì cả. Trong thành phố, một pho tượng đá hoa cương bị nung nóng chảy. Vậy nhiệt độ phải là bao nhiêu? Nhà gỗ cháy thì nhiệt độ chỉ lên đến vài trăm độ, không thể làm nóng chảy được sắt và đá.

Thành phố Chica­go sau vụ cháy

Mấy trăm con người cố sức phá vòng vây lửa chạy ra ngoài thành phố để tìm lấy con đường sống, may cũng đến được đường cái ngoại ô, nhưng không hiểu sao họ đồng loạt ngã chết cùng nhau. Giám định thi thể của họ thì được biết, cái chết của họ lại không dính dáng gì đến lửa.

Tóm lại, không ai tin rằng, một con bò cái húc đổ cái đèn dầu mà lại dẫn đến thiêu hủy cả thành phố Chicagô. Vậy ai là thủ phạm gây ra vụ cháy? Học giả Mỹ W.Ximôberin đã nghiên cứu rất nhiều vụ án thiên văn, đối chiếu quan hệ giữa khí quyển với hỏa hoạn, đi đến giả thiết “mưa sao băng đem lửa đến”. Sao chổi là một trong những nguồn tạo thành mưa sao băng. W.Bi­ra, nhà thiên văn học Tiệp Khắc, năm 1826 từng phát hiện ra một sao chổi được đặt tên là “sao chổi Bi­ra”. Sao chổi Bi­ra cứ 6,6 năm lại quay một vòng quanh Mặt Trời. Năm 1846, khi nó sạt qua Trái Đất, nhân sao chổi đã bị vỡ làm đôi. Năm 1852, sau khi nhân sao chổi bị vỡ làm đôi, hai phần đó đã cách xa nhau tới 2,4 triệu kilômét, sau đó không lâu thì mất tích.

Ngày 8 tháng 10 năm 1871 một trong số nhân sao chổi đó lại sạt qua Trái Đất, điểm sạt qua đúng vào nước Mỹ làm mưa sao băng rơi xuống, phần lớn bị ma sát cháy hết trong bầu khí quyển. Những vẩn thạch còn lại rơi xuống mặt đất, có nhiệt độ rất cao, đủ làm nóng chảy cả kim loại và đá. Thủ phạm vụ cháy ở Chicagô, “lửa trời” đó đã thiêu hủy thành phố. Những đốm “lửa trời” vương vãi ra các bang xung quanh, cũng gây ra những đám cháy rừng và đồng cỏ. Những vẩn thạch đó mang theo xuống một lượng lớn điôx­it cacbon và xyanôgien có thể hình thành những vùng “tiểu khí hậu” chết người, khiến người ta không cháy cũng chết. Mấy trăm người chạy ra được đến con đường trống trải ở ngoại ô, trùng hợp chui vào “vùng chết” đó.

Giả thuyết trên đây của Xu­amôberin, tường thuật nghe có lý, bác bỏ hoàn toàn ý kiến bò cái húc đổ đèn dầu. Nhưng các nhà khoa học tôn trọng thực tế khách quan lại không cho là như vậy, bởi vì cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm được chứng cứ gì để chứng thực cho giả thiết của Xi­amôberin: thí dụ như những mảnh vẩn thạch rơi xuống thành phố Chicagô lúc bấy giờ, những đất đai bị ô nhiễm bởi “lửa trởi”, các mẫu cây cối... vẫn chưa tìm thấy vật chứng gì. Hơn nữa, sao chổi là vật thể khổng lồ không tồn tại, bầu khí quyển là tấm chắn tự bảo vệ của Trái Đất, dù cho vật chất sao chổi (nhân sao chổi) cũng không thể gây ra tai họa nếu gặp phải Trái Đất, bởi nó sẽ bị thiêu cháy hết trong bầu khí quyển, không thể còn vẩn thạch rơi xuống đất nữa. Nếu cá biệt còn vẩn thạch rơi xuống Trái Đất thì cũng không thể gây ra hỏa hoạn được do vẩn thạch ma sát trong khí quyển sinh ra nhiệt độ cao cũng chỉ ở bề mặt của nó, còn bên trong nó thì vẫn lạnh băng, đến được Trái Đất đâu có thể sinh ra lửa?

Hỏa hoạn ở Chicagô đến nay vẫn là một bí mật của thế giới. Giả thiết “mưa sao băng đem lửa đến” của Ximôberin, dù không có chứng cứ, nhưng người ta cũng không đưa ra  được chứng cứ gì bác bỏ nó. Trong cuộc những tranh luận về vấn đề này, các nhà khoa học rút ra được kết luận ít nhất là: cần phải cảnh giác với lửa từ ngoài vũ trụ, đề phòng cả mưa lửa sao băng có thể bất ngờ tập kích xuống Trái Đất.

 H.T (theo Kính vạn lý) Bí ẩn về vụ hủy diệt thành cổ Pom­peii

Thành phố Pom­peii là thành phố cổ có lịch sử lâu đời, nằm  phía Tây Nam nước Italia, dưới chân núi lửa Vesu­vius.

Núi lửa Vesu­vius

Theo sử sách, thành Pom­peii được 10 bộ lạc lớn có tên Aus cùng nhau xây dựng. Đến năm 79, nơi đây đã trở thành câu lạc bộ của những người giàu. Tầng lớp quý tộc thương gia giàu có kéo nhau đến đây tìm lạc thú, bởi vậy thành Pom­peii đã trở thành một Thủ đô Tửu Sắc.

Núi lửa Vesu­vius là ngọn núi lửa đang hoạt động. Đến đầu Công nguyên, nhà địa lý học nổi tiếng Stra­bo căn cứ vào đặc trưng mẫu đất Vesu­vius xác định rằng núi lửa này đã ngừng hoạt động. Người dân Pom­peii lúc đó hoàn toàn tin vào lời suy luận, phán đoán của Stra­bo nên rất an tâm sinh sống dưới chân núi lửa Vesu­vius. Hai bên sườn ngọn núi lửa, người ta trồng những cánh đồng màu xanh ngát, trên bình nguyên đi đâu cũng thấy rừng chanh, quất và các loại cây khác như nho... Họ đâu ngờ “ngọn núi lửa đã chết” kia vẫn đang chuẩn bị gây ra một tai họa lớn mang tính hủy diệt.

Hình ảnh người chết ôm mặt

Vào năm 62, ở đây đã xảy ra một trận động đất cực mạnh tàn phá thành phố Pom­peii, nhiều công trình kiến trúc bị đổ nát. Những tàn tích kiến trúc thấy hiện nay ở thành phố Pom­peii là kết qủa của trận động đất này gây ra. Sau trận động đất, người Pom­peii tiếp tục bắt tay vào xây dựng lại thành phố, thậm chí họ còn muốn xây dựng một thành phố hào hoa hơn.

Nhưng thành phố Pom­peii mới chưa chịp phục hồi thì ngày 24 tháng 8 năm 79, ngọn núi lửa Vesu­vius lại bất ngờ phun nham thạch. Hồi đó toàn thành phố Pom­peii có 25 nghìn dân. Tuy phần lớn chạy thoát những vẫn có hơn 2000 người bị vùi dưới tro bụi và dung nham của núi lửa. Sau khi núi lửa ngừng hoạt động, một số người sống sót đã quay trở lại thành cổ dưới chân núi Vesu­vius để tìm kiếm tài sản khi tháo chạy không kịp mang theo; nhưng họ đã không tìm thấy một thứ gì. Cùng với dòng chảy của thời gi­an, mọi người dần quên lãng thành phố Pom­peii và thành phố cũng mất tích từ đó.

Năm 1594, một người nông dân xây dựng kênh dẫn nước trên vùng đất thuộc thành cổ Pom­peii năm xưa tình cờ phát hiện thấy một mảnh đá cẩm thạch lớn bị vỡ và cả tiền đá. Năm 1689, một người ở ngoại ô Napoli trong khi đào giếng đã nhặt được vài mảnh đá khắc chữ, trong đó có một mảnh khắc tên Pom­peii. Căn cứ vào các phát hiện đó có người dự đoán thành phố Pom­peii được xây dựng tại khu vực này.

Hình ảnh người chết bị chôn vùi

Năm 1748, nông dân địa phương tiếp tục phát hiện thấy một số di vật ở di chỉ thành cổ Pom­peii. Và công các tìm kiếm thành cổ Pom­peii của các nhà khảo cổ được bắt đầu.

Dưới đống tro núi lửa chỗ cây cọ đỏ, người ta tìm thấy bức họa kỳ diệu và khai quật được bộ hài cốt đầu tiên, bên cạnh rơi một vài đồng tiền vàng, tiền bạc cổ đại. Từ dấu vết để lại trên nền đất có thể thể suy đoán người này đang vội vàng nhặt những đồng tiền vàng rơi vãi không may bị ngã chết.

Năm 1763, John Winck­eman - người Đức (1717-1768) phụng lệnh làm tổng giám sát những văn vật trong thành Rome và khu vực lân cận. Với chức vụ này, John Winck­eman đã đến thăm Vesu­vius và Her­cu­la­ne­un. Ông đã đánh gá rất cao những văn vật được tìm thấy trong thành cổ Pom­peii. Ông còn bỏ công chỉnh lý lại trật tự các văn vật bị thất lạc, phác họa hình dáng lịch sử của Pom­peii.

Hình ảnh người chết bị chôn vùi

Năm 1808 - 1815, học giả người Pháp đã chỉ đạo công tác khai quật thành phố chết Pom­peii. Nhưng phải đến 1860 người ta mới bắt đầu tiến hành khai quật có hệ thống. Năm 1890, nhà khảo cổ học Usepi - Fuau­rouli chính thức đưa công tác khai quật đi vào hoạt động. Ông đã nghiên cứu ra kỹ thuật khai quật mới giúp người chết bị chôn vùi, động vật, đồ dùng gia đình và các kiến trúc bằng gỗ đều được tái hiện diện mạo vốn sẵn có. Du khách có thể nhìn thấy hàng trăm tư thế của người bị nạn trước khi chết: Hai tay ôm đầu người co tròn thành một cục; hoặc tay ôm mặt gục đầu xuống đất; hoặc tay ôm túi tiền tháo chạy hoảng hốt; hoặc người mẹ bồng con cùng chết; hoặc những đấu sỹ nô lệ tìm cách phá khóa nhưng không được nên khi chết vẫn còn bị nằm trong dây xích... Đây quả là một màn thảm kịch ghê rợn. Trong tư dinh hào hoa phú quý, căn phòng đang được tu sửa, khi cả chủ nhân và đám thợ mộc gặp nạn trốn dưới hành lang đều bị chết. Một biệt thự khác ở ngoại ô, chủ nhân và hai mươi nô lệ khi gặp nạn cùng bị chết khi đang trốn dưới hầm ngầm.

Đến nay, thành cổ Pom­peii mới chỉ có 3/5 diện tích được khai quật. Cũng giống như Her­cu­la­ne­un, ở đây vẫn còn nhiều người bị nạn và các khí cụ bị chôn sâu dưới đống đổ nát trong lòng đất. Nhưng sự huy hoàng tráng lệ xưa kia của thành cổ Pom­peii cũng được được bày ra một cách khá rõ ràng.

Toàn cảnh thành cổ Pom­peii

Thành cổ Pom­peii có diện tích 1,8km2. Tường thành được xây dựng bằng đá, tường bao dài 4,8km và có 7 cửa thành với 14 lầu tháp hoành tráng; 4 con phố lớn rải đá cắt ngang, dọc tạo thành 9 khu vực. Mỗi khu vực đều có phố lớn nhỏ thông nhau, ở phố lớn còn lưu lại vết xe bằng sắt rất sâu trên mặt đường giống như xe ngựa vừa đi qua.

Sân vận động

 Ở ngã tư các phố lớn đều có máy nước bằng đá cao gần 1m, dài khoảng 2m để cung cấp nước cho thị dân. Máng nước thông với tháp nước được dẫn từ nguồn nước của một ngọn núi cao ngoài thành bằng một máy treo xây bằng đá. Sau đó, các tháp nước này phân phối nước đến những máng nước công cộng ở các ngã tư. Suối phun và ao cá của các gia đình quý tộc, thương gia giàu có cũng đều dựa vào hệ thống cung cấp nước này.

Người Pom­peii còn xây dựng hai rạp hát. Rạp hát lớn nhất nằm ở phía Đông Nam thành phố được xây năm 70 trước Công nguyên có sức chứa 2 vạn người. Rạp này còn được dùng làm sân thi đấu vật giữa người với người và người với dã thú.

Rạp hát

Ở sườn Đông của rạp hát lớn có một sân thể thao, mỗi góc dài khoảng 130m. Sân thể thao này rất hào hoa tráng lệ, có bể bơi đặt ở giữa. Theo dự đoán, sân có thể chứa được hơn một vạn người và cũng có thể ở đây thường xuyên diễn ra các hoạt động kinh tế, chính trị và tôn giáo của toàn thành phố Pom­peii.

Phía Tây Nam thành phố có một quảng trường hình chữ nhật, xung quanh xây dựng dinh thự, tòa án, miếu thần và chợ.

Có ít nhất 3 phòng tắm công cộng gồm phòng tắm nóng lạnh, tắm hơi và phòng trang điểm. Trên tường những phòng tắm đó được trang trí các bức bích họa và điêu khắc bằng đá.

Những cảnh dâm đãng vẽ trên tường quán rượu

Di chỉ thành cổ Pom­peii phản ánh đầy đủ sự suy đồi đạo đức của xã hội La Mã cổ đại. Thời bấy giờ, ở đây đã có một bộ phận người đắm chìm trong tửu sắc với lối sống dâm ô đồi bại, xa hoa lãng phí. Chẳng thế mà trong thành phố Pom­peii có rất nhiều kỹ viện và quán rượu. Trên tường các kỹ viện vẽ đầy những cảnh dâm đãng. Các quán rượu có lò và quầy rượu đặt ở ngay lối vào để khách có thể đứng ngoài quầy mà vẫn uống được rượu. Trên tường một số quầy rượu đặt còn lưu lại những dòng văn ngoệch ngoạc do chính tay các bợm rượu viết và tẩy xóa. Cho đến nay, các dòng chữ đó vẫn còn lờ mờ có thể phân biệt được.

Do thành Pom­peii bảo tồn những tư liệu quý và toàn bộ diện mạo của đời sống xã hội thời La Mã cổ đại nên nó đã trở thành Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên hiếm thấy trên thế giới.

 H.T sưu tầm Vụ mất tích bức tượng thần Mặt trời ở đảo Rhodes

Đảo Rhodes nằm trên biển Égée, phía Tây cách Hy Lạp (đất liền) 4.500m, phía Bắc cách Thổ Nhĩ Kỳ 19.000m. Đảo Rhodes thuộc lãnh thổ Hy Lạp có diện tích 14.000km2 với dân số hơn 7.000 người.

Thần Mặt trời Apol­lon

Đảo Rhodes được xem là một trong những nơi khởi nguồn của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Trong truyền thuyết, thần thoại, ở thời kỳ cổ đại xa xưa, sau khi kết thúc cuộc chiến tranh giành ngôi vị giữa các vị thần Hy Lạp, thần Zeus trở thành chúa tể của các vị thần. Thần Zeus bèn phân lãnh địa cho các vị thần khác nhưng quên phân lãnh địa cho thần Mặt trời Apol­lon - người đã tìm ra thiên cung. Đến khi thần Apol­lon quay về, thần Zeus ban cho thần Apol­lon một tảng đá nằm sâu dưới biển Égée. Tảng đá vui vẻ nhô lên mặt biển đón thần Mặt trời đến cư trú. Thần Apol­lon rất hài lòng về lãnh địa mình được phân, thần đã dùng tên con gái Rhodes (con gái của nữ thần Tình yêu) đặt tên cho đảo. Ba người con trai của thần Mặt trời Apol­lon là Caminos, Maunosos, Lim­gos cũng được phong trên đảo này và mỗi ngày đều tự xây dựng vương quốc của riêng mình. Cuộc sống trên đảo Rhodes rất phồn vinh sung túc, đã thu hút các nước lớn như Athènes, Spar­ta, Mace­do­nia, Ba Tư, La Mã lần lượt xâm lược phá hoại nhiều thành trì. Đến năm 227 trước Công nguyên, các thành phố trên đảo Rhodes một lần nữa bị trận động đất rất mạnh phá hủy.

Ba thành trì khác trên đảo sau khi bị động đất phá hủy không được xây dựng lại mà chỉ dựng lên những làng mạc tiêu điều gần đó nên vẫn bảo tồn được những nền tường trụ đá. Chỉ có thành Rhodes - nơi cứ trú của thần Mặt trời Apol­lon gần như được xây dựng lại và mở rộng nên không nhìn thấy dấu vết của vụ động đất phá hủy thành năm xưa. Ở đây chỉ thấy được những nét phồn hoa hiếm có xưa kia của thành phố này qua nhiều vặn vật khai quật dược như bức tường đá cẩm thạch, đầu tượng thần Apol­lon được tạc vào thế kỷ II và bức tượng khỏa thân nữ thần Tình yêu Aphrodite được tạc vào thế kỷ I. Nhưng bức tượng đồng vị thần Apol­lon được xem là “Đại kỳ tích thứ 7 của thế giới” thì không biết bị mất tích từ lúc nào.

Quá trình đúc tượng thần Mặt trời được diễn ra khoảng thế kỷ V trước Công nguyên. Khi người Ba Tư xâm lược đảo Rhodes, toàn bộ cư dân trên đảo rút về bảo vệ thành Lim­gos nằm đầu mũi phía Đông của đảo. Cuối cùng họ đã đánh lui được cuộc tiến công của người Ba Tư. Sau khi đánh thắng quân xâm lược Ba Tư, người ta đã đem toàn bộ số vũ khí giặc bỏ lại nung thành sắt. Nhà điêu khắc Litas đã đúc bức tượng đồng thần Mặt trời Apol­lon và đặt ở bến cảng hùng trấn lãnh hải. Bên cạnh đó nhà triết học La Mã cùng thời với thần Apol­lon tên là An­tipot cũng được xem là “Đại kỳ tích thứ 7 của thế giới”.

Trong trận động đất mạnh cách đây hơn 2.200 năm, bước tượng lớn thần Mặt trời đã bị sụp đổ. Có người nó, bức tượng đổ không thể đúc lại được và và thế kỷ VII đã bị nung đúc thành các loai khí giới khác. Nhưng có người lại nói bức tượng đồng đã bị mất trộm, bọn hải tặc đã bị chìm thuyền khi gặp bão trên biển. Bây giờ hậu thế chỉ có thể tưởng tượng mô hình bức tượng qua những lời ghi chép tóm tắt trong sử sách mà thôi. Bức tượng nữ thần Tự do ở New York (Mỹ) được đúc trên cơ sở liên tưởng mô hình tượng thần Mặt trời với tư thế tay cầm bó đuốc, đầu đội vương miện, tỏa ánh hào quang như ánh Mặt trời.

 H.T sưu tầm

Vụ rò rỉ chất độc - Thảm án Bhopal

Số người chết ở Bhopal nằm la liệt trên đường  (Ảnh: dc.in­dy­media)

Trong khâu sản xuất, vận chuyển và sử dụng các chất độc, chỉ cần sơ ý một chút là để rò rỉ làm ô nhiễm môi trường, tác hại đến sức khỏe của con người.

Vụ rò rỉ nghiêm trọng nhất thế giới là “vụ thảm án Bhopal” ở Ấn Độ. Sáng sớm ngày 3 tháng 12 năm 1984, một xưởng nông dược của Công ty liên hợp Mỹ sản xuất các hợp chất cacbon ở ngoại ô Bhopal, Ấn Độ, 45 tấn chất độc chứa trong bình khí nén trong hầm ngầm, đó là chất iso cyan­ua methyl lỏng chảy ra hết trong vòng 3-4 tiếng đồng hồ. Những đám khói nồng nặc cuồn cuộn ô nhiễm quanh vùng làm cho 200.000 người bị ngộ độc, hơn 1.500 người chết ngay tại chỗ. Theo điều tra, sau hơn 1 năm xảy ra vụ này, cư dân Bhopal đã đẻ ra rất nhiều quái thai. Sau khi xảy ra, người ta gọi thành phố Bom­bay là thành phố chết.

Những vụ rò rỉ như vậy đôi khi cũng xảy ra ở các nước khác. Tháng 4 năm 1967, tại cảng Os­aka - Nhật Bản, một chiếc tàu vạn tấn chở tetra ethyl chì đã rò rỉ ra ngoài, 12 công nhân làm vệ sinh đã bị ngộ độc, chết 8 người.

Tháng 6 năm 1967, một tàu chở thuốc trừ sâu rò rỉ làm chết 40 triệu con cá, đoạn sông dài 420km các sinh vật dưới nước hầu như chết hết.

Có những xưởng hóa dược đem chất thải đổ ra biển hoặc chôn xuống đất. Việc làm đó đều đe dọa con người. Năm 1978, một trận bão xảy ra ở bang New York làm bật tung những thùng chứa chất thải của một nhà máy hóa chất, chôn ở một lòng sông cũ, làm cho những thùng bị rỉ vỡ thủng, chất độc rò ra làm cho cây cỏ chết thối đen, trẻ em chơi nghịch ở đó bị bỏng tay chân mặt mũi, bệnh máu trắng tăng vọt trong dân cư ở đây, đồng thời phụ nữ có mang đã đẻ ra những quái thai.

Người bị thương nhẹ bởi chất iso cyan­ua methyl thì cũng bị biến dạng mặt mũi (Ảnh: ep­scodxb)

Rò rỉ chất độc đã khiến cả thế giới phải quan tâm. Muốn cho chất độc không đe dọa sự sống của chúng ta và con cháu mai sau cần phải có hàng loạt biện pháp quản lý một cách khoa học, chặt chẽ và phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đảm bảo.

Một em bé bị biến dạng mắt và chết khi chất iso cyan­ua methyl  xâm nhập vào cơ thể

(Ảnh: port­land.in­dy­media)

Số lượng xương sọ của những người bị bị nhiễm iso cyan­ua methyl  20 năm sau (Ảnh: ep­scodxb)

 H.T (Theo Bách khoa tri thức)

Xác chết không phân hủy sau hơn 36 năm

Gia đình ông Đinh Hữu Trí ở ấp Phú Lộc, xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, An Gi­ang, đang lưu giữ một cái xác chết khô hơn 36 năm nay. Tuy không tẩm ướp hóa chất gì và được để trong môi trường bình thường nhưng thi hài này không có dấu hiệu phân hủy.

Xác khô của ông Hạo được đặt trong nhà (Ảnh: SHVN)

Xác chết khô đó chính là anh trai ông Trí, tên là Đinh Công Hạo. Ông Hạo sinh năm 1951, đến năm 10 tuổi thì bị bệnh, ăn ngủ không được và cứ ốm dần. Các thầy thuốc Đông Tây y thời đó đến xem bệnh đều lắc đầu. Cuối năm 1968, ông Đinh Công Hạo trút hơi thở cuối cùng và được an táng tại mảnh ruộng cách nhà không xa. Ba ngày sau, có một ông thầy thuốc Nam đến nhà. Khi nghe cụ Đinh Công Bửu (bố ông Hạo) kể về bệnh của con, thầy lang này tỏ ý tiếc vì đã không đến kịp để cứu bệnh nhân và cho rằng ông Hạo chưa chết, không tin gia đình cứ đào mà xem.

Bán tín bán nghi nhưng niềm hy vọng quá lớn đã khiến cụ Bửu quyết định quật mộ con. Khi nắp quan tài mở, mọi người thấy xác chết vẫn tươi như đang ngủ. Thi hài được mang về nhà, để trên ghế bố phủ vải màn lên.

Ông Đinh Công Trí nhớ lại: “Lúc đó tôi 13 tuổi. Khi cha mang xác anh Hạo về nhà, mọi người biết tin kéo đến xem rất đông. Chính quyền lúc đó hay tin liền cử một đoàn 5 bác sĩ trong đó có 1 bác sĩ người Mỹ đến xem xét. Họ đều lắc đầu ra về, bảo rằng anh đã chết, còn tại sao xác không bị phân hủy hay bốc mùi hôi thối thì chưa rõ. Lúc đó là giáp Tết Nguyên đán, cha tôi đóng chiếc quan tài khác đặt anh Hạo vào đó, chờ sau Tết các bác sĩ đến khám lại”.

Sau khi khám nghiệm tử thi lần thứ 2, các bác sĩ vẫn không đưa ra kết luận gì. Cái xác cứ thế khô dần cho đến hôm nay. Bà con trong vùng quen gọi là xác rũ. Cụ Bửu cho phủ lên mặt quan tài một lớp kính để mọi người trong gia đình khi thắp hương có thể nhìn thấy người quá cố. Hiện mái tóc ông Hạo vẫn nguyên màu đen mượt, đôi tay đã khô lại như được tẩm một hóa chất nào đó.

Ông Trí nói: “Gia đình tôi lúc ấy nghĩ anh chết rồi thì đem chôn chứ không nghĩ đến chuyện ướp xác. 36 năm nay chúng tôi không dùng bất cứ loại thuốc nào để ướp cả, có sao cứ để vậy; ngay cả nội tạng cũng không được mổ lấy ra”. Ông Trí cũng cho biết từ ngày giải phóng đến nay chưa có một nhà nghiên cứu hay tổ chức khoa học nào đến hỏi thăm về cái xác khô của ông Hạo.

Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch UB­ND xã Phú Thạnh, nói: “Từ lâu chính quyền địa phương biết trong nhà ông Trí có xác rũ, nhưng nhiều năm qua do không thấy có vấn đề gì về môi trường, bệnh tật, gia đình cũng không có biểu hiện mê tín dị đoan nên chúng tôi không kiến nghị lên trên. Nếu cơ quan các cấp có yêu cầu xét nghiệm xác ông Hạo để phục vụ khoa học thì chính quyền sẵn sàng thuyết phục gia đình hợp tác”.

 Theo Sinh học Việt Nam

Phát hiện Zimkin thần bí - Đài thiên văn Iza

To­tona­co - một trong những nền văn minh cổ đại của Trung Mỹ

Zimkin - đài thiên văn Iza, là vật kiến trúc hình tròn đại diện cho nền văn minh Maya cổ đại. Kiến trúc của giàn ba tầng này được xây cao chót vót giữa rừng cây, trong kiến trúc có một cầu thang hình xoắn ốc lên tận đài quan sát trên tầng cao nhất. Đỉnh tầng hình tròn có rất nhiều cửa sổ trên mái, nếu quan sát kỹ sẽ phãt hiện thấy chúng đều nhìn trúng vị trí các vì sao trên  bầu trời và hướng cũng rất trùng hợp với vị trí hình thành từng mùa của Mặt trăng và Mặt trời.

Tiếp đó, từ To­tona­co - một trong những nền văn minh cổ đại của Trung Mỹ còn chút ít vết tích Kim Tự Tháp Phetan ở di chỉ Eltan, có thể phát hiện ra 365 tháp Phetan tương đương với số ngày trong một năm. Từ đó có thể thấy, tri thức thiên văn và cách tính lịch của nền văn minh cổ đại Trung Mỹ vượt xa trình độ vận dụng thực tế lúc đó. Người Maya cổ đại thời đó đã áp dụng 20 phép tính. Nếu chúng ta đổi thành 10 phép tính thì được số ngày trong một năm là 365,2420; so với cách tính hiện đại là 365,2422 ngày thì phép tính của họ chỉ có sai số 0,0002 ngày.

Vậy, người Maya cổ đại đã học được tri thức thiên văn phức tạp đó ở đâu? Và ai dạy họ? Đài thiên văn Iza - Zimkin vẫn đang ẩn chứa rất nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp.

 H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: