10 vạn câu hỏi vì sao p3
ại sao cua sau khi nấu chín biến thành màu đỏ?
Lúc cua sống, trên lưng có màu xanh đen, nhưng sau khi luộc chín thì có màu đỏ cam tươi. Đó là do trong vỏ cứng của cua có các loại sắc tố, trong đó có màu đỏ tôm.
Do màu đỏ tôm trộn lẫn với các sắc tố khác nên bình thường không thể hiện rõ sắc đỏ tươi vốn có của nó. Nhưng sau khi luộc chín, các sắc tố khác bị phá huỷ và phân giải dưới nhiệt độ cao, khi chúng biến mất thì màu đỏ sẽ hiện ra. Do vậy, tất cả cua nấu chín đều sẽ biến thành màu đỏ.
Trên vỏ cứng của cua, sự phân bố của màu đỏ tôm cũng không đều. Tất cả những chỗ có nhiều màu đỏ tôm, ví dụ phần lưng thì hiện lên rất đỏ. Phần dưới của chân thì màu hiện lên nhạt một chút. Do phần bụng của cua vốn không có màu đỏ tôm, bởi vậy dù đun nấu thế nào thì cũng không thể có màu đỏ được.
Ngoài cua ra, còn có tôm cũng biến thành màu đỏ sau khi nấu chín.
(Theo sách Động vật)
Vì sao tôm hùm chuyển sang màu hồng khi bị nấu lên?
Tôm hùm và tấm áo xanh của nó khi ở dưới biển.
Các nhà khoa học Anh giờ đây đã biết chính xác câu trả lời cho bí ẩn đó. Thì ra, màu xanh đen tự nhiên trên vỏ giáp của tôm hùm mất đi là do sự thay đổi cấu trúc của một protein trọng yếu.
Ai từng nhìn thấy tôm hùm hẳn còn nhớ lớp vỏ xanh đen tự nhiên của nó. Lớp vỏ này giúp tôm hùm ngụy trang, ẩn mình dưới những tảng đá ở đáy đại dương và tránh được các loài ăn thịt. Nhưng nếu chẳng may bị đưa lên bếp, vỏ tôm sẽ chuyển dần sang hồng. Đó là do sự thay đổi cấu trúc của một loại protein trên lớp vỏ, có tên gọi beta-crustacyanin. Một phần của phân tử này có thể thay hình đổi dạng, kéo theo sự biến dạng của một phân tử khác gắn kèm với nó là astaxanthin.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London và Đại học Manchester cho biết, bản thân astaxanthin có màu vàng cam. Khi gắn với beta-crustacyanin, khả năng hấp thụ ánh sáng của nó bị thay đổi, và astaxanthin chuyển sang màu xanh. Khi tôm được đun lên, dưới tác dụng của nhiệt độ, phần crustacyanin bị tách ra, và astaxanthin trở lại với màu vàng cam nguyên thủy của nó.
Các nhà khoa học kết luận, chính chất dạng caroten astaxanthin chịu trách nhiệm về việc làm tôm hùm biến màu từ xanh sang hồng trong quá trình đun nấu. Phân tử này là một chất chống ôxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ màng tế bào và các mô khỏi bị tổn thương. Vì vậy, phát hiện trên có thể đưa tới những liệu pháp chữa trị mới cho nhiều căn bệnh ở người, trong đó có ung thư. Chẳng hạn, các bác sĩ sẽ sử dụng astaxanthin như là một chất vận chuyển các loại thuốc không hòa tan đi vào cơ thể. Nó cũng mở ra tiềm năng về một loại chất màu thực phẩm tự nhiên hơn.
B.H. (theo BBC)
Màu đỏ và vàng của động vật nói lên điều gì?
Cá sư tử.
Màu đỏ là một màu gây kích thích, phấn chấn, nhiệt tình và mạnh mẽ, các vật thể có màu đỏ dường như tỏ rõ sự lớn mạnh hơn các vật thể có màu sắc khác. Do vậy, trên thân của một số động vật tương đối bé nhỏ thường xuất hiện màu sắc này.
Một loài chim sống ở Peru, phần đầu và ngực của chim trống có màu đỏ tươi. Chúng thường xum xoe quanh một con mái, tranh nhau thể hiện tình cảm mãnh liệt của mình. Chim quân hạm sống trên đảo và vùng ven biển nhiệt đới, đến kỳ sinh sản, yết hầu của chim trống sẽ phình ra rất to và lộ rõ màu đỏ thẫm, nhìn thẳng trông như một quả khí cầu lớn màu đỏ để dụ dỗ chim mái. Khi mùa sinh sản qua đi thì yết hầu của chúng thu nhỏ lại, màu đỏ cũng biến mất.
Màu đỏ còn có tác dụng cảnh giới. Đại đa số loài trong họ cá sư tử, toàn thân đều có dịch màu đỏ, hình dạng đáng sợ này thường làm cho những loài khác phải lảng tránh. Một điều lạ khác là trứng của một số cá sư tử có màu đỏ tươi và liên kết thành những mảng rất lớn, dường như để cảnh cáo với kẻ xâm phạm rằng: "Không được ăn đồ vật này".
Cá bướm.
Đối với sinh vật thì màu vàng có sức hấp dẫn kỳ lạ. Có một loài chim mỏ dài của nó do 3 màu sắc hợp thành: phần đầu là màu đỏ thẫm, phần giữa màu xanh đậm, phía trước mắt có màu vàng sáng rất dễ nhìn thấy. Đến kỳ sinh sản, khi chim trống vỗ cánh trước mặt chim mái sẽ để lộ ra mảng màu vàng chấm tươi sáng, dường như để ra hiệu ngầm với đối phương rằng: "Tôi đang là kẻ độc thân".
Cá bướm và cá thiên sứ có màu sắc rất kỳ lạ, màu vàng sáng trên thân chúng nổi lên rất rõ trên đá san hô ngầm dưới đáy biển. Một số nhà khoa học cho rằng màu vàng này giúp chúng có thể liên lạc với nhau, là một ngôn ngữ "gào thét" không lời.
Mùi hôi của động vật có tác dụng gì?
Chim đầu rìu.
Trong lịch sử tiến hoá dài mấy tỷ năm của sinh vật, giới động vật không chỉ phát triển thành hàng vạn chủng loài khác nhau, mà còn hình thành các kết cấu tổ chức, khả năng khác nhau. Thải mùi hôi chính là một phương thức độc đáo trong những khả năng diệu kỳ này.
Côn trùng hình gáo là một ví dụ điển hình. Điểm mạnh của chúng là trong cơ thể có giấu một tuyến hôi. Khi kẻ thù xuất hiện, tuyến hôi lập tức tiết ra chất lỏng hơi màu vàng, có mùi vô cùng khó chịu, làm cho kẻ địch ngửi thấy phải chạy mất. Đối với bọ xít, được mệnh danh là "Hoàng hậu hôi", miệng tuyến hôi của nó nằm ở bụng, bình thường dùng để phòng chống kẻ địch. Khi chúng sinh con thì mùi hôi này có thể hình thành một "vòng hôi" xung quanh ấu trùng, như một bức tường bảo vệ con cái khỏi sự xâm hại của kẻ thù.
Chim chào mào (chim đầu rìu) cũng có khả năng tiết ra mùi hôi. Khả năng này bình thường được giữ kín, nhưng đến lúc sinh đẻ, nhằm giúp cho con cái ra đời bình an, chim mẹ đã thông qua tuyến hôi ở đuôi tiết ra một dịch lỏng màu nâu đen có mùi khó ngửi. Trong một khoảng thời gian, tổ chim có mùi khó thở. Dù rằng có một số động vật chuyên ăn trộm trứng chim, nhưng khi đối mặt với hoàn cảnh tồi tệ như vậy cũng phải rút lui.
Ở một số loài động vật như chồn hôi, chồn sóc, cáo lông đỏ, mùi hôi không những có tác dụng tự vệ hiệu quả, mà còn là một biểu hiện cá tính. Tính chất khác nhau của mùi hôi có thể là yếu tố quyết định để tìm kiếm bạn đời.
Tại sao trong trai, sò có trân châu?
Cái nôi sinh ra hạt trân châu là loài động vật nhuyễn thể như con sò, trai ngọc biển và trai nước ngọt. Có nhiều người nghĩ trai, sò càng lớn thì hạt trân châu bên trong càng to. Thực tế không phải vậy. Chỉ khi nào có ký sinh trùng sống ký sinh hoặc có vật bên ngoài xâm nhập vào trong cơ thể con sò, trai thì mới tạo ra được hạt trân châu.
Thử tách một vỏ trai hoặc sò ra thì thấy tầng trong cùng của vỏ có ánh sáng rực rỡ nhất, nhấp nhánh màu sắc như hạt trân châu, đây gọi là "tầng trân châu", nó là chất trân châu do màng ngoài tiết ra cấu thành.
Khi ký sinh trùng chui vào vỏ sò, vỏ trai cứng, để bảo vệ cơ thể, màng ngoài của con sò, con trai sẽ nhanh chóng tiết ra chất trân châu bao quanh ký sinh trùng này. Như vậy, thời gian lâu dần sẽ hình thành ra hạt trân châu.
Có lúc khi một số hạt cát rơi vào trong con sò, con trai làm cho chúng nhất thời không có cách nào đẩy nó ra được, sau khi chịu nhiều sự kích thích đau đớn thì chúng đã nhanh chóng từ màng ngoài tiết ra chất trân châu để dần dần bao vây lấy nó. Thời gian lâu dần, bên ngoài hạt cát được bao bọc bởi chất trân châu rất dày, và cũng đã biến thành một hạt trân châu tròn vo.
Khoảng 20-30 loài động vật nhuyễn thể có thể sản sinh ra hạt trân châu. Hiện nay, người ta đã xây dựng nơi nuôi trồng nhân tạo, sau khi nuôi lớn một số động vật nhuyễn thể (chủ yếu là trai ngọc), trong tổ chức kết đế màng ngoài cắm nhân vào vỏ trai, và trên nhân phủ một tấm màng ngoài nhỏ, qua một thời gian nhất định thì sẽ sinh ra hạt trân châu nuôi nhân tạo. Trong các khu vực duyên hải và hồ lục địa ở Trung Quốc đều dùng biện pháp này để nuôi trồng trân châu, ngoài ra từ nuôi trồng hạt trân châu bình thường đã phát triển nuôi trồng hạt màu và hạt hình tượng.
Những sắc thái kỳ diệu của vầng trăng
Nói đến ánh trăng người ta thường liên tưởng đến màu trắng bạc và cho rằng những cảm nhận khác nhau về màu là do xúc cảm gây nên. Thật ra điều này không phải do xúc cảm, mà là do những phản ứng quang học khác nhau trong thời kỳ sáng trăng.
Từ thập niên 1960, các nhà thiên văn học đã sử dụng những loại phim ảnh cực nhạy để làm sáng tỏ về màu trăng. Mặt trăng chỉ hoàn toàn trắng vào ban ngày. Điều này là do màu xanh da trời được hoà vào màu vàng chính của mặt trăng.
Trong những ngày có trăng, vào buổi chiều hoặc sẩm tối, màu xanh da trời yếu đi, mặt trăng trở nên vàng hơn, và đến một lúc nào đó sẽ gần như vàng tuyền. Khi hoàng hôn tắt hẳn, trăng lại trở nên trắng vàng. Trong thời gian còn lại của đêm, trăng giữ màu vàng sáng.
Vào mùa đông, trong những đêm trời quang đãng, khi trăng lên cao có vẻ trắng hơn. Nhưng khi xuống gần tới chân trời, trăng lại có màu đỏ và cam.
Nếu quanh mặt trăng có những đám mây hồng cam, ánh trăng chuyển sang màu lá cây pha xanh lơ. Sự tương phản màu sắc như vậy được thấy rõ hơn trong những ngày trăng lưỡi liềm. Sự tương phản giảm bớt khi trăng đầy thêm. Nhìn qua ánh sáng nến vốn có màu sắc hơi đỏ, trăng cũng sẽ có màu xanh lá cây pha xanh lơ.
Thị giác cũng bị đánh lừa. Nếu bạn nhìn vào một đống lửa màu cam khoảng nửa tiếng, sau đó nhìn lên mặt trăng, bạn sẽ thấy nó có màu lam.
Mặt trăng cũng như mặt trời, khi ở vị trí thấp gần sát đường chân trời, chúng có màu vàng cam, đôi khi đỏ sậm như màu máu. Đó là do sự khúc xạ các chùm tia sáng trong khí quyển và cũng do trạng thái của chính khí quyển.
Cũng có trường hợp khác ánh trăng mang sắc máu. Đó là ánh trăng sau nguyệt thực. Vì ánh trăng là do sự phản chiếu ánh sáng mặt trời. Trong thời gian nguyệt thực, trái đất che khuất mặt trăng. Bầu khí quyển trái đất phân tán tia xanh nhiều hơn tia đỏ. Trong thời gian trái đất bắt đầu ra khỏi vùng che mặt trăng, những tia đỏ đi đến mặt trăng nhiều hơn. Khi bắt đầu chấm dứt nguyệt thực, mặt trăng nhận tia đỏ nhiều hơn và phản chiếu về trái đất một màu đỏ úa. Sau đó, ánh trăng từ từ trở lại bình thường.
Đó là những thay đổi của ánh trăng nhìn từ trái đất. Qua sự phân tích các tia hồng ngoại và tử ngoại, các nhà khoa học còn tìm thấy những sự thay đổi màu sắc khác, ngay trên bề mặt mặt trăng. Từ những miệng núi lửa đã ngưng hoạt động từ lâu đến các vùng khác trên mặt trăng, do ảnh hưởng của các loại quặng kim loại, cũng có nơi tương đối xanh, có nơi tương đối đỏ.
Tài Hoa Trẻ (theo ask.com
Tại sao cua lại nhả bọt?
Cua là loài động vật giáp xác sống trong nước, nó giống như cá cũng dùng mang để thở. Tuy vậy, mang của cua không mọc ở hai bên đầu mà là do rất nhiều miếng xốp mềm giống như hải miên hợp thành, mọc ở hai bên phía trên của cơ thể, bề mặt được bao phủ bởi vỏ cứng.
Khi cua sống trong nước, từ phần càng cua và phần chân gốc hút nước sạch vào (ôxy hoà tan trong nước sẽ đi vào trong máu của mao mạch mang), sau khi chạy qua mang được nhả ra bởi giác quan hai bên miệng.
Tuy cua thường sống trong nước nhưng nó lại khác với cá, nó thường xuyên bò lên đất liền tìm kiếm thức ăn, ngoài ra sau khi rời khỏi nước nó cũng không bị chết khô. Đấy là do trong mang của cua dự trữ rất nhiều nước, khi rời khỏi nước vẫn như ở trong nước vậy. Nó cũng có thể không ngừng thở, hít vào một số lượng lớn không khí, nhả ra bởi giác quan 2 bên miệng. Bởi vì không khí mà nó hít vào tương đối lớn, hàm lượng nước và không khí trong mang có chứa cùng nhả ra đã hình thành vô số những bọt khí, càng ngày càng nhiều, do vậy phía trước miệng đùn thành rất nhiều bọt màu trắng.
Chồn tự đổi màu lông
Chồn Ermine.
Chồn Ermine (Mustela Erminea) có lông trên lưng màu nâu, bên dưới màu vàng hoặc trắng vàng. Về mùa đông, ở những vùng lạnh giá, bộ lông của loài vật này biến sang màu trắng, chỉ có chót đuôi là màu đen. Đây là cách để chúng nguỵ trang trong tuyết.
Chồn Ermine sinh sống ở trong rừng, trên đồi núi. Chúng phân bố ở Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc và Trung Á. Chồn Ermine cũng đã được gây giống ở New Zealand.
Loài chồn tuyệt đẹp này thường chỉ sống đơn lẻ trong các kẽ đá nứt hay trong hang dưới lòng đất. Chồn Ermine đi săn chủ yếu vào ban đêm. Chúng săn chuột, chim và thằn lằn, có khi săn cả cá nhỏ. Thỉnh thoảng chúng còn trộm trứng từ các tổ chim. Khi săn, chúng có thể giết con mồi chỉ bằng một cú đớp mạnh và chính xác vào gáy con vật có khi còn to hơn cả chúng.
Chồn thợ săn còn là tay leo trèo cừ khôi và bơi lội tuyệt vời. Chính vì thế, những con vật xấu số nào bị chồn Ermine săn đuổi thì khó lòng thoát chết. Còn khi chúng bị tấn công thì sao? Nếu gặp nguy hiểm, loài chồn khôn ranh này tiết ra một mùi hôi khó chịu từ những tuyến ở đuôi để xua đuổi kẻ thù.
Chồn Ermine có đuôi ngắn. Con đực to hơn con cái. Đối với dân mua bán lông thú, khi bắt đầu mùa đông, bộ lông trắng của chồn Ermine rất có giá.
Chồn cái có thể sinh sản từ khi mới lên 3 hay 4 tháng tuổi. Mùa giao phối diễn ra từ tháng 7 đến tháng 8. Sau thời gian mang thai khoảng 255 ngày, con cái đẻ con trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5. Mỗi lứa có từ 4 đến 5 con chào đời. Chồn bố biết giúp đỡ trong việc chăm sóc và nuôi nấng chồn con. Chồn con chỉ mở mắt khi được 3 tuần tuổi. Đến 7 tuần tuổi, những con đực có kích thước to hơn cả mẹ chúng.
Chiều dài trung bình của chồn đực trưởng thành khoảng 24 cm, đuôi dài khoảng 10 cm, nặng khoảng 200 gram. Số lượng loài chồn này đang ngày càng giảm sút trên thế giới.
Tài Hoa Trẻ (theo Wide World of Animals
Nhìn vảy có thể biết tuổi của cá
Cá có con to, con nhỏ, muốn biết tuổi của cá, thông thường chỉ cần bóc một cái vảy từ trên thân cá, quan sát tỉ mỉ thì có thể thấy ngay. Tại sao nhìn vảy cá thì có thể biết tuổi của cá vậy?
Từ trong quy luật sinh trưởng của cá chúng ta biết rằng, đại đa số cá năm đầu tiên bắt đầu cuộc đời thì toàn thân đã mọc đầy vảy. Vảy là do nhiều tấm mỏng to nhỏ khác nhau tạo thành, giống như một hình nón thấp bị cắt mất chóp không quy tắc lắm, ở giữa dày, bên trên mỏng, lớp phía trên cùng là nhỏ nhất, nhưng là già nhất; lớp phía dưới cùng to nhất nhưng là trẻ nhất. Khi vảy lớn lên thì trên bề mặt của nó có tấm mỏng mới mọc ra, cùng với sự gia tăng của tuổi cá, số tấm mỏng cũng không ngừng tăng lên.
Trong bốn mùa của một năm, tốc độ sinh trưởng của cá không giống nhau. Thông thường, mùa xuân và hạ sinh trưởng nhanh, mùa thu sinh trưởng chậm, mùa đông lại ngừng sinh trưởng, mùa xuân năm thứ hai lại khôi phục sinh trưởng. Vảy cá cũng như vậy, phần mọc ra vào mùa xuân hạ tương đối rộng, phần mọc ra vào mùa thu tương đối hẹp, mùa đông lại ngừng sinh trưởng. Tấm mỏng rộng hẹp không giống nhau xếp lại với nhau có thứ tự, bao quanh trung tâm từng cái nối tiếp nhau, hình thành nhiều vòng, gọi là "vòng năm sinh trưởng". Số vòng năm sinh trưởng vừa vặn phù hợp với số năm mà loài cá đã trải qua.
Tấm mỏng rộng được mọc ra vào mùa xuân hạ xếp thưa thớt, tấm mỏng hẹp được mọc ra vào mùa thu xếp dày đặc, giữa 2 loại này có ranh giới rất rõ ràng, là sự phân chia ranh giới giữa vòng sinh trưởng năm thứ nhất và vòng sinh trưởng năm thứ hai, gọi là "vòng đời". Cá có vòng đời nhiều thì tuổi lớn, cá có vòng đời ít thì tuổi ít.
Có thể đun nước sôi bằng tuyết?
Tuyết có thể làm được cái việc mà cả nước sôi cũng không thể làm được, tức là làm cho nước sôi lên. Điều ngạc nhiên hơn nữa là sờ vào bình đựng thì không thấy bỏng tay mà chỉ thấy hơi nóng thôi. Trong khi đó chính mắt bạn trông thấy nước trong bình đang sôi.
Hãy thử làm một thí nghiệm sau:
Đổ nước vào chừng độ nửa bình, nhúng bình vào trong nước muối đun sôi. Đợi tới khi nước trong bình sôi lên thì lấy bình ra khỏi xoong và đậy kín bình thật nhanh bằng một cái nút rất khít đã chuẩn bị sẵn từ trước. Bây giờ bạn dốc ngược bình xuống. Đợi cho tới lúc nước trong bình hết sôi, bạn dội nước sôi vào xung quanh bình - khi ấy, nước không tài nào sôi lên được. Nhưng nếu bạn bỏ một ít tuyết lên đáy bình hoặc dội nước lạnh lên đáy bình thì bạn trông thấy là nước sôi lên.
Bí mật là ở chỗ tuyết làm lạnh thành bình, do đó hơi nước ở trong bình ngưng lại thành những giọt nước. Vả lại khi bình sôi ở trong xoong thì không khí ở trong bình đã bị dồn ra hết, cho nên bây giờ nước ở trong bình chịu một áp suất nhỏ hơn trước nhiều. Như chúng ta đã biết, khi áp suất ở trên chất lỏng giảm đi thì chất lỏng sôi ở nhiệt độ thấp hơn. Do đó, trong cái bình của chúng ta tuy cũng là nước sôi, nhưng là nước sôi không nóng.
Nếu thành bình thật mỏng thì sự ngưng hơi đột ngột ở trong bình ngưng có thể gây ra một hiện tượng tương tự như hiện tượng nổ; áp suất của không khí bên ngoài không gặp tác dụng chống lại đủ lớn từ phía trong bình ra nên có thể ép vỡ bình. Do đó, tốt nhất nên dùng những bình hình tròn lồi để cho không khí ép lên thành nồi thì không sợ vỡ bình.
Có thể đun nước sôi bằng nước sôi không?
Đặt một chai thủy tinh nhỏ đựng nước vào trong một xoong nước nguyên chất đang đun trên ngọn lửa, sao cho chai không chạm tới đáy xoong (bằng cách treo chai vào một cái vòng sắt). Khi nước ở trong xoong sôi, nước ở trong lọ dù có nóng lên nhưng cũng không thể sôi được. Vì sao vậy?
Muốn đun sôi nước mà chỉ đun nóng tới 100 độ C thôi thì chưa đủ, mà còn phải truyền cho nó một phần rất lớn nhiệt lượng dự trữ nữa, để chuyển sang trạng thái kết tập khác, tức là chuyển thành hơi nước.
Nước nguyên chất sôi ở 100 độ C. Trong điều kiện thường, dù có đun nóng nó thế nào đi nữa, nhiệt độ của nó vẫn không thể nào tăng hơn lên được. Như thế có nghĩa là, nguồn nhiệt mà ta dùng để đun nóng nước trong lọ có nhiệt độ 100 độ C, và nó cũng chỉ có thể làm cho nước trong lọ đạt tới 100 độ C mà thôi. Khi nhiệt độ hai bên đã cân bằng như thế rồi, thì nước trong xoong không thể tiếp tục truyền nhiệt vào lọ được nữa. Do đó, nếu đun nước ở trong lọ theo phương pháp này, ta không thể nào làm cho nó có thêm nhiệt lượng cần thiết để chuyển nước thành hơi (mỗi một gam nước đã nóng tới 100 độ C còn cần trên 500 calo nữa mới có thể chuyển thành hơi). Đó là lý do tại sao nước ở trong lọ dù có đun nóng đến thế nào đi nữa cũng không sôi lên được.
Có thể nảy ra thắc mắc: nước ở trong lọ và nước ở trong xoong có gì khác nhau? Ở trong lọ cũng là nước, chỉ có cách nước ở xoong bằng một lớp thủy tinh, tại sao nước trong lọ lại không thể sôi lên như nước ở xoong được?
Đó là vì có lớp thủy tinh ngăn không cho nước ở trong lọ tham dự vào quá trình đối lưu trong xoong. Mỗi phần tử nước ở xoong đều có thể trực tiếp tiếp xúc với đáy nồi nóng bỏng, còn nước trong lọ thì chỉ có thể tiếp xúc với nước sôi mà thôi. Do đó, không thể nào đun nước sôi bằng nước sôi được.
Nhưng nếu ta rắc một nhúm muối vào trong xoong thì tình hình sẽ khác hẳn. Nước muối sôi không phải ở 100 độ C mà ở nhiệt độ cao hơn chút ít, do đó có thể làm cho nước nguyên chất ở trong lọ cũng sôi lên.
Có sinh vật nào bất tử?
Rất nhiều sinh vật, kể cả con người cũng đều không tránh khỏi cái chết, đây là một hiện tượng tự nhiên mà tất cả mọi vật đều phải chấp nhận. Nhưng nếu nghiên cứu tỉ mỉ một chút thì sẽ thấy đối với vi khuẩn và đại đa số động vật nguyên sinh, chết không phải là một kết quả tất yếu.
Chúng ta đều biết bản chất của sự sống là gene di truyền. Do tác dụng của các nhân tố bên ngoài như tia tử ngoại, ô nhiễm... và sự thay đổi bên trong của các tế bào thì kết cấu gene sẽ không thể tránh được phát sinh tổn thương nhất định. Thông thường, tổn thương này có thể bị loại bỏ thông qua chức năng phục hồi của chính tế bào, nhưng đến một mức độ nhất định thì sự phục hồi không cách nào tiến hành được, hay có thể nói là không thể phục hồi được hoàn toàn. Như vậy sẽ dẫn đến sự lão hoá của các khí quan, sự lão hoá của các tế bào, cuối cùng dẫn đến cái chết của sinh vật.
Chết là một kết cục không thể tránh được, vậy sao còn có sinh vật không bao giờ chết? Nguyên nhân là những vi khuẩn hay một số động vật nguyên sinh ấy có một khả năng tự phục chế rất mạnh. Lấy côn trùng biến hình Amíp làm ví dụ, sinh vật loại nhỏ này có thể trong thời gian rất ngắn thông qua phân tách mà tự phục chế với số lượng lớn. Như vậy cho dù có những cá thể có thể lão hoá, có thể chết nhưng cá thể khác vẫn đang phục chế không ngừng, trên thực tế, chỉ cần điều kiện dinh dưỡng cho phép thì chúng vẫn có thể phục chế không ngừng.
Bởi vậy, người và động vật đa tế bào khác có thể chết là do trong tế bào của loài người có cơ chế ngăn chặn sự phân tách không hạn chế, giống như lắp một bộ phanh xe tốt. Nếu không phải như vậy thì chúng ta không thể tưởng tượng nổi loài người sẽ đông đến thế nào. Hơn nữa, nếu như bộ phanh xe đó mất tác dụng, thì tế bào ở đó sẽ tiếp tục phân tách sinh sôi không hạn chế, cuối cùng sẽ hao mòn hết toàn bộ chất dinh dưỡng trong cơ thể sinh vật, rốt cuộc sẽ trở thành tế bào ung thư.
(Theo sách 10 vạn câu hỏi vì sa
Bí quyết giúp dơi bắt mồi lúc nửa đêm
Dơi có thể tóm trúng một con côn trùng nhỏ xíu trong đêm tối như mực, trong khi thị lực của nó không hơn gì một người mù dở. Nó dùng cách gì để phân biệt phương hướng và đoán đúng vị trí đối tượng?
Hơn 260 năm trước, nhà khoa học Italy Sphanlantrani lần đầu tiên đã nghiên cứu đặc điểm này của dơi.
Ông làm mù một mắt của nó, rồi đặt con vật vào trong một gian phòng kính cao rộng, có đan nhiều sợi thép. Điều khiến người ta ngạc nhiên là con dơi này vẫn có thể nhanh nhẹn lách qua sợi thép, bắt được côn trùng một cách chính xác. Có lẽ là khứu giác của dơi đang phát huy tác dụng, Sphanlantrani nghĩ vậy.
Tiếp theo, ông lại làm hỏng chức năng khứu giác của dơi nhưng dơi vẫn bay được tốt như thường, giống như chẳng có gì thay đổi vậy. Sau đó ông lại dùng sơn bôi đầy lên mình dơi. Kết quả vẫn như cũ. Chẳng lẽ lại là thính giác của chúng đang phát huy tác dụng sao?
Khi Sphanlantrani nút chặt tai của một con dơi rồi thả cho nó bay, cuối cùng ông thấy nó bay kém hẳn. Nó bay tán loạn hết chỗ này đến chỗ khác, va đập khắp nơi, đến cả côn trùng nhỏ cũng không bắt được. Điều này cho thấy âm thanh đã giúp cho dơi phân biệt được phương hướng và tìm được mồi.
Song rốt cuộc đây là loại âm thanh gì, Sphanlantrani vẫn chưa tìm ra. Các nhà khoa học sau này qua nghiên cứu đã vén được bức màn bí mật đó. Hoá ra, cổ họng của dơi có thể phát sóng siêu âm rất mạnh, thoát ra ngoài thông qua miệng và lỗ mũi của nó. Khi gặp phải vật thể, sóng siêu âm liền phản xạ trở lại, tai của dơi nghe được âm thanh phản hồi, nên có thể phán đoán được khoảng cách và kích cỡ to nhỏ của vật thể.
Các nhà khoa học gọi phương thức căn cứ vào âm thanh phản hồi để tìm vật thể là “hồi thanh định vị”. Điều khiến họ kinh ngạc là loài thú nhỏ này trong một giây có thể nhận và phân biệt được 250 cụm âm thanh phản hồi, từ côn trùng, cây cối, mặt đất, chướng ngại vật... Ngoài ra, khả năng chống nhiễu của hệ thống định vị âm thanh phản hồi của nó cũng rất mạnh. Cho dù dơi bị nhiễu nhân tạo, mạnh gấp 100 lần so với sóng siêu âm do con vật phát ra, thì nó vẫn có thể làm việc hiệu quả. Chính nhờ bản lĩnh độc đáo này mà khi bắt côn trùng trong đêm tối, dơi có thể nhanh nhẹn và đạt độ chính xác đáng kinh ngạc như vậy. Loài dơi còn được mệnh danh là radar sống.
Côn trùng có mũi và tai hay không?
Côn trùng thực sự có mũi. Nếu bạn bắt được các loại côn trùng, quan sát tỉ mỉ một chút thì sẽ phát hiện ra trên đầu chúng đều có một đôi xúc tu. Tuy những đôi xúc tu của các loại côn trùng không giống nhau, nhưng đều đóng vai trò làm cơ quan khứu giác.
Ngoài ra, phía dưới miệng của côn trùng còn có hai đôi râu ngắn nhỏ. Tuy bề ngoài của xúc tu và râu hoàn toàn khác so với mũi của động vật bậc cao, nhưng chúng lại giống mũi ở chỗ có thể ngửi mùi. Mặt ngoài của xúc tu và râu có rất nhiều lỗ thủng nhỏ, trong mỗi lỗ thủng đó có một số tế bào có thể cảm thụ mùi trong không khí.
Đối với nhiều côn trùng, chiếc “mũi” đặc biệt này rất quan trọng. Ngoài ong và bướm, còn có không ít côn trùng khác cũng lợi dụng cơ quan khứu giác đó để tìm thức ăn hoặc tìm bạn đời, chẳng hạn loài kiến. Nếu thả vài con kiến ở tổ kiến này vào trong một tổ kiến khác, do mùi của chúng không giống nhau nên những con kiến ngoại lai này sẽ lập tức bị cắn chết.
Côn trùng không những có thể ngửi mùi, mà còn có thể phân biệt được âm thanh. Bởi vì trên cơ thể của chúng có một số bộ phận có tác dụng như đôi tai. Kiểu "tai" này rất kỳ lạ và cũng mọc ở những chỗ rất khác thường. Tai của muỗi mọc ở trên hai xúc tu của phần đầu, trong đoạn thứ hai của mỗi xúc tu ẩn giấu một cơ quan nghe âm thanh. Tai của dế lại mọc ở trên đoạn thứ hai của một đôi chi trước. Còn tai của thiêu thân, với con cái thì ở phần ngực, còn với con đực thì mọc ở phần bụng.
Khả năng thính giác của côn trùng rất đặc biệt. Chúng có thể phân biệt được nhịp điệu và quy luật của âm thanh cực kỳ hiệu quả. Nếu như số lần đứt nối của âm thanh trong mỗi giây đồng hồ tương đối nhiều, thì tai người nghe không ra chỗ đứt nối, chỉ cảm nhận được là một vùng âm thanh liên tục. Nhưng với nhiều côn trùng, chúng có thể nhận rõ sự ngắt quãng này. Không những vậy, nhiều loài còn có thể nghe được siêu âm, thậm chí là siêu âm dao động 200.000 lần mỗi giây.
“Tai” của côn trùng chủ yếu là dùng để tìm “bạn đời”. Tai cũng phát huy tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ an toàn. Chẳng hạn nhiều con thiêu thân có thể nghe được âm thanh của dơi (loại sóng siêu âm tai người không nghe được), nhờ đó chúng có thể nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm mà không rơi vào miệng của kẻ thù.
Cái gì mỏng nhất?
Không mấy ai biết rằng màng bong bóng xà phòng là một trong những vật mỏng nhất mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Những vật mà người ta thường dùng để ví với sự mỏng manh thật vô cùng thô kệch so với nó...
“Mảnh như sợi tóc”, “mỏng như tờ giấy thuốc lá”, thì cũng còn là dày ghê gớm so với màng xà phòng. Màng xà phòng mỏng hơn sợi tóc và tờ giấy cuộn thuốc lá tới 5.000 lần.
Khi phóng đại lên 200 lần, sợi tóc người có bề dày chừng 1cm, nhưng thiết đồ của màng xà phòng vẫn chưa nhìn thấy bằng mắt thường được. Phải phóng đại thêm lên 200 lần nữa, tức là phóng đại cả thảy lên 40.000 lần thì mới nhìn thấy thiết đồ của màng xà phòng thành một đường mảnh; bấy giờ sợi tóc đã có bề dày trên 2 mét rồi.
Mối không chỉ là loài ăn hại
Cấu trúc thông khí trong tổ mối.
Tổ mối có cấu trúc thông khí rất tốt. Không khí bên ngoài luồn vào tổ qua các lỗ trên mặt đất. Ban đầu không khí sẽ lạnh lại, sau đó tiếp xúc với bầy mối ở sâu bên trong nên nóng dần lên, nhẹ hơn và thoát ra ngoài. Chính vì vậy tại Mali, các đền thờ Hồi giáo được xây dựng theo thiết kế rất giống với tổ mối.
Để xây tổ, mối có thể đùn đất lên từ dưới độ sâu 20 mét, nên cứ quan sát tổ mối người ta có thể tìm thấy dấu vết các khoáng chất và kim loại quý.
Tại bờ biển Ngà, đất tổ mối gồm hỗn hợp đất, nước bọt và phân của mối được dùng làm bột chỉnh hình chữa sai khớp. Người dân ở đây cũng sử dụng hỗn hợp này làm thuốc chữa bệnh thuỷ đậu và bệnh quai bị. Ngoài ra, ở đây cũng như ở Benin, mối còn là món ăn rất được trẻ em ưa chuộng.
Tại Trung Phi, bộ tộc Zakara xem thông điệp của mối như những lời sấm truyền. Để giải đáp một vấn đề gây nhiều tranh cãi, họ để một cây gậy suốt cả ngày trên miệng tổ mối. Tuỳ theo mối ăn gậy đến mức nào mà họ sẽ có câu trả lời.
Ở Burkina Faso, khi đất nông nghiệp đã bạc màu trơ cứng ra như đá, người dân trộn mối với phân hữu cơ và nhồi vào các lỗ đào trên mặt đất. Mối sẽ tạo ra vô số hầm hào dưới lòng đất giúp đất dẫn nước tốt hơn trong mùa mưa. Bộ máy tiêu hoá của mối (chiếm 70% trọng lượng cơ thể) hoạt động giống như nhà máy hoá chất. Khi làm tổ, mối đã giữ lại vật chất hữu cơ khiến quá trình khoáng hoá chậm lại và các hợp chất khó phân huỷ sẽ phân huỷ dễ dàng hơn, giúp cho cây trồng tốt hơn. Cấu trúc tổ mối cũng giúp giữ cho đất đai ít bào mòn và rửa trôi. Trong số 2.666 loài mối trên thế giới, thật ra chỉ có 6 loài phá hoại nhà cửa.
Kiến thức Ngày nay (theo Science et Vie)
Tấm ảnh năm hình
5 kiểu ngồi khác nhau của cùng một người.
Trong nghệ thuật chụp ảnh có một phương pháp giúp ta chụp được 5 kiểu khác nhau của một người trên cùng một tấm ảnh. Ưu điểm rõ rệt của tấm ảnh này là biểu hiện được đầy đủ đặc điểm của người được chụp, làm cho nét mặt của họ rõ nét nhất.
Người muốn chụp ngồi giữa các gương CC.
Làm thế nào để có được tấm ảnh đó? Dĩ nhiên phải dùng gương phẳng. Người cần chụp ảnh quay lưng về phía máy ảnh A, mặt hướng về hai gương phẳng đứng thẳng C. Hai gương này lập thành một góc bằng 1/5 của 360 độ tức là 72 độ. Hai tấm gương sắp xếp như vậy sẽ cho 4 hình người hướng về phía máy ảnh theo những cách khác nhau. Những hình này cộng với hình của vật thật được máy ảnh chụp, hợp thành tấm ảnh 5 hình. Trong khi ấy, bản thân gương (không có khung), dĩ nhiên không in hình trong ảnh.
Và muốn cho trong gương không in hình máy ảnh, người ta che nó bằng hai màn BB, giữa hai màn có một khe hở nhỏ để đặt vật kính.
Số hình chụp được trên tấm ảnh phụ thuộc vào góc giữa hai tấm gương. Góc càng nhỏ thì số hình chụp được càng nhiều.
Khi góc bằng 360/4 = 90 độ, ta sẽ được 4 hình, khi góc bằng 60 độ ta sẽ được 6 hình, khi góc bằng 45 độ thì được 8 hình… Tuy nhiên, số lần phản xạ càng nhiều thì ảnh càng mờ; do đó người ta thường chỉ chụp lấy ảnh 5 hình.
Tàng hình có phải là chuyện hoang đường?
Trong cuốn tiểu thuyết “Người tàng hình” của nhà văn Anh Herbert George Wells, nhân vật chính - một nhà vật lý học thiên tài - đã khám phá ra một phương pháp có thể biến thân thể người ta thành vô hình. Dưới đây là những điều mà ông ta trình bày với một bác sĩ về phát minh mới của mình...
“Sở dĩ chúng ta nhìn thấy một vật là do vật đó có thể tác dụng được với ánh sáng. Chắc bác biết rằng vật thể hoặc hấp thụ ánh sáng, hoặc phản xạ hay khúc xạ ánh sáng. Nếu như vật thể không hấp thụ mà cũng không phản xạ hoặc khúc xạ ánh sáng, thì nó không thể tự làm cho ta nhìn thấy được. Thí dụ, bác sở dĩ nhìn thấy cái hòm màu đỏ không trong suốt kia là do lớp sơn màu đỏ hấp thụ một phần ánh sáng và phản xạ (khuếch tán) những tia sáng còn lại. Nếu như chiếc hòm không hấp thụ một phần ánh sáng nào cả, mà phản xạ toàn bộ, thì qua con mắt của chúng ta, nó sẽ là một cái hòm trắng chói loà, tựa như làm bằng bạc vậy. Hòm thủy tinh ít sáng hơn, qua con mắt của chúng ta, nó không rõ ràng như cái hòm sáng bóng, bởi vì sự phản xạ và khúc xạ ở thuỷ tinh tương đối ít. Nếu đặt tấm thuỷ tinh trắng thông thường vào trong nước, hơn nữa, nếu đặt nó vào trong một chất lỏng nào đó có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước thì nó hầu như hoàn toàn mất hẳn, bởi vì ánh sáng xuyên qua nước rọi vào thuỷ tinh bị khúc xạ và phản xạ rất yếu. Thủy tinh đã trở thành không nhìn thấy được, giống như một dòng khí carbonic hoặc hydro trong không khí vậy.
- Đúng - Kemper, người thầy thuốc, nói - Những điều đó đều đơn giản. Ngày nay, các học sinh đều hiểu rất rõ.
- Đây còn một sự thực nữa mà mỗi học sinh cũng đều biết. Nếu nghiền nát một miếng thủy tinh thành bột, trong không khí, nó trở thành rất dễ nhìn thấy - nó trở thành những bột trắng không trong suốt. Sở dĩ như thế là vì, nghiền nhỏ thủy tinh tức là làm tăng những mặt gây ra phản xạ và khúc xạ của thủy tinh. Tấm thủy tinh chỉ có hai mặt, nhưng mỗi hạt thủy tinh thì đều có thể phản xạ tia sáng đi qua nó, cho nên tia sáng có thể xuyên qua nó rất ít. Nhưng nếu thả thủy tinh trắng đã nghiền nhỏ vào trong nước, thì nó lập tức biến mất. Thủy tinh đã nghiền nhỏ vào nước gần giống như có cùng chiết suất, do đó làm cho ánh sáng phản xạ và khúc xạ rất ít lúc đi từ nước vào thủy tinh hoặc ngược lại.
Đặt thủy tinh vào trong bất kỳ một chất lỏng nào đó có cùng chiết suất với nó, anh sẽ không nhìn thấy được nó: tất cả những vật trong suốt đều trở nên không nhìn thấy được, nếu ta đặt nó vào trong một môi trường có cùng chiết suất với nó. Hiểu được điểm đó, anh chỉ cần suy nghĩ một chút là có thể tin chắc rằng chúng ta cũng có thể làm cho thủy tinh trở thành không nhìn thấy ở ngay trong không khí: nghĩ cách làm cho chiết suất của thủy tinh bằng chiết suất của không khí. Bởi vì, lúc ấy, ánh sáng đi từ thủy tinh vào không khí sẽ không bị phản xạ và càng không bị khúc xạ.
- Đúng, đúng - Kemper nói - nhưng nên nhớ rằng con người không phải là thủy tinh.
- Không phải, con người còn trong suốt hơn thủy tinh
- Nói tầm bậy!
- Các nhà khoa học tự nhiên cũng nói thế đấy! Lẽ nào mới chỉ có mươi năm mà bác đã quên hết vật lý học rồi ư? Như giấy chẳng hạn là do những sợi trong suốt tạo nên, nguyên nhân làm cho nó trắng và không để ánh sáng lọt qua cũng giống như ở trong trường hợp bột thủy tinh trắng và không cho ánh sáng lọt qua vậy. Nhưng nếu bôi dầu lên trên giấy trắng, để cho dầu tràn đầy vào các khoảng trống giữa các sợi, làm cho tờ giấy chỉ có thể phản xạ và khúc xạ ánh sáng bằng các mặt ngoài của nó thì tờ giấy đó sẽ trở thành trong suốt như thủy tinh. Không riêng gì giấy, mà ngay sợi vải, sợi len, sợi gỗ, xương thịt, tóc, móng tay và thần kinh của chúng ta đều như thế cả! Nói tóm lại, trừ huyết tố đỏ trong máu và sắc tố đen trong tóc ra, hết thảy những thành phần của con người đều do những tổ chức trong suốt, không màu, tạo nên. Do đó, muốn làm cho chúng ta không nhìn thấy nhau cũng không phải là khó lắm!”.
Có thể lấy sự kiện sau đây làm căn cứ cho ý kiến đó: những động vật trên mình không có lông, mắc bệnh bạch tạng (trong các tổ chức của nó thiếu sắc tố) thì khá trong suốt. Mùa hè năm 1934, một nhà động vật học đã tìm được ở thôn Nhi đồng (Trung Quốc) một con ếch bạch tạng và đã mô tả nó như sau: “Da rất mỏng, các cơ trong suốt, có thể nhìn thấy rất rõ các cơ quan bên trong và xương… Qua thành bụng có thể nhìn thấy rất rõ tim và ruột của con ếch thiếu sắc tố đó đập và co bóp như thế nào”.
Nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết của Wells đã phát minh được một phương pháp có thể làm cho tất cả các tổ chức trong cơ thể người đều trở nên trong suốt. Và anh ta đã ứng dụng phát minh đó vào ngay chính bản thân mình. Thí nghiệm đã thu được thành tích huy hoàng - bản thân nhà phát minh biến thành một người vô hình.
Bài sau, bạn sẽ biết điều này có trở thành sự thực hay không.
Uy lực thực sự của người tàng hình
Tác giả cuốn “Người tàng hình” đã chứng minh một cách rất thông minh và chặt chẽ rằng một người sau khi đã trở thành trong suốt không thể nhìn thấy được thì người ấy sẽ có được một uy lực cơ hồ như vô hạn. Anh ta đi được vào bất cứ gian phòng nào và có thể tự do lấy đi bất cứ đồ vật gì... Nhưng, sự thực không phải thế!
Người ta không thể nhìn thấy người tàng hình nên không thể bắt hắn… Trong tiểu thuyết, mới đầu, người vô hình thắng lợi. Nhưng về sau, những cư dân bị uy hiếp đã lật đổ được ách thống trị của kẻ địch vô hình có mộng làm hoàng đế ấy.
Hết thảy những điều trình bày trong cuốn tiểu thuyết đã được tác giả suy xét rất kỹ lưỡng, đến nỗi bạn đọc có thể tin tưởng chắc chắn vào những sự thực mà tác giả đã mô tả, và nghĩ rằng người tàng hình quả thực là có uy lực nhất trong loài người.
Nhưng, sự thực không phải thế!
Thì ra, tác giả thông minh của cuốn tiểu thuyết “Người tàng hình” đã xem nhẹ một trường hợp rất nhỏ. Đó là vấn đề: Liệu người tàng hình có nhìn thấy người khác không?
Nếu như Wells, trước khi hạ bút, tự đề ra cho mình câu hỏi như trên thì thiên tuyệt tác “Người vô hình” chưa chắc đã thành công. Thật vậy, điểm này đã phá tan cái ảo tưởng về uy lực mãnh liệt của người vô hình. Anh ta phải là một người mù!
Khi vô hình, hết thảy các bộ phận trong cơ thể của nhân vật này - trong đó có cả mắt - đều trở thành trong suốt, do đó chiết suất của chúng đều bằng chiết suất của không khí.
Chúng ta hãy nhớ lại tác dụng của mắt: thuỷ tinh dịch, thuỷ tinh thể và các bộ phận khác trong mắt đều khúc xạ ánh sáng sao cho ảnh của vật có thể xuất hiện trên võng mạc. Nhưng nếu chiết suất của mắt và của không khí giống nhau thì hiện tượng khúc xạ không xảy ra. Đó là vì ánh sáng, khi đi từ một môi trường tới một môi trường khác có cùng chiết suất, thì không đổi hướng, do đó không thể hội tụ ở một điểm được. Ánh sáng đi vào mắt người vô hình hoàn toàn không gặp điều gì trở ngại, nên không khúc xạ, mà cũng không lưu lại ở trong mắt, do trong mắt anh ta không có sắc tố, vì thế chúng không thể gây ra một ảnh nào trong ý thức của người vô hình cả.
Như vậy, người vô hình chẳng nhìn thấy gì hết. Những ưu điểm của hắn rõ ràng chẳng có lợi gì cho hắn cả. Con người đáng sợ với mộng làm hoàng đế ấy chỉ có thể lang thang ở đầu đường xó chợ, ngửa tay xin ăn mà thôi. Nhưng mọi người cũng chẳng có cách nào giúp hắn, vì chẳng ai nhìn thấy con người tội nghiệp ấy cả.
Tại sao cá heo có thể bơi với vận tốc cao?
Cá heo.
Lúc bơi nhanh, cá heo có thể đạt 70 km/giờ, thậm chí lên đến 100 km/h khi bị quấy nhiễu hoặc khi rượt đuổi con mồi. Do đó chúng còn được mệnh danh là kiện tướng bơi lặn. Các nhà khoa học đã phát hiện ra cá heo ngoài việc có hình thể kiểu giọt nước, chúng còn có kết cấu da rất đặc biệt.
Về cơ bản da của cá heo có thể chia thành 2 lớp: lớp ngoài là biểu bì dạng xốp rất mềm, dày khoảng 1,5 mm; lớp trong là chân bì chặt chẽ và cứng rắn, dày khoảng 6 mm, trên chân bì có nhiều mấu nổi lên hình núm. Dưới các mấu này là những sợi dạng cao su đặc và sợi có tính đàn hồi, xếp đan xen nhau, giữa chúng có đầy mỡ. Kết cấu da này giống như bộ giảm xóc, làm giảm được chấn động của dòng nước lên bề mặt cơ thể, ngăn chặn sự phát sinh các dòng nước xiết, do đó làm cho lực cản ma sát của nước giảm đến mức nhỏ nhất. Nhờ vậy, cá heo có thể bơi được với tốc độ cao.
Vào thập kỷ 60, chuyên gia tên lửa người Đức là Kelamoer đã dùng cao su bắt chước theo cấu tạo da cá heo để chế tạo thành công “da cá heo nhân tạo”. Loại da này khi buộc vào ngư lôi và thuyền thì đều có tác dụng làm giảm một nửa lực cản khi chúng tiến lên phía trước.
Hiện nay, các nhà khoa học đã có thể dùng da cá heo nhân tạo bọc bên ngoài những chiếc tàu cỡ nhỏ hoặc tàu ngầm, làm cho tốc độ của chúng tăng cao.
Lật trang quyển sách đã quá cũ
Có những cuốn sách cổ, cũ kĩ đến nỗi lúc giở sách mặc dù cẩn thận đến đâu cũng vẫn bị rách. Vậy mà trong viện bảo tàng, các nhà khoa học vẫn thường phải đọc những tờ giấy ấy. Làm thế nào để lật được loại sách đó bây giờ?
Trong Viện hàn lâm khoa học Liên Xô cũ, có một phòng thí nghiệm chuyên tu bổ lại những văn kiện. Ở đây, người ta cũng gặp những rắc rối nho nhỏ như ở trên. Khi đó, họ dùng điện để giải quyết vấn đề, tức là làm cho các trang giấy mang điện. Sau khi các trang giấy ở cạnh nhau tích điện cùng dấu thì chúng sẽ đẩy nhau, do đó có thể tách riêng từng tờ, mà chẳng tổn hại gì. Giở các trang giấy theo cách này bao giờ cũng dễ hơn so với cách giở bằng tay hoặc với cách dán nó lên trên giấy cứng.
Làm tiêu bản trong suốt như thế nào?
Mười năm sau khi cuốn “Người tàng hình” ra đời, giáo sư giải phẫu học người Đức Spantegonxo đã biến ý tưởng đó thành sự thật. Ông không những chế được các tiêu bản trong suốt của các cơ quan sống mà còn chế được các tiêu bản trong suốt của động vật chết nữa. Ngày nay, ta có thể nhìn thấy những tiêu bản này trong nhiều viện bảo tàng.
Spantegonxo đã sử dụng chính những suy luận vật lý làm căn cứ cho cuốn tiểu thuyết hoang đường trên: Bất kỳ một vật trong suốt nào đặt trong môi trường trong suốt, chỉ cần chiết suất của chúng sai kém nhau dưới 0,05 là vật trong suốt ấy có thể trở thành vô hình.
Nói vắn tắt thì phương pháp chế tiêu bản trong suốt do giáo sư Spantegonxo nghĩ ra (năm 1911) là: Đầu tiên phải cho những tiêu bản đó qua các phép chế biến quen thuộc - chuội trắng và rửa sạch, rồi ngâm tiêu bản vào trong ete metylic của axit xalyxilic (một chất lỏng không màu, có tác dụng khúc xạ rất mạnh). Cuối cùng, đem ngâm các tiêu bản chuột, cá, các bộ phận của cơ thể người... được chế theo phương pháp ấy vào trong những bình cũng đựng ete metylic.
Ở đây, đương nhiên người ta không định làm cho các tiêu bản hoàn toàn trong suốt, bởi vì như thế thì những tiêu bản ấy sẽ trở thành không nhìn thấy được và do đó đối với giải phẫu sẽ không giúp ích gì cả. Nhưng nếu muốn thì ta cũng có thể làm cho chúng trở thành hoàn toàn trong suốt.
Tuy nhiên, từ đây tới việc thực hiện lý tưởng của Wells - làm người sống hoàn toàn trong suốt đến mức độ không nhìn thấy được - còn khoảng cách rất xa. Vì thứ nhất là, cần phải tìm được phương pháp ngâm thân thể người sống vào trong một chất lỏng có tác dụng làm trong suốt mà không tổn thương đến các cơ năng tổ chức của người ấy. Thứ hai, tiêu bản của giáo sư Spantegonxo mới chỉ trong suốt thôi chứ chưa phải là không nhìn thấy được. Các tổ chức của những tiêu bản này chỉ không nhìn thấy được khi nhúng chúng vào trong chất nước có cùng chiết suất mà thôi. Còn nếu như để chúng ở ngoài không khí thì chỉ khi nào chiết suất của chúng bằng chiết suất của không khí thì mới trở thành không nhìn thấy được. Và khó khăn là ở chỗ này - làm thế nào để thực hiện được điểm đó thì đến nay chúng ta vẫn chưa biết.
Nhưng giả sử rằng có một ngày nào đó, ta thực hiện được cả hai điểm trên, nghĩa là ảo tưởng của nhà tiểu thuyết Anh biến thành sự thật, thì số phận của người vô hình này ra sao? Bài sau sẽ cho bạn biết điều đó.
Thú biển thở bằng phổi, tại sao có thể ở lâu dưới nước?
Cá voi.
Thú biển (như rái cá biển, báo biển, sư tử biển, cá heo, cá voi...) cũng thở bằng phổi như thú cạn. Tuy phải thường xuyên nhô lên mặt nước, nhưng chúng có thể ở dưới nước một thời gian tương đối dài, từ 20-30 phút với rái cá biển, 43 phút với báo biển Wader, hay thậm chí 1-2 tiếng với cá voi cỡ lớn.
Tại sao ở dưới nước trong thời gian dài như vậy mà chúng không chết ngạt? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện cơ thể thú biển có “kho” tích trữ oxy đặc biệt, chính là máu và cơ.
Chúng ta biết rằng, trong máu chứa một lượng lớn oxy và thể khí CO2. Mặt khác, tỷ lệ máu so với thể trọng cơ thể của thú biển thông thường lớn nhiều hơn so với động vật sống trên cạn. Ví dụ ở người, máu chiếm khoảng 7% thể trọng, còn máu của cá heo lại chiếm khoảng 10-11% thể trọng của nó, và ở báo biển là 18%.
Ngoài máu ra, cơ thịt cũng có thể tích trữ ôxy. Trong cơ thịt của thú biển có một loại albumin cơ hồng, rất dễ kết hợp với oxy. Khi chúng nhô lên khỏi mặt nước để thay đổi không khí, oxy được hít vào, một phần kết hợp với albumin cơ hồng hình thành trạng thái kết hợp hóa học, tích trữ trong cơ. Albumin này càng nhiều, oxy được tích trữ càng lớn.
So với động vật cạn, albumin cơ hồng ở thú biển cao hơn nhiều. Oxy dự trữ kiểu này có thể chiếm hơn 50% dự trữ oxy toàn thân chúng. Chính vì albumin trong cơ thịt khá nhiều, nên màu sắc của thịt cá voi và thịt báo biển đều có màu tím thẫm.
Ngoài ra, tần số thở bình thường của thú biển tuy rất thấp, nhưng khả năng hít oxy và nén khí CO2 lại rất mạnh, có lợi cho cuộc sống dưới nước của chúng. Người bình thường một lần thở chỉ có thể thay đổi 15-20% khí trong phổi, còn cá voi lại có thể thay đổi trên 80%. Đa số động vật cạn, kể cả người rất nhạy cảm với CO2 trong máu. Nếu hàm lượng CO2 trong không khí tăng lên, thì tần xuất thở của người sẽ tăng lên gấp 5 lần bình thường. Nhưng thú biển lại không như vậy, dù CO2 trong máu tăng lên cũng không xảy ra sự cưỡng chế thở. Có người từng thử nghiệm, đeo cho báo biển một mặt nạ hô hấp đặc biệt, để chúng hô hấp khí có giới hạn. Họ phát hiện thấy khi hàm lượng CO2 trong đó cao đến 10% thì hoạt động thở của báo biển vẫn giữ được bình thường. Điều này đã giúp cho chúng sống được dưới nước trong thời gian dài.
(Theo sách
Cơ quan cảm giác của hà mã mọc ở đâu?
Dưới nước, hà mã cũng chỉ nhô lên rất ít như thế này.
Quan sát kỹ hình dạng của hà mã bạn sẽ thấy một hiện tượng thú vị, đó chính là mắt, mũi và tai của nó hầu như đều mọc trên đỉnh đầu, khác với dã thú thông thường.
Hà mã tuy là động vật cạn, nhưng lại rất thích ngâm mình trong nước, thường đợi đến đêm khuya mới bò lên bờ kiếm ăn. Để phù hợp với thói quen sống trong nước, cơ quan cảm giác của nó đã chuyển dần lên trên đỉnh đầu. Bởi vì khi toàn bộ thân hình to lớn ngâm trong nước, chỉ cần hơi nhô đầu lên, các giác quan sẽ vừa vặn vượt ra khỏi mặt nước một chút. Như vậy, hà mã vừa có thể ẩn mình rất tốt, vừa có thể thông qua mắt, mũi, tai để hít thở không khí trong lành, nghe được tiếng động xung quanh.
Cá sấu, cá trắm đen sống ở dưới nước cũng có điểm tương tự với hà mã về phương diện này.
Gấu Bắc cực - loài vật ngủ tự do nhất
Gấu Bắc cực.
Hầu như mọi động vật đều ngủ trong một tư thế cố định và đều có ý đồ nhất định. Chẳng hạn chó hướng đầu ra phía ngoài để thường xuyên theo dõi các biến động, ngựa ngủ đứng để dễ bề chạy trốn, thú ăn kiến thì cong cái đuôi chổi lên để che mình, riêng gấu Bắc cực chẳng theo khuôn phép nào cả.
Có lúc chúng cắm mõm và bốn chân vào trong tuyết, hoặc nằm ngang giữa hai đống băng. Đôi khi chúng lại ngủ ngồi trên tuyết, nửa chân trên duỗi thẳng về phía trước trông giống như một chiếc cần cẩu, hoặc là cuộn tròn toàn thân lại như một quả cầu lông trắng lớn.
Các nhà khoa học khi quan sát thói quen sinh hoạt của gấu Bắc cực còn phát hiện thấy chúng thường gác đầu lên một đống băng cao ngất, còn thân thì nằm ngang trong tuyết ngủ một cách ngon lành, hoặc nằm ngửa bốn chân chổng lên trời và nằm sấp dán bụng xuống đất.
Tại sao gấu Bắc cực lại ngủ khác lạ như vậy? Các nhà khoa học cho rằng gấu Bắc cực là chúa tể của vùng này, không có bất kỳ kẻ địch nào, do vậy hành vi của chúng thường được biểu hiện một cách tuỳ tiện. Ngoài ra, gấu Bắc cực dùng nhiều tư thế ngủ đa dạng, rất có lợi cho việc giảm bớt mỏi mệt
Rắn không chân bò bằng cách nào?
Đa số các loài rắn hiện tại đều không có chân, chỉ trừ số ít loài, như trăn, là còn có dấu vết của chi sau. Tuy vậy, với các cơ quan vận động và phương thức vận động đặc biệt, nhóm bò sát này vẫn có thể lao vun vút qua các sa mạc hay cánh đồng.
Toàn thân rắn bao phủ một lớp vảy, nhưng những vảy này hoàn toàn khác với vảy cả: vảy rắn là do tầng sừng ở phía ngoài cùng của da biến thành, cho nên cũng được gọi là vảy sừng. Còn vảy của đại đa số các loài cá là tầng chân bì phía trong cùng của da biến thành. Vảy rắn khá dẻo dai, không thấm nước. Sự lớn lên của vảy cũng không tương ứng với sự lớn lên của cơ thể. Rắn lớn lên đến một thời gian nào đó cần phải lột xác một lần. Sau khi lột xác, vảy vừa mới mọc ra sẽ lớn hơn vảy cũ một chút. Vảy rắn, không chỉ có tác dụng chống sự bốc hơi của nước và giúp cơ thể khỏi bị tổn thương, mà còn là cấu tạo chủ yếu giúp rắn bò được.
Vảy trên thân rắn có 2 loại: một loại ở chính giữa bụng tương đối lớn và có hình chữ nhật, được gọi là vảy bụng; loại thứ hai nằm ở hai bên vảy bụng kéo dài đến mặt lưng, hình nhỏ hơn, gọi là vảy thân. Vảy bụng thông qua cơ sườn nối với xương sườn.
Rắn không có xương mỏ ác, nên xương xường của nó có thể cử động tự do trước sau. Khi cơ sườn co bóp, làm cho xương sườn di động về phía trước, nhờ đó vảy bụng hơi vểnh lên, đầu nhọn của vảy vệnh lên giống như bàn chân giẫm lên mặt đất hoặc vào vật thể khác, đẩy cơ thể tiến về phía trước.
Ngoài ra, xương sống của rắn trừ khớp xương thông thường lồi ra, còn có một đôi xương cung lồi của đốt trước với xương cung lõm của đốt sau xương sống trước tạo thành khớp, như vậy không chỉ làm cho xương sống của rắn nối với nhau vững chắc, mà còn làm tăng thêm khả năng uốn lượn sang trái phải của cơ thể, làm cho thân rắn vận động theo hình sóng. Như vậy, mặt bên cơ thể rắn không ngừng gây áp lực với mặt đất, sẽ đẩy nó tiến lên phía trước. Sự vận động này kết hợp với hoạt động của vảy bụng sẽ làm cho rắn bò nhanh hơn.
Da của rắn rất nhão, khi vảy tiếp xúc với mặt đất, trước hết trong cơ thể chuyển động trượt về phía trước, động tác này không những giúp cho rắn bò, mà còn là nguyên nhân để rắn có thể trèo cây. Nếu đặt rắn trên sàn nhà nhẵn bóng thì nó sẽ “khó nhọc bò từng tí một”.
Cá nhà táng biết đỡ đẻ
Khi có con cái nào sắp chuyển dạ, những con cá cái khác bơi quanh để "đỡ đẻ". Chúng giúp cá con ngoi lên mặt nước hít hơi thở đầu tiên. Tinh thần "tương thân tương ái" ấy thật hiếm thấy ở loài vật.
Cá nhà táng (tên khoa học Physeter catodon) nặng trung bình trên dưới 30 tấn, lớn nhất trong họ hàng nhà cá voi có răng. Nó có cái đầu chiếm tới 1/3 chiều dài cơ thể. Trong cái đầu to đó lại chứa dung lượng rất lớn một loại chất thường được gọi là dầu cá nhà táng (Spermacati).
Dù chúng ta hay gọi loài này là cá nhưng chúng được xếp vào loài động vật có vú, cũng đẻ con (chứ không phải trứng) và cho con bú sữa. Mỗi lần sinh nở, cá nhà táng chỉ cho ra một con, nhưng thỉnh thoảng cũng có trường hợp sinh đôi. Cá mẹ cho con bú đến khi con được 2 tuổi.
Cá nhà táng có khả năng lặn sâu đến 1.000 m và thậm chí khi cần có thể lặn xuống gấp đôi độ sâu này để bắt mực ống loại lớn làm thức ăn. Ở độ sâu như vậy, chúng được thiên nhiên "trang bị" một hệ thống phát sóng siêu âm (giống loài dơi) để tìm mồi trong môi trường tối đen dưới đáy đại dương.
Mùa giao phối của chúng diễn ra vào khoảng tháng 4. 16 tháng sau, cá con chào đời. Cá cái trưởng thành sau 9 năm, còn cá đực 25 năm.
Hàm dưới cá nhà táng có răng nhưng không dùng để làm gì cả. Chiều dài cơ thể con đực khoảng 18 m. Cá cái bằng khoảng 80% chiều dài và nặng khoảng 50-60% trọng lượng cá đực. Cá nhà táng sống trong các đại dương từ khoảng 70 vĩ độ bắc đến khoảng 70 vĩ độ nam.
(Theo Tài Hoa Tr
Bí quyết giữ ấm của gấu Bắc cực
Những con gấu trắng có thể sinh sống vui vẻ ở chỏm băng lạnh lẽo phía bắc trái đất là nhờ một bộ lông có kết cấu đặc biệt khác thường của chúng.
Thường thường, người ta có thể dùng máy ảnh tia hồng ngoại hàng không để chụp ảnh những động vật có thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ trái đất, nhưng với gấu Bắc cực, phương pháp này là vô dụng. Hóa ra, thân nhiệt của chúng và nhiệt độ băng tuyết của vùng cực gần như bằng nhau. Nếu như chuyển sang dùng máy ảnh tia tử ngoại thì sẽ chụp được gấu Bắc cực một cách rõ nét, hơn nữa trên ảnh chúng còn đậm hơn nhiều so với màu sắc của băng tuyết xung quanh. Điều này cho thấy bộ lông màu trắng của gấu Bắc cực có thể hấp thu một lượng lớn tia tử ngoại.
Tại sao bộ lông này có thể hấp thu nhiều tia tử ngoại như vậy? Dưới kính hiển vi điện tử, người ta phát hiện thấy những sợi lông giống như những chiếc ống rỗng, bên trong không hề có bất kỳ một sắc tố nào. Nhìn bình thường sở dĩ nó có màu trắng là bởi vì bề mặt bên trong của ống tương đối thô ráp, giống như những bông tuyết trong suốt khi rơi xuống đất thì có màu trắng vậy. Quan sát kỹ hơn nữa sẽ phát hiện thấy loại ống lông này có thể để cho tia tử ngoại xuyên qua tâm, giống như một ống dẫn tia tử ngoại thông suốt. Điều đó chứng tỏ gấu Bắc cực có thể hấp thu gần như toàn bộ ánh sáng mặt trời bao gồm cả tia tử ngoại chiếu trên mình nó để làm tăng thân nhiệt lên. Ngoài ra, chính bộ lông cũng vừa dài lại vừa dày rậm, giúp cho gấu không sợ cái lạnh giá ở Bắc cực. Đây là một trong những bộ lông động vật giữ nhiệt tốt nhất thế giới.
(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao
Động vật sa mạc tồn tại như thế nào?
Động vật muốn tồn tại trong sa mạc thì phải có ít nhất hai khả năng. Một là khả năng đi lại, bởi vì đất cát bất cứ lúc nào cũng có thể chôn vùi chúng; hai là khả năng trữ nước, vì khi rời khỏi nước thì bất kỳ sinh vật nào cũng chỉ còn con đường chết.
Về cả hai phương diện thì thằn lằn có thể coi là một điển hình sống mãnh liệt: Phần trước tứ chi của nó mở ra thành màng lớn, chống đỡ cho cơ thể đi lại thoải mái trên cát. Khi màn đêm buông xuống, sương mù bao phủ, cơ thể và mắt của thằn lằn liền dùng khả năng tối đa để tập hợp những giọt sương. Ngoài ra cái lưỡi dài của nó còn có thể liếm sương trước mắt rất linh hoạt và khéo léo, giống như cái gạt nước trên ôtô vậy.
Về phương thức vận động, rắn lao nhập gia tùy tục bằng một kiểu di chuyển không giống ai: Để ngăn chặn bị các hạt cát chôn vùi bất cứ lúc nào, nó cong người sang trái, phải hết mức để tăng diện tích tiếp xúc với đất cát, và hình thành nên thói quen vận động nghiêng.
Về khả năng trữ nước, thằn lằn đuôi vểnh có những đặc điểm để thu gom các giọt nước tối đa. Mỗi khi sương xuống, nó lại bò lên đỉnh cồn cát, quay lưng về phía có sương từ biển thổi tới, đuôi của nó vểnh lên cao, làm cho thân của nó nghiêng sang một bên, khi sương mù gặp cơ thể lạnh buốt của con vật thì sẽ ngưng tụ thành những giọt nước, chạy men theo lưng trượt vào miệng thằn lằn.
Không chỉ dừng lại ở những đặc điểm này, động vật sa mạc mỗi con đều có một phương pháp tồn tại riêng, chẳng hạn có loài chuyên sống phụ thuộc vào thực vật. Một số thường ngày giấu mình trong hang cát, khi mưa sương xuống thì lập tức bò lên mặt đất, sử dụng toàn thân để hứng sương.
Hình dạng tự nhiên của chất lỏng là gì?
Dầu ở trong bình nước hòa lẫn rượu thì tụ lại thành khối cầu, không chìm cũng không nổi.
Chúng ta thường quen nghĩ rằng các chất lỏng không có hình thù gì cả. Thực tế lại khác, mọi chất lỏng đều có vẻ ngoài tự nhiên là hình cầu.
Thông thường, trọng lực ngăn cản không cho chất lỏng lấy hình dạng ấy. Vì thế, chất lỏng hoặc chảy lan thành lớp mỏng (nếu không đổ vào bình), hoặc lấy hình dạng của bình (nếu đổ vào đó). Nhưng khi ở bên trong lòng một chất lỏng khác cũng có trọng lượng riêng như nó, theo định luật Archimede, chất lỏng “mất” trọng lượng (nó đúng là không nặng chút nào, hay nói cách khác, trọng lực không tác dụng lên nó) và bây giờ chất lỏng lấy hình dạng tự nhiên của nó là hình cầu.
Dầu oliu nổi trong nước nhưng chìm trong rượu. Vì thế có thể hòa lấy một hỗn hợp nước và rượu như thế nào cho dầu oliu không chìm xuống đáy mà cũng không nổi lên mặt. Dùng xilanh bơm một ít dầu oliu vào trong hỗn hợp này, bạn sẽ thấy một sự kỳ lạ: dầu tụ lại thành một giọt tròn lớn, treo lơ lửng.
Nếu quay nhanh khối dầu trong rượu bằng một que nhỏ xuyên qua nó, thì sẽ có một vòng dầu tách ra khỏi khối cầu.
Ta hãy xuyên qua tâm của khối cầu bằng dầu đó một que gỗ dài hoặc một sợi dây thép dài rồi quay que. Khối cầu bằng dầu cũng quay theo (thí nghiệm sẽ hay hơn nếu gắn vào trục quay một vành bìa cứng nhỏ tẩm dầu; cả vành giấy này phải nằm gọn bên trong khối cầu). Vì ảnh hưởng của sự quay, khối cầu đầu tiên dẹp xuống, rồi sau mấy giây thì có một vành đai dầu tách ra khỏi khối đó. Vành đai này bị phân ra thành nhiều phần, là những giọt hình cầu tiếp tục quay tròn quanh khối cầu trung tâm.
Tại sao hai mắt cá thờn bơn cùng mọc ở một bên?
Cá bơn.
Thờn bơn có tướng mạo kỳ quái so với các loại cá thông thường: mắt của nó không nằm đối xứng ở hai đầu, mà mọc ở cùng một phía của cơ thể. Thêm vào đó thân của nó rất dẹt, hai bên cũng không đối xứng, do vậy trước kia có người ngộ nhận rằng đây là hai con sống dính chặt vào nhau.
Thực ra, cá thờn bơn giống như các loại cá khác đều là sống một mình. Còn hiện tượng hai mắt mọc cùng một bên là kết quả của quá trình thích nghi lâu dài với môi trường. Khi trứng thờn bơn nở thành cá nhỏ, hai mắt vẫn mọc đối xứng ở hai bên đầu. Lúc đó nó khá “sôi nổi”, luôn muốn nổi lên mặt nước để chơi đùa. Tuy nhiên, sau khoảng 20 ngày, thân dài đến 1 cm, do các bộ phận cơ thể phát triển không cân bằng, khi bơi cũng dần nghiêng thân sang một bên, vậy là nó bắt đầu nằm nghiêng và sống hẳn ở đáy biển. Đồng thời, với mắt phía dưới, do sợi dây mềm dưới mắt không ngừng căng lên, làm cho mắt chuyển động về phía trên, qua sống lưng tới vị trí song song với con mắt vốn có ở đó. Khi đã đến chỗ thích hợp, mắt không di chuyển nữa mà cố định lại.
Do thờn bơn sống thời gian dài dưới đáy biển, hai mắt hoàn toàn ở phía trên, rất có lợi cho nó phát hiện ra kẻ địch và bắt mồi. Ngoài đôi mắt lạ lùng, màu sắc da thờn bơn cũng thay đổi rất đặc biệt. Ở phần thân dưới, do hướng xuống đáy biển trong thời gian dài nên sắc tố cũng tương đối nhạt, còn phần trên có màu nâu, gần với màu của đất dưới đáy biển, nên vừa tránh được tầm mắt của kẻ địch, vừa có thể kiếm được thức ăn một cách thuận tiện.
Cá thờn bơn có rất nhiều loại, trong đó có 4 loại lớn. Hai loại có đuôi, nếu hai mắt nằm bên trái cơ thể gọi là “cá bình”, nằm bên phải gọi là “cá bơn”.
Hai loại khác không có đuôi. Vây đuôi và vây lưng liền thành một mảng, bề ngoài giống như cái lưỡi. Ở nhóm này, nếu mắt đều nằm ở bên trái thân gọi là “cá tháp hình lưỡi”, nằm ở bên phải gọi là “cá tháp”.
Đặt ảnh cách mắt như thế nào là hợp lý?
[...] Quy tắc thứ hai trong nghệ thuật xem ảnh, đó là phải đặt ảnh cách mắt một khoảng thích hợp, nếu không sẽ làm hỏng mất sự phối cảnh chính xác. Nhưng khoảng cách đó là bao nhiêu?
Muốn có được một ấn tượng hoàn toàn thì phải nhìn ảnh dưới một góc trông bằng góc trông mà vật kính của máy ảnh “nhìn” hình trên kính mờ của buồng tối; hoặc có thể nói rằng, bằng góc trông mà vật kính “nhìn” vật được chụp. Từ đó ta suy ra rằng hình của vật nhỏ hơn kích thước tự nhiên bao nhiêu lần thì phải đặt ảnh cách mắt một khoảng nhỏ hơn khoảng cách từ vật đến vật kính bấy nhiêu lần. Nói khác đi, cần phải đặt ảnh cách mắt một khoảng xấp xỉ bằng tiêu cự của vật kính.
Nếu ta chú ý rằng đa số các máy ảnh thường dùng có tiêu cự vật kính là 12-15 cm (ở đây tác giả nói tới những máy ảnh thông dụng trong thời kỳ ông viết cuốn sách này, những năm 1930-1940), thì sẽ thấy rằng trước nay ta chưa hề xem ảnh ở vị trí đặt mắt chính xác, vì khoảng thấy rõ đối với một con mắt bình thường là 25 cm, gần gấp đôi khoảng cách nói trên. Cả những tấm ảnh treo tường cũng cho cảm giác phẳng vì ta đã nhìn chúng với một khoảng cách còn lớn hơn nữa.
Chỉ những người cận thị có khoảng thấy rõ tương đối ngắn (cũng như trẻ em có thể nhìn rõ ở khoảng cách gần) khi nhìn một tấm ảnh thông thường bằng phương pháp chính xác (bằng một con mắt) thì mới thấy công hiệu. Khi đặt ảnh cách mắt chừng 12-15 cm, họ sẽ thấy trước mắt mình không phải là bức tranh phẳng, mà là một hình nổi giống như nhìn thấy trong kính xem ảnh nổi vậy.
Như vậy, chúng ta thường hay than phiền một cách vô ích rằng ảnh không có sức sống, đó là do chúng ta không biết đặt ảnh cách mắt một khoảng thích hợp, và lại dùng hai mắt để nhìn thứ chỉ dành cho một mắt.
Những điều chưa biết về nghề nhiếp ảnh
Louis Jacques Mandé Daguerre, người phát minh ra kiểu chụp ảnh Daguerre.
“Ông nội tôi đã phải ngồi không nhúc nhích trước máy ảnh suốt bốn mươi phút đồng hồ mới chụp được một tấm ảnh, mà lại chỉ là một tấm độc nhất không in thêm được!”, nhà vật lý học người St. Peterburg, giáo sư Veinberg, kể về những chiếc máy ảnh đầu tiên.
Nghề chụp ảnh thâm nhập vào cuộc sống của chúng ta từ những năm 40 của thế kỷ 19, đầu tiên dưới hình thức những “tấm ảnh kiểu Daguerre” (mang tên Daguerre, người đã phát minh ra phương pháp ấy), tức là những tấm ảnh in lên các bản kim loại. Khuyết điểm của phương pháp này là người được chụp phải ngồi rất lâu trước máy ảnh - hàng mấy chục phút!
Đối với quần chúng, việc chụp ảnh như vậy mà không cần họa sĩ là một điều mới lạ, gần như thần bí, cho nên chưa dễ tin ngay được. Trong một tờ tạp chí cũ của Nga (1845) có một câu chuyện khá lý thú về vấn đề này:
“Nhiều người đến bây giờ vẫn chưa tin rằng phép chụp ảnh của Daguerre lại có tác dụng. Có lần, một vị khách quần áo chỉnh tề đi chụp ảnh. Người thợ chụp ảnh bảo ông ta ngồi xuống, điều chỉnh ống kính, lắp một tấm nhỏ, nhìn đồng hồ rồi đi chỗ khác. Khi người chủ còn ở trong phòng thì ông khách đáng kính ấy vẫn ngồi rất ngay ngắn, nhưng khi ông ta vừa đi khỏi cửa, vị khách liền đứng dậy, lấy thuốc ra hút, nhìn tỉ mỉ khắp xung quanh máy ảnh, dán mắt vào ống kính, lắc lư đầu, khen: “Cái trò láu lỉnh”, và bắt đầu đi dạo trong phòng.
Người thợ chụp ảnh trở vào, sửng sốt đứng trước cửa và thốt lên:
- Ông làm gì thế? Tôi đã nói với ông phải ngồi thật ngay ngắn kia mà!
- Tôi đã ngồi rồi, chỉ lúc bác ra tôi mới đứng dậy thôi.
- Cả lúc đó ông vẫn phải ngồi chứ.
- Thế nhưng tại sao tôi lại phải vô công rồi nghề ngồi như thế?”
Chắc hẳn bạn đọc cho rằng đối với thuật chụp ảnh, ngày nay chúng ta làm gì còn có những ý nghĩ ngây thơ như thế nữa. Thật ra, vẫn còn nhiều người chưa thật hiểu thấu đáo thuật chụp ảnh, thậm chí cả cách xem những tấm ảnh đã chụp được. Chắc bạn sẽ tự nhủ rằng điều này có gì mà không biết: cầm ảnh lên tay rồi nhìn chứ sao. Nhưng sự thực không đơn giản như vậy, phần lớn những người thợ chụp ảnh và những người thích nghề này (chứ chưa nói đến quần chúng), khi xem ảnh vẫn hoàn toàn không theo đúng phương pháp.
Vì sao lực sĩ Sviatogo lại chết?
Bạn có còn nhớ câu chuyện đời xưa về anh chàng lực sĩ Sviatogo, người tự dưng nghĩ ra chuyện nhấc bổng trái đất lên hay không? Archimede cũng đã lăm le hoàn thành một kỳ công như thế, và đã đòi hỏi một điểm tựa cho đòn bẩy của mình...
Nhưng Sviatogo thì lại rất khỏe, và chẳng có đòn bẩy. Anh ta muốn tìm lấy cái gì có thể nắm lấy được để cánh tay khỏe mạnh của anh ta có nơi mà dùng sức: “Giá mà tôi tìm được một cái gì để kéo thì chắc là tôi đã nhấc được cả trái đất lên rồi”. Thật may mắn, chàng lực sĩ tìm thấy trên mặt đất một cái “quai” đóng rất chắc, “không long ra được, không xê xích được, không bật lên được”.
"Chàng Sviatogo xuống ngựa,
Hai tay nắm lấy quai,
Nhấc lên quá đầu gối,
Và chân chàng cũng tụt xuống đất đến đầu gối.
Bộ mặt nhợt nhạt của chàng, không có nước mắt mà có máu chảy ra.
Sviatogo bị mắc nghẽn ở đó, không nhấc chân lên được.
Và cuộc đời của chàng đến đây là hết".
Giá mà Sviatogo biết rõ định luật tác dụng và phản tác dụng, thì anh ta đã hiểu được rằng sức mạnh lực sĩ của mình đặt vào đất sẽ gây ra một lực phản tác dụng như thế, và do đó cũng là một lực khổng lồ kéo anh ta về mặt đất.
Như vậy, loài người đã biết ứng dụng một cách không có ý thức định luật phản tác dụng trong hàng nghìn năm trước khi Newton phát biểu nó lần đầu tiên trong quyển sách bất hủ của mình “Những cơ sở toán học của triết học tự nhiên” (tức là vật lý học).
Tại sao ngựa ngủ đứng?
Ngựa có đặc tính không giống với những gia súc khác, đó là trong đêm tối, bất kể lúc nào chúng cũng đều nhắm mắt ngủ đứng. Thói quen này là do di truyền lại từ tổ tiên ngựa hoang.
Những con ngựa hoang sống ở trên thảo nguyên sa mạc rộng mênh mông, trong thời xa xưa nó vừa là đối tượng săn bắt của loài người, vừa là món ăn ngon của các loài thú dữ. Ngựa không giống như trâu, dê có thể dùng sừng để quyết đấu, mà biện pháp duy nhất chỉ là bỏ chạy để thoát thân. Cơ thể chúng dài, tứ chi khoẻ, rất thích nghi với khả năng này. Mặt khác, những động vật ăn thịt như hổ, báo, chó sói… đa số đều hoạt động về đêm. Vì vậy, ngựa hoang không dám thảnh thơi ngủ trong đêm tối, ngay cả ban ngày chúng cũng chỉ dám đứng ngủ gật và luôn đề cao cảnh giác.
Ngựa nhà mặc dù không gặp nguy hiểm bởi kẻ thù hoặc do con người gây ra giống như ngựa hoang, nhưng nó được thuần hoá từ ngựa hoang. Vì vậy, thói quen ngủ đứng của ngựa hoang vẫn còn được giữ đến ngày nay.
Ngoài ngựa, lừa cũng có thói quen ngủ đứng, bởi vì môi trường sống của tổ tiên chúng gần giống với ngựa hoang.
(Theo sách Vật lý vu
Vì sao lực sĩ Sviatogo lại chết?
Bạn có còn nhớ câu chuyện đời xưa về anh chàng lực sĩ Sviatogo, người tự dưng nghĩ ra chuyện nhấc bổng trái đất lên hay không? Archimede cũng đã lăm le hoàn thành một kỳ công như thế, và đã đòi hỏi một điểm tựa cho đòn bẩy của mình...
Nhưng Sviatogo thì lại rất khỏe, và chẳng có đòn bẩy. Anh ta muốn tìm lấy cái gì có thể nắm lấy được để cánh tay khỏe mạnh của anh ta có nơi mà dùng sức: “Giá mà tôi tìm được một cái gì để kéo thì chắc là tôi đã nhấc được cả trái đất lên rồi”. Thật may mắn, chàng lực sĩ tìm thấy trên mặt đất một cái “quai” đóng rất chắc, “không long ra được, không xê xích được, không bật lên được”.
"Chàng Sviatogo xuống ngựa,
Hai tay nắm lấy quai,
Nhấc lên quá đầu gối,
Và chân chàng cũng tụt xuống đất đến đầu gối.
Bộ mặt nhợt nhạt của chàng, không có nước mắt mà có máu chảy ra.
Sviatogo bị mắc nghẽn ở đó, không nhấc chân lên được.
Và cuộc đời của chàng đến đây là hết".
Giá mà Sviatogo biết rõ định luật tác dụng và phản tác dụng, thì anh ta đã hiểu được rằng sức mạnh lực sĩ của mình đặt vào đất sẽ gây ra một lực phản tác dụng như thế, và do đó cũng là một lực khổng lồ kéo anh ta về mặt đất.
Như vậy, loài người đã biết ứng dụng một cách không có ý thức định luật phản tác dụng trong hàng nghìn năm trước khi Newton phát biểu nó lần đầu tiên trong quyển sách bất hủ của mình “Những cơ sở toán học của triết học tự nhiên” (tức là vật lý học).
(Theo sách Vật lý vui)
Vì sao lò hơi bị nổ?
Nếu bạn để ý sẽ thấy, sau khi đun nước, trong ấm dần dần lắng đọng một lớp cặn trắng, dày và cứng, bám chắc trên bề mặt kim loại, rất khó rửa sạch. Các lò hơi lớn trong nhà máy sau thời gian dài đun nóng bị cặn đóng dày, có thể làm tắc ống dẫn nước, gây nổ lò hơi.
Bản thân nước không có cặn, nhưng trong nước thiên nhiên chứa một ít tạp chất như canxi sunfat CaSO4, magie sunfat MgSO4, canxi bicacbonat Ca(HCO3)2, magie bicacbonat Mg(HCO3)2, cùng với các muối natri, muối kali khác. Thông thường nước ngầm (nước giếng) có chứa nhiều muối hơn nước trên mặt đất (sông, hồ…). Nước có chứa nhiều muối được gọi là nước cứng, nước chứa ít muối gọi là nước mềm.
Khi đun sôi nước trong lò hơi, canxi bicacbonat và magie bicacbonat khi đun nóng sẽ bị phân huỷ sinh ra các kết tủa canxi cacbonat, magie cacbonat, lắng đọng ở mặt trong thành lò. Ngoài ra, canxi sunfat và magie sunfat cũng lắng lại mặt bên trong lò hơi làm cho lớp cặn càng bền chắc hơn. Cặn lò dẫn nhiệt kém, vì thế để làm cho nước sôi cần nhiệt độ cao hơn, khiến cho nhiệt độ trong lò hơi quá cao, áp suất tăng mạnh, vách lò hơi không chịu đựng được dẫn đến nguy cơ làm nổ lò.
Để làm mềm nước (làm mất độ cứng của nước), có thể sử dụng hai phương pháp: vôi - sôđa và phương pháp trao đổi ion. Theo phương pháp đầu tiên, người ta cho vào nước một nhũ tương hỗn hợp đá vôi - sôđa (natri cacbonat). Các ion canxi và magie trong nước cứng sẽ bị kết tủa, sau đó được lọc để loại bỏ kết tủa này. Nước đã làm mềm đem đun trong lò hơi thì vách lò hơi sẽ không bị đóng cặn nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro