10.QLRR lãi suất
3.Quản lý rủi ro lãi suất 3.1 Giới thiệu
Đánh giá khả năng chịu đựng khủng hoảng của ngân hàng
Hàng quý
Treasury + PQLRR
Giám sát sự tuân thủ hạn mức và đưa ra cảnh báo
Hàng tháng
P.QLRR
Cập nhật hạn mức phù hợp với tình hình của ngân hàng và thị trường
Hàng tháng
P.QLRR
Rủi ro lãi suất xuất hiện khi lãi suất biến động bất lợi gây tổn thất cho ngân hàng. Việc chấp nhận rủi ro lãi suất là việc bình thường của ngân hàng và tiền lãi là một nguồn quan trọng của lợi nhuận và giá trị của cổ đông. Những thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến thu nhập thông qua thay đổi thu nhập lãi ròng của ngân hàng, cụ thể nó ảnh hưởng tới thu nhập/chi phí của các tài sản nợ và tải sản có nhạy cảm với lãi suất. Những thay đổi về lãi suất cũng ảnh hưởng đến giá trị tiềm ẩn của giá trị tài sản nợ - tài sản có và các công cụ tài chính hay các khoản mục ngoại bảng bởi lãi suất thay đổi sẽ dẫn tới thay đổi giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai thu được từ các tài sản đó. Và qua đó ảnh hưởng tới giá trị kinh tế của vốn cổ phần. Quản lý rủi ro lãi suất nhằm đảm bảo luồng thu nhập ổn định và tối ưu, đồng thời kiểm soát được rủi ro lãi suất (bao gồm cả các khả năng lựa chọn gắn liền). Quản lý mức độ rủi ro đối với các biến động lãi suất bất lợi nhằm hạn chế tác động tiềm ẩn của những biến động này. Các nguồn rủi ro lãi suất chính: - Rủi ro định giá lại (Repricing Risk) – thời hạn hay kỳ hạn định giá lại khác nhau Rủi ro lãi suất phát sinh từ sự khác biệt về thời gian đáo hạn (đối với lãi suất cố đinh) và thời điểm tái định giá (đối với lãi suất thả nổi) của tài sản nợ, tài sản có và các khoản mục ngoại bảng. Sự mất cân xứng kỳ hạn của tài sản nợ - tài sản có luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, và điều này nói lên rằng lãi suất luôn tác động đến hoạt động của ngân hàng, và rủi ro lãi suất không thể loại bỏ. Một ngân hàng dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn có thể đối mặt với sự suy giảm thu nhập ngân hàng và tất nhiên giá trị hiện tại của khoản cho vay cũng bị suy giảm. Tức là nó chịu cả hai tác động: giảm thu nhập trong ngắn hạn và giảm giá trị kinh tế hay giá trị dòng tiền tương lai. Nguyên nhân chính là do dòng tiền từ khoản cho vay của ngân hàng cố định với kỳ hạn dài, trong khi đó lãi được trả là biến, và nó tăng sau khi các khoản tiền gửi ngắn hạn đáo hạn. - Rủi ro đường cong thu nhập (Rủi ro đường cong lãi suất) (Yield Curve Risk) (đường cong thu nhập vẽ đồ thị mối quan hệ giữa mức lợi tức đến hạn và thời gian đến hạn của các chứng khoán nợ với các công cụ có rủi ro vỡ nợ - trục tung là lợi tức đến hạn, trục hoành là thời gian đến hạn). Nguyên nhân là do sự thay đổi độ dốc và hình dạng của đường cong thu nhập. Rủi ro đường cong thu nhập xảy ra khi đường cong thu nhập dịch chuyển không dự đoán được gây ảnh hưởng bất lợi tới thu nhập hoặc giá trị kinh tế của ngân hàng. - Rủi ro cơ bản (Basic Risk) – mối tương quan không hoàn hảo giữa các đường cong thu nhập khác nhau (ví dụ: Libor 3 tháng so với tín phiếu kho bạc (Tbill) 3 tháng) Rủi ro cơ bản là rủi ro phát sinh từ sự tương quan không hoàn hảo trong việc điều chỉnh thu lãi và chi lãi trên các công cụ khác biệt có thời gian tái định giá tương tự nhau. Khi thay đổi lãi suất, những khác biệt này có thể làm gia tăng sự thay đổi không như kỳ vọng trong dòng tiền mặt và chênh lệch thu nhập giữa tài sản nợ, tài sản có và các công tài chính/tài sản ngoại bảng có cùng kỳ hạn hoặc số lần tái định giá. ví dụ, một khoản cho vay 1 năm với kỳ tái định giá là 1 tháng dựa trên lãi suất cơ bản và một khoản tiền gửi kỳ hạn 1 năm với kỳ hạn tái định giá là 1 tháng dựa trên lãi suất T-bill 1 tháng; rủi ro ở đây là sự chênh lệch giữa hai mức lãi suất này thay đổi không như kỳ vọng. - Rủi ro quyền lựa chọn/Rủi ro lãi suất do quyền lựa chọn/Rủi ro quyền chọn gắn liền (Embbed Options) Rủi ro khi khách hàng có thể sử dụng quyền để tham gia hay chấm dứt hợp đồng với lãi suất cố định. Điều này có thể do việc thực hiện quyền lựa chọn trong hợp đồng hay do khách hàng chấm dứt hợp đồng bởi lãi suất ưu đãi hơn trên thị trường. Ví dụ như, khoản vay với lãi suất cố định cho phép khách hàng thanh toán toàn bộ công nợ bất cứ lúc nào (điều kiện vay trả trước thời hạn), ví dụ như khi lãi suất đang có xu hướng giảm. Hoặc khoản tiền gửi với lãi suất cố định cho phép khách hàng rút tiền bất cứ lúc nào, chẳng hạn khi lãi suất đang có xu hướng tăng. Hoặc ngân hàng nắm giữ các trái phiếu mà người bán có quyền mua lại trước ngày đáo hạn. Hiện tại có hai quan điểm phổ biến nhất để đánh giá rủi ro lãi suất của ngân hàng: đó là quan điểm về thu nhập và quan điểm về giá trị kinh tế. Quan điểm về thu nhập tập trung vào tác động của sự thay đổi lãi suất tới thu nhập của ngân hàng trong ngắn hạn, trong khi quan điểm về giá trị kinh tế tập trung vào giá trị của dòng tiền mặt ròng của ngân hàng (xét trong dài hạn). Việc phân tích rủi ro lãi suất không chỉ giúp ngân hàng quản lý rủi ro một cách hiệu quả mà còn tìm kiếm các cơ hội để tạo ra lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Nếu các biến động lãi suất (tăng/giảm) nằm trong dự đoán của ngân hàng, ngân hàng có thể thu được các khoản lợi lớn khi có sự chuẩn bị trước và hành động theo xu hướng lãi suất. Ví dụ, khi xem xét các giai đoạn của chu kỳ lãi suất: lãi suất tăng lên đỉnh (mở rộng tài sản có, mua trái phiếu, rút ngắn tài sản nợ,...); còn nếu lãi suất xuống đáy (mở rộng tài sản nợ, bán trái phiếu, kéo dài tài sản nợ,...). Bên cạnh đó, việc xác định hình dạng của đường cong lãi suất cũng có vai trò quan trọng; nếu hình dạng thông thường – lãi suất đến hạn tỷ lệ thuân với thời hạn đến hạn (Cố định chi phí vốn là đắt, thời gian tốt để cơ cấu lại tài sản nợ dài hạn, đầu tư dài, tìm vốn ngắn), còn nếu hình dạng đường cong lãi suất là ngược (vay ngắn hạn đắt, tăng nguồn vốn dài hạn, đầu tư ngắn hạn), còn trong trường hợp ngang bằng (thời điểm tốt để cơ cấu lại bảng cân đối một cách toàn diện). 3.2. Giám sát của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành 3.2.1 Hội đồng quản trị Hội đồng Quản trị có trách nhiệm cuối cùng cho sự hiểu biết về bản chất và mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng. Nhiệm vụ của Hội đồng Quản trị: Phê duyệt chiến lược và chính sách kinh doanh chi phối hoặc ảnh hưởng tới rủi ro lãi suất của ngân hàng; Xem xét lại các mục tiêu tổng thể của ngân hàng trên khía cạnh rủi ro lãi suất; Cung cấp các hướng dẫn rõ ràng về mức độ chấp nhận rủi ro lãi suất của ngân hàng; Phê duyệt các chính sách trong đó xác định thẩm quyền và trách nhiệm quản lý rủi ro lãi suất;
Đảm bảo rằng ban điều hành có kiến thức đầy đủ và hoàn toàn có khả năng tiến hành các hoạt động liên quan đến lãi suất bao gồm cả việc thực hiện các bước cần thiết để xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro; Đảm bảo thông tin xem xét lại định kỳ đủ chi tiết và kịp thời, cho phép hiểu và đánh giá hiệu quả của Ban điều hành trong giám sát và kiểm soát những rủi ro này trong việc tuân thủ các chính sách đã được phê duyệt; Đảm bảo rằng Hội đồng Quản trị hoặc một trong các ủy ban của mình định kỳ tái đánh giá chính sách quản lý rủi ro lãi suất cũng như chiến lược kinh doanh tổng thể có ảnh hưởng tới rủi ro lãi suất của ngân hàng. 3.2.2 Ban điều hành Ban điều hành chịu trách nhiệm: Thiết lập và phát triển các chính sách và thủ tục quản lý rủi ro lãi suất cả trong thời gian dài hạn và thời gian ngắn hạn (hàng ngày); Duy trì rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm quản lý và kiểm soát rủi ro này; Thực hiện các chiến lược một cách giới hạn những rủi ro liên kết với mỗi chiến lược và đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và các quy định; Duy trì giới hạn thích hợp về rủi ro này; Duy trì hệ thống đầy đủ và tiêu chuẩn đo lường rủi ro; Duy trì các tiêu chuẩn để đánh giá và đo lường hiệu quả; Duy trì báo cáo rủi ro lãi suất toàn diện và quy trình/thủ tục xem xét lại quản lý rủi ro lãi suất; Duy trì hiệu quả kiểm soát nội bộ và tiêu chuẩn đạo đức; Bảo đảm rằng báo cáo rủi ro lãi suất cung cấp các thông tin tổng hợp cũng như hỗ trợ đầy đủ, chi tiết cho phép đánh giá sự nhạy cảm của ngân hàng khi điều kiện thị trường thay đổi và các yếu tố rủi ro quan trọng khác; Định kỳ xem xét lại chính sách và quy trình quản lý rủi ro lãi suất để đảm bảo rằng chúng vẫn còn thích hợp và đủ mạnh vào mọi lúc; Đảm bảo rằng hoạt động phân tích và quản lý rủi ro liên quan tới rủi ro lãi suất được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên có thẩm quyền với kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm phù hợp với tính chất, phạm vi hoạt động của ngân hàng; Đảm bảo rằng đủ nhân viên có kiến thức sâu và rộng.
3.2.3 Vai trò của ủy ban ALCO và QLRR Ủy ban ALCO và QLRR thực hiện quản lý rủi ro lãi suất ở tầm vĩ mô và giám sát rủi ro này. 3.3 Chiến lược quản lý rủi ro lãi suất Chiến lược hoạt động của ngân hàng ảnh hướng tới rủi ro lãi suất; Mức rủi ro lãi suất ngân hàng có thể chấp nhận được: xem xét mục tiêu ngắn hạn (kiểm soát sự biến động của thu nhập lãi ròng – NII) và mục tiêu dài hạn (kiểm soát dự biến động của giá trị kinh tế của vốn cổ phần – EVPE), so sánh hai mục tiêu đó; Ghi nhận rủi ro lãi suất phát sinh một cách riêng rẽ đối với từng loại tiền tệ;
Tất cả các nhân viên trong các phòng ban thực hiện những hoạt động có ảnh hưởng tới thu nhập lãi thuần cần nhận thức đầy đủ về chiến lược rủi ro lãi suất. 3.4 Chính sách, thủ tục và các giới hạn 3.4.1 Chính sách và thủ tục Chính sách và thủ tục về quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng phải được xác định rõ và phù hợp với tính chất và độ phức tạp của các hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng nên có thủ tục và chính sách rõ ràng để hạn chế và kiểm soát rủi ro lãi suất. Các chính sách và thủ tục nên phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn về quyết định rủi ro lãi suất, chiến lược phòng ngừa rủi ro và các trạng thái nắm giữ. Chính sách rủi ro lãi suất nên xác định các thông số định lượng và mức độ rủi ro lãi suất mà ngân hàng chấp nhận. Tất cả các chính sách rủi ro lãi suất nên được xem xét lại định kỳ và sửa đổi khi cần thiết. Ngân hàng nên xác định cụ thể và phê duyệt các thủ tục cần thiết cho các ngoại lệ đối với các chính sách, các giới hạn và ủy quyền. Trước khi giới thiệu một sản phẩm mới, phòng ngừa rủi ro/bảo hiểm, hoặc chiến lược, ngân hàng phải đảm bảo rằng các chính sách và thủ tục được đưa ra đầy đủ. Hội đồng Quản trị cũng nên phê duyệt biện pháp phòng ngừa rủi ro (bảo hiểm rủi ro) hoặc các sáng kiến quản lý rủi ro trong tiến trình thực hiện. 3.4.2 Các giới hạn Ngân hàng nên đặt ra các giới hạn cho mức độ rủi ro lãi suất và các giới hạn này có thể được áp dụng trên danh mục cá nhân, các hoạt động hoặc các đơn vị kinh doanh. Một hệ thống giới hạn thích hợp sẽ cho phép nhà quản lý ngân hàng kiểm soát rủi ro lãi suất, thảo luận về cơ hội và rủi ro, giám sát rủi ro thực tế với dung sai rủi ro xác định trước. Hệ thống giới hạn phải đảm bảo rằng các trường hợp vượt quá mức định trước nhận được sự quan tâm của nhà quản lý. Hệ thống giới hạn có thể được thiết lập trên cơ sở tổng hợp cũng như theo từng loại danh mục hoặc công cụ. Các giới hạn được thiết lập phải phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp và mức vốn của ngân hàng, cũng như khả năng của ngân hàng để đo lương và quản lý rủi ro của mình, đồng thời phải nhất quán trong việc xem xét các ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đối với thu nhập ròng của ngân hàng. Các giới hạn sau cần được theo dõi: Hạn mức yếu tố nhạy cảm, hạn mức GAP, hạn mức VaR Hạn mức VaR cho tất cả các danh mục giao dịch (trading portfolio) phải được xác định cho từng bộ phận kinh doanh rủi ro, hạn mức này do ALCO phê duyệt, khái niệm VaR được trình bày ở mục 3.5.1 Hạn mức Yếu tố Nhạy cảm (Factor Sensitivity - FS): là hạn mức dành cho các yếu tố thị trường quan trọng ảnh hưởng tới từng bộ phận kinh doanh rủi ro. Đây là hạn mức hiệu quả nhất ở mức từng giao dịch viên. Hạn mức Yếu tố nhạy cảm = Giá trị rủi ro / Độ biến động
Trong đó, yếu tố nhạy cảm là là thay đổi giá trị của một công cụ hay danh mục các công cụ tài chính khi lãi suất thay đổi 1%, với điều kiện các yếu tố thị trường khác khác là cố định. Yếu tố nhạy cảm được đo bằng giá trị tuyệt đối và được đánh giá trên cơ sở mô hình tái định giá (Repricing models) do ALCO xét duyệt và định kỳ đánh giá trong quá trình sử dụng. Hạn mức GAP được xây dựng dựa trên chiến lược kinh doanh và chiến lược quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng. Hạn mức GAP tính theo phần trăm, các tỷ lệ sau nên chú ý GAP cộng dồn từng kỳ hạn/tổng tài sản, GAP cộng dồn/tổng tài sản có doanh thu lãi, GAP cộng dồn/vốn chủ sở hữu. Một lưu ý rằng, đối với GAP nó không chỉ có mặt là rủi ro mà nó hàm chứa cả cơ hội, tức là nếu ngân hàng duy trì GAP ở mức phù hợp với xu hướng lãi suất thì sẽ có lợi cho ngân hàng, cụ thể là tăng lợi nhuận của ngân hàng. Quản lý GAP đảm bảo cân bằng rủi ro và lợi nhuận đòi hỏi ngân hàng phải dự báo được xu hướng lãi suất. 3.5 Đo lường, giám sát rủi ro và kiểm tra khủng hoảng Thay đổi lãi suất có thể ảnh hưởng tới cả thu nhập và giá trị kinh tế của ngân hàng. Chúng ta xem xét hai quan điểm khác nhau nhưng bổ sung cho nhau để đánh giá rủi ro lãi suất: Quan điểm thu nhập: Trong quan điểm thu nhập, phân tích tập trung vào tác động của sự thay đổi lãi suất lên thu nhập của ngân hàng. Đây là cách tiếp cận truyền thống để đánh giá rủi ro lãi suất và được nhiều ngân hàng sử dụng. Biến động của các khoản thu nhập là một điểm quan trọng để phân tích rủi ro lãi suất vì thu nhập bị giảm hoặc bị mất mát có thể đe dọa sự ổn định tài chính của ngân hàng bằng cách giảm sự an vốn và sự tin tưởng của thị trường. Về vấn đề này, theo truyền thống, khoản thu nhập mà ảnh hưởng trực tiếp tới là thu nhập lãi ròng (tức là hiệu số giữa tổng thu nhập lãi và tổng chi phí lãi). Trên quan điểm này chúng ta xem xét ảnh hưởng của lãi suất lên thu nhập lãi ròng (NII – Net Interest Income). Quan điểm giá trị kinh tế/giá trị thị trường: Sự biến động của lãi suất thị trường cũng có thể ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của tài sản nợ, tài sản có và các công cụ ngoại bảng/ vị thế của các khoản mục ngoại bảng. Vì thế, sự nhạy cảm giá trị kinh tế của ngân hàng do biến động của lãi suất nên được xem xét bởi Hội đồng Quản trị và Ban điều hành. Giá trị kinh tế của một công cụ được đánh giá theo giá trị hiện tại của dòng tiền mặt dự kiến trong tương lai (tức chiết khấu dòng tiền tương lai) để phản ánh giá trị thị trường của công cụ đó. Vì vậy, giá trị kinh tế của ngân hàng có thể được xem xét như là giá trị hiện tại của các dòng tiền ròng kỳ vọng, nghĩa là dòng tiền mặt dự kiến về tài sản trừ đi các dòng tiền mặt kỳ vọng về các khoản nợ cộng với dòng tiền mặt ròng dự kiến từ vị thế các khoản mục ngoại bảng/hay dòng tiền mặt ròng dự kiến của các khoản mục ngoại bảng. Trong ý nghĩa này, quan điểm giá trị kinh tế phản ánh một cách nhìn về sự nhạy cảm giá trị của ngân hàng do sự biến động lãi suất. Đối với cổ đông của ngân hàng, chúng ta xem xét giá trị kinh tế của vốn cổ phần (EVPE – Economic Value of Portfolio Equity). Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất gồm cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là kiểm soát sự biến động của thu nhập ròng và mục tiêu dài hạn là kiểm soát sự biến động của giá trị kinh tế của vốn cổ phần qua kiểm soát giá trị kinh tế của tài sản nợ, tài sản có và các công cụ/khoản mục ngoại bảng. Mỗi mục tiêu đều có mức độ quan trọng khác nhau và ảnh hưởng tới nhau. Chỉ quản lý dài hạn thì không phù hợp bởi trừ khi mục tiêu ngắn hạn được quản lý tốt thì mục tiêu dài hạn mới khả thi. Mục tiêu dài hạn không thể đạt được trừ khi ngân hàng có thể sống sót trong ngắn hạn. Ngược lại, một ngân hàng có thể mù quáng nếu trọng tâm của nó
chỉ hướng vào ngắn hạn. Mỗi ngân hàng đều cần phải kiểm soát sự biến động của cả NII và EVPE. Sau đây là so sánh giữa NII và và EVPE Chỉ tiêu NII Kiểm soát biến động thu nhập lãi ròng – kế toán Ngắn hạn Đối phó Báo cáo thu nhập o Phương pháp và công cụ o o GAP Phân tích giả định thu nhập lãi ròng EAR EVPE Kiểm soát biến động giá trị kinh tế - kinh tế Dài hạn Chiến lược Bảng cân đối kế toán o o Kỳ hạn (Duration) Phân tích giả định giá trị kinh tế của vốn cổ o phần VaR
Mục tiêu Thời gian Loại hình quản trị ALM Tập trung
3.5.1 Đo lường và giám sát rủi ro Tùy thuộc vào sự phức tạp và phạm vi hoạt động của mình, ngân hàng cần có hệ thống đo lường rủi ro lãi suất để đánh giá ảnh hưởng của thay đổi lãi suất lên cả thu nhập và giá trị kinh tế của ngân hàng. Hệ thống này sẽ cung cấp mức rủi ro lãi suất hiện hành của ngân hàng và khả năng xác định bất kỳ các rủi ro lãi suất lớn có thể phát sinh trong tương lai. Hệ thống đo lường nên: Đánh giá tất cả các rủi ro lãi suất cơ bản liên kết với tài sản nợ - tài sản có và các công cụ ngoại bảng của ngân hàng; Các khái niệm tài chính được chấp nhận chung và công cụ đo lường rủi ro; Có các dẫn chứng giả định và các thông số.
Sử dụng các phương pháp tiếp cận sau: Phân tích GAP, Kỳ hạn (Duration), Mô phỏng (Simulation), EAR.... a. Phân tích GAP Phân tích GAP- phân tích khe hở nhạy cảm lãi suât là một công cụ cơ bản để đo lường rủi ro lãi suất. Nó đo lường sự khác biệt giữa tài sản có (TSC) nhạy cảm với lãi suất với tài sản nợ (TSN) nhạy cảm với lãi suất. GAP được định nghĩa là sự khác biệt giữa giá trị TSC nhạy cảm với lãi suất và TSN nhạy cảm với lãi suất.
GAP = TSC nhạy cảm với lãi suất (RSA) – TSN nhạy cảm với lãi suất (RSL) RSA = Rate Sensitive Assets = TSC nhạy cảm với lãi suất RSL = Rate Sensitive Liabilities = TSN nhạy cảm với lãi suất Báo cáo GAP là một tài liệu giải thích để hiểu kỹ thuật phân tích GAP. Ở một số quốc gia, các tổ chức tài chính công bố báo cáo GAP trong báo cáo tài chính của mình. Báo cáo GAP tính toán GAP trong các khoảng thời gian khác nhau cũng như GAP cộng dồn của cả một giai đoạn. Báo cáo GAP cũng có tên là Báo cáo nhạy cảm với lãi suất hoặc báo cáo GAP đến hạn. Một báo cáo GAP tính toán GAP trong các khoảng thời gian khác nhau cũng như GAP cộng dồn của một giai đoạn. TSC và TSN không nhạy cảm với lãi suất bị bỏ qua hoặc cho vào nhóm cuối cùng. Các công cụ phái sinh được xem xét trong khi xây dựng báo cáo GAP. Các công cụ này được xác định dựa trên kỳ đáo hạn hoặc ngày tái định giá. Chúng ta cần phân biệt đáo hạn do tái định giá và đáo hạn theo hợp đồng. Đáo hạn theo định giá là giai đoạn mà sau đó khoản vay sẽ tái định giá, trong khi đó đáo hạn theo hợp đồng là giai đoạn mà sau đó khoản vay phải được thanh toán. Mỗi khoản vay có thể được tái định giá hơn một lần trước khi nó cuối cùng được thanh toán. Vì nhạy cảm với lãi suất, kỳ đáo hạn do tái định giá là cái mà chúng ta quan tâm. Ví dụ, khoản vay 1 năm được tái định giá hàng quý sẽ được đưa vào nhóm 3 tháng. Vì rủi ro lãi suất được đo lường, đáo hạn do tái định giá được xem xét, chứ không phải đáo hạn do hợp đồng. Và chúng ta cần chú ý rằng bất cân xứng về đáo hạn do tái định giá gây nên rủi ro lãi suất trong khi bất cân xứng về đáo hạn do hợp đồng gây nên rủi ro thanh khoản. GAP cộng dồn (Cumulative Gap – Cum Gap) là tổng số tất cả các GAP ở mỗi thời gian khác nhau. Cum Gap là một chỉ số quan trọng trong việc tính toán các hệ số cơ bản và xác định hạn mức GAP. Đó là một công cụ để kiểm soát rủi ro. Cum GAP ở chu kỳ N = GAP chu kỳ N + Cum GAP trong chu kỳ N-1 Các loại GAP: có hai loại GAP cần quan tâm GAP âm (nhạy cảm với TSN): Ngân hàng được coi là có GAP âm nếu TSN nhạy cảm với lãi suất lớn hơn TSC nhạy cảm với lãi suất. Ngân hàng có GAP âm được coi là có TSN nhạy cảm. Trong một GAP TSN nhạy cảm, TSN tái định giá trước TSC. Nếu chúng ta dự đoán lãi suất sẽ giảm trong thời gian tới, chúng ta có thể đặt tiền, hay cho vay tiền với kỳ hạn dài hơn và đi vay/huy động với kỳ hạn ngắn, với việc liên tục quay vòng tiền huy động vào. GAP dương (nhạy cảm với TSC): Ngân hàng được coi là có GAP dương nếu TSC nhạy cảm với lãi suất của nó lớn hơn TSN nhạy cảm với lãi suất. Ngân hàng có GAP dương được coi là có TSC nhạy cảm. Trong một GAP TSC nhạy cảm, TSC tài định giá trước TSN. Nếu chúng ta dự đoán lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới, chúng ta có thể đặt tiền, hay cho vay tiền với kỳ hạn
ngắn hơn và đi vay/huy động với kỳ hạn dài hơn, với việc liên tục quay vòng tiền cho vay hay tiền đi gửi. So sánh các loại GAP Trạng thái GAP cho biết tình hình tài trợ/vốn của ngân hàng. Một GAP TSC nhạy cảm cho biết rằng TSC ngắn hạn được tài trợ bởi TSN dài hạn. Ngược lại, một GAP TSN nhạy cảm cho biết rằng TSC dài hạn được tài trợ bởi TSN ngắn hạn. Sự so sánh các khía cạnh khác nhau của hai trạng thái GAP được liệt kê trong bảng dưới đây.
•GAP dương Loại GAP • Asset sensitive • TSC được định giá trước TSN
•GAP âm • Liability sensitive •TSN được định giá trước TSC
Dùng vốn huy động dài hạn để cung cấp Trạng thái cho tài sản có ngắn hạn
Dùng vốn huy động ngắn hạn để cung cấp cho tài sản có dài hạn
Ảnh hưởng của thay đổi lãi suất
Tăng lãi suất làm tăng thu nhập lãi ròng Giảm lãi suất làm giảm thu nhập lãi ròng
Tăng lãi suất làm giảm thu nhập lãi ròng Giảm lãi suất làm tăng thu nhập lãi ròng
Báo cáo GAP và ảnh hưởng đến thu nhập lãi ròng (NII) Báo cáo GAP được sử dụng để kiểm soát NII, cần xác định mối quan hệ giữa NII và trạng thái GAP. GAP có thể âm hoặc dương. Tương tự, lãi suất có thể lên hoặc xuống. Một sự kết hợp cả hai sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Thu nhập lãi ròng = tổng thu lãi – tổng chi lãi = lãi suất từng tài sản nhạy cảm lãi suất * lượng tài sản nhạy cảm lãi suất tương ứng + lãi suất trên những tài sản không nhạy cảm lãi suất * lượng tài sản không nhạy cảm lãi suất tương ứng - lãi suất trên các khoản nợ nhạy cảm lãi suất * giá trị nợ nhạy cảm lãi suất tương ứng - lãi suất trên những khoản nợ không nhạy cảm lãi suất * nợ không nhạy cảm lãi suất tương ứng. Một lưu ý quan trọng khi phân tích tác động của GAP lên thu nhập là các giả định về lãi suất, chúng ta giả định rằng lãi suất tác động tức thời và mức thay đổi về lãi suất giữa TSC và TSN như nhau. Trong trường hợp nếu lãi suất giữa TSC và TSN thay đổi khác nhau, chúng ta cần tính toán riêng rẽ sự thay đổi lãi suất TSC dẫn đến sự thay đổi thu nhập từ lãi và sự thay đổi lãi suất
TSN dẫn đến sự thay đổi chi phí lãi. Khi này, để đo lường rủi ro lãi suất tác động tới thu nhập lãi ròng của ngân hàng ta lấy hiệu số thu nhập ròng sau khi lãi suất thay đổi trừ đi thu nhập ròng trước khi lãi suất thay đổi mà sẽ không tính GAP (hay tính như sau = thu nhập lãi sau khi lãi suất thay đổi – chi phí lãi sau khi lãi suất thay đổi - thu nhập lãi trước khi lãi suất thay đổi + chi phí lãi trước khi lãi suất thay đổi). Tuy nhiên, trong giả định ta ngầm hiểu rằng lãi suất thay đổi như nhau đối với TSC và TSN. Trong trường hợp thay đổi lãi suất TSC và TSN như nhau, ta tính toán tác động của thay đổi lãi suất lên thu nhập ròng từ lãi như sau: Thay đổi trong thu nhập ròng từ lãi = Thay đổi lãi suất * GAP
Chúng ta cần chú ý rằng GAP âm hoặc dương có thể là cơ hội tốt để gia tăng lợi nhuận của ngân hàng khi lãi suất được dự báo đúng. Việc dự báo lãi suất đúng giúp ngân hàng có thể ngăn chặn tổn thất bằng cách thực hiện một số điều chỉnh đối với TSC, TSN để giảm quy mô GAP hoặc sử dụng các công cụ bảo vệ, mạnh hơn là tăng thu nhập của ngân hàng (nếu ngân hàng dự báo lãi suất tăng, nó sẽ duy trì GAP dương, còn nếu ngân hàng dự báo lãi suất giảm nó duy trì GAP âm). Trong trường hợp lãi suất biến động ngược với dự báo có thể gây ra giảm sút thu nhập ròng, tức là chúng ta gặp rủi ro lãi suất. Không phải lúc nào ngân hàng cũng dự đoán đúng về xu hướng lãi suất hay hành vi của khách hàng ảnh hưởng tới rủi ro lãi suất của ngân hàng, vì thế, ngân hàng cần xem xét các tác động của thay đổi lãi suất đến thu nhập của ngân hàng và đưa ra hạn mức GAP phù hợp. Hiện tại một số ngân hàng quản lý GAP theo phương pháp quản lý GAP năng động, tức là ngân hàng thường xuyên thay đổi GAP, đặt ngân hàng vào trạng thái nhạy cảm TSC hoặc nhạy cảm TSN dựa trên khả năng tin cậy đối với các dự báo về lãi suất của ngân hàng. Việc phân tích GAP và sử dụng chiến lược tái cơ cấu thay thế giúp chúng ta cải thiện thu nhập của Treasury khi dự đoán đúng lãi suất (đây chính là phương pháp quản lý GAP năng động, một số ngân hàng gọi là GAPPING). Điều cần chú ý là khi sử dụng GAPPING để tăng thu nhập của khối Treasury phải đảm bảo GAP nằm trong hạn mức được phê duyệt. Chiến lược tái cơ cấu thay thế Có 5 loại chiến lược tái cơ cấu thay thế mà ngân hàng có thể theo đuổi để đạt được trạng thái GAP tốt. Gồm:
- Tái cơ cấu TSC: thay đổi tập hợp TSC (chỉ thay đổi cơ cấu TSC trên bảng cân đối kế toán, nó có thể là danh mục đầu tư hoặc danh mục cho vay của ngân hàng). Ví dụ, tăng TSC ngắn hạn và giảm TSC dài hạn; - Tái cơ cấu TSN: thay đổi tập hợp TSN. Ví dụ, giảm TSN ngắn hạn và tăng TSN dài hạn; - Tăng trưởng: Theo đuổi tăng trưởng bảng cân đối kế toán bằng cách tăng TSC và TSN. Đây chính là 1 trường hợp của chiến lược quản lý hỗn hợp. Ví dụ, tăng TSC ngắn hạn được tài trợ bởi TSN dài hạn; - Thu hẹp: Theo đuổi thu hẹp bảng cân đối kế toán bằng cách giảm TSC và TSN. Đây cũng là 1 trường hợp của chiến lược quản lý hỗn hợp. Ví dụ, giảm TSC dài hạn và việc thanh toán các TSN ngắn hạn; - Phái sinh: sử dụng các công cụ phái sinh như FW, SWAP…. Ví dụ, tham gia vào hoán đổi lãi suất nhận được thả nổi/lãi suất thanh toán cố định. GAP là công cụ phổ biến trong đo lường rủi ro của ngân hàng. Để tránh rủi ro quá lớn về lãi suất, ngân hàng nên quy định hạn mức GAP đối với các kỳ hạn. Bên cạnh là công cụ dùng để quản lý rủi ro lãi suất, GAP cũng là công cụ để ngân hàng tăng thu nhập. Để làm điều này ngân hàng cần phải dự đoán lãi suất trong thời gian tới và vạch rõ kế hoạch hành động khi lãi suất thay đổi không như dự báo. Bên cạnh tính tiện ích của công cụ GAP, GAP cũng có những hạn chế nhất định. Ví dụ như sự lựa chọn các khung thời gian tùy thuộc vào mỗi ngân hàng, lãi suất trong hoạt động ngân hàng và lãi suất trên thị trường thay đổi với tốc độ khác nhau. Và điều quan trọng nữa mà GAP không thể hiện là nó không tính đến giá trị thời gian của các tài sản, tức là việc quản lý GAP không nhằm mục đích bảo vệ giá trị tài sản và đặc biệt là không bảo vệ được giá trị ròng của ngân hàng, nói cách khác đó là giá trị kinh tế của vốn cổ phần. Duration sẽ giải quyết được vấn đề này. b. Kỳ hạn – Duration Kỳ hạn (Duration) còn gọi là kỳ hạn Macaulay, là một công cụ định lượng đo lường sự nhạy cảm với lãi suất của TSC và TSN. Duration là kỳ hạn đáo hạn trung bình của một trái phiếu trong đó giá trị hiện tại của dòng tiền được sử dụng làm tỷ trọng trung bình. Cả thời gian và độ lớn của dòng tiền của một chứng khoán được xem xét trong việc tính toán duration. Duration cũng là một biện pháp đo lường sự biến động về giá của một trái phiếu. Khái niệm duration có thể sử dụng cho tất cả các TSC, TSN, phái sinh hoặc một tài sản duy nhất, một danh mục tài sản hoặc cả bảng cân đối kế toán. Để tìm hiểu cách đo lường rủi ro lãi suất tới giá trị kinh tế của vốn cổ phần, trước tiên chúng ta nghiên cứu kỳ hạn hoàn vốn và kỳ hạn hoàn trả. Kỳ hạn hoàn vốn là giá trị kỳ hạn trung bình xác định trên cơ sở thời gian xuất hiện các dòng tiền vào được tạo ra từ tài sản. Đây là thước đo thời gian trung bình của dòng tiên dự tính trong tương lai (ví dụ như dòng thanh toán mà ngân hàng mong đợi nhận được từ các khoản cho
vay hay các khoản đầu tư). Về bản chất, kỳ hạn hoàn vốn xác định thời gian trung bình cần thiết để thu hồi khoản vốn đã đầu tư. Kỳ hạn hoàn trả là thước đo thời gian trung bình của dòng tiền dự tính đi ra khỏi ngân hàng (ví dụ như các khoản thanh toán lãi và vốn vay) và do đó về bản chất, kỳ hạn hoàn trả xác định thời gian trung bình cần thiết để hoàn trả vốn đã huy động. Công thức tính kỳ hạn hoàn vốn và kỳ hạn hoàn trả của một công cụ tài chính (như khoản cho vay, chứng khoán, tiền gửi,….) là: Di = [ Tổng( t: 1 tới n) { Ct* t/(1+YTM)^t} ] / P0 Trong đó: Di: là kỳ hạn hoàn vốn/hoàn trả của công cụ tài chính i t: là khoảng thời gian khoản tiền được thanh toán (t chạy từ 1 tới n) Ct : là giá trị khoản tiền dự tính trong giai đoạn t YTM: tỷ lệ lợi suất khi đến hạn P0: giá trị hiện tại của công cụ tài chính Để tính Duration của một danh mục ta sử dụng công thức sau: Dp = Tổng(i: 1 tới n) (Di * W i ) Trong đó: Dp = Kỳ hạn hoàn vốn của danh mục gồm n tài sản hoặc khoản nợ Di = kỳ hạn hoàn vốn của tài sản i, i chạy từ 1 tới n Wi = tỷ trọng của tài sản i trong danh mục, chú ý Tổng Wi = 1 Mặt khác, Giá trị ròng của ngân hàng (nếu tính tới yếu tố thời gian, nó chính là giá trị kinh tế/giá trị thị trường - EVPE) = Giá trị tổng tài sản của ngân hàng (ký hiệu A) – Giá trị các khoản nợ (ký hiệu Le – chú ý phân biệt với tổng tài sản nợ, tài sản nợ nó bao gồm cả vốn chủ sở hữu), do đó khi lãi suất thay đổi sẽ dẫn tới giá trị tổng tài sản của ngân hàng thay đổi và giá trị các khoản nợ thay đổi nên giá trị ròng của ngân hàng cũng thay đổi. ∆ EVPE = ∆ A - ∆ Le Theo lý thuyết danh mục đầu tư trong lực vực tài chính, khi lãi suất tăng sẽ làm giảm giá trị thị trường của các tài sản và các khoản nợ mang lãi suất cố định; kỳ hạn của các tài sản và các khoản nợ càng dài thì giá trị thị trường của chúng càng giảm mạnh khi lãi suất tăng. Do đó, mức độ thay đổi giá trị ròng dưới tác động của lãi suất phụ thuộc vào tương quan về kỳ hạn giữa tài sản (tài sản có) và các khoản nợ của ngân hàng (chú ý rằng tài sản nợ bao gồm cả nợ và vốn chủ sở hữu). Vì kỳ hạn hoàn vốn và kỳ hạn hoàn trả là một thước đo thời gian nên khi lãi suất tăng lên, ngân hàng có kỳ hạn hoàn vốn của tài sản dài hơn kỳ hạn hoàn trả của các khoản vay thì giá trị ròng của nó sẽ giảm nhiều hơn so với ngân hàng khác. Bằng cách cân bằng kỳ hạn hoàn vốn của tài sản và kỳ hạn hoàn trả của các khoản nợ, ngân hàng có thể cân đối được thời gian trung bình của của dòng tiền vào bên tài sản với thời gian trung bình của các dòng tiền ra bên nguồn vốn. Do đó việc phân tích kỳ hạn hoàn vốn và kỳ hạn hoàn trả có thể được sử dụng để ổn định giá trị ròng của ngân hàng hay nếu có tính đến yếu tố thời gian nó chính là giá trị kinh
tế của ngân hàng (EVPE). Người ta sử dụng khe hở kỳ hạn để đánh giá tác động của lãi suất đối với sự thay đổi của EVPE (giả định lãi suất đối với tài sản và nợ thay đổi như nhau). Khe hở kỳ hạn của ngân hàng = kỳ hạn hoàn vốn trung bình theo giá trị của danh mục tài sản – kỳ hạn hoàn trả trung bình theo giá trị của danh mục nợ Khe hở kỳ hạn dương khi kỳ hạn hoàn vốn của tài sản lớn hơn kỳ hạn hoàn trả của nợ. Lúc đó, nếu lãi suất bên tài sản và bên nợ cùng thay đổi một lượng như nhau thì sự thay đổi trong giá trị của danh mục tài sản và nợ sẽ khác nhau. Trong trường hợp khe hở kỳ hạn dương, lãi suất tăng sẽ làm giảm giá trị ròng của ngân hàng bởi vì giá trị tài sản giảm nhiều hơn giá trị các khoản nợ. Theo đó, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu sẽ giảm. Ngược lại, khe hở kỳ hạn âm khi kỳ hạn hoàn trả trung bình của danh mục nợ lớn hơn kỳ hạn hoàn vốn của danh mục tài sản, một sự thay đổi như nhau về lãi suất bên nguồn vốn vay và tài sản sẽ dẫn đến tình trạng giá trị của nguồn vốn vay thay đổi lớn hơn bên tài sản. Nếu lãi suất giảm, giá trị nguồn vay tăng nhiều hơn giá trị tài sản và khi đó giá trị vốn chủ sở hữu giảm. Tương tự khi lãi suất tăng, giá trị nguồn vốn vay giảm nhanh hơn giá trị tài sản dẫn tới sự gia tăng trong giá vốn chủ sở hữu (EVPE).
Chúng ta có thể tính toán sự thay đổi giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (∆ EVPE ) nếu chúng ta biết kỳ hạn hoàn vốn trung bình của danh mục tài sản, kỳ hạn hoàn trả trung bình của danh mục nợ. Giả định chính ở đây là lãi suất thay đổi như nhau bên tài sản và bên nợ và sự thay đổi lãi suất là tức thời.. Công thức tính: ∆ EVPE = ∆ A - ∆ Le = {- Da* ∆i*A/(1+i)} – { - DLe * ∆i * Le/(1+i)} Trong đó: ∆ EVPE là sự thay đổi giá trị thị trường/giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu hay giá trị ròng của ngân hàng. Da là kỳ hạn hoàn vốn trung bình theo giá trị của danh mục tài sản DLe là kỳ hạn hoàn trả trung bình theo giá trị của danh mục nợ A là tổng giá trị tài sản Le là tổng giá trị nợ ∆i i là sự thay đổi lãi suất là lãi suất ban đầu
Việc phân tích kỳ hạn còn có thể phân tích kỳ hạn còn tính toán được phần trăm thay đổi của giá trị tài sản khi lãi suất thay đổi. ∆P/P = - D * ∆i (1+i)
Dấu âm thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa giá trị thị trường và lãi suất. Ví dụ khi Duration của một trái phiếu bằng 3, lãi suất i = 10%/năm, thì ∆P/P = 3*1%/(1+10%) = - 2.7%. Điều này nói lên rằng giá trị trái phiếu giảm 2.7% khi lãi suất thị trường tăng lên 1%. Khi lãi suất thị trường bằng 9% thì giá trị mới của trái phiếu là 102.7$ và khi lãi suất bằng 11% thì giá trị mới của trái phiếu là 97.3$. Rõ ràng phân tích Duration hữu ích trong việc đánh giá EVPE tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định. Ngân hàng rất khó để tìm kiếm các tài sản và nguồn vốn có kỳ hạn hoàn vốn và kỳ hạn hoàn trả bằng nhau để tránh tác động của rủi ro lãi suất lên EVPE. Bên cạnh đó, một số khoản tiền gửi ngân hàng không thể xác định chính xác mô hình luồng tiền vào do đó việc tính toán kỳ hạn hoàn trả khó khăn hơn. Hơn nữa nếu khách hàng thanh toán trước hạn hoặc không hoàn trả được nợ các luồng tiền dự tính sẽ không chính xác. Ngoài ra lãi suất thường thay đổi từ từ và tác động khác nhau lên tài sản và nguồn vốn. Chúng ta có thể thấy răng tác động của lãi suất lên NII và EVPE có thể ngược nhau. Vì thế ngân hàng cần cân bằng giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
c. Mô phỏng – Simulation Mô phỏng là một quá trình đưa ra các kết quả trong tương lai dựa trên các kịch bản có thể xảy ra. Mô phỏng là một quá trình tương tác nhằm mục đích đánh giá tác động của sự thay đổi lãi suất lên lợi nhuận và giá trị kinh tế của vốn bằng cách mô phỏng tương lai của lãi suất và tác động của chúng lên dòng tiền. Nó không phải là mô hình tối ưu nhưng là một công cụ để dự đoán những kết quả tài chính khác nhau trong các kịch bản khác nhau. Có một số thuật ngữ khác để mô tả quy trình mô phỏng như phân tích độ nhạy cảm, phân tích cú sock lãi suất, mô phỏng Monte Carlo. Các thuật ngữ này có những điểm tương đồng và khác biệt song mục tiêu đầu tiên của mô phỏng là đánh giá những quyết định chiến lược khác nhau. Trọng tâm là quy trình đánh giá tất cả các mối tương tác. Mô phỏng được sử dụng để đo lường rủi ro lãi suất. Ngân hàng mô phỏng tình hình hoạt động của kế hoạch kinh doanh của mình trong các kịch bản lãi suất khác nhau và đánh giá sự biến động xảy ra trong NII và các mục tiêu khác. Trong mô phỏng tĩnh, các luồng tiền phát sinh từ các khoản mục nội bảng và ngoại bảng của ngân hàng được đánh giá. Để đánh giá các tình huống thu nhập, mô phỏng ước tính dòng
tiền mặt và các kết quả thu nhập trên một dòng thời gian cụ thể dựa trên một hoặc nhiều kịch bản lãi suất giả định. Các mô phỏng này nên đi thẳng vào sự dịch chuyển hoặc độ dốc của đường cong thu thu nhập/đường cong lãi suất hoặc sự thay đổi chênh lệch (Spreads) giữa các lãi suất khác biệt. Khi xác định dòng tiền mô phỏng, ngân hàng tiến hành chiết khấu dòng tiền đó về giá trị hiện tại để ước tính các thay đổi về giá trị kinh tế của ngân hàng. Trong cách tiếp cận mô phỏng năng động, các giả định được xây dựng chi tiết hơn về lãi suất tương lai và sự thay đổi kỳ vọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Những kỹ thuật phức tạp hơn cho phép sự tác động tương tác năng động của các dòng thanh toán và lãi suất, nắm được tốt hơn hiệu quả của lựa chọn gắn liền. Điều quan trọng và quyết định tính hữu dụng của hệ thống đo lường là tính hợp lệ của các giả định và tính chính xác của các phương pháp sử dụng trong các mô hình rủi ro lãi suất. Trong khi thiết kế hệ thống đo lường rủi ro lãi suất, ngân hàng cần đảm bảo mức độ chi tiết về bản chất của các yếu tố nhạy cảm lãi suất tương xứng với sự phức tạp và rủi ro vốn có của các yếu tố này. Để đáp ứng với mục đích quản lý rủi ro ngân hàng nên kết hợp sự thay đổi lãi suất đủ lớn để bao hàm các rủi ro khác của ngân hàng. Ngân hàng nên xem xét sử dụng nhiều kịch bản, gồm các ảnh hưởng tiềm năng trong sự thay đổi mối quan hệ giữa các lãi suất (như rủi ro đường cong lãi suất và rủi ro cơ bản) cũng như sự thay đổi các mức lãi suất chung. Đối với việc xác định các thay đổi có thể xảy ra trong các mức lãi suất, kỹ thuật mô phỏng có thể sử dụng phân tích thống kê trong việc đánh giá tương quan các giả định đối với rủi ro cơ bản và rủi ro đường cong lãi suất. Trong đánh giá hiệu quả của hệ thống đo lường rủi ro lãi suất, điều quan trọng là: - Các nhà quản lý phải hiểu rõ các giả định cơ bản của hệ thống; - Kỹ thuật sử dụng mô phỏng phức tạp nên được sử dụng một cách cẩn thận để chúng không trở thành “hộp đen” – tức là trong mô hình yêu cầu nó phải chính xác nhưng trong thực tế không phải là chính xác khi các giả định cụ thể và các thông số được tiết lộ; - Các giả định quan trọng phải được công nhận bởi các nhà quản lý cấp cao và các nhà quản lý rủi ro, đồng thời các giả định này cần được đánh giá ít nhất mỗi năm một lần; - Các giả định được sử dụng trong đánh giá độ nhạy cảm lãi suất của các khoản mục, công cụ phức tạp với thời gian đáo hạn không chắc chắn cần phải tuân theo các tiêu chuẩn nhất định và cần xem xét lại. d. Lợi nhuận rủi ro – EAR Lợi nhuận rủi ro đo lường độ nhạy cảm của lợi nhuận của các danh mục tích luỹ khi có sự chuyển dịch song song của lãi suất. Với các danh mục được hạch toán tích luỹ, phương pháp lợi nhuận rủi ro được dùng để đo lường phần lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng bởi sự dịch chuyển bất lợi của lãi suất. Lơi nhuận rủi ro đo lường ảnh hưởng của lợi nhuận trước thuế tiềm tàng lên danh mục phi kinh doanh (hay còn gọi là danh mục tích luỹ) tại một khoảng thời gian xác định, và với một sự dịch chuyển song song của lãi suất. Mức dịch chuyển lãi suất nhất định phải được ALCO thống kê và xác định. Đối với các danh mục không có options, lợi nhuận rủi ro được tính bằng cách nhân khoảng cách tái định giá (repricing gap) với mức dịch chuyển lãi suất nhất định.
Việc tính lợi nhuận rủi ro được tiến hành cho cả giai đoạn 12 tháng và cho cả thời gian tồn tại của danh mục. Theo thông lệ, khi tài sản có, tài sản nợ thường có thời gian tồn tài rất dài (không xác định), lợi nhuận rủi ro cho cả thời gian tồn tại sẽ được tính trong 5 năm. Bốn bước để xây dựng mô hình EAR như sau: Xây dựng báo cáo Gap dựa trên tái đinh giá các tài sản có, tài sản nợ định kỳ (có thể hàng tháng, hàng quý, hoặc hàng năm). Định nghĩa thời gian thanh khoản Xác định sự ảnh hưởng của sự dịch chuyển song song của đường lãi Lượng hoá sự ảnh hưởng của các yếu tố biến động lên lợi nhuận tiềm tàng dang đơn vị tiền tệ.
e. Mức cảnh báo danh mục tích lũy TRAP Mức cảnh báo danh mục tích lũy - TRAP (Triggers for Accrual Portfolios)- đo lường sự thay đổi thực giá trị kinh tế của danh mục tích lũy trong suốt thời gian từ trước tới thời điểm báo cáo. TRAP phải được thiết lập cho tất cả các danh mục tích lũy (Accrual Portfolios). Mỗi khi mức báo động bị vi phạm, trưởng phòng các bộ phận kinh doanh rủi ro phải thiết lập một kế hoạch hành động để quản lý danh mục này cho đến khi nó quay trở lại hạn mức cho phép. 3.5.2 Kiểm tra khủng hoảng Hệ thống đo lường rủi ro của ngân hàng nên hỗ trợ cho việc đánh giá tác động của điều kiện thị trường khủng hoảng. Kiểm tra khủng hoảng nên được thiết kế để cung cấp thông tin về các điều kiện mà các chiến lược hoặc trạng thái dễ bị tổn thương nhất, và do đó có thể được thiết kế để nhập các đặc tính rủi ro của ngân hàng. Tình huống khủng hoảng có thể bao gồm: Đột ngột thay đổi mức lãi suất chung; Thay đổi trong mối quan hệ giữa lãi suất thị trường chủ chốt (tức rủi ro cơ bản); Thay đổi trong độ dốc và hình dạng của đường cong thu nhập (tức rủi ro đường cong thu nhập); Thay đổi thanh khoản trong thị trường tài chính trọng điểm hoặc thay đổi trong sự biến động nhanh của lãi suất thị trường; Điều kiện mà các thông số và giả định kinh doanh chính bị phá vỡ.
Việc kiểm tra khủng hoảng nên xem xét kịch bản “trường hợp xấu nhất” và thêm vào nhiều sự kiện có thể xảy ra. Ban lãnh đạo Ngân hàng nên đình kỳ xem xét lại cả việc thiết kế và kết quả kiểm tra khủng hoảng và bảo đảm rằng kế hoạch dự phòng được đưa ra phù hợp. 3.6 Hệ thống thông tin quản lý Hệ thống thông tin quản lý chính xác, kịp thời và đầy đủ là điều cần thiết cho việc quản lý rủi ro lãi suất, giúp nhà quản lý thông báo và hỗ trợ việc tuân thủ chính sách do Hội đồng Quản trị
đưa ra. Báo cáo đo lường rủi ro phải được thực hiện thường xuyên và so sánh với các hạn mức đã được đặt ra. Ngoài ra dự đoán quá khứ hoặc ước lượng rủi ro nên so sánh với kết quả thực tế để xác định bất kỳ sự hạn chế của mô hình. Các báo cáo chi tiết về rủi ro lãi suất cần được xem xét thường xuyên bởi Hội đồng Quản trị. Các báo cáo tối thiểu bao gồm: - Tóm lược tổng thể lãi suất của ngân hàng; - Mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng; - Báo cáo chứng minh việc tuân thủ các chính sách và giới hạn; - Các giả định chính, chẳng hạn thông tin hành vi người đi vay trả nợ trước hạn hoặc hành vi của người gửi tiền rút tiền trước hạn nhằm rút ngân hàng có thể thiết lập những giả định về rủi ro quyền lựa chọn; - Kết quả kiểm tra khủng hoảng gồm cả đánh giá sự cố trong các giả định chính và các thông số; - Tóm tắt những phát hiện của các đánh giá chính sách rủi ro lãi suất, tính đầy đủ của hệ thống đo lường rủi ro lãi suất bao gồm cả những phát hiện của kiểm toán viên nội bộ hoặc bên ngoài hay bất kỳ những người đánh giá độc lập khác. 3.7 Kiểm soát nội bộ Ngân hàng cần có kiểm soát nội bộ đầy đủ để đảm bảo tính toàn diện của thủ tục quản lý rủi ro lãi suất. Kiểm soát nội bộ này là một phần của hệ thống kiểm soát nội bộ tổng thể ngân hàng. Chúng khuyến khích: - Hiệu quả và hoạt động hiệu quả; - Báo cáo tài chính đáng tin cậy và đúng quy định; - Tuân thủ luật pháp liên quan, quy định và chính sách của tổ chức. Một hệ thống kiểm soát nội có hiệu quả đối với rủi ro lãi suất phải đảm đảo rằng: - Có môi trường kiểm soát lành mạnh; - Phải có một quá trình đầy đủ để xác định và đánh giá rủi ro; - Có các hoạt động kiểm soát đầy đủ như các chính sách, thủ tục, phương pháp; - Có một hệ thống thông tin quản lý hiệu quả. Ngân hàng nên xem xét lại chức năng đo lường, giám sát và kiểm soát một cách thường xuyên bởi một bên độc lập (như kiểm toán nội bộ hay kiểm toán bên ngoài). Đảm bảo tất cả những người đánh giá độc lập đủ để nắm bắt các yếu tố vật chất của rủi ro lãi suất, dù hoạt động phát sinh trong hay ngoài bảng cân đối kế toán. Vì vậy, người đánh giá nên xem xét các yếu tố sau đây trong việc đưa ra những đánh giá rủi ro: - Số lượng rủi ro lãi suất: khối lượng và độ nhạy cảm giá của các sản phẩm khác nhau; các lỗ hỏng của các khoản thu nhập và vốn theo tỷ lệ thay đổi khác nhau, gồm đường cong thu nhập;
việc tiếp xúc các khoản thu nhập và giá trị kinh tế dưới nhiều hình thức khác của rủi ro lãi suất, bao gồm cả rủi ro cơ bản và rủi ro quyền lựa chọn. - Chất lượng quản lý rủi ro lãi suất: hệ thống đo lường của ngân hàng là phù hợp với tính chất, phạm vi và mức độ phức tạp của ngân hàng; ngân hàng có đơn vị kiểm soát rủi ro độc lập chịu trách nhiệm thiết kế và quản lý chức năng đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro; Hội đồng Quản trị và Ban điều hành tích cực tham gia vào quá trình kiểm soát rủi ro; các chính sách, kiểm soát và các thủ tục liên quan đến quản lý rủi ro lãi suất cũng là tài liệu và cần tuân thủ; giả định hệ thống đo lường rủi ro là tài liệu, dữ liệu chính xác xử lý, tập hợp dữ liệu là đúng và đáng tin cậy; ngân hàng có đủ nhân viên để tiến hành một quá trình quản lý rủi ro lớn. 3.8 Các báo cáo Báo cáo lãi suất, báo cáo GAP, báo các tác động của lãi suất lên NII, báo cáo EAR và mức cảnh báo TRAP.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro