Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

10 nguyen tac lon cho cuoc noi chuyen nho

10 nguyên tắc lớn cho cuộc nói chuyện nhỏ

Bất kỳ ai từng đi dự tiệc hay liên hoan đều biết rằng việc nói chuyện trong những buổi đó không dễ vì những âm thanh xung quanh. Mặt khác, việc trò chuyện với người lạ có thể gây lúng túng, không tự nhiên, thậm chí còn phiền hà. Tuy nhiên, chúng ta có thể điều khiển được nó với một nguyên tắc "vàng" - bạn không cần quá thông minh, chỉ cần thú vị và tinh tế. Nếu bạn bắt đầu bằng một vấn đề đơn giản, kể cả là những lời bình luận rõ ràng, nó cũng giúp người nghe cảm thấy dễ chịu hơn".

10 nguyên tắc lớn sau bạn nên tham khảo:

Chuẩn bị một chút ở nhà

Nếu kỹ năng chuyện trò của bạn không được khá lắm thì bạn nên chuẩn bị trước từ nhà một số chủ đề để nói chuyện trước khi tới bữa tiệc. Nếu đã gặp chủ nhà trước đó, bạn nên nhớ những thứ liên quan tới cô ấy/anh ấy như niềm đam mê tennis hay một chuyến đi chơi nào đó có sự tham gia của cả hai người. Hoặc đơn giản với những người khách lạ khác, bạn có thể nói chuyện về những tin tức mới và nóng hổi trong ngày, phim ảnh hay sách truyện...

Chào hỏi thích hợp

Ôm hôn hay không? Thông thường một cái bắt tay chặt là an toàn và thích hợp trong mọi tình huống. Đối với các bữa tiệc mà đa số mọi người đều quen biết thì các nguyên tắc mềm dẻo hơn. Nói chung, cách tiếp đón, chào hỏi trong 1 buổi tiệc nên hợp người, hợp cảnh.

Nhớ tên

Những lời giới thiệu sẽ qua ngay vì tên tuổi chỉ được nhắc tới nhanh chóng trong màn chào hỏi nên bạn rất khó nhớ tên mọi người. Giải pháp ở đây là nói chậm và nhắc lại tên khách sau khi họ giới thiệu xong. Nếu người nào có tên hơi lạ một chút bạn nên dành thời gian để nhớ. Bạn có thể nói khéo: "Xin lỗi anh. Để tôi đọc thử lại tên anh nhé. Tôi đọc như vậy đã đúng chưa nhỉ?" Tương tự, nếu ai đó nói quá nhỏ bạn không nghe rõ, bạn có thể nhờ họ nhắc lại tên và sau đó giới thiệu tên mình một cách rõ ràng.

Nếu bạn quên tên một ai đó, bạn nên kín đáo nhờ một người khác giúp đỡ hoặc lắng nghe trong cuộc nói chuyện để xem mọi người gọi anh ấy/cô ấy là gì. Nếu không ai nhớ rõ, bạn có thể tự làm điều đó. Đừng sợ và không nên cảm thấy kinh hãi. bạn có thể nói: "Xin lỗi, thật không thể tin nổi mình lại đãng trí không nhớ tên bạn. Bạn có thể giới thiệu lại tên cho mình không?". Chuyện này là bình thường và bạn không phải lo ngại họ sẽ đánh giá bạn này nọ.

Không nên ngăn cản làm mất hứng nói chuyện

Hãy nên bắt đầu cuộc trò chuyện bằng việc giao cho người khác việc gì đó để làm nhưng đừng đặt ngay vào công việc nặng và khó. Ví dụ, nếu được hỏi bạn làm nghề gì, đừng đưa ra câu trả lời cụt lủn vì nó làm người hỏi buộc phải hỏi thêm nhiều câu hỏi nữa. Bạn nên thêm thắt vào câu trả lời của mình để dẫn dắt câu chuyện.

Mở rộng đề tài nói chuyện

Mọi người thích nói về bản thân nên hãy trở thành người lắng nghe tuyệt vời. Nếu bạn đang ở trong buổi triển lãm tranh, bạn có thể hỏi người kia xem họ thích bức tranh nào nhất. Sau đó, nếu bạn chưa từng gặp những người khách đó, bạn có thể hỏi về nghề nghiệp, sở thích... Nhưng bạn nên nhớ không nhất thiết khi tới triển lãm tranh thì những câu hỏi cũng phải liên quan tới hội hoạ. Bạn có thể nói chuyện về đôi giày hay món trang sức họ đang mang. Đôi khi, bạn hỏi về ý nghĩa mặt dây chuyền cô ấy đang đeo là thế nào hay chiếc vòng tay lạ anh này đeo cũng mở ra cho bạn vô số chủ đề để tiếp tục chuyện trò.

Với 5 nguyên tắc, các bạn có thể hình dung phần nào những việc nên và không nên làm khi tham gia giao tiếp ở chốn đông người. Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu 5 nguyên tắc còn lại với hi vọng giúp các bạn hoàn thiện kỹ năng và trở thành một người nói chuyện khéo léo và tinh tế.

Khi có nghi ngờ, hãy thảo luận

Nghe có vẻ như một việc muốn thoát khỏi trách nhiệm nhưng nó lại hiệu quả. Đó là một thứ bạn chia sẻ. Nếu bạn bình luận về âm nhạc hay hay kiểu trang trí hoa đẹp hoặc dãy bàn bày biện đồ ăn dài thế nào và được những người khác đồng tình nghĩa là họ sẵn sàng nói chuyện với bạn. Một biện pháp dự phòng khác là câu hỏi đặc trưng "Bạn thấy chủ nhà thế nào?"

Thêm "gia vị" cho buổi nói chuyện nhạt nhẽo

Đừng hoảng sợ khi có một khoảng lặng trong cuộc trò chuyện. Sự yên lặng không dài như bạn nghĩ. Chúng ta cần nhớ rằng khi mình nói ra điều gì đó thì người khác cần có thời gian để xử lý thông tin. Vì thế, bạn nên coi thời gian tĩnh là giai đoạn chuyển đổi. Đôi khi, sự yên lặng lại là cần thiết vì bạn không muốn mình trông giống như một chàng ngốc bập bẹ. Nếu bạn nhận thấy người đối diện đang sắp hết chuyện để nói thì bạn nên cho anh ta cơ hội để tĩnh một chút. Mặt khác, bạn có thể lái cuộc nói chuyện sang một hướng khác bằng cách sử dụng 1 trong những cách trước và đừng lo lắng vì đã tạo ra khoảng trống trong câu chuyện.

Giới thiệu hợp lý

Dấu hiệu nhận biết rõ ràng của một người biết nói chuyện hoà nhã và khéo léo là khả năng giới thiệu mọi người một cách không gượng ép. Cùng với việc nói tên, bạn có thể đưa thêm chút thông tin về từng người hoặc là một mối quan tâm nên chia sẻ để tạo sự thuận lợi cho buổi nói chuyện. Thành thật và chân thành khi cung cấp thông tin là điều quan trọng và bạn nên cố gắng nói chậm tên mọi người khi giới thiệu. Ví dụ như: "Kate, giới thiệu với bạn đây là Jane. Jane và chồng cô ấy vừa mới chuyển từ Cincinati tới. Jane rất thích vẽ và bản thân cô ấy cũng là một hoạ sĩ. Giới thiệu với Jane đây là Kate. Cô ấy là giám đốc một viện bảo tàng các thiết bị thông tin liên lạc".

Mọi việc cũng cần khéo léo và tinh tế khi một người bạn quên mất một tên ai đó trong buổi nói chuyện. Trong trường hợp đó, bạn có thể nhắc tên một người và ra hiệu cho người kia. Mọi người sẽ luôn nhận thấy được bạn đã quên hay muốn biết tên họ. Để xử lý tình huống, bạn có thể nói tên của người bạn biết rồi sau đó nói với người kia. Tiếp đến, bạn nhường lời giới thiệu cho hai người.

Xoa dịu những tình huống khó chịu

Kiểu thứ nhất là người bạn đã gặp một vài lần nhưng lại cư xử như thể hai người chưa từng quen biết. Lúc ấy, bạn có thể nói: "Anh có thể không nhớ nhưng tôi nhớ rõ chúng ta đã gặp nhau trong buổi gây quỹ từ thiện của anh hai năm trước đây.

Kiểu thứ hai là người xâm chiếm không gian cá nhân của bạn. Có một người từng xử lý tình huống như sau: "Tôi không nói gì cả, tôi chỉ lùi lại. Nếu họ dồn tôi tới tận tường, tôi sẽ khéo léo di chuyển quanh họ. Nếu họ theo tôi, tôi sẽ đưa tay tới bất cứ chỗ nào có ly cocktail của mình, thế nên họ phải nới rộng khoảng không để tôi làm việc đó".

Kiểu người thứ ba sẽ không ngừng nói về bản thân và chẳng buồn hỏi bạn câu nào. Nếu ai đó là người muốn mình trở thành trung tâm, bạn nên khéo léo tách ra khỏi cuộc nói chuyện đó.

Rút lui một cách khéo léo

Bạn nên dùng cụm từ "Tôi cần..." khi muốn rút lui. Ví như: "Tôi cần lấy chút đồ ăn. Tôi chưa ăn gì từ sáng đến giờ." hay "Tôi cần nói chuyện với một đối tác ở đằng kia" hoặc "Tôi phải gặp MC một chút"... Lẫy đồ uốgn mới, đi vệ sinh, tán gẫu với một người bạn vừa tới và ra ngồi riêng với bạn đời đều là những lý do hợp lý.

Nếu bạn thấy mình trở nên lạc lõng với những câu chuyện mà mọi người đang bàn luận thì chứng tỏ bạn đang chán. Bạn có thể nói: "Mình đang muốn nói chuyện với bạn về các công việc từ thiện và hi vọng chúng ta sẽ gặp nhau trong một lần khác".

(Theo Realsimple // VTV Đài truyền hình Việt Nam)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: