10.Lập kế hoạch QL TBGD và XD thư viện
2.3. Lập KH quản lý TBGD
Là lập kế hoạch mua sắm, trang bị, tiếp nhận, phân phối thiết bị giáo dục theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, phù hợp với chương trình giáo dục.
Để lập kế hoạch quản lý thiết bị giáo dục tốt cần căn cứ vào những bước sau:
- Điều tra cơ bản:
+ Xác định hiện trạng thiết bị giáo dục (số, chất, chế độ bảo quản, phương thức, kết quả sử dụng);
+ Đánh giá mức độ trang bị thiết bị giáo dục so với yêu cầu của nhà trường;
+ Xác định hiệu quả khai thác các thiết bị giáo dục hiện có.
2.4. Lập KH xây dựng Thư viện
a) Về nhân sự
- Phân công bố trí, bồi dưỡng chuyên môn nghiệpvụ và ý thức trách nhiệm cho cán bộ phụ trách thư viện
Cán bộ phụ trách thư viện cần đạt các tiêu chuẩn sau:
Có sức khoẻ, tháo vát, cần cù và chịu khó
Có phương pháp làm việc khoa học
Có tinh thần trách nhiệm
Có trình độ văn hóa tương đương giáo viên
- Mỗi đầu năm học tổ chức tổ công tác thư viện do HT hoặc Phó HT trực tiếp làm tổ trưởng (Điều 8 -QĐ 61).
- Tổ chức lực lượng cộng tác viên bao gồm: cán bộ, giáo viên và học sinh.
b) Về phương tiện CSVC
- Về địa điểm: đặt nơi thuận tiện trong trường với diện tích thích hợp.
- Phòng đọc và cho mượn: chia làm 2 khu vực riêng biệt, có phòng đọc riêng cho giáo viên, học sinh; có đủ bàn ghế, ánh sáng; có tủ mục lục, bảng giới thiệu, hướng dẫn tra cứu.
- Trang thiết bị chuyên dùng:
Phải đầy đủ và bố trí hợp lý đúng quy định nghiệp vụ quản lý thư viện.
Có giá sách, tủ, bàn ghế, thư mục, máy vi tính và các phương tiện nghe nhìn.
Từng bước phải được hiện đại hóa theo xu hướng chung
c) Về kế hoạch bổ sung sách: tuân thủ theo các nguyên tắc
- Tính kế hoạch:
Phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung giáo dục, phương hướng và kế hoạch phát triển của trường
Phù hợp với kinh phí được cấp và các kinh phí khác
Phù hợp với kế hoạch xuất bản và phát hành sách hang năm của các nhà xuất bản trong và ngoài nước (trường Trung học thì chú ý các nhà xuất bản: Giáo dục, Trẻ, Thanh niên, Khoa học kỹ thuật và Văn học).
- Tính phù hợp:
Phù hợp với đặc điểm, tính chất và nhiệm vụ của trường.
Phải căn cứ vào nội dung chương trình của bậc học, nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh mà lựa chọn và bổ sung sách.
Vấn đề quan trọng của nguyên tắc tính phù hợp là sách được sử dụng phải đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
d) Hình thức bổ sung
- Bổ sung ban đầu
- Bổ sung hiện tại
- Bổ sung hoàn bị
e) Các nguồn bổ sung sách
Cần vận dụng linh hoạt các nguồn:
- Từ kinh phí Nhà nước và quỹ của thư viện.
- Vận động đóng góp từ nhiều nguồn: học sinh, phụ huynh, các tổ chức xã hội.
- Quan hệ, trao đổi, kết nghĩa với các thư viện khác.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro