10. lạm phát và đầu tư
I. Lạm phát
1. Khái niệm
Lạm phát được đề cập đến rất nhiều trong các tác phẩm, các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế. Theo C.Mác: lạm phát là việc tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông các tờ giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt. Ông cho rằng lạm phát là bạn đường của chủ nghĩa tư bản.
Milton Friedmen thì quan niệm rằng :là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài. Ông cho rằng: lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ. Ý kiến đó được nhà kinh tế học của phái Keynes tán thành
Lạm phát được đo bằng chỉ số giá cả. Chỉ số dùng rộng rãi nhất là CPI (chỉ số giá cả hàng tiêu dùng). Chỉ số thứ hai thường hay sử dụng là chỉ số giá cả sản xuất (PPI), đây là chỉ số giá bán buôn. Ngoài các chỉ số nói trên, chỉ số giảm phát GNP cũng được sử dụng .
2. Nguyên nhân gây ra lạm phát
2.1 Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng và sản lượng đã đạt hoặc vượt mức tự nhiên. Thực chất, đây cũng là một cách định nghĩa lạm phát dựa vào nguyên nhân gây lạm phát. Lạm phát được coi là sự duy trì một mức cầu quá cao.
Theo lí thuyết này nguyên nhân của tình trạng dư cầu được giải thích là do nên kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất. Ta có công thức về chi tiêu của nền kinh tế :
AE= I+G+C+NX
Trong đó, I là đầu tư
G là chi tiêu của chính phủ
C là chi tiêu của khu vực tư nhân
NX là xuất khẩu ròng
Từ công thức ta thấy, một khi mỗi các yếu tố hay tổng hợp các yếu tố trên tăng đồng nghĩa với việc chi tiêu của toàn bộ nền kinh tế tăng lên. Vậy lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện đột biến trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư, khi có sự gia tăng quá nhanh trong chi tiêu chính phủ và khi nhu cầu xuất khẩu tăng.
2.2 Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát chi phí đẩy xảy ra do cú sốc cung tiêu cực.Khi một số loại chi phí đồng loạt tăng thì tổng cung của nền kinh tế giảm, tổng cung giảm dẫn đến : sản lượng của nền kinh tế giảm, thất nghiệp và lạm phát tăng.Trong trường hợp này lạm phát kèm theo suy thoái.
Ba loại chi phí có thể gây ra lạm phát, đó là tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên liệu nhập khẩu.Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đến đồng thời tất cả các nhà sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát.Đối với nền kinh tế nhập khẩu nguyên liệu, cấu kiện cần thiết từ nước ngoài thì sự thay đổi tỉ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng quan trọng đến tình hình lam phát trong nước. Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trường thế giới hay đồng nội tệ giảm mạnh trên thị trường tài chính quốc tế thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ.
2.3 Lạm phát do tăng cung tiền
Theo quan điểm của các nhà kinh tế thuôc trường phái tiền tệ, khi cung tiền tăng lên kéo dài sẽ làm cho mưc giá cả tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát.
2.4 Lạm phát do thâm hụt ngân sách
Thâm hụt ngân sách cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng cung ứng tiền tệ và gây ra lạm phát. Khi NSNN ở trong tình trạng thâm hụt, chính phủ sẽ phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường tài chính để vay vốn dân chúng, bù đắp cho phần thiếu hụt hoặc phát hành thêm tiền.
Việc phát hành trái phiếu không làm thay đổi cơ số tiền tệ, do đó không làm tăng cung ứng tiền tệ và không gây ra lạm phát
Còn khi chính phủ phát hành thêm tiền, biện pháp này trực tiếp làm tăng thêm cơ số tiền tệ, do đó làm tăng cung ứng tiền tệ, đẩy tổng cầu lên cao và tăng tỉ lệ lạm phát.
Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển do thị trường vốn bị hạn chế nên việc phát hành trái phiếu chính phủ nhằm bù đắp thâm hụt NSNN là rất khó khăn.Vì thế khi tỷ lệ thâm hụt NSNN tăng cao thì chính phủ chỉ còn một cách là phát hành thêm tiền làm cung tiền tệ cũng tăng và lạm phát tăng.
2.5 Lạm phát theo tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ tăng cũng là một nguyên nhân gây ra lạm phát. Chúng ta có thể tiếp cận điều này từ hai hướng sau:
Thứ nhất,Khi tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và ngoại tệ tăng, đồng nội tệ mất giá, điều đó tác động đến tâm lý của những nhà sản xuất trong nước, muốn kéo giá hàng hóa lên theo mức tăng của tỷ giá.
Thứ hai, Khi tỷ giá tăng, giá nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu cũng tăng cao,đẩy chi phí về nguyên liệu tăng lên.Mà việc gia tăng giá cả của nguyên vật liệu và hàng hóa của toàn bộ nghành trong nền tế lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, theo lý thuyết chi phí đẩy thì lạm phát gia tăng.
3.Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế
3.1 Lạm phát làm tăng lãi suất
Các nhà kinh tế học cho rằng lạm phát cao và triền miên có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Tác động đầu tiên của lạm phát đến nền kinh tế là lãi suất.
Ta biết: lãi suất thực= lãi suất danh nghĩa- tỷ lệ lạm phát
Để duy trì và ổn định sự hoạt động của mình, hệ thống ngân hàng phải luôn luôn cố gắng duy trì tính hiệu qủa của tài sản nợ và tài sản có, tức là phải luôn luôn giữ cho mức lãi suất thực ổn định.Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, muốn cho lãi suất thực ổn định, lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng tỷ lệ lạm phát.
Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.
3.2 Lạm phát làm giảm thu nhập thực tế
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập từ các khoản lãi, các khoản lợi tức do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở thu nhập danh nghĩa.
Khi lạm phát tăng,những người cho vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù đắp vào tỷ lệ lạm phát tăng cao, điều đó làm cho số tiền thuế thu nhập mà người có tiền cho vay phải nộp tăng cao,Kết quả là thu nhập thực tế mà người cho vay nhận được bị giảm đi.
3.3 Lạm phát làm phân phối thu nhập không bình đẳng
Trong nền kinh tế có lạm phát cao, quan hệ lợi ích giữa người cho vay và người đi vay bị xáo trộn. Người cho vay sẽ bị giảm thu nhập thực tế, trong khi đó người đi vay lại giảm được chi phí cơ hội cho vốn vay.Vì vậy, khi lạm phát tăng cao thì người cho vay sẽ chịu thiệt và người đi vay sẽ được lợi tạo nên sự phân phối thu nhập không bình đẳng giữa người đi vay và người cho vay.
Mặt khác, lạm phát còn thúc dẩy những người kinh doanh tăng cường thu hút tiền vay để đầu cơ kiếm lời làm tăng nhu cầu tiền vay đẩy lãi suất lên cao. Lạm phát tăng, người có tiền sẽ dùng tiền để đầu cơ vào hàng hóa tài sản, làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung_cầu hàng hóa trên thị trường, đẩy giá cả càng lên cơn sốt cao hơn. Những người đầu cơ nhờ đó mà thu lợi. Cuối cùng, những người dân nghèo càng trở nên nghèo hơn còn những người đầu cơ lai trở nên giàu có hơn.
3.4 Lạm phát và nợ quốc gia
Lạm phát làm tỷ giá hối đoái tăng cao và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ, vì vậy nợ nước ngoài tăng.
Tác động của lạm phát còn tùy thuộc vào lạm phát đó có dự đoán được hay không, nghĩa là nhân dân và các thể chế có tiên chi được mức độ lạm phát hay sự thay đổi mức độ lạm phát là điều bất ngờ. Nếu tất cả các đợt lạm phát đều hoàn toàn dự đoán trước được thì lạm phát không gây lên gánh nặng kinh tế lớn bởi người ta có thể có những giải pháp để thích nghi với nó. Lạm phát không dự đoán trước được sẽ dẫn đến đầu tư sai và phân phối thu nhập một cách ngẫu nhiễn làm mất tinh thần và sinh lực của nền kinh tế.
III Mối quan hệ giữa lạm phát và đầu tư
1. Lạm phát tác đông đến đầu tư
1.1 Lạm phát ảnh hưởng đến lãi suất và tác động đến đầu tư
Lạm phát thực tế thường ít thay đổi và ở mức mà cả người cho vay và người đi vay đều có thể chấp nhận được. Nhưng lãi suất danh nghĩa lại thay đổi theo tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát thay đổi lãi suất danh nghĩa sẽ thay đổi theo để duy trì mức lãi suất thực tế ở mức ổn định.
1 + mức lãi suất danh nghĩa
1+ mức lãi suất thực tế =
1+ tỷ lệ lạm phát
Khi lãi suất tăng một mặt làm giảm sức hấp dẫn trong việc chi tiêu hiện tại, giảm quy mô của hãng sản suất dẫn đến giảm doanh thu cho hãng ở hiện tại. Mặt khác, lạm phát tăng làm tăng chi phí vốn vay của doanh nghiệp và người kinh doanh. Điều này đòi hỏi dự án đầu tư sử dụng vốn vay ngân hàng phải có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn, một số dự án qua đó mà bị sàng lọc. Vì vậy, đầu tư cố định giảm. Lãi suất cao cũng làm tăng chi phí lưu giữ vốn lưu động (vd: hàng trong kho) tạo sức ép các doanh nghiệp phải giảm đầu tư dưới dạng vốn lưu động.
Để đánh giá chính xác hiệu quả dự án đầu tư chủ đầu tư nhất thiết phải tính đến yếu tố lạm phát. Bởi vì, lạm phát làm thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả của dự án:
Tổng vốn đầu tư của dự án là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Lạm phát dẫn đến các chi phí cho nguyên vật liệu tăng, làm tổng mức đầu tư tăng, làm giảm hiệu quả của dự án.
NPV là thu nhập thuần của dự án (tính cho cả đời) dự án, là mức chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi của cả đời dự án sau khi đã đưa về cùng một thời điểm.
NPV= ∑ Bi/(1+ r)n-i - ∑ Ci /(1+ r ) n- i
Từ công thức trên ta có thể thấy được khi lạm phát xảy ra, lãi suất tăng cao dẫn đến NPV giảm. NPV cho chủ đầu tư đưa ra quyết định chính xác nhất và để chủ đầu tư sử dụng để đánh giá và lựa chọn các phương án đầu tư.
Thời gian thu hồi vốn đầu tư(T) là thời gian cần thiết mà dự án phải hoạt động để thu hối đủ số vốn đầu tư ban đầu.lạm phát của nền kinh tế cao thi thơi gian thu hồi vốn dài làm giảm hiệu quả của dự án và không đem lại được lợi nhuận như mong đợi cho chủ đầu tư.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ(IRR) là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án đến cùng một thời điểm hiện tại thì tổng thu cân bằng với tổng chi.
IRR phản ánh mức độ hấp dẫn của dự án đầu tư và trong trường hợp dự án vay vốn thì IRR sẽ cho biết mức lãi suất cao nhất mà dự án có thể chấp nhận được. Lạm phát kéo theo lãi suất tăng cao làm IRR giảm và khoảng chênh lệch với lãi suất vốn vay của dự án càng thấp dẫn đến hiệu quả của dự án giảm.
Để minh họa mối quan hệ giữa lãi suất và đầu tư, các nhà kinh tế sử dụng một đồ thị gọi là đường cầu đầu tư
Giả sử trong một nền kinh tế được đơn giản hóa, các công ty có thể đầu tư vào các dự án khác nhau A, B, C...cho tới H. Đây là các khoản đầu tư lâu bền (như nhà máy điện hay nhà cửa nên có thể không cần tính đên sự cần thiết để thay thế chúng. Hơn nữa các dự án này đem lại nguồn thu nhập ròng ổn định hàng năm và nền kinh tế không có lạm phát
Dự án Tổng đầu tư mỗi dự án(triệu đôla) Doanh thu trên 1000 đôla đầu tư(đôla) Chi phí trên 1000 đôla đầu tư với mức lãi suất hàng năm là
10% 5% Lợi nhuận ròng hàng năm trên 1000 đôla đầu tư theo mức lãi suất hàng năm là
10% 5%
A 1 1500 100 50 1400 1450
B 4 220 100 50 120 170
C 10 160 100 50 60 110
D 10 130 100 50 30 80
E 5 110 100 50 10 60
F 15 90 100 50 -10 40
G 10 60 100 50 -40 10
H 20 40 100 50 -60 -10
Khả năng sinh lợi của dự án đầu tư phụ thuộc vào lãi suất
Kết quả tính toán cho thấy: để quyết định lựa chọn dự án đầu tư, hang phải so sánh mức doanh thu hàng năm từ mỗi khoản đầu tư với mức chi phí vốn hàng năm mức này phụ thuộc vào lãi suất vay. Chênh lệch giữa doanh thu và chi phí hàng năm là lợi nhuận ròng hàng năm. Khi lợi nhuận ròng hàng năm là dương dự án đầu tư có lãi, còn lợi nhuận ròng là âm thì dự án đầu tư bị lỗ.
Khi lãi suất là 5%, các dự án từ A đến G đều có lãi. Có thể dự đoán rằng, các hang tối đa hóa lợi nhuận sẽ đầu tư vào 7 dự án với tổng vốn đầu tư là 55 triệu đôla. Như vậy với lãi suất 5%, cầu về vốn đầu tư là 55 triệu đôla
Tuy nhiên, nếu giả sử lãi suất tăng lên đến 10% chi phí trang trải cho các khoản dự án tăng gấp đôi cho thấy dự án F và G không sinh lời nữa; nhu cầu về vốn đầu tư giảm xuống còn 30 triệu đôla
Chúng ta trình bày kết quả phân tích này trên đồ thị
Lợi tức trên khoản đầu tư, lãi suất(phần trăm một năm)
20 Biểu cầu về đầu tư
M'
10
5 M
0 10 20 30 40 50 60 70
Chỉ tiêu đầu tư (triệu đôla)
Đây là đồ thị về cầu đầu tư phản ánh một hàm hình bậc thang đi xuống của lãi suất. Đồ thị này cho biết mức đầu tư có thể thực hiện ứng với mỗi lãi suất. đồ thị này được xây dựng theo cách cộng tất cả các mức đầu tư có khả năng sinh lợi ở mỗi lãi suất.
Vì vậy, nếu lãi suất là 5% thì mức đầu tư mong muốn sẽ ở điểm M, với tổng đầu tư là 55 triệu đôla. Với lãi suất này các dự án từ A đến G sẽ được thực hiện. Nếu lãi suất là 10% thì các dự án F và G sẽ bị bác bỏ trong trường hợp này, cầu đầu tư sẽ đạt tại điểm M' và tổng mức đầu tư là 30 triệu đôla.
Đường cầu đầu tư có dạng bậc thang đi xuống thể hiện lượng vốn các doanh nghiệp muốn đầu tư tại mỗi mức lãi suất. Mỗi bậc thang phản ánh một tổng mức đầu tư.
1.2 Lạm phát tác động đến tiến độ thực hiên dự án
Khi lạm phát xảy ra, lãi suất tăng, ngân hàng khắt khe hơn trong việc cho vay , việc vay vốn của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, giá cả của nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào đều tăng lên theo phản ứng dây chuyền, nhiều doanh nghiệp không thể vay được, nếu có cũng chỉ là số lượng ít, chia cắt làm nhiều giai đoạn. Qua đó, làm chậm tiến độ thực hiện dự án và vận hành các kết quả đầu tư trên thị trường.
Lạm phát tăng, lãi suất ngân hàng cao, giá cả nguyên vật liệu tăng cao cũng ảnh hưởng đến tiến dộ giải ngân của các dự án FDI. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ cân nhắc đến việc giải ngân sao cho hiệu quả nhất.
1.3 Lạm phát làm thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến đầu tư
Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng.
Khi lạm phát tăng, đồng Việt Nam trở nên yếu tương đối, tỷ giá đồng nội tệ
so với đồng ngoại tệ giảm. Giá nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu, công
nghệ tăng, chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng đến hoạt động và nhu cầu mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp.Khi đồng nội tệ mất giá sẽ kích thích gia tăng xuất khẩu từ đó gây tác động lan truyền thúc đầy sản xuất trong nước phát triển và tạo việc làm ổn định cho người lao động.Tuy nhiên đồng nội tệ mất giá sẽ làm cho giá cả hàng hóa tư liệu sản xuất tăng cao từ đó giá thành sản phẩm trong nước cũng tăng theo.Điều này làm cho mặt bằng giá cả trong nước tăng cao và sức ép lạm phát trong nước trở nên mạnh mẽ hơn.Ngược lại khi đồng nội tệ lên giá thì hàng hóa nhập từ nước ngoài trở nên rẻ hơn,từ đó làm cho lạm phát trong nước giảm thấp thế nhưng đồng nội tệ lên giá sẽ thấp vì những hàng hóa đó dều được tính vào trong chỉ số giá cả trong nước. Thế nhưng đồng nội tệ lên giá sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu,thu hẹp sản xuất trong nước và thất nghiệp gia tăng.
Tóm lại,tỉ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ kinh tế đối ngoại và cán cân thanh toán ,tăng trưởng kinh tế,lạm phát và thất nghiệp.Điều chỉnh tỉ giá theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và cán cân thanh toán,thì trong đó lại chứa đựng nguy cơ lạm phát.Còn trong trường hợp cố định tỉ giá để kiềm chế lạm phát thì làm cho đồng nội tệ lên giá quá cao,có nguy cơ không khuyến khích xuât khẩu mà trái lại khuyến khích nhập khẩu làm cho cán cân thanh toán bị thâm hụt,dự trữ ngoại tệ quốc gia giảm.
Lạm phát tác động trực tiếp làm tăng lãi suất. Lãi suất và tỷ giá là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Lãi suất là công cụ được các ngân hàng trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất nước ngoài hay lãi suất ngoại tệ sẽ hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước hay sẽ làm gia tăng sự chuyển hóa lượng ngoại tệ trong nước sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao.Kết quả là cung ngoại tệ trên thị trường trong nước tăng lên từ đó làm cho đồng ngọai tệ có xu hướng giảm giá hay đồng nội tệ lên giá.Ngược lại nếu lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất ngoại tệ hay lãi suất trên thị trường quốc tế thì sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá và đồng nội tệ mất giá
Trong thế cân bằng ban đầu của cung cầu ngoại tệ trên thị trường, khi lãi suất tái chiết khấu thay đổi, sẽ kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất trên thị trường. Từ đó, tác động đến xu hướng dịch chuyển của các dòng vốn quốc tế làm thay đổi tài khoản vốn (trong cán cân thanh toán quốc tế) hoặc ít nhất cũng làm những người sở hữu vốn trong nước chuyển đổi đồng vốn của mình sang đồng tiền có lãi suất cao hơn để thu lợi và làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Cụ thể, nếu lãi suất tăng sẽ dẫn đến xu hướng là một đồng vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ đổ vào trong nước và những người sở hữu vốn ngoại tệ trong nước sẽ có khuynh hướng chuyển đổi đồng ngoại tệ của mình sang nội tệ để thu lãi cao hơn. Kết quả là tỷ giá giảm.
1.4 Lạm phát ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư
Tâm lý nhà đầu tư là yếu tố khó đo lường và dự báo nhất, nhưng lại là yếu tố tác động mạnh nhất đến quyết định của nhà đầu tư.Đầu tư là một canh bạc về tương lai với sự đánh cược rằng thu nhập do đầu tư đem lại sẽ cao hơn so với chi phí đầu tư.Nếu các doanh nghiệp dự báo rằng tình hình kinh tế tương lai sẽ xấu đi thì họ tỏ ra ngần ngại khi đầu tư vào đây.Ngược lai khi các doanh nghiệp tin rằng công cuộc kinh doanh sẽ phục hồi nhanh chóng thì họ sẽ có kế hoạch mở rộng quy mô nhà xưởng dẫn đến đầu tư tăng.
Vì vậy các quyết định dầu tư phụ thuộc rất nhiều vào vào các dự đoán và kì vọng vào tương lai hay phụ thuộc rất lớn vào tâm lí đầu tư mà lãi suất là yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới nó.Nhưng người ta có thể nói rằng dự đoán là điều may rủi nhất là dự đoán về tương lai.Các doanh nghiệp thường đổ nhiều công sức vào phân tích nhất là phân tích đầu tư và cố gắng giảm thấp nhất những sự bấp bênh trong đầu tư của mình.
Khi tỷ lệ tăng lãi suất danh nghĩa thấp hơn tỷ lệ lạm phát rất nhiều, thậm chí có lúc lãi suất thực âm. Điều này khiến cho người gửi tiền bị thiệt, tiền của họ bị hao mòn một cách vô hình. Vì vậy họ sẽ chuyển sang mua vàng, hàng hóa, đầu tư chứng khoán hay ngoại tệ mạnh... để tránh sự mất giá của đồng nội tệ. Lượng tiền gửi tiết kiệm ngân hàng giảm. Mặt khác, các doanh nghiệp sẽ tăng cường vay vốn vì họ cảm thấy lời hơn. Ngân hàng đứng trước khó khăn thiếu tiền vay trầm trọng nên nâng mức lãi suất huy động vốn tiết kiệm và mức lãi suất cho vay. Nghiệp vụ này lại làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các nhà đầu tư.
Lạm phát cao kéo theo mức lãi suất cao sẽ gắn liền với dòng vốn từ Ngân hàng sẽ chảy chậm chạp cho các nhà đầu tư và nền kinh tế khó hấp thụ hơn từ đó làm cho các nhà đầu tư se e dè đầu tư hơn. Khi nền kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, nền kinh tế đi vào đúng quỹ đạo lúc đó tâm lý nhà đầu tư sẽ ổn định. Và khi nền kinh tế có lạm phát cao vì để dự án đạt hiệu quả thì dự án phải đạt được hiệu suất cao làm tăng gánh nặng cho các nhà đầu tư. Hình dưới cho thấy cảm nhận bi quan về kinh doanh sẽ làm cho đường cầu đầu tư dịch chuyển như thế nào.
Lợi tức trên khoản đầu tư, lãi suất
Sự bi quan
D2
D1
Chi tiêu đầu tư
2. Tác động của đầu tư đến lạm phát
2.1 Tăng quy mô vốn đầu tư là nhân tố trưc tiếp tác động đến lạm phát
Đứng trên góc độ hoạt động đầu tư phát triển thì tổng vốn đầu tư là những chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn); tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hoá, cầu cống, đường xá); tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực (trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật). Vốn đầu tư phát triển gồm: vốn đầu tư XDCB và sửa chữa lớn tài sản cố định; vốn lưu động bổ sung; vốn đầu tư phát triển khác.Vốn đầu tư phát triển khác bao gồm: chi phí thăm dò, khảo sát và qui hoạch ngành, vùng lãnh thổ; chi phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Công thức AD=C+I+G+NX
Khi tổng vốn đầu tư (I) tăng làm tổng cầu AD của nền kinh tế tăng. Trong ngắn hạn, đường cầu dịch sang phải, kéo sản lượng của nền kinh tế tăng và đẩy giá lên cao.
Mặt khác, khi tăng tổng vốn đầu tư đồng nghĩa với việc bơm thêm một lượng tiền vào lưu thông, làm tăng cung tiền, kích thích tăng trưởng tạo áp lực lạm phát.
2.2 Hiệu quả của dự án đầu tư ảnh hưởng đến lạm phát
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng đó là nói về đầu tư có hiệu quả nhưng nếu đầu tư không có hiệu quả, thì chẳng những tăng trưởng kinh tế phải cần nhiều vốn đầu tư hơn mà còn gây ra lạm phát.
Hiệu quả đầu tư được biểu hiện chủ yếu là một đồng vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng GDP (tức là GDP/vốn đầu tư). Một khi hiệu quả của các dự án đầu tư thấp thì tổng cung mang lại cho nền kinh tế giảm. Đường cung của nền kinh tế dịch sang trái, lạm phát kèm suy thoái.
Ngoài ra, lượng vốn đầu tư chảy ra ngoài nhiều nhưng không được bù đắp bằng tài sản tương ứng cũng tạo áp lực lạm phát.
Như vậy, bản thân vốn đầu tư sẽ làm cho lạm phát "cầu kéo"; còn đầu tư kém hiệu quả sẽ làm cho lạm phát do "chi phí đẩy". Lạm phát do quan hệ cung - cầu, quan hệ tiền - hàng mất cân đối thường có bề nổi, dễ nhận thấy, nhưng lạm phát do đầu tư không có hiệu quả thì thường là lạm phát ngầm, lúc đầu khó nhận thấy, nhưng khi nó bộc phát cao, rất khó ngăn chặn và kèm theo cái giá phải trả không nhỏ, thậm chí còn có thể rơi vào cuộc khủng hoảng.
2.3 Dòng đầu tư nước ngoài vào ảnh hưởng đến lạm phát
Khi nguồn vốn đổ vào trong nước nhiều một mặt làm tăng tổng mức đầu tư, kích thích tăng trưởng và đẩy mức giá chung lên cao gây lạm phát.
Mặt khác, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng dột biến nhưng khả năng hấp thụ vốn chưa cao mà chủ yếu là do yếu kém về thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực có kỹ năng nên dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Điều đó cũng tạo áp lực lạm phát cho nền kinh tế.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro