Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Bài 9 + 10

Bài 9. Trình bày quan điểm của lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi nhận thức không phải là sự phản ánh giản đơn, thụ động, mà là một quá trình gắn liền với hoạt động thực tiễn. Quá trình đó đã được Lênin chỉ ra như sau:

"Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan"

Theo Lênin, quá trình nhận thức trải qua hai khâu:

1. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng

a) Trực quan sinh động (hay nhận thức cảm tính) là giai đoạn đầu tiên, gắn liền với thực tiễn và thông qua các giác quan trong đó:

+ Cảm giác là hình thức đầu tiên của sự phản ánh hiện thực khách quan.

+ Tri giác là hình thức kế tiếp sau cảm giác. Tri giác không

phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, mà phản ánh nhiều thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong sự liên hệ giữa chúng với nhau

+ Biểu tượng là hình thức cao nhất của trực quan sinh động.

Biểu tượng xuất hiện trên cơ sở những hiểu biết về sự vật do tri giác đem lại. Biểu tượng là hình ảnh về sự vật được lưu giữ trong chủ thể nhận thức khi sự vật không còn hiện diện trực tiếp trước chủ thể

b) Tư duy trừu tượng (hay nhận thức lý tính) là giai đoạn caocủa quá trình nhận thức gồm các hình thức khái niệm, phán đoán, suy lý:

+ Khái niệm là hình thức cơ bản nhất của tư duy trừu tượng.

Nó phản ánh, khái quát những đặc tính cơ bản và phổ biến của một lớp các sự vật, hiện tượng nhất định.

+ Phán đoán là sự vận dụng các khái niệm trong ý thức con

người để phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng cũng như các thuộc tính, tính chất của chúng.

+ Suy lý là quá trình lôgíc của tư duy tuân theo quy luật

nhất định để tạo ra một phán đoán mới từ những phán đoán tiền đề.

c) Sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý

tính.

- Nhận thức cảm tính khác nhận thức lý tính ở chỗ: nhận thức cảm tính là giai đoạn thấp, phản ánh khách thể một cách trực tiếp, đem lại những tri thức cảm tính. Ngược lại, nhận thức lý tính là giai đoạn cao, phản ánh khách thể một cách gián tiếp, khái quát đem lại những tri thức về bản chất và quy luật của khách thể.

- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn của một quá trình nhận thức, dựa trên cơ sở thực tiễn và hoạt động thần kinh cao cấp. Giữa chúng có sự tác động qua lại: nhận thức cảm tính cung cấp tài liệu cho nhận thức lý tính, nhận thức lý tính tác động trở lại nhận thức cảm tính làm cho nó chính xác hơn, nhạy bén hơn.

- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự thống

nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa duy cảm (đề cao vai trò của nhận thức cảm tính) và chủ nghĩa duy lý (đề cao vai trò của nhận thức lý tính).

2. Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn

- Nhận thức phải trở về thực tiễn để kiểm tra, khẳng định chân lý hay là sai lầm. Ngoài ra, mục đích của nhận thức là để định hướng cho hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới.

- Quay trở về thực tiễn, nhận thức hoàn thành một chu trình biện chứng của nó. Trên cơ sở hoạt động thực tiễn mới một chu trình nhận thức tiếp theo lại bắt đầu và cứ như thế mãi mãi.

Bài 10. Trình bày khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thưộng tầng.

Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.

Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai.

Kiến trúc thượng tầng: Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v... cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, v.v... được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.

.2. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

- CSHT quyết định KTTT.

+ CSHT nào thì KTTT ấy tức là KTTT phản ánh CSHT.

+ CSHT thay đổi thì KTTT cũng thay đổi theo sự thay đổi của KTTT rõ rệt khi CSHT này được thay thế bằng CSHT khác.

- Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT.

+ KTTT có thể tác động trở lại đối với CSHT, vì chức năng của KTTT là bảo vệ duy trì, củng cố và phát triển CSHT đã sinh ra nó.

+ Các bộ phận khác nhau của KTTT đều tác động đến CSHT bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó Nhà nước giữ vai trò to lớn và quan trọng đối với CSHT.

+ Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT được thể hiện ở hai điểm sau:

Thứ nhất: Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội KTTT có quá trình biến đổi nhất định qua trình độ càng phù hợp với CSHT thì nó càng thúc đẩy CSHT phát triển.

Thứ hai: Khi KTTT tác động ngược chiều với CSHT thì nó sẽ gây cản trở cho sự phát triển của CS hạ tầng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: