
10 câu đường lối
Câu 1:Trình bày hoàn cảnh Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Trả lời
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đặt ách đô hộ và thi hành các chính sách phản động phản diện.
Chính sách cai trị của thực dân Pháp:
- Về chính trị: thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp mọi quyền hành đều nằm trong tay bọn tư bản Pháp, vua quan phong kiến nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn tay sai. Chúng dùng chính sách: chia để trị, thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ; thẳng tay đàn áp và khủng bố khốc liệt các tư tưởng, hoạt động yêu nước làm cho dân tộc Việt Nam lâm vào cảnh ngột ngạt về chính trị.
- Về kinh tế: chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa đại quy mô nhằm khai thác tài nguyên, bóc lột nhân công, cướp ruộng đất của nhân dân, biến Việt Nam và Đông Dương thành thị trường độc quyền của Pháp.
- Về văn hóa-xã hội: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân lập nhiều nhà tù hơn trường học. Đầu độc thanh niên bằng rượu, thuốc phiện; mị dân, tuyên truyền xuyên tạc lịch sử văn hóa Việt Nam. Tuyên truyền văn hóa thực dân vong bản nhằm thủ tiêu tinh thần yêu nước và nền văn hóa của dân tộc ta. Việt Nam từ xã hội phong kiến độc lập đã trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Dân tộc Việt Nam bị mất tự do, kinh tế không phát triển, đời sống vô cùng cực khổ.
Kết cấu giai cấp trong xã hội Việt Nam:
- G/c địa chủ phong kiến: một bộ phận địa chủ phản động làm tay sai cho thực dân Pháp, một bộ phận khác có lòng yêu nước đã tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp dưới nhiều hình thức khác nhau.
- G/c nông dân: bị bần cùng hóa vì chính sách bóc lột tàn bạo của đế quốc, phong kiến, họ khao khát độc lập và ruộng đất, là lực lượng chủ lực của phong trào giải phóng dân tộc.
- G/c công nhân VN:mới ra đời, số lượng ít nhưng nhanh chóng trưởng thành. Do những ưu thế đặc biệt nên sẽ là lực lượng lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- G/c tư sản VN:
· Giai cấp tiểu tư sản: Mới xuất hiện, ngày càng đông đảo, bị đế quốc và phong kiến bóc lột chèn ép. Họ rất nhạy cảm, có tinh thần dân tộc, yêu nước.
· Tư sản mại bản: gắn liền với lợi ích tư sản Pháp, tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của thực dân Pháp.
· Tư sản dân tộc: mâu thuẫn với tư bản Pháp và địa chủ phong kiến, có tinh thần dân tộc dân chủ, nhưng thế lực kinh tế yếu ớt, phụ thuộc, do đó có khuynh hướng chính trị cải lương.
Các trào lưu yêu nước trước khi có ĐCSVN ra đời:
- Ngọn cờ yêu nước mang hệ tư tưởng PK:
· Phong trào Cần Vương (1885-1896), do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động. Sau này, vua Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển với nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra mạnh ở miền Bắc, nhưng sau cùng vẫn đi đến thất bại.
· Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) diễn ra năm 1884, đánh thắng và gây cho Pháp nhiều thiệt hại nhưng đến năm 1913 thì bị dập tắt.
ðThất bại của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng PK trong nhiệm vụ giành độc lập do lịch sử đặt ra.
- Ngọn cờ yêu nước mang hệ tư tưởng tư sản: Bắt nguồn từ học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn (TQ), VN có 2 nhân vật tiêu biểu.
· Phan Chu Trinh vận động cải cách văn hóa, xã hội; kêu gọi lòng yêu nước của nhân dân, đả kích triều đình PK thối nát, phản đối đấu tranh vũ trang và cầu viện nước ngoài. Hoạt động của Phan Chu Trinh góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân nhưng phương pháp này chỉ là xin giặc rũ lòng thương.
· Phan Bội Châu đại diện cho xu hướng bạo động, đã nhờ Nhật đánh Pháp. Về tư tưởng thì “thì PBC là tiêu biểu cho chủ nghĩa quốc gia” nhưng về phương pháp thì “chẳng khác nào như việc đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
- Kết luận: Các trào lưu yêu nước này đều áp dụng các hệ tư tưởng cũ kỹ, lạc hậu so với thời đại nên đã không được đông đảo quần chúng ủng hộ. Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ loi đơn độc nên dễ dàng bị thực dân Pháp đàn áp. Việt Nam lâm vào hoàn cảnh khủng hoảng về đường lối cứu quốc.
Câu 2:Trình bày quá trình chuẩn bị thành lập ĐCSVN của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
Trả lời
Con đường tìm chân lý cứu nước:
- Trước tình hình khủng hoảng về đường lối cứu quốc. Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) ra đi tìm đường cứu nước, trong thời gian bôn ba tại nước ngoài, Người đã nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn CM của các nước trên thế giới và đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của CM Mỹ (1776), CM Pháp (1789),…tuy nhiên các cuộc CM này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Người đặc biệt quan tâm tìm hiểu CMT10 Nga (1917) và rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mệnh Nga là thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”.
- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bài viết về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo, Người đã tìm thấy trong đó lời giải cho con đường CMVN. Từ đó Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin.
Những công viêc chuẩn bị để tiến tới thành lập ĐCSVN:
- Chuẩn bị về tư tưởng: dùng kiến thức của mình, Người viết một số bài đăng trên các báo: Người Cùng Khổ, Nhân Đạo… và xuất bản một số tác phầm mà tiêu biểu là “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), tập trung vào các vấn đề tố cáo tội ác của chính phủ Pháp ở chính quốc và các thuộc địa của Pháp, đánh thức lòng yêu nước của thanh niên VN. Phần cuối Bác ghi: “hỡi Đông Dương đáng thương hại kia, ngươi sẽ chết nếu đám thanh niên sớm già kia của ngươi không biết sớm hồi sinh”.
- Chuẩn bị về chính trị: năm 1927, tác phẩm Đường cách mệnh được xuất bản đã nêu rõ tính chất và nhiệm vụ của CMVN mà Bác đã chọn là CM GPDT và mở đường tiến lên CNXH.
· Qua các cuộc CMTS Anh (1640), CMTS Pháp (1789), CMTS Mỹ (1776), CMVS Nga (1917), Người nhận thấy chỉ có CM Nga là thành công triệt để nhất. Người viết “Muốn thắng lợi thì phải có một Đảng lãnh đạo, Đảng có vững CM mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt; chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là CN Lênin”.
· NAQ chỉ rõ CN Đế quốc là con đĩa hai vòi, do đó cần phải thực hiện đoàn kết quốc tế. Người xác định: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cánh mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”.
· Công-nông là lực lượng quần chúng đông đảo nhất và bị bốc lột nhiều nhất. Người khẳng định công-nông là gốc của CM, do đó phải giác ngộ và tổ chức quần chúng CM.
- Chuẩn bị về tổ chức: Tháng 6/1925, Người thành lập Hội VN cách mạng thanh niên tại TQ nhằm đào tạo cán bộ cho CMVN.
Câu 3: Nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng? Phân tích những quan điểm sáng tạo của cương lĩnh?
02 Tháng 8
Ngày 3-2-1930 Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Cửu Long-Hương Cảng-Trung Quốc do Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị đã thông qua cương lĩnh chính trị của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đây được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Nội dung của cương lĩnh bao gồm những vấn đề sau:
1-Đường lối chiến lược của Đảng Cộng Sản Việt Nam:
Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Chỉ ra cho cách mạng Việt Nam là phải làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng. Cách mạng tư sản dân quyền đánh đổ đế quốc Pháp giải phóng dân tộc, thổ địa cách mạng chống phong kiến lấy lại ruộng đất cho nông dân.
2-Cương lĩnh xác định các nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam:
- Nhiệm vụ về chính trị:
+ Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến tay sai làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, lập ra chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông.
- Về kinh tế:
+ Tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của đế quốc giao cho chính phủ công nông binh quản lý: bệnh viện, trường học, trạm xá…
+ Tịch thu ruộng đất của đế quốc làm của công chia cho dân cày nghèo mở mang công nghiệp-nông nghiệp miễn thuế cho dân cày nghèo thực hiện ngày làm 8h.
- Về văn hoá:
+ Thực hiện nam nữ bình quyền và phổ thông giáo dục công nông hoá.
3. Lực lượng cách mạng
Toàn thể dân tộc Việt Nam, cương lĩnh chủ trương thu phục tập hợp quần chúng nông dân, công nhân khỏi ảnh hưởng tư sản, làm cho giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng dựa vào hạng dân cày nghèo lãnh đạo đất nước. Đối với phú nông, tiểu chủ, tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản động thì lôi kéo họ về phía cách mạng hoặc làm cho họ trung lập. Lực lượng nào tỏ rõ bộ mặt phản cách mạng thì cần phải đánh đổ.
4. Lãnh đạo cách mạng
Đảng Cộng Sản Việt Nam là nhân tố quyết định đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam
5. Đoàn kết quốc tế
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới do đó phải liên kết với cách mạng thế giới nhất là cách mạng vô sản Pháp.
* Nhận xét:
- Cương lĩnh đã xác định được nội dung cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam.
- Phù hợp với xu thế phát triển thời đại mới, giải quyết được đường lối và giai cấp lãnh đạo đã trở thành ngọn cờ tập hợp các tầng lớp cách mạng, đấu tranh chống Pháp.
- Cương lĩnh đánh dấu bước phát triển về chất của cách mạng Việt Nam chứng tỏ giai cấp công nhân và đội tiên phong là Đảng đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.
* Điểm sáng tạo của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:
- Cương lĩnh giải quyết được mẫu thuẫn: xã hội Việt Nam tồn tại hai mẫu thuẫn đó là mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ phong kiến, mâu thuẫn dân tộc giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp. Cương lĩnh cũng chỉ ra rằng mâu thuẫn dân tộc là quan trọng nhất cần phải được giải quyết ngay sau khi giải quyết xong mâu thuẫn dân tộc thì mới giải quyết mâu thuẫn giai cấp.
- Cương lĩnh cũng đã giải quyết được đường lối cách mạng đó là cách mạng vô sản kết thúc bằng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Câu 4: ý nghĩa lớn lao về thành quả của CMT8/1945 ở Việt Nam.
Ý nghĩa lớn lao của CMT8:
- Thành quả của CMT8 là sự kết tinh về truyền thống chống xâm lược của dân tộc VN được tôi luyện qua bề dày hàng ngàn năm lịch sử, làm thỏa lòng mong ước của các thế hệ cha anh trước Hồ Chí Minh.
- Mở ra cho dtộc VN một kỷ nguyên mới - độc lập dtộc gắn liền với CNXH và VN đã xuất hiện 1 nhà nước hoàn toàn mới về chất - nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước mang 2 đặc trưng: hoàn toàn xóa bỏ chế độ người bốc lột người về ktế, xóa bỏ chế độ người nô dịch người trên các lĩnh vực chtrị, danh dự, đạo đức,…
- Thành quả CMT8 thể hiện sự độc tôn vai trò lãnh đạo CM của Đảng trong suốt chặn đường đấu tranh giành độc lập. Là kết quả tất yếu, là căn cứ lịch sử để phê phán quan điểm phủ nhận vai trò, công lao của Đảng.
- Thành quả của CMT8 chính là thắng lợi của học thuyết M-L được vận dụng sáng tạo để đưa CMVN đến thành công.
- Thành quả của CMT8 làm đứt tung một mắc xích quan trọng trong hệ thống thuộc địa của CN Đế quốc, VN là ngọn cờ đầu trên mặt trận chống CN Đế quốc ở ĐNÁ. Góp phần cổ vũ cho phong trào đấu tranh chống đế quốc ở các nước thuộc địa và nữa thuộc địa trên thế giới.
Câu 5:Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ĐCSVN giai đoạn 1946-1954.
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng được hình thành từng bước qua thực tiễn đối phó với âm mưu, thủ đoạn xâm lược của thực dân Pháp. Nội dung của đường lối toàn quốc kháng chiến tập trung trong 3 văn kiện lớn: Toàn dân kháng chiến (TW Đảng), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (HCM), Kháng chiến nhất định thắng lợi (Trường Chinh).
Nội dung chính của đường lối kháng chiến:
- Mục đích kháng chiến: “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.
- Tính chất kháng chiến: “là một cuộc chiến tranh CM của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu dài”. “Là một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hòa bình”. Đó là một cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
- Chính sách kháng chiến: thực hiện đoàn kết quốc tế với các dân tộc yêu hòa bình trên thế giới, đoàn kết chặt chẽ toàn dân. Thực hiện toàn dân kháng chiến và phải tự cấp tự túc về mọi mặt.
- Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, chính, dân nhất trí… Động viên nhân lực, vật lực, tài lực thực hiện toàn dân trường kỳ kháng chiến. Củng cố chế độ cộng hòa dân chủ. Tăng gia sx, thực hiện kinh tế tự túc.
- Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
- Kháng chiến toàn dân: bất kỳ thanh niên, nam nữ, người già người trẻ, hễ là người VN phải đứng lên đánh Pháp.
- Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.
· Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết Việt Trung Xô, Việt Miên Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.
· Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài…Vừa đánh vừa võ trang thêm, vừa đánh vừa đào tạo thêm.
· Về kinh tế: xd kinh tế tự cung, tự cấp. Tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.
· Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân, phong kiến, xd nền văn hóa dân chủ mới theo 3 nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
· Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn bớt thù, “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập.
- Kháng chiến lâu dài: là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.
- Dựa vào sức mình là chính: phải tự cấp, tự túc về mọi mặt, vì nước ta mới thành lập, chưa giành được nhiều ủng hộ quốc tế. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại.
- Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắng lợi.
Đường lối kháng chiển của Đảng với những nd cơ bản như trên là đúng đắn, vận dụng sáng tạo CNM-L, phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ. Việc công bố sớm đường lối kháng chiến có tác dụng đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng đi vào ổn định và phát triển đúng hướng, từng bước đi tới thắng lợi vẻ vang.
Câu 6: Trình bày nội dung những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới?
· CNH phải gắn với HĐH và CNH HĐH phải gắn với phát triển kinh tế tri thức
- CNHphảigắnliềnvớiHDHdosựpháttriểncủacáchmạngKHCNcùngvớixu hướnghộinhậptoàncầuhoá.Vìvậy,chúngtacóthểtậndụng,nhậpkhẩucông nghệ mới để pháttriển kinh tế ở một số khâu,một sốlĩnh vực.
- CNH-HDHphảigắnvớipháttriểnnềnkinhtếtrithứcvìtrênthếgiớinhiều nướcđangchuyểntừnướccôngnghiệpsangpháttriểnkinhtếtrithức.
- Theotổchứchợptácvàpháttriểnkinhtế(OECD):kinhtếtrithứclànềnkinh tếtrongđó sựsảnsinhra,phổ cậpvàsửdụng trithức giữvai trò quyếtđịnh nhất đối với sựphát triển kinh tế, tạo ra của cải,nâng cao chất lượng cuộcsống. Những ngành kinh tế mới dựa trên công nghệ cao như CNTT , CNSH,..
· CNH HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế
Lực lượng:
- Trướcđây,tiếnhànhCNHtrongcơchếtậptrungquanliêu,baocấp->lực lượngtiếnhànhCNHlàNhànướcbằngmộthệthốngchỉtiêu,kếhoạch,pháp lệnh.
- Trongthờikìđổimới,cónhiềuthànhphầnkinhtếnênCNH-HDHđượcxem làsựnghiệpcủatoàndântrongđóthànhphầnkinhtếNhànướcgiữvaitròchủ đạo.
Phương thức phân bổ cácnguồn lực
- Trước đổi mới: phân bổ cácnguồn lực thông qua kế hoạch, chỉ tiêu Nhànước
- Trongthờikìđổimới:phânbổcácnguồnlựctheocơchếthịtrường->hiệuquả kinh tế caohơn
Chiếnlược phát triển: Trongthời kìđổi mới: CNHđượctiến hànhtrong bốicảnh mởcửa,hộinhậpvới nền kinh tế thếgiới.
· Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững
- Nhântốconngườilàyếutốquyếtđịnhtrongcácyếutốcơbảnthúcđẩytăng trưởng và phát triểnkinh tế.
- Đểpháthuyđượcnhântốconngườicầncoitrọngpháttriểngiáodụcvàđào tạo, phải cócơ cấu lao động hợp lí.
· Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CNH và HĐH
- VaitròcủaKHCN:quyếtđịnhđếnnăngsuất,chấtlượng,hiệuquảcủaSXKD.
- Từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của nềnkinh tế.
- ĐặcđiểmcủaKHCNnướcta:trìnhđộthấp,nênđểtiếnhànhCNH-HDHgắn với phát triển kinh tế tri thức thì phải phát triển KHCN
- Giảipháp:nhậpkhẩucôngnghệ,kếthợpvớicôngnghệnộisinhđểnhanh chóngđổimớivànângcao trình độcôngnghệ,nhấtlàcôngnghệthôngtin, công nghệsinh học…
· Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững: tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng XH, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học
- MụctiêuxâydựngCNXHlàthựchiệndângiàu,nướcmạnhxãhộicôngbằng, dân chủvăn minh.
- Biệnpháp:pháttriểnkinhtếnhanh,nângcaođờisốngnhândân,thựchiệntốt nhiệmvụxoáđóigiảmnghèo,nângcaođờisốngvậtchấtvàtinhthầnchonhân dân,pháttriểnvănhoá,giáodục,ytế,rútngắnkhoảngcáchchênhlệchvềmức sốnggiữa cácvùng.
- Pháttriểnbềnvữngđòihỏi:phảibảovệmôitrườngvàbảotồnsựđadạngsinh học, đó cũngchính là bảo vệ môi trường sốngcủa con người.
Câu 7:Sự hình thành tư duy của ĐCSVN về nền kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới từ đại hội 6 đến đại hội 8.
- So với thời kỳ trước đổi mới, nhận thức về KTTT trong giai đoạn này có sự thay đổi căn bản và sâu sắc.
- - KTTT ko phải là cái riêng có của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.
- · KTTT ra đời từ KTTN, KTTT là giai đoạn phát triển cao của KTHH.
- · KTHH là hình thức tô chức ktế xh mà sản phẩm của quá trình dùng để thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi, mua bán.
- · KTTT là phương thức tổ chức, vận hành nền ktế, là phương tiện điều tiết ktế lấy cơ chế thị trường làm cơ sở để phân bố các nguồn lực ktế và điều tiết mối quan hệ giữa người với người.
- · KTHH và KTTT giống nhau về bản chất (đều chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường) và nguồn gốc (xuất phát từ KTTN và sự phân công lao động xh).
- · KTHH và KTTT khác nhau về trình độ phát triển: KTTT phát triển sau nên với trình độ cao hơn, KTHH có đầu ra thông qua thị trường nhưng đầu vào thì chưa chắc.
- ðTóm lại, KTTT tồn tại và phát triển là tất yếu khách quan, KTTT ko phải là cái riêng có của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại, chỉ có thể chế KTTT TBCN hay cách sd KTTT theo lợi nhuận tối đa mới là sản phẩm của CNTB.
- - KTTT còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Tính tất yếu khách quan của nó trong thời kỳ quá độ lên CNXH:
- · KTTT là một kiểu tổ chức ktế, là trình độ phát triển cao của KTHH.
- · KTTT đối lập với KTTN, chứ ko phải là đặt trưng bản chất của một chế độ ktế cơ bản của xh.
- · KTTT tồn tại ở nhiều phương thức sx khác nhau.
- · Trong thời kỳ quá độ có những cơ sở ktế là điều kiện tồn tại và phát triển của KTTT và phát triển KTTT là cần thiết cho quá trình xd CNXH.
- ðVì vậy, mô hình phát triển ktế ở nước ta là: phát triển KTHH nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
- - Có thể và cần thiết sd KTTT để xd CNXH ở nước ta. KTTT có vai trò to lớn trong phát triển xh vì những đặt trưng:
- · Các chủ thể ktế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sx kinh doanh.
- · Giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường phát triển đầy đủ và có tác dụng là cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực ktế.
- · Nền ktế có tính mở cao và vận động theo quy luật vốn có của nền KTTT.
- · Nền KTTT hiện đại còn có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước.
- Câu 10:Những chủ trương chính sách lớn của Đảng về mở rộng quan hệ đối ngoại và quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
- Trong các văn kiện về đối ngoại, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa X (2/2007) đã đề ra 1 số chủ trương, chính sách lớn:
- - Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững: Hội nhập sâu sắc và đầy đủ vào nền ktế thế giới, nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác khi tham gia vào viêc hoạch định chính sách toàn cầu, thiết lập một trật tự ktế mới công bằng hơn.
- - Chủ động và tích cực hội nhập ktế quốc tế theo lộ trình phù hợp: trong đó cần tận dụng các ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển; chủ động và tích cực nhưng phải hội nhập từng bước, dần dần mở cửa thị trường theo một lộ trình hợp lý.
- - Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế ktế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO.
- - Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước.
- - Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập ktế quốc tế: nâng cao năng lực điều hành của Chính phủ; tích cực thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao sức cạnh tranh của nền ktế; các doanh nghiệp cần nhanh chóng có biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của một số sản phẩm.
- - Giải quyết các vấn đề văn hóa, xh và môi trường trong quá trình hội nhập.
- - Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập.
- - Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và ktế đối ngoại: các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương cần hướng mạnh vào việc phục vụ đắc lực nhiệm vụ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tích cực tham gia đấu tranh vì một hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế bình đẳng, công bằng, cùng có lợi.
- - Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại: tập trung xd cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp và xd giai cấp công nhân trong đkiện mới; đẩy mạnh xd nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, trọng tâm là cải cách hành chính.
-
- Câu 8:Quan điểm và chủ trương của ĐCSVN về xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới.
- Quan điểm:
- - Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xh, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kt-xh.
- · Văn hoá là nền tảng tinh thần của XH: Văn hoá được tạo thành bởi một hệ các giá trị tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc, các giá trị này thấm nhuần trong mỗi con người và cả cộng đồng, được tiếp nối qua các thế hệ, được vật chất hoá bền vững trong cấu trúc kt - xh. Nó tác động hàng ngày đến cuộc sống vật chất tinh thần của mọi thành viên bằng môi trường vhóa xh.
- · Văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển:
- ü Văn hoá là kết quả của sự sáng tạo, thể hiện tiềm năng sáng tạo của dân tộc .Vì vậy nó là nguồn lực nội sinh cho sự phát triển của dân tộc đó.
- ü Kinh nghiệm đổi mới thành công đã chứng minh luận điểm trên.
- ü Trong nền ktế tri thức thì tri thức, kỹ năng trở thành nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển.
- ü Có vai trò làm động lực để điều tiết trong nền KTTT.
- ü Có vai trò làm động lực để thúc đẩy trong hội nhập và bảo vệ môi trường.
- ü Văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xh mới.
- · Văn hoá là một mục tiêu của phát triển:
- üMục tiêu: dân giàu nước mạnh, xh công bằng dân chủ văn minh là mục tiêu văn hoá .
- üChiến lược phát triển ktế xh xác định: mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Đó là chiến lược phát triển bền vững.
- üTrong thực tế nhận thức và hành động, mục tiêu ktế vẫn thường lấn át mục tiêu xh. Văn hoá vẫn thường bị xem là đứng ngoài ktế. Hệ qủa là ktế có thể tăng trưởng nhưng văn hoá bị suy giảm.
- - Hai là, nền văn hoá mà ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- · Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ, không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong phương tiện chuyển tải nội dung.
- · Bản sắc dân tộc bao gồm cả những giá trị văn hoá truyền thống bền vững của dân tộc VN, thể hiện sức sống bên trong của dân tộc, bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo.
- - Ba là, nền văn hoá VN là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc VN.
- · Cả cộng đồng các dân tộc VN có nền văn hoá chung thống nhất. Thống nhất bao hàm cả tính đa dạng, đa dạng trong sự thống nhất.
- · Hơn 50 dân tộc trên đất nước VN đều có những giá trị và bản sắc văn hoá riêng, bổ sung cho nhau.
- - Bốn là, xd và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
- - Năm là, văn hóa là một mặt trận ; xd và phát triển vh là một sự nghiệp CM lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí CM và sự kiên trì, thận trọng.
- Chủ trương:
- - Một là, phát triển văn hoá gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kt-xh.
- · Khi xác định mục tiêu phát triển văn hoá phải căn cứ và hướng tới mục tiêu phát triển ktế xh, phát triển KTTT cùng với hội nhập quốc tế và ngược lại.
- · Phải xây dựng chính sách ktế trong văn hoá để gắn văn hoá với hoạt động ktế, khai thác tiềm năng ktế của văn hoá.
- · Phải xây dựng chính sách văn hoá trong ktế để chủ động đưa các yếu tố văn hoá thâm nhập vào các hoạt động ktế xh.
- - Hai là, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xh.
- - Ba là, bảo vệ bản sắc dân tộc mở rộng giao lưu tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- · Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu lỗi thời trong phong tục tập quán và lề thói cũ.
- · Chủ động tham gia hội nhập và giao lưu văn hoá với các quốc gia, xd những giá trị mới của văn hoá đương đại.
- - Bốn là, đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý nd, phương pháp dạy và học. Thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, chấn hưng nền giáo dục VN.
- - Năm là, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ: phấn đấu đến năm 2010 năng lực khoa học và công nghệ nước ta đạt trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực trên một số lĩnh vực quan trọng.
- - Sáu là, xd và hoàn thiện các giá trị mới về nhân cách con người VN trong thời kì CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.
- Câu 9:Quan điểm và chủ trương của ĐCSVN về giải quyết các vấn đề xã hội.
- Trả lời
- Quan điểm:
- - Một là, kết hợp các mục đích ktế với các mục tiêu xh. Sự kết hợp ở hai loại mục tiêu này phải được quán triệt ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, ở từng đơn vị ktế cơ sở.
- - Hai là, xd và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng ktế với tiến bộ, công bằng xh trong từng bước và từng chính sách phát triển. Nhiệm vụ “gắn kết” này ko dừng lại như một khẩu hiệu, một lời khuyến nghị mà phải được pháp chế hóa thành các thể chế có tính cưỡng chế, buộc các chủ thể phải thi hành.
- - Ba là, chính sách xh được thực hiện trên cơ sở phát triển ktế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ. Đó là một yêu cầu của công bằng xh và tiến bộ xh; xóa bỏ quan điểm bao cấp, cào bằng; chấm dứt cơ chế xin – cho trong chính sách xh.
- - Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người (HDI), và chỉ tiêu các lĩnh vực xh. Quan điểm này khẳng định mục tiêu cuối cùng và cao nhất của sự phát triển phải là vì con người, vì một xh dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
- Chủ trương:
- - Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xoá đói, giảm nghèo.
- - Hai là, bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- - Ba là, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả.
- - Bốn là, xd chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi.
- - Năm là, thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- - Sáu là, chú trọng các chính sách ưu đãi xh.
- - Bảy là, đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro