Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

10_12_14_15_16_17_18

10.Sự khác nhau của đặc tả hình thức và phi hình thức trong việc đặc tả yêu cầu khách hang

1. Đặc tả phi hình thức

Đặc tả phi hình thức là đặc tả sử dụng ngôn ngữ tự nhiên. Tuy nó không được chặt chẽ bằng đặc tả hình thức nhưng được nhiều người biết và có thể dùng để trao đổi với nhau để làm chính xác hóa các điểm chưa rõ, chưa thống nhất giữa các bên phát triển hệ thống.

2. Đặc tả hình thức

Đặc tả hình thức là đặc tả mà ở đó các từ ngữ, cú pháp, ngữ nghĩa được định nghĩa hình thức dựa vào toán học. Đặc tả hình thức có thể coi là một phần của hoạt động đặc tả phần mềm. Các đặc tả yêu cầu được phân tích chi tiết. Các mô tả trừu tượng của các chức năng chương trình có thể được tạo ra để làm rõ yêu cầu

12.Tại sao độ phức tạp cảm nhận của vấn đề tổ hợp p và q là lớn hơn độ phức tạp cảm nhận được khi tách biệt từng vấn đề p và q để xem xét

Phần mềm được chia thành các phần có tên riêng biệt và định địa chỉ được, gọi là các module. Các module được tích hợp để thỏa mãn yêu cầu của vấn đề.

Gọi C(x) là hàm xác định độ phức tạp cảm nhận được của vấn đề x, và E(x) là hàm xác định nổ lực cần có để giải quyết vấn đề x. Với hai vấn đề p, q ta có Nếu C(p)>C(q) thì tổng quát ta suy ra E(p)>E(q) vì phải mất nhiều nổ lực hơn để giải quyết vấn đề khó hơn.

Một đặc trưng được chỉ qua thực nghiệm là: C(p+q)>C(p)+C(q)

Như thế, độ phức tạp cảm nhận của vấn đề tổ hợp p và q là lớn hơn độ phức tạp cảm nhận được khi tách biệt từng vấn đề p và q để xem xét.

Kết hợp ta có E(p+q)>E(p)+E(q). Điều này dẫn đến kết luận chia để trị cho việc giải quyết các vấn đề phức tạp. Đây là một luận cứ cho tính module.

14.Mô tả hướng dẫn thiết kế giao diện

 4.7.4. Hướng dẫn thiết kế giao diện

a. Hướng dẫn về tương tác chung: giao diện phải

• Nhất quán,

• Cho thông tin phản hồi có nghĩa,

• Yêu cầu kiểm chứng mọi hành động phá hủy không tầm thường,

• Cho phép dễ dàng lần ngược nhiều hành động ,

• Tìm kiếm tính hiệu quả trong đối thoại, vận động và ý nghĩa,

• Dung thứ cho sai lầm,

• Phân loại các hoạt động theo chức năng và tổ chức màn hình hài hòa theo vùng,

• Cung cấp tiện nghi trợ giúp làm ngữ cảnh,

• Dùng các động từ đơn giản hay cụm từ ngắn để đặt tên chỉ lệnh,...

b. Hướng dẫn về hiển thị thông tin

• Chỉ hiển thị thông tin có liên quan đến ngữ cảnh hiện tại,

• Đừng chôn vùi người dùng dưới dữ liệu, hãy dùng định dạng trình bày cho phép hấp thu nhanh chóng thông tin,

• Dùng nhãn nhất quán, cách viết tắt chuẩn và màu sắc dự kiến trước được,

• Cho phép người dùng duy trì ngữ cảnh trực quan,

• Đưa ra các thông báo lỗi có nghĩa,

• Dùng chữ hoa, chữ thường, thụt cấp và gộp nhóm văn bản để trợ giúp cho việc hiểu,

• Sử dụng cửa sổ để đóng khung các kiểu thông tin khác nhau,

• Dùng cách hiển thị "tương tự" để biểu diễn thông tin dễ được hấp thụ hơn với dạng biểu diễn này,

• Xem xét vùng hiển thị có sẵn trên màn hình và dùng nó một cách có hiệu quả,...

c. Hướng dẫn về vào dữ liệu

• Tối thiểu số hành động đưa vào mà người sử dụng thực hiện,

• Duy trì sự nhất quán giữa hiển thị thông tin và cái vào dữ liệu,

• Cho phép người dùng làm phù hợp cái vào,

• Tương tác nên mềm dẻo và hài hòa với mode đưa vào ưa thích,

• Khử kích hợp các lệnh không phù hợp hiện tại,

• Để cho người dùng kiểm soát luồng tương tác,

• Cung cấp trợ giúp cho mọi hành động đưa vào,...

Giao diện người-máy là cánh cửa đi vào phần mềm ứng dụng. Để giao diện đáp ứng được yêu cầu thì người thiết kế nó cần phải hiểu biết về nhân tố con người và công nghệ giao diện. Thêm vào đó, kiểu cách giao diện, công nghệ phần cứng và phần mềm sẵn có, và bản thân ứng dụng cũng có ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng

15.CASE có bao nhiêu loại, cho một ví dụ từng loại CASE mà bạn biết. 

CASE có các  loại   ICASE,  Upper  CASE và Lower  CASE.   ICASE nghĩa  là "Intergrated" CASE hay là CASE tích hợp, "Upper" nghĩa là công cụ ý tưởng hay chỉ là thiết kế logic, "Lower" nghĩa là công cụ chỉ hỗ trợ lập trình. Trong những công cụ trên, tài liệu này tập trung vào các công cụ CASE hỗ trợ tối thiểu một giai đoạn phân tích và có thể hỗ trợ các giai đoạn khác; chúng được gọi chung là "CASE". Chúng ta cũng xác định những giai đoạn hiện nay đang được hỗ trợ (dĩ nhiên là các giai đoạn này có thể thay đổi khi phát hành).

Upper case : Rational Rose, Jude, ConceptDraw

Lower case : Netbean, Eclipse, Visual Studio

Icase : Oracle Degisner

16.Độ tin cậy của phần mềm là gì ?

Độ tin cậy của một hệ phần mềm là độ đo về mức độ tốt của các dịch vụ mà hệ cung cấp cho máy tính. Cần chú ý là người dùng không xét rằng các dịch vụ là quạn trọng như nhau: chẳng hạn một hệ điều khiển máy bay có thể rất, rất hiếm khi thất bại, nhưng nếu chúng có thất bại gây ra tai nạn máy bay thì các người bị nạn và thân nhân người bị nạn không thể xem hệ đó là đáng tin.

Độ tin cậy là một đặc trưng động của hệ thống, nó là một hàm của số các thất bại phần mềm. Một thất bại phần mềm là một sự kiện thi hành mà khi đó phần mềm hành xử không như người ta mong đợi. Chú ý rằng một thất bại phần mềm khác nột hư hỏng phần mềm. Hư hỏng phần mềm là một đặc trưng tĩnh, và nó sẽ gây ra thất bại phần mềm khi mà mã lỗi được thi hành với một tập hợp đặc biệt các thông tin vào.  Các hư hỏng không phải luôn luôn xuất đầu lộ diện, vì vậy đọ tin cậy phụ thuộc vào việc sử dụng hệ thống như thế nào. Không thể đưa ra một phát biểu đơn giản và khái quát về độ tin cậy phần mềm

17.Kiểm tra phát triển phần mềm có mấy bước? 

Kiểm tra được lặp lại cho đến khi không còn lỗi, hoặc đạt được mức độ chấp nhận.

• Bước đầu tiên của xử lý kiểm tra,  đầu vào kiểm tra,  cấu hình và mã ứng dụng được đòi hỏi để tạo các kiểm tra.

• Bước thứ hai là so sánh các kết quả kiểm tra với kết quả dự tính và định lượng sự khác biệt.

• Bước tiếp theo là loại trừ các lỗi, hoặc gỡ rối mã. Khi việc mã hoá lại hoàn thành, kiểm tra lại được tiến hành.

18.Thế nào là kiểm tra black box và white box?

Chiến lược kiểm tra logic có thể là black-box hoặc white-box. Chiến lược kiểm tra black-box cho ràng module của chương trình hoặc hệ thống liên quan tới đầu vào và đầu ra. Các chi tiết logic chi tiết được che dấu và  không cần phân  tích.  Chiến  lược  black-box  có  tính hướng dữ  liệu.  White-box hướng tới việc cho rằng logic đặc trưng là quan trọng và cần phải kiểm tra. White-box đánh giá một vài hoặc tất cả  mặt logic để kiểm tra được tính đúng đắn của chức năng. White-box hướng về logic - giải thuật.

Kiểm tra hộp đen, black-box, coi xử lý kết quả như là minh chứng bởi dữ liệu. Khái niệm kiểm tra là black-box không quan tâm logic. Khuynh hướng này hiệu quả đối với các modul chức năng đơn và các hệ thống cấp cao.

Có ba loại kiểm tra hộp trắng là kiểm tra logic -logic test, chứng minh toán học -mathematical proof và Cleanroom testing

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #cnpm10