1 phút mỗi ngày -thay đổi thói quen xấu của bạn (Mai Thu Quỳnh)
Lời giới thiệu
Mỗi chúng ta ít nhiều đều có những tật xấu, thói quen xấu. Trong khi sự khác nhau lớn nhất giữa thành công và thất bại chính là ở chỗ chúng ta có thể khắc phục được những nhược điểm của mình hay không, có thể chiến thắng được những tật xấu ảnh hưởng đến cả cuộc đời mình hay không. Một nhà thơ đã từng nói:” Khi trên bộ cánh của chú chim có gắn vàng thì chú không thể bay cao được nữa”. Nếu chúng ta không tìm ra được tật xấu và thói quen xấu của bản thân, khắc phục và chiến thắng nó một cách kiên trì không mệt mỏi thì chúng ta chỉ mãi tầm thường không tài cán gì, và trở thành chú chim không thể bay cao đó.
Vậy chúng ta phải làm gì mới có thể khắc phục được những tật xấu và thói quen xấu?
Chỉ cần mỗi ngày chúng ta dành cho mình một phút, chỉ cần dừng lại một phút cho bản thân, nhìn lại bản thân mình, phát hiện những tật xấu thường bị chúng ta xem nhẹ. Dừng lại một phút để lắng nghe tiếng nói của trái tim mình để cân bằng những bất ổn trong tâm bạn, để học tâp, “sửa chữa” và điều chỉnh tâm hồn mình, để yêu chính bản thân và tôn trọng mình hơn nữa. Làm được như vậy, nhất định bạn sẽ bước từ thành công này đến thành công khác. Đôi khi, chúng ta thường viện lí do bận bịu mà quên mất bản thân mình muốn gì, cho rằng mình đang tìm được hạnh phúc và niềm vui trong công việc, nhưng đó thực chất chỉ là chúng ta đang tự lừa dối bản thân. Trên thực tế, trong khi làm việc quên mình, chúng ta đã đánh mất bản thân. Vì chúng ta luôn thích sắp xếp một thời gian biểu thật kín mà không hiểu một điều đơn giản rằng: Bận rộn trong công việc chưa chắc đã mang lại hiệu quả.
Chúng ta còn phải dừng lại một phút để nhìn lại tâm hồn mình. Khi chăm sóc tốt cho thế giới nội tâm của mình, chúng ta có thể cảm nhận được những gì cuộc sống ban tặng. Như vậy, chúng ta không chỉ được nhiều thành công từ thế giới bên ngoài mà còn có được sự thanh thản và bình yên trong tâm hồn. Hy vọng cuốn sach này sẽ là người đồng hành giúp bạn một phút mỗi ngày thay đổi thói quen xấu của bản thân mình.
Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Phần 1: ĐỂ THỜI GIAN TRÔI ĐI TRONG SỰ LƯỜI BIẾNG
Sự lười biếng khiến thời gian trôi đi một cách âm thầm và vô ích. Nhiều khi, những việc chúng ta làm không phải đều có nghĩa, một số việc thậm chí còn lãng phí thời gian vô ích, lãng phí thời gian cũng là vật cản lớn trong sự nghiệp của chúng ta.
Có hai kiểu lãng phí thời gian, đó là lãng phí chủ động và lãng phí bị động. Lãng phí chủ động là sự lãng phí do bản thân gây nên. Chẳng hạn, bạn biết rõ ngủ là lúc thời gian trôi đi vô ích nhưng bạn nhất định phải ngủ. Còn lãng phí bị động là chỉ sự lãng phí thời gian do người khác hoặc sự viêc bất ngờ gây ra, như khi đang làm việc bạn và đông nghiệp lại nói chuyện phiếm hàng giờ đồng hồ, thời gian này gọi là lãng phí bị động.
Mọi người đều có sẵn tính lười như: nằm trong chăn ấm không muốn dậy; ngồi trò chuyện phiếm hoặc vui vẻ trong các câu lạc bộ không muốn về, khiến nhiều việc nên làm đã không làm, cũng khiến cho nhiều người vốn thành công trở nên bình thường.. lười biếng là một thói quen xấu lâu ngày mà có. Thói quen xấu này đã làm con người giậm chân tại chỗ, không tiến lên được. Vì vậy muốn có được một thành tựu nhất định thì trước tiên phải thay đổi thói quen xấu này. Nếu thời gian một ngày được sắp xếp chật kín đểcông việc đè nặng đến nỗi không có thời gian nghỉ ngơi, thúc giục bạn phải dốc toàn bộ sức lực vào công việc, thì bạn sẽ sửa được tính lười biếng trong thời gian làm việc quên mình.
Còn một nguyên nhân dẫn đến tâm lý ỷ lại, lười biếng đó là môi trường làm việc quá thân thiện, bình an và cảm giác được bao bọc bởi gia đình. Nếu bạn phải đến ở một nơi rất xa, sống trong môi trường hoàn toàn mới, bạn sẽ phải tự kiếm sống và sẽ sửa dược thói quen lười biếng.
Có người trong khi làm việc mới gặp chút áp lực đã từ bỏ không làm nữa, hoặc để ngày hôm sau, cứ như vậy sẽ có rất nhiều việc bị dồn lại, còn thời gian thì vẫn trôi đi. Nếu bạn có thói quen như vậy thì bạn đang lãng phí cuộc đời mình.
Sự lần nữa đã trở thành thói quen của nhiều người. Đối vối những người này, bất luận là với lí do gì đều không thể khiến họ từ bỏ thói quen này. Vì vậy, phải giáo dục lại, nuôi dưỡng thói quen làm việc tích cực.
Một người luôn lần nữa, đến khi bắt buộc phải làm, không làm không được, việc gấp như bị cháy nhà mới bắt buộc phải làm nên không hiệu quả. Hiểu dược tính quan trọng của công việc thì anh ta sẽ không còn lần nữa nữa, để tránh gây ra nguy hại và sự không bằng lòng của người khác.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro