1. Đường lối công nghiệp hóa:
1. Đường lối công nghiệp hóa:
- Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Trong thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam ngày 1-1-1946, Hồ Chí Minh viết: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giầu thì nước ta giầu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến nông nghiệp và phát triển nông nghiệp. Trong các bài nói, bài viết Người luôn nhấn mạnh đến vai trò của nông nghiệp bằng nhiều từ khác nhau: Nông nghiệp là gốc, nông nghiệp là chính, nông nghiệp là mặt trận chính, nông nghiệp là mặt trân cơ bản, nông nghiệp là việc quan trọng nhất…Người viết: “có gì sung sướng bằng được góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển nông nghiệp-nền tảng để phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa”.
Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm trở thành những chủ trương, chính sách cụ thể và đồng bộ. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X chỉ rõ: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng… Các vấn đề nông nghiệp, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước… Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của hệ thống chính trị và toàn xã hội” ([1]).
Nông nghiệp nông thôn có những vai trò chủ yếu sau :
1.Cung cấp lương thực thực phẩm cho xã hội .Nhu cầu ăn là nhu cầu cơ bản ,hàng đầu của con người ,xã hội có thể thiếu nhiều loại sản phẩm nhưng không thể thiếu,lương thực, thực phẩm cho xã hội .Do đó,việc thoả mãn các nhu cầu về lương thực, thực phẩm trở thành điều kiện khá quan trọng để ổn định xã hội,ổn định kinh tế. Sự phát triển của nông nghiệp có ý nghĩa quyết định đến vấn đề này .Đảm bảo về nhu cầu về lương thực ,thực phẩm không chỉ là yêu cầu duy nhất của nông nghiệp,mà còn là xơ sở phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế -xã hội .
2. Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ .Các ngành công nghiệp nhẹ như : chế biến lương thực thực phẩm, chế biến hoa quả, công nghiệp dệt, giấy, đường ... phải dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu là nông nghiệp .Quy mô, tốc độ tăng trưởng của các nguồn nguyên liệu là nhân tố quan trọng quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp này .
3.Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hoá .Công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .Để công nghiệp hoá thành công đất nước phải giải quyết rất nhiều vấn đề và phải có vốn. Là một nước nông nghiệp thông qua quá trình xuất khẩu nông sản phẩm, nông nghiệp, nông thôn có thể góp phần giải quyết tốt nhu cầu về vốn cho nền kinh tế .
4. Nông nghiệp nông thôn là thị trường quan trong của các ngành công nghiệp và dịch vụ .Với những nước lạc hậu, nông nghiệp ,nông thôn tập trung phần lao động và dân cư,do đó ,đây là thị trường quan trọng của công nghiệp và dịch vụ .Nông nghiệp, nông thôn càng phát triển thì nhu cầu về hàng hoá và tư liệu sản xuất như :thiết bị nông nghiệp,điên năng,phân bón ,thuốc trừ sâu ... càng tăng,đồng thời các nhu cầu về dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp như : vốn,thông tin ,giao thông vận tải,thương mại ...cũng càng ngày càng tăng . Mặt khác,sự phát triển của nông nghiệp ,nông thôn làm cho mức sống,mức thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên và nhu cầu của họ về các loại sản phẩm công nghiệp như ti vi ,tủ lạnh,xe máy,vải vóc ... và các nhu cầu về dịch vụ như văn hoá ,y tế ,giáo dục ,dịch vụ ,thể thao...cũng càng ngày càng tăng .Nhu cầu về các loại sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của khu kinh tế rộng lớn là nông nghiệp ,nông thôn góp phần đáng kể mở rộng thị trường của công nghiệp và dịch vụ . Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp ,dịch vụ .
5. Phát triển nông nghiệp, là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội .Nông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn,tập trung phần lớn dân cư của đất nước .Phát triển kinh tế nông thôn một mặt đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cho xã hội,nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ,là thị trường của công nghiệp và dịch vụ ...Do đó ,phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn định phát triển nền kinh tế quốc dân .Mặt khác ,phát triển kinh tế nông thôn trực tiếp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn .Do đó, phát triển là cơ sở ổn định chính trị, xã hội. Hơn thế nữa, cư dân nông thôn chủ yếu là nông dân, người bạn đồng minh, là chỗ dựa đáng tin cậy của giai cấp công nhân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần củng cố liên minh công nông, tăng cường sức mạnh của chuyên chính vô sản.
Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo kiểu rút ngắn thời gian.
- Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- So sánh tư duy công nghiệp hóa của Đảng thời kỳ trước Đổi mới với thời kỳ Đổi mới.
Kinh tế hàng hóa là một hình thái của nền sản xuất xã hội nối tiếp và cao hơn nền sản xuất tự cung tự cấp, trong đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi thông qua mua - bán trên thị trường; hình thái quan hệ kinh tế thống trị của các mối liên hệ kinh tế là quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Nó đối lập với kinh tế tự nhiên, trong đó hình thái thống trị là các quan hệ hiện vật. Theo Mac K. (K. Marx), KTHH là một giai đoạn phát triển nhất định trong lịch sử phát triển của xã hội theo tiến trình: kinh tế tự nhiên - kinh tế hàng hoá - kinh tế sản phẩm. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản về tổng thể là một nền KTHH. Điều kiện chung của tồn tại sản xuất hàng hoá là phân công lao động xã hội và sự tách biệt (độc lập) kinh tế giữa những người sản xuất. Đặc trưng chung của KTHH trong bất kì chế độ xã hội nào là sự tồn tại hình thái giá trị và thị trường, trong đó giá trị của hàng hoá - lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó, được đo bằng tiền tệ và mang hình thái giá cả; quy luật đặc trưng của sản xuất hàng hoá là quy luật giá trị, và những quy luật liên quan như quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật hàng hoá được trao đổi theo nguyên tắc ngang giá.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế dựa trên nền sản xuất hàng hoá phát triển, và hoạt động theo cơ chế thị trường ra đời từ trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong KTTT, thị trường đóng vai trò, điều tiết mọi quan hệ kinh tế - xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, sản xuất, thương mại, tài chính, tín dụng, tiền tệ, lao động, kể cả một phần quan trọng trong văn hoá, giáo dục... Người sản xuất, người tiêu dùng, mọi thành viên trong xã hội tự chủ hoạt động trên thị trường, nhưng lại bị chi phối bởi các quan hệ thị trường (lợi ích và sáng kiến cá nhân, cung - cầu, cạnh tranh ...) một cách tự phát trong KTTT tư nhân, hay có kế hoạch trong KTTT xã hội chủ nghĩa. Nhà nước với tư cách là tổ chức công quyền chỉ can thiệp ở mức hạn chế cần thiết, đóng vai trò người giữ gìn trật tự công và trọng tài, để cho nền kinh tế tự thân vận động theo định hướng của nhà nước và trong khuôn khổ pháp luật. Thuyết KTTT hoàn toàn tự do (theo chủ nghĩa kinh tế tự do cổ điển và tân cổ điển) ngày nay không còn thích hợp, mà trong những điều kiện kinh tế - chính trị mới, nhà nước đều phải can thiệp bằng nhiều biện pháp ở những mức độ khác nhau để điều tiết thị trường nhằm phát triển và bảo vệ nền kinh tế quốc gia, chống khủng hoảng kinh tế - xã hội, giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường thế giới. KTTT không hoàn toàn đồng nhất ở các nước có chế độ chính trị - kinh tế - xã hội khác nhau; có trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau; nó chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thuộc phương thức sản xuất chủ đạo, và chịu sự chi phối, điều tiết, quản lí của nhà nước và mang những đặc điểm và truyền thống của mỗi nước.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro