Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

1.2.PPđánhGiáNhuCầuĐT

Câu 1. Các phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo:

Đánh giá nhu cầu đào tạo là thực hiện một sự so sánh giữa trạng thái hiện tại và trạng thái mong đợi về năng lực nghề nghiệp của cá nhân và tổ chức. Căn cứ trên so sánh này, những chênh lệch giữa năng lực nghề nghiệp đang có và năng lực nghề nghiệp được mong đợi sẽ được xác định, trên cơ sở đó, lập kế hoạch tổ chức đào tạo.

Các phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo:

1.Phương pháp dự báo nguồn nhân lực

2.Phương pháp tiếp cận theo những tín hiệu của thị trường

3.Điều tra phỏng vấn người sử dụng lao động

4.Phương pháp điều tra lần theo dấu vết học sinh, sinh viên

5.Điều tra phỏng vấn các nhà quản lý có liên quan đến đào tạo

Hiện nay các CSGD đại học (trường đại học hoặc cao đẳng) thường sử dụng các phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo sau:

-Thứ nhất là phương pháp tiếp cận theo những tín hiệu của thị trường.

Phương pháp này dựa trên việc phân tích các thông tin về thị trường lao động để thu thập các tín hiệu về thị trường lao động. Từ đó nhà trường hoạch định các chính sách về thị trường lao động và các kế hoạch đào tạo.

Đây là phương pháp được hầu hết các trường CĐ, ĐH ở nước ta sử dụng vì ưu điểm dễ thực hiện, đảm bảo đầu ra cho sinh viên, học viên…

VD: Xu hướng nhu cầu nhân lực hiện nay của nước ta, ước tính tiếp tục tăng khoảng 30% so với năm 2010, với trên 45.000 chỗ làm việc. Xu hướng tăng cao về nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cụ thể nhu cầu nhân lực có trình độ chuyên môn Đại học trở lên khoảng 10%, cao đẳng, trung cấp khoảng 40%, công nhân kỹ thuật – sơ cấp nghề 15% chủ yếu các ngành nghề Quản lý kinh tế -Kinh doanh, Nhân viên kinh doanh – Marketing, công nghệ thông tin, Tài chính - Ngân hàng - Kế toán - Kiểm toán, Du lịch – Khách sạn, Y tế - Dược, Chăm sóc sức khỏe, Chế biến thực phẩm, Xây dựng – Kiến trúc, Điện – Điện tử- Viễn thông, Cơ khí....

Sau khi phân tích thông tin về thị trường lao động rất nhiều trường CĐ, ĐHđã đẩy mạnh việc đào tạo các ngành nghề còn đang thiếu hụt, nguồn nhân lực có tay nghề trình độ đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. VD như Ngành Công nghệ thông tin, tính đến nay trong cả nước đã có gần 300 trường CĐ, ĐH có đào tạo ngành CNTT với chỉ tiêu tuyển sinh toàn ngành hàng năm hơn 60.000 sinh viên…Riêng địa bàn TP Hồ Chí Minh có gần 50 cơ sở đào tạo CNTT ở cấp độ từ ÐH, CÐ, TCCN với số lượng đào tạo khoảng 50 nghìn sinh viên/năm. Theo thống kê của Hội Tin học TP Hồ Chí Minh, số lượng các trường có đào tạo CNTT ở phía nam tăng mạnh trong mấy năm trở lại đây. Cụ thể: Khối trường ÐH công lập, năm 2006 có 28 trường, năm 2007 có 33 trường và năm 2008 có 35 trường; Khối các trường ÐH ngoài công lập, năm 2006 có 17 trường, năm 2007 có 19 trường và 2008 có 26 trường...

-Thứ hai, phương pháp điều tra, phỏng vấn người sử dụng:

Đây là phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo trên cơ sở phỏng vấn người chủ doanh nghiệp về số lượng và chất lượng lao động dự định sẽ tuyển hoặc mong muốn sẽ tuyển trong một thời kỳ nhất định.

Phương pháp này rất hiệu quả và được nhiều trường ĐH, CĐ sử dụng, đặc biệt là các trường chuyên đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, quản lý, công nghiệp…

VD: Trường đại học Công nghiệp Hà Nội liên kết với các doanh nghiệp, công ty mở khoá đào tạo các ngành nghề mà phía các doanh nghiệp yêu cầu như: Chương trình hợp tác với Công ty Toyota Việt Nam đào tạo thợ sửa chữa, với số lượng 50 sinh viên/khóa; đào tạo cho đơn vị cung cấp nhân lực cho các công ty Hàn Quốc mỗi tháng 150 đến 200 người; cung ứng lao động kỹ thuật cho 15 nghiệp đoàn Nhật Bản 400-500 người/năm... Vì vậy, những năm gần đây, quy mô đào tạo của trường tăng nhanh, ngành nghề được mở rộng, nhất là số sinh viên ra trường đáp ứng tốt yêu cầu về trình độ, năng lực của các đơn vị sử dụng.

Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Thái Bình đã điều tra, phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo tỉnh Thái Bình và hợp tác liên kết đào tạo tại chỗ theo địa chỉ sử dụng cho những cán bộ các xã, thị trấn.Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thái Bình đào tạo theo địa chỉ được hơn hai nghìn cán bộ xã, phường, thị trấn có trình độ cao đẳng và đại học, với 95% sinh viên ra trường về công tác tại địa phương. Kết quả của những đợt “đặt hàng” giúp đội ngũ cán bộ cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần thay đổi diện mạo cho nông thôn Thái Bình

Thứ ba là phương pháp điều tra lần theo dấu vết học sinh, sinh viên.

Phương pháp này là cuộc điều tra quan tâm đến cung lao động hơn là cầu lao động. Thông tin được thu thập nhằm theo trả lời các câu hỏi:

1.Các sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp có tìm được việc làm không? Số lượng là bao nhiêu?

2.Các chương trình giảng dạy có thành công hay không?

3.Phương pháp đào tạo có phù hợp không?

Trên cơ sở đó, kết nối cung cầu lao động, xác định được nhu cầu đào tạo dự đoán trong tương lai của các nghề đào tạo cũng như các hình thức đào tạo tiếp theo.

Phương pháp này cũng được khá nhiều trường CĐ, ĐH sử dụng (thường là các trường có danh tiếng, điều kiện cơ sở vật chất tốt) như trường Đại học FPT, trường ĐH Đại Nam và các trường do vốn đầu tư nước ngoài (Trường ĐH RMIT; Trường ĐH Anh quốc tại Việt Nam…)

VD:Theo kết quả khảo sát ĐH FPT, 100% sinh viên của trường nàycó việc làm đúng ngành nghề từ trước khi nhận bằng tốt nghiệp, trongđónhiều sinh viên làm việc cho những doanh nghiệp lớn như FPT Software, CMS, CMC, Mairitime Bank, Vietnam Airline... Thu nhập khởi điểm trung bình của các sinh viênĐH FPT sau khi ra trường là trên 6 triệu đồng. Với đầu ra tốt như vậy, trường ĐH FPT không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng chỉ tiêu đào tạo các ngành, hàng năm cung cấp một lượng lớn nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ tay nghề cao cho thị trường lao động trong và ngoài nước…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #ken