09Q302E T1 thong nhat va dau tranh
Câu 8: Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ý nghĩa phương pháp luận.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là "hạt nhân" của phép biện chứng.Quy luật thống nhất ...đối lập là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển.Theo quy luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật.
*K/niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng or giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Mặt đối lập: mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại các mặt đối lập, MĐLdùng để chỉ những mặt, những thuộc tính , khuynh hướng vận động trái ngược nhau but đồng thời lại là điều kiện tiền đề của nhau.
VD: âm và dương, đồng hoá - dị hoá, tư sản - vô sản,...
Các tính chất chung của mâu thuẫn: mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến ngoài ra còn có tính đa dạng, phong phú.
* Quá trình vận động của mâu thuẫn : trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thông nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, ko tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng bao hàm sự đồng nhất của nó. VD: giống nhau (thống nhất) vì lợi ích 2 giai cấp TS và VS gắn kết với nhau -> khác nhau: TS là chủ có tư liệu sản xuất thu nhập cao, VS ngược lại -> chuyển hoá -> giống nhau -> khác nhau...
- Đấu tranh của các mặt đối lập: dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng phụ thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng. Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hoá giữa chúng.
- Sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tuỳ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể. Trong quá trình này thì thống nhất giữa các mặt đối lập là tương đối còn đấy tranh giữa các MĐL là tuyệt đối. Khi 2 mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiệ đã chín muồi chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết, MT cũ mất đi, MT mới được hình thành và quá trình tác động chuyển hoá giữa các MĐL lại tiếp diễn làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động, phát triển, bởi vậy sự tác động và chuyển hoá giữa các MĐL là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới.
* Ý nghĩa phuơng pháp luận:
- Vì MT có tính khách quan, phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng MT, phát hiện MT, phân tích đầy đủ các MĐL, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động, phát triển.
- Vì MT có tính đa dạng phong phú do vạy trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể, cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại MT trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định để giải quyết từng loại MT 1 cách đúng đắn nhất.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro