Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

0983 885991

YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG HỌC CHẾ TÍN CHỈ

SV Nguyễn Hữu Tuấn

K11B Tâm lý học- QTNS

I -Đặt vấn đề

Học chế tín chỉ là một phương thức đào tạo có nhiều ưu thế, được áp dụng gần đây ở một số trường đại học của nước ta nhằm tạo điều kiện cho người học lựa chọn và quyết định chiến lược học tập cho phù hợp với năng lực nhận thức và điều kiện của bản thân; rèn luyện tính chủ động, độc lập trong học tập. Qua gần hai năm được học tập theo phương thức đào tạo này, bên cạnh những thuận lợi đối với người học cũng như ưu thế của phương thức đào tạo so với niên chế học phần, vẫn còn những hạn chế nhất định trên mọi phương diện: Điều kiện về cơ sở vật chất; thời khóa biểu; hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá; phương pháp dạy học; phương pháp học tập của SV....Tuy nhiên, trong só những khó khăn đó, phương pháp học tập của SV vẫn là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến kết quả học tập của SV. Để nâng cao kết quả học tập, xin được đưa ra một số yêu cầu, cách thức thực hiện đối với phương pháp học tập của SV ở các loại giờ học trong học chế tín chỉ để đạt được kết quả tốt hơn.

II - Các biện pháp góp phần nâng cao kết quả học tập đối với các loại giờ học trong học chế tín chỉ.

2.1.Đối với những giờ lý thuyết

a. Lập kế hoạch chi tiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ đối với từng giờ học mà giảng viên giao: tìm, đọc, ghi chép những tài liệu liên quan, hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài trình bày tại các buổi thảo luận, chuẩn bị các nội dung làm việc theo nhóm, các vấn đề cần hỏi để trao đổi với giảng viên, ôn bài, đọc bài mới, ...;

b. Thực hiện thật tốt kế hoạch chi tiết nói trên để tích lũy được kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu từng bài học;

c. Trước khi đến lớp: xem xét lại việc hoàn thành kế hoạch học tập của mình để chắc chắn đã hoàn thành "khối lượng kiến thức" mà giảng viên đã yêu cầu hoặc các vấn đề cần trao đổi nhằm giải đáp những khúc mắc, chưa rõ;

d. Ghi chép trên lớp cho được các mục sau:

- Mục tiêu của bài học và cấu trúc của nội dung bài học;

- Những kiến thức cốt lõi của bài học định hướng tư duy và cho việc lập kế hoạch hoàn thành "khối lượng kiến thức" theo yêu cầu;

- Các hướng dẫn của giảng viên cho sinh viên tự học (ví dụ học liệu nào, ở đâu, địa chỉ cụ thể của các kiến thức cần tìm, cách xử lí các kiến thức đó để hoàn thành mục tiêu bài học).

2.2. Đối với giờ thảo luận

a. Nhận nội dung, vấn đề nghiên cứu, mở rộng, đi sâu vào bản chất, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chuẩn bị bài trình bày theo sự phân công và hướng dẫn của giảng viên;

b. Trình bày báo cáo theo phân công;

c. Theo dõi, bổ sung, góp ý bài trình bày của các bạn cùng lớp, hoàn chỉnh bài trình bày đó hoặc của mình;

d. Hỏi, đối thoại, tranh luận những vấn đề đã trình bày tại buổi thảo luận;

e. Theo dõi sự nhận xét, tổng kết của giảng viên để hoàn chỉnh bài trình bày tại buổi thảo luận;

f. Sắp xếp tài liệu có được sau từng buổi thảo luận theo kế hoạch nghiên cứu, học tập của bản thân để dễ sử dụng cho các mục đích khác như làm bài tập nhóm, bài tập lớn học kỳ, kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ....

2.3. Trong giờ hoạt động nhóm

a. Nhận nhiệm vụ, thời hạn hoàn thành, mẫu báo cáo hoạt động theo nhóm;

b. Nhóm trưởng lên kế hoạch phân công (bằng văn bản) cho từng thành viên với nhiệm vụ, thời gian hoàn thành, nguồn tài liệu tham khảo, lịch họp nhóm theo kế hoạch. Chủ động thực hiện các nhiệm vụ đặt ra của buổi thảo luận nhóm hay bài thực hành, triển khai kế hoạch mà bản thân đã dự kiến, chuẩn bị trước, xem xét kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra;

c. Nhóm trưởng lập báo cáo, thông qua toàn nhóm trước khi nộp cho giảng viên. Xem xét lại những gì đã thu nhận được và tóm tắt lại kết quả chính các buổi hoạt động theo nhóm cho bản thân và lưu giữ phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ.

2.4. Với những giờ thực hành thí nghiệm

a. Hoàn thành công tác chuẩn bị cho thực hành, thực tập, thí nghiệm theo yêu cầu của giảng viên, đề xuất vấn đề, câu hỏi cần hỏi giảng viên;

b. Làm các bài thực hành, thực tập, thí nghiệm theo yêu cầu môn học và hướng dẫn của giảng viên. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn lao động;

c. Viết báo cáo thực hành, thực tập, thí nghiệm và nộp cho giảng viên đúng hạn;

d. Hoàn chỉnh báo cáo thực hành, thực tập, thí nghiệm theo góp ý, đánh giá của giảng viên.

2.5. Trong thời gian tự học.

a. Nhận và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu mà giảng viên giao (nhà trường khuyến khích sinh viên nghiên cứu mở rộng hơn những nội dung và vấn đề được giao);

b. Thực hiện thật tốt kế hoạch nói trên (mạnh dạn liên hệ với giảng viên để được tư vấn, hỗ trợ về vấn đề đang tự học, tự nghiên cứu);

c. Viết báo cáo thu hoạch theo các tiêu chí đánh giá của giảng viên, tranh thủ những ý kiến góp ý của bạn, tư vấn của giảng viên trước khi nộp bài;

d. Hệ thống hóa, lưu giữ tài liệu, kết quả tự học, tự nghiên cứu thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng sau này

6. Tài liệu trong học tập.

- Ngoài những tài liệu bắt buộc và những tài liệu tham khảo mà giảng viên đã cung cấp, thì sinh viên cần chủ động và tích cực tìm kiếm thêm tài liệu ở nhiều nguồn khác như:

- Tích cực tìm tài liệu trên thư viện, trong phòng KLF là những nơi mà có thể cung cấp cho chúng ta rất nhiều những tài liệu bổ ích.

- Cần thường xuyên lên mạng tra cứu những nguồn tài liệu, những thông tin mới và bổ ích, vì trên mạng là nơi chứa đựng hầu như tất cả những điều mà chúng ta cần.

III. Kết luận

Từ thực tế vận dụng phương thức đào tạo theo Học chế tín chỉ trên thế giới suốt hằng trăm năm qua cũng như thực tế vận dụng ở Việt nam từ sau năm 1975 tại một số trường ĐH ở miền Nam, rồi gián đoạn và được áp dụng lại gần một thập niên trở lại đây tại một số trường đại học trên cả nước. Tuy vẫn còn những khó khăn nhưng qua thực té vận dụng phương thức đào tạo này đã cho thấy ưu thế của nó so với phương thức đào tạo cũ. Tuy nhiên, để có nhiều thành công hơn nữa, cần phải chú ý đến mọi yếu tố, mọi phương diện, điều kiện tổ chức. Đặc biệt là nhân tố người học. Trên đây là những ý kiến đóng góp về phương pháp học tập theo học chế tín chỉ của chúng tôi, mong các bạn tham khảo và áp dụng cho bản thân trong học tập, để đạt được kết quả tốt nhất. Góp phần nâng cao kết quả học tập bản thân nói riêng và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #12345678