Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

04ThieuMauSTM

Câu 4. Nêu biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng và biện pháp điều trị thiếu máu do suy thận mạn tính?

Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận - tiết niệu mạn tính, làm chức năng thận giảm sút dần dần tương ứng với số lượng nephron của thận bị tổn thương và mất chức năng không hồi phục. Suy thận mạn gây ra mức lọc cầu thận giảm, urê và creatinin máu tăng, rối loạn cân bằng nước và điện giải, rối loạn cân bằng kiềm toan và rối loạn các chức năng nội tiết khác của thận. và suy thận mạn cũng gây ra tình trạng thiếu máu.

- Thiếu máu do suy thận mạn là thiếu máu đẳng sắc, sắt huyết thanh bình thường, mức độ thiếu máu tương ứng với mức độ nặng của suy thận; suy thận càng nặng thì thiếu máu càng nhiều.

- Thiếu máu thường khó hồi phục do thận không sản xuất đủ Erythropoietin - yếu tố cần thiết để biệt hóa tiền hồng cầu.

* Lâm sàng:

- Mệt mỏi, ù tai hoa mắt chóng mặt, khả năng tư duy và tập trung kém, hay quên

- Da xanh, niêm mạc môi, mắt, lưỡi nhợt

- Thiếu máu mạn tính có thể thấy tóc khô, móng tay khum

- Thiếu máu nặng có thể thấy khó thở, nhịp tim nhanh, tiếng thổi tâm thu.

* Cận lâm sàng:

HC↓, HST↓, Hematocrit ↓

Suy thận càng nặng mức độ giảm càng rõ. Mối liên quan giữa giai đoạn suy thận và mức độ thiếu máu có thể là:

+ Giai đoạn I : HC >3, 5 (T/l), HST: 90-100 (g/l)

+ Giai đoạn II : HC: 2, 5-3 (T/l), HST: 70-90 (g/l)

+ Giai đoạn III: HC: 2-2, 5 (T/l), HST: 60-70 (g/l)

+ Giai đoạn IV: HC: < 2 (T/l), HST: < 60 (g/l)

* Biện pháp điều trị thiếu máu do suy thận mạn:

- Thiếu máu do suy thận mạn chủ yếu do thiếu Erythropoietin do đó phải điều trị thay thế bằng Erythropoietin (Eprex, Epogen,... mỗi lọ có chứa 1000, 2000, 4000, 10000đv). Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da 40đv/kg/lần tiêm, 1 tuần 2-3 lần tùy thuộc vào mức độ thiếu máu.

Đây là biện pháp điều trị tốt nhất và hiệu quả nhất, đặc biệt là ở giai đoạn suy thận III, IV, có thiếu máu nặng và trong quá trình lọc máu chu kỳ.

+ Trước khi cho Erythropoietin cần đảm bảo đủ sắt, axit folic, vitamin B12, B6 như: Siderfol, Venofer...là các nguyên liệu cần thiết cho tạo hồng cầu.

. Mục đích đạt được là duy trì hemoglobin từ 90-110g/l

. Khi hemoglobin lên đến 120g/l thì giảm liều

. Liều duy trì thường 2đv/kg/lần tiêm x 2lần/tuần.

+ Nếu lọc máu chu kỳ thì nên tiêm sau khi lọc máu, tiêm dưới da cho kết quả tốt hơn tiêm tĩnh mạch

Thông thường sau khi tiêm 3 tuần sẽ có đáp ứng tốt: HC ↑, Hemoglobin ↑, Hematocrit ↑

- Có thể truyền khối hồng cầu khi thiếu máu nặng hoặc truyền máu toàn phần nếu bệnh nhân lọc máu chu kỳ.

- Điều trị toan máu

- Deca-durabolin 25mg x 1 ống tiêm bắp / tuần giúp làm tăng chuyển hóa, giúp điều chỉnh cân bằng N cho bệnh nhân

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: