Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

044 quang ganh lo di 4

PHẦN THỨ TƯ

BẲY CÁCH LUYỆN TINH THẦN ĐỂ ĐƯỢC THẲNH THƠI VÀ HOAN HỈ

XII. MỘT CÂU ĐỦ THAY ĐỔI ĐỜI BẠN

Mấy năm trước người ta bảo tôi trả lời câu hỏi này trên đài phát thanh: "Bài học quan trọng nhất bạn đã học được là bài học nào?".

Dễ trả lời lắm: Đó là bài học chỉ cho tôi sự quan trọng của ý nghĩ. Biết bạn nghĩ điều gì, tôi sẽ đoán được bạn ra sao. Tư tưởng ta xếp đặt cuộc đời và quyết định tương lai ta. Emerson nói: "Suốt ngày ta nghĩ sao thì ta cư xử vậy"... Tất nhiên thế, không thể khác được.

Bây giờ tôi tin chắc chắn, không mảy may ngờ vực, rằng vấn đề quan trọng nhất - và gần như là độc nhất - mà bạn và tôi phải giải quyết là chọn những tư tưởng chánh trực. Làm được như vậy chúng ta đã đi vào con đường chính mà giải quyết được hết thảy những nỗi khó khăn. Marc Aurèle, đại triết gia và Hoàng đế của Đế quốc La Mã, tóm tắt ý ấy trongcâu này - một câu quyết định được vận mạng con người: "Tư tưởng của ta ra sao thì đời của ta như vậy".

Phải, nếu ta có những tư tưởng vui vẻ thì đời ta sung sướng, có những tư tưởng hắc ám thì đời ta khốn khổ, có những ý nghĩ sợ sệt thì ta sẽ sợ sệt. Nếu ta nghĩ tới đau ốm thì ta sẽ đau ốm, nghĩ đến điều thất bại thì chắc chắn sẽ thất bại. Còn nếu ta cứ tự vùi ta vào những lời than thân trách phận thì mọi người ắt sẽ tránh ta.

Nói thế có phải là tôi bênh vực một thái độ vô tư lự trước tất cả những nỗi khó khăn không? Không. Vì chẳng may, đời lại không giản dị thế đâu. Nhưng tôi muốn bênh vực cho một thái độ tích cực, đừng tiêu cực. Nói một cách khác, chúng ta cần chú ý đến nỗi khó khăn song đừng lo lắng. Chú ý với lo lắng khác nhau ra sao? Tôi xin giảng: Một lần đi ngang qua một con đường đông ngẹt xe cộ ở Nữu Ước, tôi phải để ý tới cử động của tôi, nhưng tôi không lo. Chú ý là nhận rõ tình hình khó khăn, rồi bình tĩnh tiến tới để thắng nó. Lo lắng là quay cuồng một cách điên khùng và vô ích.

Ta có thể chú ý tới những vấn đề nghiêm trọng mà vẫn thẳng người tiến bước với một bông cẩm chướng ở khuy áo được 1. Tôi đã thấy Lowell Thomas có thái độ ấy. Một lần, tôi được cái vinh dự hợp tác với Lowel Thomas để trình bày những phim tài liệu về những trận giữa Allenby và Lawrence trong chiến tranh thứ nhất. Ông và những bọn người giúp việc đã quay phim phóng sự về T. E. Lawrence cùng đội binh Ẳ Rập của ông này và một phim về quân đội Allenby xâmchiếm thánh địa (Jérusalem). Bài diễn văn của Lowell Thomas để giảng hai khúc phim đó, đầu đề là: "Theo gót Allenby ở Palestine và Lawrence ở Ẳ Rập", được hoan hô ở Luân Đôn và khắp thế giới. Rạp hát Opéra tại Luân Đôn mùa đó mở cửa trễ sáu tuần để ôngcó thể kể chuyện đại mạo hiểm� ấy và quay phim ở nhà hát Covent Garden. Sau những thành công rực rỡ đó tới những thành công khác trong một châu du khắp hoàn cầu. Rồi ông bỏ ra hai năm để sửa soạn một phim phóng sự về đời sống ở Ấn Độ và Afganistan. Nhưng sau một chuỗi rủi ro không sao tả được, điều bất ngờ này liền xảy ra: Ông trở về Luân Đôn, hoàn toàn phá sản. Lúc ấy tôi ở chung với ông. Chúng tôi phải ăn món rẻ tiền trong những hàng cơm bình dân. Nếu như chúng tôi không mượn được tiền một nghệ sĩ trứ danh là Jame Mc. Bey thì chắc đã phải nhịn đói. Và đây là điều quan trọng mà tôi muốn kể: Cả trong khi Lowel Thomas nợ như Chúa Chổm và thất vọng chua chát, ông chỉ suy tính chớ không lo lắng. Ông biết nếu để thất vọng đè bẹo thì ông thành một người vô ích, vô ích cho cả chủ nợ của ông nữa. Cho nên mỗi buổi sáng, trước khi đi xin việc, ông mua một bông cẩm chướng, gài vào khuyết áo rồi lanh lẹ xuống phố Oxfort, thẳng người, ngưỡng mặt mà bước. Ông nghĩ tới những tư tưởng tích cực, can đảm và không chịu để thất bại đè bẹp ông. Đối với ông thì trong sòng đời, bị quất nặng tức là được huấn luyện. Vậy thiếu sự huấn luyện đó tất không sao bước lên bậc thang chót vót của xã hội được.

Thái độ tinh thần ảnh hưởng một cách rất sâu xa, gần như khó tin, đến cả thể lực nữa. Ông J. A. Hadfield, nhà trị bệnh thần kinh nổi danh ở Anh, trong cuốn Tâm lý của Quyền lực đã chứng minh điều ấy một cách rõ ràng. Ông viết: "Tôi bảo ba người làm những trắc nghiệm để xem ám thị về tinh thần ảnh hưởng tới thế lực họ ra sao. Thể lực đó, tôi đo bằng mày lực kế (dynamomètre) mà tôi bảo họ bóp hết sức mạnh. Việc ấy họ làm trong ba hoàn cảnh khác nhau.

Lần đầu họ bóp lực kế trong hoàn cảnh thông thường. Trung bình thể kực của họ là 50 kí lô rưỡi.

Lần thứ nhì tôi thôi miên họ, thế rồi bảo họ rằng họ yếu lắm, cho nên họ chỉ bóp 14 kí lô rưỡi thôi, nghĩa là không bằng một phần ba sức thiệt của họ. (Một người trong ba người là nhà đấu quyền chuyên nghiệp; trong khi bị thôi miên người ấy thấy tay mình như "mảnh khảnh đi, y như con nít").

Lần thứ ba cũng thôi miên họ, nhưng bảo họ rằng họ mạnh, thì họ có thể bóp được 71 kí lô. Vậy khi óc họ đầy những ý nghĩ tích cực về sức mạnh, thì thể lực của họ tăng gần 50 phần trăm.

Năng lực của thái độ tinh thần ghê gớm như vậy đó.

Tôi xin kể một chuyện lạ lùng vào bật nhất trong lịch sử Hoa Kỳ để bạn thấy rằng năng lực mầu nhiệm của tư tưởng. Có thể viết cả cuốn sách về chuyện ấy được, nhưng đây tôi xin tóm tắc lại. Một đêm lạnh lẽo về tháng mười ít lâu sau khi Nam Bắc chiến tranh kết liễu, có người đàn bà nghèo đói lang thang, thất thơ thất thiểu trên đường đời, tên gọi Glover đến Amesbary. Đến đây bà gõ cửa nhà quả phụ một vị chỉ huy thương thuyền là bà Webster.

Mở cửa ra, bà Webster thấy một thân hình nhỏ bé, ốm o, "chỉ còn xương với da, không đầy 50 kí lô, trông ghê sợ".

Nhưng bà Glover đã lên tiếng muốn kiếm một chỗ để có thể bình tĩnh suy nghĩ và lập chương trình quan trọng nó làm cho bà say mê đêm ngày.

Bà Webster đáp: "Vậy bà ở chung với tôi. Nhà rông mà tôi ở có một mình".

Bà Glover có thể suốt đời chung đụng với bà Webster được, nếu không có chàng rễ bà này là anh Bill Ellis vốn ở Nữu Ước về nghĩ tại đó. Thấy bà Glover, anh ta la: "Tôi không muốn chứa quân lang thang". Và đuổi người người đànbà không nhà ấy ra cửa. Mưa như trút, bà Glover đứng run cầm cập giữa trời trong vài phút rồi kiếm chỗ trú chân.

Đây mới là đoạn lạ lùng của cây chuyện. Người đàn bà lang thang mà Bill Ellis đuổi đi đó ảnh hưởng tới tư tưởng của thế giới hơn hết thảy những người đàn bà khác. Hiện nay có hàng triệu tín đồ biết tên hiệu bà là Mary Baker Eddy, người sáng lập ra "Cơ Đốc Khoa học".

Vậy mà khi chuyện ấy xảy ra bà chưa biết gì về đời hết, ngoài bệnh tật, lo lắng và sầu thảm. Người chồng thứ nhất của bà mới cưới ít lâu thì chết. Người chồng thứ nhì bỏ bà đi theo một người đàn bà khác đã có chồng, rồi chết trong cảnh nghèo khổ. Bà chỉ có mỗi một mụn con trai, và vì túng thiếu, đau ốm và ghen tuông, bà phải cho người khác nuôi khi nó mới bốn tuổi. Từ đó không có tin tức gì về con hết. 31 năm không thấy mặt nó một lần.

Vì ốm đau hoài, bà Eddy sớm nghĩ tới khoa "chữa tinh thần". Nhưng khi lại ở Lynn, bà mới tới khúc quẹo quyết định trong đời bà. Một ngày mùa đông, bà đi trên đường, trượt chân té trên giá và nằm bất tỉnh trên vỉa hè. Xương sống bị thương nặng tới nỗi gân giựt lên dữ dội. Y sĩ nói bà sẽ chết, và nếu trời có thương cho sống sót thì cũng thành tật, không đi được nữa.

Nằm trên giường và tin rằng sẽ chết trên đó, bà mở Thánh kinh ra, rồi như Chúa dun ruổi gặp đoạn Thánh Mathieu kể: "Họ chỉ cho người một bệnh nhân đau chứng tê liệt nằm trên chiếc chõng; và Giê Su nói với bệnh nhân" "Con, con can đảm lên con. Tội lỗi của con sẽ được tha thứ... Đứng vậy và về nhà đi". Và người bệnh đứng dậy và trở về nhà".

Bà Barker Eddy nói: "Những lời của Chúa làm nảy nở ở tôi một sức mạnh, một lòng tin, một ý muốn khỏi bệnh dào dạt tựa sóng biển, đến nỗi tôi nhảy phắt xuống đất bước đi".

"Kinh nghiệm ấy giúp tôi phát giác được một cách làm cho tôi và những người khác sung sướng cũng như trái táo trên cây rớt xuống giúp Newton kiếm được luật hấp dẫn của vạn vật. Tôi thấy một cách rất khoa học rằng: "Tinh thần là nguồn gốc của mọi sự và mỗi thực hiện chỉ là một hiện tượng của tinh thần".

Do con đường ấy mà Marry Barker Eddy thành nhà sáng lập và nữ giáo sĩ tối cao của một tôn giáo mới: "Cơ Đốc Khoa học", một tôn giáo lớn nhất mà từ trước tới nay nữ giới đã lập ra được, một tôn giáo đã được truyền bá khắp thế giới.

Chắc bạn tự nhủ: "Anh chàng Carrnegie này muốn truyền bá đạo Cơ Đốc Khoa học đây". Không. Bạn lầm. Tôi không theo đạo ấy. Nhưng tôi càng sóng thêm bao nhiêu thì tôi càng tin chắc chắn ở năng lực huyền bí của tư tưởng. Nhờ dạy người lớn trong 35 năm, tôi biết rằng đàn ông và đàn bà có thể diệt ưu phiền, sợ sệt cùng nhiều chứng bệnh và có thể thay đổi hẳn đời họ đi bằng cách thay đổi tư tưởng trong đầu.

Tôi biết! Tôi biết vậy!! Tôi biết chắc vậy!!! Tôi đã mục kích cả 100 lần những sự thay đổi không sao tin được. Tôi đã thấy thường quá đến nỗi không còn ngạc nhiên gì nữa.

Chẳng hạn như trường hợp học sinh của tôi, ông J. Frank Whaley. Ông ta bị bệnh thần kinh suy nhược. Duyên do? Là tại ông ưu phiền. Ông nói với tôi: "Cái gì cũng làm cho tôi lo, tôi lo vì tôi ốm quá; vì tôi tưởng rằng tóc tôi mỗi ngày mỗi rụng; vì tôi sợ không bao giờ dành được đủ tiền để cưới vợ; sợ không bao giờ thành một người cha hiền; sợ không cưới được ý trung nhân; sợ đời không sung sướng. Tôi lo cả về những ý nghĩ của người khác về tôi nữa. Tôi lo vì tư tưởng có ung thư trong bao tử. Thôi thế là hết làm việc, phải bở sở. Tinh thần tôi sôi lên như nước trong một nồi sùng sục mà không có lỗ để xả hơi. Áp lực đó không chịu nổi, phải xả bớt đi mới được. Bạn nên cầu Trời đừng bao giờ bị bệnh thần kinh thác loạn vì không có nỗi đau đơn vật chất nào có thể ghê gớm hơn nỗi thống khổ của một tinh thần hấp hối hết.

Bệnh tôi nặng đến nỗi không dám nói thiệt với người thân trong nhà. Tôi không tự chủ được tư tưởng. Óc tôi đầy sợ sệt. Một tiếng động nhỏ nhất cũng làm tôi nhảy lên. Tôi trốn mọi người. Tôi thường khóc vô cớ.

Sống một ngày là một ngày hấp hối. Tôi thấy ai nấy đều bỏ tôi. Thượng đế cũng vậy nữa. Tôi muốn nhảy xuống sông tự tử cho rồi đời.

Nhưng tôi bỏ ý định quyên sinh anh đi, quyết định lại Floride, hy vông sẽ nhờ đổi gió mà hết bệnh. Khi tôi bước chân lên xe, cha tôi đưa một bức thư bảo tới Floride hãy mở ra coi. Tôi tới nơi vào giữa mùa du lịch. Vì không thuê được phòng ngủ, tôi đành thuê phòng trong một ga ra xe hơi. Rồi tôi toan kiếm việc tại một nhà chuyên chở mà không được.Thế là tôi lang thang trên bờ vịnh Floride để mà tự cảm thấy ưu phiền khổ sở hơn ở nhà. Tôi bèn mở bức thư xem ba tôi viết gì. Ba tôi nói: "Con, con xa nhà tới 1.500 dặm mà không thấy bệnh khác chút chi, phải không? Ba biết vậy vì chính con làm cho con sinh bệnh. Cơ thể cũng như tinh thần con không đau ốm gì hết. Không phải tình thế, hoàn cảnh mà con gặp đã làm con đau; chính vì con nghĩ bậy về những tình thế, hoàn cảnh ấy mà hoá đau. "Trong lòng ta suy nghĩ làm sao thì ta như vậy". Khi nào nhận thấy được điều đó, thì con trở về và con sẽ hết bệnh".

Bức thư của ba tôi làm tôi tức giận. Mong được lời an ủi thì không phải đọc lời thuyết giáo. Tôi giận tới nỗi nhất định không khi nào trở về nhà nữa. Đêm ấy tôi đi trên đường ở Miami tới một nhà thờ đương làm lễ. Không biết đi đâu nữa, tôi vào nghe thuyết pháp về câu: "Chinh phục được tinh thần mình còn quan trọng hơn là chinh phục được một châu thành". Thành thử tôi cũng lại được nghe những lời khuyên mà ba tôi đã viết trong thư: Phải quét hết những rác rưởi chất chứa trong đầu óc tôi đi. Lần ấy là lần thứ nhất trong đời, tôi đã có thể suy nghĩ sáng suốt và hợp lý được. Tôi nhận thấy trước kia tôi đã khùng. Tôi thấy rõ chân tướng của tôi mà giật mình: thì ra bấy nay tôi cứ muốn thay đổi cả mọi vật trong vũ trụ, trong khi chính đầu óc tôi muốn thay đổi. Nó cũng như cái kính máy chụp hình; vì nó hư nên hình ảnh của mọi vật đếu hư hết, chứ thật ra, vạn vật có gì khác đâu.

"Sáng hôm sau tôi thu xếp về nhà. Một tuần lễ nữa tôi trở lại làm việc như cũ. Bốn tháng sau tôi cưới nhà tôi, chính người mà trước kia tôi sợ cưới không được, chung tôi bây giờ có năm cháu, gia đình vui vẻ. Hồi tinh thần tôi suy loạn, tôi coi một kíp làm đêm có 18 người. Bây giờ tôi điều khiển một xưởng làm bìa dầy trên 450 thợ. Đời sống đầy đủ hơn, vui vẻ hơn nhiều. Tôi tin bây giờ tôi đã nhận được chân giá trị của đời sống. Khi nào gặp những nỗi khó khăn - đời ai mà chẳng có những lúc ấy? - tôi tự nhủ phải giữ đầu óc cho sáng suốt và nhờ vậy mọi sự đều sẽ được như ý.

"Tôi có thể chân thành nói rằng đã may mà bị bệnh thần kinh đó vì nhờ nó tôi mới nhận thấy tư tưởng ảnh hưởng mạnh mẽ tới tinh thần và cơ thể ra sao. Bây giờ tôi có thể sai bảo tư tưởng để nó giúp tôi chứ không hại tôi nữa. Ba tôi đã có lý khi người bảo tôi đau ốm không phải vì những hoàn cảnh ấy. Và từ khi nhận chân được điều này, tôi hết bệnh luôn tới bây giờ". Đó là kinh nghiệm của ông Frank J. Whaley.

Tôi tin chắc rằng sự bình tĩnh trong tâm hồn và nỗi vui trong lòng không do khu đất ta ở, của cải của ta có, địa vị ta giữ mà chỉ do thái độ tinh thần của ta thôi. ảnh hưởng của ngoại giới rất nhỏ. Như trường hợp của ông già John Brown bị xử giao vì xâm chiếm công xưởng ở Harpes Ferry và hô hào bọn nô lệ nổi loạn. Ông ngồi trên quan tài để tới pháp trường. Tên coi ngục đi kèm tội nhân thì hồi hộp, lo lắng. Nhưng trái lại, ông thì bình tĩnh, lạ lùng. Ngẩng lên nhìn rặng núi xanh ở Virginie, ông thốt: "Cảnh đẹp làm sao! Thiệt từ trước lão chưa có cơ hội nào để ngắm cảnh thần tiên như vầy".

Hay là trường hợp của Robert Falcon Scott và bạn đồng hành. Họ là những người Anh đầu tiên tới Nam cực. Có lẽ chưa ai khổ cực ghê gớm như họ trên con đường về. Thức ăn hết mà dầu lửa cũng hết. Không thể nào đi được nữa vì một trận bão tuyết thổi dữ dội sát trên mặt đất liên tiếp 11 ngày đêm, gió ghê gớm tới nỗi cắt bằng lớp băng ở miền ấy. Họ biết rằng thế nào cũng chết và có mang theo nhiều thuốc phiện để dùng trong những trường hợp như vậy.

Nuốt một cục lớn nha phiến rồi có thể nằm dài trên tuyết hưởng cái thú "đi mây" và lên mây luôn. Nhưng họ không thèm dùng phương thuốc đó. Họ vừa "ca những điệu vui" vừa chết. Chúng ta biết được thế nhờ một bức thư từ giã cõi đời mà tám tháng sau một nhóm thám hiểm cứu nạn tìm thấy bên 11 cái xác cứng ngắt.

Thiệt vậy, nếu nuôi tư tưởng bình tĩnh và can đảm thì chúng ta có thể vui thú ngắm cảnh trong khi ngồi trên quan tài mà đến pháo trường; hoặc trong khi sắp chết đói chết rét, vẫn có thể ca hát vui vẻ vang rân cả trại.

Milton, nhà thi sĩ đui đã tìm thấy chân lý ấy 300 năm trước.

Tâm thần ta một cõi riêng

Nó là Địa ngục, cảnh Tiên trên đời

Cảnh Tiên nhờ nói vui tươi

Địa ngục vì nó thành nơi đoạ đày.

Đời Nã Pháp Luân và Helen Keller đã chứng minh hoàn toàn lời đó. Nã Phá Luân có đủ những cái mà người thường mơ tưởng: danh vọng, uy quyền, của cải - vậy mà ông nói khi ở đảo Saint Hélène: "Trong đời tôi, không có được tới sáu ngày sung sướng". Còn Hellen Keller đui, điếc và câm thì lại ca tụng: "Đời sống sao mà đẹp thế ta!".

Sống nửa thế kỷ rồi, chẳng kinh nghiệm gì, nhưng ít nhất tôi cũng học điều này. "Trừ ta ra, không có cái gì làm cho ta bình tĩnh được hết". Câu ấy tôi mượn của Emerson trong đoạn cuối thiên tuỳ bút "Tự tín" của ông: Khi ta thắng trên đường chính trị, khi lợi tức của ta tăng lên, khi ta hết bịnh, mạnh trở lại, hay có bạn đi xa trở về, hoặc gặp một hoàn cảnh thuận tiện nào, những lúc đó ta thấy tinh thần phấn khởi và ta nghĩ rằng ngày vui sắp tới. Không, xin đừng tin vậy. Không thể như vậy được. Trừ ta ra, không một ai mang lại sự bình tĩnh cho tâm hồn ta đâu".

Epitète, đại triết gia khắc kỷ khuyên ta phải đuổi những tư tưởng xấu xa ra khỏi óc, vì nó có hại cho ta hơn những mụn nhọt ở ngoài da.

Épitète sống cách ta 19 thế kỷ, mà y học bây giờ cũng phải nhận lời ấy là đúng. Theo bác sĩ G. Canby Robinson thì trong năm người bệnh nằm ở nhà thương John Hopkins, có bốn người đau vì lao tâm, ưu tư quá. Không phải chỉ những bệnh tinh thần mới có nguyên do ấy đâu, cả những bệnh hoàn toàn về thể chất cũng vậy. Ông nói: "Những bệnh này thường khi do người đau không biết làm cho đời sống của mình thích nghi với những vấn đề thực tế".

Montaigne, một triết gia trứ danh ở Pháp, dùng câu này làm châm ngôn: "Loài người đau khổ, do hoàn cảnh thì ít mà do ý niệm về hoàn cảnh thì nhiều". Mà ý niệm đó hoàn toàn tuỳ thuộc ta.

Như vậy nghĩa là gì? Có phải tôi đã dám cả gan nói trắng với các bạn rằng: Khi bị ưu tư đè nghiến và đầu óc rối như tơ vò thì bạn chỉ cần có nghị lực một chút là tâm trạng của bạn hoàn toàn thay đổi đi không? Phải, chính tôi muốn nói vậy đó! Mà chưa hết đâu. Tôi còn sắp chỉ cho bạn một bí quyết nữa. Phải khó nhọc một chút, nhưng bí quyết này cũng rất giản dị.

William James, nhà tâm lý thực hành uyên thâm nhất thế giới, đã nhận thấy rằng: "Hành động có vẻ như theo sau tư tưởng, nhưng sự thực thì cả hai cùng đi với nhau. Và khi chúng ta chế định hành đồng thì chúng ta có thể chế định tư tưởng một cách gián tiếp được".

Nói một cách khác, William James bảo rằng không thể chỉ dùng ý chí để quyết thay đổi cảm xúc mà cảm xúc thay đổi ngay được, nhưng chúng ta có thể thay đổi những hành động và một khi hành động thay đổi thì tự nhiên tư tưởng cũng đổi thay ngay.

Ông giảng thêm: "Như vậy, nếu mất sự vui vẻ mà muốn chuộc lại thì cách chắc chắn nhất có thể làm được là tỏ ra một thái độ vui vẻ, và hành động, nói năng như là sự vui vẻ đã tới rồi".

Cái thuật giản dị đó thành công chăng? Thành công thần diệu! Xin bạn thử đi. Thử hãy mở miệng ra cười lớn, hãy hồn nhiên vui vẻ, hãy ưỡn ngực hít một hơn dài rồi ca lên một khúc, nếu không ca được thì huýt sáo, nếu không huýt sáo được thì ngâm nga. Bạn sẽ thấy liền - như William James nói - rằng tinh thần không thể nào buồn ủ rũ khi hành động tỏ một nỗi vui chói lọi.

Đó là một chân lý căn bản khả dĩ thay đổi nhiệm mầu cuộc sống của ta được. Một người đàn bà ở Californie mà tôi xin giấu tên, nếu biết bí quyết ấy thì chỉ nội trong 24 giờ là gột hết nỗi lầm than khổ sở của mình... bà ấy già và goá - cảnh ấy buồn thiệt - nhưng bà có rán hành động như người vui sướng không?. Không. Nghe bạn hỏi có đau khổ gì không, thì bà đáp: "Không, không có gì cả". Nhưng nét mặt và giọng rên rỉ kia thiệt như muốn nói "Trời ơi! Nếu ông thấu được nỗi đau đớn của tôi!".

Bà có vẻ trách bạn sao lại sung sướng trước mặt bà. Cả trăm người đàn bà còn khổ hơn hà nhiều: Số tiền bảo hiểm về nhân mạng của ông chồng để lại đủ cho bà an nhàn tới chết vả chăng ba người con gái đã thành gia đàng hoàng cũng rất dư sức đón bà về nuôi. Nhưng ít khi tôi thấy bà mỉm cười lắm. Bà kêu ca rằng cả ba chàng trể đều hà tiện và ích kỷ - mặc dầu mỗi lần lại chơi, bà ở nhà họ hàng tháng. Bà lại phàn nàn rằng lũ con gái không bao giờ qua cáp gì cho bà hết - mà chính bà cứ ôm khư khư túi tiền của mình "để dưỡng già". Bà thiệt là một tai nạn cho chính thân bà và cả gia đình vô phước đó nữa. Mà có gì bắt buộc bà như vậy không? Điều đáng thương tâm là nếu muốn thì bà có thể tự đổi tánh từ một người khốn nạn, khổ sở, cay độc, bà trở thành ra một người mẹ được chiều chuộn kính trọng. Muốn thế bà chỉ cần bắt đầu có những cử chỉ vui vẻ như để phân phát tình yêu cho con cái mà đừng phí tâm nghĩ tới nỗi khổ để tự làm cho đời mình thêm chua xót.

Một người ở Ấn Độ, ông H. J. Englert, sở dĩ đến nay còn sống là nhờ tự tìm được bí quyết ấy. Mười năm trước, ông Englert lên sởi và khi bệnh này khỏi thì biến chứng thận viêm (sưng thận) chữa đủ các thầy, cả những "lang băm" nữa, mà không hết.

Rồi ít lâu sau, lại biến ra nhiều chứng khác. Áp lực của mạch máu tăng lên. Một bác sĩ nói với ông rằng áp lực ấy đã tới độ rất cao, nguy hiểm tới tánh mạng, mà sẽ còn tăng nữa, cho nên tốt hơn là hãy gấp gấp thu xếp việc nhà đi.

Ông Englert nói: "Tôi về nhà, soát lại xem đã trả đủ tiền bảo hiểm nhân mạng chưa, cầu trời tha thứ cho những tội lỗi từ trước, rồi chỉ nghĩ tới cái chết. Thế là tôi đã làm cho những người xung quanh khổ sở. Vợ con tôi khóc lóc mà tôi thì càng bị vùi sâu vào cảnh thất vọng. Nhưng sau một tuần khóc lóc than thở cho thân mình, tôi tự nhủ: "Mình hành động như thằng điên. Có lẽ còn sống được một năm nữa sao không rán hưởng cho vui hết đời đi đã?" Tôi ưỡn ngực lên, mỉm cười rồi rán hành động như người khỏe mạnh. Ban đầu có khó thiệt, song tôi gắng sức tỏ ra dễ dãi, vui vẻ và như vậy chẳng những dễ chịu cho gia đình mà cả cho tôi nữa.

"Tôi nhận thấy điều này trước hết là tôi bắt đầu cảm thấy khoẻ khoắn hơn, gần được như ý muốn. Bệnh tiếp tục giảm, và đáng lẽ xuống hố từ lâu rồi chứ, tôi lại sung sướng, mạnh lên, mà áp lực của mạch máu cũng hạ xuống. Chắc chắn có điều này: Nếu tôi cứ nghĩ rằng thế nào cũng "chết" thì lời bác sĩ tiên đoán sẽ thành sự thực. Nhưng tôi đã thay đổi thái độ tinh thần để giúp cơ thể tôi tự trị lấy căn bệnh".

Xin bạn cho tôi hỏi một câu: Nếu những hành động vui vẻ và những tư tưởng tích cực về sức khoẻ và can đảm đã cứu sống người ấy, thì tại sao bạn và toi, chúng ta còn để nỗi ưu tư hắm ám của ta kéo dài thêm một phút nữa làm chi? Tại sao lại bắt chính thân ta và những người chung quanh phải khổ sở, phiền muộn, khi chúng ta có thể chỉ hành động một cách vui vẻ là đủ tạo được hạnh phúc?

Đã lâu rồi, tôi đọc một cuốn sách của James Lane Allen. Nó đã ảnh hưởng sâu xa và lâu bền tới đời sống của tôi. Cuốn ấy nhan đề: Tư tưởng của một người có đoạn này:

"Ai cũng thấy rằng nếu ta thay đổi ý nghĩ của ta về người khác và mọi vật thì người khác và mọi vật cũng sẽ thay đổi với ta... Khi một người thay đổi hoàn toàn những ý nghĩ của mình thì người ấy sẽ ngạc nhiên thấy những điều kiện vật chất về đời mình cũng do đó thay đổi mau chóng. Ta hấp dẫn cái gì giống ta chứ không hấp dẫn cái gì ta cần... Vận mạng của ta ở trong tay ta, chính ở trong tay ta... Tất cả những cái ta làm nên là kết quả trực tiếp của tư tưởng... Chỉ có nâng cao tư tưởng mới có thể thành công và tiến được thôi".

Trong đoạn đầu Cựu Ước kinh, thì Thượng Đế cho loài người làm chủ cả vạn vật. Thực là một món quà vĩ đại. Nhưng tôi, tôi không ham đặc quyến đế vương ấy. Tôi chỉ cần làm chủ được tôi, làm chủ được tư tưởng của tôi, làm chủ được nỗi sợ sệt lo lắng của tôi, làm chủ được đầu óc và tinh thần của tôi. Và tôi biết rằng lúc nào tôi cũng có thể đạt được sự tự chủ ấy tới một mực tuyệt cao, bằng cách chế ngự những hành động của tôi để những hành động đó chế ngự lại những phản ứng của tôi.

Vậy chúng ta nên nhớ lời sau nầy của William James:

"Một phần lớn cái mà ta gọi là hoạ... có thể đổi làm phước lành. Muốn vậy chỉ cần thay đổi thái độ tinh thần, đừng đau đớn lo sợ nữa mà hãy hăng hái đấu tranh". Chúng ta hãy tranh đấu cho hạnh phúc của chúng ta!".

Tranh đấu cho hạnh phúc của chúng ta bằng cách theo một chương trình hằng ngày để có thể có những tư tưởng vui vẻ và kiến thiết. Chương trình đó do ông Sibyl F. Partige đã viết ra 36 năm trước, nhan đề là: "Ngày hôm nay". Tôi thấy nó gây nhiều cảm hứng đến nỗi tôi đã phân phát nó ra hàng trăm bản.

Nếu bạn và tôi theo đúng, chúng ta sẽ bỏ được phần nhiều những ưu tư và làm tăng lên vô cùng cái mà người Pháp gọi là "Sự vui sống".

NGÀY HÔM NAY

1- Ngày hôm nay tôi sung sướng. Nói như vậy tức là nhận với Abraham Lincoln rằng: "Phần nhiều chúng ta cho mình là súng sướng ra sao thì sẽ sung sướng như vậy". Hạnh phúc do tâm khảm chứ không do ngoại giới.

2- Ngày hôm nay tôi sẽ thuận theo hoàn cảnh chứ không bắt hoàn cảnh phải thuận theo ý muốn của tôi. Tôi sẽ an phận về gia đình, công việc và số mạng.

3- Ngày hôm nay tôi chăm nom đến thân thể tôi. Tôi luyện nó, săn sóc nó, bồi dưỡng nó chứ không làm nó phí sức hoặc bỏ phí nó, như vậy nó sẽ là một cái máy hoàn toàn để tôi sai khiến.

4- Ngày hôm nay tôi sẽ rán bồi bổ tinh thần. Tôi sẽ học một cái gì có ích. Tôi sẽ không lười nghĩ nữa. Tôi sẽ đọc loại sách cần phải gắng sức suy nghĩ và chú ý mới hiểu được.

5- Ngày hôm nay tôi sẽ luyện tinh thần theo hai cách: Tôi sẽ giúp ích một người nào đó mà đừng cho ai hay. Tôi sẽ theo William James, làm ít nhất là hai việc mà tôi không muốn làm để rèn chí.

6- Ngày hôm nay tôi sẽ vui tính. Sẽ tất tươi tỉnh, ăn mặc chỉnh tề, nói nhỏ nhẹ, cử chỉ nhã nhặn, rộng rãi lời khen mà không cần chỉ trích ai hoặc chê bai cái gì hết mà cũng không rán sửa lỗi hoặc cải thiện một người nào.

7- Ngày hôm nay sẽ rán sống từng ngày một, này nào chỉ biết công việc ngày ấy, chứ không một lúc ôm lo cho cả đời mình. Cứ mỗi ngày chỉ làm việc 12 giờ thì suốt đời tôi cũng làm được nhiều việc lắm rồi.

8 -Ngày hôm nay tôi sẽ có một chương trình. Tôi sẽ viết lên giấy công việc sẽ làm trong mỗi giờ. Có thể rằng tôi không theo đúng chương trình ấy nhưng tôi cũng phải lập nó. Nhờ có nó tôi sẽ tránh được hai nạn này là: hấp tấp và do dự.

9- Ngày hôm nay tôi sẽ dành riêng cho tôi nửa giờ bình tĩnh và nghỉ ngơi. Trong nửa giờ ấy, thỉnh thoảng tôi sẽ nghĩ đến Thượng Đế để có thêm một chút viễn cảnh trong đời.

10- Ngày hôm nay tôi sẽ không lo sợ nữa và quả quyết vui sống, yếu mến mọi người, hưởng cái mỹ và tin chắc rằng những người tôi yêu sẽ yêu tôi. Nếu chúng ta muốn bồi dưỡng một tâm trạng để được yên vui thì chúng ta phải theo quy tắc số một này:

Tư tưởng và hành động một cách vui vẻ, rồi ta sẽ thấy vui vẻ.

XIII. HIỀM THÙ RẤT TAI HẠI VÀ BẮT TA TRẲ MỘT GIÁ RẤT ĐẮT

Đêm kia, trong một cuộc du lịch, tôi có ghé thăm công viên Quốc gia ở tỉnh Yellowstone. Tôi ngồi trên khoảng đất cao, trước một khu rừng thông rậm rạp cùng với một số khách du lịch khác. Bất thần, một con gấu xám Bắc Mỹ, - mối kinh hoảng của rừng thẳm - bỗng xuất hiện dưới ánh đèn pha và bắt đầu nghiến ngấu những khúc thịt vụn do nhà bếp công viên vứt ra đó. Viên kiểm lâm ngồi trên mình ngựa, gần những du khách, liền vui miệng kể cách sinh sống của các giống gấu, nhất là gấu Bắc Mỹ này. Ông ta cho chúng tôi hay rằng nó là giống vật khoẻ nhất Tây bán cầu, ngoài trông giống trâu và, có lẽ, ngoài giống gấu Kadiak. Thế mà, tối đó, tôi lại thấy chú gấu Bắc Mỹ để cho một con vật khác đứng gần nó và không những thế, lại cho con vật này ăn cùng nữa: con chồn. Cố nhiên con gấu biết rằng chỉ có một cái tát là con chồn sẽ nát như tương. Vậy mà nó không tát. Tại sao thế? Tại kinh nghiệm bảo nó biết rằng làm như vậy chẳng ích lợi gì.

Chính tôi cũng đã có lần nhận định điều ấy. Hồi còn là đứa nhỏ chạy rong trên các cánh đồng cỏ xứ Misssouri, tôi thường bắt được giống chồn bốn chân; và khi trưởng thành, đôi khi tôi cũng gặp một vài con chồn "hai chân" lẩn lút trong các phố Nữu Ước. Kinh nghiệm lâu đời và chua cay đã dạy tôi rừng hai giống chồn, bốn chân cũng như hay cẳng, chẳng đáng cho ta bận ý.

Khi ta thù oán ai, tức là ta đã cho họ dịp ảnh hưởng đến đời ta: ảnh hưởng đến giấc ngủ, đến cái thú ăn, đến tiền tiềm lực, đến sức khoẻ và sự yên tĩnh trong tinh thần của ta. Bọn cừu nhân chỉ cần biết chúng đã làm ta phải băn khoăn, phải bứt rứt là nhẩy lên vì sung sướng. Ta thù oán chúng, chắc chắn là chẳng làm cho chúng đau đơn chút nào, mà trái lại làm cho đời là luôn luôn thành ác mộng.

"Nếu những kẻ ích kỷ tìm cách lừa dối bạn, thấy bạn tử tế lại làm quá, thấy bạn tin lại lừa đảo, thì bạn đừng giao du với chúng nữa, coi chúng như không có, nhưng chớ nên tìm cách trả đũa lại. Khi bạn nghĩ cách để trả thù tức là bạn đã tự làm mình đau đớn hơn là làm đau đớn kẻ bạn định tâm hại... ". Theo ý bạn thì lời lẽ đó của ai mà không ngoan đến thế được? Chắc lại của một người theo duy tâm luận, nói dựng đứng như nhà tiên tri phải chăng? Thưa không. Tôi đã đọc những câu ấy trong một tờ thông tri của ty Cảnh sát Milwaukee.

Thử hỏi tại sao ý muốn "trả đũa" lại có hại cho bạn? Theo tờ tạp chí Life thì ý muốn đó có thể làm sức khoẻ bạn phải vĩnh viễn suy nhược. Tác giả một bài đăng trong tờ Life có viết rằng: "Tính xấu đặc biệt thường thấy trong số những người đau bệnh động mạch là tính thù vặt. Khi tính xấu này luôn luôn biểu lộ, nó sẽ làm cho bệnh ấy thành kinh niên và có khi thành bệnh đau tim".

Tôi có một người bạn thân vừa đây bị một cơn đau tim kịch liệt. Thầy thuốc bắt anh ta phải tĩnh dưỡng và nhất là không được nổi nóng với bất cứ một cớ nào, vì lẽ thầy thuốc nào cũng biết rằng người đau tim rất có thể chết bất thần khi nổi giận. Chắc bạn chẳng cho là thật? Tôi xin kể một chứng minh. Cách đây mấy năm, một ông chủ hàng cơm tỉnh Spokane, thuộc tiểu bang Washington, đã ngã đùng ra chết sau một cơn thịnh nộ. Đây là bài tường thuật của viên cảnh sát trưởng, mô tả trường hợp xảy ra tai nạn: "Ông William Falkaber 68 tuổi, chủ một tiệm ăn, đã tự giết mình khi đang nổi giận vì người bếp không nghe lời ông mà cứ uống cà phê trong đĩa chứ không uống bằng tách. Ông ấy nổi khùng vác súng lục đuổi người bếp, rồi bỗng ông ngã vật ra chết thẳng, tay hãy còn nắm chặt khẩu súng. Viên y sĩ nhà nước đến khám nghiệm tử thi, tuyên bố ông đứt mạch máu vì "thịnh nộ".

Xem đấy bạn thấy rằng Chúa Giê Su, khi dạy "ta hãy yêu kẻ thù của ta", không những đã vạch ra cho những kẻ theo đạo Ngài một con đường tinh thần, đồng thời lại đã dạy họ một bài học về cách giữ gìn sức khõe mà khoa học trong thế kỳ hai mươi này cũng phải công nhận là đúng. Hơn nữa, Người đã chỉ cho các bà cách làm tăng vẻ đẹp.

Các bạn cũng như tôi, ai cũng đã có lần thấy bộ mặt đàn bà khắc khổ vì giận dữ, hay biến tướng vì thù oán. Không một mỹ viện nào ở thế gian lại có thể chữa những bộ mặt này, trừ một trái tim đầy hỉ xả, đầy tình thương yêu nhân loại.

Sự thù oán không những làm tinh thần mất bình tĩnh, mà còn giết từ hương vị của đời sống đến những thú vui nhỏ nhặt nhất như ăn một bữa cơm ngon. Thánh kinh đã nói: "Ăn một đĩa rau mà vui vẻ, còn hơn là ăn cả một con bò quay có hương vị của oán thù".

Bạn không biết rằng kẻ thù của ta sẽ xoa tay sung sướng khi biết vì tức giận họ mà ta cáu kỉnh, héo hắt, kém sắc, đau tim và rất có thể sẽ giảm thọ sao?

Nếu ta không thể yêu được kẻ thù, làm tốt cho họ, thì ít ra ta cũng phải yêu lấy ta chứ? Ta phải yêu ta, khiến họ không thể làm chủ hạnh phúc, sức khỏe và những nét nhăn trên mặt ta được chứ?

Chúa Giê Su khi khuyên ta nên tha thứ "một trăm lần" cho những kẻ thù của ta. Chúa đã dạy một bài học thực nghiệm vô giá. Tôi muốn kể ra đây một bức thư của ông Georrge Rona, hiện ở tỉnh Upsala, thuộc Thuỵ Điển. Ông ta trước kia làm trạng sư tại tỉnh Vienne và đến ngày quân đội Quốc xã sang xâm lăng Áo, ông trốn sang Thuỵ Điển. Vì số tiền lưng mang được theo quá ít ỏi, ông đành phải tìm việc làm. Vì viết và nói thông thạo nhiều thứ tiếng nên ông hy vọng sẽ kiếm được việc trong một hãng xuất cảng. Ông gởi đơn xin việc, nhưng tới đâu người ta đều trả lời rằng, trong thời kỳ chiến tranh, người ta không thể thu nhận một thư tín viên ngoại quốc, tuy nhiên họ cũng ghi tên và sẽ gọi đến ông, nếu cần... Trong khi đó, một thương gia gởi cho ông Georrge Rona lá thư sau đây: "Những ý nghĩ của ông về công việc của tôi, hoàn toàn sai lầm và có phần lố bịch nữa. Trước hết, tôi xin nói rằng, tôi cũng chẳng cần mướn một thư tín viên; sau, nếu cần đi nữa, tôi cũng chẳng mướn ông, bởi vì ông không viết nổi một bức thư bằng tiếng Thuỵ Điển cho đúng mẹo. Chứng cơ là bức thư của ông đầy những lỗi vậy".

Khi đọc bức thư phúc đáp ấy, ông ta tức uất người. Cái lão Thuỵ Điển này có quyền gì mà dám mắng ông dốt! Lại tức hơn nữa là chính thơ của lão cũng đầy những lỗi! Ông Rona lập tức lấy giấy bút ra viết gởi cho lão một bài học. Nhưng sau nghĩ lại, ông tự nhủ: "Kể cũng phải, làm sao mình biết được lão này nói vô lý? Mình có học tiếng Thuỵ Điển, nhưng đâu phải là tiếng mẹ đẻ của mình! Như vậy rất có thể mình viết sai mà không biết. Tốt hơn mình nên học thêm tiếng này rồi tìm chỗ khác vậy. Ấy thế, lão đó đã vô tình bảo lỗi cho mình đây. Lời lẽ của lão nghe đáng bực thật, nhưng mình cũng phải cảm ơn lão. Phải đấy, mình đi viết thơ cám ơn lão ta mới được".

Thế là ông George Rona xé nát lá thơ "nói móc" vừa viết xong và thảo lá thư khác lời lẽ như vầy: "Ông thiệt đã có lòng tốt, bỏ chút thời giờ phúc đáp tôi. Bởi vậy tôi rất cảm phục cử chỉ của ông, nhất là khi ông nói không cần một thư tín viên thông tiếng ngoại ngữ. Tôi lấy làm hổ thẹn đã có những ý nghĩ sai lầm về quý hãng. Sở dĩ tôi đã mạn phép gởi đơn vì tôi nghe có người mách rằng hãng ông lớn nhất trong phạm vi xuất cảng. Còn những chỗ viết sai mẹo trong thơ tôi mà ông đã vạch ra, xin thú thật là tôi không nhận thấy, và không ngờ tôi lại viết sai nhiều đến thế. Từ hôm nay, tôi sẽ cố gắng học thêm tiếng Thuỵ Điển, hầu lần sau sẽ không phạm những lỗi như một đứa trẻ mới học nữa. Tôi có lời cảm ơn ông đã vạch ra những lỗi để tôi biết mà tự rèn luyện thêm".

Mấy ngày qua, ông George Rona bỗng nhận bức thư của ông chủ hãng buôn này mời đến hội kiến. Ông George Rona đến chỗ hẹn và được nhận vào làm. Chính ông đã khám phá ra rằng một câu trả lời hoà nhã có thể làm nguôi cơn giận của một người.

Có thể rằng ta chẳng đủ nghị lực để đàn áp những thói thường của con người, để có thể yêu kẻ thù của ta. Nhưng hãy nên vì sức khoẻ và hạnh phúc của chính ta mà tha thứ cho chúng, mà quên chúng đi. Đó là điều hay nhất, khôn ngoan nhất nên làm. Khổng Tử dạy rằng: "Bị mất cắp, bị vu oan chẳng phải là điều quan trọng, nếu ta bỏ không nghĩ đến nữa". Có một lần tôi hỏi người con trai đại tướng Eisenhower rằng ông ta có thấy cha ông để ý thù ghét ai không. Ông trả lời: "Chẳng khi nào thân phụ tôi lại rỗi thì giờ nghĩ đến những kẻ mà người không ưa".

Có một ngạn ngữ nói rằng một người mà bị kẻ khác phạm tới cách nào cũng không nổi nóng được, thì là người ngu. Nhưng thật ra, chính người ấy phải là một nhà hiền triết. Viên tThị trưởng Nữu Ước, William J. Gaynor là một người như vậy. Ông bị cơ quan ngôn luận phe đối lập cực lực công kích phỉ báng, rồi cuối cùng một kẻ quá khích bắn ông bị thương nặng. Khi được chở đến nhà thương, khi phấn đấu với tử thần, ông đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại: "Mỗi tối, tôi tự nhủ phải tha thứ tội lỗi cho mỗi kẻ thù của tôi". Chắc bạn cho rằng ông ta đã đi quá lý tưởng, đã tỏ ra mình hiền hậu và hỉ xả một cách quá đáng? Bạn hãy so sánh ông ta với nhà triết học đại tài người Đức, ông Schopenhauer, tác giả cuốn: Học nghiệm về lạc quan của chủ nghĩa. Ông này đã coi đời người như một cuộc phiêu lưu vô vị và nặng nhọc, buồn chán lạ thường. Trong thâm tâm ông thất vọng, nhưng vẫn tự nhủ rằng "phải cố làm sao tránh không oán hận một ai".

Tôi đã có dịp gặp ông Bernard Baruch - viên cố vẫn chính thức của sáu vị Tổng thống Hoa Kỳ: Wilson, Harding, Coolidge, Hoover, Roosevelt và Truman. Tôi hỏi có lần nào ông phải bực tức vì những lời công kích của phe đối lập không thì ông đáp: "Chẳng ai có thể hạ giá trị hay làm tức tôi được. Tôi sẽ không để cho họ làm như vậy".

Trải qua bao thế kỷ, nhân loại đã quy phục những người theo gương Chúa Trời, nhất định không chịu để cho sự thù oán giày vò. Tôi nhiều lần đứng trong Công viên Quốc gia Jasper ở Gia Nã Đại, chiêm ngưỡng vẻ đẹp xán lạn của một trong những ngọn núi đẹp nhất Mỹ Châu. Ngọn núi ấy là ngọn Edith Cavell, lấy tên một viên nữ khán hộ người Anh, ngày 12 tháng chạp năm 1915 đã can đảm và bình tĩnh đứng như một thần nữ trước đội quân hành hình Đức. Cô Edith Cavell bị buộc tội chưa chấp, chạy chữa và nuôi tại nhà cô ở Bruxelles một số quân nhân Anh, Pháp và giúp họ trốn sang Hoà lan. Vào buổi sáng mùa đông hôm đó, khi viên cố đạo người Anh vào phòng giam cô tại nhà tù quân sự Bruxelles, cô đã thốt ra hai câu mà sau này người ta đã khắc vào bia để cho hậu thế đọc và suy nghĩ : "Bây giờ con mới biết lòng yêu nước không đủ làm tinh thần con được thư thái trước khi chết. Con phải bỏ hết oán hận, hết ý nghĩ chua chát đối với bất cứ". Bốn năm sau, thi hài cô được chở về Anh và nhà thờ Westmister Abbey đã làm lễ cầu hồn. Ngày nay một pho tượng đá hoa cương được dựng trước phòng Triển lãm Quốc gia - một bức tượng nhắc nhở cho những ai qua lại, một vinh dự hoàn toàn nhất của Anh Cát Lợi. "Bây giờ con mới biết lòng yêu nước không đủ làm tinh thần con thư thái trước chết. Con phải bỏ hết oán hận, hết ý nghĩ chua chát đối với bất cứ ai".

Phương pháp chắc chắn nhất để quên kẻ thù là ta để hết sức lực, trí não phụng sự một chính nghĩa cao cả hơn bản thân ta. Lúc đó, những lời thoá mạ, những hành động của người khác để hại ta sẽ chẳng quan hệ chút nào vì ta đã quyết định bỏ ngoài tai những điều không trực tiếp liên quan đến chính nghĩa mà ta phụng sự.

Để dẫn giải ý nghĩ này, tôi xin kể một việc xảy ra hồi 1918 trong khoảng rừng bao la xứ Mississipi: một vụ công chúng gia hình ông Lawrence Jones, viên giáo học da đen. Trước đây mấy năm, tôi có đến thăm trường học do ông Lawrence Jones sáng lập, trường Hương Thôn Piney Woods - để diễn thuyết trước học sinh. Ngày nay, danh của trường này lan truyền khắp trong nước, và những việc tôi kể đã xảy ra trong thời kỳ hỗn loạn của trận thế giới chiến tranh thứ nhất. Hồi đó, tại miền trung Tiểu bang Mississipi, người ta đồn rằng những người Đức đã gieo rắc mầm nổi loạn trong đám dân chúng da đen. Vì ông Lawrence Jones là người da đen, lại là người sáng lập ra nhà trường nói trên và đồng thời là mục sư trong giáo đoàn người da đen, nên ông bị buộc vào tội tích cực hoạt động gây ra cuộc phiến loạn. Một nhóm người da trắng, khi đi qua nhà thờ có thoáng nghe ông Jones lớn tiếng thuyết giáo các con chiên rằng: "Đời là một tranh đấu trong đó mọi người da đen phải vũ trang để chiến đấu lấy sống còn và thắng lợi".

Võ trang! Chiến đấu! Chỉ hai chữ ấy là đủ rồi. Những người da trắng nóng nảy kia liền nhảy lên ngựa đi phi báo tin này cho những trại lân cận, rồi cùng họp thành một đám người hò la tiến tới nhà thờ. Họ trong mối dây thòng lọng vào cổ vụ mục sư da đen và kéo lê ông ta trên đường suốt hai cây số đến chỗ hành hình. Đến đây họ đặt ông lên trên một đống cành khố, định đánh diêm đốt. Nhưng bỗng một người trong đám la lên rằng "Bắt lão thuyết giáo một lần nữa rồi hãy hỏa thiêu!" Ông Larwrence Jones, đứng trên đống củi, ở cổ có múi dây thòng lọng bắt đầu nói về đời ông và nhất là tự biện hộ. Ông tốt nghiệp Đại học đường Iowa vào năm 1907. Lòng trung thành, sự thẳng thắn, trí thông minh, sức học và tài chơi nhạc khí của ông đã làm cho thầy bạn mến yêu. Khi tốt nghiệp ông đã tự chối không chịu để một chủ khách sạn gây dựng cho ông và cũng chẳng nhận đề nghị của ông một người bảo hộ văn nghệ địa phương. Tại sao vậy? Bởi vì ông vẫn mơ tưởng một diễm ảnh cao xa. Ông đã đọc tiểu sử ông Booker Washington, nên nguyện suốt đời sẽ chuyên tâm giáo huấn những người đồng chủng nghèo khổ và ngu si nhất. Cũng vì muốn theo đuổi mục đích đó, ông đến một vùng chậm tiến nhất trong các tiểu bang miền Nam, một nơi cách Jackson chừng 30 cây số, thuộc tiểu bang Mississipi. Ông cầm chiếc đồng hồ lấy 165 mỹ kim và mở trường dạy học , ngay giữa rừng, lấy một gốc cây làm bàn. Ông lại kể những khó khăn của ông để truyền cho những đứa con trai và con gái da đen một nền học vấn sơ thiểu, để làm cho chúng sau này trở thành những nông dân, những người thợ máy, những người bếp, những người nội trợ tốt. Ông nhắc tên những người da trắng đã giúp ông để lập nên Trường Piney Woods, những người da trắng đã cho đất, và vật dụng làm nhà, lợn, bò, và tiền để ông thi hành chức nghiệp.

Ông Larwrence Jones tiếp tục nói, với giọng thành thật và cảm động, ông nói để biện hộ không phải cho thân ông, mà cho chính nghĩa đang theo đuổi. Ông càng nói, đám người phẫn nộ kia càng nguôi dần. Sau cùng một cựu chiến binh trong trận Nội chiến đứng ra tuyên bố: "Tôi nhận thấy người đàn ông trẻ tuổi nầy nói thật. Tôi biết những người da trắng mà y đã kể tên. Y quả đã làm việc tốt, và chúng ta đã nhầm mà buộc tội y. Nhiệm vụ của chúng ta là giúp y chứ không phải là treo cổ y đâu nhé". Nói xong, ông già thi hành ngay, ngả mũ đi tới từ người để quyên tiền giúp ông Lawrence Jones. Tiền quyên được tất cả 52 mỹ kim và không người nào đến chứng kiến vụ hành quyết "con cừu ghẻ da đen này" lại không cho đôi chút.

Sau đó ít lâu, người ta hỏi ông Larwrence Jones có thù oán những người đã kéo lê ông trên đường và chực thiêu sống ông không, ông đáp: "Tôi còn bận trí biện hộ cho chính nghĩa của tôi, còn thì giờ đâu mà thù oán họ. Tôi còn mê mải với một lý tưởng đang giá gấp ngàn lần thể chất tôi. Hơn nữa tôi chẳng bao giờ rảnh để đối đáp với ai, và cũng chẳng ai bắt tôi phải để tâm thù".

Trước đây mười tám thế kỷ, Epitète đã bảo cho người đồng thời hay rằng ai gieo gió sẽ gặt bão và định mệnh bao giờ cũng làm cho những người phạm lỗi phải chịu quả báo về những lỗi lầm của họ. Ông nói: "Dần dà, mỗi người sẽ phải trả nợ những hành động vô luân thường đạo lý mà y đã phạm. Kẻ nào ghi vào đầu thực lý này sẽ không bao giờ nổi nóng với ai, và sẽ không oán trách, không thoá mạ, không ghét bỏ một người nào hết".

Người bị ghét, bị vu cáo và bị chỉ trích nhiều nhất trong lịch sử Hoa kỳ mà tôi biết là ông Abraham Lincoln. Vậy mà theo lời Herndon, người viết tiểu sử Tổng Thống Lincoln, thì ông không bao giờ xét người đồng thời theo cảm tình theo sự ruồng ghét riêng. Khi cần tìm một nhân vật để giao phó cho một chức vị, ông Lincoln hoàn toàn thoả thuận để cho mọi người đối lập với ông có quyền ra ứng cử cũng như một người thuộc phe ông. Ngay đến khi nhận thấy người đáng giữ chức đó là người hay chỉ trích và vu oan cho mình nhiều nhất, ông cũng giao địa vị đó cho người ấy như một người bạn thân, nếu người bạn này có đủ những điều kiện cần thiết... Tôi không hề thấy ông đổi một viên chức chỉ vì khác chánh kiến hay vì tư thù.

Một đôi khi ông Lincoln cũng phải đối phó sự đố kỵ của những người mà chính ông đã đưa lên địa vị cao cấp. Tuy nhiên ông cho rằng: "Ta không thể trách một người đã làm hay không làm việc này, việc kia. Chúng ta ai cũng thừa hưởng những điều kiện sinh sống, những trường hợp xảy ra theo hoàn cảnh trình độ giáo dục và những thói quen. Chính những yếu tố này tự bao giờ đã tích hợp và sẽ tiếp tục tích hợp thành tính tình của ta".

Xét cho cùng, ông Lincoln nói đúng. Nếu bạn và tôi chúng ta cùng thừa hưởng của tổi tiên những đặc điểm về thể chất và tinh thần như những kẻ thù của chúng ta, nếu chúng ta cũng sống như họ, cũng hưởng những hạnh phúc hay những ưu phiền như họ, chắc chúng ta cũng hành động như họ. Chúng ta sẽ không làm khác họ được. Nhà triết ly học Clarence Darron thu gọn thí dụ này trong câu: "Biết rộng tức là hiểu nhiều và khi đã hiểu thì không chỉ trích và buộc tội ai cả". Như vậy, đáng lẽ thù oán, ta hãy thương hại và cám ơn Chúa đã sinh chúng ta không giống kẻ thù ta.

Nói tóm lại, nếu bạnmuốn tạo cho mình một tinh thần thanh thản có thể manglại hạnh phúc cho bạn, bạn hãy theo nguyên tắc thứ nhì:

Đừng bao giờ tìm cách trả đũa những kẻ thù của bạn, vì như vậy, bạn tự làm đau khổ nhiều hơn những người bạn định hại. Hãy theo gương đại tướng Eishenhower, đừng phí phạm thì giờ, dù một phút đi nữa, để nghĩ đến những người bạn không ưa.

XIV. NẾU BẠN LÀM ĐÚNG THEO ĐÂY THÌ SẼ KHÔNG BAO GIỜ CÒN BUỒN VÌ LÒNG BẠC BẼO CỦA NGƯỜI ĐỜI

Mới rồi tôi gặp một thương gia ở Texas, đang ngùn ngụt lòng uất hận. Có người cho hay rằng 15 phút sau khi ông gặp ta, tôi sẽ được ông ta kể lể đầu đuôi cho nghe. Quả như vậy. Câu chuyện làm cho ông giận dữ đã xảy ra 11 tháng trước, nhưng mỗi khi nhắc lại ông còn bừng bừng lên. Ông không thể quên nó được. Ngày lễ Giáng Sinh ông đã thưởng 34 người giúp việc một số tiền là mười ngàn Mỹ kim - mỗi người khoảng 300 mỹ kim - mà không một người nào cảm ơn ông hết. Ông chua chát phàn nàn: "Tôi ân hận đã thưởng họ. Thiệt một xu cũng không đáng".

Khổng Tử nói: "Một người giận luôn luôn đầy những chất độc" 2. Vị thương gia kia đầy những chất độc đến nỗi tôi thành thực thương hại ông. Ông khoảng lục tuần mà các hãng bảo hiểm nhân mạng tính rằng trung bình chúng ta còn được sống khoảng 2/3 thời gian từ bây giờ cho đến khi ta còn 80 tuổi. Vậy ông ta có may mắn thì sống dược khoảng 14 năm nữa thôi. Thế mà chỉ do một chuyện đã qua, ông đã làm phí gần hết một năm vì những oán giận mỉa mai. Thật đáng thương hại!

Đáng lẽ oán hận và thương thân trách phận như vậy, ông nên tự hỏi tại sao ông không được các người làm công cảm ơn. Có thể vì ông trả lương họ quá ít và bắt họ làm nhiều quá. Có thể họ nghĩ rằng tiền thường trong ngày lễ Giáng sinh không thiệt phải là tièn thưởng mà chính là một thứ tiền công. Có thể rằng ông hay bắt bẻ quá không ai dám lại gần, nên không ai dám nghĩ tới sự cảm ơn chủ. Cũng có thể họ cho rừng sở dĩ ông thưởng họ vì nếu không thưởng thì số lời cũng phải đem đóng thuế gần hết thôi.

Về phương diện khác, các người làm công có thể là ích kỷ ti tiểu và thiếu giáo dục. Có thể như thế kia, có thể như thế nọ. Về điều ấy tôi cũng không biết gì hơn bạn. Nhưng tôi biết rằng bác sĩ Samuel Johnson nói: "Lòng biết ơn là kết quả của một giáo dục cao đẹp. Hạng thô lỗ không có đức ấy".

Tôi muốn nói: Ông già ấy đã có một lỗi lầm lớn chung cho cả nhân loại là quá tin ở lòng biết ơn của người khác. Ông thực sự không biết rõ bản tính con người. Nếu bạn cứu được một mạng người, bạn có mong người đó tỏ lòng mang ơn bạn không? Chắc có. Kìa, Samuel Leibowitz, trước làm luật sư, sau làm toà, đã cứu được 78 người khỏi lên máy điện. Vậy bạn thử đoán có bao nhiêu kẻ thoát chết ấy đã cảm ơn ông ta hoặc chịu khó gởi cho ông ta một bức thiệp chúc năm mới? Bao nhiêu? bạn đoán đi... Đúng, đúng như vậy - Không có một người nào hết.

Đức Chúa Giê Su, trong một buổi chiều, chữa khỏi mười người hũi (cùi), nhưng Chúa được bao nhiêu người chịu khó cám ơn?. Chỉ có một mạng. Bạn đọc kinh của thánh Luc sẽ thấy điều ấy. Chúa quay lại hỏi đệ tử: "Còn chín người kia đâu?". Thì lúc đó họ trốn cả rồi, trốn mất mà không một lời cám ơn! Tôi xin hỏi một câu: "Tại sao bạn và tôi - hay nhà buôn ở Texas trên kia - gia ơn cho người khác có là bao mà lại mong được nhiều người cám ơn hơn Đức Chúa?

Về vấn đề tiền bạc cũng vậy, đừng hy vọng gì hơn. Charles Schwab nói với tôi có lần ông đã cứu một người giữ tiền ở ngân hàng. Người này thụt két lấy tiền đầu cơ. Ông phải bỏ tiền riêng trả ngân hàng đó để y khỏi ngồi tù. Y có mang ơn ông không? Có, nhưng không lâu. Rồi y trở lại phản ông, tố cáo ông, nói xấu ông, người đã cứu y khỏi khám.

Nếu bạn cho một người bà con một triệu Mỹ kim, bạn có mong người ấy mang ơn bạn không? Chính Andrew Carnegie đã làm việc ấy. Nhưng nếu Andrew sống lại sau khi chết ít lâu, ông sẽ bất bình thấy người bà con đó thoá mạ ông. Tại sao? Tại "lão Andrew đã cho những hội thiện 365 triệu mỹ kim mà chỉ thí cho bà con được mỗi một triệu bần tiện đó thôi" như lời y nói vậy.

Như vậy đó. Bản tính con ngời thời nào cũng là bản tính con người và trong đời bạn, bạn đừng mong gì nó thay đổi hết. Vậy thì sao không cứ nhận nó đi? Tại sao không có óc thực tế của ông già Marc Aurele, một vị anh quân hiền triết nhất của đế quốc La mã. Một hôm ông viết vào nhật ký như vậy: "Hôm nay tôi sắp gặp những kẻ đa ngôn, những kẻ ích kỷ, tự phụ và vô ơn bạc nghĩa. Nhưng tôi sẽ không ngạc nhiên hoặc bất bình vì tôi không tưởng tượng được một thế giới vắng mặt những hạng ấy".

Lời đó khôn, phải chăng bạn? Bạn và tôi cứ cằn nhằn về lòng bạc bẽo của loài người, nhưng lỗi về ai? Lỗi ở bản tính con người hay lỗi ở ta ngu muội, không hiểu biết bản tính đó? Thôi, đừng mong gì người ta báo ơn mình hết. Như vậy, nếu may mà gặp người nào biết ơn mình thì phải vui thích biết bao không? Còn nếu chẳng may thì cũng không đến nỗi thất vọng.

Vậy đây là cái ý thứ nhất tôi muốn diễn trong chương này:

Loài người vong ân là điều rất tự nhiên; vậy chúng ta cứ mong có người đáp ơn ta thì chúng ta sẽ tự rước lấy nhiều nỗi đau lòng.

Tôi quen một người đàn bà ở Nũu Ước lúc nào cùng phản nàn về cảnh cô độc. Không một thân thích nào muốn lại gần bà. Điều đó cũng không lạ. Vì nếu bạn lại thăm thì bà ta sẽ kể lể hàng giờ cho bạn nghe đã nuôi nấng gây dựng các cháu mình ra sao, khi họ còn nhỏ. Nào là hầu hạ chúng khi chúng bị bệnh ban, bị quai bị, hoặc ho gà; nào là nuôi nấng chúng hàng năm, nào là giúp cho một đứa học trường thương mại, nào là gã chồng cho một đứa khác.

Mà các cháu có lại thăm bà không? Có, lâu lâu một lần vì bổn phận mà! Nhưng họ sợ giáp mặt bà lắm. Họ biết rằng tới đấy thì phải ngồi nghe mất hàng giờ những lời trách phiền bóng gió, nhưng lời phàn nàn chua xót, và hàng chuỗi những tiếng than thở dài vì số phận. Và khi thấy không thể trách móc hay doạ dẫm, đay nghiến để họ thường lại thăm mình thì bà "lên cơn" đau tim.

Bà đau tim thiệt không? Thiệt. Bác sĩ nói bà đau tim vì thần kinh bị chứng hồi hộp và vô phương chữa cái bệnh do xúc động mà ra đó.

Bà ta cần được các cháu yêu và săn sóc, cho như vậy là "lòng biết ơn", và nghĩ có quyền được nhận lòng biết ơn của họ. Nhưng bà lại đòi hỏi lòng biết ơn ấy nên không bao giờ các cháu biết ơn và yêu mến hết.

Có cả ngàn người đàn bà như bà, có cả ngàn người đau ốm vì "lòng bạc bẽo" của kẻ khác, vì kẻ khác không săn sóc để họ sống cô độc. Họ muốn được yêu mến, song cách độc nhất để được yêu mến lại là chớ đòi hỏi tình yêu mà phải vung nó ra, đừng mong báo đáp.

Bạn cho là lý tưởng quá, là ảo mộng quá không thi hành được sao? Không đâu. Điều này chí lý lắm. Muốn tìm được hạnh phúc thì chúng ta phải theo cách hiệu nghiệm đó. Tôi biết chắc vậy vì tôi đã kinh nghiệm trong gia đình tôi. Song thân tôi lấy sự giúp đõ kẻ khác làm vui. Chúng tôi nghèo, lúc nào cũng đeo nợ. Nhưng mặc dầu cùng túng, song thân tôi luôn luôn dành một số tiền để mỗi năm gởi giúp một cô nhi viện ở Iowa. Không bao giờ các người lại thăm viện. Và có lẽ không một trẻ em mồ côi nào cám ơn hai ân nhân đó cả, trừ một vài hàng trong thư. Nhưng các người được đền đáp lại rất nhiều vì đã hưởng cái vui giúp trẻ nhỏ mà không cầu mong được đền đáp lại.

Khi lớn lên tôi đi làm ăn ở xa, mỗi năm gần tới lễ Giáng Sinh tôi luôn luôn gởi về ba má tôi một tấm ngân phiếu và năn nỉ hai người ăn tiêu cho sung sướng một chút. Nhưng ít khi hai người chịu nghe tôi. Lần nào về thăm nhà vài ngày trước lễ Giáng Sinh thì tôi cũng được ba tôi kể cho nghe đã mua than và thức ăn cho một người "đàn bà goá", đông con mà nghèo khổ nào ở trong tỉnh. Các người bố thí như vậy để được cái gì? Được cái vui đã cho mà không mong báo đáp một mảy may gì hết.

Ba tôi gần thành người lý tưởng mà Aristote đã tả một người đáng được sung sướng nhất. Aristote nói: "Người lý tưởng tìm cái vui của mình trong sự giúp đỡ kẻ khác, nhưng mắc cỡ khi phải chịu lụy ai. Vì gia ân cho người là một dấu hiệu cao cả thì thụ ân của người khác là một dấu hiệu kém hèn".

Vậy đây là cái ý thứ nhì của tôi trong chương này: Nếu chúng ta muốn tìm hạnh phúc, thì đừng nghĩ tới sự người khác nhớ ơn hay quên ơn ta, mà cứ giúp đỡ để được cái vui trong thâm tâm là đã giúp đỡ.

Có lẽ từ 10.000 năm rồi, các bực cha mẹ đều bứt đầu bứt tóc vì nỗi con cái ăn ở bạc bẽo.

Cả vua Lear trong kịch của Shakespeare cũng la hét: "Có đứa con bạc bẽo thật đau đớn hơn bị gắn độc cắn!".

Nhưng con cái ta làm sao biết mang ơn được, nếu ta không tập cho chúng như vậy? Lòng bạc bẽo mọc tự nhiên như cỏ dại. Lòng biết ơn thì như bông hồng, phải trồng trọt, tưới bón, nâng niu, nắng che gió chống.

Nếu con ta bạc bẽo thì lỗi về ai? Có lẽ về ta. ta không bao giờ dạy chúng tỏ lòng biết ơn với người khác thì sao ta lại mong chúng biết ơn ta?

Tôi quen một người ở Chicago có nhiều lẽ để phàn nàn về sự vô ơn của con riêng vợ. Anh ta làm trong một xưởng đóng thùng, công việc vất vả và ít khi kiếm được trên 40 Mỹ kim mỗi tuần. Khi cưới một người đàn bà goá, anh ta nể vợ, đi vay mượn để cho mấy đứa con riêng của chị này vào trường Trung Học. Có 40 Mỹ kim mỗi tuần mà phải lo ăn mặc, củi lửa lại lo trả vốn lời nữa. Bốn năm ròng như vậy, cực như trâu, song anh ta không hề than thở.

Mà mấy đứa con ấy có cám ơn anh ta không? Không. Người vợ cho như vậy là tự nhiên mà mấy đứa con riêng cũng vậy. Không bao giờ chúng tưởng tượng được rằng chúng mang nợ bố ghẻ chúng. Và cũng không bao giờ chúng mở miệng cám ơn nữa.

Ai đáng trách trong đó? Mấy đứa con ư? Đã đành; nhưng người mẹ chúng còn đáng trách hơn. Chị ta nghĩ bắt bọn đầu xanh ấy nhận thấy mang ơn người khác là tủi nhục cho chúng. Chị ta không muốn chúng "vào đời với một món nợ ở trên đầu". Cho nên không bao giờ chị ta nói: "Dượng các con cho các con đi học, thiệt là lòng rộng như biển cả".

Trái lại chị lại có vẻ như nói: "Ồ! ít nhất thì thằng cha già đó cũng phải làm vậy chớ".

Chị tưởng như thế là thương con, nhưng sự thiệt chị làm hư chúng, đẩy chúng vào đời với cái ý nghĩ nguy hiểm rằng người đời phải nuôi chúng. Mà ý nghĩ đó quả đã nguy hiểm, vì một trong những đứa ấy đã thử "mượn" tiền chủ để rồi bắt khám đường phải nuôi.

Chúng ta nên nhớ rẳng chúng ta dạy con ra sao thì con ta thành người như vậy. Chẳng hạn, đời bà dì tôi là bà Viola Alexender đã chứng minh lời đó một cách kiêu ngạo. Không bao giờ bà phàn nàn về sự bạc bẽo của con cái. Khi tôi còn nhỏ, dì Viola đưa bà ngoại tôi về nhà săn sóc, chiều chuộng cùng với bà mẹ chồng. Tôi có thể nhắm mắt lại mà vẫn thấy hai bà ngồi trước lò sưởi, trong trại ruộng của dì. Dì Viola có lấy vậy làm phiền không? Tôi tưởng nhiều khi cũng có. Nhưng không bao giờ dì tỏ vẻ khó chịu ra nét mặt. Dì yêu cả mẹ đẻ lẫn mẹ chồng, nâng niu, phụng dưỡng làm cho hai bà ở nhà con mà tưởng như ở nhà mình. Dì phải nuôi tới sáu ngừơi con, lại phụng dưỡng thêm hai bà, mà cứ coi như việc thường, Theo dì, chẳng có chi là cao thượng đặc biệt hoặc đang khen hết, chỉ là việc phải, tự nhiên, nên dì mà như vậy thôi.

Dì Viola bây giờ ra sao? Dì đã goá chồng trền 20 năm và có năm người con đã trưởng thành ra ở riêng. Cả năm người tranh nhau rước dì về để đền ơn cúc dục! Họ cùng kính mến mẹ, cùng phàn nàn rằng mẹ không bao giờ ở lâu với họ.

Đó là lòng "biết ơn" ư? Vô lý! Đó là tình yêu, tình yêu trong sạch. Những người đó trong tuổi thơ đã được thở một không khí ấm áp và chói lọi tình âu yếm, nên bây giờ đáp lại lòng thương ấy. Có gì là lạ?

Vậy chúng ta hãy nhớ rằng muốn cho con cái đừng quên ơn, ta phải biết nhớ ơn. Ta hãy nhớ rằng "chúng tuy nhỏ mà tai không nhỏ" và rất để ý tới những lời nói của bậc mẹ cha đó. Chẳng hạn như lần sau ta có muốn chê lòng tốt của ai trước mặt chúng ta, thì ta hãy ngừng ngay lại. Đừng bao giờ nói: "Ngó cái khăn kỳ cục mà chị Sue gởi mừng năm mới chúng ta? Chị ấy đan lấy để khỏi mất một xu nào hết đây mà". Lời chê đó, đối với chúng ta có thể là rất bình thường, như trẻ con nhớ rất kỹ. Vậy nên nói như vầy: "Thử nghĩ xem, chị Sue đã mất bao công để đan cái khăn này mừng chúng ta! Thiệt tốt bụng quá! Phải viết thơ cảm ơn chị ngay mới được". Như vậy con cái chúng ta sẽ tập nhiễm lần lần, mà không hay, cái tánh tốt biết khen và tỏ lòng mang ơn.

Vậy muốn khỏi bực tức và buồn phiền vì lòng bạc bẽo của người khác, bạn hãy theo quy tắc thứ ba này:

A. Đáng lẽ bực tức về lòng bạc bẽo thì ta cứ chờ đón nó đi, cho nó là tự nhiên sẽ đến. Đức Chúa Giê Su chữa khỏi mười người hủi trong một ngày mà chỉ có một người cám ơn Ngài thôi, thì tại sao ta mong được người khác nhớ ơn ta nhiều hơn Đức Chúa?

B. Ta nên nhớ rằng chỉ một cách để tìm hạnh phúc là đừng mong người khác nhớ ơn mình mà cứ cho phắt người ta đi, để được cái vui đã cho.

C. Ta nên nhớ rằng lòng biết ơn là một đức tính cần phải được bồi dưỡng; vậy muốn cho con cái ta có đức tính ấy, chúng ta phải làm gương cho chúng.

XV. BẠN CÓ CHỊU ĐỔI CÁI BẠN CÓ ĐỂ LẤY MỘT TRIỆU MỸ KIM KHÔNG?

Một bữa kia, tôi hỏi một bạn thân là ông Harold Abbott, ở Webb City, xứ Missouri, xem ông làm thế nào mà không bao giờ thấy ông phải bận trí. Để trả lời, ông kể một câu chuyện lý thú đến nỗi tôi còn nhớ mãi đến bây giờ, mặc dầu thoạt nghe có vẻ đùa! Chuyện là thế này:

"Trước kia, tôi hay lo nghĩ, nhưng từ ngày chứng kiến một việc xảy ra tại West Dougherty tôi đã mất hắn thói ấy. Việc xay ra không đầy mười giây đồng hồ, nhưng khoảnh khắc đó đã dạy tôi nhiều về nghệ thuật sống, hơn là mười năm qua. Hồi đó tôi sống một thời kỳ khó khăn. Từ hai năm, tôi làm chủ một ngôi nhà hàng tạp hoá nhỏ, nhưng sự buôn bán không được phát đạt. Bởi vậy số vốn ngày càng hụt dần và tôi đã nợ nhiều. Sau cùng đành phải đóng cửa hiệu. Một sáng kia, tôi đến Ngân hàng Thương Mại và Kỹ nghệ để vay một số tiền nhỏ làm lộ phí tới Kansas City, tìm việc làm. Tôi đang đi thẫn thờ như người không hồn, bỗng thấy tiến tới một ông già cụt cả hai chân. Ông ngồi trên miếng gỗ có bốn bánh xe, còn tay thì chống hai khúc cây nhỏ để đẩy. Ông đẩy qua một ngã tư và ngả thân ra đằng sau hầu ghếch miếng ván lên vỉa hè, thì vừa lúc ông bắt gặp mắt tôi đang nhìn. Lập tức, ông già đáng thương này nhoẻn cười và bảo tôi: "Trời hôm nay đẹp quá nhỉ".

Tôi trố mắt ngạc nhiên và đột nhiên tôi nhận thấy tôi còn hạnh phúc hơn biết bao người, tôi tự nhiên thấy ngượng vì đã yếu hèn. Tôi còn hai chân, tôi còn đi được. Nếu con người mất cả hai chân kia còn có thể sung sướng, vui vẻ và tự tin được, thì tôi, một người đủ cả hai chân, có lý gì lại không sung sướng, tự tin như ông ta. Tôi cảm thấy không khí dồn vào phổi tôi. Trước đó, tôi định đến ngân hàng vay một trăm Mỹ kim nhưng bây giờ tôi sẽ quyết sẽ vay hai trăm. Trước tôi tính sẽ nói là muốn đi Kanass City để may ra tìm được một việc làm. Nhưng bây giờ tôi nói giọng chững chạc rằng tôi đến Kanass City để làm việc. Người ta cho tôi vay ngay hai trăm Mỹ kim và một giờ sau, khi đến Kanass City, tôi đã xin được một chỗ làm khá tốt".

Tôi có dịp làm quen với Eddie Rickenbaker, một phi công trẻ tuổi. Có một lần, phi cơ anh bị hạ. Anh và các bạn chen chúc nhau trên một chiếc bè cao su, lênh đênh trên mặt nước bao la của Thái Bình Dương, không nước uống cũng không lương thực, dưới ánh mặt trời nóng như thiêu đốt, không hy vọng sẽ được cứu vớt. Như thế trong hai mươi mốt ngày. Anh nói với tôi rằng sự thử thách này đã cho anh thấy một điều cực kỳ quan trọng: khi bạn có nước ngọt để uống, đủ thức ăn để đầy dạ dầy; bạn không có quyền ta thán nữa.

Tờ Times có đăng một bài nói về một sĩ quan bị trọng thương ở Guadalcannal. Cổ anh bị một mảnh trái phá thủng, máu mất nhiều, thầy thuốc phải tiếp máu bảy lần mới cứu sống được anh. Không nói được, anh viết vào một miếng giấy hỏi xem anh "có thể qua khỏi không?" Viên y sĩ trả lời "được" . Anh hỏi câu thứ hai: "Sau này tôi có thể nói được không?" Thầy thuốc lại trả lời có. Tức thì anh viết xuống giấy những nét rắn rỏi: "Thế tại sao cứ vô lý mà lo mãi?".

Đọc đến đây, bạn cũng thử tự đặt câu hỏi xem? Rất có thể bạn sẽ khám phá ra rằng chính bạn cũng nhiều khi lo lắng vì những lý do thậm chi vô lý. Chừng mười phần trăm những trường hợp xẩy ra trong đời sống chúng ta là những trường hợp bất lợi. Muốn sung sướng ta chỉ cần chú trọng đến chín mươi phần trăm những trường hợp tốt đẹp và quên mười phần trăm trường hợp khổ cực đi. Trái lại, nếu cứ muốn lo nghĩ, cáu kỉnh hay mắc bệnh ung thư thì cứ việc mà nghĩ luôn luôn đến mười phần trăm trường hợp khổ cực.

Ông Jonathan Swift, tác giả cuốn Gulliver phiêu lưu ký, là một người theo chủ nghĩa bị quan cực đoan chưa từng thấy trong lịch sử văn chương Anh Cát Lợi. Ông tiếc đã sinh ra làm người, đến nỗi luôn luôn mặc đồ đen và nhất định nhịn đói trong những lễ sinh nhật của ông. Vậy mà con người có bệnh thất vọng cố cựu này cũng công nhận rằng tính tình vui vẻ và sự vui sống là thuốc bổ nhất cho sức khoẻ của con người.

Chính ông đã tuyên bố rằng: "Những bác sĩ mát tay nhất thế giới là Điều độ, Bình tĩnh và Vui vẻ".

Theo đó, ta thây rằng mỗi chúng ta đều có thể sáng, chiều hoặc bất cứ lúc nào, để cho viên bác sĩ "Vui vẻ" săn sóc. Như vậy là luôn luôn dùng đến những tài sản mà ngỡ là không có, nhiều hơn gấp bội kho báu của chàng Ali-Baba.

Bạn có chịu bán hai con mắt bạn lấy một tỉ Mỹ kim không? Bạn chịu đổi chân bạn, hai tay, hai tai của bạn lấy bao nhiêu tiền? Hãy làm con tính cộng và bạn sẽ thấy rằng tài sản của bạn chẳng kém gì đống vàng của Ford, Rockfeller và Pierpont Morgan góp lại.

Nhưng chúng ta đã chấp nhận thấy giá trị của hạnh phúc chúng ta sẵn có chưa? Nhất định là chưa! Ông Schopenhauer đã nói: "Chúng ta ít khi nghĩ đến những cái chúng ta có, mà chỉ nghĩ đến những cái mà ta không có là nguyên nhân hầu hết những thảm trạng đời ta. Chính nó đã gây ra nhiều sự đau khổ hơn bất cứ trận chiến tranh hay bệnh thiên thời nào trong lịch sử trái đất này.

Thí dụ ông John Palmer. Từ một người hiền hậu như trăm ngàn người khác, ông thành ra một ông già cẩu nhẩu cầu nhầu và phá hoại hạnh phúc gia đình ông. Ông John Palmer ở số 30 Đại lộ Paterson, tỉnh New Jersey, đã thuật với tôi rằng:

"Ít lâu sau ngày được giải ngũ, tôi tự lập cơ nghiệp. Tôi làm việc đầu tắt mặt tối suốt ngày đêm. Lúc đầu khá lắm. Nhưng rồi những rắc rối cứ kế tiếp nhau xảy ra. Tôi không thể nào mua được những đồ phụ tùng và những máy móc cần thiết. Tôi bắt đầu lo không khéo đến phải bán hay đóng cửa xưởng chữa xe hơi của tôi. Tôi lo nghĩ nhiều đến nỗi, trước kia vui tính, tôi đã đổi thành một người cáu kỉnh, khó chịu. Tôi cau có, nóng nảy mà tôi chẳng nhận thấy, nhưng đến ngày nay, tôi mới biết suýt nữa tôi đã giết chết tình yêu của vợ tôi. Mỗi bữa kia, một cựu chiến binh trẻ tuổi và tàn tật cùng làm với tôi bảo rằng: "Anh Johnny ạ, anh phải biết hổ thẹn chứ? Trông anh người ta tưởng ở đời chẳng ai khổ bằng anh. Ví dụ anh có phải đóng cửa đi nữa, thì đã sao chưa? Anh sẽ mở lại khi có công việc. Anh có nhiều lý do tự mãn vậy mà cứ gắt gỏng từ sáng đến tối. Nếu được như anh, mất gì tôi cũng chịu. Anh hãy nhìn tôi coi. Tôi chỉ còn một cánh tay, mặt thì miếng trái phá xén một bên, thế mà anh có thấy tôi than không? Nếu anh chẳng nghĩ lại mà bỏ tánh gắt gỏng bực tức, thì không những cửa hàng anh sẽ lụi bại, sức khoẻ, hạnh phúc gia đình anh sẽ tan nát mà rồi anh lại đến mất hết bạn bè".

Lời bạn đã làm tôi phải suy nghĩ. Tôi chẳng hề tưởng tượng được sự ấy, nhưng nay, tôi đã nhận thấy thật tôi chẳng có gì đáng than phiền. Tôi quyết định sửa mình thành một người trầm tĩnh, can đảm như xưa và tôi thấy chẳng có gì là khó".

Tôi có thể kể ra một trường hợp khác nữa, một người bạn gái, cô Lucile Blake. Đời cô suýt nữa trở nên bất hạnh, nếu cô không được người bảo cách hưởng những cái cô có và dẹp thói ao ước những sự không có.

Tôi biết Lucile từ ngày chúng tôi cùng học nghề viết báo tại Đại học đường Columbia. Mười năm trước cô đã bị kích động rất mạnh. Hồi đó, cô ở tỉnh Tucson, thuộc tiểu bang Arizona.Tôi xin tiết lộ câu chyện về cô như cô đã thuật với tôi:

"Bấy giờ tôi sống một đời hết sức hoạt động: tôi học phong cầm tại Đại học đường, tôi đảm nhận lớp dạy buổi tối trong trường kia, tôi mở những buổi diễn thuyết về âm nhạc cổ điển. Ngoài ra, tôi thường được mời đến dự những bữa tiệc kéo dài đến khuya, hoặc khiêu vũ hay cưỡi ngựa dạo dưới ánh trăng. Một bữa kia, tôi sắm sửa đi chơi, bỗng tôi chết ngất. Thầy thuốc bảo tôi đau tim và phải tỉnh dưỡng trong một năm, nếu tôi muốn khỏi bệnh.Tôi hỏi ông liệu ông có bình phục và khỏe mạnh như trước không, ông nhún vai trả lời một cách mập mờ:

"Một năm nằm trêm giường như một kẻ tàn tật và rất có thể chết vẫn hoàn chết!".

Càng nghĩ lại càng hoảng sợ. Tại sao tôi lại gặp phải tai ương này? Tôi có làm điều gì ác đâu? Tôi nghẹn ngào khóc suốt một ngày. Tôi oán định mệnh nhưng vẫn nằm nghĩ như lời thầy thuốc dặn. Kế đó ít lâu, một người bạn thân đến thăm tôi. Đó là một hoạ sĩ trẻ tuổi. Anh ta khuyên tôi rằng: "Tôi biết đối với chị trong ngày này thì việc phải nằm tĩnh dưỡng một năm ròng là một sự rùng rợn. Nhưng rồi chị xem, cũng chẳng ghê ghớm như chị tưởng đâu. Chị sẽ có nhiều thì giờ để suy nghĩ, để nhận xét mình và biết rõ mình. Tri thức chị sẽ phát triển và chị sẽ trở nên thành thực sự với chị sau mười tháng đó hơn là sau hai mươi lăm năm chị đã sống". Thế rồi tôi nguôi dần và tôi cố gắng bắt tôi phải suy nghĩ về những vấn đề mà trước kia tôi không để ý hay có khi còn khinh thường. Một tối, tôi vặn vô tuyến điện và nghe thấy một câu kỳ cục. "Người ta chỉ bày tỏ được một cách hoàn toàn những điều cảm thấu thâm tâm". Tôi cũng đã đọc hay nghe những câu tương tự như vậy, nhưng vì bây giờ nằm liệt trên giường nên những câu đó, đáng lẽ chỉ thoảng qua, lại thấm thía và ăn sâu và óc tôi. Đầu óc tôi từ lúc ấy bắt đầu làm việc và tôi nhất quyết sẽ chống lại sự sợ hãi và những ý tưởng ảm đạm, sẽ bỏ không nghĩ đến những điều có thể làm chậm, làm hại sự bình phục của tôi, và sẽ chỉ nghĩ đến hạnh phúc, vui sống và sức khoẻ. Mỗi sáng khi tỉnh dậy, tôi tự bắt tôi kiểm điểm lại mọi lý do để tôi phải sung sướng: Trong người không đau đớn; được nghe những điệu nhạc êm đẹp phát ra từ máy truyền thanh; có những bạn tốt... Không đầy mấy tuần sau tôi thấy vui vẻ và treo ở cửa buồng tôi một tấm bảng, cấm không cho hai người vào thăm một lượt.

Tôi khỏi bệnh đã được chín năm và tôi lại sống cuộc đời hoạt động và hữu ích. Ngay đến nay, tôi vẫn sung sướng đã được nằm tĩnh dưỡng trong một năm,vì đó thực sự là một năm hạnh phúc và hết sức hữu ích. Lẽ cố nhiên, tới nay, sáng nào tôi cũng vẫn kiểm điểm lại những cái mà tôi có và tôi sẽ chẳng bao giờ bỏ thói quen đó. Tôi xin thú cùng anh là tôi rất hổ thẹn, vì đến khi sợ chết mới học được cách sống".

Nói tóm lại, cô Lucile Blake đã tình cờ nhận định một định lý mà ông Samuel Johnson đã nêu ra cách đây hai thế kỷ. Ông Samuel Johnson nói rằng: "Cái thói quen chỉ trông thấy bề tốt của mọi việc, còn quý giá hơn một ngàn Anh kim lợi tức một năm".

Bạn nên chú ý rằng câu này thốt ra không phải bởi miệng một người lạc quan mà lại bởi miệng một người trong hai mươi năm đã biết thế nào là lo lắng cho ngày mai vì nghèo khổ, đói khát, để rồi trở nên một nhà văn hào xuất sắc nước Anh thời đó.

Bạn muốn biết làm sao để biến hoá cái tội ngày ngày rửa bát thành một việc lý thú không? Chắc là có. Vậy tôi xin giới thiệu một cuốn sách tuyệt diệu, nhan đề Tôi muốn mắt sáng lại mà tác giã là bà Morghild Dahl, một thiếu phụ bị loà trong năm mươi năm. Trong chương đầu có câu rằng: "Hồi đó tôi chỉ trông được một mắt và có những vẩy nhỏ che gần kín con ngươi làm tôi chỉ còn nhìn thấy lờ mờ qua cái khe nhỏ ở phía trái. Chẳng hạn, muốn trông một quyển sách, tôi phải cầm đưa lên tận mắt bên trái và đưa hết con ngươi sang phía tả".

Nhưng bà không chịu để ai thương hại mình, bà nhất định không để cho cố tật này làm bà trở thành một phế nhân. Hồi còn là một cô gái nhỏ, bà muốn chơi với trẻ con hàng xóm, nhưng không trông thấy những nét phấn vẽ. Vì vậy, khi bọn trẻ trở về nhà, bà liều quỳ xuống vệ hè, dí mắt xuống đất để dò những nét phấn. Chẳng bao lâu biết tường tận từng nơi từng chỗ, trong khu phố thường chơi đùa với các bạn, biết tường tận đến nỗi chơi trò gì có chạy đua là đều thắng. Muốn đọc, bà dùng những sách in chữ thật lớn, dí sát đến mắt. Cứ thế học và thi đậu hai bằng: một bằng kiến trúc tổng quát, tại Đại học đường Minnesota, một bằng giáo sư mỹ thuật Đại học đường Columbia.

Ra đời với chức giáo viên tại một làng nhỏ ở thung lũng Twin, thuộc tiểu bang Minnesota, bà tiếp tục theo sự nghiệp cho đến khi được bổ nhậm chức giáo sư dạy văn chương và nghề báo chí tại Đại học đường Augustana trong tỉnh Sioux Fallo thuộc tiểu bang Dakota Sud. Ở đó trong 13 năm, ngoài các công việc nhà trường, bà còn diễn thuyết về văn chương tại những câu lạc bộ phụ nữ địa phương và một đôi khi trước máy truyền thanh. Bà Morghild Dahl thuật tiếp trong cuốn sách: "Trong tiềm thức, tôi lúc nào cũng sợ hãi sẽ mù hẳn. Để trấn áp ý tưởng đen tối ấy, tôi đã tự bắt lúc nào cũng vui vẻ, có khi quá vui bất cứ trong trường hợp nào".

Thế rồi, đến năm 1943, khi bà đã năm mươi hai tuổi, một phép lạ xẩy ra: nhờ một cuộc giải phẫu tại bệnh viện nổi danh Mayo, bà đã trông thấy rõ gấp bốn lần.

Một vũ trụ mới, đẹp và thú vị biết bao nhiêu hiện ra trước mắt bà. Bà rào rạt cảm thấy cái thú làm những việc mà trước kia bà không làm được, ngay cả đến việc rửa bát nữa. bà kể lại rằng: "Mới đầu tôi vầy bọt trắng li ti và nhẹ nhõm lềnh bềnh trong chậu nước. Tôi bốc lấy một năm bọt xà bông soi trước ánh sáng và trong trăm nghìn bọt bóng cỏn cob , tôi thấy màu sắc rực rỡ của một cầu vồng nho nhỏ".

Đứng trong bếp nhìn qua cửa sổ, bà hoan hỉ ngắm "đàn chim đú đởn hay qua, dưới những đợt tuyết trắng".

Bà tận hưởng cái thú ngấm nghía bót xà bông và chim bay và bà kết luận bằng câu này: "Thưa Chúa, Cha chúng con ở trên trời, con đội ơn, con đội ơn Cha đã thương con dường ấy".

Đã bao giờ bạn có ý nghĩ cảm ơn Chúa đã cho bạn rửa bát, ngắm một nắm bọt xà bông và say sưa nhìn một đoàn chim bay dưới tuyết không? Chắc là không, phải chăng bạn? Nếu vậy bạn đáng tự lấy làm hổ thẹn. Bởi vì bạn sinh vào một thế giới thần tiên, có những vẻ đẹp thiên hình, vạn trạng, vậy mà bạn cũng như bao người khác, đã mù quáng không trông thấy, đã bỏ phí không tận hưởng.

Nếu bạn thật lòng muốn thắng những ưu tư, nếu bạn muốnlàm lại cuộc đời, bạn hãy theo nguyên tắc này:

Đếm phước, đừng đếm họa.

XVI. TA LÀ AI?

Tôi còn giữ một bức thư của bà Edith Alberd ở Mount Airy, thư viết: "Hồi nhỏ, tôi rất dễ cảm xúc và nhút nhát. Vì tôi lớn con và cặp má phính Nên tôi có vẻ mập. Má tôi hơi cổ, cho rằng dùng tân thời trang là điên. Luôn luôn má tôi bảo phải "ăn chắc mặc dầy". Và bắt tôi mặc quần áo dài, rộng... cho lâu rách. Không bao giờ tôi được dự những đám hội hè, vui vẻ trẻ trung. Tại trường, tôi không giỡn với các bạn, cả trong giờ thể thao nữa. Tính cả thẹn của tôi thành bệnh. Tôi thấy tôi "khác" hắn các bạn bè và hoàn toàn khả ố.

"Lớn lên, tôi kết hôn với một người chồng cao niên. Nhưng tính tôi cũng không thay đổi. Bên chồng tôi là một gia đình biết lẽ phải và tự tín. Tôi rán bắt chước mà không được. Nhà chồng tôi cố tập cho tôi lịch thiệp bao nhiêu, chỉ làm cho tôi e lệ bấy nhiêu. Tôi hoá ra nóng nảy, cáu kỉnh. Tôi trốn hết thảy bạn bè. Tôi rất sợ có khách đến chơi. Thực tai hại! Tôi biết vậy và sợ nhà tôi cũng biết vậy, nên khi lỡ ở đám đông tôi rán vui vẻ. Nhưng tôi lại quá lố, hoá mất cả tự nhiên. Tôi hiểu thế và tôi khốn khổ lắm. Chót hết tôi đau đớn đến nỗi không muốn kéo dài đời thêm nữa. Tôi bắt đầu nghĩ tới tự tử.

Nhưng rồi chỉ một lời nói vô tình đã thay đổi cả đời tôi. Bà mẹ chồng tôi một hôm kể cho tôi nghe cách bà dạy dỗ con cái. "Dù sao cũng mặc, mẹ chỉ muốn cho chúng sống theo chúng thôi. Cứ tự nhiên, không bắt chước ai hết". Tức thì tôi nhận thấy rằng chuốc lấy khổ vào thân chỉ vì tự ép mình vào một cái khuôn không thích hợp.

Sáng hôm sau, thay đổi hẳn. Tôi bắt đầu sống theo tôi. Tôi rán nhận xét kỹ về cá tính của tôi, rán nhận định xem tôi ra sao. Tôi nhận định những nét đặc biệt của tôi. Tôi hết sức xem xét các màu, các kiểu áo, để ăn bận sao cho hợp ý với mình. Rồi tôi giao du, với bạn bè, xin nhập một hội nhỏ. Tôi rất sợ hãi khi bị bạn bắt lên diễn đàn. Nhưng mỗi lần nói trước đám đông, tôi can đảm được thêm một chút. Phải lâu lắm... nhưng bây giờ tôi thấy sung sướng ngoài ước vọng của tôi. Tôi dạy dỗ con tôi, luôn luôn chỉ vẽ cho chúng kinh nghiệm mà tôi đã đắng cay học được: "Dù sao cũng mặc, các con cứ sống theo ý các con".

Bác sĩ James Gordon Gilkey đã nói: "Phải có nghị lực để sống theo mình là một vấn đề" cũ như lịch sử và phổ biển như đời người". Không đủ lực để sống theo mình "nguyên nhân sâu kín của các chứng bệnh thần kinh". Angelo Patri đã viết 13 cuốn sách và hàng ngàn bài báo về giáo dục nhi đồng. Ông nói: "Không ai khổ sở bằng kẻ muốn đổi cá tính của mình để biết thành một người khác".

Cái thói muốn đổi thành người khác tai hại nhất ở Hollywood. Ông Sam Wood, một trong những nhà sản xuất phim hát bóng nổi danh tại Hollywood nói rằng ông đã nhức đầu nhất bởi các tài tử trẻ tuổi. Ông phải vô cùng cực nhọc để thuyết cho họ chịu đóng vai hợp với tài riêng của họ trong khi họ chỉ muốn trở thành những Lana Turner hạng nhì hay Clark Gable hạng ba. Ông không ngớt khuyên họ: "khán giả chán những lối đó rồi, họ muốn lỗi khác kia".

Trước khi ông cho ra những phim danh tiếng như "Good Bye, Mr Chips""For whom the bell tolls", ông làm lâu năm tại một hãng địa ốc để luyện tài buôn bán. Ông tuyên bố: "Bắt chước người khi không bao giờ đi xa được. Không nên làm con vẹt. Kinh nghiệm đã dạy tôi rằng nên bỏ rơi ngay những kẻ nào chỉ muốn bắt chước người".

Vừa đây, tôi hỏi Paul Boynton, giám đốc phòng nhân viên của hãng đầu Socony: "Những người tới xin việc có lỗi lầm nào nhất? Chắc chắn ông biết rõ điều ấy, vì ông đã tiếp hơn 60.000 người tới xin việc và đã viết cuốn sách nhan đề là: Sáu cách để xin được việc làm. Ông trả lời tôi: Lỗi lầm lớn nhất của họ là thiếu tự tin. Đáng lẽ tự nhiên và hoàn toàn thành thật thì họ lại thường dọ dẫm ý tôi mà đáp câu tôi hỏi chứ không trả lời theo ý thọ. Như vậy hỏng lắm, vì có ai muốn dùng một người chỉ lặp lại lời những người khác như cái máy hát đâu. Không ai muốn xài bạc giả hết".

Có một người con gái của chú tài xế đã phải trả giá rất đắt để được bài học ấy. Chị ta muón nên một danh ca. Nhưng cái mặt của chị thực là một tai nạn cho người vác nó. Miệng chị rộng, răng chị vẩu. Lần đầu ca trước công chúng trong một hộp đêm tại New Jersey chị trề môi trên xuống để che răng. Chị làm điệu bộ thiệt "mầu mè". Và kết quả là chị làm trò cười cho thiên hạ và chịu thất bại mỉa mai.

Nhưng có một khán giả tại đó nhận thấy chị có tài. Ông ta nói trắng ngay: "Này cô, tôi đã thấy cô diễn và biết cô mắc cỡ vì bộ răng của cô". Chị kia lúng túng hổ thẹn, thì ông ta liền tiếp: "Có hại gì đâu? Răng vẩu nào phải là một tội? Đừng che nó! Cứ mở miệng ra khán giả sẽ thích, khi họ thấy cô không mắc cỡ nữa". Rồi ông ta lại ranh mãnh nói luôn: "Vả chăng, bộ răng mà cô cố tình che đậy đó, biết đâu nó chẳng làm cho cô nổi danh?" Chị Cass Deley nghe theo và không thèm nghĩ tới cái "mái hiên" của mình nữa. Từ hôm đó chị chỉ nghĩ đến thính giả. Chỉ mở miệng, thích chí, vui vẻ ca và rồi trở nên một ngôi sao chói lọi nhất trên màn ảnh và ở đài phát thanh. Hiện nay nhiều người đóng trò khác lại rán bắt chước chị.

Khi triết gia trứ danh William James nói người ta chỉ làm phát triển 10 phần trăm những tài năng tinh thần của mình, là ông muốn chỉ những người không tự biết rõ giá trị của mình. Ông viết: "Con người chúng ta bây giờ so với con người mà chúng ta có thể thành được, khác nhau xa, cũng như người mơ ngủ so với người thức tỉnh vậy. Chúng ta chỉ dùng một phần nhỏ khả năng về thể chất và tinh thần của ta thôi. Nói rộng ra, thì con người hoạt động trong một khu vực hẹp hòi quá, so với khả năng thênh thang của họ. Chúng ta có nhiều khả năng mà không bao giờ ta dùng tới".

Bạn và tôi, ta có những tài cán riêng, vậy đừng mất công buồn bực vì nỗi không được như người kia người nọ. Trên địa cầu này, mỗi người chúng ta là một nhân vật mới mẻ, vì từ hồi thiên lập địa tới giờ, chẳng hề có người thứ hai nào giống ta như đúc, mà từ nay tới khi tận thế cũng không sao có được một người thứ hai y như ta nữa.

Một khoa học mới là khoa di truyền học dạy rằng con ngừơi do 24 nhiễm thể (chomosomes) của cha, 24 nhiễm thể của mẹ cấu tạo nên. Bốn mươi tám nhiễm sắc thể ấy định đoạt phần di truyền của ta. Amar Schinfield nói trong mỗi nhiễm sắc thể chứa từ vài chục đến vài trăm "nhân" mà mỗi "nhân" có thể thay đổi cả đời sống của một người. Sự cấu tạo nên ta thực "bí hiểm và kinh dị" thay!

Cha mẹ sinh ra ta với 300.000 tỉ (mỗi tỉ là 1.000 triệu) tinh trùng, nhưng chỉ có một tinh trùng thành ta thôi. Nói một cách khac, nếu ta có lối 300.000 tỉ anh em thì cũng không một người nào y như ta hết. Nói vậy có phải là nói mò không? Không. Đó là một sự thật khoa học. Nếu bạn muốn hiểu rõ điều ấy xin bạn lại tiệm sách mua cuốn: Bạn và sự di truyền của Amran Schinfield.

Tôi sở dĩ hăng hái, quả quyết, khuyên bạn nên sống theo như bạn vậy, là vì tôi tin tưởng sâu xa và biết rõ điều tôi nói. Tôi biết là nhờ kinh nghiệm chua chát và đau đớn. Tôi kin kể: Lần đầu tiên từ giã miền đồng ruộng Misssouri tới Nữu Ước, tôi vô làm trong Hàn Lâm kịch trường. Tôi mong thành một nghệ sĩ. Tôi cho rằng có trong đầu một ý mới và tài tình lắm, nó tất đưa tôi tới thành công mau chóng. Tôi tự nghĩ: "Một cái ý giản dị và chắc chắn như vậy, tại sao cả ngàn người háo danh chưa nghĩ tới. Thiệt lạ lùng! Ý đó như vầy: Tôi sẽ nghiên cứu xem các kép hát nổi danh thời ấy, như John Drew, Walter Hampden và Otis Skinner có những "ngón" gì. Rồi tôi bắt chước những ngón hay nhất của họ và sẽ luyện cho tài tôi thành một kết hợp rực rỡ của hết thảy những tài ba đó. Thiệt là điên! Thiệt là vô lý! Tôi đã phí bao năm học bắt chước kẻ khác mới nảy trong cái sọ đặc như mít của tôi ý này: Phải theo tài năng riêng của mình, không thể nào bắt chước người khác được.

Thí nghiệm tai hại đó đã cho tôi một bài học tới già đời chứ?. Không. Tôi vẫn không chừa, tôi xuẩn quá. Tôi phải học ôn lại một lần nữa. Nhiều năm sau, tôi bắt đầu viết một cuốn sách mà tôi hy vọng sẽ là cuốn hay nhất từ trước tới nay về sự diễn thuyết trước công chúng. Viết cuốn này tôi cũng điên như lần trước: tôi cũng vay ý tứ của hàng lố tác giả khác rồi thu thập vào trong một cuốn - một cuốn chứa đủ những cuốn khác. Muốn vậy, tôi đi lượm hàng chục cuốn dạy cách nói trước công chúng và bỏ mất một năm để chuyển những ý của họ sang bản thảo của tôi. Nhưng sau tôi nhận thấy rằng tôi khùng. Cái thứ cách "tả-pí-lù" đó, tổng hợp quá, khô khan quá, đọc ngán quá. Thành ra công toi một năm trọn, tôi phải xé bỏ sọt rác và viết lại. Lần này tôi tự nhủ: "Mày phải là thằng cha Dale Carnegie với tất cả những lỗi lầm và kém cỏi của nó. Mày không thể là người nào khác được". Bỏ cái ý viết một cuốn tổng hợp những sách của người khác, tôi sắn tay áo làm một việc mà đáng lẽ tôi phải làm ngay từ đầu: dùng kinh nghiệm riêng mà viết; dùng những nhận xét riêng, nhưng tin tưởng chắc chắn của tôi khi diễn thuyết và khi nhận dạy người ta diễn thuyết. Tôi đã học và mong rằng tới chết cũng không quên - bài học của ông Walter Raleigh (Tôi không muốn chỉ ông Walter đã trải áo mình trên bùn để Hoàng Hậu bước lên cho khỏi lấm giầy đâu. Tôi muốn nói về ông Walter Raleigh, giáo sư môn Anh quốc văn học sử năm 1904). Ông ta nói "Tôi không có tài để viết một cuốn sách khả sĩ so sánh với tác phẩm của Shakespeare, nhưng tôi có thể viết một cuốn theo tài năng riêng của tôi được".

Vậy thì ta phải hành động theo tài năng của ta, như Irving Berlin đã khôn khéo khuyên George Gershwin. Berlin và Gershwin gặp nhau lần đầu, Berlin đã nổi danh mà Gershwin còn là một thanh niên mới tập đặt nhạc, làm việc vất vả để lãnh của nhà xuất bản Tin Pan Alley một số lương 35 Mỹ kim một tuần. Berlin khi đó thầm yêu tài năng của Gershwin, cậy Gershwin làm nhạc ký cho mình với số lương gấp ba lương cũ. Nhưng Berlin lại chân thật khuyên rằng: "Đừng làm việc đó. Nếu nhận anh có thể thành một Berlin thứ hai đấy, song nếu anh nhất định theo tài năng riêng của anh thì danh tiếng anh sẽ vang lừng nhất trong nước".

Gershwin nghe lời. Ông luyện tập và dần dần trở nên một nhà soạn nhạc khúc đặc biệt nhất của Mỹ thời ấy.

Charlie Chaplin, Will Rogers, Mary Margeret Mc Bride, Gene Autry và cả triệu người khác đều phải học bài học tôi đương giảng trong chương này, phải học bằng kinh nghiệm và cũng đã phải trả giá rất đắt như tôi.

Khi Charlie Chaplin mới đóng phim, viên giám đốc hãng phim muốn chàng bắt chước một vai hề người Đức nổi danhh. Và Chaplin không thành công cho tới khi ông đóng vai hề theo ý ông. Boh Hope cũng đã qua con đường ấy: bảy năm vừa ca vừa hát, mà ông thất bại mãi cho tới khi bắt đầu biết khôn theo tài năng của mình. Will Rogers dàn cảnh trong một ca vũ đài đã lâu năm không pha trò lấy một tiếng, cho tới khi ông thấy ông chỉ có tài pha trò và rồi ông nổi danh vì vậy.

Khi Mary Margeret Mc Bride bước vào đời nghệ sĩ, cô làm đào hề và thất bại. Nhưng khi chịu theo tài năng của cô - của một cô gái nhà quê, không đẹp gì, ở miền Missouri - thì cô thành một ngôi sao nổi danh nhất trên đài phát thanh ở Nữu Ước.

Khi Gene Autry cố bỏ giọng Texas, trang sức như các cậu con trai ở thành thị và khoe rằng mình sinh trưởng ở Nữu Ước thì chỉ làm cho thiên hạ chế nhạo chàng thôi. Nhưng khi chàng đàn cây banjo và ca những bài hát của bọn "cao bồi" ở Texas thì chàng vào một con đường mới đưa chàng tới sự nổi danh khắp toàn cầu, trên màn ảnh cũng như trên đài phát thanh.

Trên thế giới không có ai giống ta hết. Ta nên lấy thế làm mừng. Trời cho ta tài năng nào thì tận dụng tài năng đó. Xét cho kỹ, nghệ thuật nào chỉ để tự mô tả hết. Ta chỉ có thể ca những vui, buồn của ta thôi. Ta chỉ có thể vẽ những cảnh vật mà ta thích thôi. Kinh nghiệm, hoàn cảnh, di truyền đã tạo ra sao thì ta phải vậy. Dù tốt hay xấu, ta cũng phải trồng trọt trong khu vườn nhỏ của ta. Dù hay dù dở ta phải gảy cây đờn nhỏ của ta trong dàn nhạc của đời.

Emerson viết trong thiên tuỳ bút Tự tín rằng: "Trong sự giáo dục của một người, có một thời gian người đó nhận thấy rằng ganh tị là ngu, bắt chước là tự tử, rằng phận mình sao thì phải chịu vậy, rằng trong vũ trụ mênh mông đầy thức ăn này: người đó phải vất vả cày miếng đất trời đã cho mình thì mình mới có được hột lúa ăn. Năng lực ở trong người ta là một năng lực mởi mẻ và riêng biệt, không ai có hết, và ngoài ta ra, không ai biết ta có thể làm được cái gì, mà chính ta, ta cũng không biết nữa, nếu ta không chịu làm thử".

Emerson nói vậy. Còn Douglas Maloch, một thi nhân, thì nói như vầy:

Chẳng làm thông vút trên đồi

Thì làm cây nhỏ bên ngòi, dưới thung

Thông kia đẹp nhất trong vùng

Tôi tuy bé nhỏ sánh cùng thông xanh

Làm cây chẳng được, cũng đành,

Tôi làn ngọn cỏ xanh xanh bên đàng.

Thân không hoá kiếp cá vàng,

Thì làm tôm tép thung thăng trong đầm.

Có tướng mà cũng có quân

Ai lo việc nấy, dưới trần cùng vinh

Có việc trọng, có việc khinh

Miễn tròn bổn phận, trọng khinh sá gì?

Rộng, hẹp cũng thể đường đi

Mặt trời, sao nhỏ, khác chi, bạn hiền?

Việc gì tận mỹ là nên.

Thành công chẳng kể sang hèn, thấp cao.

Muốn luyện một tâm trạng để được bình tĩnh, thảnh thơi trong lòng, ta hãy theo quy tắc thứ năm này: Đừng bắt chước. Tự tìm hiểu và sống theo ý ta.

XVII. ĐỊNH MỆNH CHỈ CHO TA MỘT TRÁI CHANH H�Y LÀM THÀNH MỘT LY NƯỚC CHANH NGON NGỌT

Cách đây ít lâu, tôi có dịp gặp ông Robert Mayard Hutchinson, Hiệu trưởng Đại Học đường Chicago. Lẽ cố nhiên, trong lúc nói chuyện, tôi hỏi ông làm cách nào cho khỏi buồn bực. Ông nói bao giờ ông cũng theo lời khuyên bảo của ông bạn Julius Rosenwald, chủ tịch một xí nghiệp lớn: Định mệnh chỉ cho ta một trái chanh thôi? Được - Ta hãy pha một ly nước chanh.

Phải là một người thông minh, một nhà mô phạm như ông mới có thể xử sự như vậy. Những kẻ ngu ngốc tất phải làm khác hẳn, vì nếu không được định mệnh ban cho một thỏi vàng mà chỉ ban cho một trái chanh, họ sẽ ngồi phịch xuống mà ta thán. Nào: "còn hòng gì, còn trầy da tróc vẩy làm gì nữa", nào: "thế là hết hy vọng". Rồi oán trời, trách bạn, vò tai kêu đời bất công, thương thân tủi phận. Trái lại, người khôn ngoan, khi thấy mình chỉ được vỏn vẹn một trái chanh nhỏ, sẽ tự nhủ: "Lần thất bại này dạy ta nhiều nhiều hay lắm đấy. Phải làm thế nào cho tình cảm khá hơn bây giờ? Làm cách nào để đổi trái chanh này thành ly nước chanh ngon ngọt chứ?".

Nhà triết lý học Alfred Adler trọn đời chuyện chú vào công cuộc nghiên cứu những kho tiềm lực nhân loại đã phải nói rằng: "Một trong những đức tính kỳ diệu của con người là ý chí chuyển bại thành thắng".

Tôi xin kể chuyện một người đàn bà đã hiểu và áp dụng phương pháp lấy trái chanh của mình pha thành một ly nước chanh tuyệt ngon. Đó là chuyện của bà Thehna Thompson ở Nữu Ước.

"Trong thời kỳ chiến tranh, chồng bà được bổ nhiệm đến trại huấn luyện, kế bãi sa mạc Mojave thuộc Tân Mễ Tây Cơ. Bà theo săn sóc chồng. Thật là buồn nản. Ngay này đầu, bà đã ghét vùng này, vì chưa bao giờ bà phải ở một xó đất khổ cực đến thế. Chồng bà suốt ngày đi dự các cuộc tập trận trên bải sa mạc, còn bà suốt ngày lủi thủi trong căn nhà gỗ lụp xụp. Trời thì nóng gần 50 độ. Bà chẳng có ai ở gần đền nói chuyện cho khuây khoả, ngoài mấy người Mễ Tây Cơ và người da đỏ không biết lấy một câu tiếng Anh. Gió nóng thổi suốt từ sáng đến chiều, khiến cho đồ ăn và cả đến không khí đầy vị cát.

Bà không chịu nổi nữa. Bà than số phận chẳng ra gì và viết thơ cho cha mẹ sẽ quay về Nữu Ước, không thể ở lại cái địa ngục này. Ông cụ thân sinh trả lời vỏn vẹn có hai câu, nhưng thấm thía đến nỗi bà không bao giờ quên được, và hai câu đó thay đổi hẳn đời sống của bà:

Trong một nhà tù, hai người cùng đứng vịn tay vào song sắt; một người chỉ trông thấy một bức tường trơ trụi, còn một người ngửa mặt lên trời, ngắm những vì sao.

Bà đọc những dòng này một lần, hai lần cho đến mười lần rồi tự nhiên thấy hổ thẹn. Bà quyết sẽ tìm cái vui trong tình cảm của bà: bà quyết ngắm sao. Bà làm thân với thổ dân và đã ngạc nhiên trước cách họ đối lại. Khi bà tỏ ra thích cái gì, món ăn hay vải dệt, họ lập tức mang biếu bà những thứ tốt nhất mà chính họ đã từ chối không bán cho các du khách hỏi mua. Bà nghiên cứu những hình thức lạ lùng của cây xương rồng, cây ngọc giá hoa. Bà dò xét những cử động, nhưng tính nết của lũ chó vô chủ, bà đứng hàng giờ ngắm mặt trời lặn, huy hoàng và rực rỡ ở bãi sa mạc, bà đi kiếm và tàng trữ những vỏ hến bị vùi sâu dưới cát hàng triệu năm trước, những di tích cuối cùng của thời kỳ mà bãi sa mạc này còn là đáy biển.

Bãi sa mạc không thay đổi, những người da đỏ cũng vậy. Chính bà đã thay đổi, hay nói đúng hơn, tinh thần của bà đã thay đổi, tạo cho bà một thời kỳ thú vị nhất trong đời bà. Cái thế giới bà khám phá ra kích thích bà viết một cuốn sách tả nó.

Bà đã biết nhìn qua song sắt nhà tù và bà đã biết ngắm sao lóng lánh trên trời".

Bà Thehna Thomas đã khám phá ra một sự thực nghìn xưa, đã được dân Hy Lạp đem ra dạy đời, 500 năm trước Thiên Chúa giáng sinh: "Những cái gì hoàn hảo nhất là những cái khó được nhất". Cách đây mấy năm, khi tới một vùng hẻo lánh miền Floride, tôi đã làm quen với một trại chủ. Ông ta cũng biết pha một ly nước ngon bằng trai chanh độc. Khi lần đầu thấy khoảng đất mới đã mua được, ông hết sức thất vọng. Đất không màu, tròông cây không được mà nuôi heo cũng không được. Chằng cây nào mọc được ở đó, ngoài một cây sồi quắt queo và chẳng vật nào sống ở đó được, trừ hàng đàn rắn độc. Sau ông nghĩ ra một cách làm cho cái khu đất cằn cỗi, phản chủ ấy thành một xí nghiệp phồn thịnh; ông nuôi rắn làm thịt, đóng hộp bán. Lần tới thăm ông, tôi nhận thấy mỗi năm có đến hai vạn du khách đến xem sở nuôi rắn của ông. Công cuộc buôn bán thật là phát đạt. Mỗi tuần, hàng ngàn lọ mọc rắn được gởi đi đến những phòng thí nghiệm chuyên môn chế thuốc tiêm trừ nọc rắn độc; da rắn được mua với giá cắt cổ để đóng giày, làm ví bán cho các bà các cô sang trọng ở tỉnh thành; còn thịt rắn đóng hộp thì được gởi từng tàu đến những thị trường ở khắp nơi. Tôi có mua được một tấm hình chụp các nhà trong trại, cái làng nhỏ mới mọc, hãnh diện với cái tên "Serpentville, Froride" và gởi nó để biếu người đã biết cách pha một ly nước ngon bằng một trái chanh thật độc.

Trong cuộc tra cứu tâm lý những nhân vật hiện tại và quá khứ của Hoa Kỳ; tôi may mắn gặp được nhiều người đã biết cách "chuyển bại thành thắng".

Ông William Bolitho, tác giả cuốn Mười hai người thắng Thần tóm tắt nguyên tắc trên này như vầy: "Điều cần thiết ở đời là không phải biết lợi dụng những thắng lợi. Kẻ ngu nào cũng biết vậy. Nhưng biết lợi dụng những thất thế mới là điều cần thiết. Muốn được vậy, phải thông minh và chính cái thiên tư đó phân biệt khôn với kẻ ngốc".

Ông Bolitho viết câu ấy sau khi bị cưa một chân vì tai nạn xe lửa. Nhưng tôi lại biết một ngừơi mất cả hai chân mà còn thành công trong việc chuyển bất lợi thành thắng lợi: Ông Ben Fortson. Toi quen ông tại Atlanta (tiểu bang Georgie) nơi khách sạn tôi ở. Bước vào thang máy, tôi để ý ngay tới vẻ mãn nguyện và vui cười trên mặt ông. Ông cụt cả hai chân, ngồi trong góc thang máy trên cái ghế có bánh xe. Khi thang ngừng ở một từng nọ, ông xin tôi tránh lối cho ông đẩy ghế ra: "Xin lỗi ông, tôi làm phiền ông quá". Ông nói thế, rồi nhếch mép cười, một cái cười hớn hở, đầy nhân hậu.

Suốt mấy giờ liền, tôi cứ nghĩ đến con người tàn tật mà vẻ tự mãn đã lộ ra mặt như vậy. Sau, tôi tìm đến ông và yêu cầu ông thuật đời tư cho tôi nghe. Ông vui vẻ thuật lại không chút ngượng nghịu, miệng thỉnh thoảng lại điểm một nụ cười.

Ông gặp tai nạn vào năm 24 tuổi. Một hôm đi chặt những cây sào để về chống giàn đậu, khi chất những cây sào này trên chiếc xe hơi Ford kiểu cổ xong đâu đấy, ông mở máy quay về, thì bỗng một cây sào tuột xuống gầm xe, mắc vào trục bánh lái làm chết cứng tay bánh ngay lúc xe tới một chỗ quẹo khá hẹp. Chiếc xe cứ thế chạy thẳng lên lề cỏ và đâm vào một gốc cây. Bác sĩ khám nghiệm thấy ông bị thương nặng ở xương sống làm hai chân ông liệt hẳn. Từ đó ông muốn cử động phải ngồi trên chiếc ghế có bánh xe.

Tôi hỏi ông làm sao mà chịu đựng tình thế một cách cam đảm như vậy, ông đáp: "Mới đầu tôi cũng khổ lắm, tôi cũng kêu than, cũng thất vọng. Nhưng dần dà năm này qua năm khác, tôi nhận thấy rằng tức giận cũng chẳng ích gì, chỉ thêm chán nản. Những người chung quanh tôi trìu mến những người tàn tật như tôi, thì ít ra tôi cũng phải trìu mến lại họ chứ!".

Khi tôi hỏi ông còn coi nạn kia là một tai hại lớn không ông lập tức đáp không và còn cho đó là một diễm phúc nữa. Ông giải thích rằng qua thời kỳ đau khổ, ông trấn tĩnh tinh thần và bắt đầu sống trong một thế giới mới. Ông đọc sách và ham mê những áng văn hay. Mười bốn năm sau, hơn một ngàn cuốn sách đã mở mắt ông trước những chân trời mới và mang thi vị lại cho đời ông. Ngoài ra, ông lại bắt đầu chú trọng tới âm nhạc cổ điển và ông thấy lòng rung động nghe những hoà tấu khúc mà trước kia ông không ưa. Nhất là ông lại có thì giờ suy tưởng. Ông nói rằng: "Lần đầu tiên tôi biết nhìn thế giới bằng con mắt của người thông minh, hay hơn nữa, của một triết gia và cũng lần đầu tôi thấy chân giá trị của mọi vật. Tôi bắt đầu hiểu rằng nhiều mục đích tôi theo đuổi từ trước chẳng bõ công chút nào hết".

Ông đọc sách và nhiễm được thú nghiên cứu những vấn đề chính trị kinh tế và xã hội. Ông khổ công tra cứu đến nỗi chẳng thấy mấy lúc ông đã có thể diễn thuyệt và thảo luận về những vấn đề đó, dù không lúc nào ông rời chiếc ghế có bánh xe. Ông bắt đầu quen nhiều người, và nhiều người cũng bắt đầu biết ông. Và nay ông Ben Fortson, người tàn tật ấy, là thống đốc của tiểu bang Georgie!

Ba mươi lăm năm làm nghề dạy người lớn ở Nữu Ước, tôi nhận thấy một phần đông học trò của tôi tiếc đã không được xuất thân do một Đại học đường. Họ cho rằng không được mài đũng quần ghế một Đại học đường là một điều bất lợi. Điều đó chỉ đúng một phần thôi vì tôi biết nhiều người địa vị rất cao mà không hề đặt chân vào một trường Đại học. Vì vậy, nhiều lần tôi kể cho họ nghe chuyện một ông không được học hết những lớp sơ đẳng trường làng mà cũng nên danh. Ông là con một nhà cực nghèo. Khi cha ông qua đời, các bạn bè phải góp tiền lại mua giúp cho cỗ quan tài. Còn mẹ ông phải đi làm mười giờ một ngày tại một xưởng máy chế dù. Không những vậy, bà lại còn đem việc về nhà làm thêm đến tận nửa đêm.

Tuy sinh sống trong cảnh bần bàn, nhưng từ nhỏ, ông đã rất ham mê đóng kịch. Ông gia nhập một gánh hát tài tử do linh mục làng ông điều khiển. Mặc dầu diễn trước một số công chúng ít ỏi, nhưng được trầm trồ khen ngợi, ông cũng cảm thấy khoái trá mênh mông, nên nhất định sẽ trở thành một diễn viên. Rồi từ một diễn viên về những vấn đề thuộc kịch trường, ông trở thành một diễn viên về những vấn đề chính trị. Năm ba mươi tuổi, ông được cử vào Hội đồng lập pháp Tiểu bang Nữu Ước. Nhưng sức học quá thô thiển của ông không xứng với một địa vị khó khăn như vậy. ÔnNg phải nghiên cứu tỉ mỉ những bản tài liệu dài và phức tạp khả dĩ đủ hiểu để biết đường mà biểu diễn quyết chống hay thuận. Khi người ta bầu ông vào Uỷ ban kiểm lâm, ông, một người chưa bao giờ trông thấy rừng tất lo sợ. Ông lại ngạc nhiên hơn nữa khi được cử vào Ủy ban kiểm soát Ngân hàng quốc gia trong khi ông không biết chút gì về ngành tài chính. Ông thú thật với tôi hồi đó ông chán nản đến nỗi muốn xin từ chức ngay, nếu ông không sợ xấu hổ với mẹ. Qua cơn thất vọng, ông quyết học 16 giờ một ngày và làm một ly nước ngon bằng quả chanh mà định mệnh đã đưa lại. Thế rồi ông thành công, thành công quá tưởng tượng: từ một chính trị gia còm của địa phương, ông đã trở thành một trong những nhân vật có tiếng nhất Hoa Kỳ, một người mà Nữu Ước thời báo đã gọi là "Công dân thành phố Nữu Ước được nhiều người yêu chuộng nhất".

Người tôi nói tới đây là ông Al Smith, đã giữ chức Thống đốc tiểu bang Nữu Ước trong bốn nhiệm kỳ liền, một việc không tiền khoáng hậu trong lịch sử xứ này. Nắm 1928, khi ông đang làm ứng cử viên của đảng dân chủ trong cuộc tuyển cử Tổng thống, sáu Đại học đường- trong số đó có hai Đại học đường Columbia và Harward - đã ban những bằng danh dự cao nhất cho ông một người chưa học hết cấp sơ đẳng!

Chính ông đã phải công nhận rằng chẳng làm nên công chuyện gì nếu đã không học mười sáu giờ một ngày để bù lấp sự thấp kém của mình.

Ông Nietzche đã định nghĩa " một người lý tưởng" là: "người khi bị định mạng thử thách, không những đã tỏ ra xuất chúng, mà thời thường còn thích tìm khó khăn và những trở lực để đương đầu".

Càng nghiên cứu về sự nghiệp những nhân vật tài ba, tôi càng tìm thấy những bằng chứng cho sự tin tưởng của tôi rằng phần đông những nhân vật này sở dĩ hơn người, là vì họ ra đời với một điểm bất lợi mà chính điểm bất lợi đó đã kích thích họ cố gắng một cách khác thường để đạt tới những mục đích cao cả. Ông William James đã nói: "Những nhược điểm của ta giúp ta một cách không ngờ".

Nếu không bị loà, rất có thể ông Milton chỉ thành một thi sĩ làng nhàng, chớ không phải là thi sĩ đại tài như ngày nay, và cũng rất có thể Beethoven đã không đi tới chỗ tuyệt đối của âm nhạc, nếu ông không điếc.

Sự nghiệp hiển vinh của Helène Keller chắc chắn nhờ vì bà vừa mù vừa điếc.

Nếu Tchaikovsky không bị định mạng cướp mất hạnh phúc, nếu ông không gặp phải người vợ đa nghi, hay thù oán, loạn thần kinh có lẽ chẳng bao giờ ông sáng tác được bản nhạc Symphonie pathétique, ngàn năm bất diệt.

Dostoievsky và Tolstoi cũng vậy, nếu đời sống của hai ông không đầy rẫy những đau thương, chưa chắc những tác phẩm tuyệt diệu của hai ông đã ra đời.

Charles Darwin, người có những lý thuyết táo tợn đã đảo ngược cả quan niệm khoa học về đời sống ở thế gian này, đã tuyên bố rõ rệt rằng sự tàn tật của ông đã giúp ông một cách bất ngờ. Ông nói: "Nếu thân tôi không là cái xác vô dụng, cha chắc tôi dã có sức mạnh tinh thần để biểu mình những lý thuyết của tôi".

Cùng một ngày Darwin sinh ra một túp lều không ai biết đến, ở khu rừng rậm thuộc tiểu bang Kentucky, một đưa nhỏ khác cũng cất tiếng chào đời. Cha đứa nhỏ này là lão tiều phu nghèo khó Lincoln, và đứa nhỏ được đặt tên là Abraham. Chính đứa nhỏ này cũng vì khổ cực mà đã cố gắng tự rèn luyện để trở nên người. Nếu Abraham Lincoln sinh vào một gia đình quý phái, được vào học tại Đại học đường Harvard, được hưởng một lạc thú gia đình hoàn toàn, có lẽ ông đã chẳng thốt ra những lợi nhiệt thành, tự đáy lòng, khi ông tái cử Tổng Thống Hoa Kỳ: "Tôi sẽ cố không xử ác với bất cứ ai và sẽ đại lượng, bác ái với mọi người".

° ° °

Đến đây, ta hãy ngừng lại và rút bài luân lý thực hành của những trường hợp kể trên. Nếu chưa bao giờ bạn làm được ly nước ngon lành bằng trái chanh số phận đã mang lại, thì bạn cũng thử xem nào? Bạn hãy cố gắng, vì rủi có thua, bạn cũng chẳng mất gì, nhưng nếu được thì bạn sẽ vô cùng hạnh phúc. Bạn phải cố gắng vì hai lẽ: một là ít ra bạn còn có cơ thành công, hai là dù thất bại đi chăng nữa, sự cố gắng của bạn để chuyển bại thành thắng đã bắt bạn nhìn thẳng vào tương lai mà quên đi dĩ vãng. Bạn sẽ có những lý tưởng thiết thực và nghị lực sáng tác sẽ trỗi dậy kích thích bạn làm việc, đến nỗi bạn không còn thì giờ mà nghĩ vơ vẩn, bới đống tro tàn của thời qua.

Nếu bạn muốn thư thái tinh thần, muốn có hạnh phúc, bạn hãy thử áp dụng nguyên tắc này:

Số mệnh chỉ cho bạn một trái chanh còm, bạn hãy tìm cách làm thành một ly nước giải khát.

XVIII. LÀM SAO TRỊ ĐƯỢC BỆNH U UẤT TRONG HAI TUẦN

Khi bắt đầu viết cuốn sách này, tôi đặt một giải thưởng 200 Mỹ kim cho tác giả nào viết được một truyện ích lợi và hứng thú nhất với nhan đề: Tôi đã thắng được ưu phiền cách nào?.

Ban giám khảo cuộc thi đó có: Eddie Rickenbacker, chủ tịch hãng hàng không Eastern Air Lines, Bác sĩ Stewart, W. Mc. Clelland ở Đại học đường Lincoln Memorial, và H.V. Kaltenborn, bình phẩm viên của đĐài phát thanh Nữu Ước. Chúng tôi nhận được hai truyện tuyệt hay, tới nỗi không sao phân biệt được hơn kém. Bởi vậy chúng tôi chia giải thưởng làm hai.

Truyện dưới đây, của ông C.R. Burton, là một trong hai truyện ấy.

"Má tôi bỏ nhà hồi tôi hồi chín tuổi và ba tôi mất hồi tôi có 12 tuổi. Ba tôi bị bất đắc kỳ tử, còn má tôi thì từ bỏ nhà đi, cách đây 19 năm, tôi không được gặp, cả hai đứa em gán nhỏ má tôi dắt theo cũng biệt dạng. Trong bảy năm đầu, tôi không nhận được bức thư nào của má hết. Má tôi đi được ba năm thì ba tôi bị tai nạn mà mất. Trước khi ấy, người có sang chung với bạn một tiệm cà phê trong một tỉnh nhỏ ở Missouri, và trong khi người bận đi buôn bán ở nơi khác, thì người bạn kia liền sang tiệm cà phê lại cho người khác rồi bỏ trốn mất. Một người bạn thân đánh dây thép gọi ba tôi về ngay; và trong khi vội vàng, ba tôi chẳng may bị xe hơi cán ở Salines. Hai người cô tôi, vừa già, vừa nghèo, vừa hay đau, nhận nuôi ba đứa trong số năm anh em chúng tôi. Nhưng không ai chịu nuôi tôi và em tôi hết. Chúng tôi bơ vơ trong tỉnh. Chúng tôi rất lo bị người đời đãi chúng tôi như thường đãi những đứa trẻ mồ côi. Nỗi lo đó thành hiện thực ngay. Trong một thời gian ngắn, tôi sống nhờ một gia đình nghèo trong tỉnh. Nhưng thời buổi khó khăn, vì ân nhân của tôi mất việc, không muôi tôi được nữa. Sau nhờ được ông bà Loftin dắt tôi về nuôi tại trại ruộng, cách tỉnh độ 13 cây số. Ông Loftin 70 tuổi và đau, phải nằm ở giường hoài. Ông biểu tôi: "Hễ không nói dối, không ăn cắp và bảo gì làm nấy thì ở mãi được". Tôi thuộc lời ấy như lời Thánh kinh và theo đúng như vậy. Tôi được đi học, nhưng ngay tuần đầu, mỗi lần trở về nhà, la khóc khổ sở. Những bạn học chọc ghẹo, chế giễu cái mũi lớn của tôi, bảo tôi là đồ ngu và kêu tôi là thằng "mồ côi thò lò mũi xanh". Tức giận quá tôi muốn đánh tụi nó, nhưng ông Loftin khuyên tôi "Biết nhịn và tránh cuộc xô xát, ẩu đả, là có một nghị lực tinh thần lớn lắm". Tôi nhịn cho tới bữa kia một đứa nhỏ hốt bãi phân gà trong sân trường và ném vào mặt tôi. Tôi liền xông vào đánh nó: Vài đứa khác cho như vậy là đáng kiếp cho thằng nọ và từ đó chúng tôi chơi với nhau.

Tôi lấy làm tự đắc có chiếc nón mà ông Loftin đã mua cho. Một hôm, một đứa bạn gái lớn giựt nón tôi đang đội, đổ đầy nước vào, thành thử chiếc nón hư. Nó nói "đổ nước như vậy để cho cỏ rác trong đầu óc tôi khỏi khô".

Ở trường tôi không bao giờ khóc hết, nhưng về nhà tôi thì sụt sùi kể lể. Rồi một hôm, bà Loftin khuyên tôi một lời mà tôi hết ưu uất, lo buồn và từ đó, kẻ thù của tôi thành bạn thân của tôi. Bà khuyên thế này: "Ralph ơi, bọn đó sẽ không hành hạ con, không gọi là "thằng mồ côi thò lò mũi xanh" nữa, nếu con nghĩ tới chúng và tìm cách giúp chúng". Tôi theo lời khuyên ấy. Tôi ráng học, chẳng bao lâu đứng đầu lớp mà không bạn nào ganh tị hết, vì tôi đã tìm hết cách giúp họ rồi.

"Tôi giúp nhiều bạn làm bài dịch và bài luận, có khi làm sẵn cả bài cho nữa. Một đứa mắc cỡ không dám cho người nhà hay rằng tôi gà bài cho, nên xin phép má nó đi săn, nhưng lại nhà tôi, buộc chó vào lẫm, rồi nhờ tôi giảng giùm bài học. Tôi chép tập cho một đứa khác và bỏ nhiều buổi tối chỉ toán cho một bạn gái.

Cảnh chết chóc và đau lòng xẩy tới bên hàng xóm. Hai người chủ trại chết, rồi một người bỏ vợ. Trong bốn gia đình, chỉ có tôi là đàn ông. Tôi giúp những người đàn bà goá đó trong hai năm. Khi đi học và lúc ở trường về, tôi ghé vào trại họ, giúp họ bửa củi, vắt sữa bò, cho súc vật ăn uống. Thành thử không ai chế nhạo tôi nữa mà cảm tạ tôi. Khi giải ngũ, ở Hải Quân về, tôi được rõ cảm tình của họ. Ngày đầu tiên tới nhà, hơn 200 người lại thăm tôi, có người đi hơn 120 cây số, và lòng họ đối với tôi thiệt chân thành. Vì tôi chịu khó và vui vẻ giúp đỡ người khác cho nên hết lo lắng và ưu phiần. Đã 13 năm rồi, không còn ai gọi tôi là "thằng mồ côi thò lò mũi xanh nữa".

Đáng khen thay cho C. R. Burton! Anh đã biết bí quyết đắc nhân tâm và diệt lo, để vui sống.

Bác sĩ Frank Loope cũng vậy. Ông tàn tật 23 năm vì chứng sưng khớp xương. Vậy mà ông Withouse ở toà báo Seattle Star đã viết cho tôi: "Tôi đã lại phỏng vấn bác sĩ Loope nhiền lần. Chưa bao giờ tôi thấy một người vị tha hoặc sung sướng hơn ông ta".

Ông già nằm liệt giường ấy làm cách nào mà sung sướng như vậy? Bạn thử đoán xem. Có phải bằng cách phàn nàn và chỉ trích kẻ khác không? Không... Có phải bằng cách than thân trách phận và muốn được mọi người chú ý tới, săn sóc cho không? Không... Ông sung sướng như vậy chỉ nhờ biết theo đúng châm ngôn của ông Hoàng xứ Galles: "Tôi phụng sự". Ông kiếm tên và địa chỉ của những người tàn tật khác và viết những bức thư vui vẻ an ủi họ để họ và ông cũng được vui lòng. Sau cùng, ông lập một hội ở khắp nước gọi là "Hội những người bị giam tại nhà".

Nằm trên giường, ông viết trung bình mỗi năm 1.400 bức thư và kiếm sách cùng máy thâu thanh tặng cho hàng ngàn người tàn tật để họ được vui vẻ.

Bác sĩ Loope khác người ở chỗ nào vậy? Chính ở chỗ ông có lòng nhiệt thành của một người có mục đích, có sứ mạng. Ông được biết hoan lạc chính bởi ông phụng sự một lý tưởng cao cả và ý nghĩa hơn cái đời sống đáng lẽ rất tầm thường của ông. Ông thiệt không giống ông Shaw, tự cho mình là trung tâm của vũ trụ và phàn nàn tại sao thế giới không tận tuỵ lo hạnh phúc của ông, để cho thân ông phải thành "một cái túi da chứa bệnh tật và âu sầu".

Alffred Adler, nhà trị bệnh thần kinh trứ danh, có nói một câu lạ lùng nhất từ trước tới giờ. Ông biểu những người mang bệnh âu sầu rằng: "Chỉ trong hai tuần là ông hết bệnh, nếu ông theo đúng phương thuốc này: Rán mỗi ngày kiếm cách làm vui một người nào đó".

Lời ấy có vẻ khó tin quá, cho nên muốn giảng thêm, tôi phải trích hai trang trong cuốn sách rất hay: Ý nghĩa của đời sống phải ra sao? của bác sĩ Adler. Đây là hai trang đó:

"Bệnh u uất tựa như một thoái oán hờn dai dẳng, chủ ý để được người xung quanh luôn luôn thương hại săn sóc tới mình. Những ký ức hồi nhỏ của một người có bệnh đó đại loại thường có những cử chỉ ích kỷ như vầy: "Tôi nhớ có lần tôi muốn nằm trên giường, nhưng anh tôi đã nằm ỳ trên đó rồi. Tôi la khóc cho tới khi anh tôi phải nhường giường cho tôi".

"Những người u uất thường muốn tự tử và việc cần nhất của y sỹ là tránh cho họ cái lý do để tự tử. Riêng tôi luôn luôn cho họ phương thuốc đầu tiên này: "Nếu ông không muốn làm việc thì đừng tự bắt buộc phải làm nó". Cốt ý để làm nhẹ bớt tình cảnh khẩn trương của họ đi. Phương thuốc ấy dường như giản dị quá, nhưng nó trị được tận căn chứng bệnh. Khi một người mắc chứng bệnh u uất, muốn gì đều được như ý, thì còn trách móc gì ai nữa? Còn thù oán gì nữa mà mong tự tử để tự trả thù? Tôi nói với họ: "Nếu ông muốn đi coi hát hay muốn đi chơi, cứ đi. Giữa đường ông không muốn đi nữa thì thôi, ngừng lại. Như vậy, họ được thoả lòng hiếu thắng. Họ thấy họ lớn hơn ông Trời, vì muốn làm gì thì làm kia mà! Một mặt khác, họ thường muốn áp chế và trách móc mọi người nhưng nếu ai cũng đồng ý với họ luôn luôn, thì họ còn áp ché ai được nữa? Phương pháp đó có kết quả tốt và chưa bao giờ con bệnh của tôi tự tử hết". Biết trước người bệnh sẽ nói" "Nhưng tôi không muốn gì hết", cho nên tôi tìm sẵn câu trả lời: "Ông đã không muốn làm gì thì cứ việc nghỉ". Có một đôi khi họ đáp: "Tôi chỉ muốn nằm suốt ngày". Tôi biết nếu để họ nằm ở giường suốt ngày thì chẳng bao lâu họ sẽ khó chịu, không muốn nằm nữa. Bởi vậy tôi chẳng hề cản. Vì nếu ngăn cảm thì họ gây rối liền. Tôi luôn luôn để họ tự tiện. Đó là qui tắc thứ nhất.

"Qui tắc thứ nhì là tấn công trực tiếp cách sống của họ. Tôi bảo họ: "Bệnh ông có thể hết được nếu ông theo đúng phương sách trong hai tuần: ông ráng mỗi ngày nghĩ cách làm vui lòng một người khác". Tôi khuyên vậy là vì họ thường chỉ bận óc với ý nghĩ: �Làm sao cho người khác bực mình được?". Nghe tôi khuyên, họ trả lời những câu rất lý thú. Có người nói: "Điều đó dễ lắm. Suốt đời tôi chỉ tìm cách làm vui lòng mọi người". Thực ra, họ không bao giờ như vậy cả. Tôi chắc họ cũng chẳng bao giờ nghĩ tới sự ấy. Tôi lại khuyên: "Khi nào không ngủ được, thì ông nghĩ cách làm vui lòng một người khác, ông sẽ mau hết bệnh lắm".

Tất nhiên tôi dặn họ phải làm vui lòng ngườii một cách nhũn nhặn, thân ái.

Hôm sau gặp họ, tôi hỏi: "Hồi hôm, ông có nghĩ tới lời tôi khuyên nhủ không?" Họ đáp: "Vừa đặt mình tôi đã ngủ rồi, thành thử không nghĩ tới được". Ngủ được còn gì hơn nữa?

Có người trả lời: "Tôi không sao theo lời ông được, vì tôi nhiều nỗi lo quá rồi". Tôi bảo họ: "Thì ông cứ lo việc ông đi; nhưng đồng thời, ông có thể thỉnh thoảng lo cho người khác được. Như vậy tôi dần dần tập cho họ chú ý tới người.

Lại có nhiều người nói: "Tôi làm vui lòng họ làm chi? Họ có nghĩ cách làm vui lòng tôi đâu?" Tôi đáp: "Vì như vậy lợi cho sức khỏe của ông. Còn họ thì rồi họ sẽ đau như ông hiện đau".

Rất ít khi tôi gặp được một bệnh nhân chịu nói : "Tôi đã nghĩ tới lời ông khuyên".

Tôi biết rằng bệnh của họ chỉ do không chịu hợp tác với đời, nên tôi muốn họ nhận thấy điều ấy là cần. Khi nào họ bằng lòng hợp tác với người một cách bình đẳng thì họ sẽ hết bệnh... Bổn phận quan trọng nhất của những tín đồ bất cứ đạo nào vẫn là: "Thương người như thể thương thân"... Người nào ích kỷ không nghĩ tới bạn bè, sẽ gặp những nỗi khó khăn nhất trong đời và làm hại xã hội nhiều nhất... Chúng ta chỉ cầu sao cho mỗi người thành một bạn tốt, yêu mến đồng loại, chân thành và tận tâm trong tình thương yêu và trong hôn nhân. Được như vậy, không còn gì hơn nữa".

Vậy bác sĩ Adler khuyên ta mỗi ngày làm một việc thiện. Mà thế bào là một việc thiện? Đức giáo chủ Mohamet nói: "Một việc thiện là một việc làm nở một nụ cười trên môi người khác".

Tại sao làm việc thiện mỗi ngày lại có ảnh hưởng tốt tới tâm hồn ta? Vì khi nghĩ cách làm vui người khác, ta không nghĩ tới ta nữa; mà chính cái tật chỉ nghĩ tới mình đã làm cho ta ưu tư, sợ sệt và lo lắng.

Bà William T. Moon, giám đốc một trường học ở Nữu Ước không cần phải mất tới hai tuần mới kiếm được cách làn vui người khác hầu diệt nỗi ưu tư của bà. Bà thắng bác sĩ Adler, vì thâu được kết quả nhanh gấp 14 lần. Nói thế nghĩa là bà diệt ưu tư của bà chỉ trong một ngày, chứ không cần tới 14 ngày, nhờ bà nghĩ cách làm cho hai đứa trẻ mồ côi được vui sướng.

Bà kể: "Năm năm trước, một hôm vào tháng chạp, tôi thấy tâm hồn chìm đắm trong biển ưu tư.Tôi than thân trách phận của vì tôi đã sống nhiều năm đầy hạnh phúc với nhà tôi, rồi thình lình nhà tôi mất. Lễ Giáng sinh càng tới gần, tôi càng thấy buồn tẻ. Chưa bao giờ tôi ăn lễ đó trong cảnh cô độc, cho nên năm ấy tôi thấy nó tới mà ghê. Bạn bè mờitôi lại nhà họ ăn lễ, nhưng nghĩ mình có mặt chỉ làm cho người khác buồn lây, nên tôi từ chối hết. Càng cận ngày, tôi càng đau đớn cho thân phận. Thiệt ra đời tôi cũng như đời hết thảy chúng ta, nhờ Chúa, còn được nhiều nỗi đáng vui. Ngày giáp lễ Giáng sinh, tôi ở sở ra hồi ba giờ chiều và thơ thẩn trên đại lộ thứ 5 để tìm sự khuây khoả. Bấy giờ trên đường chật ních những người qua lại, vẻ mặt rất hân hoan. Càng trông họ, tôi lại càng nhớ những năm sung sướng đã qua. Nghĩ tới sự phải về giam mình trong một căn phòng lạnh lẽo và trống trải, tôi không chịu nổi. Tôi sợ hãi, không biết nên làm gì, nước mắt chảy ròng ròng. Sau khi đi lang thang khoảng một giờ như vậy, tôi tới cuối một con đường ô tô buýt, Nhớ lại hồi trước hai vợ chồng thường leo lên một chiếc xe thứ nhất ở bến. Xe chạy qua sông Hudson được một lát, tôi nghe người bán vé nói: "Tới cuốn đường rồi, thưa cô". Tôi xuống xe. Tôi cũng không biết tên nơi đó nữa, nhưng thấy cảnh tĩnh mịch yên ổn. Trong khi đợi chuyến xe về, tôi đi ngược một con đường có nhiều nhà cửa sang trọng. Đi ngang một nhà thờ, nghe tiếng đàn du dương đánh bản: "Đêm tĩnh mịch", tôi bèn vô. Trong nhà thờ không có ai hết, trừ người đánh đờn. Tôi lẳng lặng ngồi xuống ghế mà không ai hay. Cây Nô-en trang hoàng đẹp đẽ, chiếu sáng ra làm cho những đồ trần thiết chói lọi như những ngôi sao lấp lánh dưới ánh trăng. Nghe âm thanh dịu dang của bản đàn và bụng lại đói - vì từ sáng chưa ăn gì - tôi thiu thiu ngủ, giữa lúc tinh thần và thể chất đều mệt mỏi.

"Tỉnh dậy, tôi không còn nhớ tôi đang ở đâu nữa. Tôi thấy trước mặt có hai đứa nhở quần áo tồi tàn, chắc lại để ngắm cây Nô-en. Đứa gái chỉ tôi nói: "Không biết có phải ông già Nô-en mang cô này lại không?" Thấy tôi ngửng đầu mở mắt, cả hai đứa đều sợ. Tôi vội bảo cho chúng yên tâm. Đoạn hỏi đến mẹ cha. Chúng đáp: "Chúng em không có ba má".

Vậy ư? Vậy thì, trời ơi! hai đứa nhỏ còn khổ hơn tôi nhiều. Thấy chúng thế rồi nghĩ tới tôi thế này mà còn than thân trách phận, tôi thấy thua chúng. Tôi để chúng coi cây Nô-en xong, dắt chúng lại một tiệm nước để giải khát, và mua cho chúng ít kẹo, đồ chơi. Nỗi cô đơn của lòng tôi tự nhiên biến mất. Đã mấy tháng nay, nhờ hai đứa con mồ côi ấy, tôi quên hẳn cảnh ngộ tôi đi và được vui vẻ quá. Trong khi hỏi chuyện chúng, tôi nhận thấy rằng, so với chúng, đời tôi đã chứa chan hạnh phúc. Tôi cám ơn Chúa đã cho tôi ăn nhiều lễ Giáng sinh rực rỡ, giữa gia đình đầm ấm, hồi thơ ấu. Hai đứa nhỏ ấy làm cho tôi vui nhiều hơn là tôi đã làm vui chúng. Nhờ chúng, tôi thấy rằng muốn được hạnh phúc, ta phải gây hạnh phúc chung quanh ta. Ta phân phát hạnh phúc tức là nhận được hạnh phúc vậy. Do sự giúp đỡ người và do tình thương, tôi đã thắng ư tư và thói than thân trách phận. Tôi thấy đời tôi thay đổi hẳn, chẳng những lúc ấy mà cho tới mấy năm sau nữa".

Tôi biết nhiều người nhờ quên mình mà tìm thấy sức khoẻ và hoan hỉ. Nếu kể chuyện họ, có thể viết thành một cuốn sách được. Như trường hợp của bà Margaret Taylor Yetes chẳng hạn, một người đàn bà nổi danh nhất trong giới Hải Quân Hoa Kỳ.

Bà là một tiểu thuyết gia, nhưng không có truyện trinh thám nào bà viết hay bằng nửa câu chuyện thiệt xảy ra, ngày quân đội Nhật Bản tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng. Lúc ấy bà đã bị bệnh đau tim hơn một năm rồi. Mỗi ngày bà phải nằm liệt giường đến 22 giờ, kỳ dư chỉ được nhiều lắm là từ phòng ra vườn, để tắm nắng. Mà đi như vạy phải vịn tay người ở gái. Hồi đó bà tưởng sẽ tàn tật tới mãn đời. Mà thiệt ra - lời bà nói- nếu quân Lùn không tấn công Trân Châu cảng và làm cho tôi xúc động mạnh tới nỗi khỏi bệnh, thì có lẽ đời tôi tuy sống cũng như chết. Khi quân Nhật tấn công, cả châu thành hỗn loạn. Một trái bom rớt gần nhà tôi làm tôi bắn ra khỏi giường. Xe cam nhông binh đội chạy lại cá trại lính ở Hickam Field, Scofield và phi trường Kaneohe Bay, để chở vợ con của bộ binh và thuỷ binh vô ở trong các trường học. Đồng thời, hội Hồng thập tự kêu điện thoại hỏi từng nhà xem ai có phòng dư và thuận cho những người gia cư bị tàn phá đó tới ở đậu. Hội biết tôi có máy điện thoại ở đầu giường, nhờ tôi thông tin giúp hội. Tôi ghi những nơi mà vợ con binh lính có thể lại ở tạm và đáp những câu hỏi về gia quyến của họ.

Ngay bấy giờ tôi đã được biết chồng tôi là Hải quân trung tá Robert Raleigh Yates vô sự. Tôi rán làm cho những người vợ chưa có tin tức về chồng họ được vững dạ và tôi an ủi một số đông đàn bà goá - chao ôi, có đến hai ngàn một trăm mười bảy sĩ quan, hạ sĩ quan và quân lính trong Lục quân, Hải quân tử trận và 960 người mất tích.

Mới đầu, tôi phải nẳm để trả lời điện thoại. Rồi tôi ngội dậy lúc nào không hay. Sau cùng bận việc và hăng hái quá, tôi quên hết bệnh tật, ra khỏi giường đến ngồi ở bàn. Vì mải giúp những người khác khổ sở hơn mình nhiều, nên tôi quên hẳn tôi đi. Thế rồi trừ tám giờ ngủ ra, ngày cũng như đêm, không bao giờ tôi nằm ở giường nữa. Bây giờ tôi nhận thấy rằng nếu quân Lùn không tấn công Trân Châu cảng thì tôi đã thành một người bán tàn tật suốt đời. Nằm ở giường dễ chịu quá, luôn luôn có người hầu hạ, nên bấy lâu tôi đã tự làm cho tiêu tan cái ý muốn khỏi đau mà không hay.

Trận Trân Châu Cảng là một bi kịch bản thương nhất trong lịch sử Mỹ, nhưng riêng đối với tôi, nó là một may mắn. Cuộc khủng hoảng ấy đã cho tôi một sức mạnh mà không bao giờ tôi ngờ có được. Tôi không nghĩ tới tôi nữa mà chuyên chú vào người khác. Tôi có một mục đích lớn lao, quan trọng, cốt yếu. Tôi không có thì giờ nghĩ tới tôi, lo lắng cho tôi nữa".

Một phần ba những người bệnh thần kinh có thể tự trị được nếu họ làm theo Margaret, nghĩa là nghĩ tới sự giúp đỡ kẻ khác. Đó không phải là ý của tôi mà là của Carl Jung. Mà Carl Jung biết rõ điều ấy hơn ai hết. Ông nói: "Một phần ba con bệnh của tôi đau không phải vì bệnh, mà vì đời sống của họ vô nghĩa và trống rỗng. Nói một cách khác, họ muốn đi du lịch trên đường đời, nhưng trễ tàu, nên đời họ hoá ra nhỏ mọn, vô ích, khiến họ chạy đi kiếm một nhà chuyên trị bệnh thần kinh. Vì lỡ tàu họ đứng trên bến mà trách hết thảy mọi người - từ họ ra - và muốn cho cả thế giới săn sóc họ, làm thoả hững ý muốn ích kỷ của họ".

Chắc bạn tự nhủ: Nhưng chuyện đó có chi lạ lùng đâu? Nếu gặp hai đứa trẻ mồ côi đêm Giáng sinh, thì ta cũng thương chúng được; nếu ở Trân Châu nảng, ta cũng vui vẻ làm như Margaret Taylor Yates rồi. Nhưng cảnh ngộ của ta khác: ta sống một đời tầm thường quá. Ta không gặp cảnh gì bi đát cả. Vậy thì làm sao giúp ta người được? Và tại sao lại giúp họ chứ? Có lợi gì cho ta đâu?".

Câu hỏi đó có lý. Tôi xin đáp. Dù đời bạn bình dị đến đâu di nữa, chắc chắn mỗi ngày bạn cũng gặp một vài người lạ. Bạn đối với họ ra sao? Bạn lãnh đạm ngó họ, hay cảm thương tự hỏi họ có uẩn khúc chi mà chán chường đến vậy? Như người phu trạm chẳng hạn, mỗi năm đi hàng trăm cây số, mang thơ lại tận nhà bạn, có bao giờ bạn thấy thương người đó hoặc tha thiết muốn biết tình cảm họ ra sao không? Có bao giờ hỏi họ "đi nhiều như vậy có mệt, có chán không?". Còn người bán hàng ở tiệm tạp hoá, người bán báo, người đánh giầy cho bạn ở góc đường nữa? Họ đều là người như ta, trong đầu cũng đầy nhưng lo lắng, mơ mộng và hoài bão riêng. Họ cũng mong gặp được người tri kỷ để kể lể tâm sự, nhưng có bao giờ bạn để họ kể lể tâm sự họ không? Có bao giờ bạn tỏ ra nhiệt tình và thành thật chú ý tới đời sống của họ không? Đó. Tôi muốn bạn giúp đỡ người theo cách ấy. Bạn không cần phải là một danh ca hoặc một nhà cải cách xã hội mà cũng có thể giúp đời trong khu vực riêng của bạn được. Ngay sáng mai, bạn hãy giúp những người mà bạn gặp đi.

Giúp như vậy bạn được lợi gì? Bạn sẽ hân hoan hơn nhiều, sẽ được mãn ý và hài lòng về bạn rất nhiều! Aristote gọi thái độ ấy là một "thứ ích kỷ sáng suốt". Zoroastre nói: "Làn việc thiện không phải là một bổn phận mà là một nguồn vui, vì nó tăng sức khỏe và hạnh phúc của ta". Và Benjamin Franklin tóm tắt ý ấy trong lời nói giản dị này: "Anh thương người tức là anh rất thương anh vậy".

Ông Henrry C. Link, giám đốc sở Tâm Lý ở Nữu Ước viết: "Theo tôi, trong thời hiện đại, không có phát minh về tâm lý nào quan trọng bằng sự chứng minh rằng khoa học hy sinh và có kỷ luật là hai đức tính cần thiết cho sự thành công và hạnh phúc của ta".

Khi chăm chú tới ước vọng của người, không những ta quên lo lắng, ưu tư của ta, mà nhờ đó, ta còn có rất nhiều bạn và rất vui vẻ nữa. Tại sao vậy? Thì đây: Một lần tôi hỏi giáo sư William Lyon Phelps ở Đại Học đường Yale về điều ấy. Ông đáp:

"Không bao giờ tôi vào một tiệm cao lâu, một tiệm hớt tóc hoặc một cả hàng mà không nói một câu làm vui những người tôi gặp. Tôi rán tỏ rằng tôi coi họ là người chứ không phải chiếc bánh xe trong một bộ máy. Tôi thường khen cô hán hàng có cặp mắt hoặc mớ tóc đẹp. Hoặc tôi hỏi người thợ hớt tóc đứng suốt ngày có thấy mệt không. Có khi tôi hỏi tại sao họ lại lựa nghề đó, học nghề từ hồi nào và đã hớt được bao lâu cái đầu rồi. Tôi chỉ cho họ cách tính. Tôi thấy rằng hỏi thăm họ vậy thì họ tươi cười vui vẻ. Tôi thường bắt tay phu xách hành lý cho tôi dể anh hăng hái và tươi cười suốt ngày. Có một buổi hè nóng nực vô cùng, tôi ăn bữa trưa trong một toa xe lửa của Công ty New Haven Railway. Toa chật cứng khách và nóng như lò, mà người hầubàn lại chậm chạp. Đến lúc người này mang thực đơn lại, tôi nói: "Trời như hôm nay mà phải nấu ăn trong bếp nóng, chắc khổ lắm nhỉ?" Anh ta liền chua chát chửi thề. Mới đầu, tôi cứ tưởng anh đã đổ quạu. Nhưng anh ta nói: "Trời cao đất dầy!! Hết thẩy khách ăn đều phàn nàn về món ăn dở, sự hầu bàn chậm chạp, trời nóng, giá cao. Tôi đã nghe họ chỉ trích 19 năm rồi. Ông là người đầu tiên và độc nhất tỏ lòng thương hại cái kẻ ở trong bếp nóng như thiêu. Cầu Trời cho có nhiều khách ăn như ông".

Người hầu bàn ngạc nhiên thấy người da đen như anh cũng được coi như người chứ không như những bánh xe của công ty xe lửa. Giáo sư Phelps tiếp: "Ai cũng cần được chú ý tới mình một chút và tỏ tình đồng loại với mình. Nếu gặp một người dắt một con chó đẹp ở ngoài đường, luôn luôn tôi khen con chó đẹp. Và khi tôi quay lại thì thường thấy ngừơi kia vuốt ve, ngắm nghía nó. Nghe lời tôi khen, người ấy nhớ lại vẻ đẹp của con vật".

Một lần, ở nước Anh, nhân gặp một người chăn trừu, tôi thành thật khen con chó của anh lớn và thông minh. Rồi hỏi anh ta dạy dỗ nó ra sao. Sau lúc từ biệt, tôi ngó lại thì thấy con chó đứng thẳng, hai chân trước vịn lên vai chỉ, để chủ vuốt ve. Tôi chú ý đến anh ta và con chó anh một chút mà làm anh hoan hỉ, con chó được nâng niu mà tôi cũng được vui lòng nữa.

Bạn có thể tưởng tượng một người đi bắt tay những anh phu vác, tỏ lòng thương hại những người làm trong bếp nóng như thiêu và khen chó của người, bạn có thể tưởng tượng được người như vậy mà chán chường hoặc ưu tư và bị bệnh thần kinh được không? Tất nhiên là không. Một tục ngữ Trung Hoa nói: "Người nào cầm bông hồng mà biếu bạn, luôn luôn tay người đó phảng phất hương thơm".

Điều ấy, Billy Phelps ở Yale đã biết rõ và ông đã sống đúng theo đó. Ta khỏi phải chỉ cho ông nữa. Nếu bạn là đàn ông, bạn không cần phải đọc đoạn dưới này; không có lợi gì cho bạn lắm, vì đó là chuyện một cô con gái khổ sở mà được nhiều người hỏi làm vợ. Cô ấy bây giờ là một bà già đã có cháu nội rồi. Mấy năm trước có lần tôi lại nghĩ một đêm tại nhà hai vợ chồng bà. Tôi diễn thuyết ở tỉnh bà và sáng hôm say, bà đánh xe đưa tiễn tôi tới một ga xe lửa cách đó 80 cây số, để về Nữu Ước. Chúng tôi bàn về cách đắc nhân tâm. Bà nói: "Ông Carnegie, tôi thuật cho ông nghe một chuyện mà từ trước tới nay tôi chưa nói, cả với nhà tôi nữa. Gia đình tôi là một vọng tộc ở Philadelphie. Bi kịch hồi tuổi thơ và tuổi xanh của tôi là cảnh nghèo. Tôi không được sang trọng như chị em cùng dòng thế phiệt như tôi. Quần áo tôi thì bằng vải thô, vừa chật, vừa không hợp với hình vóc, cố nhiên lại không đúng thời trang nữa. Tôi lấy làm nhục nhã, xấu hổ tới nỗi nhiều đêm nằm thổn thức. Về sau thất vọng quá, nên trong những bữa tiệc, tôi luôn luôn cố tình xin người bên kể cho nghe những kinh nghiệm, lí tưởng và dự định về tương lai của họ. Không phải tôi thích nghe họ đâu. Tôi cốt hỏi như vậy để họ khỏi ngó vào bộ áo tồi của tôi mà. Nhưng một điều lạ lùng xảy ra: nghe lời đáp của những chàng trai trẻ, tôi hiểu nhiều và vì chú ý tới câu chuyện, có khi tôi quên hẳn bộ cánh của tôi đi. Nhưng điều đó chưa bằng điều này: vì chăm chú nghe và khuyến khích họ nói về họ, nên đã vô tình làm cho họ vui lòng. Thế rồi dần dần tôi được người ta để ý tới tôi nhất trong bọn chị em cùng giới. Sau đó, có ba chàng trong bọn hỏi cưới tôi".

(Quý cô nghe chưa, đó là cách kiếm chồng đó).

Vài bạn đọc chương này chắc bĩu môi nói: "Không có gì vô lý bằng cả đoạn khuyên nên chú ý tới người khác ấy. Hoàn toàn là thuyết pháp. Ta chẳng dại gì mà nghe. Ta muốn thu cho đầy túi, vơ được cái gì thì vơ, vơ ngay bây giờ. Còn những kẻ khác? Mặc xác họ!".

Nếu đó là ý kiến của bạn thì bạn có quyền giữ nó. Nhưng nếu bạn có lý thì hết thẩy những triết gia và giáo dục gia từ hồi nhân loại có sử tới giờ - Giê Su, Khổng Tử, Thích Ca, Platon, Aristote, Thánh Francois - hẳn lầm lẩn cả rồi. Tuy nhiên, bạn có thể khinh lời huấn hỗ của các bậc giáo chủ. Vậy để tôi xin kể lời khuyên của hai người theo thuyết vô thần. Người thứ nhất là ông A. E. Housman, giáo sư ở Đại học đường Cambridge, một trong những nhà sư phạm nổi danh nhất thời ông. Năm 1936, diễn thuyết ở trường Đại học đó về Danh và chất của thơ, ông nói rằng câu sau này của Giê Su chứa một thực sự lớn nhất và một phát minh sâu xa nhất về tinh thần từ trước tới nay. "Kẻ nào tìm sự sống trong đời mình thì sẽ mất nó; kẻ nào bỏ đời sống của mình mà theo Ta thì sẽ kiếm thấy sự sống đời đời".

Bạn đã nghe những người thuyết giáo nhắc hoài câu ấy. Nhưng chính giáo sư Housman là một người theo thuyết vô thần, một người chán đời đã có lần muốn tự tử mà cũng phải nhận rằng kẻ nào chỉ nghĩ tới mình thôi thì đời chẳng những không sung sướng, không thành công được mà kẻ đó sẽ khổ sở. Còn kẻ nào quên mình để giúp đỡ người khác sẽ tìm thấy hạnh phúc.

Nếu lời A. E. Housman không làm cho bạn cảm động thì tôi xin kể lời của một người Mỹ nổi danh nhất ở thế kỷ này, trong số những người theo thuyết vô thần: Theodore Dreiser. Ông chế nhạo tất cả các tôn giáo, cho rằng Thánh kinh chứa toàn những chuyện hoang đường và đời người là một "chuyện do một thằng khùng kể, đầy những lời rỗng tuếch, vô nghĩa và những hành động hung hăng của những kẻ hoá dại". Vậy mà Dreiser bênh vực một nguyên tắc căn bản của Giê Su giúp đỡ kẻ khác. Ông nói: "Nếu ta muốn kiếm một chút vui trên cõi trần, ta phải thực hành những nghĩa cử tốt đẹp, không những để lợi cho mình mà cần nhất lợi cho kẻ khác nữa, vì cái vui của mình tuỳ thuộc vui của kẻ khác, cũng như vui của kẻ khác tuỳ thuộc vui của mình".

Nếu chúng ta muốn "làm những nghĩa cử tốt đẹp cho kẻ khác - như Dreiser đã khuyên - thì chung ta hãy làm mau đi. Không có thì giờ để phí. Con đường đời chỉ qua một lần thôi. Cho nen có thể làm được việc thiện nào, có dịp tỏ được lòng vị tha thì phải làm ngay. Đừng trì hoãn, đừng xao nhãng, vì chúng ta sẽ không bao giờ trở lại con đường chúng ta đã trải qua".

Vậy muốn diệt ưu tư và tìm hạnh phúc, bình tĩnh cho tâm hồn ta hãy theo quy tắc thứ bảy này:

Chú ý tới người khác để quên ta. Mỗi ngày làm một việc thiện để làm nở một nụ cười trên môi người quanh ta.

TÓM TẮT PHẦN THỨ TƯ

BẲY CÁCH TU DƯ� NG TÂM TRẠNG ĐỂ ĐƯỢC BÌNH TĨNH VÀ HOAN HỈ

Quy tắc thứ nhất. - Chỉ nên có những tư tưởng bình tĩmh, dũng cảm và lạc quan vì "tư tưởng của ta sao thì tạo đời sống của ta như vậy".

Quy tắc thứ nhì. - Đừng bao giờ trả đũa kẻ thù hết, vì như vậy hại cho ta hơn cho họ. Chúng ta nên hành động như Đại tướng Eisenhower: đừng phí một phút để nghĩ tới những người mà chúng ta ghét.

Quy tắc thứ ba.

a. Đừng bao giờ buồn phiền về lòng bạc bẽo của con nhười. Ta nên nhớ rằng Đức Chúa Giê Su chữa lành mười người hủi trong một ngày mà chỉ độc nhất một người cám ơn Ngài thôi. Vậy tại sao ta lại mong loài người nhớ ơn ta nhiều hơn họ nhớ ơn Chúa?

b. Ta đừng mong ơn. Nhưng ta cứ cho đi, để được cái vui là đã làm việc thiện.

c. Lòng nhớ ơn là một đức phải được bồ dưỡng; vậy ta phải luyện tập cho con cái ta cái đức đó thì chúng mới có được.

Quy tắc thứ tư. - Đếm phước của bạn, đừng đếm họa!

Quy tắc thứ năm. - Đừng bắt chước ai cả, tự tìm hiểu và sống theo ý ta, vì "ganh tị là ngu dại" mà "bắt chước là tự tử".

Quy tắc thứ sáu. - Khi định mệnh chỉ cho ta một trái chanh thì rán làm ly nước chanh mà uống.

Quy tắc thứ bảy. - Rán tạo một chút hạnh phúc cho người để quên nỗi khổ của ta đi. "Ta thương người tức là rất thương ta".

--------------------------------

1

Ý nói là vẫn vui vẻ. Đọc đoạn sau sẽ hiểu.

2

Chúng tôi không chắc rằng câu này đã thiệt của Khổng Tử.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: