...when they seem the most crazy.
! - Major character death, Suicide attempts, Psychological horror (?), Side JAEYUN SELFCEST, Statutory rape/Child pornography, Platonic love. CPTSD, age regression & mild dementia mentioned.
(TW: mình không biết tiếng Đức.)
P - Cha & Bé
Summary - "Không có phụ huynh tệ, chỉ có trẻ em hư." Bạn có đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?
@ - dlgxeul
tác phẩm thuộc project "hj's millennium of cupido"
___________________________________
where bad kids go - spotify playlist code.
|
[[Intro: MOTHER IS THE FIRST OTHER
Outro: Letter To My 13 Years Old Self]]
___________________________________
Chú thích: trước khi đọc fanfic, vui lòng xem qua các chú thích dưới đây. Tư liệu được dẫn nguồn từ Wikipedia và đã được tổng hợp, chỉnh sửa.
*Tham khảo/cảm hứng trong tác phẩm:
+ Ring Around The Rosie (bài hát thiếu nhi Anh/Mỹ, tác giả khuyết danh)
+ Buổi Hoàng Hôn Của Những Thần Tượng (Friedrich Nietzsche - 1888)
+ Năm Ca Phân Tâm (Sigmund Freud - 1905)
+ Nhất thể và Phân tách: Từ sơ sinh đến khi nên người (Louise J. Kaplan - 1980)
+ Từ điển Tôn giáo và các Thể nghiệm siêu việt (Rosemary Ellen Guiley)
+ An empty bliss beyond this World & Everywhere at the End of Time (The Caretaker - 2016-2019)
+ Out of Place as the Moon in the Sky (JOHNNASCUS - 2019)
+ MADRA (NewDad - 2024)
+ Yêu & Ghét (Cậu Phát - 2024)
& A special thanks to "Bản cáo phó cho một người hùng." - giáng trần./1xac_nhieuhon
[1] Nhan đề tham khảo Sigmund Freud, Die Traumdeutung: "Träume sind oft dann am tiefsten, wenn sie am verrücktesten erscheinen."
[2] Liebchen (Tiếng Đức): Ở đây có thể được dịch là Con thân yêu.
[3] Trích "Cố Hương" - Lỗ Tấn.
[4] Vòng tròn Chết của kiến (ant death spiral) hay Cối xay kiến (ant mill) là một thuật ngữ ám chỉ một hành động di chuyển theo vòng tròn của loài kiến, được bắt gặp nhiều nhất ở kiến binh sĩ. Hiện tượng này xảy ra khi một nhóm kiến bị lạc và mất dấu hiệu mùi pheromone của đàn. Khi đó, chúng sẽ bắt đầu bám theo sau lưng nhau và di chuyển thành vòng tròn liên tục cho đến khi chết vì kiệt sức mà không có cách nào dừng lại.
[5] Sigmund Freud đưa ra giả thuyết rằng năng lượng tinh thần (psychic energy) được tạo ra bởi dục năng (libido), được giải phóng qua cách phương thức sinh học được gọi là động cơ (drive). Động cơ gồm có hai phần: nhu cầu sinh học và nhu cầu tâm lý. Lưu ý drive ≠ instinct.
[6] Tham khảo Friedrich Nietzsche, Twilight of the Idols, or How to Philosophize with a Hammer: "What does not kill me makes me stronger."
[7] Tham khảo Phan Huy Đường, Tư duy tự-do: "Con người nên-người bằng cách tái-sinh ở mình những ý-chung của một nền văn-hoá."
[8] Gastarbeiter là thuật ngữ chỉ những công nhân nước ngoài vãng lai, đặc biệt là những người chuyển đến Tây Đức trong giai đoạn 1955-1973 (cùng với gia đình và con cái của họ) như một phần của chương trình dành cho lao động khách mời chính thức.
[9] Tham khảo Jacques Lacan: "Love means giving something you don't have to someone who doesn't want it."
[10 - thành ngữ] Công việc làm cuộc sống tươi đẹp.
[11 - thuật ngữ không thể dịch] Theo Freud: thứ khoái lạc vượt ra ngoài cả phạm vi khoái lạc.
[12] Laika, tên gốc tiếng Nga là Kudryavka, là chú chó và là động vật đầu tiên được đưa lên quỹ đạo quanh Trái Đất. Laika đã trải qua khóa huấn luyện với hai chú chó khác, được chọn đưa lên tàu Sputnik 2 của Liên Xô và bay lên quỹ đạo vào ngày 3 tháng 11 năm 1957.
[13 - thành ngữ] Vạn sự khởi đầu nan.
[14] Gò Mộc Tinh là vùng gò nằm ở gốc ngón tay trỏ. Trong tướng số, lòng bàn tay được chia thành chín gò và một vùng bình nguyên. Chín gò bao gồm: Gò Mộc Tinh, gò Thổ Tinh, gò Hỏa Tinh thứ nhất, gò Kim Tinh, gò Địa, gò Thái Dương, gò Thủy Tinh, gò Hỏa Tinh thứ hai, cuối cùng là gò Nguyệt.
[15] LHS 1140 b là một ngoại hành tinh quay quanh vùng có thể ở được của sao lùn đỏ LHS 1140. Được phát hiện vào năm 2017 bởi Dự án MEarth, LHS 1140 b có khối lượng gấp khoảng 5,6 lần khối lượng Trái đất và bán kính lớn hơn khoảng 70%, do đó, nó được đặt trong phạm vi loại hành tinh siêu Trái Đất.
[16] Tham khảo Saul Kripke, Wittgenstein on Rules and Private Language.
[17] Seitengewehr 42 (còn được gọi là Infanteriemesser 42 hoặc Kampfmesser 42) là một loại dao lưỡi lê/dao đa năng được Wehrmacht sử dụng trong Thế chiến thứ hai.
[18] Súng ngắn bán tự động Luger P08, tên gốc là Pistole Parabellum 1908 hoặc Parabellum-Pistole (Pistol Parabellum) là loại súng ngắn thông dụng của quân đội Đức trong suốt hai cuộc Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai.
[19] Trích Jean Piaget, The Language and Thought of the Child.
[20 - thành ngữ] Hoạ vô đơn chí.
[21 - thành ngữ] Thời gian chữa lành mọi vết thương.
[22] Trích và tham khảo Cậu Phát, Yêu & Ghét.
___________________________________
DESPERA - HIDDEN SEA BURIED DEEP
(Le sujet-supposé-savoir)
Từ cơn mê sảng ớn lạnh thấu xương, Sim Jaeyun rùng mình tỉnh giấc. Cú bừng dậy chỉ trong tích tắc làm ánh sáng tràn vào tròng mắt bất ngờ, vậy là nó phải khựng lại vài giây, lơ ngơ như một người vẫn chưa đoan chắc là mình đã thức hay còn đang ngủ, và mọi thứ xảy ra xung quanh là thực hay chỉ là sự tiếp diễn lộn xộn của những giấc mơ xa. Thế rồi, nó chợt kinh hãi nhận ra: từ khi nào mình đã bị người ta trói cứng - trên thân không có lấy một mảnh áo quần - mọi cảm giác ở hai chân cũng mỗi lúc một biến mất dần dần vì bị ép phải giữ nguyên tư thế quá lâu trên chiếc ghế gỗ màu nâu có lót đệm ngồi vải nỉ.
"Ngã đau lắm nhỉ, cậu chó con ơi?"
Chẳng mấy chốc, Sim Jaeyun bắt đầu cảm nhận rõ ràng và rành mạch hơn những ấn tượng quen thuộc hàng ngày, dẫu đôi mắt trẻ thơ chẳng thể nhìn xa trong bóng tối. Nó đã từng ghét bỏ những bức tường nhẵn trơn, khép kín, nhàn nhạt xanh như màu vỏ trứng vịt muối Trung Hoa ấy; những bức tường đóng thành khuôn nên một căn phòng bếp nhỏ bám đầy bồ hóng và bụi bặm lâu ngày. Nhà của mình ư - không hẳn! Jaeyun nheo mắt vài lần, lần nào cũng thấy cảnh trước mắt quen thân; nhưng cảm giác khi ở nhà thì lẽ thường không đâu sao chép được. Do cách bài trí chăng? Không... thằng bé không cho là thế. Căn phòng chỉ trông rất lạ mà thôi. Vẫn chiếc lò nướng chẳng bao giờ sử dụng đây, vẫn cái tủ lạnh cũ kỹ này chi chít những cục nam châm sặc sỡ nhưng những gì nằm ở bên trái thì giờ đây được đặt ở phía chỉ tay bên phải, và vị trí của những gì vốn được đặt ở phía bên tay phải lại (chẳng hiểu vì sao) bị đảo lộn tới mức độ lạ kỳ.
"Trời hôm nay có vẻ không được đẹp."
Ngay cả giọng nói này, giọng nói vừa lạ lẫm vừa ngột ngạt như bầu không khí ảm đạm của một ngày Chủ nhật âm u, Jaeyun cũng thấy sao mà tăm tối quá. Trào phúng à? Giễu cợt chăng? Màn đêm quánh đặc giận dữ nhìn đứa bé con với vẻ mặt nhăn nhó chua như giấm. Jaeyun, trong khi đó, vẫn nỗ lực xới tung cả vùng tiền ý thức của mình lên, cố sống cố chết phải tìm cho ra rốt cuộc thứ ấn tượng gì mới nán lại sâu sắc thế; nhưng bởi chúng không nằm ở đây, thằng nhóc không sao tìm ra cái mảnh ký ức mơ hồ, xói mòn từ thuở rất xa xưa lâu đời ấy được. Cái thứ ma quỷ ấy vậy mà khiến nó chẳng khác nào một người ốm đau vô vọng với bệnh trạng của mình - dù đau đớn cũng không thể nói với bác sĩ rằng mình đau ở đâu - bởi chăng, người này vẫn luôn vô cùng khổ sở. Ý nghĩ nhớ nhung một điều chưa từng thấy trước kia vậy mà khiến nó quên cả sợ. Dù rằng con người ta vẫn luôn canh cánh từ vô thức một niềm sợ hãi khuất mặt không tên, thế nhưng...
...thế nhưng xét đến sau cùng, Sim Jaeyun cũng chỉ là một cậu bé nhát gan thôi mà! Nỗi sợ chưa bao giờ được quên đi. Mọi cảm xúc khác trong lòng Jaeyun đều bị làm cho tê liệt. Nó mong chờ gì vào việc mình tốt đẹp hơn so với người ta? Những kẻ nhát gan, trăm ngàn người như một, thường chẳng ai dám trực diện đương đầu với những điều bản thân lo ngại nhất. Giả như ta thấy một người kiếm đủ mọi lý do để lấp liếm về đứa con của họ, liệu đó có thể là hành vi của bậc phụ huynh tệ hại hay chỉ đơn giản là một tay viết rất tồi? Ồ, ở đây không ai chỉ trích ai; bởi Jaeyun tuổi mười ba còn vụng về trong câu chữ lắm, nó cũng chẳng mảy may sợ hãi hoặc nhớ nhà. Một lời nói dối khoa trương dở tệ, có thể nhiều người đã nhận ra; vậy là họ lại chuyển hướng tò mò vì sao cậu bé trốn chạy khỏi nhà bằng mọi giá.
"Ít nhất thì con hãy nói gì đi chứ, mein Liebchen*?"
Giờ thì Jaeyun đã muốn khóc lắm rồi. Con... thân yêu ư? Con thân yêu của ai kia chứ? Gọi mình bằng cái tên thương mến vậy - Jaeyun bối rối nhủ thầm - trên đời này đã làm gì có ai. Đương nhiên là trong tình cảnh đó, sẽ chẳng có đứa trẻ nào bật khóc vì xúc động hân hoan; chúng chỉ sẵn sàng khóc ré lên khi nhận ra mình đang ở trong nhà của một người hoàn toàn lạ. Ở chung nhà với một người hoàn toàn lạ thì đúng hơn. Đối mặt với tình cảnh nhà ta không biết, nhà người chẳng hay này, để cư xử cho khôn ngoan đúng mực, Jaeyun chưa từng được mẹ cha dạy bảo rằng mình nên hành động ra sao. Nó không tài nào hé răng nửa tiếng. Mặt nó tái mét, lồng ngực nó phập phồng run nghèn nghẹn, nhưng đôi mắt thì vẫn ráo hoảnh trơ lì.
Sau tất cả, Sim Jaeyun vẫn chỉ là một đứa nhóc nhát gan. Nó chỉ biết dõi trân trân theo người đàn ông trạc độ tam tuần khi nãy vươn tay xoa đầu mình rất khẽ. Tay của đàn ông, Jaeyun cúi gằm tự mình thỏ thẻ; dĩ nhiên không phải đứa trẻ con đoán mò. Nhưng da người có thể trơn tuồn tuột vậy ư, và những đốt xương sao lại dài đến thế? Phải chăng là cậu ta đương rất bé - giải thích như vậy hẳn phải thỏa đáng nhất rồi, vì mọi câu hỏi đều chẳng thể tiến xa hơn là những thắc mắc đương còn bỏ ngỏ. Tất cả các lý do cũng mãi mãi bị bỏ rơi theo đó, bởi từ giờ trở đi chúng chẳng còn có nghĩa lý gì. Cũng có khi, Jaeyun đã tự lừa lọc bản thân quá nhiều lần rằng nó chẳng còn cảm thấy việc ai đó quan tâm, hay để mắt tới mình là điều cần thiết nữa; cho nên nó mới gồng lên mà giãy giụa, khước từ những cái sờ cái chạm sướt mướt siêu hình. Thực ra nó chẳng hiểu mình như hiểu tại sao mình (không) làm như thế. Rốt cuộc, vẫn chẳng có ai vô cảm cho bằng những con người tình cảm chủ nghĩa. Jaeyun nhắm tịt hai mắt lại. Tôi mù-quáng, tôi không muốn nhìn đâu, không có nhu cầu nhìn thấy những gì tôi muốn thấy!
Vậy à, Jaeyun? Cũng không sao cả. Con không thoải mái thì đành thôi. Mong rằng lòng quyết tâm của con sẽ chiến thắng cái gọi là ý muốn.
Những kỷ niệm: chúng là hiện thân cho một dạng thức của sự lãng quên. Một cái gì đấy mới vừa vỡ ra trong cổ họng Jaeyun, nhờn nhợn cả linh hồn cậu bé. Trở về gặp cha giờ này thì thật tệ, phải không? Tình thương cách mặt khuất lời thì không nên được khóc lóc cảm thông; chuyện qua cũng đã lâu rồi, ngôi nhà khuyên nhủ Jaeyun chớ nên nghĩ nhiều về điều đó nữa. Tình yêu người lớn, thằng bé tội nghiệp chẳng thể nào cắt nghĩa nổi vì sao - hay làm sao có thể? Hoặc là, kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi* - cái vòng tròn tự sát* ngàn đời vẫn vậy. Những con kiến mù nhận thức nối đuôi nhau từ giã cõi trần vì kiệt sức và luẩn quẩn; thế nhưng chẳng ai muốn một mình chịu đựng, chúng nhất quyết kéo theo kẻ khác sa lầy...
"Con đừng bỏ mẹ đi như anh trai con nhé, nghe lời mẹ rồi mẹ thương. Mẹ chỉ còn có mỗi con thôi, Jaeyun ạ. Mỗi một mình con thôi."
Về phần những đứa trẻ không may, họ chỉ còn cách lớn lên như những chiếc bóng không thực thể, sống đời những kẻ mất gốc tinh thần/tình thân. Sim Jaeyun còn bé; và đối với trái tim yêu nhiệt thành của mẹ, nó nên liệu hồn đừng trở thành vật cản nếu vẫn muốn làm một đứa con ngoan.
-
Đương nhiên, không phải hễ cứ muốn gì thì con người ta cũng đều làm được; giống loài ấy chẳng bao giờ thỏa mãn nổi bản thân mình. Thật đáng tiếc thay. Jaeyun không ngẩng mặt lên tức là đang trắng trợn khước từ chính những động cơ* của nó; thế nhưng cùng lúc đó - ngỡ như địa hạt giao nhau giữa hai đường tròn vẽ vội - những giọng nói trong đầu cậu ta lại hầm hè chửi rủa, rằng rồi thì mày sẽ phải hối hận sớm thôi, khiến đứa trẻ càng thêm phần hoảng hốt. Jaeyun tội nghiệp vẫn chẳng biết gì về người đàn ông nọ, về những ngón tay lau khô giọt nước đọng trên làn tóc nó và ve vuốt gò má dại thơ kia mạch máu vỡ tím bầm; cũng như về cảm giác choáng váng mù mờ khi thằng bé nhác thấy nước da mai mái xanh, ánh sáng cắt qua như pha lê thoáng rực lên lấp lánh.
Bâng khuâng trôi nổi giữa những vùng ánh sáng này, đôi bàn tay kia có lẽ đã bắt gặp Jaeyun khóc lóc. "Tất cả chân lý đều đơn giản" - chẳng phải bản thân nó cũng là một lời dối trá phức tạp hay sao? Nghĩ tới đây, gã nghe cổ họng đứa bé con nhồi đầy những thanh âm tức tưởi. Trí tò mò vạch ra nhiều giới hạn ngay cả đối với những gì tai nghe mắt thấy, và nói một lần dứt khoát, có bao nhiêu điều Jaeyun thà không nên biết còn hơn. Thế nhưng cái ý nghĩ này giờ đây chỉ còn có thể là bài học sau cùng đầy hối tiếc. Mười ba tuổi mà, âu cũng bởi vì nó lì lợm quá, nên có ăn năn ân hận mấy thì khi ấy cũng đã muộn rồi.
Vẫn những cái chạm nhẹ nhàng ấy thôi. Chúng khiến Jaeyun thất thần hơn cả những cú bạt tai đau đến nhớ đời - đủ đau để nói không nên lời, khóc không thành tiếng. Thẳng bé có thể đã nhận ra rằng bản thân là nạn nhân của một vụ xâm hại, chẳng phải về mặt tình dục mà về mặt tình thương; nhưng nó cũng đâu còn đường mà tìm về cha mẹ. Nếu xâm hại một đứa trẻ con tức là tổn hại nó về mặt thể chất tình cảm tâm lý danh dự nhân phẩm tâm thần... sao cũng được, thì đôi tay kia đã hủy hoại Jaeyun triệt để rồi. Người ta càng dịu dàng nhỏ nhẹ, nó lại càng xấu xí nát tươm, ngỡ như chẳng có cái gì đui què mẻ sứt hơn được nữa.
Dẫu sao thì, chuyện này nghe phi lý quá.
Cái phi lý đầu tiên nằm ở việc người ta thương xót Jaeyun, trong khi thằng bé vốn đã sẵn sàng cho những viễn cảnh kinh hoàng nhất. Ngoài cái chết ra, những viễn cảnh ấy là gì, thực ra Jaeyun cũng chưa mường tượng nổi. Quá nhiều nỗi đau vô nghĩa, nhưng rồi cũng sẽ có cách thôi. Nó vẫn hay nghe mẹ than trời "sao không chết đi cho đời bớt khổ." Nhưng có bao giờ mẹ chết được đâu, có lẽ tương lai về sau mẹ sẽ còn sống lâu hơn cả anh em nó. Jaeyun thì không sợ chết. Thế là ốc tai của nó quay cuồng gào rú lên: "Đồ mất dạy!" - Jaeyun sợ chết điếng cả người. Nghĩ lại thì trường chiến tranh ở đời: cái gì không làm ta chết được sẽ khiến ta mạnh mẽ lên thêm*, vậy coi như chết cũng chẳng đáng sợ bằng ăn vài cú vả.
(Nói chuyện chẳng liên quan gì cả! Đầu óc thằng này bị hỏng nặng rồi à?)
Cái phi lý thứ hai chính là - Jaeyun chợt nghĩ sao mà mình ngu quá? - hành vi án ngữ của một sự nhung nhớ tình thương. Cái nhung nhớ ấy phải chăng cũng dị thường khi xuất hiện trong trí nhớ của một người mà trường ký ức vốn đã mông lung như xóa trắng. Liệu rằng Jaeyun ở đây chỉ tổ gây thêm phiền phức, hay nội việc nhìn mặt thằng nhóc cũng đủ khiến người ta nghĩ về điều gì khác chăng? Như thế không có gì rõ rệt cả. Dẫu sao chỉ cần không tàn nhẫn thì vẫn có thể là người tốt cơ mà. Jaeyun sau này chỉ đành lòng nhận đôi tay đau xót nó làm cha; để mỗi khi nó nhớ nhà, nó đều mong cha cũng sẽ có nhà để nhớ. Thế nhưng ta chẳng đoán trước được điều gì trong những viễn cảnh mù mờ chưa tỏ, bởi đó là chuyện của một tương lai rất, rất xa.
Cái phi lý thứ ba: Vì sao Jaeyun lại khóc? Nếu không muốn chim bay đi mất thì chẳng thà bẻ gãy cánh chim đi. Nó thắc mắc những vòng dây lỏng lẻo kia dùng để làm gì, cẳng tay nó gầy thì rũ nhẹ vài giây là trôi tuột. Chao ôi! Cởi trói rồi thì chạy! Ngồi đó mà lảm nhảm thì còn làm được trò trống gì đây? Trong gian bếp nín thinh từng giây mỗi phút này, cu cậu ngồi ngoan như món đồ chơi, người ta không nói năng gì chỉ lặng yên đưa mắt dõi theo chăm chú. Nhưng mà không tệ. Tiếng thở chẳng phải của mình kia như đệm thêm lông thú, nghe rất êm tai; lúc bấy giờ Jaeyun mới bình tĩnh lại mà nghe cho thật rõ. Đáng lý thằng nhóc con phải để ý nhiều điều hơn thế nữa, nhưng máu từ trong mũi chẳng hiểu sao cứ ứa ra, khiến nó lịm dần đi vì mắt hoa đầu choáng. Jaeyun chỉ còn biết thụ động lắng nghe trong mê sảng và cố mở to đôi mắt trong bỡ ngỡ mơ màng, chẳng còn cách khác đành chịu trận đầu hàng trước quá nhiều thông tin cần tiếp nhận, rằng là hình như người đó nói Lee Heeseung, chào con, có lẽ nói với chính Jaeyun hay là cái gì đó nghe không nổi nữa, ồ hoá ra tên của ngài ấy là Heeseung, cũng thăm thẳm trong ánh mắt là cái thứ bóng tối ngập dần đầy, ngỡ tưởng người ta cũng giống như mình vậy, mà rốt cuộc nào có giống với mình. Cuộc sống chẳng phải cái gì cũng nằm trong hoặc là lý thuyết, hoặc là tiểu thuyết đâu! Người ta chưa kịp can ngăn khi chảy máu mũi thì đừng có ngẩng đầu, cứ ngồi yên đó để tôi lau, mà nó dại ngu nên nó lỡ. Không đời nào Jaeyun sẽ lại cho phép bản thân được quá liều thêm lần nữa. Hoạ chăng, khi con người ta bị dồn vào trong góc cùng hang tận, họ lại coi những sự việc quen thuộc với đời sống hàng ngày là bất ngờ và may mắn; còn bất ngờ và may mắn thực sự tìm tới họ sẽ mang trên mình ý nghĩa lớn lao cao cả như phúc âm của Chúa Trời.
-
Giả định phần con quan trọng hơn phần người, Lee Heeseung nói, vậy phần người quan trọng hơn cái gì mới được? Có quan trọng hơn cái gì không?
Con người ta nên người bằng cách tái sinh ở mình những ý chung của một nền văn hoá*. Nhìn Jaeyun bất tỉnh mê man, Heeseung chợt thấy lòng man mác buồn. Trên lý thuyết thì ai cũng bình đẳng tương đương nhau cả. Thằng bé có giống với mình không? Đương nhiên là có. Vậy tại sao một việc làm đơn giản như vẽ ra sơ đồ tập hợp tìm mối tương quan giữa mình và nó lại hoàn toàn bất khả thi? Gã chỉ càng cảm thấy hồ nghi về việc các giá trị nhân văn (như đạo đức, lý tưởng, giáo dục, tình yêu...) lại có thể được vật hoá và biến thành hàng hóa để trao đổi trong các hình thái đặc thù của Tư Bản. Tại sao? Nếu xuất thân từ một gia đình Gastarbeiter*, Heeseung hẳn đã sáng dạ hơn ít nhiều. Khốn khổ hơn mấy nữa cũng được, gã chắc mẩm là như thế, tới lúc này rồi chẳng đáng bao nhiêu...
...đồ đạo đức giả, cứ mạnh miệng đi, chuyện túng thiếu đói nghèo mày nào có hiểu!
Heeseung quên mất một điều quan trọng. Cuộc đời ưu ái đủ để gã lớn lên, thậm chí sống cả đời trong giàu sang no ấm, và rồi dúi vào tay gã cái đặc quyền nghiễm nhiên có thể làm bất cứ điều gì; nhưng số phận cũng thật độc ác khi buộc Jaeyun phải làm bất cứ điều gì có thể. Dẫu hiểu rằng người ta rất khổ, đến chết Heeseung cũng không tài nào hiểu được cái khổ của người ta. Âu đó cũng là nỗi sầu bi bất hạnh. Khổ nỗi, ai ngăn nổi con ếch chưa từng rời đáy giếng được một lần mơ mộng trời cao? Nước chẳng dâng nên ta đâu cần biết đời bất hạnh ra sao, thôi thì, mặc kệ!
Và bọn họ vẫn luôn nói thế,
rằng,
đó không phải vấn đề của tôi.
Jaeyun nằm ở kia. Một dị thể yếu ớt. Nom nó chẳng khác nào con chuột ngộp nước từ dưới cống vớt lên. Trước kia Heeseung sống với Vịt con (một đứa khác, xinh hơn, chẳng giống Jaeyun gì cả), cậu chưa từng làm gã phải trăn trở nhiều. Chăm chút trẻ con chẳng bao giờ nhàn hạ, Vịt con khiến gã lại cho rằng dễ nuôi dạy nhất là đám nhóc trung lưu. Gia đình cậu ta không giàu cũng chẳng nghèo; và rồi Heeseung ước Jaeyun cũng nằm trong số đó. Nếu thực tế là như vậy, gã vẫn sẽ chẳng được lợi lộc gì, có chăng thì thằng nhóc con bớt khổ. Thực ra đôi mắt của Jaeyun cũng xinh lắm chứ; nhưng giờ này, khi li bì say ngủ, khuôn mặt vặn vẹo của nó trông thật khó coi.
Ngay từ trong những tháng năm đầu đời, tồn tại người đã bắt đầu nảy sinh sự nghịch lý và kì lạ đặc trưng của họ: đơn cử như yêu thương có nghĩa là gì, Heeseung cắt nghĩa theo Lacan*, phải chăng là dành tặng cho kẻ không cần những thứ trong tay mình chẳng có? Mai này gã sẽ phải giải thích với con về những khung giờ ngoại ô lửa đỏ, về đồng cỏ ngàn xanh chẳng thấy bến bờ. Trăng sẽ không lên và Mặt Trời không mọc đúng giờ, con dõi mắt nào thấy vầng dương, chỉ còn rợn ngợp khắp bốn phương một vùng trời xa vắng. Được thôi. Cuộc đời sẽ lại dìm Heeseung xuống nước một cách không ngừng nghỉ vào cái hồ rộng lớn sâu thăm thẳm đến tận cùng. Mọi chuyện xảy ra như thể có một ai đấy cứ đẩy ngòi bút của gã ra xa khi nó chuẩn bị viết xuống những từ vốn được định sẵn; nhưng rồi cuối cùng bàn tay lại cho ra những từ khác và khiến những con chữ sinh ra chẳng bao giờ ấp ủ tình yêu thương trong đó, mà phức tạp hơn, sợ rằng trong lòng gã cũng không còn lại một chút yêu thương nào.
Bởi vì đối với mỗi một-trăm năm-mươi, chúng nó đều sẽ coi hai-trăm hai-mươi-hai như một loài quái vật.
-
Freud's Papers 142:
"That's what love is. It's one's own ego that one loves in love, one's own ego made real on the imaginary level."
-
Jaeyun nghĩ mình cần phải rời đi, bằng không sẽ chẳng còn gì thê thảm hơn được nữa. Thằng bé thấy mặt Heeseung rồi. Đó cũng là lần đầu tiên chân thực nhất trong đời nó chợt nhận ra bản thân không giỏi thích nghi với những gì nhiều biến động.
Chẳng có lý nào Jaeyun chấp nhận bỏ mạng tại đây, trong ngăn tủ chưa tròn một mét vuông ngột ngạt như lỗ chó này; nhưng nếu vùng dậy chạy ngay thì đương nhiên là chết mất. Nó đan chặt mười ngón tay, mắt rưng rưng như chực khóc: xin hãy cho con được về nhà. Mẹ ơi. Rõ ràng là Jaeyun không khóc được. Trước kia, nó đã luôn luôn phải chạy để sống và trốn để sinh tồn; phải mưu mô lừa lọc cho (những gói hàng của) bè lũ khốn nạn tới tuỷ xương, và hành tung lén lút để không bị ai bắt gặp. Ôi người ta! Đời nào có kẻ lại đủ nhẫn tâm tới mức dồn một đứa trẻ con vào bước đường cùng đến vậy! Jaeyun bất giác lùi dần về sau, hai đầu gối ép chặt lên tận ngực. Cái ngưng bặt lặng im sao mà ồn ào quá. Nó nhớ đến đôi mắt đen và thăm thẳm của Heeseung, đôi mắt loài thú hoang chẳng chừa đường lui cho ai cả; cũng chẳng ai đọc được ra trong đó có thứ cảm xúc con người nào. Chừng như thứ gì phía sau cậu nhóc cũng mỗi lúc một nhích vào trong, xa mãi, xa dần, cái vách tủ nó tựa lưng khoét bức tường sâu hun hút một đường hầm dài vô tận.
Người thì nhỏ mà không gian cũng hẹp, nhưng chẳng đến mức không cựa nổi mình. Heeseung lướt nhanh qua. Jaeyun không nghe thấy tiếng bước chân của gã. Nếu chỉ là huyễn tưởng thôi thì đáng thương lắm đấy chú bé à; đôi mắt trẻ thơ là đôi mắt mong manh nhất. Nó thấy Heeseung tháo chiếc đồng hồ khỏi cổ tay, có lẽ để đeo lên như là tay gấu. Còn lạ gì nữa? Đốn hạ cả một cánh rừng, rìu có quên thì cây vẫn nhớ. Hẳn phải trông chờ một phép màu nào kỳ khôi thần diệu lắm mới khiến Jaeyun tống khứ ra khỏi họng được cái mảnh ký ức kia...
"Ich halte das alles nicht mehr aus! Mày nghĩ một mình mày biết mệt hả Jaeyun?" Như người cha người mẹ đau xót mồ côi con, Heeseung ôm đầu nghèn nghẹn. "Người ta chán ngấy cái thói dông dài rồi. Ra đây. Chẳng còn ai kiên nhẫn mà theo dõi mày nữa cả."
Jaeyun sửng sốt. Đáng lẽ Heeseung phải gay gắt hơn thế nữa khi nổi giận với nó cơ. Gã phải tóm chân lôi tuột nó ra ngoài khi đã biết nơi nào Chó Con đang trốn. Mùi nước hoa lẩn khuất trong vạt áo choàng lông, xoáy trong không khí như một tiếng thở dài tan đi rất chậm. Nghĩ đến chuyện mình không phải kẻ đầu tiên làm con của Heeseung, mà chắc hẳn cũng chẳng phải đứa cuối cùng; Jaeyun chợt hiểu rằng dẫu nay mai mình còn có thể chạy trốn khỏi người ta, nhưng trốn tránh thì không thể nào dài lâu được. Chuyện về cái rìu bổ củi và những khúc cây cứ lăn lóc trong tâm trí nó, xa xôi mà siêu thực như những tín hiệu nhận về trong thử nghiệm Ganzfeld. Một nét rành mạch vẽ liền thì không thể nào tập hợp từ những đường chì đứt đoạn.
Heeseung không đòi hỏi gì nhiều cho riêng con người mình cả. Biết bao nhiêu người lao động khác hiện vẫn đang làm việc, nhưng chẳng được đối xử tốt dù chỉ bằng một nửa Heeseung, dẫu họ cũng giỏi như (và thậm chí là hơn) gã. Những gì được biết chỉ có vậy thôi. Gã nghe người ta bàn tán nhiều rồi: cái hạng lơ mơ như chó ngáp phải ruồi thì thường chẳng ai chơi được. Có lẽ trong đó cũng có phần đúng. Heeseung chưa bao giờ có kinh nghiệm làm thầy làm cha; ngay cả đứa con hai tuổi ở nơi xa, gã cũng không thể về nhà thăm nó.
"Jaeyun ơi, tôi xin cậu đấy, dừng lại đi mà. Ngày xưa tôi cũng thích trò chơi trốn tìm, nhưng bây giờ tôi sợ lắm. Sẽ rất vui sướng nếu mình trốn được người ta, nhưng khi trốn mãi chẳng ai thấy mình thì thật là tai hại."
Được rồi. Thoả hiệp. Dẫu có thế nào đi chăng nữa, nhiệm vụ của những người chung phận với gã ta vẫn sẽ là chăm sóc cho chu đáo những người đang cần họ, cho dù được phân chia đến bất cứ nơi đâu. Chuyện này thì Heeseung chịu chết. Nếu gã thất bại trong việc xây dựng mối quan hệ gắn bó với Jaeyun, vậy thì công việc của một người giám hộ trẻ con sẽ càng trở nên nặng nề hơn gấp bội. Vẫn luôn có một điều gì rất đáng để nhớ nhung quyến luyến về ngày tháng trông nom những bạn nhỏ đích thị là trẻ em, song chưa có đứa nào kịch liệt chống đối Heeseung với thái độ nghiêm túc và quyết tâm như Jaeyun cả. Việc nuôi dạy những bé con không bao giờ lớn ấy, không phải gã luôn làm rất tốt trước nay ư? Và tại sao, ngay từ những lúc ban đầu, bản thân gã lại đi theo cái nghề này chứ? Kể cả khi không còn có thể nhớ ra mình đã được quyền lựa chọn giữa cái gì và cái gì đi chăng nữa, Heeseung bắt đầu chiêm nghiệm cái lẽ công bằng cần trang trải với cuộc đời: công việc nào cũng khiến người ta lao tâm khổ tứ như nhau cả. Huống hồ gã chỉ là một tay lao động không công. Bất cứ sự trả lương nào cũng sẽ được coi như vật ngoài thân, tức là, một trăm lựa chọn khác nhau không có con đường nào sẵn đưa ta tìm về hạnh phúc. Arbeit macht das Leben süß*! Và dù sao, nếu như Heeseung không trở thành một Caregiver, làm sao gã có cơ hội được gần gũi với Vịt con sau ngần ấy năm trời nhỉ? Phải chấp nhận những ngẫu nhiên và biến số, phải dẹp bỏ đi phần người ái kỷ để mà ra sức yêu thương; ngay cả khi yêu thương cũng chính là cải tạo. Gã không phải kiểu người kén chọn, nhưng ở Despera thì cải tạo dễ hơn yêu thương nhiều. Trên thực tế Heeseung chưa từng nghĩ đến việc phải cải tạo một cô hay cậu bé nào, gã luôn thỏa thuận với chúng rằng mình không hợp làm cha như là làm bạn. Nhưng như vậy cũng là ăn gian đấy. Thế là, ngay sau khi Vịt con tốt nghiệp, người ta buộc gã phải xuống đây (có thế thì mới không ai lách luật thêm được nữa). Mà tại sao những người bạn đồng hành lại được chọn ngẫu nhiên, vậy cơ chế của nó là gì, tại sao ta không có quyền chọn nhỉ? Heeseung nhìn dấu răng tím tái ở cổ tay và gã tự hỏi mình. Người chăm sóc không phải là cái máy. Gã đã cố hết sức để làm thân với đám trẻ con, nhỏ xíu có, ẩm ương mới lớn cũng chẳng thiếu gì, lý do thì chẳng đứa nào giống đứa nào - hoặc tất cả đều giống nhau - mà ai nấy đều rách giời rơi xuống. Lòng kiên nhẫn và sức lực thì có hạn; thành thử, một khi có cơ hội lựa chọn, dĩ nhiên ta chỉ muốn chọn những đứa trẻ hợp tính với mình. Chuyện đó tự nhiên thôi. Rốt cuộc có chọn hay không thì bản thân vẫn là người kiệt sức. Nhưng nếu Heeseung ngừng cảm thông với chúng, sẽ còn cách khác để gã kham nổi việc này bền vững đến vậy sao? Ta luôn cần một liều lượng nhất định của sự khổ và sự đau để song hành cùng những thích thú và sung sướng; cũng như Phân tách phải luôn song hành với Nhất thể thì trẻ mới nên người.
-
Lacan takes up and extends Freud's fundamental question: What is a father?
Is he merely the one who utters the prohibition,
who limits jouissance*,
and who, in his own way, symbolizes the law?
Is he not also the one who embodies jouissance, since he was originally the father who enjoyed all the women?
The father of the horde is, in any case, the one who was exempt from castration.
-
Chẳng biết tự bao giờ, và bất kể Jaeyun chẳng mấy lì lợm hơn xưa, thằng nhóc không còn sợ Heeseung nhiều như trước nữa. Đôi đồng tử của gã trông vẫn tăm tối vậy thôi, chẳng tìm được đâu ra thứ ánh sáng trong mắt con người ở đó; nhưng Jaeyun dường thoáng thấy bên kia khung cửa sổ có một điều chi khang khác lạ thường. Mân mê cây bút màu mới cứng trong tay, nó thở dài thườn thượt, mình chẳng biết phải làm gì nữa cả, nhưng mình đâu có biết vẽ đâu. Chiếc đồng hồ kia chán ngấy việc đếm giờ khi mà thời gian cứ trôi tẻ nhạt. Ngày hôm qua là một với hôm nay. Heeseung thì bận rộn luôn tay, dường như không nỡ khiến Jaeyun phải nhìn mặt gã.
Qua bao nhiêu ngày rồi không ai còn nhớ, Jaeyun cũng chẳng mong cha mẹ phải tìm mình. Không có mộng. Ai nhung nhớ nó là đang làm việc phung phí thì giờ. Khi Jaeyun nghĩ đến Heeseung, nó chỉ mường tượng ra cái bóng lênh khênh đứng trước cửa phòng dõi nhìn nó ngủ. Ngay cả khi không nhớ cha mẹ mình mắt ngang mũi dọc ra sao, việc có một căn phòng ngủ riêng khiến Jaeyun hạnh phúc. Nó không còn quan tâm đến cái tủ quần áo được in trên tấm giấy dán tường, hay cánh cửa sổ phẳng lì đập gãy cả tay cũng không mở được. Cái hạnh phúc khó bền làm Jaeyun đâm ra đãng trí. Nó quên mất rằng người ta không thể sống nếu chỉ ăn gió ăn sương, huống hồ nó lại chẳng còn đường mà hít khí trời để thở. Đến tận bây giờ Jaeyun mới nhớ ra cái đói, mặc dù nó không thực lòng thấy đói, nhưng sẽ thật là vô dụng nếu ta vắt kiệt nước từ một chiếc khăn khô. Chỉ cần năm bước ra khỏi cửa, Jaeyun sẽ hoàn toàn không nhớ lối rẽ đường về; mặc dù ngôi nhà thì dường như bé tí. Nó bắt đầu hối hận khi từ chối những ly sữa đặt trước cửa phòng, một phần vì chấp nhận mình chẳng còn nơi nào khác để lánh đi, nhưng quan trọng nhất vẫn là phải làm sao để tìm đường ra tới bếp; bởi vì, dĩ nhiên, cơn đói không thể nào được dễ dàng giải quyết chỉ bằng việc lén uống nước từ vòi.
Đáng đời mày lắm!
(Hiển nhiên, sự tự do của bản ngã bị giới hạn. Nó dễ bị ảnh hưởng bởi cả kích thích tâm thần nội tâm lẫn bởi kích thích của môi trường bên ngoài. Bản ngã có thể đáp ứng với một kích thích đe dọa bằng cách giơ tay và chống đỡ; hoặc nó có thể bị kích hoạt và kích thích bởi một lực thúc nội tâm để sáng tạo, để yêu thương, hoặc tìm cách trả thù. Nó cũng có thể đáp ứng một xung lực của cái tôi, tức là theo hướng ái kỷ. Như vậy, có thể nó cũng bị chi phối bởi một nhu cầu trả thù, chẳng hạn.)
Kể ra thì có phần thảm hại: Jaeyun nghĩ về Heeseung ra sao thì mặc nó, Heeseung chỉ muốn chửi cha đứa nào đày ải gã vào đây. Ròng rã bốn ngày, tình hình không có gì tiến triển. Chỉ còn vài tháng nữa thôi, Heeseung vẫn động viên bản thân mình như vậy, rằng Jaeyun sẽ là nhiệm vụ cuối cùng của gã; tức là chẳng bao lâu nữa, khi mãn hạn, gã sẽ lại được trở về với tự do. Gã đinh ninh Jaeyun là một cậu bé biết điều, nhưng ước mộng viển vông khác xa thực tế cuộc đời nhiều lắm. Một đứa trẻ con khước từ việc mặc quần áo hàng ngày, không thể tự chăm sóc bản thân và mỗi lần nhác thấy người ta thì nó lại lẩn đi như chạch; Heeseung phải làm gì với nó đây? Nhìn thằng bé vật lộn với từng mảnh áo quần khiến da dẻ nó đau, gã biết chẳng thể nào trách oan nó được.
Heeseung đợi chờ ngày tự do mòn mỏi như đất Liên Xô trông ngóng Kudryavka* trở về. Ngặt một nỗi, trên sao dưới vậy. Cánh cửa này đóng lại thì hẳn một cánh cửa khác cũng sẽ sập xuống theo, con đường trước mắt cần phải đi xem ra hãy còn xa xăm vô tận. Cái nghề của gã là nghề chịu đựng trẻ con. Chưa bao giờ Heeseung đồng cảm với cái thằng cha khốn khổ tới mức khốn nạn, nghiện ngập tới mức bất cần bê tha ở thành phố Carbon Monoxide đến thế. Hắn ta chết dí dưới mũi kim như con chuột, vậy Heeseung sẽ chết dí như cái giống gì đây? Nạn nhân của một đứa trẻ con à? Cái ngữ ôn dịch ấy, người ta thậm chí thẳng tay ném xuống Despera, chẳng cần phải qua một phiên xét xử!
Than phiền là vậy, mọi người đều biết Heeseung xốc lại tinh thần nhanh thôi. Con người gã vẫn luôn luôn thế. Gã sẽ dẹp lại tập hồ sơ ngay, rồi xuống bếp chuẩn bị cho Jaeyun chút gì lót dạ. Chó Con đã tuyệt thực tới mấy ngày trời, nếu chỉ đun cho nó chút sữa thôi thì thực là tai hại. Rồi nó sẽ phải tự mình nhận ra rằng chống đối Heeseung bằng cách cự tuyệt việc ăn là vô ích, bởi nó chỉ làm khổ chính mình chứ không chết nổi đâu; và nó nên lấy Heeseung làm gương khi gã chẳng còn coi ăn uống là nhu cầu cấp thiết. Một lời cảnh báo đấy. Khôn hồn thì nghe đi. Heeseung cũng tuyệt vọng lắm chứ, Chó Con à.
Alle Anfang ist schwer*. Heeseung sẽ cố. Gã đã chuẩn bị tinh thần cho những ly sữa lạnh tanh và những đĩa đồ ăn chẳng bao giờ được Jaeyun động đến; chúng sẽ quay lại trước cửa phòng cậu bé vào ngày hôm sau, luôn luôn không khác một li nào cả. Gã chỉ chưa tính đến chuyện mình sẽ bắt gặp Jaeyun ngay bên kia cánh cửa bao giờ. Vậy thì khoan hãy bật đèn lên, cứ để nguồn ánh sáng của cả căn phòng tụ lại từ trong cánh cửa mở toang ngăn buồng tủ lạnh. Những chùm sáng xôn xao. Có mấy khi Heeseung nhìn ai không hết hồi đến thế.
Jaeyun lại ngập ngừng. Có lẽ nó nên từ bỏ, ngọt ngào đâu phải dễ có được đâu. Ánh sáng hiền lành vuốt ve đôi vai gầy nhẳng, xoa dịu cả đôi tay run bần bật của Chó Con, thương xót như cánh cổng Thiên Đường mở ra không được phép rộng lòng với người mang tội. Sẽ nhanh thôi mà, Sim Jaeyun, mày làm chuyện đó bao nhiêu lần rồi! Nhưng Jaeyun không muốn ăn gì cả, mặc dù nó sắp lả đi; chí ít (khi còn nhớ ra được một cái tên, thì) vài chiếc bánh quy chưa hẳn là thứ nó muốn nhồi nhét một cách dã man vào thực quản. Cái ký ức nao nao trong vòm họng mới thực khiến nó bồn chồn thèm khát kia. Bởi vì, sau tất cả, Jaeyun cũng là người. Con người thường hoảng loạn khi mọi thứ thay đổi quá nhanh. Họ yêu thích những gì quen thuộc: ví như, đây là chai sữa thuỷ tinh xếp hàng đều chằn chặn, đây gói bánh mì và kia quả táo xanh; cái cửa hàng tạp hoá bé nhỏ tuyệt vời trong tuổi thơ chú nhóc ta đều nhìn thấy ở đây hết cả. Chỉ riêng những đĩa thức ăn thừa là xấu, nếu ta coi chúng là đồ bỏ đi. Từ giờ Jaeyun sẽ không làm như thế nữa. Thằng bé xiêu lòng, bắt gặp hình chiếu bóng tuổi thơ trong dãy hàng hồi ức; để rồi phút giây nhìn kỹ lại, nó chợt thấy rờn rợn cả sống lưng. Những bao bì giấy trắng trơn, không có chữ. Không một dòng mô tả, không một nhãn hàng, một hình vẽ biểu trưng. Thế nhưng, với cảm quan tuỳ tiện nửa chừng, Jaeyun vẫn biết trái táo không phải bánh quy và bánh mì thì không giống sữa.
"Con yêu sao thế? Tay run quá kìa."
Heeseung nắm chắc thế thắng về mình. Mọi toan tính của Jaeyun đều sụp đổ hoàn toàn trong khoảnh khắc gã ta lên tiếng. Đánh thức đám trẻ mộng du thì phiền lắm, gã không nói lớn cũng chẳng bật đèn. Vậy thì làm sao mà Jaeyun biết được? Thằng nhóc luống cuống giật mình khi bị thu phục dưới tầm mắt Heeseung, ngơ ngác lạ kỳ như một con vật hoang bị lạc; mà đi lạc vào nhà người khác thì càng thảm bại hơn. Trông nó hãy còn ngây thơ và vô hại lắm. Thế là, Heeseung đinh ninh gã không nên làm kinh động đến Jaeyun nữa, không nên làm kinh động bất cứ cô cậu nhóc nào nhạy cảm với cái sờ cái chạm và ánh sáng âm thanh, bất kể chúng nó chẳng bị mộng du hay đương còn gắt ngủ... hay là vì một lý do nào khác nữa, gã cũng không nên và không được làm phiền.
Hôm nay Jaeyun ngoan lắm. Nó không la hét quấy rầy, cũng chẳng mảy may chống đối. Những mảnh sứ tráng men hôm trước đã được dọn đi rồi. Dấu răng rướm máu trên gò Mộc tinh* của Heeseung, Jaeyun cũng không còn nhìn thấy nữa. Thật lòng mà nói thì nó vẫn còn hơi sợ, không phải bởi tự dưng bị ném ra ngoài xã hội và tự học cách trưởng thành; nó chỉ hết cách biện minh cho những việc làm vô mục đích. Sự nhiệt thành của Heeseung hẳn làm cho Jaeyun ái ngại. Ai đời lại gọi một đứa bé mà mình không biết chẳng quen là con yêu ngay trong lần đầu gặp mặt. Cảm giác thế nào hả Jaeyun, mày hạnh phúc ra sao khi được yêu thương nhường ấy? Niềm tin thì đúng là xa xỉ, nhưng niềm hạnh phúc mới thực sự xa xôi. Việc chấp nhận thì đôi lúc chỉ đòi hỏi ta nhắm mắt thuận theo thôi, đương nhiên không phải lúc nào cũng khó. Nhưng phải cắt nghĩa Heeseung như thế nào vậy chứ, Jaeyun còn chưa kịp hiểu hết kia mà. Chú bé chuyển mình không kịp tốc độ tự nuốt chửng của ngôi nhà, phản xạ chẳng nhanh hơn gương rơi đĩa vỡ; nhưng rồi đến khi thấm mệt, nó lại lầm lì không chịu tìm đến Heeseung. Ghét thật. Nhưng Heeseung không nghĩ thế. Cớ sao phải giận Chó Con của gã? Có nhiều sự thật vốn không nên biết thì hơn, vì người hạnh phúc là người biết quên đi điều không thay đổi được.
Trí nhớ tái tạo không tái hiện. Cũng vì lẽ đó, xin mọi người thông cảm cho ký ức nhiều sai lạc của Jaeyun; bởi chẳng ai có khả năng chứng giám cho những gì nhân vật của chúng ta đã nói!
Nghĩ lại, Heeseung chợt thấy buồn. Những tập hồ sơ không đề cập đến dù chỉ một chữ nào về những vấn đề của Chó Con, những khó khăn mà cậu nhóc cần đối mặt. Giờ thì người ta (Heeseung chẳng nắm được thông tin gì về việc người ta thực chất là ai cả) muốn gã dạy thủ ngữ cho một người câm. Mong sao ở đây có sai sót hoặc hiểu nhầm, làm sao Jaeyun có thể là tội phạm nghiêm trọng ở Despera nếu như đến cả dây giày nó cũng lúng túng không tự thân buộc nổi. Kể từ khi đó, Heeseung đã quyết định rồi: Dù rằng yêu thương chính là kiên nhẫn, nhưng thời giờ không dành cho ta phí phạm và những quy tắc thì không thể lơ là. Còn về những gì đã lỡ? Bỏ qua. Gã không được mủi lòng. Tất cả là vì Jaeyun yêu dấu.
Kể từ nay, ta có thể coi Heeseung - một gã trông trẻ táng tận lương tâm đến nỗi dừng tay sau khi đếm đúng sáu lần đưa vào miệng Jaeyun thìa cháo trắng nấu nhừ rất loãng - như tên khốn nạn, như gã phản đồ. Công việc của gã không phải đến đây để hầu hạ ai, trước hết không phải Jaeyun (dù có khốn khổ đến mức nào), sau càng không phải là cái đói kinh niên đã tiêu thụ Jaeyun đến xương tuỷ nó. Sáu thìa cháo trắng, gã hiểu, so với cái đói thì ít ỏi chẳng thấm tháp vào đâu, nhưng người này sẽ no khi họ nhận ra thế nào là đủ. Phải đến mức này thì cái lỗ miệng đói rét khổ đau mới không tài nào cắn nuốt thêm được nữa. Thế đấy, những lý do thật sự của sự từ chối chỉ có thể mang tính hiện sinh. Và, phải chăng, chẳng có lý nào chúng nên được người ta thổ lộ. Tại sao à? Không thể thổ lộ vì quá riêng tư. Không thể thổ lộ vì quá mất lòng người khác. Có những điều chỉ nên nín lặng thì hơn. Đoạn, hệt như vài phút trước Heeseung còn lôi xềnh xệch đứa bé đặt nó ngồi im ở bàn ăn, lần này gã bế thốc nó lên rồi cõng về lại trong phòng, khoá trái cửa từ bên trong, đứng im phía chân giường lặng trông nó ngủ. Có lẽ Jaeyun cũng thấm mệt rồi; nó thậm chí không mở mắt ra nổi nữa. Chỉ có những người như gã mới đáng để đau một cơn đau dài.
Gute Nacht, mein Schatz. Con yêu ạ, chúc ngủ ngon! Trước ngày Jaeyun đến, căn phòng này đã từng là của Heeseung. Những người mới đến đây đều cần phải biết rằng còn đói rét ốm đau tức là còn khổ. Heeseung vốn là người chăm sóc, ánh sáng hoàng hôn đỏ - ngoại trừ bỏng rát phi lý, choé và hơi loé khiến người khác hoang mang đầu óc rối tung - hầu như không ảnh hưởng đến an nguy của gã. Sự tiêu biến của cái tôi da cho phép Heeseung không ngủ. Ba ngày sau, Heeseung mới nhận ra rằng Jaeyun không giống gã, tức là không thể thức khuya quá mười giờ. Xin lỗi Chó Con. Khi muốn treo lên tử tế một tấm rèm, gã lục tìm trong kho chỉ được một tấm vải thô, tuy vừa rộng đủ dài nhưng sờn cũ.
Jaeyun ơi, xin hãy nhẹ nhàng với tôi một chút. Chúng ta vẫn còn trước mắt vô số việc phải làm. Ngày tiếp theo đây sẽ chẳng dễ dàng gì, nhưng ta hãy cố gắng vì nhau nhé. Những con người sống lại sau khi đã chết - như tôi chẳng hạn, cũng như là Jaeyun - ít được hiểu hơn những người sống phù thời, nhưng lại được người ta lắng nghe chăm chú hơn bao giờ hết. Nói cách khác, giữa những biến động trong cuộc sống của mình, chúng ta không bao giờ được hiểu.
-
The skin is the first thing that teaches differentiation. It teaches what is me and what is you. It teaches where I stop and you begin. But what happens when our skin fails us? When our skin is porous - and everything gets in? What happens when the skin, the organ that provides psychic containment, fails to provide containment?
-
Không biết Heeseung đang làm gì nhỉ?
Jaeyun đứng trước gương, hai tay dính đầy than chì màu sáp, khó mà phân biệt đâu là xanh là đỏ và tím vàng. Nó vẽ không ngừng nghỉ những gì nó đã mơ, mộng càng phi lý điên rồ thì càng sâu sắc. Hai chân ngày một lửng lơ khỏi cái nền nếm nghe chạm ngửi, Mẹ ghé tai Jaeyun thầm thì khẽ nói, ngay cả Héraclite cũng bất công với những giác quan. Giác quan không lừa dối theo cách những triết gia trường phái Elée tưởng tượng, càng không như ông tưởng tượng - chúng không lừa dối một ai bao giờ. Chính điều ta tạo nên từ chứng cứ minh bạch của chúng, trái lại, mới là cái đầu tiên du nhập sự dối trá vào; chẳng hạn như sự dối trá của nhất thể, sự dối trá của thực tại, của bản thể, của trường cửu, của vô vàn lý do khác nữa. Lý trí chính là nguyên do của sự xuyên tạc chứng cứ minh bạch của các giác quan. Chừng nào mà giác quan chỉ sự biến dịch, sự chuyển biến, sự đổi thay, chúng mới không dối trá. Vậy là Héraclite mãi mãi đúng khi tuyên bố rằng hữu thể chỉ là một ảo tưởng rỗng tuếch! Thế giới hiển lộ bề ngoài là thế giới duy nhất; thế giới chân thực chỉ là do sự dối trá thêm vào...
Màu đỏ: Trái táo
Xanh dương xanh lục: Nông trang
Tím: 18-3838
Lam cobalt: LHS 1140 b*
Các pha màu phức tạp hơn dành cho:
những khu rừng bị cháy
đốm sáng trưng tàn thuốc trên tay một người cha
con quạ đen đậu trước hiên nhà
và những dãy hành lang xa vô định
Jaeyun từ bỏ đôi mắt đôi tai giọng nói của mình để đổi lấy bút màu, tiếp tục vẽ nên thế giới cao rộng thẳm sâu vô cùng tận.
Ba, bốn, ba mươi, ba mươi mốt, ba mươi hai... Chó Con cần phải rà soát cho thật kỹ. Bằng không, nó sẽ phải chịu đựng cái bất mãn, bất mãn và bứt rứt từ trên đầu lưỡi đến ruột gan đến tâm hồn đầy trống trải; phải tò mò lắng nghe từng phút một cách đau đớn cái mệnh lệnh từ cơ thể sâu kín nó thì thầm: lấp đầy khoảng trống của cái răng khuyết ấy đi. Jaeyun không biết phải làm gì, nó không nghe trong miệng mình vị sắt. Ba mươi, ba mươi mốt, ba mươi hai, răng cối mười hai, răng hàm tròn bốn, đủ rồi. Jaeyun chĩa họng súng lục cò quay Nga về người khác. Một, bốn, năm, đến lượt Heeseung, gã buộc lòng phải đếm, hai mươi bảy, hai mươi tám. Hết rồi. Đủ hai mươi tám cái răng. Màu vẽ cháy phừng phừng trên má Heeseung, trên nền làn da rút hết máu chẳng còn màu tái nhợt.
"Con còn đứng được, phải không? Hết đau chân rồi chứ?"
Nhận lấy nước và khăn mặt từ Heeseung, Jaeyun chẳng nói chẳng rằng, siết lại lần cuối cùng những ốc vít trong kế hoạch tự bản thân hoàn chỉnh: mình nên hành xử như một đứa trẻ bình thường trong mọi lúc chứ không riêng chỉ ngày hôm nay. Việc bị theo dõi sát sao chỉ càng khiến nó thêm mơ hồ ngột ngạt, và rồi cũng vì lẽ ấy, nó chẳng làm nên nổi tích sự gì. Không một ai bên cạnh giúp đỡ Jaeyun ngay cả trong những phút giây cậu nhóc con cần họ nhất, cũng không một ai nói cho nó biết phải làm sao để đè chặt lại cảm giác trống-trơn lan rộng ở vùng nướu góc hàm trên. Nước trong khoang miệng đảo quanh, vừa châm chích như ngậm lưỡi dao lam trong hầu, vừa lành lạnh như không như có. Cầm cốc nước đã vơi đi một nửa trên tay, Jaeyun nhớ tới bao ngày mình chịu đựng. Có lẽ những gì đã qua thực ra không tệ lắm... chỉ cần cố gắng nhớ ra thêm chút nữa, chỉ cần nỗ lực thêm một chút nữa thôi, chỉ cần xâu chuỗi những lưới nhện giăng trời, vậy là sáng tỏ những gì tai nghe mắt thấy.
Thế giới - với tất cả hàm nghĩa sâu rộng của nó, từ thế giới vật lý với các đồ vật vật chất, cho đến thế giới những con người dần được đối tượng hóa trong nội tâm chúng ta, đều được kiến tạo theo những cơ chế không hề đơn giản và mau chóng chút nào, mà nó gắn với từng đụng chạm da thịt, với từng rung động về cảm xúc, với từng vết ký ức thời thơ ấu... những thứ sẽ lây nhiễm và gắn quyện trong cảm thức nội tâm của chúng ta mãi mãi về sau này. Bạn đọc có biết không, vợ của Heeseung khi xưa bày tỏ với gã rằng dường như đối với thế giới này, tồn tại trong cô một mối quan hệ vừa yêu vừa ghét. Có những khi cô ấy thấy yêu thế giới, tình yêu ấy bật ra từ lời nói nội tâm (thậm chí bật ra cả lời nói bên ngoài): I love you - him! Nhưng có ai từng nói với Chó Con về kết cục của Heeseung chưa nhỉ? Gã đến với Despera như một trò đùa đắng cay khi cố gắng thay toàn bộ máu trong huyết quản mình bằng nước. Khi mỗi một tôi sa vào cơn trầm uất, thù ghét thế giới, tôi muốn chấm dứt mối quan hệ ấy, tức là tôi có ý nghĩ tự tử. Thế giới không chỉ là nơi chứa đầy những vật chất và đồ đạc vật lý, cũng không chỉ có nghĩa là những con người khác, mà các vết trải nghiệm về thế giới trong thời thơ ấu có thể biến đối tượng mơ hồ và rộng lớn ấy thành một dạng thực thể được "nhân cách hoá." Có nhiều khi ta tự hỏi một điều mà ngay cả những triết gia như Lugwig Wittgenstein hay Saul Kripke* cũng còn trăn trở không lời đáp: liệu có một thứ ngôn ngữ, hay một thế giới nào đó tuyệt đối riêng tư và cá nhân không? Heeseung từng ước mong nhận được nhiều hơn những điều mình có thay vì sự nghi ngờ; nhưng khi đặt chân tới nơi thiên đường từng mơ, gã chợt giật mình tá hoả. Họ vẫn muốn bản thân - và ngay cả gia đình gã - phải điền vào những xấp giấy tờ.
Lại nói về chuyện của Jaeyun: Tối hôm qua, trước khi đi ngủ, Jaeyun đã lén hé ra một khe hở nhỏ ở cánh cửa sổ phòng. Nó chỉ tò mò muốn biết thứ gì đang ở ngoài kia thôi; một phần bởi chẳng hiểu vì sao ta phải đi ngủ trước chín giờ, cũng như việc nhìn thấy nó lại được coi như cấm kỵ. Ý nghĩ ấy ám ảnh Jaeyun mãi cho tới tận sáng nay, cho đến khi nếm thấy sự vướng víu giữa những chiếc răng và vị hăng là lạ của xăng dầu từ sâu trong phổi, nó mới nhận ra cơ thể mình có gì khác lắm. Khẽ cúi đầu, nó thấy trong cốc nước và trên thành chậu rửa những vệt máu loang. Chúng từ đâu đến, và chúng thuộc về ai? Làm sao mà biết được. Jaeyun không biết nó sợ cái gì hơn: máu chảy ra xối xả từ vòi hay nhỏ giọt từ mũi nó. Việc chảy máu mũi gợi nhắc Jaeyun về một hiện thực gần gũi biết bao, gần như một món lưu niệm vô hình trong tay ta cầm nắm. Thứ kỷ niệm không được nhận thức về sự xoá bỏ chính mình đi ấy, một người có thể làm gì để nhớ ra? Có lẽ chúng chưa từng là nỗi bồn chồn, việc chúng ẩn mình đi khiến Jaeyun nhẹ nhõm. Nó không còn bị thôi thúc phải nhớ ra bằng được những gì đã quên; mà quên đi thì dễ lắm, dễ hơn việc phải ôm đồm mọi chi tiết hay khoảnh khắc đã qua nhiều - điều ấy biến con người ta thành máy nhớ. Nếu mọi người vẫn chưa thể hình dung ra cảm giác này thì Jaeyun xin thứ lỗi, thực lòng xin lỗi mọi người, nếu thằng nhóc nghĩ ra thì có lẽ chính cậu ta cũng sẽ phát điên vì thất vọng. Nhưng ghi nhớ cũng có để làm gì, khi (đơn cử) ngôi nhà của Heeseung biết lột xác như ve sầu sâu bướm? Jaeyun không cần phải vắt óc ra mà nghĩ rằng đường về phòng ngủ ở chỗ nọ, lối ra phòng khách ở chỗ kia; chỉ cần đi mãi rồi nó sẽ thấy đường, bởi chăng, một cánh cửa tuyệt nhiên sẽ chẳng dẫn đến căn phòng mà đích thị nó từng nằm ở đó. Chuyện của ngày hôm nay cũng có vô vàn những tương đồng rất rõ: nhìn vào màn đêm đỏ, Jaeyun chẳng thấy được gì. Mặt trời mỗi ngày đều mới mẻ.
Mà bối rối thật. Trên hai chân, Jaeyun đứng vững, chẳng mảy may nghĩ đến chuyện ngẩng đầu lên. Đèn sáng trên trần chớp nháy trong mắt nó, trong khi cái gai nhức nhối vẫn ghim vào răng lợi rất sâu. Song, thiên nhiên là một sự tình cờ; nó phóng đại, méo mó và đầy lỗ hổng. Jaeyun không còn chịu nổi sự day dứt trong khối thân mình nữa, nó dứt khoát giơ tay tát thẳng vài cú vào má phải không ngừng. Chỉ một lần là không được. Jaeyun nhớ về những ngày xưa mẹ sửa chiếc TV màn hình đen trắng, phải làm cho bài bản nào có được đập lung tung. Nhưng chẳng bao giờ nó thấy mẹ kiểm tra những đường dây điện rối như mớ bòng bong, dù bao công sức đều đâm ra phí phạm như Dã Tràng xe cát biển Đông và mẹ vẫn nói rằng anh em nó không tuỳ tiện được. Dẫu sao đó cũng là một thủ đoạn dễ chấp nhận, bởi vì liền ngay sau đó, Jaeyun đã thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Cũng giống như con nhện nằm giữa mạng nhện, chỉ cần một con ruồi đụng phải đường tơ thì con nhện lập tức phát hiện và tiến tới chỗ đó như thể việc đụng đến đường tơ khiến cho con nhện đau đớn không bằng. Cũng giống như linh hồn, khi thân thể bị tổn thương ở bất kỳ đâu, nó cũng tiến tới chỗ đó như thể không chịu được sự đau đớn của thể xác, âu cũng bởi linh hồn có một mối liên hệ chặt chẽ với thân thể người ta. Đây là một câu chuyện dị hợm hay chăng, Jaeyun làm sao biết. Chỉ có Heeseung là người duy nhất hiểu được nỗi thống khổ vô bờ. Gã chỉ yên lòng rời đi khi chắc chắn những vết thương ngày một lu mờ và trong miệng Chó Con là ba mươi hai cái răng còn đủ.
Heeseung ơi, chăm nuôi bao đứa nhóc con rồi, mà sao đáng tiếc Heeseung vẫn còn dại lắm! Gã vừa đi khỏi, Jaeyun đã vội giật ngay những thứ lạ lùng mà nó kiên trì đè chặt trong miệng của mình ra. Chó Con bây giờ chẳng còn đau như năm lên sáu tuổi - thuở ấy, khi răng sữa bắt đầu rụng đi, gia đình nó chẳng có đủ nhiều tiền để đưa nó đến một phòng khám nha khoa tử tế. Chuyện xảy ra ngay sau đó Jaeyun muốn giấu tiệt khỏi người ta, hy vọng mọi người không bao giờ phải tưởng tượng ra tới những bước đường như thế. Vốn nó cũng lưỡng lự nhiều mà. Nhác thấy không thành với ý nghĩ chỉ dùng tay không, Sim Jaeyun nắm lấy tóc mai trước trán, nhắm thẳng thành bồn rửa tay mà dứt khoát đập thẳng hàm răng nó vào. Hẳn mọi chuyện đều đã được xử lý xong xuôi, đúng chứ? Đã làm tới bước này rồi, đầu óc Jaeyun xoay như chong chóng, nỗi xót xa trong con người nó thậm chí còn vô hiệu cả cơn đau. Những chiếc răng rơi rụng xuống như chuỗi hạt đứt văng tung toé dần, ào ào xuống nối đuôi nhau khi Jaeyun bắt đầu rút ra từng cái một. Khuôn mặt thằng nhóc con bây giờ nhoe nhoét cơ man là những nước bọt, máu và nước mắt; người ta không thể tự mình nhìn thấy diện mạo của mình, vậy cũng coi như cậu này có phúc. Những chiếc răng rơi xuống mỗi lúc một dị hình dị dạng, một rồi hai lách cách không tuần tự cũng chẳng thấy vui tai, Jaeyun đút cả tay vào sâu trong cuống họng mình nhằm moi móc toàn bộ chúng ra, cạy bật cả vòm họng trên cứ như thể chúng ở đó là lẽ hiển nhiên và việc nó phải chật vật thế này cũng là điều đương nhiên không kém. Ôi, anh bạn đáng thương. Ta có thể là ai mà phán xét Jaeyun cơ chứ? Nó phải dâng những chiếc răng đã bẻ lên đôi tay đợi sẵn ở trong gương!
Hoặc là, Heeseung vẫn luôn luôn biết. Heeseung biết Jaeyun cần phải làm gì. Gã chỉ không mường tượng được ra những điều đầu óc trên mây nó nghĩ - bởi thực lòng gã còn chưa đánh giá cao Jaeyun cho lắm, một Chó Con vô cùng khó bảo tuy chẳng phải đứa trẻ hư - và vì thế, nó sẽ làm gì tiếp sau, gã chẳng tài nào đoán được. Đủ ba mươi hai cái răng trong miệng không có nghĩa là vừa đúng ba hai, Heeseung đã thấy rất nhiều rồi, răng mọc không từ nướu mà ra đã sớm chẳng còn là chuyện thất thường hiếm gặp. Chó Con của gã phải tự tìm ra cái gì là đúng đắn với bản thân mình. Chẳng còn cách nào khác cả. Phòng tuyến tinh thần của nó không đủ vững chắc để đối phó với các dị thường của Despera. Mọi người cũng biết mà, càng cô đơn, con người ta càng dễ sinh hoang tưởng. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng; thuyết phục đám trẻ con vốn khó, làm Jaeyun tin tưởng những lời cay đắng đó lại càng khó khăn hơn. Cánh cửa khoá trái dồn Heeseung vào bước đường cùng; không thể cưỡng bức xông vào phòng tắm, gã chỉ còn biết nghe vọng lại tiếng nôn khan thảm thiết của Jaeyun, ngầm hiểu bản thân đã đạt được thành công trong việc trở thành một thằng cha vô dụng.
-
Điều luật sống còn
dành cho các cư dân của thị trấn Despera
Quy tắc đầu tiên:
1.1 - Nếu bạn sống một mình, xin hãy ưu tiên sự an toàn của bản thân bằng mọi giá.
1.2 - Nếu bạn sống cùng một người giám hộ, xin hãy tuân thủ mọi quy tắc mà họ đưa ra.
Quy tắc thứ hai: Luôn đi ngủ trước mười giờ.
(Bạn vẫn còn thức ư? Vui lòng tránh mọi tiếp xúc với các nguồn sáng tự nhiên trong khoảng thời gian từ 10 giờ đêm đến 5 giờ sáng.)
Quy tắc thứ ba: Khi cần vật phẩm không có sẵn trong nhà, hãy điền vào các tờ báo cáo. Vật phẩm sẽ được cung cấp mỗi đầu tuần.
Quy tắc thứ tư: Phòng ngủ là nơi an toàn nhất.
Quy tắc thứ năm: Gương không phải là...
Thôi.
Ồ, không phải đây là lời căn dặn mà Heeseung luôn muốn cậu phải thuộc nằm lòng sao, Sim Jaeyun ra chiều sửng sốt, chẳng lẽ cậu chưa nghe đến chúng bao giờ? Jaeyun thở khẽ đăm chiêu, tôi không biết. Có lẽ là rồi, có lẽ chưa. Thật là tiếc quá. Nhưng Heeseung thương Jaeyun đến vậy mà, chẳng có lý nào gã lại không nhắc đến, có chăng là chữ nghĩa thì Jaeyun sớm đã quên rồi. Cũng chẳng làm sao, vậy để tôi nhắc lại cho mà nhớ. Sim Jaeyun mân mê một cách đầy thích thú những chiếc răng trắng ởn trong tay, đôi mắt ánh lên vẻ say mê như thể nắm giữ cho riêng mình nào là ngọc châu báu vật. Chú bé ơi, tại sao phải ngẩng lên nhìn mãi thế, không thấy mỏi cổ ư? Lại đây nào, lại gần tấm gương một chút nữa đi, có như vậy mới nhìn cho thật rõ. Sim Jaeyun lại đưa tay dò dẫm trong miệng nó, đếm cho kỳ được ba hai, vậy là trả đủ rồi Jaeyun nhé, khóc lóc lúc này không xinh xắn chút nào đâu. Những ngón tay nói thế này: khoang miệng của Jaeyun ấm lắm...
Sim Jaeyun? Vẫn còn có rất nhiều điều chúng ta cần bàn bạc. Giới hạn của tri thức là giới hạn của tin tức, Jaeyun có muốn biết điều gì trong ánh sáng khuya không? Nhưng Heeseung đang đợi ở nhà, làm sao nỡ bỏ Heeseung mà đi được. Sự ngô nghê khiến Sim Jaeyun bật cười thành tiếng. Cứ cho là như vậy, nhưng Quạ Đen liệu có còn là người tử tế trong mắt Jaeyun chứ, nếu lão toan tính nói cho nó biết chỉ hai quy tắc đầu tiên thôi? Đã làm quản giáo rồi, tất chẳng còn ai giữ được nội tâm đơn giản. Phức tạp, nếu không muốn nói là hỗn tạp thì hơn, Jaeyun nhỉ. Nếu Heeseung được phong danh quản giáo thì chẳng phải chính Despera cũng đang giam giữ cậu như một nhà tù đấy sao. Sim Jaeyun sau rồi cuộn tay áo thật cao, để lộ ra những mảnh da sứt sẹo. Quyền lợi của ta tập trung vào những con người ranh ma như lão, đừng bao giờ quên mất đây mới là mình, đừng để bị đánh lừa bởi niềm vui vẻ nỗi an tâm từ liều thuốc an thần ngắn hạn. Tôi nói có đúng không hả Jaeyun, có nhiều khi say trong cơn ngây ngất, cậu hằng những tưởng đời vốn chẳng còn thách thức gì hơn để ban cho cậu nữa rồi. Chẳng nghi ngờ gì nữa cả, đời này nhìn lại Jaeyun vẫn mãi cố gắng thôi, cố gắng cả đời để thoát ra khỏi tín ngưỡng và nghi thức; còn về phần Heeseung, gia đình (và bất kể ai sung sướng sống cuộc đời) của gã sẽ chẳng bao giờ ngưng cố chấp với mục tiêu nối dài quyền lực khi họ nhìn vào màn đêm nghi ngút khói sương. Kiếp chuột bọ chúng mình mà, ngay cả khao khát mơ mộng nhiều hơn cũng là điều không thể. Trời khuya vẫn luôn luôn đỏ choé, muốn nhìn mọi thứ rõ như ban ngày thì chỉ còn cách mở mắt thật to, rồi sẽ không ai trên cõi đời này biết nơi đâu ta đang ở.
Jaeyun à, gặp lại nhau sau nhé! Bằng điệu bộ vô cùng kịch nghệ, Chó Con nhét vội bản thông tin sơ yếu của Heeseung vào túi áo trong. Chờ khi người bạn khuất mặt trong gương tan biến đi dần, Jaeyun lấy hơi, vừa chạy một mạch ra khỏi căn phòng vừa hét lên bài hãi. Nó sà ngay vào lòng Heeseung mà gục đầu rấm rứt, vừa khóc vừa ngắn hơi hổn hển như vừa vật lộn trải qua một cuộc tranh đấu sinh tồn. Heeseung xót con như bị bắt mất hồn, Jaeyun loạn một thì trông gã hoảng hơn gấp mười lần nó.
Thông tin bí mật mà giao dịch được bằng răng, nghe vẻ buồn cười lại có chăng là cũng đáng.
-
30cm. Seitengewehr 42*.
Heeseung giữ lưỡi dao này như vật bất ly thân để làm gì nhỉ? Trước kia Jaeyun chỉ nhìn thấy Luger*, dường như được Heeseung mua lại từ một cửa hàng đồ cổ. Bán mua đổi chác ở đâu thì không rõ, cũng chẳng còn quan trọng lúc này; Heeseung luôn kè kè chúng trong túi áo mới là điều đáng lưu tâm nhất ở đây - ý nghĩ này khiến Jaeyun không thoải mái.
Có lẽ Heeseung đa đoan quá mức, có lẽ ngay cả Chó Con trong mắt gã cũng đáng để thận trọng lưu tâm, sau hết là... có lẽ Sim Jaeyun đã đúng. Con người Heeseung không hề đơn giản, cũng chưa từng dễ đoán bao giờ. Để đàn áp người ta, những người như gã chỉ cần phút mốt. Cứ thử để tâm quan sát mà xem. Jaeyun trước đó chưa từng nhìn thấy ở Despera những điểm đáng ngờ; nó chỉ chợt thoáng thấy mơ hồ kể từ buổi sáng hôm qua, rốt cuộc người ta giam mình lại nơi này có nghĩa lý gì cơ chứ?
-
"Jaeyun, tập trung. Con không được phép không nhìn vào lưỡi dao khi đang gọt táo."
Apple. Apfel. 사과. Quả táo. Một ngày trôi qua quả thực sẽ rất dài nếu con người ta sống mà không lao động. Jaeyun nợ Heeseung vô số lần gọt táo nữa, rất nhiều. Quả táo. Apfel. Apple. 사과. Những từ mới được đọc lên, chúng có gợi ra liên tưởng nào không nhỉ? Một khởi đầu mới của con chẳng hạn, thay vì những miếng táo bé con vuông vức nằm gọn lỏn trong lòng bàn tay?
Ý nghĩa của chúng có thể là gì?
Autistic thought is subconscious, which means that the aims it pursues and the problems it tries to solve are not present in consciousness; it is not adapted to reality, but creates for itself a dream world of imagination; it tends, not to establish truths, but so to satisfy desires, and it remains strictly individual and incommunicable as such by means of language. On the contrary, it works chiefly by images, and in order to express itself, has recourse to indirect methods, evoking by means of symbols and myths the feeling by which it is led.*
-
"Jaeyun ơi? Người ta gửi đồ đạc tới cho con rồi đấy."
Heeseung, vẫn theo lịch trình sinh hoạt thường ngày, vốn đinh ninh rằng Chó Con đã ngủ. Không bao lâu nữa đồng hồ sẽ điểm mười một giờ khuya, chẳng có lý nào Jaeyun còn thức. Dù sao thì gã vẫn còn chưa nói một lời chúc ngủ ngon, cái thùng giấy gửi muộn đêm nay chỉ đành để sáng mai tính đến.
Rón rén đẩy mở cửa phòng, Heeseung thấy Jaeyun nằm co ro một góc, cuộn mình kín mít trong chăn. Không cựa mình, không run run nhịp thở; Jaeyun trong mắt gã giờ chỉ còn là hình nhân văn vẹo dưới tấm chăn. "Jaeyun," Heeseung gọi, "Chó Con ơi." Không thấy nó trả lời. Mối nghi ngờ của gã mỗi lúc một thêm xác đáng. Xảy ra trường hợp xấu nhất thì biết phải làm sao - Heeseung sững sờ, trên giường chất đống gối chăn, nào phải Jaeyun nằm đó! Ôi, bận rộn biết bao nhiêu, việc nhiều biết bao nhiêu; đây lại là lần đầu tiên gã rơi vào trường hợp đảm đương tụi trẻ con đào ngũ. Dẫu biết chậm chân thì cơ hội không còn nữa, gã vẫn sốt sắng kiếm tìm Jaeyun trong góc tủ dưới gầm giường, trước khi kịp giật thót mình nhận ra bên vách tường một tấm rèm cửa vải thô lung lay khẽ.
Ein Unglück kommt selten allein*!
Một vụ bắt cóc trắng trợn. Chẳng những Jaeyun mất tích mà Kampfmesser 42 của Heeseung cũng vậy, đều không cánh mà bay. Nhưng mà, Jaeyun ạ, Heeseung chẳng trách được Jaeyun, sớm muộn gì cũng chạy trời không khỏi nắng. Gã không giận Chó Con nhiều như tự oán trách mình, bởi gã biết bản thân vốn nên ở cùng Jaeyun trong đêm hôm đó, trông chừng nó khỏi cạy tung tấm ván đóng kín cửa sổ phòng. Ôi, làm sao có thể? Rùng mình nghĩ tới cảnh Jaeyun trèo ra khỏi nhà từ đó, Heeseung tuyệt vọng, nó dù không chết được nhưng cũng sẽ thịt nát xương tan. Gã lao vội ra ngoài, kính bảo hộ không mang, ánh trời khuya cháy sáng như xé toang mống mắt; thế nhưng chừng nào Jaeyun còn chưa xuất hiện thì chừng ấy gã vẫn sẽ kiên quyết tìm con. Nhưng giữa vùng đồng hoang quạnh quẽ trăm dặm chẳng bóng người này, ai ai cũng là nạn nhận bị cô lập cả; Jaeyun có thể đi đâu, và có thể bị giấu đi đâu được chứ?
Phản hồi ngắn gọn cho khúc mắc của Heeseung: Jaeyun không biết. Màn đêm mê ảo như một giấc mơ xa. Nó theo cái bóng đạp xe lách cách lên đồi. Bóng hờn trăng, trăng bỏ rơi cái bóng dưới trời sâu miệng giếng. Xe đạp hôm nay Jaeyun lấy được cũng là cái xe cũ kỹ tự thuở nào của Heeseung. Bóng đen dẫn trước, thằng bé lẽo đẽo theo phía sau lưng; chúng không dừng chân đi mãi cho tới khi leo lên một con dốc lạ lùng, ngôi nhà phía xa xa dần khuất bóng.
"Heeseung đã từng cưu mang tao như cái cách gã chăm chút cho mày, Jaeyun ạ."
Đoạn, Sim Jaeyun dừng lại. Thằng bé bất ngờ hứng trọn một cú đấm ngay giữa mũi, nó loạng choạng lùi dần về sau, xe và người theo sườn dốc ngã nhào, đôi mắt trẻ thơ chỉ còn thấy màu đen sắc đỏ.
"Giờ thì mày đã nhớ ra chưa? Đồ vong ân, thằng bạc nghĩa!" Cái bóng lại đuổi theo, ghì Jaeyun xuống đất. Nó ra sức tấn công, vừa giáng những cú chí tử vào mặt cậu nhóc con vừa rít lên uất hận trong khi thằng bé vẫn chưa kịp hoàn hồn. "Ngay cả lừa tao mà mày cũng không làm nổi, Jaeyun ạ, mày nghĩ mày có qua mặt được lão Quạ Đen không! Ngu lắm! Mày vô ơn chẳng khác mẹ mày!"
Nửa đau quằn quại nửa hoang mang, Chó Con nấc nghẹn trong lòng, như thể cán ngang qua nó chỉ vừa mới đây đã có một ai để lại những vết giày xéo lên phế quản. Mẹ là ai mà giống mình vậy chứ. Bộ pyjamas của nó giờ rách tươm xộc xệch, lấm bẩn đất đen. Trái tim non yếu của Jaeyun đã bao lâu chẳng còn gương mặt người cha và chân dung người mẹ. Gồng mình nắm chặt tay cầm lưỡi lê lạnh lẽo, nó chỉ nhớ về mùi gỗ mới đốn hạ còn tươi, về những nhát rìu vung tay xẻ dọc. "Làm sao tao tin tưởng được một kẻ như mày hả Jaeyun, cây già khó uốn, mày sẵn sàng lấy oán trả ơn với ân nhân nuôi sống bản thân mình. Mày là nguồn cơn của tất cả những gì tao chịu đựng. Mở mắt ra mà nhìn này Jaeyun, mở mắt ra mà nhìn cho rõ, đừng bao giờ quên mất đây mới là mình!" Âm thanh nghe thấy mỗi lúc một nhoè đi, xung quanh mỗi lúc một ù lì không rõ, cơ thể Jaeyun rệu rã sau những cú chém hụt vô phương. Heeseung ơi, con nhớ Heeseung nhiều lắm, con chưa kịp chào tạm biệt kia mà.
Nhưng con làm được rồi, Heeseung ạ.
Có lẽ Jaeyun sẽ sớm quên đi ngày hôm đó, ngày mà nó phải tự thân đối mặt với những hậu quả, ngày mà cái giá phải trả rất đắt đã đổ xuống đầu sau một quãng rất lâu quen với việc được bao bọc vô điều kiện. Heeseung cũng thực lòng không muốn thế, nhưng ngay chính gã cũng đã đi lạc khỏi Jaeyun một quãng rất xa rồi. Khi trời hửng sáng, chờ đợi gã có phải chẳng còn nguyên vẹn một Chó Con, thay vào đó chỉ còn một mảng máu xương bị kiểm duyệt che mờ với cái tôi nứt vỡ. Vùng đất hứa của những sớm mai vàng, những vầng trăng bạc nào đâu ai nhìn thấy ở Despera. Có lẽ, lại thêm một lần có lẽ, nó sẽ sớm quên đi cái bóng Sim Jaeyun cao hơn mình hẳn một cái đầu, cái bóng đen với hai con mắt như miệng hố u sầu và từ cổ trở lên là tấm da người giập nát. Nhìn vào khuôn mặt nó, một khuôn mặt rất thân quen không thể coi là đẹp, tâm trí Jaeyun méo mó như thuỷ tinh nung nóng chảy bị ai đó khác kéo giãn hẳn ra, kéo thành những sợi mỏng tanh sẵn sàng vỡ vụn. Đừng quên đây mới là mình, đừng ai quên mất chính mình là ai... Lưỡi lê không còn bật ra một cái gì khác nữa. Không được nhìn hắn ta, Jaeyun thì thầm, không được nhìn, nhắm mắt lại. Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt mẹ, một người mẹ khác của Chó Con, mẹ nói rằng đừng sợ. Đó là lần đầu tiên sau từng ấy ngày trời nó lại được ngắm nhìn mờ ảo ánh sao, được mẹ ấp ôm vào lòng ấm áp. Thi thể Jaeyun mềm nhũn như một củ khoai tây hầm quá lửa chín nhừ, be bét sau khi bị quăng vào tường đương lúc còn nóng hổi; nó mê man tự hỏi tại sao người ta vẫn muốn lột trần cái thây từng lớp một, vẫn căm thù nó tựa ghét bỏ củ hành tây. Nửa thân trở xuống từ eo đã không còn đớn đau gì nữa, Jaeyun không còn khổ sở vì gan ruột mình đảo lộn, nội tạng không còn cháy rát những cú đâm, dẫu mỗi tấc bóng đen tiêu thụ nó dần dần vẫn nóng bừng như than hồng cầu lửa.
Càng bóc tách tới tận cùng trong lõi, Jaeyun càng bé nhỏ đi. Nó tìm về đỉnh toà nhà gió lộng, mặt đường bê tông nơi phố thị tạm biệt nó xưa kia; tìm về khu ổ chuột giữa lòng thành phố phồn hoa nuôi lớn nó tuổi dậy thì và nông trang thuở nhỏ với những đồng xanh bát ngát. Hạnh phúc của Jaeyun đơn giản lắm, nó chỉ ao ước được mặc chiếc áo trắng cổ ren viền Heeseung dạy nó tự tay thêu. Rồi Jaeyun sẽ về thăm mẹ; nó không xin bà tha thứ cho mình, chỉ muốn nói một lời vĩnh biệt. Nhưng chuyện mẹ con nó mãi mãi không thành. Mẹ dù đã qua tuổi tàn chiều vẫn ngại đương đầu quá khứ, ngại việc đối chất không dễ chịu chút nào, mẹ kinh hãi vùng chạy đi ngay khi vừa thoáng thấy bóng Jaeyun trong tầm mắt. Nhưng mẹ ơi, con vẫn là con của mẹ kia mà, chẳng phải cha mẹ nào cũng thương con cái họ hay sao? Cớ gì mẹ rủa con như gặp ma gặp quỷ? Nhìn những vết cắt, vết bỏng tàn thuốc lá trải dọc khắp cánh tay, Jaeyun bất chợt nhận ra rằng: dù hiện thực đầy rẫy đớn đau, nhưng những giấc mơ không thể lừa gạt con người thêm nữa. Nó gắng gượng ngẩng đầu lên, chẳng mấy chốc đã gục xuống vì sức cùng lực kiệt. Cũng đến lúc phải tỉnh mộng thôi.
Tiếng đạn bay xé gió, tiếng súng nổ chói tai, Jaeyun vốn dĩ chẳng mong bắt gặp tới lần thứ hai trong cuộc đời mình vốn đã nhiều biến động. Âm thanh ấy trong lúc này khác lắm, nó cho Jaeyun cái quyền tự do ôm hy vọng, bởi có là tiếng súng mở đường thoả hiệp hay tín hiệu khởi phát chiến tranh thì Heeseung cũng đã đến rồi.
Jaeyun không còn ghét bỏ Luger nữa...
-
(ma quỷ không có thật
con quỷ trong mắt người ấy mà Heeseung nhìn thấy là tự gã ta muốn gặp)
-
Mất vài ngày để Jaeyun tỉnh lại. Cũng trong vài ngày mê man ấy, Heeseung không thể nhìn thấy Jaeyun. Thằng bé bị che mờ bằng những khối vuông khảm xám. Nói rằng không sao là nói dối: những vết thương trên người nó tập trung vùng bắp chân, cổ, bụng, nhưng chủ yếu ở đầu - vì lẽ đó, việc hồi phục hẳn sẽ mất rất lâu, đặc biệt là khi nó muốn tập đi để sớm trở về như cũ. Die Zeit heilt alle Wunden*, Heeseung tin tưởng Jaeyun, nhưng trước hết Chó Con nên nghỉ ngơi dài ngày trước đã; đôi tay của một người suýt chết vì thiêu sống thì còn rất yếu để điều khiển một chiếc xe lăn.
Về chuyện ngày hôm đó, Heeseung chỉ thấy Jaeyun quá mức làm liều. Mục đích của Jaeyun khi đem theo cả Seitengewehr 42 là gì, dĩ nhiên Heeseung biết chứ; nhưng ngay cả bản thân gã cũng không tài nào giành chiến thắng bằng sự giúp sức của vỏn vẹn một lưỡi lê, huống hồ Chó Con lại chỉ là cậu trai bé tí. Đôi khi ta chớ nên ngại sống vì mình. Heeseung cũng có nhiều điều muốn bộc bạch với Jaeyun lắm chứ: đơn cử như gã cũng chẳng hơn gì nó, bản thân gã cũng hay mơ; và Heeseung cũng chỉ đơn thuần là phạm nhân thay vì mang danh một viên quản giáo. Quy tắc thứ năm đã thôi thúc gã đập vỡ toàn bộ những chiếc gương ở trong nhà. Hoặc là dẹp bỏ, hoặc là phủ vải trắng qua, tiếc rằng chúng vẫn còn thông minh quá.
Nhưng ngoạn mục nhất - và có lẽ bất ngờ hơn hết thảy - đối với Heeseung lại chính là những câu nói lưu loát đầu tiên của Jaeyun, điều mà gã đã từng lầm tưởng rằng sẽ vĩnh viễn không có cách nào chứng kiến. Gã nhớ như in buổi sáng Chó Con chủ động dụi vào tay mình, giọng điệu còn hơi lúng túng: "Heeseung ơi, con biết chẳng có lý do làm vậy, nhưng mà," cậu nhóc hít thở sâu, "con có thể làm con của Heeseung không ạ." Dù rằng đây không phải tác phong thường thấy của Heeseung; nhưng khi đối diện với Jaeyun, gã lại tỏ ra không chút chần chừ mà đồng ý ngay tức khắc. Biệt hiệu Quạ Đen, người ta gọi, chẳng bao giờ phù hợp để nuôi con. Gã từng chật vật một tay uốn nắn hàng bao nhiêu cô cậu nhóc, một tay dạy chúng tốt nghiệp nên người; nhưng bất kể đã nằm lòng lý thuyết yêu thương, gã lại chưa từng gắn bó với ai sâu sắc cả. Giúp người chẳng phải giúp mình hay sao? Từ nay ngày tháng chẳng còn dài, thời gian mãi mãi không trôi vô nghĩa. Jaeyun biết nói biết cười, biết chơi và hạnh phúc, mỗi giây mỗi phút đều vụt nhanh thoáng hiện như một giấc mơ trưa.
Chẳng cần tìm kiếm xa xôi nữa; đường lên khỏi miệng giếng đã tiệm cận rồi. Để giải thích yêu thương có nghĩa là gì, Heeseung vẫn sẽ chọn cắt nghĩa theo Lacan thôi, tức dành tặng cho kẻ không cần những thứ trong tay mình chẳng có. Chó Con dạy gã yêu những nghèo đói như yêu kẻ giàu sang, kiên nhẫn với quyển sách mà cái kết có thể đoán được dễ dàng từ đầu trang giấy trắng. Gã dần biết yêu cách mình tự vun đắp và trưởng thành qua năm tháng, và qua những đứa trẻ, gã càng thêm yêu những khoảnh khắc mặc kệ dòng thời gian. Tình yêu phổ quát hóa ra đơn giản biết nhường nào: sự trống vắng của Despera dạy Heeseung yêu những thành phố cũ, yêu những bản tin, yêu nơi ta dùng chính những mảnh vỡ để vá lại những mảnh tim; để rồi sau tất cả, gã yêu cái kết của tập phim, dù rằng huyễn tưởng không có thật...
...nhưng quan trọng là ta có được niềm tin.
-
Tồn tại vì niềm tin
sống sót vì tâm ý
kiếm tìm trong thực tại
đào sâu trong tâm trí,
thấy được mục đích và mục tiêu dù vô ý:
yêu hay là ghét - cũng chỉ là tâm lý*.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro