$
19 bí mật kiếm tiền và chi tiêu của giới triệu phú
Chủ Nhật, 18/08/2013 16:10 (GMT+7)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đánh giá : 0 phiếu
Bản inGởi E-mailĐánh dấuChữ nhỏChữ lớn
Trở nên giàu có và không còn phải lo nghĩ về chuyện tiền bạc là mong ước, mục tiêu của rất nhiều người. Tuy nhiên không nhiều người thành công bởi đa số họ đã bỏ qua một vài trong số 19 điều mà các triệu phú thường làm.
Để trở nên giàu có, sung túc, ngoài việc phải lao động một cách chăm chỉ thì nhận thức về tiền bạc và cách ứng xử với nó là vô cùng quan trọng. Với quan điểm này, tờ báo chuyên về các vấn đề tài chính Bussiness Insider của Mỹ mới đây đã giới thiệu bài viết với tiêu đề: “19 điều vị hàng xóm triệu phú không nói cho bạn nghe” của chuyên gia tư vấn tài chính Len Penzo.
' class=ar-photo v:shapes="_x0000_i1025">
Đó là những chi tiết rất thú vị, thiết thực về con đường để trở thành người tự do về tài chính, không còn phải lo chuyện cơm áo gạo tiền.
Một triệu phú thực sự hiểu biết về tài chính sẽ không phải người dễ nhận ra, bởi vì:
1. Ông ta luôn chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Trên thực tế, “câu thần chú” của ông ấy là, về dài hạn, sẽ tốt hơn cho bạn nếu bạn phấn đấu trở thành người giàu có một cách thầm lặng, hơn là nghèo mà giả như không.
2. Ông ta biết rằng kiên nhẫn là đức tính tốt. Hầu như chắc chắn không ai có thể phút chốc trở thành triệu phú. Và nếu bạn đồng ý với quan điểm này, sự giàu có của bạn sẽ được tích tụ dần dần bằng cách tiết kiệm tiền bạc qua nhiều thập niên.
3. Khi bạn ghé thăm ngôi nhà giản dị của người hàng xóm ấy, bạn có thể thấy họ uống cà phê loại thường thay vì những ly Starbucks hạng sang. Và nếu muốn đi nhờ xe, rất có thể bạn sẽ được cùng đi trên chiếc ô tô có tuổi đời đến 10 năm. Bạn nghĩ rằng những điều đó khiến ông ấy trở nên rẻ rúng? Cứ thử hỏi ông ấy xem. (Ông ấy không quan tâm đâu).
4. Hàng tháng, ông ấy sẽ thanh toán mọi khoản nợ thẻ tín dụng. Bởi ông ấy đủ thông minh để hiểu rằng nếu mình không thể thanh toán bằng tiền mặt cho một thứ gì đó, ông ấy sẽ không mua nó.
5. Ngay từ sớm, ông ấy đã nhận ra rằng tiền không mua được hạnh phúc. Nếu bạn đang tìm kiếm cõi niết bàn, bạn cần phải tập trung đạt cho được sự tự do về tài chính.
6. Ông ấy không bao giờ quên rằng tự do tài chính là một trạng thái tâm lý đến từ việc không mắc khoản nợ nào. Trên tất cả, nó có thể đạt được cho dù mức thu nhập của bạn là bao nhiêu.
7. Ông ấy biết rằng việc tìm một công việc làm thêm không chỉ giúp tài khoản tại ngân hàng tăng nhanh hơn mà còn khiến bạn bận rộn hơn. Và khi đã bận rộn, bạn sẽ khó tiêu xài những gì mình đã có hơn.
8. Ông ấy hiểu rằng tiền giống như một đứa trẻ tập đi; nó không thể tự quản lý chính nó. Và trên hết bạn không thể mong đợi tiền của mình lớn mạnh và trưởng thành mà không có sự quản lý đáng tin cậy.
9. Ông ấy rất tin tưởng vào nguyên tắc luôn trả lương cho bản thân đầu tiên. Trả lương cho bản thân đầu tiên là một nguyên lý thiết yếu của tài chính cá nhân, và là một cách tốt để tích lũy tiền tiết kiệm và thực hiện kỷ luật tài chính.
10. Mặc dù bạn có thể giàu lên bằng cách dành cả đời làm những việc bạn không thích, vị triệu phú luôn tự hỏi vì sao bạn lại làm vậy. Bởi cuộc đời là quá ngắn ngủi.
11. Ông ấy biết rằng thất bại trong việc lập kế hoạch chẳng khác nào lập kế hoạch cho thất bại. Ông cũng hiểu rằng một vài triệu phú có thể đạt tới các cột mốc tài chính mà không hề lập kế hoạch vươn tới nó, nhưng đó là bởi họ quá may mắn. Bởi vậy việc chỉ tuyên bố bạn muốn tự do về tài chính là chưa đủ.
12. Khi cần phải đặt ra mục tiêu tiết kiệm tiền, ông ấy sẽ không ngại phải đưa ra những con số lớn. Thành công về tài chính đòi hỏi bạn phải có một tầm nhìn lớn hơn nhiều so với những gì bạn hiện đang có.
13. Cùng với thời gian, ông ấy nhận ra rằng lao động chăm chỉ có thể giúp bù đắp tổn thất cho nhiều sai lầm về tài chính, và bạn sẽ không thể tránh những sai lầm về tài chính.
14. Ông ấy nhận ra rằng khi điều đó xảy ra, sẽ là kẻ ngốc nếu bạn không mua bảo hiểm bản thân trước những rủi ro. Hãy nhớ rằng nguy cơ phá sản luôn cận kề, và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: người trụ cột trong gia đình qua đời, ly hôn, hoặc bị mất khả năng lao động dẫn đến mất việc.
15. Ông ấy hiểu rằng thời gian là đồng minh của người trẻ tuổi. Ông ấy cũng đủ may mắn để bắt đầu tiết kiệm từ tuổi 20 để có thể tận dụng tối đa lợi thế từ sức mạnh của lãi suất kép đối với khoản tiền tiết kiệm.
16. Vị hàng xóm triệu phú cũng biết rằng bạn không thể chi tiêu những gì bạn không nhìn thấy. Bạn nên sử dụng dịch vụ trích lương tự động để tích lũy tiền tiết kiệm và nghỉ hưu. Khi lương tăng lên, bạn cũng sẽ tăng số tiền trích từ lương này.
17. Cho dù ông ấy có công việc yêu thích, vị hàng xóm triệu phú cũng không phải làm việc nữa bởi mọi thứ ông có đều không phải mua trả góp và vẫn luôn là vậy trong những năm qua.
18. Ông ấy sẽ không “rung động” khi bạn lái một chiếc xe hạng sang có giá cao ngất và sống trong căn biệt thự quá lớn cho gia đình với chỉ 4 người.
19. Sau 6 tháng hỏi han, ông ấy cuối cùng cũng sẽ không đợi bạn hoàn trả chiếc kéo tỉa cây mà bạn mượn. Bởi ông ấy đã tự mua một cây kéo khác từ tháng trước mà không cảm thấy có gì khó khăn. Đơn giản bởi ông ấy có tiền để mua nó.
Giờ thì bạn đã có thể biết được những điều người hàng xóm giàu có không nói cho bạn nghe. Việc có học hỏi từ họ hay không là do bạn quyết định.
Học cách tiêu tiền của người giàu
Thứ Năm, 20/06/2013 15:12 (GMT+7)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đánh giá : 2 phiếu
Bản inGởi E-mailĐánh dấuChữ nhỏChữ lớn
Đó có thể là sự thật ở một chừng mực nào đó, nhưng không phải tất cả những người giàu có đều sống theo cách như vậy. Trong lập luận này, chúng ta sẽ định nghĩa "giàu" là sự dư thừa tiền bạc, và "xa hoa" là cách tiêu khiển tiền như phần lớn các ngôi sao Hollywood.
Với những người giàu có, đặc biệt là làm giàu bằng chính sức lực mình, họ sống và chi tiêu theo một cách riêng. Họ làm những điều hoàn toàn khác, lối sống khác và cách nghĩ khác. Bởi tiền làm ra bằng chính sức lao động của bản thân bao giờ cũng có ý nghĩa hơn. Vậy cách tiêu tiền của họ như thế nào? Làm sao họ lại có thể giàu có như vậy? Hãy cùng phân tích và học hỏi.
1. Tích lũy tiền mặt bằng cách tiết kiệm
Đúng vậy, những người giàu có luôn tiết kiệm tiền mặt của họ. Thay vì ăn uống mọi lúc mọi nơi, họ nhét những tờ USD vào các quỹ tương hỗ cổ phiếu để thanh toán.
Theo Jean Chatzky, trong Sự khác biệt giữa người giàu và nghèo, 55% người tự sức làm giàu thành công nhờ tiết kiệm.
Hành động: Đừng tiêu khi bạn chưa thực sự cần? Hãy viết ra và tìm kiếm giải pháp thay thế ít tốn kém hơn. Nếu bạn mua sắm tại Starbucks vào mỗi buổi sáng, hãy dừng lại. Đều đặn gửi tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, bạn sẽ có được một khoản tiết kiệm. Khi đã tiết kiệm được chút đỉnh, hãy thử mạo hiểm đầu tư vào một quỹ tương hỗ cổ phiếu và xem nó phát triển.
2. Không chi tiền vào những thứ không cần thiết
Nói cách khác, dừng mua sắm, ăn uống hay đổ tiền vào những thứ không cần thiết và chi ngân sách của bạn thật thông minh đối với những thứ như nhà và xe hơi.
Nếu bạn phải trả 400 USD mỗi tháng cho một chiếc SUV, đó quả thực là một chiếc xe uống đô hằng tuần, hãy tìm cách giảm dần xuống. Bạn có thực sự cần một chiếc SUV? Chiếc xe tải nhỏ thay thế sẽ là lựa chọn hiệu quả hơn?
Đánh giá bản thân và thay đổi: Bạn đang chi cả đống tiền hằng tháng cho một chỗ ở xa hoa? Tại sao bạn không chọn một ngôi nhà nhỏ hơn? Bạn có thể chọn những loại quần áo ít tốn kém? Hãy trung thực trong đánh giá của bạn, hoặc bạn đang lãng phí thời gian của mình.
3. Mặc cả
Đừng bao giờ trả đủ tiền cho một thứ gì đó. Luôn luôn tìm cách để có được mức giá rẻ hơn. Nói chuyện với người quản lý cửa hàng. Xếp hàng, chờ đợi và mua sắm trong những ngày giảm giá. Nếu bạn là một người mua sắm có mục tiêu, bạn chỉ cần chăm chú theo dõi thông tin là biết lịch trình giảm giá của các cửa hàng, siêu thị.
Hành động: Hãy nhanh chóng thực hiện kế hoạch mặc cả. Nếu bạn muốn mua sắm thứ gì đó, hãy tra thông tin những địa điểm bán rẻ hơn, sử dụng phiếu giảm giá, hoặc mặc cả để có một mức giá tốt hơn. Sau đó, nhanh chóng gửi số tiền dư lại vào tài khoản tiết kiệm nếu không muốn tiêu hết mất
4. Chỉ cần làm điều đó
Điều này đúng trên nhiều cấp độ. Những người làm giàu bằng chính sức mình thường có lối suy nghĩ rằng, họ có thể và sẽ thay đổi tình huống của họ. Thay vì chờ đợi những điều tốt đẹp xảy ra hoặc tự hỏi tại sao họ không đến, họ nhận ra và làm cho chúng xảy ra. Họ đầu tư vào các doanh nghiệp. Họ bắt đầu kinh doanh hoặc đầu tư vào những thứ sẽ mang lại lợi nhuận cao.
Hành động: Cho dù bạn đang làm việc ở trung tâm mua sắm hay các cửa hàng tạp hóa, hãy tìm cách để kiếm được nhiều tiền hơn. Đừng tự cho mình thời gian nhàn rỗi. Nếu muốn kiếm được nhiều hơn, bạn phải tìm cách kiếm tiền và làm cho tiền sinh sôi.
5. Thiết lập mục tiêu và đạt được chúng
Công việc của bạn sẽ đạt hiệu quả hơn nếu bạn biết thiết lập mục tiêu cho mình. Những người giàu có biết rõ thứ mà họ muốn kiếm được, và họ thiết lập một kế hoạch trước khi ra ngoài làm điều đó. Họ nghiên cứu kỹ thứ mà họ cho rằng sẽ kiếm được bộn tiền, sau đó thiết lập kế hoạch và hoàn thành mục tiêu.
Hành động: Thiết lập mục tiêu tài chính nhỏ, bạn có thể dễ dàng đạt được và xây dựng sự tự tin cho mình. Khi bạn đã đạt được mục tiêu, hãy tiếp tục thiết lập mục tiêu mới, điều này sẽ giúp bạn không ngừng phấn đấu và tìm thấy niềm lạc quan trong cuộc đời.
6. Sống giản dị
Cuộc sống của những người làm giàu bằng sức mình đơn giản hơn chúng ta tưởng, bởi vì càng dùng nhiều bạn càng phải trả nhiều. Bạn có cần đến 100 đôi giày? Hay dùng đến ba chiếc máy tính xách tay trong nhà?
Bạn có thể tồn tại với một thứ chứ? Chúng ta đang ở trong một xã hội tiêu dùng, và nó phản ánh trong tất cả các "công cụ" mà chúng ta mua. Và hầu hết chúng ta không thực sự cần.
Hành động: Đi quanh nhà, xem xét và loại bỏ những thứ bạn không cần. Sau đó, ghi nhớ không chi tiền cho những thứ không cần thiết. Hãy suy nghĩ ba lần trước khi mua, và luôn luôn tìm cách sống đơn giản.
7. Tự chăm sóc sức khỏe
Vâng, người giàu luôn tự ý thức chăm sóc bản thân. Ai muốn trả tiền viện phí hàng ngàn đô để chữa trị những thứ do chính mình phá vỡ? Không chỉ làm việc chăm chỉ để kiếm tiền và tiết kiệm, họ duy trì sức khỏe bằng cách chăm chỉ tập luyện và ăn uống đúng cách.
Hành động: Nếu bạn chưa tập một môn thể thao nào, hãy bắt đầu. Tăng mức độ tập thể dục và xem kết quả (cả thể chất lẫn tinh thần) sau một vài tuần. Tâm trí và cơ thể của bạn sẽ tiến bộ rõ rệt.
trực tiếp ( hẹn gặp, tự tìm đến, người khác giới thiệu khi đi cùng, khách tự tìm đến), gián tiếp ( người thân cung cấp thông tin, qua email, gọi điện theo danh sách thu thập được...) nói chung mọi người làm kinh doanh đều biết.
Các bước thì cũng không có gì đặc biệt:
-Gặp gỡ, làm quen, thiết lập, nhận diện sau sẽ phân loại theo từng mức độ để có kế hoạch chăm sóc.
-Những người quan tâm thì thường xuyên liên hệ, để trở thành người quen thuộc hơn, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu của họ để đưa ra những ý tưởng lôi cuốn họ.
-Khi cung gặp cầu tại những điểm phù hợp thì thiết lập sự thân thiết và hỗ trợ chu đáo, xây dựng mối quan hệ thân như bạn bè, người quen...
Đó chỉ là các cách tiếp cận thông thường, thực tế tùy theo từng đối tượng, cấp bậc, giới tính mà ta sẽ linh động sao cho xây dựng được niềm tin vào sản phẩm, dịch vụ thông qua chính uy tín của người bán hàng, làm việc trực tiếp với khách hàng !
Hướng dẫn lên Kế hoạch và cách thức tiếp cận khách hàng mới
Khi bạn được giao 1 database khách hàng mới toanh với một mệnh lệnh duy nhất: Hãy ra đường và tiếp cận các khách hàng này cho tôi! Bạn sẽ làm gì?
Mỗi người có một cách làm riêng, tôi xin phép các bậc tiền bối được gợi ý các bạn mới, các bạn đang cbi thi vào ngân hàng một vài cách nhỏ, dễ làm.
Đầu tiên, đương nhiên, phân tích cái database này đã, trong quá trình phân tích, việc quan trọng nhất là phân loại. Có nhiều tiêu chí để các bạn có thể phân loại database khách hàng nhưng cách thông thường "người đời" vẫn làm là:
· Phân loại theo vùng địa lý: Để tiết kiệm thời gian tiếp cận (bạn có thể đi 1 lèo, đỡ mất công mất sức)
· Phân loại theo đặc điểm riêng biệt có thể tiếp cận: Để bạn lên kế hoạch tiếp cận phù hợp. VD: Bạn phân loại KH kinh doanh - quan tâm đến vay kinh doanh là 1 loại; KH quan tâm tới vay tiêu dùng là 1 loại; KH có tiềm năng sử dụng mastercard là 1 loại....
· Các cách phân loại khác: Kết hợp 2 cách trên (còn các cách khác nữa - nếu có, tôi xin phép không đề cập :p)
(Tất nhiên, việc phân loại này là phỏng đoán, còn tùy thuộc vào chất lượng của database).
Rồi, phân loại xong, chả lẽ lại để ngắm! Xắn tay áo lên bắt đầu quá trình "tiếp cận".
Đầu tiên, đừng hùng hục bốc điện thoại alo! Bạn phải xác định bạn đang cbi tiếp cận người ta để làm gì? Thật cụ thể: VD: mời cho vay kinh doanh, mời làm thẻ Mastercard....
Chú ý, việc xác định mục đích tiếp cận phải phù hợp với các đối tượng KH đã phân chia ở trên!
Khi đã biết rõ, mình sẽ tiếp cận họ với 1 mục đích rõ ràng, cẩn tắc vô áy náy, giở các sản phẩm đó ra, xem kỹ lại 1 lần, nếu chưa thật sự hiểu, đọc còn thấy lung bung - yêu cầu hỏi ng bên cạnh.
Cố gắng với mỗi loại sản phẩm tìm ra cho nó các Đặc tính riêng biệt phù hợp (theo dự đoán) với đối tượng Khách hàng chuẩn bị tiếp cận!
VD: đối tượng bạn cbi tiếp cận là khách hàng cá nhân tại khu đô thị ciputra - bạn phỏng đoán (nếu không đủ kinh nghiệm để đoán thì hỏi người bên cạnh ) rằng khu này, rất nhiều nhà giàu, có con cái đi du học cũng như bản thân chủ nhà thường xuyên đi nước ngoài .... thì bạn nên tiếp cận sản phầm có Đặc tính phù hợp, theo tôi ở đây là MasterCard - thay vì tiếp thị sản phẩm cho vay kinh doanh hộ gia đình . Và bạn phải hiểu thật rõ về các đặc tính của cái gọi là Mastercard này như: Có thể tiêu ở nc ngoài (230 nc chẳng hạn :p), có hạn mức lớn (VD: max là 1 tỷ chẳng hạn), chế độ bảo mật cao (VD: dùng chip điện tử chứ ko dùng vạch từ...), ....
Khi đã có đặc tính, cố gắng "mường tượng" ra các Lợi ích mà Khách hàng có thể có được từ cái Đặc tính đó. Khách hàng họ sẽ ko quan tâm tới cái gọi làĐặc tính nổi bật! (như bạn tiếp thị) nếu nó không mang lại Lợi ích cho Khách hàng! (Thông thường có 5 loại lợi ích về tài chính mà các bạn có thể dựa vào để phát triển nó từ Đặc tính của sản phẩm bao gồm: Thu được tiền; Tạo ra tiền; Tiết kiệm tiền; Bản quản tiền và Tiết kiệm thời gian và/hoặc đem lại sự thoải mái, thuận tiện).
Trở lại VD về cái thẻ, với các đặc tính các bạn nêu trên, Lợi ích đi kèm (có thể) là: KH không phải mất công mang theo 1 lượng tiền lớn (mà hơn nữa muốn mang cũng ko được - do quy định của NHNN hiện nay cá nhân mang số tiền trên 5.000 USD khi ra nước ngoài là đã phải khai báo Hải Quan - thủ tục rất rườm rà); KH không lo bị mất hoặc thất thoát tiền mặt; KH có thể thoải mái mua sắm tại tất cả các nc mà ko lo việc đổi ra tiền bản tệ ...)
Một điều nên nhớ, khách hàng, họ chỉ nghe bạn khi bạn nói trúng cái họ quan tâm, và cũng một điều nên nhớ, đừng cố nếu khách hàng cảm thấy bị làm phiền!
Sau khi đã phân loại đối tượng tiếp cận, chuẩn bị kỹ càng kiến thức sản phầm, đặc tính, lợi ích của sản phầm, chúng ta có thể yên tâm tiếp cận KH. (Chú ý chuẩn bị điện thoại, xăng xe đầy đủ nhé - và một sức khỏe tốt, một giọng nói ngọt ngào nữa thì càng hay!).
Tiếp cận bằng cách nào? Trực tiếp hay gián tiếp?
· Trực tiếp là: phi thẳng tới nhà khách hàng, nhào zô, rúi rít nói cười hoặc lừ lừ vứt oạch cái tờ rơi cho hết nghĩ vụ rồi chuồn?
· Gián tiếp là: nhấc điện thoại, bắn pằng pằng 1 hồi, nghe xong, khách hàng cụp máy cũng chả nhớ KH nói gì, chỉ láng máng là: anh bận, lúc khác nhé..., hoặc a không có nhu cầu đâu..., hoặc từ sáng đến giờ a nghe tới 3 cuộc gọi thế này rồi ....
Về định nghĩa, 2 cái "khái niệm" trên là đúng, nhưng ở góc độ "cố tình hài hước hóa" cho các bạn dễ hình dung .
Trong 2 phương pháp này, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược riêng. (trực tiếp - hiệu quả nhưng mất thời gian, mệt mỏi, mà cứ nghĩ là hiệu quả thôi chứ cũng chưa chắc, rồi phải đối mặt với cái mặt hằm hè muốn đuổi đi của KH -> nản!; gián tiếp: - hiệu quả được cho là thấp hơn, nhưng đc bolobala, KH nói gì thì nói, qua điện thoại, ai biết ai đâu, vs cả đỡ tốn xăng, đỡ mệt ....).
Vậy thì chọn cái nào? Tôi khuyến cáo là cả 2 cách trên sẽ không có cách nào mang lại hiệu quả nếu như bạn quan niệm nó giống như giả thiết về "ưu, nhược" mà tôi vừa đặt ra. Tôi gợi ý các bạn thử làm như thế này xem sao:
Với cách tiếp cận Trực tiếp:
1. Thay vì các bạn đi một mình, hãy đề nghị một ai đó đi cùng (ng có kinh nghiệm hơn trong phòng hoặc đồng nghiệp khác) - dù sao 2 ng đi cũng tự tin hơn.
2. Khoanh vùng KH theo địa lý.
3. Đừng vội xông vào nhà, tòa nhà mà hãy tiếp cận trc vs "trưởng thôn" (thường là tổ trưởng tổ dân phố hoặc ban quản lý tòa nhà - làm thế nào để biết nhà mấy vị này thì quá dễ - ra hàng trà đá khu ý mà hỏi ). Đặc trưng của các bác này là rất thích "oai" nên hãy "lễ phép" đặt vấn đề và "nhờ vả" hoặc "đề nghị" cho phép bạn tiếp cận khu dân cư mà bạn đã khoanh vùng (tôi cam đoan là tới 90% họ gật nếu như bạn "khéo nịnh"). - Nhớ tranh thủ tiếp thị mấy vị này luốn, cứ nói là sẽ có chế độ chăm sóc đặc biệt ....
4. Sau khi có "ý kiến" của "trưởng thôn" ta bắt tay khai thác một cách đàng hoàng không lo "phạm pháp". Bạn có thể gõ cửa từng nhà, lễ phép trình bày và xin 5 phút để trình bày (nhớ là nên có màn mào đầu: VD: nói chuyện về thời tiết, về cái nhà đẹp, con chó xinh, thằng con kháu khỉnh .... để không bị đuổi thẳng cổ).
5. Khi nói chuyện, bắt đầu đặt vấn đề, nhớ khéo léo nhắc lại việc được "trưởng thôn" giới thiệu và qua tìm hiểu của ngân hàng và "trưởng thôn" thì được biết gia đình KH là gia đình rất khá giả, có đời sống cao, phù hợp với sản phẩm của NH (nếu là định tiếp thị mấy loại sản phẩm thẻ, vay tiêu dùng hoặc huy động); hoặc làm ăn rất uy tín, quy mô phát triển rõ rệt ....(nếu là tiếp thị vay kinh doanh) - tôi ví dụ vậy, các bạn có thể tùy cơ ứng biến (mà chắc chắn là các bạn ứng biến giỏi hơn tôi).
6. Nếu KH đồng ý, quan tâm tới sản phẩm thì quá tốt, từ bám vào Đặc tính là bắn ra Lợi ích để kích vào chỗ thích của KH. Còn trong trường hợp xấu, bị đuổi thẳng cổ, hãy vẫn "cố" nhã nhặn rút lui, tùy tình hình mà đưa lại tờ rơi, namecard với nhã ý khi khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ theo thông tin bạn đưa và sẽ được phục vụ tốt nhất (hình như từ nãy ai cũng được phục vụ tốt nhất :p) và yêu cầu giới thiếu khách hàng (nếu được). Trong cả 2 trường hợp đồng ý và không đồng ý, đều nhớ để lại thông tin nhé! (KH không đến nỗi mất lịch sự ném nguyên tập tờ rơi và namecard vào mặt mình đâu - nếu có thì coi là tai nạn nghề nghiệp nhé - đừng buồn!)
Xong, trường hợp này đơn giản vậy thôi, kịch bản cụ thể tôi sẽ dần dần cùng các bạn khai thác qua cái gọi là Sale Scripts (đang viết).
Với các tiếp cận Gián tiếp (qua điện thoại):
Quan điểm của tôi, tôi không thích những cuộc điện thoại, vừa mới alo đã nghe cả 1 băng đại bác bắn theo kiểu "liên thanh". Với các cuộc kiểu này, 90% là tôi nói KHÔNG!
Vậy thì phải làm thế nào để tiếp cận được tôi?
Chuyên nghiệp và tôn trọng người nghe (theo tôi là vậy)!.
1. Bạn nên giới thiệu mình một cách lịch sự, nêu thật ngắn gọn mục đích cuộc gọi (nhớ nâng cao độ VIP của KH lên 1 tý nhé). [VD: Ngân hàng ABC đang có 1 sản phẩm cao cấp, rất phù hợp với những người có thu nhập cao như anh/chị ... Ví dụ thôi nhé :p]
2. Xin phép được nói chuyện (tôn trong ng nghe). VD: chỉ cần xin phép bằng một câu đơn giản thôi (sau khi giới thiệu, nêu mục đích .. thêm 1 câu: Bây giờ anh có tiện nói chuyện điện thoại không ạ? hoặc EM có thể xin anh 3 phút để giới thiệu được không ạ? - nhớ là xin 3 phút thì nói trong 3 phút thôi nhé ...)
3. Tiếp theo, tùy theo thái độ của người nghe mà bạn có thể đưa ra các hành động tiếp theo như tư vấn, để lại kênh thông tin, đề nghị giới thiệu khách hàng ... (riêng việc đề nghị giới thiệu KH tôi sẽ có 1 bài riêng)
Trêm đây, tôi giới thiệu với các bạn 1,2 gợi ý nho nhỏ về cách tiếp cận khai thác khách hàng mới. Bài viết mang theo quan điểm cá nhân của tôi, nên tôi xin giữ bản quyền!
Các bạn cùng thảo luận để phát triển vấn đề lên đến "đỉnh cao" nhé!
P/s: trong mọi tình huống tiếp cận khách hàng, hãy nhớ một khái niệm chúng ta đã đề cập: Dịch vụ Khách hàng & Dịch vụ KH vượt trội nhé!
“Tấn công” khách hàng
Thứ năm, 10 Tháng 2 2011 01:36
Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt như ngày nay thì mỗi doanh nghiệp (DN) Việt Nam đều phải có những chiến lược tiếp cận và chinh phục khách hàng sao cho hiệu quả nhất. Công việc này thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc nắm bắt đúng tâm lý khách hàng.
Có hai kiểu khách hàng căn bản bạn cần phai phân biệt rõ ràng: 1, Đối tượng khách hàng là các DN. 2, Đối tượng khách hàng là người tiêu dùng đơn lẻ. Phân loại đúng đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp công việc tiếp cận, chào hàng của bạn hiệu quả hơn.
Tiếp cận những người đứng đầu
Với khách hàng là các DN vừa và nhỏ, thông thường giám đốc sẽ là người quyết định mọi vấn đề của công ty, trong đó có việc có muốn trở thành đối tác, khách hàng với DN của bạn hay không. Vậy, làm thế nào để tiếp cận với họ một cách ấn tượng nhất?
Đừng ngần ngại khi liên hệ với những người đứng đầu DN. Có thể bạn sẽ phải cố gắng rất nhiều bởi những vị "khách hàng" này không dễ gì tiếp cận. Công việc sẽ càng khó khăn khi bạn chỉ có thể trò chuyện qua điện thoại hay email. Nguyên tắc đầu tiên là bạn phải thiết lập được một cuộc gặp gỡ ban đầu, đôi khi chỉ có thể 10 - 15 phút nhưng sẽ mang lại hiệu quả thực tế hơn hàng chục cú điện thoại hoặc email. Việc quan trọng là bạn phải nhớ gọi điện thoại đúng lúc, đúng chỗ.
Giả dụ, bạn gọi đúng khi nhân vật đó đang vui vẻ thì công việc sẽ cực kỳ trôi chảy. Trái lại, gọi đúng lúc họ đang có chuyện bực mình, đau đầu thì bao nỗ lực cũng đành "đổ xuống sông, xuống bể". Nên tránh gọi vào lúc cuối giờ sáng hay đầu giờ chiều, lúc đó, hầu như ai cũng cảm thấy mỏi mệt, tinh thần kém minh mẫn và rất dễ cáu gắt. Tốt nhất, bạn nên tiếp cận với thư ký, để dò xem tinh thần làm việc của sếp hôm nay thế nào để tìm ra thời điểm gọi điện thích hợp nhất. Tất cả chỉ để thiết lập cuộc hẹn đầu tiên.
Hãy là người bán hàng nổi bật nhất
Một DN có rất nhiều nhà cung cấp tấn công. Cách dễ dàng để chiếm được cảm tình của họ là bạn phải làm cho khách hàng phân biệt bạn với những nhà cung cấp khác. Sản phẩm DN bạn cung cấp có ưu điểm gì, phong cách bán hàng của bạn có gì khác biệt với những người khác?
Tươi cười, niềm nở, ăn nói nhẹ nhàng, lịch sự là yếu tố đầu tiên để bạn tiếp cận khách hàng. Nếu bạn tiếp thị những sản phẩm liên quan đến thời trang, làm đẹp, sản phẩm cao cấp hay đồ xa xỉ phẩm thì bạn phải ăn vận có phong cách riêng, có thể không phải đồ hiệu đắt tiền nhưng phải đẹp mắt và lịch sự. Nhìn chung, khi tiếp cận khách hàng, nữ nên ăn mặc chỉn chu, đầu tóc gọn gàng, trang điểm đôi chút cho khuôn mặt tươi tỉnh, hồng hào, nam giới tốt nhất mặc áo sơ mi có thắt cà vạt, đi giày tây.
Lựa chọn trang phục cẩn thận thể hiện sự chu đáo và phong cách làm việc chuyên nghiệp cũng như thái độ tôn trọng tới khách hàng. Trang phục đẹp làm cho bạn trở nên ấn tượng nhưng bán được hàng hay không lại phụ thuộc vào khả năng giao tiếp và kỹ năng giới thiệu sản phẩm của bạn. Hãy thuyết phục khách hàng bằng những kiến thức cũng như nghiệp vụ bán hàng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Tạo mối quan hệ thân thiết
Gây ấn tượng với khách hàng ở cuộc gặp đầu tiên không có nghĩa là bạn sẽ bán được sản phẩm ngay. Với đơn hàng lớn, sản phẩm có giá trị cao, khách hàng sẽ phải cân nhắc trước khi đưa ra quyết định có mua hàng của bạn hay không. Bạn nên gọi điện hay gửi email hoặc tin nhắn để khách hàng nhớ tới mình. Đôi khi, cần thể hiện sự quan tâm tới khách hàng bằng những món quà nho nhỏ như: Vé xem ca nhạc, vé tham dự triển lãm, thẻ massage, dịch vụ spa tra trước đối với khách nữ hay thẻ tham gia các câu lạc bộ giai trí đối với khách nam.
Không nhất thiết bạn chỉ gọi điện để hỏi về hợp đồng hay sản phẩm bạn muốn cung cấp... Thỉnh thoảng, bạn có thể gọi điện để hỏi thăm sức khỏe hoặc nói dăm ba câu chuyện vui vẻ, hài hước với khách hàng. Hãy nhớ, giai đoạn này bạn đang "tấn công" để được khách hàng lưu vào tâm trí. Có thể, khách hàng chưa hợp tác với DN của bạn ngay lúc này nhưng trong tương lai gần, rất có thể họ sẽ mua hàng của bạn.
Khi bạn đã bán được hàng rồi, việc rất quan trọng tiếp theo là phải duy trì mối quan hệ đó sao cho thật bền vững. Ngoài mối quan hệ đơn thuần người mua - kẻ bán, bạn có thể thiết lập mối quan hệ bạn bè với những khách hàng thân thiết, tiềm năng. Một mối quan hệ tốt đôi khi sẽ mang lại cho bạn hiệu quả công việc đầy bất ngờ.
Cung cấp đúng thứ khách hàng cần
Cần lựa chọn đúng khách hàng mà bạn muốn giới thiệu sản phẩm. Đối với các DN sản xuất hàng tiêu dùng, sẽ có những sản phẩm mang tính thời vụ, những sản phẩm "HOT" của năm. Thông thường, bạn rất khó tiếp cận khách hàng khi giới thiệu sản phẩm DN mình nhưng đến khi thị trường đang cháy một sản phẩm nào đó, thì việc mời chào lại trở nên vô cùng thuận lợi và dễ dàng. Cơ hội lợi nhuận cho cả hai bên đều rất lớn và họ chắc chắn sẽ không từ chối cơ hội hợp tác với bạn.
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng
Việc giữ được khách hàng gắn với việc chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng của DN bạn có tốt hay không? Nếu sau bao nhiêu công sức gây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng mà sản phẩm không tốt thì cũng vô nghĩa. Ngày nay, các công ty cạnh tranh không phải bằng sản phẩm (vì gần như các công ty đều nỗ lực để đưa ra thị trường sản phẩm tốt nhất) mà chủ yếu là cạnh tranh về dịch vụ và hậu mãi. Dịch vụ tốt sau bán hàng bao gồm: Chăm sóc khách hàng thường xuyên, bảo hành siêu tốc, bao trì miễn phí, tư vấn khách hàng khi có nhu câu muốn nâng cấp dòng sản phẩm. Đó chính là những chiêu giữ khách hàng tốt nhất.
TỪ NHỮNG ĐIỀU NHỎ NHẶT
1. Ngừng đăng ký
Bỏ qua đăng ký địa chỉ email của bạn từ những lời mời hấp dẫn của các nhà bán lẻ, cửa hàng hay shop thời trang mà bạn thấy khó cưỡng. Thường xuyên bị tấn công bởi những lời đề nghị hấp dẫn có thể làm lụi dần ý chí của bạn.
2. Mua đồ giảm giá
…và chỉ mua những món hàng cần thiết. Cần một chiếc váy mới cho đám cưới bạn thân? Đi thẳng tới những buổi sale đồ trưng bày, sale cuối năm hay sale trên mạng thay vì trả giá gốc. Bạn có thể tiết kiệm được khối tiền nếu đặt chúng vào tài khoản tiết kiệm và xem chúng nảy nở theo thời gian.
3. Biến nhà bạn thành phòng tập thể dục
Tất cả những gì bạn cần là một đôi giày chạy. Đi bộ và chạy là miễn phí và bạn có thể làm theo những hướng dẫn tập luyện trên mạng. Thêm vào một cặp tạ, một bộ dây nhảy và thảm tập là bạn có thể làm săn chắc cơ thể và săn chắc luôn tài khoản của mình. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn tập thể dục tại đây nhé
4. “Chà đồ nhôm”
Chúng tôi không có ý nói bạn “chôm đồ nhà” - nhưng nên tận dụng những gì bạn dùng được thay vì chi tiêu quá tay. Ví dụ, tự chuẩn bị đồ ăn trưa và đổi từ mua cà phê bên ngoài thành dùng trà túi lọc tại công ty. Không chỉ giúp ví tiền cảm ơn bạn, mà vòng eo cũng biết ơn sự thay đổi này! Tiến thêm một bước nữa bằng việc tự đi chợ để có thể nấu cho mình những bữa ăn ngon, khỏe mạnh tại nhà thay vì ăn ngoài. Thêm vào đó, mang theo phần còn thừa từ tối qua cho bữa trưa thay vì nấu món mới. (Bạn có thể tham khảo thực đơn món ngon mà vẫn giữ dáng đẹp tại đây nhé )
TỚI NHỮNG MỤC TIÊU LỚN
5. Tăng thu
Mỗi khoản tiền tiết kiệm đều trích ra một phần lãi suất trực tiếp từ tài khoản của bạn. Rất nhiều ngân hàng hiện nay cung cấp tài khoản tiết kiệm lãi suất cao trong đó bạn không thể rút ra trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, những thiệt thòi bạn có được khi rút tiền sẽ giúp bạn nghĩ lại trước khi tiêu pha quá lố.
6. Giảm chi
Ngừng chi xài cho nợ nần cá nhân cũng như thẻ tín dụng của bạn. Nếu có nhiều khoản nợ lẻ tẻ, bạn nên tập trung trả cho khoản lớn nhất để giảm lãi suất đè nặng lên bạn.
7. Lên ngân sách
Làm một danh sách tất cả những chi tiêu trong tháng và những nhân tố khiến bạn chi quá tay. Giữ lại những hóa đơn và gắn bó với ngân sách bạn đã đề ra. Nếu bạn không có khả năng đáp ứng, đừng mua nó. Dù đó là đôi giày cao gót đang hot hay một chiếc áo khoác sang trọng, bạn sẽ cảm ơn ý chí của mình khi cứu bản thân khỏi những căng thẳng tài chính sau này.
Xem thêm các bài cùng chủ đề, bấm dưới đây bạn nhé!
3 chiêu giúp bạn "vỗ béo ví tiền"
Trước tiên, bạn có thể bắt đầu xử lý các khoản nợ. Chi tiêu ít hơn đồng nghĩa bạn sẽ có thêm khoản dư để tăng số tiền trả nợ hàng tháng. Theo thời gian, khoản nợ dần biến mất, số tiền phải chi hàng tháng cũng giảm theo và bạn sẽ dễ thở hơn.
Nguyên tắc số một để tiết kiệm là giảm chi. Ảnh: The Smarter Wallet
Thứ 2, bạn bắt đầu có tiền để tiết kiệm. Bạn nên xây dựng cho mình một khoản để dành, phòng trong trường hợp khẩn cấp như không may gặp tai nạn hoặc thất nghiệp. Số tiền dư dả khác có thể để dành khi về hưu, tạo cho bản thân bạn tận hưởng một quãng thời gian tuyệt vời khi tuổi đã cao.
Thứ 3, áp lực sẽ giảm xuống. Ít nợ hơn, đã có khoản dự phòng khẩn cấp và tiền khi về hưu giúp bạn cảm thấy thoải mái. Không phải trằn trọc thức đêm nghĩ cách trả nợ, sức khỏe được cải thiện và cuộc sống đối với bạn trở nên hạnh phúc.
Cuối cùng, bạn có thể theo đuổi những công việc khác phù hợp hơn. Khi các khoản nợ biến mất và chi ít hơn thu, bạn có thêm nhiều khả năng làm việc khác. Không nhất thiết phải gắn bó với công việc đầy căng thẳng nữa, bạn đã có nguồn tài chính tự do để theo đuổi giấc mơ của mình. Bạn có thể sống ở địa điểm và theo cách sống mà bản thân mong muốn.
Chi tiêu ít đi không có nghĩa là bạn phải cắt giảm hết nhu cầu cá nhân. Bước đầu tiên không nên đấu tranh quá quyết liệt với bản thân, đã có rất nhiều người thành công với những mẹo tiết kiệm khác nhau và họ sẵn sàng chia sẻ chúng. Đơn giản nhất, giữ lại những gì có ích và bỏ đi các yếu tố gây tổn thất đến tài chính của bạn. Dưới đây là 5 cách chính để bắt đầu điều đó:
Đầu tiên, hãy có cái nhìn tổng quan vào hóa đơn hàng tháng.Tự hỏi bản thân mình xem liệu bạn có thực sự cần tất cả những dịch vụ đó? Đang song song sử dụng điện thoại di động và cố định? Đăng ký truyền hình cáp trong khi chỉ xem những kênh phổ thông? Sau đó, bạn nên tự quyết định dừng hợp đồng với loại hình dịch vụ mà bản thân không có nhu cầu.
Thứ 2, theo dõi các khoản chi tiêu của bạn. Giữ một cuốn sổ trong túi và ghi ra mọi khoản chitiêu mà bạn có. Quá trình đơn giản này sẽ làm bạn suy nghĩ kỹ về những yếu tố không cần thiết. Hãy tự hỏi mình những chi phí này có thực sự mang lại niềm vui, phù hợp với nhu cầu bản thân chưa? Nó sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc hơn và giúp bạn đánh giá được đâu là khoản tiền bị lãng phí.
Thứ 3, xem xét lại các thói quen, kiểm tra lại những việc bạn làm mỗi ngày mà tốn kém. Dưới đây là một số điều bạn nên điều chỉnh. Bạn có đến quán cà phê nào đó mỗi ngày không? Tại sao không tự pha chế ở nhà? Bạn có thường xuyên đi ăn ở bên ngoài không?
Thứ 4, tìm kiếm một ngân hàng tốt hơn. Phần lớn các ngân hàng chưa đối xử thực sự tốt với khách hàng của họ. Phí sử dụng ATM, lãi suất thấu chi cao, lãi suất được hưởng trên tài khoản tiết kiêm nhỏ.... Hãy chuyển tài khoản của bạn đến nơi có chất lượng tốt hơn, với dịch vụ khiến khách hàng hài lòng.
Cuối cùng, cải thiện một vài vấn đề xung quanh ngôi nhà của bạn. Thay thế bóng đèn đang sửdụng sang loại tiết kiệm điện và có công suất phù hợp hơn, mở cửa cho căn nhà thoáng đãng thay vì sử dụng máy điều hòa, chú ý hơn với bình nóng lạnh.... Chiến thuật này sẽ giúp bạn cắt giảm đáng kể hóa đơn năng lượng của mình.
Phần còn lại "... nhiều hơn bạn kiếm được" hướng đến một phần khác: hãy tăng thu nhập của bạn. Tăng thu nhập sẽ cung cấp thêm nguồn lực tài chính để trả nợ, tiết kiệm cho những ước mơ và xây dựng nền tảng để những công việc trong tương lai trở nên suôn sẻ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro