HIỆU ỨNG BÀNG QUAN
BẠN VẪN TƯỞNG
Khi một ai đó gặp nạn, mọi người sẽ tới để cứu.
SỰ THẬT LÀ
Càng nhiều người chứng kiến một người gặp nạn thì khả năng một ai đó ra tay giúp đỡ càng nhỏ.
---------------------------------------------
Nếu mà đột nhiên bị hỏng xe và điện thoại thì hết pin, theo bạn thì ởđâu bạn sẽ dễ dàng nhận được sự trợ giúp hơn – một con đườngquê vắng vẻ hay một con phố ở thành thị đông đúc? Chắc chắn làsẽ có nhiều người thấy bạn trên con phố đông đúc hơn, trong khi đónếu ở trên đường quê thì bạn có thể sẽ phải chờ hàng giờ mới cómột người đi qua. Vậy câu trả lời của bạn là gì?
Các nghiên cứu cho thấy khả năng bạn được trợ giúp ở trênđường quê sẽ cao hơn. Tại sao lại như vậy?
Đã bao giờ bạn nhìn thấy ai đó bị hỏng xe bên đường và nghĩrằng: "Mình có thể giúp họ đó, nhưng mà chắc chắn sẽ có ai kháccũng giúp được mà." Ai cũng nghĩ vậy. Và không ai dừng lại cả. Đâyđược gọi là hiệu ứng bàng quan (the bystander effect).
Năm 1968, Eleanor Bradley trượt ngã và bị trẹo chân trong mộtcửa hàng bách hóa đông đúc. Trong vòng 40 phút, người ta chỉbước qua và đi lại xung quanh cô cho tới khi một người đàn ôngcuối cùng cũng đã dừng lại để xem có chuyện gì. Năm 2000, mộtHIỆU ỨNG BÀNG QUANBẠN VẪN TƯỞNGKhi một ai đó gặp nạn, mọi người sẽ tới để cứu.SỰ THẬT LÀCàng nhiều người chứng kiến một người gặp nạn thì khả năng một ai đó ra tay giúp đỡ càng nhỏ.nhóm thanh niên đã tấn công 60 phụ nữ trong một cuộc diễu hànhtại Công viên Trung Tâm của thành phố New York. Hàng nghìnngười chỉ đứng xem. Không một ai rút điện thoại ra gọi cho cảnh sát.Thủ phạm trong cả hai vụ này đều có thể coi là hiệu ứng bàng quan.Khi đứng trong một đám đông thì động cơ để bạn chạy tới trợ giúpmột người gặp nạn trở nên nhạt nhòa, như thể bị hòa tan bởi tiềmnăng của cả một nhóm lớn. Mọi người đều nghĩ rằng rồi sẽ có một aiđó hành động, nhưng bởi vì tất cả cùng chờ đợi nên chẳng có điềugì xảy ra cả.
Ví dụ được coi là điển hình nhất của hiện tượng này có lẽ là câuchuyện bi kịch của Kitty Genovese. Theo lời một bài báo vào năm1964, Kitty đã bị tấn công và đâm bởi một kẻ thủ ác vào lúc 3 giờsáng tại một sân đỗ xe hơi trước cửa khu nhà chung cư của cô. Kẻtấn công đã bỏ chạy khi cô gái kêu cứu, nhưng không một ai trong38 nhân chứng có mặt ở gần đó tới trợ giúp. Câu chuyện miêu tảrằng kẻ sát nhân đã quay trở lại hiện trường tới hai lần để tiếp tụcđâm cô gái cho tới chết trong vòng 30 phút, trong khi có người theodõi từ những ô cửa sổ xung quanh, về sau thì câu chuyện cũng đãbị lật tẩy, cho thấy đây thật ra là một vụ viết báo thổi phồng thái quá,tuy nhiên vào lúc đó thì nó đã thu hút sự chú ý rất lớn của các nhàtâm lý học về hiện tượng này. Nhiều nhà tâm lý – xã hội học đã bắtđầu nghiên cứu về hiệu ứng bàng quan sau khi câu chuyện này trởnên nổi tiếng, và những nghiên cứu của họ cho thấy khi càng cónhiều người chứng kiến một vụ việc cần sự giúp đỡ khẩn cấp thìkhả năng có một ai đó thực sự ra tay càng thấp.
Năm 1970, hai nhà tâm lý học Bibb Latane và John Darley tạodựng thí nghiệm trong đó họ sẽ cố tình đánh rơi bút chì hoặc tiền xutrước mặt một nhóm hoặc là một người. Họ lặp lại thử nghiệm nàytới 6000 lần. Kết quả ra sao? Khi làm rơi đồ trước một nhóm ngườithì số lần họ được giúp nhặt lên chỉ chiếm khoảng 20%, trong khi đónếu chỉ có một người thì khả năng tăng lên tới 40%. Họ quyết địnhlàm một thí nghiệm mang tính chất quyết liệt hơn: Họ cho ngườitham gia điền bảng trả lời câu hỏi trong một căn phòng, sau vài phút,khói sẽ bắt đầu tràn vào phòng từ một lỗ thông khí. Họ chạy thínghiệm này với đối tượng ngồi một mình hoặc ngồi theo nhóm bangười. Khi ở một mình, những người tham gia thí nghiệm chỉ mấtkhoảng 5 giây để phản ứng và trở nên hoảng hốt, trong khi nhữngngười ngồi theo nhóm thì mất tới 20 giây để nhận ra có một vấn đềgì đó khác lạ. Những người ở một mình sẽ nhanh chóng kiểm tranguồn gây khói và sau đó rời khỏi phòng để báo động những ngườilàm thí nghiệm. Trong khi đó, đối với trường hợp ngồi theo nhóm bangười, họ sẽ chỉ ngồi yên tại chỗ nhìn nhau cho tới khi khói dày tớinỗi không thể nhìn thấy cả bảng trả lời câu hỏi trước mặt. Chỉ có 3người trong số 8 nhóm được thí nghiệm là biết đứng dậy để rời khỏicăn phòng, và họ mất trung bình 6 phút để làm điều đó.
Phân tích từ thí nghiệm này cho thấy sự xấu hổ cũng có vai tròquyết định hành vi của một nhóm. Bạn nhận ra là trong phòng cókhói nhưng bạn không muốn bị coi là một thằng khờ, thế là bạn liếcqua người bên cạnh xem họ đang làm gì. Người đó cũng đang suynghĩ giống như vậy. Chẳng ai trong hai người có phản ứng gì cả,nên là cũng chẳng ai muốn tỏ ra hoảng hốt. Người thứ ba thấy haingười còn lại hành xử như vậy thì lại càng yên tâm là chẳng có gìbất thường đang xảy ra cả. Mọi người đều đang gây ảnh hưởng lêncách mà những người còn lại nhận định tình hình trong một hiệntượng gọi là ảo giác về sự minh bạch (illusion of transparency).Bạn có xu hướng cho rằng người khác có thể hiểu được mình đangnghĩ gì hay cảm thấy thế nào chỉ bằng một cái nhìn. Bạn tin là ngườicòn lại có thể hiểu được rằng bạn cũng đang lo lắng về đám khói,nhưng thật ra là họ không thể. Họ cũng suy nghĩ y như bạn thôi. Vàcuối cùng là chẳng ai trở nên hoảng hốt cả. Điều này dẫn tới một sựhiểu lầm tập thể – một tình huống mà ai cũng đang nghĩ giống nhưnhau, nhưng tin rằng mình là người duy nhất đang nghĩ vậy. Sau thínghiệm với khói trong phòng, khi được phỏng vấn, tất cả nhữngngười tham gia đều thú nhận rằng họ thực sự đều hoảng sợ tronglòng, nhưng bởi vì những người xung quanh không ai tỏ thái độ gìkhác lạ nên họ cho rằng đó chỉ là do mình quá nhát.
Các nhà khoa học quyết định tăng độ kịch tính lên thêm nữa. Lầnnày, trong khi những người tham gia trả lời câu hỏi, họ cho mộtngười phụ nữ la thật to rằng cô ấy đã bị thương ở chân ngay phòngkế bên. Có tới 70% số người ngồi trả lời câu hỏi một mình ra khỏiphòng để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra, trong khi đó chỉ có 40% sốngười ngồi theo nhóm có hành động tương tự. Khi bạn đi qua cầuvà thấy một người gặp nạn dưới dòng nước đang kêu cứu, áp lựcthôi thúc để bạn ra tay trợ giúp sẽ trở nên lớn hơn nhiều nếu bạn đimột mình so với việc ở trong một đám đông. Khi chỉ có một mình, tấtcả trách nhiệm cứu giúp người bị nạn là của bạn mà thôi.
Hiệu ứng bàng quan cũng trở nên mạnh mẽ hơn khi bạn nghĩrằng nạn nhân đang bị làm hại bởi một người mà họ quen biết.Lance Shotland và Margaret Straw đã chứng minh điều này trongmột thí nghiệm diễn ra vào năm 1978: Họ thuê hai diễn viên, mộtnam và một nữ, đóng giả là đang cãi vã và đánh nhau. Những ngườixung quanh hầu như không hề can thiệp khi diễn viên nữ la lên rằng"Tôi chẳng hiểu tại sao tôi lại cưới ông nữa!". Trong khi đó nếu cô tahét "Tôi không biết ông là ai!" thì sẽ được trợ giúp trong 65% số lầnthử nghiệm. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy chỉ cần có một ngườihành động là sẽ có nhiều người khác cũng sẽ tham gia trợ giúp. Chodù đó có là hiến máu, giúp một người lạ thay lốp xe, quyên góp tiềncho một nghệ sĩ đường phố, hay can thiệp vào một trận ẩu đả – mọingười đều chung tay trợ giúp khi họ thấy một người khác hành độngtrước.
Một ví dụ cuối cùng tuyệt vời để tổng kết chương này là thínghiệm Người Samari nhân đức. Thí nghiệm này được thực hiệnvào năm 1973 bởi Darley và Batson, với những người tham gia lànhững sinh viên trong lớp thần học của Đại học Princeton. Họ yêucầu những sinh viên này phải chuẩn bị một bài thuyết trình về câuchuyện về Người Samari nhân đức trong Kinh thánh. Trong sáchPhúc âm của Luke, Chúa Jesus kể với các môn đồ của mình về mộtngười khách lữ hành không may gặp cướp và bị đánh đập tơi tả,cuối cùng bị bỏ lại hấp hối bên vệ đường. Một linh mục và mộtngười đàn ông đi qua nhưng đều không ai ra tay giúp đỡ. Chỉ có mộtngười Samari cuối cùng đã dừng lại để cứu trợ, mặc dù nạn nhân làmột người Do Thái, và giữa dân Do Thái và dân Samari có một mốihiềm khích sâu đậm. Bài học mà câu chuyện này truyền đạt là vềviệc nên dừng lại và mở lòng giúp đỡ những người gặp khốn khókhông kể hoàn cảnh hay sắc tộc. Sau khi trả lời một loạt những câuhỏi liên quan tới câu chuyện này, một nhóm các sinh viên được phổbiến rằng họ đã bị muộn trong việc diễn thuyết ở một tòa nhà khác,nhóm còn lại thì được cho biết là họ vẫn còn nhiều thời gian. Trênđường di chuyển tới tòa nhà để diễn thuyết, một diễn viên được càicắm sẵn giả bộ bị ngã, kêu rên trong đau đớn như thể bị ốm và cầnsự trợ giúp. Trong nhóm sinh viên được cho biết là còn nhiều thờigian, có 60% số người dừng lại và giúp đỡ. Vậy còn đối với nhómđang vội thì sao? Chỉ có 10% ra tay giúp đỡ, còn những người khácthì phớt lờ, thậm chí còn có người dẫm lên diễn viên để đi nhanhhơn.
Vậy nên là bài học rút ra từ chương này là bạn không thông minhlắm đâu trong việc giúp đỡ người khác khi họ gặp nạn. Trong mộtcăn phòng đông người hay một con phố bận rộn, bạn có thể tin rằngkhi một điều gì đó xảy ra, mọi người sẽ chỉ biết đông cứng lại vànhìn nhau. Nắm được điều này, hãy luôn cố gắng trở thành ngườiđầu tiên phản ứng và ra tay trợ giúp – hoặc là cố gắng chạy thoáttrong trường hợp như một căn phòng ngập khói – bởi vì bạn có thểchắc chắn rằng những người khác sẽ không có hành động gì đâu.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro