Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

nhapmon logic_hcmus

I. LOGIC HỌC LÀ GÌ?

- Logic học là khoa học về những qui luật và hình thức cấu tạo chính xác của sự suy ngĩ.

II. PHƯƠNG PHÁP:

Phương pháp khám phá cái bản chất, tính tất nhiên, tính qui luật của các sự vật hiện tượng.

II. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY:

A. Quy luật phản ánh mối liên hệ được lặp đi lặp lại 1 cách ổn định giữa các sự vật, hiện tượng. Mối liện hệ ấy có tính khách quan, phổ biến và tất yếu.

B. Phân loại:

1. Quy luật đồng nhất:

Phản ánh tính tương đối ổn và xác định của sự vật vào trong óc con người, được phát biểu như sau: " cái j có là có" nghĩa là "A:A".

a. Quy luật mâu thuẫn:

Đây là hình thức phủ định của luật đông nhất

b. Quy luật triệt tam:

Còn gọi là quy luật bài trung hay quy luật gạt bỏ cái thứ ba.

Đây là hình thức phân tích của luật mâu thuẫn và được phát biểu: " một sự vật hoặc có hoặc không chứ không có trường hợp thư 3".

Kí hiệu: pv~p

Lưu ý: đối với luật triệt tam: trong hai phán đoán mâu thuẫn nhất định có 1 cái là đúng, 1 cái là sai, không có cái thứ 3 vừa (đúng vừa sai)

2. Quy luật lý do đầy đủ:

Tất cả những gì tồn tại đều có lý do để tồn tại.

a. Quy luật nhân quả:

Mọi sự đều có nguyên nhân. Trong cùng điều kiện và cùng 1 nguyên nhân, luôn luôn sinh ra 1 kết quả.

b. Quy luật hướng đích:

Mọi sự vật hiện tượng đều có hoặc đều hướng về 1 mục đích.

III. NHỮNG HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY:

A. KHÁI NIỆM:

Khái niệm là 1 hình thức tư duy của con người. Nó phản ánh những thuộc tính chung, chủ yếu, bản chất của các sự việc hiện tượng.

B. PHÂN LOẠI:

Tùy thuộc việc dựa vào nguồn gốc đã phát sinh ra các kn hay vào sức chứa (ngoại diên) của các kn mà ta có các loại sau đây:

1. Xét về mặt nguồn gốc:

Kn thật

Kn giả

Phạm trù

2. Xét về mặt sức chứa:

Kn đơn nhất: là kn mà ngoại diên chỉ chứa 1 sự vật.

Kn chung: là kn mà ngoại diên có ít nhất 2 sự vật.

Kn tập hợp: là kn mà ngoại diên chứa nhiều sự vật nhưng là 1 chỉnh thể, không tách rời các cá thể ra được.

C. CÁC THAO TÁC TRÊN KHÁI NIỆM:

1. Thao tác định nghĩa và phân chia 1 kn:

Bất cứ 1 khái niệm nào cũng có thể đc viết bằng 2 cách sau đây: đn (tức xét kn về mặt nội hàm) và phân chia (tức xét kn về mặt ngoại diên).

a. Định nghĩa một khái niệm:

Định nghĩa là tách 1 sự vật cần định nghĩa ra khỏi sự vật tiếp cận với nó và chỉ rõ thuộc tính bản chất (tức nội hàm) của nó.

2. Các quy tắc định nghĩa:

a. Ngoại diên của kn đc đn và ngoại diên của kn dùng để định nghĩa phải bằng nhau.

b. Định nghĩa không đc lẩn quẩn.

c. Định nghĩa phải đầy đủ, nghĩa là phải nêu hết những thuộc tính bản chất của khn.

d. Định nghĩa không thể là phủ định.

e. Định nghĩa phải ngắn gọn.

3. Phân chia một khái niệm:

a. Phân chia kn là tìm ra các hạng nằm trong loại của kn đc phân chia.

Muốn phân chia kn, phải có cơ sở phân chia, và thành phần phân chia.

b. Quy tắc để phân chia khái niệm:

-cân đối

-có cùng thuộc bản chất

-khác thành phần chia

-liên tục

c. Các hình thức phân chia khái niệm:

- Phân loại: là phân một khái niệm thành những khái niệm nhỏ hơn và phân mãi đến đơn vị cuối cùng. Khi phân loại phải lấy thuộc tính bản chất để làm căn cứ mà sắp xếp đồ vật có thuộc tính giống nhau vào 1 nhóm.

- Phân đôi: khi không có cơ sở để tiến hành việc phân loại, người ta thường dùng phương pháp phân đôi.

Phân đôi là đem chia 1 kn ra hai khái niệm mâu thuẫn. Hai khái niệm này phủ định nhau.

D. PHÁN ĐOÁN:

I. Phân loại phán đoán:

a. Phán đoán đơn: chỉ do 1 phán tạo thành.

- Phân loại theo chất

+ phán đoán khẳng định

+ phán đoán phủ định

- Phân loại theo lượng

+phán đoán chung: là phán đoán phản ánh rằng toàn bộ đối tượng đều có cùng thuộc tính nào đó.

+phán đoán riêng: là phán ánh rằng chỉ có 1 bộ phận của đối tượng là có thuộc tính nào đó

+phán đoán đơn nhất: là phán đoán phản ánh một đối tượng đơn độc, đặc biệt, duy nhất.

- Phân loại theo chất và lượng:

. phán đoán kd chung:A

. phán đoán kd riêng: I

. phán đoán phủ định chung: E

. phán đoán phủ định riêng: O

- Phân loại theo hình thái:

+phán đoán cái nhiên: phán đoán khả hữu, khả năng...

+ phán đoán minh nhiên: còn gọi là phán đoán hiện hữu, hiện thực...

+phán đoán tất nhiên: tất yếu, hay tất định...

E. SUY LUẬN:

I. Suy luận :

Suy luận là hình thức tư duy mà từ một hay nhiều phán đoán đã có, ta rút ra đc một hay nhiêu phán đoán mới.

II. Phân loại suy luận:

1. Những hình thức suy luận thông thường:

a. Suy luận diễn dịch:

Là lối suy luận đi từ nguyên lý chung, phổ biến đến những trường hợp riêng lẻ, cá biệt.

- Suy luận gián tiếp (hay tam đoạn luận):

Tam đoạn luận là một trong loại suy luận gôm có ba mệnh đề: trong đó có hai mệnh đề đặt ra trước, mệnh đề thứ ba do chúng mà ra một cách tự nhiên, mệnh đề thứ ba này đã ngầm chứa trong hai mệnh đề trên.

 tam đoạn luận không điều kiện:

Là tam đoạn luận mà đại tiền đề luôn là một phán đoán không có điều kiện.

Cấu trúc: hai mệnh đề trên gọi là tiền đề

Mệnh đề còn lại gọi là kết luận.

Trong logic học, người ta thường gọi tắt tiểu từ là S(vị trí chủ từ), đại từ là P, trung từ là M(rơi vào thuộc từ).

Các thành phần của tam đoạn luận:

. đại tiền đề M(trung từ) M(đại từ)

. tiểu tiền đề S(tiểu từ) M(đại từ)

. kết luận S(tiểu từ) P(đại từ)

Phân loại: các hình và kiểu

*các hình:

- hình thứ nhất: M P trung từ là chủ từ từ trong

S M đại tiền đề &là thuộc trong tiểu tiền đề

Vd: mọi sinh vật(M) đều có tính duy truyền(P)

Người là sinh vật(M)

Vậy người có tính duy truyền. (P)

-hình thứ hai: P M trung từ đều là thuộc từ trong

S M hai mệnh đề

Vd: (P)mọi thi sĩ đêu biết làm thơ(M)

(S)Nam không biết làm thơ (M)

(S) nên Nam không phải là thi sĩ(P)

- hình thứ ba: M P trung từ đều là chủ từ trong hai

M S mệnh đề

Vd: thủy ngân ở thể lỏng (P)

Thủy ngân là kim loại (S)

Có kim loại ở thể lỏng (P)

*các hình:

Hình I: AAA, EAE, AII, EIO

Hình II: EAE, AEE, EIO, AOO

Hình III: AAI, IAI, AII, EAO, OAO, EIO

Quy tắc chung của tam đoạn luận(áp dụng cho tất cả các hình)

*Quy tắcI: trong một tam đoạn luận phải có ba phán đoán và ba hạn từ, không thể hơn mà cũng không thể kém

* Quy tắcII: trung từ trong tiền đề phải có ngoại diên đầy đủ ít ra là một lần.

Vd: mọi kim loại đêu dẫn điện (M)

Nước cũng dẫn điện (M)

Vậy nước là kim loại (M)

• Quy tắc III: trung từ không bao giờ có mặt ở kết luận.

Vd: mọi người (M) đều chết

Socrate là người(M)

Vậy người(M) chết

* Quy tắc thứ IV: ngoại diên của các hàn từ trong kết luận, phải giống với ngoại diên của các hạn từ trong tiền đề

*Quy tắc V: từ hai tiền đề phủ định không thể rút ra được kết luận gì

* Quy tắc VI: từ hai tiền đề riêng, không thể rút ra được kết luận

* Quy tắc VII: (áp dụng cho từng hình)

Quy tắc tam đoạn luận

• hìnhI:

-Đại tiền đề phải là phán đoán chung (C).

-Tiểu tiền đề phải là phán đoán khẳng định (kđ).

• hìnhII:

-Đại tiền đề phải là phán đoán chung (C)

-Một trong hai tiền đề phải là phán đoán phủ định (Pđ).

• hình III:

-Tiểu tiền đề phải là phán đoán khẳng định (kd)

- Kết luận phải là phán đoán riêng R.

 Ý nghĩa các hình tam đoạn luận:

Hình thứ nhất: có mối quan hệ giữa cai chung và cái riêng biệt, đơn lẻ. Cho nên quy tắc của nó: đại tiền đề phải là phán đoán chung và tiểu tiền đề phải là phán đoán khẳng định

Hình thứ hai: không có mối quan hêh giữa cái chung với cái riêng biệt, đơn lẻ. Vì thế quy tắc của nó: đại tiền đề là phán đoán chung và một trong hai tiểu tiền đề phải là phán đoán phủ định

Hình thứ ba: tính không chính xác của trường hợp, nếu ta quy thuộc tính nào đó thành nguyên lý phổ biến cho cả loại đối tượng nào đó. Nghĩa là cách thứ ba cho biết rằng một nguyên lý phổ biến nào đó vẫn có ngoại lệ. Vì thế nguyên tắc của nó: tiểu tiền đề phải là khẳng định và kết luận phải là phán đoán riêng.

 Tam đoạn luận có điều kiện(giả định):

 Định nghĩa:

Tam đoạn luận có điều kiện còn gọi là tam đoạn luận giả định là tam đoạn luận mà đại tiền đề là một phán đoán có điều kiện. Phán đoán này là một phán đoán phức hợp do hai phán đoán đơn hợp thành bởi từ nối: "nếu ..., thì..."

 Phân loại:

Hình thức khẳng định: [(p→q).q]→q

Khẳng định sự việc trước→khẳng định sự việc sau

Hình thức phủ định: [(p→q).~q]→p

Phủ định sự việc sau→phủ định sự việc trước.

 Tam đoạn luận lựa chọn:

 Định nghĩa:

Tam đoạn luận lựa chọn là tam đoạn luận mà đại tiền đề là một phán đoán lựa chọn

 Phân loại:

Hình thức khẳng định: [(p v q v r).~p^~q]→r

Đại tiền đề nêu mọi khả năng, còn tiểu tiền đề gạt bỏ tất cả, trừ một khả năng. Kết luận chính là khả năng còn lại

Hình thức phủ định: [(p v q v r).p]→~q^~r

Đại tiền đề nêu mọi khả năng, còn tiểu tiền đề khẳng định một khả năng. Kết luận là phủ định mọi khả năng còn lại.

Lưu ý: điều kiện;

. đại tiền đề phải nêu đủ tất cả các khả năng.

. những khả năng đó phải hoàn toàn khác nhau.

 Tam đoạn luận tỉnh lược:

Tam đoạn luận tỉnh lược hay tam đoạn luận bất toàn là tam đoạn luận mà trong đó hoặc là đại tiền đề hoặc là tiểu tiền đề, hoặc là kết luận đã bị lược bớt đi.

b. Suy luận quy nạp:

- Định nghĩa: Ngược với suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp là suy luận đi từ những trường hợp riêng lẻ đến kết luận chung.

Vd:

Trong lớp học người ta thấy:

Trò A học chăm nên giỏi

Trò B học chăm nên giỏi

Trò C học chăm nên giỏi

Rồi đi đến kết luận rằng: tất cả học sinh học chăm đều giỏi.

c. Suy luận loại tủy:

- Định nghĩa: suy luận loại tủy, loại suy luận hay tương tự là lối suy luận đi từ một số thuộc tính giống nhau của hai đối tượng để rút ra kết luận về những thuộc tính giống nhau khác của hai đối tượng đó.

Vd: đến một vùng nào đó có khí hậu, thổ nhưỡng, cây cối giống như vùng ta ở, ta có thể kết luận rằng địa phương đó có những hoa quả giống như vùng ta ở.

2. Chứng minh và bác bỏ:

a. Chứng minh:

- Định nghĩa: chứng minh là một hình thức suy luận, dựa vào những phán đoán mà tính chân thực đã được công nhận để khẳng định tính chân thực của một phán đoán khác cần được chứng minh.

Chứng minh là phân giải một chân lý bằng những chân lý khác đã biết.

- Cấu trúc chứng minh: gồm ba phần

+ Luận đề: là phán đoán mà tính chân thực của nó phải được chứng minh. Khi chứng minh, trước hết, phải biết ta sẽ "chứng minh điều gi?"

+ Luận cứ: là những phán đoán được dùng làm căn cứ để xác minh cho luận đề. Nghĩa là: "dựa vào đâu để chứng minh?"

+Luận chứng: là thao tác logic để liên hệ, kết hợp một cách mạch lạc và hợp lý luận đề cần chứng minh với luận cứ đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Nghĩa là chứng minh có đúng không, có phù hợp với các quy tắc logic không?

- Phân loại chứng minh:

 Chứng minh trực tiếp:

Chứng minh trực tiếp là dùng luận cứ chân thực đã có để trự tiếp suy ra tính chân thực của mệnh đề.

 Chứng minh gián tiếp:

Là đưa ra luận đề mâu thuẫn với luận đề cần được chứng minh và chỉ ra rằng luận đề mâu thuẫn ấy là sai. Và theo luật triệt tam, nếu luận đề mâu thuẫn là sai thì luận đề cần chứng minh là đúng

Lối chứng minh này còn được gọi là chứng minh phản chứng.

- Những quy tắc của chưng minh:

+ Đối với luận đề: luận đề phải rõ rang

Luận đề trong quá trình chứng minh phải là một

+ Đối với luận cứ: luận cứ phải chính xác

Luận cứ phải là lý do đầy đủ của luận đề

+ Đối với luận chứng: chưng minh không được lẩn quẩn

Chứng minh không phạm vào những quy tắc suy luận

3. Ngụy biện:

a. Ngụy biện là gì:

Nghĩa hẹp: Ngụy biện là lối suy luận không hợp logic.

Nghĩa rộng: Ngụy biện là lối nói lắt léo, làm cho người khác không phân biệt được đúng sai, bị "mắc lừa", "sa bẫy" mà không biết.

b. Phân loại:

- Những ngụy biện liên hệ đến sự kiện:

+ Ngụy biện dựa vào vũ lực

Vd: ban lãnh đạo của một công ty bị tố cáo: " thu, chi tùy tiện, sai chế độ, nguyên tắc tai chính, phẩm chất cách mạng giảm sút, gia trưởng, thu vén cá nhân...". Những việc trên là có thật, nhưng ban Thanh tra sau thời gian làm việc, do bị áp lực từ ban lãnh đạo, đã kết luận: "những lời tố cáo trên là không đúng sự thật".

+Ngụy biện dựa vào tình cảm:

Vd: trước tòa một luật sư đã bào chữa cho thân chủ của mình như sau: qua thẩm tr, có tòa đã biết bà X là một người phụ nữ hiền hậu, đảm đang, bà còn hàng xóm đều mến. Bà cũng là người pn có nhan sắc, nhưng nay tiều tụy đến tội nghiệp. Từ nay bà sẽ phả tần tảo nuôi con một mình... Chẳng lẽ một người phụ nữ như thế lại có thể giết chồng mình để rơi vào cảnh bi lụy đến thương tâm đến thế?

+Ngụy biện dựa vào sự "không biết"

. Vắng mặt chứng lý, tức là không có chứng lý

Vd: không chứng minh được rằng có đấng siêu nhiên, tức là không có đấng siêu nhiên.

. Vắng mặt chứng lý, tức là có chứng lý:

Vd: không chứng minh được rằng không có đấng siêu nhiên, tức là có đấng siêu nhiên.

+ Ngụy biện dựa vào người: ta thương dễ tin tưởng hoặc nghi ngờ một kết luận nào đó, tùy theo người phát biểu là ai.

+Ngụy biên dựa vào quần chúng:

Khi lý lẽ không đủ thuyết phục, người ta tìm cách tranh thủ sự đồng tình của quần chúng.

+Ngụy biện nhân quả sai:

+ngụy biện uy quyền mơ hồ

+Ngụy biện uy quyền đặt sai chỗ

+ngụy biện đồng nhất toàn bộ với toàn phần với toàn phần

+ngụy biện đồng nhất thành phần với toàn bộ

+ngụy biện bộp chộp

+Ngụy biện bé xé to

+ngụy biện chuyện nọ xọ chuyện kia

+ngụy biện hòa cả làng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: