Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 2. Không còn ai

Tôi cứ nghĩ lần này Cao Sáng đã ngoan ngoãn chịu về nhà làm một chú cảnh sát bé nhỏ, hằng ngày giúp con nít nhặt bong bóng, dìu bà cụ qua đường. Nhưng Cao Sáng luôn là người tạo ra bất ngờ trong cuộc đời tôi. Anh chọn làm cảnh sát phòng chống ma túy. Đúng rồi là thể loại hay bị tế vào mấy hang ổ địch. Năm đó anh đến biên giới bằng một trận cãi nhau thật lớn với tôi ở tuổi nông nỗi, còn bây giờ thì không. Đối diện với anh chỉ có sự im lặng. Sau bao năm tôi rốt cuộc cũng hiểu rõ chồng mình là kẻ liều lĩnh đến mức nào. Mẹ vẫn hay than thở bởi vì cái tính quá giống người ba đã mất ấy của Cao Sáng mà anh làm ra nhiều phen khiến mẹ mình thót tim. Thuở ấy tôi cũng từng được chứng kiến mấy trận đánh nhau oanh liệt của anh, mặc dù là đang hành hiệp trượng nghĩa nhưng chắc là do tuổi nhỏ hiếu thắng, mấy đòn của anh với người khác rất nặng, đã có mấy nạn nhân của anh chạy ra chạy vào ICU.

Cao Sáng nói lần này sẽ không để tôi đợi nhưng tôi hiểu rất rõ Cao Sáng, chồng tôi là một kẻ lừa dối điển hình. Anh mất tích 7 năm, không...là bốc hơi mới phải. 2555 ngày chẳng có một sự bố thí tin tức nào. Cao Sáng rất keo kiệt, anh tiếc với tôi, với gia đình anh, từng cuộc gọi điện, từng bức thư tay bởi vậy trong suốt từng ấy năm chúng tôi cứ nghĩ, người chồng người con của gia đình đã bỏ mạng nơi đất trời lạnh lẽo.

Mẹ của Cao Sáng dường như đã tự tiên đoán được vận mệnh của con trai nên những ngày tháng đó bà đều tự an ủi chính mình, an ủi vợ của anh ấy. Tấm hình tốt nghiệp của chồng tôi được mẹ đặt ở đầu giường, hàng ngày bà dùng nước mắt để rửa. Tôi cứ nghĩ, ngày tháng sau này chỉ cần có tôi và Cao An ở cạnh, phần nhiều nỗi đau của bà sẽ giảm bớt, khi xuống hoàng tuyền bà sẽ đỡ day dứt với chồng mình hơn.

"Ngày 15 tháng 12 năm 1999, đồng chí Cao An thuộc sở cảnh sát thành phố Z hi sinh trong trận khủng bố cùng ngày." - Từng lời của cô phát thanh viên phát ra từ chiếc radio cũ kĩ của mẹ chồng hệt như những vết dao găm thẳng vào trái tim của bà quá phụ. Bà chẳng ngờ lời chào tạm biệt của con gái vào buổi sáng chính là lời nói cuối cùng giữa hai người. Một trái bom, chỉ to hơn hai lòng bàn tay của bà một chút xíu đã cướp đi toàn bộ cõi lòng và trái tim của người phụ nữ ngoài tuổi tri mệnh chi niên

Bọn khủng bố là loại người đáng kinh tởm nhất trong mắt đám người hậu phương chúng tôi. Sức mạnh của quả bom rất dữ dội, chỉ bùm một phát đã cướp mất 3/4 cơ thể Cao An. Chân, tay và nửa thân dưới lẫn lộn với các nạn nhân khác, cảnh sát chỉ có thể nhặt về một ít da thịt ở phía trên và một nửa đầu của chị ấy. Mẹ chồng nhẹ nhàng xoa lấy gương mặt nát bét của Cao An, bà ấy khóc nhưng lại rất dịu dàng, hai hàng nước mắt vẫn là chất axit ăn mòn da thịt của bà ấy. Tôi vịn vào đôi vai run rẩy, tưởng chừng trong vòng vài giây tới sẽ sụp đổ. Khác với những người mẹ, người cha, người chồng, người vợ, người con cùng lúc đó đều khóc đến trời cao phải chứng giám, chỉ có mẹ tôi là điểm vài giọt lên trên gương mặt đã đầy đồi mồi.

Mẹ lặng lẽ ôm hủ nhỏ đựng con gái ngoan của bà ấy vào nhà, tôi đi phía sau, bảo vệ mẹ khỏi thế giới. Bà đặt Cao An ở giữa, bên trái là con trai, bên phải là chồng, rồi bà chầm chậm lấy từ bên hông tủ thờ ba nén nhang, cái bật lửa từ lâu chỉ còn một chút ga tồn dư ở dưới đáy, may mắn là vẫn châm lên được. Bà lẩm bẩm, cầu mong ông trời thương xót sẽ để con gái bà được đầu thai vào một nơi tốt hơn. Một nơi tỉ lệ tội phạm thấp đến nỗi mà trẻ em chẳng biết cảnh sát là gì chẳng hạn.

Vài ngày sau đó mọi thứ lại trở về vị trí vốn có. Hằng ngày mẹ vẫn sẽ nấu ăn cho tôi, tự tay giặt từng chiếc áo sơ mi công sở. Bà vẫn vậy, sau từng ấy chuyện, người phụ nữ nhỏ bé vẫn kiên cường đứng vững trước thế giới bão tố. Tôi nắm lấy đôi tay chai sần của bà, thỏ thẻ.

" Mẹ, mẹ đừng sợ, có con cùng mẹ, quãng đường sắp tới mình hãy bước cùng nhau. "

Bà ấy nhìn tôi, lâu lắm rồi tôi mới thấy bà cười.

" Xin lỗi. "

Khi trước vấn đề sức khỏe của mẹ là thứ không bao giờ khiến tôi lo lắng, mấy năm gần đây bà dường như không có chút quen biết hay dính líu gì với mấy căn bệnh phổ thông của người già, những người bạn cùng khu đều rất ngưỡng mộ, lúc nào cũng hỏi xin bí kíp. Nhưng chỉ độ trong vài tháng này mẹ chồng của tôi từ 56 tuổi đã biến hóa thành 86 tuổi. Bà có dấu hiệu của bệnh tim, chỉ vận động một chút đã phải nhanh chóng tìm chỗ để ngồi. Tôi không than thở, tôi đang lo lắng. Mái tóc muối tiêu của mẹ, sau ngày Cao An mất đã nhanh chóng biến thành màu trắng, chẳng còn vương lấy sợi đen nào.

Mẹ chồng nhập viện ngay trong đêm rồi mất. Tôi hiểu rõ đó chẳng phải là do sự tắc trách của bác sĩ, mẹ chồng tôi vốn đã chẳng gắng gượng nổi trước cơn bão lớn. Đám tang của mẹ nhanh chóng được diễn ra, người ra vô tấp nập, ai cũng quàng vai bá cổ an ủi tôi. Tôi biết bản thân sẽ chẳng khá lên sau khi nghe những lời nói đó nhưng cơ mặt của tôi vẫn tự động nhoẻn lên tạo thành một nụ cười, đó là thói quen của loài người, sau bao nhiêu năm tiến hóa, sự giả dối đã ăn mòn xương tủy của con cưng tạo hóa.

Năm thứ 7 sau khi Cao Sáng mất tích, tro cốt của anh đã được đưa đến tận tay tôi.

Lại là Trần Lãm, câu ta cầm trên tay một cái hủ, chứa đầy nổi nhớ mong của tôi về một người chồng mà ai cũng tưởng là đã chết. Thần kinh tôi lặng đi như mặt biển, mà bên dưới; lại là sóng ầm vỗ ồ ạt vào vách đá sâu dưới mặt biển, chẳng mấy chốc đã trở thành những cơn sóng cuồn cuộn, điên cuồng phá tan cả một thiên hà trong chính mình.

Tôi đưa tay nắm lấy Cao Sáng, nâng niu vài mảnh tàn hồn còn sót lại của chồng tôi.

Cao Sáng lúc đi cao 1m86, nặng 80.2 kg, lúc về chỉ còn là một cái hủ vỏn vẹn hơn 1kg.

" Xin lỗi Tiêu Trì, là em không tốt, em không đưa được Cao Sáng về với anh..."

Cuối dãy hành lang dài, không khí được thần linh ban phát rất nhiều nhưng tôi hít vào phổi chẳng được bao nhiêu. Hai lá phổi tựa hồ như đã rơi vào một sa mạc rộng lớn mà dù cho có ở trên trời cũng chẳng nhìn thấy được điểm cuối. Tôi cụp mắt, xoa xoa gương mặt tươi cười đến ngô nghê của Cao Sáng. Phải công nhận là người làm ra thứ này rất có tâm. Tấm ảnh này làm trái tim đã chết lặng của tôi một lần nữa thổn thức đến điên cuồng. Tôi nhẹ nhàng ôm Cao Sáng vào lòng.

" Mừng anh về nhà, Cao Sáng. "

Trước khi rời đi Trần Lãm dè dặt đưa cho tôi một phong thư, trên đó dính đầy máu. Trần Lãm nức nở kể, khi tìm được xác; trên tay Cao Sáng đã nắm chặt thứ này, có cạy thế nào cũng không lấy ra được. Chỉ khi nhắc đến tên tôi, mọi người nói với anh rằng sẽ giúp chuyển thư tình đến cho tôi thì hiện tượng co cứng tử thi ở Cao Sáng mới dần biến mất.

Vào nhà, tôi nhẹ nhàng đặt Cao Sáng lại gần mẹ, để mẹ biết rằng sau bao năm cuối cùng cậu con trai bất hiếu cũng được người ta gói ghém tỉ mỉ, cẩn thận đưa về nhà. Tôi ngồi trên nền nhà cả buổi chiều, trước bàn thờ gia đình. Tôi tưởng tượng, nếu như mọi người còn sống, khi Cao Sáng trở về Cao An sẽ là người đầu tiên chạy ra ôm lấy em trai nhỏ, mẹ là người thứ hai, bà già sẽ thuận miệng chửi mấy câu và cuối cùng là tôi - vợ hợp pháp của Cao Sáng, sẽ bịn rịn tuông hai hàng lệ dài như ngày cuối cùng của chuyện tình Lan và Điệp. Cuối cùng, tất cả chỉ là trí tưởng tượng của một lão trung niên già khú chết chìm trong căn nhà nhuộm màu kí ức.

Tôi từ từ mở phong thư mà đến chết chồng vẫn muốn chuyển đến tay tôi, máu đã làm nhòe đi một số chữ và chữ của Cao Sáng rất xấu dù cho bây giờ không bị vấy bẩn đi chăng nữa cũng sẽ có vài nơi tôi không đọc nổi.

" Gửi bạn đời của Cao Sáng.

Xin lỗi Tiêu Trì vì 7 năm mất tích của Cao Sáng, anh biết, bản thân đã từng tự đắc thốt ra một lời thề chó chết rồi ngay sau đó lại từ từ biến thành một loài gặm nhắm chết tiệt ăn mòn nó. Anh biết em đã rất đau khổ, Cao An mất, mẹ cũng đã mất, anh xin lỗi vì ngay lúc đó anh đã chẳng ở đó để ôm lấy em vào lòng an ủi, anh đã chẳng thể dỗ dành em, chẳng thể trở thành người thân cuối cùng của em trên thế giới này nữa.

Ngày hôm nay là ngày cuối cùng của kế hoạch, anh có một linh cảm rất xấu, rằng anh sẽ chẳng thể trở về với em, với gia đình nhỏ mà ta đã từng ao ước. Anh xin lỗi, xin lỗi em Tiêu Trì, đời này của anh vai diễn tốt nhất cũng chỉ là một kẻ thất hứa, anh đã khiến em chờ đợi, 19 năm là một con số rất lớn, anh chẳng cầu mong em sẽ tha thứ cho anh. Cao Sáng mong nếu lỡ như anh thật sự chết và bức thư này (nếu may mắn) được chuyển đến em thì em hãy an bình sống tiếp quãng đời còn lại, thay anh, ngắm nhìn bình minh, hoàng hôn, sao băng, bầu trời, ngắm nhìn hết thảy mọi thứ tươi đẹp của thế giới.

Đừng đi theo anh, nhớ kỹ, trước 80 tuổi đừng đến tìm anh nhé Tiêu Trì. "

Cao Sáng được vinh danh vào hàng liệt sĩ, huân chương và bằng khen không lâu sau đó cũng được vận chuyển đến nhà, câu chuyện của anh trong một thời gian đã gầm gộ khắp báo đài, từ Bắc vào Nam ai cũng biết, kể cả những người họ hàng đã lâu không liên lạc cũng nhắc điện thoại và gọi cho tôi. Các cán bộ nhà nước tổ chức nhiều cuộc thăm hỏi, động viên. Tôi sở lở, cười nói với họ. Họ dúi vào tay tôi một sấp tiền,

mua đứt sinh mạng của chồng tôi.

Tôi nhớ khi trước, trước khi Cao Sáng kịp tốt nghiệp đại học. Tôi học chuyên ngành tài chính, ra trường sớm hơn anh ấy hai năm nên khi đó tài chính của nhà đều là tôi nắm giữ. Cao Sáng vào hai năm đó đều là học nội trú ở trường, cuối tuần mới về nhà, anh ấy thường ngoan ngoãn chuẩn bị một bàn thức ăn lớn cùng với tình cảm mấy năm này chờ tôi về nhà thưởng thức. Lâu dần thành quen, chẳng biết từ đâu Cao Sáng lại lôi ra được bài ca vợ nuôi. Anh ấy sẽ ngân nga từ lúc tôi vừa đặt chân lên bậc thềm nhà cho đến khi cả hai đã nằm gọn trên một chiếc giường.

" Em nuôi anh nhé Tiêu Trì? "

" Tiêu Trì sẽ nuôi anh được không? "

" Anh sẽ ngoan ngoãn nấu cơm, giặt đồ, rửa chén,...chờ Tiêu Trì của anh về. "

" Em đi làm cực khổ như vậy cũng không cần ngày nào cũng cho anh tiền, khi hết tiền anh sẽ cầm đàn ra đánh, người đi đường thấy anh hát hay như vậy sẽ nhanh chóng cho anh tiền. Nói không chừng đến lúc đó tiền anh kiếm còn nhiều hơn em. "

Tôi tưởng tượng rằng bản thân đang nắm tay Cao Sáng, đôi bàn tay của anh có vẻ lạnh, vết chai sần cũng không biết đã xuất hiện từ bao giờ.

" Ừm, em nuôi anh, nuôi anh cả đời cũng được. "

Năm nay tôi đã 41 tuổi, qua miệng người khác tôi lập tức biến thành một người chuẩn bị gù lưng và chống gậy. Thời điểm này tôi hoàn toàn không còn muốn bị thế giới chi phối, nghĩa là tôi không còn ý nghĩ chạy theo tiền tài và danh vọng mà tôi thực sự muốn theo đuổi con đường bản thân từng bỏ lỡ. Một quán cà phê nhỏ nằm ở rìa thành phố - nơi không có quá nhiều khói bụi, sự ồn ào của thế sự. Đó là ước mơ của tôi và kể cả Cao Sáng. Mười mấy năm trước anh đã tự tay vẽ lên cả tương lai rực rỡ, anh lập chiến công vang dội rồi nghĩ hưu; tôi phá đảo thương trường nhanh chóng rút quân, chúng tôi sẽ có trong tay một số vốn; nhanh chóng mở được một tiệm cà phê, tôi pha chế; anh phục vụ, nếu may mắn có lẽ chúng tôi sẽ mở thêm được một cô nhi viện nho nhỏ, những tháng ngày sau này cứ thế mà bình yên.

Cao Sáng là một nhà truyền giáo đại tài; tôi là một con chiên trung thành tuyệt đối, Tiêu Trì đã tin tưởng Cao Sáng đến hết một đời người.

Lần cuối cùng được đứng trong căn nhà đã gắn bó cùng tôi mười mấy năm trời, trong thoáng chốc tôi lại có suy nghĩ không bán nơi kỉ niệm này nhưng chỉ sau đó ý nghĩ này đã bị dập tắt, trái tim tôi - nơi này đập liên tục kể từ khi tôi chìm đắm vào những kí ức xưa cũ, nó dày vò từng tế bào, tơ máu có trong cơ thể tôi. Dường như tôi chẳng thể chấp nhận được chuyện này, chấp nhận chuyện Cao Sáng sẽ được tái hiện một cách sống động bằng tất cả ký ức và tình yêu của tôi trong căn ngôi nhà nhỏ mà cả hai đã từng có thời gian chung sống.

Tôi mở một quán cà phê ở ngoại ô, cạnh bên là khu vườn nhỏ được tôi chăm sóc cẩn thận kèm theo là vài bé chó mèo hoang mà tôi nhặt được. Thời gian đầu quán rất đông khách, có lẽ là do mọi người thích cái không khí yên tĩnh của quán hoặc có khi họ cảm thấy yêu thích đám " giúp việc " bốn chân kia. Sau đó quán dần dần thưa khách, tôi cũng không còn quá bận rộn. Thi thoảng vào buổi chiều tôi đưa Cao Sáng đến công viên gần đó, nhìn mặt trời tan làm, thì thầm với anh ấy vài câu chuyện.

Trần Lãm vẫn thường dành thời gian dẫn Hiểu Tinh đến thăm tôi. Qua từng ngày, ngôi sao nhỏ đã dần lớn lên, con bé không còn dáng vẻ non nớt giống như lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau mà thay vào đó là sự tò mò với thế giới. Hiểu Tinh nắm tay tôi, từ từ xoa dịu một phần trái tim tan rã kia. Con bé gọi tôi là ba, đột nhiên tôi lại rơi nước mắt, mặc dù Hiểu Tinh không phải con ruột của tôi nhưng cái chữ ba ấy lại thiêng liêng đến lạ, giống như sau tiếng nói ấy ở tim tôi và con bé đã có một sự liên kết mờ nhạt mà rất lâu sau đó tôi mới dần dần nhận ra.

Trần Lãm: " Gần đây anh sống có tốt không? "

Tiêu Trì: " Cũng được, thực ra mà nói phải là rất tốt, em nhìn xem anh ở đây cũng sẽ ít nghĩ đến Cao Sáng, có lẽ sau này cũng sẽ bớt đau khổ. "

Trần Lãm nhìn tôi, hai mắt trong thoáng chốc lại nổi lên vài tia máu, hai tay cậu ấy siết thành quyền, dưới tia nắng ấm áp cậu ấy bật khóc: " Xin lỗi anh, là tại em, là tại em ngu dốt mới không cứu nổi Cao Sáng. " - Tôi vỗ đôi ba cái lên vai Trần Lãm để trấn an, tôi nghĩ có lẽ cũng giống tôi, đến cuối đời trong những giấc mộng mị, Trần Lãm vẫn sẽ tự trách mình vì bản thân đã không cứu nổi Cao Sáng khi cả hai cùng rơi vào ổ quỷ.

Ngày giông bão tôi nhặt được một con chó con, nó run rẩy ngồi trong cái hộp giấy ướt nhẹp. Hai mắt nó to tròn đen láy chìa về phía tôi, người trong khoảnh khắc kế tiếp có thể sẽ rũ một ít lòng thương và mang nó về nhà, che chở nó dưới mái nhà ấm cúng.

Tôi gọi nó là Mì. Mì có một bộ lông không sáng màu, tôi nghĩ đó là màu nâu hay là loại màu sắc tương tự thế. Nó bé hom hem, mấy ngày đầu nó vẫn chưa được về nhà mà phải tá túc lại phòng khác, bác sĩ bảo nó mắc một số bệnh ngoài da còn có các bệnh đường ruột. Một tuần sau Mì được về nhà, tôi đã tận tình chuẩn bị cho Mì một cái ổ mới, nó rất thích, liên tục vẫy đuôi.

Thời gian gần đây tôi đã phát triển cho bản thân một sở thích mới. Đó là viết thư. Lúc rảnh rỗi tôi đều sẽ tranh thủ viết vào đấy vài chữ, một tuần sẽ hoàn thành một bức thư dài bốn trang. Tôi cẩn thận để chúng vào ngăn tủ ở phòng ngủ, bảo quản chúng một cách kĩ lưỡng.

Tôi sống rất thư thả trong suốt 2 năm, mỗi ngày đều trải nghiệm những điều mà bản thân chưa từng có cơ hội thử qua. Dần dà trong lòng cũng đang tự vá lại một phần nào vết thương đang hé mở. Trần Lãm vẫn thường xuyên ghé thăm, có khi chỉ là một mình mà cũng có khi còn có cả vợ con. Vào những ngày ấy tôi đều sẽ chủ động đóng cửa quán sớm rồi cùng gia đình cậu ấy đến một nhà hàng nào đó có tiếng tại nơi này và đập phá một chầu ngon.

Ngoại trừ Trần Lãm, Cao Sáng còn có một người đàn em đã cùng anh ấy vào sinh ra tử gần mười năm. Cậu ấy là Trương Lưu, bây giờ cũng đang ở tuổi tứ tuần. Ngày đưa Cao Sáng về, mặt Trương Lưu cũng đẫm nước mắt. Ấn tượng của tôi về cậu ấy cũng không nhiều, bởi vì thi thoảng mới có dịp gặp mặt, chỉ là thông qua Trần Lãm tôi mới biết được người anh em thân thiết của Cao Sáng đã đến gặp anh ấy.

Nhà tang lễ đông kịt người, vòng hoa viếng được để đầy hai dãy hành lang. Tôi cùng Trần Lãm đi xuyên qua hàng dài quần áo đen đến sảnh chính. Ở đó đặt một cỗ quan tài màu gỗ đậm, phía trước để bài vị. Khói từ bát hương nghi ngút bốc lên, con trai của Trương Lưu chủ động tiếp khách còn vợ của cậu ấy thì lập lại hành động dùng khăn lau sạch gương mặt bám đầy bụi của chồng quá cố. Tôi thực hiện lễ phép là đến chào hỏi và đốt cho cậu ấy một nén nhang. Tính ra Trương Lưu cũng chỉ nhỏ hơn tôi một tuổi, cảm giác đưa tiễn người hậu bối qua dòng sông ngăn cách hai thế giới có lẽ là khá tệ. Trần Lãm vẫn khóc sướt mướt, cậu ta ôm chầm lấy con trai của Trương Lưu giống như là an ủi cậu bé nhưng thật ra là tự an ủi chính mình. Tôi cố xoa dịu một phần nỗi đau của Trần Lãm, sự thực là lần lượt nhìn những người kề cạnh rời đi cũng không dễ chịu gì. Cậu ấy khóc từ khi bước vào nhà tang lễ cho đến khi hàng người viếng dần tản ra, đôi mắt đó ướt đẫm kể từ lúc thông báo tin tức cho đến khi thi thể được hạ táng.

Tôi đi ra ngoài sảnh chờ cho thông thoáng bởi bản thân chẳng thể ngửi thêm được cái mùi u uất chồng chất bên trong. Điếu thuốc cháy đỏ rực ở cánh tay, tôi rít nhẹ lấy một hơi, khi trước tôi chẳng mấy mặn mà với thứ này nhưng gần đây thì lại khác, tôi đã tập tành làm người đàn ông trưởng thành theo quan niệm, mấy điếu thuốc dần trở thành bạn tâm giao. Chợt nhận ra gói thuốc đã trống rỗng, tôi nhanh chóng đi ra ngoài mua thêm. Bầu trời xám xịt báo hiệu cho một cơn mưa lớn sắp ghé qua, tôi đến quầy lễ tân để mượn một chiếc ô, dù sao tôi cũng không muốn làm ướt quần áo. Khi quay về quả thật cơn mưa đã ồ ạc kéo đến, tôi nhanh chóng đi vào cũng vô tình trở thành khán giả của một cuộc ẩu đả.

Một người đàn ông với giao diện phông bạt cầm chặt cổ áo của một người lịch lãm mà điên cuồng la hét, mặc dù đứng cách cả hàng người nhưng sự quen thuộc vẫn dần xâm chiếm lấy tôi khi ánh mắt của gã điên và tôi chạm vào nhau. Dường như trong nhiều năm trước tôi và gã đã có cơ hội biết nhau. Trần Lãm từ đâu xuất hiện nhanh chóng lôi người phông bạt kia khỏi cuộc ẩu đả. Người lịch lãm ngồi trên đất, quần áo xộch xệch, vợ Trương Lưu đã nhanh chóng đỡ người kia đứng dậy.

Gã phông bạt vẫn la hét với dáng vẻ thống khổ, hai mắt gã đầy tia máu, mái tóc dài và bộ râu không được cắt tỉa. Gã bị lôi ra một góc khác để lại sảnh đường là một mớ hỗn loạn.

Tôi giúp Tuệ Mẫn (vợ Trương Lưu) xem xét vết thương của người lịch lãm, cô ấy có vẻ lo lắng, sau khi con trai của cổ gọi người đó một tiếng " chú " tôi mới nhận ra người đó là người nhà của Trương Lưu.

Trời tối, kịch tàn người tản, nơi đặt quan tài chỉ còn mỗi tôi và Trần Lãm canh giữ. Lúc điếu thuốc được chăm lên, Trần Lãm mới thở dài nói với tôi rằng người đàn ông làm loạn lúc sáng là tình cũ của Trương Lưu, một nhiếp ảnh gia tự do tên Tử Hàm. Tôi có chút ngạc nhiên nhưng sau đó liền không còn nữa. Tôi sống ở đời đã lâu đến nỗi chẳng còn mấy lạ lẫm với những câu chuyện tình cảm oan trái, cũng chẳng còn hứng thú để nghe rõ ngọn ngành. Trần Lãm ôm mặt, có vẻ lại sắp khóc, tôi rít nhanh điếu thuốc rồi lại chỗ cậu ta. Có thể bạn không tin nhưng nước mắt của đàn ông rất khó có thể nhìn thấy, họ ít khi khóc, nước mắt của họ đôi khi cũng chỉ được sử dụng cho gia đình. Được một lúc yên tĩnh thì người đàn ông phông bạt ấy lại giận dữ lao đến bên cạnh quan tài của Trương Lưu. Tôi và Trần Lãm chỉ ngồi nhìn, mặc kệ sự phát tiết của anh ta.

" CHU TRƯƠNG LƯU!!!! CON MẸ NÓ! MÀY MAU MỞ MẮT RA NHÌN TAO! MÀY KHÔNG ĐƯỢC CHẾT! MÀY- mày... "

Gã chỉ vừa nói được mấy chữ thì cổ họng của gã đã trải qua một cơn hạn hán kéo dài ba năm, gã gục xuống cạnh bên quan tài, khóc nấc thành từng tiếng. Tuệ Mẫn đi đến, nắm lấy đôi vai run rẩy của gã mà an ủi, tôi đưa cho cô ấy vài tờ khăn giấy.

Tháng 6, tiết trời hanh khô, tôi cùng Mì đến căn nhà gần biển để tránh nóng. Nơi này được Cao Sáng mua vào 7 năm trước, tức là vào cái lần cuối cùng ấy. Từ đó tôi và gia đình đều giữ thói quen tới đây vào mỗi dịp hè, sau này chỉ còn mình tôi. Căn nhà gỗ mộc mạc, bên ngoài trồng một hàng hoa dại, trước mặt là đường chân trời dài vô tận. Tôi ngồi trên cái ghế dựa đặt trước nhà, con Mì chạy lên dải cát vàng rực rỡ không thấy điểm cuối. Tôi lôi chiếc máy ảnh mà bản thân đã mua vào những ngày tháng trước đây, lưu giữ lại vài kĩ niệm. Đã lâu rồi tôi không nhìn vào dãy số này, chín số điện thoại ngẫu nhiên được ghép vào thành một hàng số mà tôi đã lưu giữ trong ký ức đến cuối đời.

" Lâu rồi không gặp Cao Sáng, anh có ổn không? "

" Em hả? Em rất tốt. Gần đây em có nhặt được một con chó, em gọi nó là Mì, anh có thích không? "

" Em vừa mới đến nhà mùa hè, mấy bụi hoa anh trồng vẫn sống tốt, khi về em sẽ hái cho anh mấy bông hoa nhé? "

" Khi nào anh về? Em nhớ anh. "

" Anh về đi Cao Sáng. "

" Cao Sáng, anh làm ơn hãy về nhà. Em rất rất nhớ anh. "

" Em nhớ anh đến phát điên rồi. "

Tôi mở mắt, thấy bản thân đang chìm trong một không gian tối đen như mực, lọ thuốc an thần lăn lông lốc trên sàn va vào tường tạo nên một tiếng động không lớn, con Mì chạy loanh quanh phòng, cào cửa liên tục, rên ư hử như vừa ăn phải bả chó. Hai mí mắt tôi nặng trĩu chẳng thể nhích lên được nữa, từ từ chìm xuống vực sâu.

Đã lâu lắm rồi tôi mới mơ thấy mẹ. Kể từ lúc bà ấy vứt bỏ tôi thì dường như tất cả ký ức về bà đều được gom gọn lại và đặt trong một cái hòm khóa kính, chẳng mấy khi mà tôi tự chủ mở nó ra rồi làm bản thân đau khổ. Mẹ của tôi vì tình yêu, vì giấc mơ giàu sang hão huyền mà tình nguyện quấn lấy một gã đàn ông giàu có đã lập gia đình. Tôi được sinh ra không lâu sau đó, gã đàn ông kia cũng thuận lợi ly hôn vợ và ôm lấy mớ tài sản kết xù. Ban đầu cuộc sống hôn nhân của họ vẫn hạnh phúc, ít nhất là khi số dư tài khoản vẫn là 5 chữ số. Gã đàn ông kia hiểu rõ rằng tiền không tự sinh sôi bởi vậy nếu muốn chúng càng nhiều hơn thì phải làm việc, gã dùng hết vốn luyến để đầu tư vào một dự án mà sau này khi đã thua lỗ gã mới ngộ nhận ra đó là một cái bẫy mà người đàn bà đau khổ từng lướt qua đời gã tạo ra. Mẹ của tôi dĩ nhiên là chẳng tình nguyện lao động chân tay, bà vẫn đang đắm mình trong cuộc sống giàu sang mà bản thân vừa cướp được nên dù có đánh chết thì bà cũng chẳng chịu sống lại một cuộc đời cúi gầm đầu. Gã đàn ông kia sau khi bị lừa thì lại chìm đắm trong men rượu, cũng bắt đầu giở thói đánh đập vợ con. Mẹ không chịu được nên nhanh chóng ôm theo tôi chạy trốn.

Năm đó tôi 7 tuổi, đứng trước căn nhà mái lá của ngoại, tôi siết chặt lấy bàn tay mẹ, tôi biết rằng chỉ một chút nữa bà ấy sẽ buông tay tôi ra, cực kì nhanh chóng vứt bỏ tôi tại nơi này. Ngoại tôi vào thời điểm đó cũng đã được xếp vào hội người " cực kì " cao tuổi của thôn. Bà không thể làm việc được nữa, bà sống bằng tiền trợ cấp của thôn. Đối mặt với đứa trẻ đang trong độ tuổi cần rất nhiều tiền để nuôi dưỡng, ngoại đã lê cái thân già chẳng còn mấy hơi tàn đi khắp thôn nhặt từng vỏ lon mảnh rác chỉ để đổi cho tôi vài cân gạo hay mấy bộ quần áo.

Năm tôi 15 tuổi, bà mất. Trong một đêm mưa, bà nằm trên miếng ván gỗ với hơi thở yếu ớt, hai mắt bà chẳng mở những tay của bà vẫn mò mẫm lên mặt tôi, bà thực sự muốn ghi nhớ kĩ từng đường nét của đứa cháu yêu quý và dường như bà sợ rằng bản thân đã quên mất cháu trai của bà trong ra sao. Tôi nắm lấy đôi bàn tay gầy guộc của bà, nước mắt như dòng nước ngầm cực kì nóng, làm bỏng da mặt tôi, từng giọt rơi xuống tay bà.

" Bà ơi, bà cứ yên tâm đi ạ. Tiêu Trì của bà sau này sẽ sống thật tốt, không, phải là cực kì tốt. "

" Cháu sẽ cố gắng học rồi đậu vào trường đại học, sau đó cháu sẽ trở thành doanh nhân, cháu sẽ quay lại đây giúp mỗi người trong thôn xây một căn biệt thự. Đến lúc đó bà cũng không cần cảm thấy mắc nợ họ nữa. "

" Bà ơi, bà hãy yên tâm an nghĩ nhé. "

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #dammy#nguoc